Virus gây bệnh cho lợn a Virus thuộc giống Aphthovirus, họ Picornaviridae gây bệnh lỡ mồm long móng: - Cấu tạo: Virus Picorna là virus có dạng hình cầu, đường kính trung bình từ 22 đến
Trang 1MỤC LỤC
A ĐẶT VẤN ĐỀ 2
I Lý do chọn đề tài 3
II Mục đích nghiên cứu 3
B NỘI DUNG 3
I Đại cương virus 3
1 Khái quát lịch sử virus 3
2 Cấu tạo chung của virus 4
3 Quá trình nhân lên của virus trong tế bào chủ 5
II Các nhóm virus gây bệnh ở động vật 7
1 Virus gây bệnh cho gia súc 7
1.1 Virus gây bệnh cho lợn 7
a) Virus thuộc giống Aphthovirus, họ Picornaviridae 7
b) Virus thuộc họ Togaviridae 8
c) Virus giả dại (speudorabies virus) 9
d) Circovirus (virus PVC) 10
1.2 Virus gây bệnh cho trâu, bò 10
a) Virus Morbilli thuộc họ Paramyxoviridae 10
b) Herpesvirus thuộc họ Herpesviridae 11
1.3 Virus gây bệnh cho chó 12
a) Virus Morbilli thuộc họ Paramyxoviridae 12
b) Canine Parvovirus 12
2 Virus gây bệnh cho gia cầm 13
2.1 Virus Avian Influenza (virus cúm gia cầm) Error: Reference source not found 2.2 Virus Corona (IBV) 14
2.3 Virus Pox thuộc họ Poxviridae 15
2.4 Virus thuộc họ Picornaviridae 16
2.5 Virus Adeno thuộc họ Adenoviridae 17
3 Virus gây bệnh cho thủy sản 18
3.1 Virus gây bệnh cho cá 18
a) Iridovirus thuộc họ Iridoviridae 18
b) Reovirus thuộc họ Reoviridae 18
c) Virus Betanoda thuộc họ Betanodaviridae 19
3.2 Virus gây bệnh cho tôm 20
a) Virus Monodon Baculovirus (MBV) thuộc họ Baculoviridae 20
b) Virus Taura là 1 loại Picornavirus, thuộc họ Picornaviridae 21
c) Virus White Spot Syndrome Virus (WSSV) 21
III Virus gây bệnh ở người 23
1 Virut gây bệnh thông qua đường hô hấp 23
1.1 Virus cúm thuộc nhóm Myxovirus 23
1.2 Virus gây hội chứng viêm đường hô hấp cấp – Virus gây SARS 24
1.3 Virus Rubella – Sởi 25
Trang 21.4 Paramyxovirus 26
a) Virus quai bị 26
b) Virus sởi (Morbillivirus) 28
2 Các virus về đường ruột (Enterovirus) 29
2.1 Virus bại liệt 29
2.2 Coxsackie virus 31
3 Các virus viêm gan (Hepatitis viruses) 32
3.1 Virus viêm gan A (HAV) 32
3.2 Virus viêm gan B (HBV) 33
3.3 Virus viêm gan C (HCV) 34
3.4 Virus viêm gan D (HDV) 35
4 Virus thần kinh 36
4.1 Arbovirus 36
a) Virus Dengue 36
b) Virus viêm não Nhật Bản 36
4.2 Virus dại Error: Reference source not found 5 Herpesviridae 38
5.1 Herpes simplex virus 38
a) Type 1(HVS-1) 38
b) Type 2 (HVS-2) 38
5.2.Varicella-zoste Virus (VZV) 38
a) Khi gây bệnh thủy đậu 39
b) Khi gây bệnh Zona 39
6 Virus gây Hội chứng suy giảm miễn dịch ở người – HIV 40
C TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
Trang 3A ĐẶT VẤN ĐỀ
I Lý do chọn đề tài
Virus có kích thước rất nhỏ, chưa có cấu tạo tế bào nhưng có đầy đủ các hoạt độngsống như sinh trưởng, sinh sản, di truyền, biến dị, Chúng có những ứng dụng to lớntrong thực tiễn như : sản xuất các chế phẩm sinh học, thuốc trừ sâu, vaccine, nghiên cứusinh học phân tử, làm vectơ chuyển gen,
Virus sống ký sinh nội bào bắt buộc và gây bệnh cho vi khuẩn, nấm, tảo, côn trùng,thực vật, động vật và cả con người mà hiện nay nhiều bệnh chưa có thuốc đặc hiệu điềutrị Ở người có bệnh dại, tiêu chảy, thủy đậu, cúm, viêm não, viêm gan, ung thư bạch cầu,SARS, AIDS, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong Ở động vật
có bệnh lở mồm long móng, heo tai xanh, dại, cúm, xuất huyết, làm giảm năng suất vậtnuôi, gây tổn thất cho nuôi trồng thủy sản, thiệt hại tài sản người dân
Riêng HIV/AIDS đang gây đại dịch toàn cầu và là vấn đề nổi cộm của toàn thế giới.Tính đến 31/03/2013, số trường hợp nhiễm HIV hiện đang còn sống trên toàn quốc là211.685 người, số bệnh nhân AIDS hiện đang còn sống là 62.875 người và 64.852 bệnh
nhân tử vong do AIDS (Nguồn: Sở y tế tỉnh Thừa Thiên Huế - Trung tâm phòng chống HIV/AIDS/ Tình hình dịch tễ trong nước/ Tình hình nhiễm HIV/ AIDS tại Việt Nam).
Virus có nhiều loại với số lượng lớn, chúng sống khắp nơi, lây bệnh cho vật chủ quanhiều con đường khác nhau và tồn tại trong thời gian lâu dài Do đó việc phòng và chữabệnh do virus gây ra không phải là việc dễ dàng và nhanh chóng Vì vậy mà chúng ta mớicần biết cách nhận diện cũng như con đường xâm nhập của nó mà từ đó có cách phòng trừhiệu quả
II Mục đích nghiên cứu
* Khai thác và tìm hiểu các thông tin về:
- Cấu tạo và đặc điểm nhận dạng của một số loại virus gây bệnh thường gặp
- Tính đặc thù về vật chủ và biểu hiện gây bệnh của các loại virus đó
- Cách phòng chống và hướng điều trị các bệnh do virus gây ra
B NỘI DUNG
I Đại cương virus
1 Khái quát lịch sử virus
- Virus được phát hiện vào khoảng thế kỉ XVIII, Antoni van Leeuwenhoek (1632 –1723) chế tạo ra kính hiển vi Từ đó, phát hiện ra động vật nguyên sinh và vi khuẩn
- Năm 1892, một nhà thực vật học người Nga Dimitri Ivanopxki (1864 – 1920) đãchứng minh được có một loại mầm bệnh bé hơn vi khuẩn bằng cách gây nhiễm nước lọc
lá thuốc lá bị đốm (qua lọc giữ lại vi khuẩn), cho những lá thuốc lá lành Mà về sau, bằngkính hiển vi điện tử người ta khẳng định được đó là virus
- Từ đó, người ta bắt đầu đi sâu vào nghiên cứu chúng:
+ 1898, Loeffler và Froach phát hiện virus gây bệnh lở mồm long móng ở vật nuôi
có sừng
+ 1909, Lansteiner và Popper có thể lọc virus polio và truyền bệnh cho khỉ
+ 1915, nhà vi khuẩn học người Anh Twort đã phát hiện ra virus làm tan tụ cầukhuẩn
Trang 4+ 1917, nhà vi sinh học người Canada Deren phát hiện virus làm tan tế bào vikhuẩn gây bệnh lị Họ gọi chúng là thực khuẩn thể.
