CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNGSẢN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 33 - 72)

HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM

2.1. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2008.

2.1.1. Thị trường ngành hàng.

2.1.1.1. Lúa gạo.

Gạo là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam được các nhà hoạch định chính sách xếp vào nhóm có sức cạnh tranh cao. Sự phát triển lúa gạo là một trong những thành tựu nổi bật của Việt Nam trong công cuộc đổi mới về kinh tế. Từ chỗ hàng năm phải nhập khẩu trên dưới 1 triệu tấn lương thực, Việt Nam đã vươn lên là một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo với sản lượng xuất khẩu khoảng từ 3,5 đến 4 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, trên thị trường thế giới, gạo Việt Nam lại yếu thế cạnh tranh về phẩm chất theo yêu cầu của thị trường và giá cả. Gạo xuất khẩu Việt Nam chủ yếu là gạo tẻ thường, trong một vài năm gần đây đã bắt đầu chú ý sản xuất và xuất khẩu gạo phẩm chất cao và gạo đặc sản nhưng số lượng chưa nhiều. Về giá cả, giá gạo xuất khẩu của Việt nam thường thấp hơn giá gạo cùng loại của Thái lan từ 10 đến 20 USD/tấn

Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2008 liên tục tăng về tuyệt đối chủ yếu do khối lượng xuất khẩu tăng. Nếu như năm 2001 mới xuất khẩu 3.729 nghìn tấn gạo thì năm 2008 đã xuất khẩu 4.424 nghìn tấn, tăng 18,64% về lượng nhưng tăng 341,5% về giá trị (từ 624,7 triệu USD năm 2001 lên 2758 triệu USD năm 2008). Riêng năm 2007 và năm 2008 tăng chủ yếu do tác động của giá gạo thế thế giới tăng cao. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng năm có sự biến động tăng giảm theo ảnh hưởng giá thế giới: năm 2002: 22,32%; năm 2003: 10,08%; năm 2004: 18,68%; năm 2005: 10,36%; năm 2006: 12,59%; năm 2007: 34,07%. Năm 2008 xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 4.424 nghìn tấn về lượng và

2.758 triệu USD về lượng, tức là xuất khẩu giảm 2,4% về lượng và tăng tới 87,4% về giá trị. Như vậy trung bình tốc độ tăng trưởng hàng năm giai đoạn 2001-2008 là 27,93%/năm.

Trong thời gian này phạm vi thị trường gạo xuất khẩu của Việt Nam không có nhiều thay đổi năm 2004 Việt Nam xuất khẩu tới 43 thị trường khác nhau; năm 2005: 40 thị trường; năm 2006: 41 thị trường; năm 2007: 63 thị trường, riêng năm năm 2008thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng gấp đôi lên 128 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau.

Năm 2008, xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Châu Á giảm mạnh so với năm 2007 (giảm từ 78,1% năm 2007 xuống còn 58,8% năm 2008). Trong số các thị trường có tỷ trọng xuất khẩu gạo tăng thì thị trường Châu Phi là tăng mạnh nhất, tăng hơn gấp đôi so với năm 2007 (từ 8,4% năm 2007 lên 22% năm 2008).

Hình 2.1: Kim ngạch xuât khẩu gạo của Việt Nam đi các thị trường năm 2007-2008 (%)

Nguồn: AGROINFO, tính theo Tổng cục hải quan

Honduras, Nga, Xingapore và sang năm 2008 có thêm một số thị trường nhập khẩu lớn mới như: Cu Ba (đạt 410,6 triệu USD, chiếm 15% về giá trị), Angola (đạt 119,3triệu USD, 205 nghìn tấn,chiếm 4,3% và 4,6% về lượng), Selegal (đạt 90,5 triệu USD, chiếm 3,3% về giá trị)

Hình 2.2: Thị trường chính nhập khẩu gạo Việt Nam ( USD)

