HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI
3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN 2020
3.1.1. Quan điểm.
Tại Đại hội Đại Biểu toàn quốc lần IX năm 2001, chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2010 và tầm nhìn 2020 nhấn mạnh: “Chủ động và tích cực thâm nhập thị trường quốc tế, chú trọng thị trường các trung tâm kinh tế thế giới, duy trì và mở rộng thị phần trên các thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội mở rộng thị trường mới”. Như vậy, quan điểm chủ đạo là tích cực, chủ động tranh thủ mở rộng thị trường, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối tác, phòng ngừa chấn động đột
Các quan điểm cụ thể như sau:
• Bối cảnh mới đòi hỏi phải có cách tiếp cận mới trong hoạt động xuất khẩu nông sản: Sau một thời kỳ phát triển nhanh, theo chiều rộng, thương mại nông sản đã bước sang một giai đoạn phát triển mới với nhiều thách thức đó là kinh tê toàn cầu rơi vào khủng hoảng, trì trệ trung hạn và có nhiều khả năng chỉ hồi phục sau 2012. Bối cảnh này đòi hỏi cần có sự chuyển đối căn bản trong phát triển thương mại về chất, từ chiều rộng hướng vào chiều sâu, thúc đẩy sự phát triển của những ngành hàng mới và khai thác các thị trường tiềm năng, khuyến khích phát triển sản phẩm qua chế biến, nâng cao giá trị gia tăng, tham gia ngày càng mạnh và tiến lên nấc thang cao của chuỗi giá trị toàn cầu.
• Phát triển xuất khẩu nông sản tập trung đầu tư có trọng điểm tránh tràn lan phân tán nguồn lực, hướng mạnh vào các mặt hàng chiến lược có lợi thế so sánh như lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều. Đối với các thị trường xuất khẩu, bên cạnh tập trung củng cố giữ vững thị trường lớn trọng điểm và tận dụng mọi khả năng để tăng mức xuất khẩu trên tất cả các thị trường đã có như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc; cần tích cực mở rộng khai thác thị trường mới như Trung Đông, Châu Phi, Mỹ Latinh để tránh lệ thuộc, rủi ro trong xuất khẩu.
• Phát triển xuất khẩu nông sản trên cơ sở phát triển hài hòa thị trường trong nước với thị trường ngoài nước; vừa chú trọng thị trường trong nước, vừa quan tâm mở rộng thị trường xuất khẩu, đảm bảo lưu thông hàng hóa thông suốt.
• Phát triển xuất khẩu nông sản trên cơ sở tham sự tham gia của các có quan quản lý từ trung ương đến địa phương, khuyến khích và tạo điều kiện khai thác tối đa tiểm năng của
• Phát huy vai trò tích cực của các mô hình thương mại tiên tiến, các loại hình thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong hoạt động nhập khẩu nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp.
3.1.2. Mục tiêu
Phát triển thị trường xuất khẩu nông sản dựa trên phương thức kinh doanh hiện đại theo cơ chế thị trường, qua đó phát huy vai trò dẫn dắt của xuất khẩu với hoạt động sản xuất và kinh doanh nông sản, góp phần tác động chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa và sản xuất hàng hóa lớn, tham gia ngày càng sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Xếp sắp, mở rộng thị trường trong nước gắn với thị trường ngoài nước, bảo đảm lưu thông hàng hóa thông suốt, với mức giá có lợi cho người nông dân, phát huy vai trò tích cực của các mô hình tiên tiến, các thương nhân thuộc các thành phần kinh tế tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, an toàn và thuận lợi góp phần thực hiện lộ trình hội nhập khu vực và thế giới
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Giai đoạn cầu suy giảm và bước đầu phục hồi, cố gắng duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nông lâm thủy sản ở mức 20%/năm; giai đoạn 2015-2020 kinh tế toàn cầu tăng trưởng trở lại, nỗ lực đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nông lâm thủy sản ở mức 27%/năm
Tăng tỷ trọng cơ cấu hàng chế biến chuyên sâu trong xuất khẩu, đạt mức từ 40- 60% tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản. Nâng cao tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Đẩy mạnh đầu tư cho các ngành có tiếm năng lớn để có đột phá trong kim ngạch xuất khẩu, phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất thêm 5 ngành hàng nông sản đạt mức kim ngạch trên 1 tỷ USD.