+ 1929, Fleming tìm ra penicillin và kháng sinh này được sử dụng trong chiến tranhthế giới thứ hai
+ 1953, Lwoff tìm ra prophage (lysogen)
+ 1965, Isaacs và Lindeman tìm ra interferon
2 Cấu tạo chung của virus
- Virus chưa có cấu tạo tế bào, kích thước rất nhỏ, trung bình từ 10-100 nm Chủ yếugồm 2 phần chính là vỏ là protein (capsit) và lõi axit nucleic Ngoài ra một số loại virustrên vỏ còn có các gai glycoprotein có hoạt tính ngưng kết hồng cầu và cần cho sự hấp phụcủa virus
- Do chưa có cấu tạo tế bào nên virus sống kí sinh bắt buộc trong tế bào chủ (vi sinhvật, động vật, thực vật) Virus ngoài tế bào chủ, được gọi là hạt virus hay virion
- Virus chưa có vị trí trong hệ thống sinh giới, chưa có enzyme hô hấp và enzymechuyển hóa vì vậy phải sống kí sinh bắt buộc Đó là lý do xuất hiện ranh giới giữa thểsống và thể vô sinh Tuy vậy, virus vẫn được xem là 1 dạng sống vì chúng mang nhữngđặc điểm sinh học cơ bản của 1 cơ thể sống:
+ Cấu tạo từ 2 dạng vật chất sống chủ yếu là protein và axit nucleic
+ Virus vẫn có các quá trình sống cơ bản: Trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản và ditruyền thông qua các tế bào chủ
- Do đời sống kí sinh bắt buộc nên virus là nguyên nhân gây nên những căn bệnh hiểmnghèo ở người, động vật và thực vật
2.1 Acid nucleic (AN)
- Virus chứa acid nucleic là ADN (acid deoxyribonucleic) hoặc ARN (acidribonucleic) sợi đơn hoặc sợi kép
- Các AN của virus chỉ chiếm từ 1 – 2% trọng lượng của hạt virus nhưng có chứcnăng đặc biệt quan trọng:
+ AN mang mọi mã di truyền đặc trưng cho từng virus
+ AN quyết định khả năng gây nhiễm trùng của virus trong tế bào cảm thụ
+ AN quyết định chu kì nhân lên của virus trong tế bào cảm thụ
2.2 Vỏ capsid
Trang 5- Lớp lá chắn protein bao bọc hệ gen virus được gọi là vỏ capsid Tùy từng virus màlớp vỏ này có thể có dạng:
+ Hình que: lớp vỏ capsid cứng, thẳng, được tạo nên từ trên 1000 phân tử xếpthành chuỗi xoắn của một loại protein duy nhất, các virus có dạng hình que thường đượcgọi là virus trụ xoắn
+ Hình khối: Có 252 phân tử protein giống hệt nhau xếp thành một lớp vỏ capsid
đa diện có 20 mặt tam giác đều, virus này và các virus có hình dạng tương tự được gọi làcác virus 20 mặt
+ Dạng phức tạp: Vỏ capsid có phần đầu dạng 20 mặt bao bọc ADN của chúng, nốigiữa phần đầu vào phần bao đuôi là phần trụ đuôi, bao đuôi hình trụ Cuối phần đuôi cóđĩa hình 6 cạnh gồm 6 mấu đuôi, mỗi mấu đuôi mọc ra một long đuôi Những lớp vỏcapsid có cấu trúc phức tạp nhất được tìm thấy ở các virus lây nhiễm vi khuẩn, được gọi làthực khuẩn thể (phage) Ba loại phage T chẵn (T2, T4, T6) có cấu trúc giống nhau
3 Quá trình nhân lên của virus trong tế bào chủ
- Virus chỉ sinh sản trong tế bào chủ Nhờ hoạt động của tế bào chủ mà virus tổnghợp được các thành phần cấu trúc và tạo ra các hạt virus mới Gồm 2 chu trình: tan vàtiềm tan
T-even coliphage C
Adenovirus B Rhabdovirus
A
Trang 6+ Chu trình tan: là chu trình nhân lên của virus kết thúc bằng sự làm tan và giết chết
tế bào chủ, gồm có 5 giai đoạn:
Sự hấp phụ của virus trên bề mặt tế bào chủ:
Sự hấp phụ được thực hiện nhờ sự vận chuyển của virus trong các dịch gian bào giúpvirus tìm tới tế bào cảm thụ Virus nhận ra các tế bào chủ của nó theo nguyên tắc chìakhóa - ổ khóa giữa các protein trên bề mặt của virus với các phân tử thụ thể đặc hiệu trên
bề mặt ngoài của tế bào chủ Ví dụ: gp120 của HIV hấp phụ vào CD4 của các tế bào cảmthụ
Sự xâm nhập của virus vào trong tế bào chủ:
- Thành phần xâm nhập quan trọng nhất là acid nucleic theo các cơ chế sau:
+ Nhờ enzyme cởi vỏ của tế bào chủ giúp virus cởi vỏ, giải phóng acid nucleic nhờenzyme decapsidase
+ Virus qua màng tế bào qua cơ chế ẩm bào hoặc nhờ phần vỏ capsid co bóp, bơmacid nucleic qua vách tế bào, xâm nhập vào trong tế bào cảm thụ
+ Sau khi xâm nhập, acid nucleic của virus và có thể cả một số enzyme (nếu có)được giải phóng ra khỏi vỏ capsid nhờ các enzyme phân hủy của tế bào Bước này cònđược gọi là giai đoạn “cởi áo”
Sự tổng hợp những thành phần cấu trúc của virus:
Đây là giai đoạn phức tạp nhất của quá trình nhân lên của virus và nó phụ thuộc loại
AN của virus Nhưng kết quả cuối cùng là để tổng hợp được AN và các thành phần cấutrúc khác của virus:
Trang 7Virus có AN là ADN 2 sợi: ADN của virus tổng hợp mARN, phục vụ cho tổng hợpADN polymerase và ADN mới Từ ADN mới , mARN được tổng hợp để tạo thành proteincapsid và các thành phần khác của virus.