Nguồn: AGROINFO, tổng hợp từ số liệu hải quan

Sự biến động mạnh về tăng trưởng xuất khẩu gạo của Việt Nam tới một số thị trường trong năm 2007 và những tháng đầu năm 2008, và dẫn tới sự thay đổi nhẹ tỷ trọng giữa các thị trường này chủ yếu do tác động của giá lương thực trên thế giới tăng cao và nhu cầu đột xuất từ các thị trường này (Philiipin và Indonexia). Xuất khẩu sang Philippin năm 2008 đạt 1.086 triệu USD và 1.475 nghìn tấn, tăng hơn 2 lần về kim ngạch so với năm 2007. Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo năm 2008 của Việt Nam có sự thay đổi đặc biệt trong việc xuất khẩu gạo sang thị trường Indonesia. Thực tế, trong các năm trước đây, cũng như năm 2007, Indonesia luôn là thị trường xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam (chiếm 24% tổng lượng xuất khẩu), thì năm 2008, nước này đã giảm mạnh lượng nhập khẩu gạo (chỉ chiếm hơn 1% tổng lượng gạo xuất khẩu) do có thể tự đáp ứng được nhu cầu gạo tại thị trường trong nước, do lượng dự trữ trong nước cao và mở rộng sản xuất. Năm 2008, Indonesia chỉ nhập 76,4 nghìn

tấn gạo từ thị trường Việt Nam, giảm mạnh so với mức hơn 1 triệu tấn gạo của năm 2007 và bị bật khỏi tốp 5 thị trường nhập khẩu gạo chính của Việt Nam.

Thị trường gạo được coi là ổn định, ta đã xuất khẩu trên 10 năm nay, với giá cả ổn định tuy không cao, thường bằng 70% giá gạo thế giới. Riêng giá gạo xuất khẩu trên thế giới và của Việt Nam tăng mạnh trong nửa đầu năm 2008, đạt đỉnh vào tháng 5 sau đó giảm dần. So với năm 2007, giá nhiều loại gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 tăng gấp đôi. Ví dụ như gạo 10% tấm xuất khẩu đã tăng từ 305,5 USD/tấn năm 2007 lên 590,7 USD/tấn năm 2008 (tương đương tăng 94%). Tuy nhiên, so với Thái Lan-quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới thì giá gạo xuất khẩu của Việt Nam nhìn chung vẫn thấp hơn (giá gạo 10% tấm xuất khẩu của Thái Lan năm 2008 là 637,9 USD/tấn, cao hơn giá gạo Việt Nam 8%).

Hình 2.3: Giá gạo 5% tấm 2001-2008

Đơn vị: USD/tấn

Nguồn: AGROINFO

2.1.1.2. Ngành Cà phê.

Việt Nam sản xuất cà phê chủ yếu dành cho xuất khẩu, sản lượng xuất khẩu chiếm đến 90% sản lượng sản xuất ra hàng năm, trong đó có tới 99% là cà phê vối. Từ những năm 1990, 1991 sau khi sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu việc bán cà phê theo Nghị định Thư của nhà nước không còn nữa. Cà phê Việt Nam bắt đầu được tiếp xúc rộng rãi với thị trường thế giới và đầu năm 1991 Việt Nam bắt đầu ra nhập và là thành viên chính thức của Tổ chức quốc tế về cà phê

(ICO). Thị trường cà phê xuất khẩu của Việt Nam ngày càng mở rộng. Năm 2005 Việt Nam xuất khẩu cà phê tới 53 thị trường khác nhau; năm 2006 là 52 thị trường; năm 2007 là 54 thị trường và tính đến hết tháng 12 năm 2008 cà phê Việt Nam đã xuất khẩu tới gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ khắp các châu lục. Chỉ sau 25 năm phát triển, sang đầu thế kỷ 21 Việt Nam đã chiếm vị trí thứ 2 trên thế giới về lượng cà phê xuất khẩu, chỉ sau Brazil. Trong 7 vụ cà phê gần đây từ 2001 đến 2008, thống kê 10 nước hàng đầu mua cà phê Việt Nam (gồm: Đức, Mỹ, Tây Ba Nha, Ý, Bỉ, Ba Lan, Hàn Quốc, Pháp, Anh, Nhật Bản) chiếm thị phần tới 73,33%. Còn lại hơn 60 thị trường khác chỉ chiếm thị phần chỉ có 26,67%

