1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nguồn của luật quốc tế

26 862 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 66,05 KB

Nội dung

1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:Thế kỷ 21, thế giới đang dần được làm phẳng . Quốc gia, trong khuôn khổ của nó, đã không đủ khả năng giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu mà không có sự hợp tác: Biến đổi khí hậu toàn cầu; Sự xung đột các nền tôn giáo; Sự gia tăng bạo lực bất ổn tại các khu vực đi cùng sự phát triển của chủ nghĩa khủng bố; Tội phạm xuyên biên giới và các công ty đa quốc gia… Hợp tác toàn cầu không còn chỉ là nhu cầu nội tại mà đã là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi quốc gia.Thế kỷ 21, cả thế giới cũng đang chứng minh một sự phát triển hội nhập toàn diện và hùng mạng nhất trong lịch sử nhân loại. Xét dưới góc độ pháp luật quốc tế, đó là sự gia tăng nhanh chóng của các điều ước quốc tế song và đa phương. Cùng với tiến trình hội nhập sâu và rộng, số lượng các điều ước, thỏa thuận quốc tế ngày càng gia tăng; nội dung, lĩnh vực hợp tác ngày càng đa dạng, phức tạp.Điều 38 Quy chế tòa án Quốc tế (1945) vẫn được trích dẫn rộng rãi với tư cách là danh sách đáng tin cậy về các nguồn của Luật quốc tế . Giống như trong các hệ thống pháp luật khác, những quy phạm của Luật quốc tế đến từ nhiều “nguồn” khác nhau. Tuy nhiên, trong bối cảnh Luật quốc tế hiện nay thiếu một cơ quan lập pháp toàn cầu như Nghị viện và một cơ chế toàn cầu thể hiện luật – như một tòa án có thẩm quyền bắt buộc thì điều ước quốc tế với vai trò là nguồn chính của Luật quốc tế có tầm quan trọng đặc biệt.Sự thiếu vắng tương đối các thể chế pháp lý quốc tế có thẩm quyền toàn cầu giữa các thành viên trong cộng đồng quốc tế đòi hỏi phải có một khái niệm rõ ràng và ổn định về nguồn của Luật quốc tế, mà trong đó trọng tâm, là các điều ước quốc tế.Việt Nam là một quốc gia có tốc độ hội nhập nhanh và toàn diện. Từ cột mốc quan trọng là trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO vào ngày 07112006 cho đến ngày hôm nay với sự phát triền mạnh mẽ được ghi nhận trong lộ trình gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN; các Hiệp định thương mại tự do Châu Á – Thái Bình Dương TPP…Vị trí của Việt Nam trên đấu trường quốc tế đã và đang được từng bước nâng cao .Nhu cầu hội nhập của Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung, sẽ tăng mạnh mẽ hơn nữa trong giai đoạn sắp tới trước những vấn đề thử thách toàn cầu đang nóng lên từng ngày. Vì vậy, vai trò của điều ước quốc tế , trong nhiệm vụ là nguồn của Luật quốc tế , với nội dung quy định về cách ứng xử toàn cầu của từng quốc gia xuất phát từ việc tôn trọng các điều ước quốc tế nguyên tắc cơ bản và lâu đời nhất của Luật quốc tế là cực kỳ quan trọng.Đề tài “ Vai trò của Điều ước quốc tế trong hệ thống các nguồn của Luật quốc tế” sẽ tổng hợp và phân tích vai trò của các điều ước quốc tế song và đa phương đang điều chỉnh các cán cân toàn cầu hiện nay. Với sự giới hạn của kiến thức, nhóm thực hiện chỉ mang đến một cái nhìn tổng quát nhất về điều ước quốc tế. Từ đó giúp các bạn hiểu thêm được về vai trò của điều ước quốc tế và ý nghĩa của các điều ước quốc tế này.2.