+ Virus có AN là ARN 1 sợi dương: ADN của virus là đồng thời là mARN tổnghợp ARN polymerase và ARN mới, ARN mới này cũng được dùng để tổng hợp capsidcủa virus
+ Virus có AN là ARN 1 sợi âm: Virus tổng hợp nên sợi bổ sung (sợi dương) làmmARN tổng hợp các thành phần cấu trúc của virus
+ Virus có AN là ARN nhưng có enzyme sao chép ngược: enzyme sao chép ngược
là ADN hay còn gọi là RT Từ ARN virus tổng hợp ADN trung gian, ADN này tích hợpvào NST của tế bào chủ ADN trung gian là khuôn mẫu tổng hợp nên ARN của virus vàđây cũng là mARN tổng hợp các thành phần cấu trúc khác của virus
Sự lắp ráp:
Nhờ enzyme cấu trúc của virus hoặc enzyme của tế bào cảm thụ giúp cho các thànhphần cấu trúc của virus được lắp ráp theo khuôn mẫu của virus trước đó tạo thành nhữnghạt virus mới
Sự giải phóng virus ra khỏi tế bào:
Virus có thể phá vỡ vách tế bào sau vài giờ đến vài ngày tùy chu kì nhân lên của từngvirus để giải phóng hàng loạt virus ra khỏi tế bào và tiếp tục một chu kì nhân lên mớitrong tế bào cảm thụ Virus cũng có thể được giải phóng theo cách nảy chồi từng hạt virus
ra khỏi tế bào sau chu kì nhân lên
+ Chu trình tiềm tan: cũng giống như chu trình tan nhưng khác ở chỗ không tạo ra
virus mới hay giết chết tế bào chủ ngay mà chỉ gắn hệ gen của virus đó vào hệ gen của tếbào chủ cho đến khi có tác nhân kích thích như tia UV, hóa chất,… thì hệ gen của virusmới tách khỏi hệ gen tế bào chủ và thực hiện chu trình tan
II Các nhóm virus gây bệnh ở động vật
1 Virus gây bệnh cho gia súc
1.1 Virus gây bệnh cho lợn
a) Virus thuộc giống Aphthovirus, họ Picornaviridae gây bệnh lỡ mồm long móng:
- Cấu tạo: Virus Picorna là virus
có dạng hình cầu, đường kính trung
bình từ 22 đến 30nm Capsid hình
khối đa diện với 20 mặt tam giác đều
và không có vỏ ngoài bao bọc Bên
trong chứa hệ gen là ADN đơn, dạng
thẳng
- Con đường lây nhiễm: Virus lây
nhiễm qua sol khí, ngoài ra còn lây
qua đường thức ăn, nước uống
- Triệu chứng: Thời gian ủ bệnh thường từ 5 đến 20 ngày, gia súc có biểu hiện: chóngmặt, sốt cao, bỏ ăn Gia súc nhiễm bệnh xuất hiện các mụn rộp loét ở niêm mạc miệng,những nơi dính nước bọt có chứa virus hoặc có thể ở núm vú
Trang 8- Phòng chống:
+ Tiêm ngừa vaccine lỡ mồm long móng cho gia súc
+ Khi gia súc nhiễm bệnh phải cách li điều trị để tránh lây nhiễm qua gia súc khác + Do virus có khả năng thay đổi kháng nguyên nên phải theo dõi và nghiên cứu để tạo
ra vaccine mới để con vật có thể tạo ra kháng thể đặc hiệu
- Điều trị: Bệnh không có thuốc đặc hiệu điều trị nên khi vật nuôi mắc bệnh phải : + Dùng thuốc rửa sạch chỗ loét hằng ngày
+ Dùng thuốc kháng sinh (penicilline, penstrep, ampi, ) chữa trị các triệu chứngviêm loét
b) Virus thuộc họ Togaviridae, gây bệnh heo tai xanh:
- Cấu tạo: Virus có dạng hình cầu, đường kính từ 50 - 70nm Chúng có cấu trúc khốihình đa diện và được bao bởi vỏ ngoài là lớp lipoprotein Trên bề mặt vỏ ngoài có các gaiglycoprotein
- Con đường lây nhiễm: Virus phát tán do chuyên chở heo bệnh hoặc thịt heo bệnh từnơi này đến nơi khác, theo gió, bụi, nước bọt, dịch mũi, phân, nước tiểu Mầm bệnh có thểlây nhiễm qua đường miệng (thức ăn, nước uống), qua không khí, qua đường phối giống,dụng cụ tiêm chích,…
- Triệu chứng bệnh:
+ Sốt trên 400C, bỏ ăn, ho, khó thở và kèm theo một số bệnh trên đường hô hấp như tụhuyết trùng, suyển
+ Da toàn thân ửng hồng hoặc có những vết rộp da màu đỏ trên cơ thể
+ Tím tái ở tai, mũi, chóp đuôi, chân, đôi khi có chảy máu
+ Đối với heo nái khi mang thai thì sẽ bị sẩy thai, thai chết trong bụng hoặc đẻ sớm,lợn con sinh ra yếu ớt, nhiều trường hợp chết non Lợn nái sinh xong thường mất sữa vàviêm vú
- Phòng chống:
+ Tiêm vaccine phòng bệnh tai xanh lúc heo còn khỏe mạnh
+ Cho heo ăn loại thức ăn tốt, không ẩm mốc, đầy đủ chất dinh dưỡng
+ Giữ ấm chuồng trại lúc mưa gió, làm mát lúc nắng nóng
Trang 9+ Vệ sinh, sát trùng kỹ bên ngoài và bên trong chuồng.