3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI.
Để phát triển thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam hiện nay thì cần phải có sự kết hợp của cả doanh nghiệp và Nhà nước mà cụ thể là các cơ quan chức năng có liên quan như Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học – Công nghệ, Bộ Y tế, phòng quản lý thị trường… cùng phối hợp giải quyết những vướng mắc còn tồn tại.
Xuất phát từ thực trạng xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Việt Nam, chuyên đề xin mạnh dạn đưa ra gợi mở về một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam như sau:
3.3.1. Ở cấp độ nhà nước.
3.3.1.1. Các giải pháp bổ trợ.
•Hỗ trợ môi trường kinh doanh
Việt Nam phải xây dựng thành công nền kinh tế thị trường
Hiện nay, Việt Nam chưa được nhiều quốc gia trên thế giới công nhận là có nền kinh tế thị trường. Ngay cả khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương ại thế giới (WTO) vào cuối năm 2006 thì Việt Nam vẫn chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường trong 12 năm tới. Đây sẽ là một công cụ mà các nước phát triển tiếp tục áp đặt điều kiện, hạn ngạch, thưa kiện nhằm hạn chế DN VN.) Vì vậy, trong 12 năm tới, DN VN phải chuẩn bị tinh thần để đối mặt với các vụ tranh chấp thương mại tốn kém. TS Lê Đăng Doanh hiến kế: Bên cạnh việc nhanh chóng đào tạo luật sư, chi tiền thuê luật sư để theo kiện thì VN phải vận động hành lang, phải thực sự đẩy mạnh cải cách từng bước để chứng minh VN là một nền kinh tế thị trường càng sớm càng tốt.
Việc xây dựng thành công nền kinh tế thị trường là điều kiện quan trọng nhất bởi vì nền kinh tế thị trường sẽ làm cho lượng cung cầu về hàng hóa tăng cao, hàng hóa trong nước đáp ứng nhu cầu và tiêu dùng và có thể xuất khẩu những mặt hàng chủ lực. Nhà nước phải có hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh hơn, các thể chế kinh tế nới chung, các thị trường nói riêng mới được hình thành và bảo đảm từ phía nhà nước, từ phía pháp luật.
Mở rộng quyền kinh doanh và mở cửa thị trường kinh doanh, phân phối hàng hoá, dịch vụ theo các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trong hoạt động kinh doanh cung ứng các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu tại Việt Nam; từng bước xoá bỏ độc quyền trong kinh doanh dịch vụ về bưu chính - viễn thông, năng lượng, bảo hiểm, giao thông, cảng biển, Logistics... để nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần giảm chi phí kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi hoạt động xuất khẩu theo hướng kinh tế thị trường, phù hợp với các cam kết của WTO và hội nhập kinh tế quốc tế khác nhằm tạo môi trường thông thoáng, minh bạch, dễ tiên đoán. Để thực hiện chủ trương cải cách hành chính là khâu đột phá, ngoài việc ban hành, bổ sung các quy chế, quy trình tác nghiệp cần phải tổ chức lại bộ máy làm việc, thiết lập kỷ cương nghiêm đối với người thừa hành, cùng với việc áp dụng công nghệ thông tin, tạo thuận lợi cho hàng hóa lưu trong kho bãi, trên đường vận chuyển, qua cửa khẩu nhằm giảm chi phí tiền bạc, thời gian của doanh nghiệp và coi việc làm khó dễ đến họ là hành vi cản trở sự nghiệp chấn hưng quốc gia.
Tạo thuận lợi cho việc hình thành và sự hoạt động của các trung tâm cung ứng nguyên - phụ liệu cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.