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:“Nguồn” của Luật quốc tế vẫn đang là một vấn đề gây tranh cãi. Có rất nhiều những bài viết trong và ngoài nước về nguồn của Luật quốc tế. Để hiểu được tổng quan những nghiên cứu này, nhóm thực hiện xin giới thiệu một số công trình:Thứ nhất, cuốn sách “ Luật quốc tế” của Học viện quan hệ quốc tế Hà Nội xuất bản nội bộ năm 2007. Trong cuốn sách này đã nêu ra nhiều những ý kiến tranh luật về nguồn của Luật quốc tế trong đó có “nguồn chính thức” là các điều ước quốc tế. Theo “ Một số vấn đề về các nguồn chính thức của Luật quốc tế” của Q.Fitzmaurice, ông cho rằng “…Điều ước có thể là một văn kiện tuyên bố luật và là bằng chứng của luật chứ bản thân không phải là luậtnó vẫn chưa là nguồn chính thức của luật mà chỉ là bằng chứng của luật mà thôi…” Cuốn sách này đã cố gắng làm rõ mục đích mà mỗi nguồn hướng đến trong sự phát triển của các quy định của Luật quốc tế. Mô tả một nguồn là “chính thức” cho thấy nguồn đó tạo nên luật theo cách hiểu là một phương pháp tạo ra những quy định pháp lý ràng buộc.Cuốn sách có sự tổng hợp các bài nghiên cứu tranh luận sâu sắc nhưng chưa giới thiệu được tổng quan vai trò của điều ước quốc tế trong hệ thống nguồn của Luật quốc tế.Thứ hai, giáo trình Luật quốc tế của Đại học luật Hà Nội . Giáo trình này đã giới thiệu một cách tổng quan về điều ước quốc tế và vai trò của điều ước quốc tế trong hệ thống nguồn của Luật quốc tế. Đặc biệt, giáo trình này đã nêu khái quát về các văn kiện được thừa nhận trong hệ thông nguồn của Luật quốc tế. Tuy nhiên phần giới thiệu còn chưa đầy đủ, thiếu liên hệ thực tiễn tại Việt Nam và thế giới.Thứ ba, Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Pháp lệnh Ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế năm 2007 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là hai văn kiện pháp luật quan trọng nhất đang điều chỉnh việc ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế tại Việt Nam. Thể hiện sự nghiêm túc và quyết tâm của nhà nước Việt Nam với các chủ thể khác của Luật quốc tế, đồng thời là hành lang pháp ký cho hoạt động ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế hiện nay của Việt Nam Và nhiều những nghiên cứu khác mà trong sự giới hạn về kiến thức, nhóm thực hiện chưa đủ trình độ để hướng đến. Những nghiên cứu này đã cung cấp một cái nhìn khá đầy đủ, đa diện về nguồn của luật quốc tế. Tuy nhiên, những nội dung này khá rộng và chưa sát với nhu cầu cũng như thực tế tại Việt Nam.3. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI:Mục tiêu quan trọng nhất của đề tài là cung cấp một cái nhìn khách quan và toàn diện về những kiến thức căn bản liên quan tới một trong những nguồn quan trọng nhất của Luật quốc tế Điều ước quốc tế.Đồng thời, có sự so sánh và liên hệ tới thực tiễn tại Việt Nam. Qua đó, nhóm thực hiện mong muốn nhấn mạnh được tầm quan trọng cũng như sự cần thiết phải hiểu về điều ước quốc tế khi Việt Nam đã, đang và sẽ là chủ thể trong nhiều điều ước quốc tế quan trọng trên nhiều lĩnh lực.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:Nhóm thực hiện hướng đến bốn vai trò chính của Điều ước quốc tế hiện nay. Cụ thể là các vai trò sau:i.Điều ước quốc tế là hình thức pháp luật cơ bản chứa đựng các quy phạm luật quốc tế để xây dựng và ổn đinh các cơ sở pháp luật cho các quan hệ pháp luật quốc tế hình thành và phát triển.ii.Điều ước quốc tế là công cụ, phương tiện quan trọng để duy trì và tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế giữa các chủ thểiii.Điều ước quốc tế là đảm bảo pháp lý quan trọng cho quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể Luật quốc tế.Điều ước quốc tế là công cụ để xây dựng khung pháp luật quốc tế hiện đại cũng như để tiến hành hiệu quả việc pháp điển hóa Luật quốc tế.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Điều ước quốc tế và vai trò của điều ước quốc tế trong hệ thống nguồn của Luật quốc tế.Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Trong giới hạn phạm vi về kiến thức, nhóm thực hiện chỉ nhấm mạnh tới những điều ước quốc tế nổi bật mà Việt Nam đã ra nhập trong khoảng 20 năm trở lại đồng thời cũng giới hạn trong một số điều ước quốc tế quan trọng và lâu đời của Luật quốc tế.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:Phương pháp nghiên cứu đề tài này là sự kết hợp của hai phương pháp sau:Phương pháp diễn dịch và quy nạp.Phương pháp phân tích và tổng hợp.Trên cơ sở thu thập và tổng hợp thông tin từ các tài liệu chuyên môn,các bài luận nghiên cứu, tạp chí uy tín để có được cái nhìn tổng quát về vấn đề. Sau đó nhóm thực hiện sử dụng phương pháp diễn dịch và phân tích để hiểu rõ hơn về các khái niệm, nội dung cơ bản trong điều ước quốc tế, trình bày lại theo quan điểm cá nhân dựa trên sự tôn trọng các nghiên cứu đã có.DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT1. Điều ước quốc tế ĐƯQT2. Tập quán quốc tếTQQT3. Luật quốc tếLQT 1.Nguồn của luật quốc tế1.1.Định nghĩa: Nguồn của pháp luật là hình thức biểu hiện của các quy phạm pháp luật. Nguồn của pháp luật biểu hiện dưới 2 dạng thành văn và bất thành văn. Liên quan đến nguồn của luật quốc tế có nhiều cách hiểu khác nhau và vấn đề xác định nguồn của luật quốc tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về pháp lý và thực tiễn vì nó liên quan chặt chẽ đến việc xác định sự hình thành của quan hệ quốc tế nói riêng và quá trình thực thi luật quốc tế nói chung. Trước tiên, ta xem xét nguồn của luật quốc tế dưới các góc độ sau:Theo nghĩa hẹp: nguồn là hình thức chứa đựng, ghi nhận các nguyên tắc, các quy phạm pháp lý quốc tế nhằm xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp lý quốc tế. Theo đó, luật quốc tế gồm 2 loại nguồn cơ bản là điều ước quốc tế và tập quán quốc tế. Theo nghĩa rộng: nguồn của luật quốc tế là tất cả những cái mà cơ quan có thẩm quyền có thể dựa vào đó để đưa ra các quyết định pháp luật.Về pháp lý, nguồn của luật quốc tế là hình thức chứa đựng các quy phạm luật quốc tế. Việc viện dẫn, áp dụng các loại nguồn của luật quốc tế hiện vẫn tuân theo cách xác định truyền thống như khoản 1, điều 38 Quy chế tòa án công lý quốc tế quy định, theo đó, luật quốc tế có hai loại nguồn là nguồn thành văn (điều ước quốc tế), và nguồn bất thành văn (tập quán quốc tế) với nội dung chứa đựng các quy phạm luật quốc tế, trực tiếp điều chỉnh quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của các chủ thể quan hệ quốc tế. Về lý luận, nguồn của luật quốc tế là phạm trù là pháp lý gắn liền với quá trình hình thành các quy định của luật này. Do đó cần có sự phân biệt giữa nguồn của luật quốc tế (để chứa đựng quy phạm luật quốc tế) với những phương tiện hỗ trợ việc xác định quy phạm luật quốc tế, cũng được đề cập tại khoản 1 điều 38 Quy chế tòa án quốc tế liên hợp quốc (bao gồm án lệ, các học thuyết của các luật gia có trình độ cao) và một số hình thức khác hình thành trong thực tiễn phát triển của luật quốc tế như nghị quyết không bắt buộc của tổ chức quốc tế, hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia… Về tổng thể, hai dạng nguồn thành văn và bất thành văn như trên được chủ thể của luật quốc tế viện dẫn, áp dụng khác với cách viện dẫn, áp dụng của luật quốc gia. Chẳng hạn, các chủ thể của luật quốc tế có thể thỏa thuận trong viện viện dẫn đến nguồn nào trong số những điều ước mà các bên kết ước hiện là thành viên hoặc tập quán quốc tế hiện hành khi áp dụng giải quyết một quan hệ pháp luật quốc tế cụ thể phát sinh giữa các chủ thể đó, với điều kiện sự thỏa thuận này không làm ảnh hưởng đến lợi ích của bên thứ ba hoặc lợi ích của cộng đồng quốc tế. Hoặc như, trong luật quốc tế, một quy phạm điều ước hoàn toàn có thể được chủ thể luật quốc tế việ dẫn để áp dụng với giá trị pháp lý của quy phạm tập quán quốc tế (phát sinh từ thực tiễn xây dựng và thực thi điều ước quốc tế). Riêng loại hình các văn bản có hiệu lực bắt buộc do các cơ quan, thiết chế của tổ chức quốc tế ban hành, về pháp lý, có giá trị là luật quốc tế đối với phạm vi chủ thể chịu sự điều chỉnh của nhừng văn bản này (như các quyết định của liên minh châu Âu). 