+ Khi có dịch phải tiêu hủy ngay những con lợn bệnh
- Điều trị: Bệnh heo tai xanh chưa có thuốc đặc hiệu điều trị nhưng nếu lợn bệnh có sức
đề kháng tốt và không bị các bệnh bội nhiễm, kèm theo sự chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lýthì lợn có thể tự khỏi bệnh
c) Virus giả dại (speudorabies virus) gây bệnh giả dại:
- Cấu tạo: Virus có vỏ ngoài với các gai glycoprotein trên bề mặt, đường kính 150nm.Bên trong là khối capsit đa diện chứa lõi là ADN chuỗi kép, dạng thẳng
- Con đường lây nhiễm: Khi lợn ốm, chúng thải virus theo nước mũi, nước tiểu và sữalàm bệnh lây nhiễm qua nhiều lợn khỏe khác Trong tự nhiên, lợn bị nhiễm virus giả dạichủ yếu qua đường sinh dục, tiêu hóa… Lợn con bị nhiễm do bú sữa của lợn mẹ mangvirus
- Triệu chứng bệnh: Lợn con bị bệnh làm rối loạn hệ thần kinh nhưng lợn lớn mắc bệnhchỉ có triệu chứng như bệnh cúm Thời kì ủ bệnh kéo dài 12 - 15 ngày Lợn trưởng thành
có tỉ lệ chết do nhiễm bệnh không vượt quá 3 - 10%, lợn con sơ sinh có thể chết đến100%
* Ở lợn con:
+ Lợn sốt cao (42°C), ủ rũ, giảm ăn
+ Run, co giật, chảy nước bọt
+ Sau 1 - 3 ngày lợn xuất hiện triệu chứng của tổn thương hệ thần kinh trung ương :lợn chuyển động vô hướng, xoay tròn; mẫn cảm với tác động từ bên ngoài; khi nằm thìchân bơi trong không khí, đôi khi đột ngột đứng lên nhảy ra khỏi chuồng, té xuống đất,nằm yên một lúc rồi lại nhảy lên,
+ Thân nhiệt giảm, nôn hoặc muốn nôn, bị choáng
* Ở lợn từ 3 tháng tuổi trở lên:
+ Lợn ốm yếu, bồn chồn, ăn ít hoặc bỏ ăn, sốt (41 - 42°C)
+ Lợn ho, đôi khi có dịch chảy ra từ mắt và mũi
+ Lợn suy nhược cơ thể và có thể chết sau 7 - 8 ngày
+ Nhiễm các bệnh các bệnh khác như tụ huyết trùng, phó thương hàn,
- Phòng chống:
+Tiêm vaccine: một số vaccine sống như Akipor 6.3, geskypur, aujespig, hoặcvaccine chết như Aujespig.K, Parvosuin-MR/AD,
+ Tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ
+ Không cho lợn nái tiếp xúc với trâu, bò, dê, cừu, chó, mèo,
+ Xây dựng từng khu nái đẻ riêng cho từng lợn nái
+ Khi có dịch xảy ra phải tiêu diệt ngay những lợn bệnh
- Điều trị: Hiện nay bệnh chưa có thuốc đặc hiệu điều trị, kháng huyết thanh chỉ cóhiệu lực ở giai đoạn đầu của bệnh Khi bệnh xảy ra cần tiêu hủy triệt để và làm vệ sinhsạch sẽ Khi bệnh xảy ra nhiều lần thì có thể sử dụng những phương pháp điều trị sau: + Dùng thuốc an thần tiêm bắp cho lợn
+ Tiêm huyết thanh vô khuẩn của lợn nhiễm bệnh giả dại nhưng đã khỏi cho lợnbệnh, có thể tiêm trực tiếp dưới da hoặc tiêm bắp
+ Tiêm kháng sinh Vidan.T, Tialin.Thái, Macavet, để tránh các bệnh thứ phát đường
hô hấp Bên cạnh đó có thể sử dụng thêm các loại thuốc bổ và trợ lực như cafein; vitamin
Trang 10B1, C; calci B12,
d) Circovirus (virus PVC) gây bệnh PMWS (hội chứng suy giảm đa hệ thống sau khi cai sữa):
- Cấu tạo: Có ADN sợi đơn không
phân đoạn, dạng trần, không có vỏ
ngoài, capsid có đường kính 17nm
PCV gồm 2 chủng được ký hiệu là
PCV- 1 và PCV- 2, trong đó bệnh còi
cọc chủ yếu do circovirus type 2
(PCV-2) gây ra
- Con đường lây nhiễm: Qua
phân, qua tiếp xúc trực tiếp, lợn bị
stress, qua tinh dịch, qua nhau thai từ
mẹ sang con
- Triệu chứng bệnh:
+ Lợn còi cọc, chậm lớn hơn rất nhiều so với các con khác cùng ổ hoặc cùng lứa tuổi + Lợn ốm, giảm cân , lông khô, da xanh, đôi khi có màu vàng
+ Viêm da vành tai và da phía sau đùi, dần dần lan tỏa ra toàn thân
+ Viêm phổi, viêm phế quản, sưng gan, sưng hạch dưới hàm
+ Sốt, loét dạ dày, tiêu chảy, sưng ruột và chết đột ngột
- Phòng chống:
+ Tiêm vaccine cho lợn như vaccine Circovac, Circumvent,…
+ Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, phát quang bụi rậm
+ Tiêm vaccine cho lợn mẹ, tăng hàm lượng kháng thể trong máu lợn mẹ để cung cấpkháng thể cho lợn con qua bú sữa
+ Cải thiện dinh dưỡng và tiêm huyết thanh cho lợn con lúc 5 ngày tuổi
- Điều trị: Bệnh không có thuốc đặc hiệu điều trị nhưng cần giải độc cho lợn bằngBiomun liquid,… Sử dụng kháng sinh Flormax để đề phòng kế phát
1.2 Virus gây bệnh cho trâu, bò
a) Virus Morbilli thuộc họ Paramyxoviridae, gây bệnh dịch tả:
- Cấu tạo: Virus hình cầu với
đường kính trung bình 150nm Hệ
gen của virus là ARN sợi đơn,
nucleocapsid xoắn được bao bọc
bởi màng protein M Phía ngoài
màng protein M là vỏ ngoài có chứa
các gai glycoprotein
- Con đường lây nhiễm: Các
bệnh chủ yếu lây lan qua tiếp xúc
trực tiếp, uống nước bị ô nhiễm
- Triệu chứng bệnh:
+ Trâu bò sốt cao 40-41oC, ủ
rũ, run rẩy, mắt lờ đờ, nghiến răng,
ăn kém hay bỏ ăn
Trang 11+ Mũi khô, sau đó viêm mũi, chảy nước mũi đặc, vàng, hôi thối, có mủ, niêm mạc tụhuyết, xuất huyết, lở loét
+ Trâu bò bị loét miệng, tiêu chảy nhẹ, dần dần đi lỏng rồi xuất hiện mụn nhỏ li ti ởnhững chỗ da mỏng, mụn có nước lẫn mủ và sau đó mủ vỡ, da rộp lên
+ Trâu bò kiệt sức, suy nhược, tim đập nhanh, khó thở, niêm mạc bị tụ máu đỏ sẫm vàchết rất nhanh
- Phòng chống: Phòng bệnh bằng vaccine dịch tả trâu, bò đông khô, vaccine tạo miễndịch cao, ổn định và kéo dài 1 năm Tiêm dưới da cổ mỗi con 1-2ml (tương ứng với 1 liềuvaccine)
- Điều trị:
+ Điều trị bằng kháng huyết thanh Tuy nhiên phải điều trị sớm lúc mới bắt đầu sốt,nếu con vật đã xuất hiện tiêu chảy thì kháng huyết thanh cũng không có tác dụng
+ Dùng kháng sinh để diệt khuẩn đường ruột
+ Bổ sung các chất bổ trợ: làm tăng khả năng đề kháng của cơ thể, tăng quá trình hồiphục
+ Phối hợp với thuốc an thần: làm giảm nhu động ruột, con vật sẽ giảm tiêu chảy b) Herpesvirus thuộc họ Herpesviridae gây bệnh sốt CATA cấp tính:
- Cấu tạo: Virus Herpes có vỏ
ngoài bao bọc với các gai glycoprotein
trên bề mặt Virus có đường kính
trung bình 150nm với capsid hình khối
đa diện chứa hệ gen là ADN và các
loại protein Giữa lớp vỏ ngoài và lớp
capsid là lớp bọc vô định hình gọi là
tegument
- Con đường lây nhiễm: Lây truyền
trực tiếp từ trâu bò bệnh qua trâu bò
khỏe, qua nhau từ trâu bò mẹ sang trâu
bò con, hoặc gián tiếp qua nước uống
- Triệu chứng bệnh: Thời gian ủ
Trang 12- Phòng chống: Tiêm vaccine chống virus Herpes cho trâu bò và cần có chế độ chămsóc trâu bò, vệ sinh chuồng trại hợp lí.