Bảng 2.1. Khối lượng nhập khẩu cà phê Việt Nam của một số nước hàng đầu trong năm 2007- 2008

Quốc gia Lượng (tấn) Kim ngạch (USD) Thị phần về kim ngạch (%)

Đức 138510 274139862 12,96 Hoa Kỳ 131546 211357026 9,99 Ý 86400 171071158 8,09 Bỉ 88526 168061273 7,94 Tây Ba Nha 78473,4 148491532 7,0 Nguồn: AGROINFO

Có thể nói rằng trong các năm qua trong thời gian không dài, chỉ có trên 10 năm ngành cà phê Việt Nam đã có được những thị trường to lớn, có thể coi là thị trường truyền thống của mình bởi lẽ các thị trường này nhập khẩu cà phê Rôbusta của Việt Nam với khối lượng tương đối lớn và đều đặn, cả những năm khủng hoảng giá thấp và năm giá cao.

Nếu xem xét thị trường cà phê theo từng châu lục thì có thể thấy thị trường lớn nhất là châu Âu với tỷ trọng 61,28%, thấp nhất là châu Phi chiếm 3,75%

Bảng 2.2: Thị trường cà phê Việt Nam bình quân của niên vụ từ 2000/01 đến 2007/08 (tấn)

Châu lục Châu Âu

Châu Á - Châu Đại

Dương Châu Mỹ Châu phi Tổng Khối lượng bq vụ 518.107 147,006 148,575 31,677 845,365

Thị phần (%) 61,28 17,39 17,58 3,75 100

Nguồn: Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam

khẩu, về giá cả và bạn hàng, còn nhiều thị trường trung gian, chưa xuất khẩu được nhiều cà phê trực tiếp đến người tiêu dùng đích thực.

2.1.1.3. Ngành cao su

Xuất khẩu cao su (chỉ tính cao su tự nhiên) của Việt Nam trong giai đoạn 2001- 2007 tăng trưởng trung bình 34,4%/năm. Từ năm 2002 đến năm 2007, sản lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam tăng 173%, tương đương 700.000 tấn. Năm 2008 xuất khẩu cao su Việt Nam đạt 544 nghìn tấn về lượng và 1675 triệu USD về giá trị, giảm 19,6% về lượng và tăng 29,2% về giá trị so với năm 2007.

Phạm vi thị trường xuất khẩu cao su Việt Nam gần đây thay đổi theo hướng tích cực: năm 2004 Việt Nam xuất khẩu cao su tới 60 thị trường khác nhau, năm 2005: 55 thị trường; năm 2006: 62 thị trường; năm 2007: 63 thị trường, năm 2008: 107 thị trường

Các thị trường chính nhập khẩu cao su Việt Nam trong năm 2008 là: Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất (đạt 1.041,5 triệu USD, chiếm 62,2% kim ngạch xuất khẩu). Đứng thứ 2 là Hoa Kỳ chiếm 4,1% (đạt 68 triệu USD). Tiếp theo là Nhật Bản (đạt 59,5 triệu USD, chiếm 3,6%); Đài Loan (đạt 54,3 triệu USD, chiếm 3,2%) và Malaysia (đạt 49,5 triệu USD, chiếm 3%)

Trong 10 thị trường có tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu lớn nhất từ Việt Nam năm 2008, Đức và Ý có tốc độ tăng nhập khẩu từ Việt Nam lớn hơn so với nhập từ các thị trường khác. Năm 2007/2008 tăng trưởng nhập khẩu cao su thiên nhiên của Đức là 7,65%, riêng nhập từ Việt Nam tăng 14,7%. Thị trường Ý các con số trên lần lượt là 13,49% và 38%. Tuy nhiên, một số thị trường như Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ lại giảm nhu cầu nhập khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam, trong khi tổng nhu cầu nhập khẩu của các nước đó năm 2008 tăng hơn so với năm 2007.