1.2.Cơ sở pháp lý xác định nguồn. Khoản 1 điều 38 Quy chế Tòa án công lý quốc tế của Liên Hợp Quốc quy địnhTòa án có trách nhiệm giải quyết các vụ tranh chấp được chuyển đến tòa án trên cơ sở công pháp quốc tế theo: Các công ước quốc tế chung hoặc riêng đã thiết lập ra những nguyên tắc được các bên đang tranh chấp thừa nhận.Các tập quán quốc tế như là một chứng cứ thực tiễn chung được thừa nhận là một tiêu chuẩn pháp lý. Những nguyên tắc pháp lý được các dân tộc văn minh thừa nhận. Các Nghị quyết xét xử và các luận thuyết của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về luật pháp công khai của nhiều dân tộc khác nhau được coi là các phương tiện bổ trợ để xác định các tiêu chuẩn pháp lý. Như vậy, Khoản 1 Điều 38 Quy chế tòa án công lý quốc tế đã đưa ra danh sách các nguồn truyền thống của luật quốc tế như: Các công ước quốc tế chung hoặc cụ thể, các tập quán quốc tế. Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, các quyết định của tòa án. Các bài giảng của các học giả có chuyên môn cao. Tuy nhiên, Khoản 1 Điều 38 chưa đề cập một cách đầy đủ các loại nguồn bổ trợ của luật quốc tế. Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, ngoài các loại nguồn đã nêu trong điều 38(1) các chủ thể luật quốc tế còn thừa nhận một số các nguồn khác, có tính chất là nguồn bổ trợ cho nguồn cơ bản của luật quốc tế như: Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ, hành vi pháp lý đơn phương của các quốc gia... Do đó, ngoài Khoản 1 Điều 38, thực tiễn áp dụng nguồn của các chủ thể luật quốc tế cũng là cơ sở để hình thành các loại nguồn của luật quốc tế. 1.3.Phân loại: Có 2 loại nguồn. Nguồn cơ bản: Tập quán quốc tế (nguồn bất thành văn) và Điều ước quốc tế (nguồn thành văn)Nguồn bổ trợ: đây là các phương tiện bổ trợ nguồn của luật quốc tế, bao gồm: Các phán quyết của tòa án công lý quốc tế. Các nguyên tắc pháp luật chung. Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ. Hành vi pháp lý đơn phương của các quốc gia. Các học thuyết của các học giả danh tiếng về luật quốc tế 2.Điều ước quốc tế2.1.Khái niệm ĐƯQT:Theo cách tiếp cận của Công ước viên 1969 về Luật điều ước quốc tế ký kết giữa các quốc gia và các quy định của Luật Quốc tế hiện hành thì ĐƯQT được xác định là các văn bản pháp luật quốc tế do chủ thể của Luật Quốc tế thỏa thuận, xây dựng dựa trên nguyên tắc tự nguyện bình đẳng thông qua quá trình đấu tranh thương lượng nhằm ấn định, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ với nhau.2.2.Điều kiện của ĐƯQT để trở thành nguồn của Luật quốc tếĐƯQT là nguồn cơ bản của Luật Quốc tế, nhưng về mặt lý luận không phải mọi ĐƯQT đã có hiệu lực đều được coi là nguồn của nó. Một ĐƯQT được coi là nguồn của Luật Quốc tế nếu nó đáp ứng được các yêu cầu sau đây:Một là, ĐƯQT phải được xây dựng trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng giữa các chủ thể. Tự nguyện và bình đẳng không phải là nguyên tắc đặc thù của Luật Quốc tế mà là nguyên tắc chung của các ngành luật, nhất là việc ký kết các loại hợp đồng dân sự theo nghĩa rộng.