- Điều trị: Có thể dùng kết hợp thuốc một số thuốc để chữa trị các triệu chứng bệnhtạm thời
1.3 Virus gây bệnh cho chó
a) Virus Morbilli thuộc họ Paramyxoviridae gây bệnh carré:
- Cấu tạo: đã nêu ở trên phần virus Morbilli gây bệnh cho dịch tả cho trâu bò
- Con đường lây nhiễm: Virus có khả năng lây nhiễm thông qua đường hô hấp, tiêuhóa
- Triệu chứng bệnh: Thời kỳ ủ bệnh của carré thường 3-6 ngày Carré thường biểu hiệnvới triệu chứng lâm sàng như:
+ Sốt cao (40oC trở lên) sốt liên tục 2-3 ngày
+ Hô hấp khó khăn
+ Viêm dạ dày, ruột cấp
+ Miệng chảy nước bọt màu trắng, có khi có lẫn máu
+ Triệu chứng thần kinh như: Miệng há, vận động không phương hướng, động kinh,
tự động tiểu, đại tiện, co giật liên hồi không nghỉ, chạy loạn, toàn thân mất lực, thân saukhông động đậy được hoặc liệt
+ Dùng dung dịch iod sát trùng vết thương
+ Dùng huyết thanh, điện giải, vitamin
b) Canine Parvovirus gây bệnh Parvo cho chó:
- Cấu tạo: Canine Parvovirus có kích thước nhỏ, có cấu trúc hình khối đa điện, không
có vỏ ngoài Virus có đường kính trung bình là 26nm, có hệ gen là ADN chuỗi đơn, dàivới cấu trúc đặc trưng Canine Parvovirus là virus độc lập, khi nhân lên không cần sự trợgiúp của virus khác
- Con đường lây nhiễm: Canine Parvovirus rất dễ lây lan và có thể được truyền đi bởibất kỳ người, động vật hoặc đối tượng có tiếp xúc với phân chó bị nhiễm
- Triệu chứng bệnh: Thời gian ủ bệnh trong vòng 3-7 ngày Các triệu chứng bao gồm : + Hôn mê, nôn mửa, sốt và tiêu chảy phân có lẫn máu
+ Chó có một mùi đặc biệt trong giai đoạn cuối của nhiễm trùng
- Phòng chống:
+ Chăm sóc, nuôi dưỡng, giữ vệ sinh, giữ ấm cho chó
+ Dùng vaccine nhược độc carré tiêm phòng cho chó, nên tiêm vaccin cho chó con từ
2 tháng tuổi, để chắc chắn nên tiêm lại lần 2 vào lúc chó con được 3,5 tháng tuổi
+ Nên dùng kháng huyết thanh cho những con mới bị bệnh hay những con còn khỏenhưng đã tiếp xúc với chó bệnh Sau khi dùng kháng huyết thanh 3 tuần cần tiêm lạivaccin
- Điều trị: Tỷ lệ sống phụ thuộc vào tuổi của con chó và cách điều trị tích cực
+ Tiêm kháng sinh: tiêm dưới da, tiêm bắp, hoặc tiêm tĩnh mạch cho chó
Trang 13+ Sử dụng các chất lỏng với một số lượng thích hợp các vitamin, dextrose, kali clorua,
… để cân bằng điện giải vô trùng
+ Sử dụng thuốc giảm đau để chống lại sự khó chịu đường ruột do tiêu chảy Tuynhiên, việc sử dụng thuốc giảm đau có thể làm giảm khả năng vận động
+ Truyền huyết tương từ chó bệnh để cung cấp miễn dịch thụ động cho con chó bịbệnh
c) Virus Rabies thuộc họ Rhabdoviridae, gây bệnh dại:
- Cấu tạo: Virus Rhabdoviridae
có dạng hình đầu viên đạn, có vỏ
ngoài với các gai glycoprotein dài
10nm Sau lớp vỏ ngoài là protein rồi
đến vỏ capsid có cấu trúc đối xứng
xoắn Trong cùng là hệ gen là ARN
đơn Virus có chứa các loại protein:
có chức năng cấu tạo nucleocapsid,
là enzim ARN-polymerase, cấu tạo
lớp màng trong, thành phần của
glycoprotein
- Con đường lây nhiễm: Virus lây nhiễm qua vết cắn hoặc trầy xước sau đó vào tế bàobằng cách nhập bào, màng ngoài của virus dung hợp với màng sinh chất của tế bào chủđưa hệ gen vào trong
- Triệu chứng bệnh dại: Thời gian ủ bệnh từ 4 - 12 tuần hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào vịtrí vết cắn và số lượng virus nhiều hay ít mà thời gian ủ bệnh sẽ khác nhau
+ Chó thay đổi thói quen hàng ngày bức rức, khó chịu, mệt mỏi
+ Chó biến đổi về thần kinh, chạy lung tung, hoảng loạn, dễ bị kích thích, sợ ánhsáng, nước và tiếng ồn
+ Lưỡi thè ra ngoài, chảy nhiều nước bọt, mắt đỏ, giãn lỗ đồng tử
+ Chó bị bại liệt, không đi lại được, nằm va vật, đồng thời bị rối loạn tiêu hóa, kiệtsức dẫn đến chết
- Phòng chống:
+ Tiêm vaccine cho chó
+ Hạn chế, không để chó cắn nhau hoặc cắn phải mèo mắc bệnh dại
- Điều trị: Khi chó bị cắn phải rửa sạch bằng xà phòng để loại bỏ nước bọt có chứavirus Nếu chó có những biểu hiện sau thì cần đưa đi tiêm phòng dại ngay :
+ Chó lên cơn hoặc có biểu hiện nghi dại
+ Vết cắn, trầy xước nằm ở đầu, mặt, cổ hoặc vết cắn, trầy nguy hiểm, sâu
+ Không theo dõi được con vật đã cắn hoặc tại nơi bị cắn có súc vật bị dại
Nếu chó không có những biểu hiện trên thì cần theo dõi trong vòng 10 hoặc 15 ngày
để điều trị bệnh có hiệu quả ngay khi phát
Trang 142 Virus gây bệnh cho gia cầm
2.1 Virus Avian Influenza (virus cúm gia cầm)
- Cấu tạo: Virus thường có hình cầu với cấu
trúc xoắn, có vỏ ngoài là lớp lipid kép có nguồn
gốc từ màng sinh chất của tế bào chủ và có hệ
gen là ARN Bên ngoài vỏ ngoài của virus là các
kênh ion có bản chất là protein và bên trong lõi
có chứa các enzym ARN-polymerase cần cho
quá trình tổng hợp ARN
- Con đường lây nhiễm: Virus lây truyền chủ
yếu qua các sol khí khi con vật thở Virus cúm
+ Tạo sức đề kháng và miễn dịch tốt cho vật nuôi
+ Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ