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao su tại thị trường Mỹ đứng thứ hai thế giới, phần trăm tăng trưởng đạt mức gần 37%, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong năm 2008 chỉ đạt 30,5 triệu USD, giảm gần 20% so với kim ngạch năm 2007. Số lượng nhập khẩu cao su của thị

ngành công nghiệp ô tô giảm mạnh, còn có thể do chất lượng hàng hoá và kênh phân phối của Việt Nam chưa thật sự được tốt và hiệu quả.

Bảng 2.3: Thị trường nhập khẩu cao su Việt Nam chính giai đoạn 2001-2008

Quốc gia

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

KN (USD) KN (USD) KN (USD) KN (USD) KN (USD) KN (USD) KN (USD) KN (USD) Thị phần Tổng XK 132177049 224794579 270094969 283357687 329283239 588253915 684529989 1675025959 100% Trung Quốc 45212886 67722633 72896033 57474374 63828715 168025779 164761851 1041504627 62,18% Mỹ 2781106 11230713 13283691 17186598 23053066 31195576 35740944 68410093,12 4,08% Nhật Bản 5184589 7645272 10684779 13200547 15032703 23904998 25779762 59516675,15 3,55% Đài Loan 8975723 16017636 23067997 23965937 32931157 45990191 67075681 54270841,07 3,24% Malaysia 11925734 19360227 6063089 6491703 10035378 28826068 78180066 49481897,41 2,59%

Hình 2.4: Thị trương nhập khẩu cao su Việt Nam chính giai đoạn 2001-2008

Nguồn: Sử dụng số liệu bảng 2.3

2.1.1.4. Ngành hạt tiêu

So sánh với khối lượng xuất khẩu thì hạt tiêu xuất khẩu chiếm tới 90-95% tổng sản lượng. Xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2007 tăng trưởng trung bình 14,7%/năm, năm 2008 xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam tăng 10,1% về lượng (đạt 90,3 nghìn tấn) và tăng 16,1% về giá trị (đạt 310 triệu USD) so với năm 2007. Trong suốt 8 năm liên tiếp (2001-2008) xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam luôn dẫn đầu thế giới. Trong năm 2008, ngành hồ tiêu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là trong xuất khẩu, cả nước xuất khẩu 89.705 tấn hồ tiêu, thu 309 triệu USD, tăng 7,6% về lượng và 12,4% về trị giá so với 2007, đạt mức kỷ lục cao nhất từ trước tới nay. Trong đó, đáng kể là một số thị trường xuất khẩu lớn như: Châu Âu chiếm 39,7%, châu Á chiếm 36,8%.

Không chỉ có lượng xuất khẩu tăng cao, luôn chiếm ngôi số 1 thế giới về xuất khẩu, mà sản lượng hồ tiêu cũng khá lớn so với thế giới, bình quân đạt 90.000 tấn/năm, trong năm 2008 sản lượng chiếm trên 35 % hồ tiêu thế giới.

Về chất lượng hạt, trong những năm qua, chất lượng hạt tiêu đã cơ bản đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài nước. Hiện Việt Nam có hơn 10 nhà máy chế

biến hạt tiêu đạt tiêu chuẩn thị trường Mỹ (ASTA), tiêu chuẩn thị trường Châu Âu (ESA). Đáng mừng là lần đầu tiên hồ tiêu Việt Nam đã có thương hiệu: “Hồ tiêu Chư Sê, hồ tiêu Việt Nam”, nhờ ưu thế vượt trội về chất lượng, thương hiệu hồ tiêu Chư Sê đã có mặt ở những thị trường khó tính nhất trên thế giới.