ĐƯQT được ký kết trên cơ sợ tự nguyện và bình đẳng thì các chủ thể của nó mới thể hiện được ý chí của mình, và khi ấy họ mới tự nguyện thực hiện những cam kết đã thỏa thuận. Với ý nghĩa đó, chỉ khi ấy các ĐƯQT này mới phát sinh hiệu lực thực tế và mới được coi là nguồn của Luật quốc tế.Hai là, ĐƯQT được ký kết phải có nội dung phù hợp với những nguyên tắc cơ bản và các quy phạm có giá trị cao nhất của Luật Quốc tế. Ví dụ: Các ĐƯQT có những quy định trái với Hiến chương Liên hợp quốc, trái với nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác được coi là trái với pháp luật quốc tế và không thể được nhìn nhận là nguồn của luật quốc tế.Lập luận này xuất phát từ cơ sở khoa học, cũng giống như trong mỗi hệ thống pháp luật quốc gia Hiến pháp được coi là đạo luật cơ bản, là nền tảng cho tất cả các đạo luật và văn bạn pháo quy khác của tất cả các ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc gia.Nếu như trong mỗi hệ thống pháp luật của quốc gia các quy phạm có tính nguyên tắc và Hiến pháo là cơ sở cho cả hệ thống pháp luật thì trong hệ thống pháp luật quốc tế các nguyên tắc, các quy phạm ĐƯQT phổ cập được coi là cơ sở nền tảng cho toàn bộ hệ thống. Và như vậy, các ĐƯQT song phương và đa phương khác có nội dung trái với những nguyên tắc và các quy phạm phổ cập của Luật Quốc tế hiện đại thì hiển nhiên không có giá trị pháp lý và không thể là nguồn của Luật Quốc tế.2.3.Vai trò của ĐƯQT trong hệ thống LQTTrong quan hệ pháp luật quốc tế, ĐƯQT là kết quả của quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh giữa các chủ thể. Xuất phát từ bản chất là sự thỏa thuận về ý chí giữa các chủ thể, ĐƯQT có những vai trò cơ bản như sau: 2.3.1. Là hình thức pháp luật cơ bản chứa đựng các quy phạm luật quốc tế để xây dựng và ổn đinh các cơ sở pháp luật cho các quan hệ pháp luật quốc tế hình thành và phát triển.Điều ước quốc tế là hình thức pháp luật cơ bản chứa đựng các quy phạm quốc tế. Phải khẳng định điều này trước tiên bởi lẽ Điều ước quốc tế là một trong những nguồn cơ bản của pháp luật quốc tế (căn cứ theo khoản 1 điều 38 Quy chế tòa án công lý quốc tế). Mặt khác, xuất phát từ bản chất là sự thỏa thuận về ý chí của các chủ thể quan hệ pháp luật quốc tế, điều ước quốc tế có giá trị ràng buộc các chủ thể đối với các quyền, nghĩa vụ hay trách nhiệm pháp lý quốc tế khi tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế. Do đó Điều ước quốc tế chứa đựng những nguyên tắc, quy phạm do chủ thể của luật quốc tế xây dựng. Mục đích của chủ thể luật quốc tế khi xây dựng Điều ước quốc tế là nhằm xây dựng và ổn định các cơ sở pháp luật cho các quan hệ pháp luật quốc tế hình thành và phát triển. Ta có thể thấy rõ vai trò này qua một số minh chứng sau: Thứ nhất đó là Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ quyền tác giả (BCA). Hiệp định ký kết ngày 2661997, có hiệu lực từ ngày 23121998. Ngoài phần mở đầu, Hiệp định có 5 chương với 12 điều, bao gồm cam kết bảo hộ các tác phẩm của nhau trên nguyên tắc đối xử quốc gia. Theo đó, tác phẩm bảo hộ gồm: các tác phẩm của các tác giả là công dân, người thường trú của hai nước, tác phẩm được công bố lần đầu tại lãnh thổ hai nước, kể cả các tác phẩm chưa thuộc về công cộng tại một trong các bên kí kết; tác phẩm được công bố trong vòng 1 năm kể từ ngày tác phẩm này được công bố tại một nước thành viên vào thời điểm Hiệp định có hiệu lực, thuộc sở hữu của công dân, người thường trú của hai nước hoặc pháp nhân, do công dân hoặc người thường trú của hai nước hoặc của pháp nhân do công dân hoặc người thường trú của hai nước kiểm soát hoặc sở hữu phần lớn cổ phần hoăc tài sản (khoản 1 điều 3). Tất cả các loại hình tác phẩm và bản ghi âm có thể được bản hộ quyền tác giả, không phân biệt hình thức định hình và không phụ thuộc vào bất kì một thủ tục hình thức nào. Về các quyền được bảo hộ theo Hiệp định, bao gồm tối thiểu các