- Điều trị: ngày nay đã có nhiều thuốc điều trị bệnh cúm như amantadin, rimantadin,zanamivir, oseltamivir
2.2 Virus Corona (IBV) gây bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm ở gà
- Cấu tạo: Virus Corona có cấu trúc
dạng xoắn, đường kính 75-160nm Virus có
vỏ ngoài lipid kép, trên vỏ ngoài nhô ra các
gai glycoprotein có hình đặc trưng là hình
dùi cui, người ta gọi chúng là các peplome
dài 12-24nm Capsid có cấu trúc xoắn chứa
hệ gen là ARN dạng đơn và một số loại
protein
- Con đường lây nhiễm:
+ Truyền qua đường hô hấp (do hít
thở), qua niêm mạc mắt vào trong mắt rồi
xuống đường hô hấp
+ Truyền qua các dụng cụ chăn nuôi bị
nhiễm mầm bệnh
+ Truyền lây do nhập đàn mới đã bị
nhiễm mầm bệnh hoặc đàn cũ đã mang trùng lây qua
- Triệu chứng bệnh: Sau khi tiếp xúc với gà bệnh, chỉ sau 6 – 12 ngày triệu chứng hôhấp thở khó, thở khò khè lây lan rất nhanh trong bầy
+ Chảy nước mắt, nước mũi
+ Viêm kết mạc
Trang 15+ Gà vươn dài cổ ra để thở, sau đó chết do dịch nhầy tích tụ trong khí quản làmnghẹt.
+ Da màu xanh tím do thiếu oxy trong máu
+ Gà đẻ giảm tỷ lệ từ 10 – 40% và sau 4 tuần khỏi bệnh mới trở lại bình thường + Gà khỏi bệnh có miễn dịch nhưng có khoảng 2% mang trùng và bài tiết mầm bệnh
ra ngoài tiếp tục 4 – 5 tuần sau khi khỏi bệnh
+ Tiến hành sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, lò ấp trứng…bằng một trong các sản phẩm sau của Công ty Anova như: Novacide, Novasept, Novadine
+ Chuồng trại phải thông thoáng, mát, độ ẩm thích hợp…Những lúc giao mùa, chuyểnchuồng, tiêm phòng phải chăm sóc con vật tốt để tránh hiện tượng stress Sử dụng Nova-Stress để phòng chống stress, dùng khi có dấu hiệu stress và dùng liên tục cho đến khi bình thường
+ Thường xuyên sử dụng một trong các sản phẩm sau để cung cấp chất dinh dưỡng,vitamin, tăng sức kháng bệnh: Nova Vita Plus, Nova –Vitonic, Nova-Ade.B Complex,Novamix 6, 7, 8, 9, 10,…
- Điều trị:
+ Uống hoặc nhỏ trực tiếp ngay lập tức vaccine ILT- Laringo vào đàn gà bệnh Sau 10ngày cho uống nhắc lại lần 2
+ Dùng thuốc trợ sức, trợ lực, điện giải, chống xuất huyết, cung cấp năng lượng
+ Dùng một số kháng sinh phổ rộng như trong trị bệnh viêm phế quản truyền nhiễm
2.3 Virus Pox thuộc họ Poxviridae, gây bệnh đậu gà
- Cấu tạo: Virus Pox là virus có dạng hình trứng hoặc hình viên gạch với kích thướctrung bình 260nm, là virus có kích thước lớn nhất và hình thái phức tạp nhất trong số cácvirus động vật Lõi của virus lõm hai phía trong giống hình quả tạ, đối diện với 2 mặt lõm
là hai thể hình bầu dục, gọi là thể bên có dạng hình thấu kính Virus có lớp màng ngoàibao bọc lấy lõi và hai thể bên, bề mặt vỏ ngoài được bao bởi các ống nhỏ đặc trưng Bêntrong chứa hệ gen là ADN kép, vòng và một số proteincủa virus
- Con đường lây nhiễm:
+ Lây qua vết xước ở vùng da
+ Lây từ con bệnh sang con khoẻ
+ Ruồi, muỗi đốt truyền bệnh cho gà khoẻ
- Triệu chứng bệnh: Biểu hiện lúc đầu là những nốt sần nhỏ, có màu nâu xám hay xám
đỏ, sau đó to dần như hạt đậu, da sần sùi Nốt đậu từ từ chuyển sang màu vàng, mềm, vỡ
ra có chất mủ giống như kem Mụn đậu khô đóng vảy màu nâu sẫm, dần dần tróc đi để lạivết sẹo Biểu hiện bên ngoài có 2 thể:
Trang 16+ Mụn đậu khô dần, đóng vảy, tạo thành nốt sẹo màu vàng xám.
* Thể hầu họng (yết hầu):
+ Mụn đậu thường xuất hiện bên trong hoặc bên ngoài khóe miệng, trên mào, mũi, mímắt, da cánh, da mặt, lưỡi, yết hầu nổi lên những hạt như hạt đậu làm gà mù mắt không
ăn, uống được, kiệt sức dần rồi chết
+ Gà dễ bị nhiễm vi khuẩn bệnh kế phát
- Phòng chống:
+ Nên vệ sinh sạch sẽ nơi gà ngủ
+ Cho uống nước sạch, bổ sung rau xanh, khoáng, vitamin vào thức ăn hoặc nướcuống
+ Sử dụng vaccine virus chủng gà Avipox nhược độc nhẹ, vaccine đậu gà đông khô sửdụng cho gà 1 ngày tuổi
2.4 Virus thuộc họ Picornaviridae gây bệnh viêm gan ở vịt
- Cấu tạo: Virus có kích thước rất nhỏ 20-40nm, không có vỏ ngoài, có hệ gen là ARN
và có hệ enzim phiên mã ngược
- Con đường lây nhiễm:
+ Virus lây qua đường tiêu hóa theo thức ăn, nước uống
+ Qua đường hô hấp và vết thương ở da
+ Vịt bị bệnh bài tiết virus theo phân, nước mũi vào thức ăn, nước uống gây bệnh chovịt khỏe
+ Do vịt mẹ bị bệnh, mầm bệnh xâm nhiễm vào trứng và gây bệnh
- Triệu chứng:
+ Vịt khó vận động, rớt lại phía sau đàn
+ Ủ rũ, kém ăn, nằm 1 chỗ, đầu ngoẹo ra đằng sau hoặc về 1 bên
+ Con vật co giật toàn thân, tỳ mỏ xuống đất, chân duỗi thẳng, bơi trong không khí,sau 1 vài phút chết ở tư thế Opisthotonus (đầu ngoẹo lên lưng hoặc sang bên sườn, chânduỗi thẳng ra sau)
* Nguyên nhân dẫn đến biểu hiện những triệu chứng trên là do :
+ Gan sưng, nhũn, dễ bị nát khi ấn nhẹ
+ Bề mặt gan có hiện tượng xuất huyết lan rộng, không có ranh giới
+ Lách, thận sưng to, xuất huyết
- Phòng chống:
Trang 17+ Phòng bệnh bằng vaccine hoặc tiêm kháng thể viêm gan vịt với liều 0,5 – 0,8ml/con.