Cải cách thủ tục và hiện đại hoá hải quan, rút ngắn thời gian tiến hành các thủ tục thông quan hàng hoá xuất - nhập khẩu.
Triển khai ký kết các thỏa thuận về thanh toán quốc tế qua ngân hàng với các thị trường xuất khẩu hiện đang gặp khó khăn trong giao dịch và bảo đảm thanh toán; ký kết các thỏa thuận song phương và công nhận lẫn nhau về kiểm dịch động, thực vật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm với các nước đối tác
Việt Nam nên tích cực và chủ động tiến hành đàm phán và ký kết các hiệp định song phương, tham gia tích cực vào các hiệp định khu vực thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế đầy đủ và sâu rộng để tạo điều kiện tiếp cận thị trường rộng lớn cho hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu của Việt Nam. Tăng cường củng cố các thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc... và khai phá mạnh các thị trường mới ở Trung Đông, châu Phi và Mỹ La-tinh cho phát triển xuất khẩu; Mở cửa sớm các thị trường dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu tiên tiến, hiện đại cho các nhà đầu tư nước ngoài nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng xuất khẩu;
Tăng cường đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xuất khẩu: Nhà nước cần huy động các nguồn vốn trong dân cư kết hợp với thu hút đầu tư nước ngoài để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động thương mại. Đồng thời khai thác hiệu quả hệ thống hạ tầng hiện có phục vụ tốt nhất cho xuất khẩu. Đẩy mạnh ứng dụng các phương thức thương mại hiện đại, thương mại điện tử, công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại.
• Hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phục vụ xuất khẩu
Đổi mới chính sách tín dụng theo cơ chế thị trường; hoàn thiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu và tín dụng xuất khẩu phù hợp quan điểm, mục tiêu các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; mở rộng các hình thức tín dụng, bảo đảm các điều kiện tiếp cận vốn và các hình thức bảo lãnh thuận lợi hơn tại các ngân hàng thương mại; từng bước thực hiện cho vay đối với nhà nhập khẩu có kim ngạch ổn định và thị phần lớn, trước hết đối với hàng nông sản.
Tổ chức thực hiện tốt cơ chế hoàn thuế đối với các nhà nhập khẩu nguyên liệu cung cấp cho các nhà sản xuất hàng xuất khẩu.
Cải cách, hoàn thiện các định chế tài chính theo hướng tập trung cho các yếu tố đầu vào của sản xuất hàng xuất khẩu và xúc tiến thương mại, tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu; tiếp tục cải thiện các sắc thuế, phí và lệ phí; đẩy mạnh kinh doanh bảo hiểm tài sản, hàng hoá trong sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp.
Điều hành tỷ giá sát tỷ giá thực tế, phù hợp sức mua của đồng Việt Nam, đồng thời có chính sách gắn đồng Việt Nam với một số ngoại tệ chuyển đổi có lợi để tránh rủi ro cho xuất khẩu.
• Đào tạo phát triển nguồn lao động cho một số ngành sản xuất hàng xuất khẩu
Xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo nghề, giải quyết vấn đề thiếu hụt và nâng cao chất lượng lao động trong các ngành hàng xuất khẩu đang gặp khó khăn về nguồn lao động; đẩy mạnh xã hội hoá các dịch vụ dạy nghề và đào tạo lao động; cân đối nguồn ngân sách hỗ trợ đào tạo nghề cho một số danh mục nghề phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu theo các địa chỉ cụ thể.
Tiếp tục chú trọng phát triển nguồn nhân lực cho xuất khẩu, chú ý đào tạo ứng dụng các kỹ năng nghiên cứu thị trường, marketing, kỹ năng đàm phán quốc tế, nghiệp vụ kỹ thuật ngoại thương, nâng cao trình độ ngoại ngữ, ứng dụng tin học, nâng cao tay nghề, nâng cao hiểu biết về luật pháp kinh tế quốc tế và của các nước...