Về tổng thể, phạm vi thị trường hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam không có thay đổi nhiều vế số lượng trong thời gian này. Năm 2004 Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu tới 52 thị trường khác nhau, năm 2005: 51 thị trường, năm 2006: 53 thị trường, năm 2007: 54 thị trường, năm 2008: 91 thị trường

Cơ cấu các nhóm thị trường chính nhập khẩu hạt tiêu Việt Nam không có sự thay đổi nhiều. Các thị trường: Hoa Kỳ, Đức, Ấn Độ, Hà Lan, Ucraina, Singapore, Pháp, Ba Lan…vẫn là thị trường nhập khẩu chính hạt tiêu Việt Nam. Xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam vào Hoa Kỳ về lượng tuyệt đối có sự tăng đều qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam, bình quân giai đoạn 2001- 2008 chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu; tiếp đến là Đức: 11%, Hà Lan và Singapore đều chiếm 8%; Ấn Độ: 6%.

Năm 2009, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu suy thoái những thị trường quan trọng có xu hướng giảm nhập khẩu thì việc khai thác thị trường mới có ý nghĩa với ngành hồ tiêu Việt Nam. Theo báo cáo thường niên ngành hồ tiêu Việt Nam 2008 và triển vọng 2009 của Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn (AGROINFO), hầu hết các nước nằm trong nhóm 15 thị trường nhập khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam đều là những thị trường truyền thống những năm trước đây. Năm 2008 kim ngạch nhập khẩu hồ tiêu từ Việt Nam của 15 thị trường lớn nhất đạt 226,04 triệu USD, chiếm 72,91% tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu cả nước. Mỹ trở thành thị trường nhập khẩu hạt tiêu lớn nhất từ Việt Nam, kim ngạch đạt 46,75 triệu USD trong năm 2008 tăng 130,3% so với năm 2007, nhanh chóng vươn lên từ vị trí thứ 2 lên vị trí thứ nhất hiện nay và chiếm 15,08% tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam. Xuất khẩu hạt tiêu sang Anh, Tây Ban Nha và Hàn Quốc cũng tăng trưởng khá tốt, trên 45% trong năm 2008. Trong kho đó xuất khẩu hạt tiêu sang một số thị trường như Đức, Ảrập Thống Nhất, Pakistan, Ấn Độ, Ucraina lại giảm.

Ngoài 2 thị trường chính là Hoa Kỳ, Đức theo AGROINFO thì còn rất nhiều thị trường tiềm năng với xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam. Năm vừa qua, Hà Lan nhập khẩu khoảng 5000 tấn hồ tiêu từ Việt Nam với kim ngạch lên tới 18,37 triệu USD, tăng 17,2% so với năm 2007. Năm nay Hà Lan sẽ tiếp tục là một trong những thị trường tiềm năng nhất cho xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam. Bulgari là thị trường có mức tăng nhập khẩu hạt tiêu lớn nhất từ Việt Nam năm 2008 với mức 509,8%, nước này đã nhập khẩu 1176 tấn hạt tiêu Việt Nam, đạt kim ngạch 4 triệu USD. Các nước Hàn Quốc, Ban Lan, Philippin, Thổ Nhĩ Kỳ…đều có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam trên 100%. Bởi vậy những thị trường mới mẻ này đang được kỳ vọng là những thị trường mà các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam có thể nhắm tới thay cho những thị trường truyền thống.

Hình 2.5: Kim ngạch nhập khẩu hạt tiêu Việt Nam của một số thị trường chính giai đoạn 2001-2008 (USD)

Nguồn: AGROIFO, (2009)

Nguồn: AGROIFO

Mặc dù đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, song hiện nay, ngành hồ tiêu Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều vướng mắc đó là sản xuất hồ tiêu còn theo hướng

Một phần của tài liệu THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 33 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w