+ Không nhập vịt con từ vùng có bệnh lưu hành thường xuyên Đảm bảo thức ăn,nước uống sạch sẽ, vịt được sống trong điều kiện tối ưu nhất
+ Định kỳ sát trùng chuồng trại, máng ăn, máng uống và các dụng cụ chăn nuôi bằngVinadin, Chlorine dioxide,…
+ Bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng bằng một trong các sản phẩm như: Vinamix
200, Stress-bran, Premix-vitamin-khoáng
- Điều trị:
+ Tiêm ngay kháng thể viêm gan vịt
+ Phun thuốc sát trùng chuồng trại bằng: Vinadin, Vinadin 600, Chlorine dioxide,Vina Aqua…
+ Sử dụng một trong các kháng sinh sau: Colivinavet, Antidiarrhoea,Gentatylodexoral, Ampicoli fort,…
+ Bổ trợ, tăng sức đề kháng, tăng cường trao đổi chất cho đàn vịt
2.5 Virus Adeno thuộc họ Adenoviridae gây ra “Hội chứng giảm đẻ” ở gà
- Cấu tạo: Virus Adeno có dạng hình khối đa
diện 20 mặt đối xứng điển hình Virion có đường
kính 70-90nm, không có vỏ ngoài Genome ADN
chuỗi kép, dạng thẳng, liên kết với protein ở đầu 3’
- Con đường lây nhiễm:
+ Truyền ngang do ăn uống, hít phải virus gây
bệnh
+ Truyền dọc do bố mẹ truyền qua phôi trứng
- Triệu chứng: chia thành 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn trước khi gà đẻ: Bệnh thường có
biểu hiện không rõ ràng với một vài triệu chứng: ở
gà con mới nở có sức sống kém, chết nhiều, những
con sống thì chậm lớn, còi cọc
+ Giai đoạn sinh sản: Bệnh không có các biểu
hiện lâm sàng rõ ràng, tỷ lệ đẻ không cao giảm từ
40- 50% so với những đàn bình thường
+ Trứng của gà bệnh có màu sắc hoàn toàn khác với màu đặc trưng của giống gà Vỏtrứng mỏng, sần sùi và dễ vỡ hoặc trứng biến dạng Có một số trứng không có vỏ cứng,kích thước nhỏ Lòng trắng trứng đục, lòng đỏ nhão
+ Gà mái đẻ đôi khi bị tiêu chảy rồi đột ngột trở lại bình thường
- Phòng chống: Tiêm một số loại vaccine như:
+ Nobivac.ND+IB+IBD+EDS của Hà Lan
+ Talovac.ND.IB.EDS.IC của Đức
+ ND+IB+IBD+EDS của Canada
Tất cả các loại vaccine trên đều là vaccine vô hoạt được tiêm cho gà vào dưới gáy
da cổ lúc 16 - 29 tuần tuổi và lặp lại 1 tháng sau khi gà đẻ
- Điều trị: Không có thuốc đặc trị, nhưng chúng ta phải điều chỉnh tỷ lệ Ca/P trongthức ăn và bổ sung thường xuyên các thuốc kích đẻ trứng như là : Embrio Stimulan
Trang 186g/1kg thức ăn hoặc AD3E Thái hoặc Super vitamin hoặc Doxyvit Thái để nâng cao khảnăng sinh sản, tăng tỷ lệ phôi và tỷ lệ ấp nở, cũng như sức sống cho gà con 1 ngày tuổi.
3 Virus gây bệnh cho thủy sản
3.1 Virus gây bệnh cho cá
a) Iridovirus thuộc họ Iridoviridae, gây bệnh cá ngủ (Cá bệnh nặng nổi lên tầng mặt sau đó từ từ chìm xuống đáy và chết, nên gọi là bệnh cá ngủ):
- Cấu tạo: Iridovirus hình cầu 20 mặt, đường kính nhân 140-160nm, có vỏ bao quanhđường kính 220-240nm Hệ gen là ADN
Virus ký sinh ở thận, gan, lá lách của cá
bệnh
- Triệu chứng bệnh: Bệnh biểu hiện ở cá
giai đoạn cá giống và cá thịt, tỷ lệ chết
80-90%
+ Cá bệnh kém ăn hoặc bỏ ăn, cơ thể
chuyển màu đen, đặc biệt ở phần cuối thân,
vây đuôi
+ Xuất hiện các mụn phồng rộp màu
trắng trên thân, vây của cá
- Phòng chống:
+ Áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp, không để cho cá sốc vì các yếu tố môitrường trong quá trình nuôi
+ Nuôi cá giống đảm bảo không nhiễm virus
+ Cho cá ăn thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng
- Điều trị: Mùa phát bệnh cho ăn thêm vitamin C liều lượng 20-30mg/kg cá/ngày, mỗitháng cho ăn một đợt từ 7-10 ngày
b) Reovirus thuộc họ Reoviridae gây bệnh xuất huyết cho cá :
- Cấu tạo: Reovirus là virus hình khối đa diện đối xứng, đường kính trung bình từ 70đến 80nm, không có vỏ ngoài Đây là một loại virus đặc biệt có 2 lớp vỏ capsid, vỏ capsidngoài được cấu tạo từ 3 protein và vỏ capsid trong
được cấu tạo từ 5 protein Hệ gen của virus là ARN
kép, là virus động vật duy nhất chứa hệ gen dạng này
- Con đường lây nhiễm: Virus lây truyền từ cá
bệnh sang cá khỏe Cá bệnh sau khi chết, virus phát
tán ở trong nước Các chất thải và dịch nhớt của cá
bệnh đều mang virus
- Triệu chứng bệnh:
+ Cá kém ăn hoặc bỏ ăn, da nổi màu xẫm hoặc
khô ráp, rụng vẩy gốc vây nắp mang, cơ dưới da xuất
huyết cục bộ hoặc xuất huyết toàn phần, tập trung
nhiều ở gốc vây, xung quanh miệng
+ Hoại tử đuôi, xuất hiện các vết thương trên
lưng, các khối u trên bề mặt cơ thể, hậu môn xuất
huyết
Trang 19+ Mắt lồi xuất huyết, mờ đục và phù ra