Việc đào tạo cần theo hai hướng, trước mắt, đối với người lao động cần thuần thục về kỹ năng và chuyên môn hóa sâu. Mặt khác, phải chú trọng đặc biệt tới đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, có khả năng ứng dụng và tích hợp khoa học công nghệ của nhân loại cho phát triển của Việt Nam về lâu dài...
Chú trọng xây dựng và tăng cường năng lực ứng phó với các vụ kiện chống phá giá, các rào cản thuế quan, rào cản kỹ thuật thương mại mới phi thuế quan như biện pháp bảo hộ ngành nông nghiệp chế biến trong nước (hạn ngạch nhập khẩu và thuế tiêu thụ cao…) Đây là những hàng rào rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập trực tiếp vào thị trường này và buộc phải xuất khẩu qua các công ty trung gian các nước được hưởng thuế quan ưu đãi hơn.
3.3.1.2. Các giải pháp trọng tâm.
Chính sách đầu tư hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
Dù áp dụng mọi biện pháp cạnh tác hiện đại thì thu nhập của nông dân vẫn rất thấp so với công nhân ở các ngành kinh tế khác. Bởi vậy, muốn cho nông nghiệp và nông thôn phát triển trong quỹ đạo của nền kinh tế thị trường hiện đại, Nhà nước cần có chính sách đầu tư cho nông nghiệp qua rất nhiều hình thức như: qua nghiên cứu giống mới và phổ biến kỹ thuật canh tác hiệu quả: chọn giống, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, nâng cao năng lực thị trường cho các người sản xuất nông sản. Mục tiêu của đầu tư hỗ trợ là tạo cho nông dân một khoản thu nhập cần thiết để họ yên tâm sản xuất. Từ đó góp phần ổn định được vùng nguyên liệu có chất lượng cho các doanh nghiệp.
Nhà nước cần khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia tìm kiếm thị trường xuất khẩu nông sản và hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường nước ngoài. Mặc dù hiện nay các doanh nghiệp nhà nước, thường là các tổng công ty của các ngành hàng thực hiện phần lớn các giao dịch xuất khẩu nông sản và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản mang lại nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận vai trò của các doanh nghiệp tư nhân trong hoạt động xuất khẩu và phát triển thị trường xuất
khẩu nông sản. Một số doanh nghiệp tư nhân xuất khẩu nông sản đã bước đầu thâm nhập được vào thị trường quốc tế và tạo được lòng tin, sự ưa thích cho khách hàng nước ngoài. Chẳng hạn như trong ngành cà phê xuất khẩu của Việt Nam hiện nay có Trung Nguyên là doanh nghiệp đầu tiên tiến hành nhượng quyền sử dụng thương hiệu ra nước ngoài. Với chiến lược mở rộng thị trường thông qua nhượng quyền sử dụng và khai thác thương hiệu, Trung Nguyên đã tiến hành tại rất nhiều nước khác nhau. Hiện nay Trung Nguyên đã triển khai kế hoạch này cho hàng chục thương nhân tại Hoa Kì, Nhật Bản, một số quốc gia EU và Đông Nam Á. Với những hợp đồng như vậy, Trung Nguyên đã thu về hàng chục triệu USD trong khi thương hiệu Trung Nguyên ngày càng phát triển mạnh mẽ và được bảo vệ khá chắc chắn nhờ sự “ra tay” của các đối tác nhận chuyển nhượng.
Liên kết và phối hợp các nhà xuất khẩu: Việc xây dựng một biểu tượng tốt đẹp về hàng hoá trong con mắt khách hàng là một vấn đề khó khăn đòi hỏi phải đầu tư công sức và thời gian mà riêng lẻ một nhà xuất khẩu khó có thể thực hiện được. Nhà nước nên đóng vai trò định hướng và hướng dẫn liên kết các doanh nghiệp xuất khẩu trong cùng ngành hàng xây dựng cho ngành mình cái nhìn tốt đẹp trong mắt người tiêu