+ Các nội tạng như ruột, bóng hơi, tuyến sinh dục cũng xuất huyết, ruột xuất huyếtnhưng không hoại tử
+ Bụng trướng to có chứa dịch màu vàng, gan tái nhạt, thận, tỳ tạng sưng to, mềmnhũng, màu đỏ sậm
- Phòng chống:
+ Chọn giống tốt, ương nuôi ở mật độ vừa phải
+ Quản lý tốt các yếu tố môi trường, giảm các nguy cơ gây sốc cho cá như thay đổinhiệt độ, pH, NH3, NO2,
+ Tránh tạo ra các tác nhân cơ hội như nhiễm ký sinh trùng và nấm; tránh đánh bắtlàm xây xát cá, nhốt giữ cá với mật độ quá dầy
+ Định kỳ xử lý các chất mùn bả hữu cơ lơ lửng trong ao bằng cách bón vôi ở đáy aohoặc bón Zeolite; không làm hàm lượng ôxy trong ao nuôi thấp, do cấp nước bị ô nhiễm
từ các nguồn nước thải công nghiệp
+ Kiểm soát việc cho cá ăn chặt chẽ;
thức ăn phải có chất lượng cao; cho ăn theo
tỷ lệ thích hợp với cỡ cá và số lượng cá
trong ao nuôi
+ Dùng thuốc tím (KMnO4) tắm cá, liều
dùng là 4 ppm (4g/m3 nước) đối với cá nuôi
ao và 10 ppm (10g/m3nước) đối với cá nuôi
bè; định kỳ tắm cá hai tuần hoặc một
tháng/lần tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe
cá
- Điều trị :
Trường hợp cá thịt, có thể dùng một số kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn điều trị bệnhxuất huyết như sau:
+ Oxytetracyline: cho ăn 7 - 10 ngày
+ Streptomycin: cho ăn 5-7 ngày
+ Kanamycin: cho ăn 7 ngày
+ Nhóm Sulfamid: cho ăn 10-20 ngày
c) Virus Betanoda thuộc họ Betanodaviridae, gây bệnh VNN (Viral nervous necrosis hay còn gọi là bệnh hoại tử thần kinh):
- Cấu tạo: Virus Betanoda hình cầu, đường kính là 26-32nm Acid nhân là ARN sợiđơn Virus ký sinh trong tế bào chất của tế bào thần kinh trong não và trong võng mạcmắt
- Con đường lây nhiễm: Lây nhiễm qua đường nước, từ cá mẹ bệnh sang trứng
Trang 20căng phồng, có thể chết hàng loạt sau 3 - 5 ngày khi có dấu hiệu nhiễm bệnh Có sự xunghuyết trong não mà có thể nhìn thấy được.
+ Đối với cá nuôi thương phẩm khi bị nhiễm bệnh có biểu hiện bơi lội hỗn loạn khôngđịnh hướng, hàm dưới có vết hoại tử do chà xát vào lưới Da có màu đen và thường bơichậm chạp, triệu chứng tăng dần khi đàn cá đã nhiễm bệnh Cá thường bơi chậm chạp và
có thể có hoặc không có vết bệnh ở đầu Giải phẫu cá quan sát thấy bóng hơi trươngphồng, gan thận, lá lách bình thường nhưng ruột không có thức ăn
- Phòng chống:
+ Không để cho cá bị stress do các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi
+ Địa điểm đặt lồng nuôi phải có dòng chảy nhẹ và có độ sâu từ 6 m trở lên
+ Cần thiết kế và lắp đặt lồng nuôi đúng kỹ thuật: Có thể thiết kế lồng vuông kíchthước (3x3x3) m hoặc (5x5x4) m, lưới làm bằng sợi cước hoặc sợi polyetylen, đáy lồngcách đáy biển ít nhất 4 m Khoảng cách giữa các bè nuôi ít nhất là 20 - 50 m, diện tíchlồng nuôi không quá 0,05% tổng diện tích mặt nước của vùng nuôi
+ Giống cá nên mua ở những trại giống có chất lượng đảm bảo Khi mua cần chọn cákhỏe mạnh, không bị xây xát và nên mua giống tự nhiên hoặc giống sản xuất tại địaphương là tốt nhất
+ Nên thả cá cỡ giống lớn (12 - 15 cm) và mật độ vừa phải (8 - 12 con/m3 nước) để cágiảm stress và tăng sức đề kháng cho cá Thời gian thả thường bắt đầu từ tháng 4 trở đi + Thức ăn cho cá phải đảm bảo tươi, hoặc nấu chín thức ăn trước khi cho cá ăn, đồngthời theo dõi tình trạng sức khỏe và hoạt động của cá hàng ngày
+ Định kỳ vệ sinh lồng và lưới hàng tháng loại bỏ rong rêu bám quanh lồng
+ Vào thời gian cá hay bị bệnh (tháng 5 - 10) nên bổ sung thêm Vitamin C vào thức
ăn để tăng sức đề kháng cho cá với liều lượng 20 - 30 mg/kg cá/ngày, định kỳ mỗi thángcho ăn một đợt 7 - 10 ngày
- Điều trị: Bệnh chưa có thuốc đặc trị nên phòng bệnh là chủ yếu
3.2 Virus gây bệnh cho tôm
a) Virus Monodon Baculovirus (MBV) thuộc họ Baculoviridae gây bệnh tôm còi:
- Cấu tạo: Monodon Baculovirus là virus có hình que,
có vỏ ngoài bao bọc với các gai glycoprotein trên một đầu,
capsid dạng xoắn bao bọc hệ gen ADN kép và một số
protein của virus
- Con đường lây nhiễm: Đường lây nhiễm bệnh chính là
từ nguồn giống, kế tiếp là chất lượng môi trường nước của
ao, đầm nuôi tôm không đảm bảo Tôm
bị nhiễm sẽ lây lan đến tôm khoẻ nếu nuôi chung trong một
ao
- Triệu chứng bệnh:
+ Tôm có màu tối hoặc xanh tái, xanh xẫm Tôm kém
ăn, hoạt động yếu và sinh trưởng chậm
+ Các phần phụ và vỏ kitin có hiện tượng hoại tử, có
nhiều sinh vật bám (ký sinh trùng đơn bào, tảo bám và vi
khuẩn dạng sợi)
+ Gan teo lại có màu trắng, thối rất nhanh