quyền độc quyền sao chép, phân phối, trưng bày, phổ biến công cộng với những hạn chế và ngoại lệ theo tiêu chuẩn của Điều 9 Công ước Berne (1). Về thực thi, theo điều 6 Hiệp định quy định nghĩa vụ áp dụng các biện pháp thực thi tại biên giới, dân sự và hình sự bao gồm các hình phạt và ngăn chặn theo các chuẩn mực của Hiệp định Trips. Các nghĩa vụ này được thực hiện theo quy định luật pháp quốc gia.Thứ hai là Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Thụy Sỹ về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Hiệp định kí kết ngày 771999, có hiệu lực từ ngày 862000. Ngoài phần mở đầu, Hiệp định có 9 điều là các quy định mang tính nguyên tắc. Kèm theo Hiệp định có một phụ lục trong việc bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ giữa hai quốc gia danh mục các điều ước quốc tế Việt Nam cam kết tham gia, một phụ lục về chương trình hợp tác đặc biệt. Sau khi kí hiệp định trên, quan hệ giữa Việt Nam và Thụy Sỹ ngày càng phát triển thông qua các hoạt động hỗ trợ kĩ thuật từ phía Liên bang Thụy Sỹ. từ đó cho thấy, các quy phạm pháp luật trong ĐƯQT là điều kiện quan trọng để thúc đẩy quan hệ giữa các nước. Thứ ba đó là Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kì (BTA). Hiệp định thương mại giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kì, được đàm phán và kí kết ngày 1372000 đã được quốc hội hai nước thông qua và có hiệu lực thi hành ngày 10122001. Hiệp định điều chỉnh các quan hệ thương mại giữa hai nước, tại chương 2 có 18 điều cam kết về sở hữu trí tuệ, trong đó có quyền tác giả và quyền liên quan. Theo Hiệp định này, Việt Nam phải thực thi đầy đủ các nghĩa vụ về quyền tác giả và các quyền liên quan trong thời hạn chuyển tiếp là 18 tháng, đồng thời thực hiện thời hạn bảo hộ đối với loại hình không tính theo nguyên tắc đời người là 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố. Trong thời hạn là 25 năm nếu tác phẩm chưa được công bố thì thời hạn bảo hộ là 100 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình (khoản 4 điều 4. Về các quyền được bảo hộ theo Hiệp định bao gồm tối thiểu các quyền độc quyền sao chép, phân phối, trưng bày, phổ biến công cộng với những hạn chế và ngoài lệ theo tiêu chuẩn của Điều 9 Công ước Berne. Về thực thi, căn cứ điều 11 hiệp định quy định nghĩa vụ áp dụng các biện pháp thực thi tại biên giới, dân sự và hình sự, bao gồm các hình phạt và ngăn chặn theo các chuẩn mực của Hiệp định Trips. Các nghĩa vụ này được thực hiện theo quy định và luật pháp quốc gia.Thứ tư đó là Công ước về quyền trẻ em ( Có hiệu lực từ ngày 291990, theo điều 49 của Công ước. Việt Nam phê chuẩn ngày 2021990). Công ước này đã Thừa nhận tầm quan trọng của hợp tác quốc tế đối với việc cải thiện điều kiện sống của trẻ em ở mọi quốc gia, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển...(lời nói đầu Công ước về quyền trẻ em) , theo đó: Các quốc gia thành viên phải tôn trọng và bảo đảm những quyền được nêu ra trong Công ước này đối với mọi trẻ em (như quyền sống, quyền bày tỏ ý kiến...) thuộc quyền tài phán của họ mà không có bất cứ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc, sắc tộc hay xã hội, tài sản, khuyết tật, thành phần xuất thõn hay địa vị khác của trẻ em hoặc cha mẹ hay người giám hộ hợp pháp của trẻ em đó. Các quốc gia thành viên phải thi hành mọi biện pháp thích hợp để bảo đảm cho trẻ em được bảo vệ trước mọi hình thức phân biệt đối xử hoặc trừng phạt vỡ các lý do địa vị, hoạt động, những ý kiến phát biểu hoặc tín ngưỡng của cha mẹ, người giám hộ pháp lý hoặc những thành viên khác trong gia đình của trẻ em. Từ những quy phạm pháp luật được quy định trong Công ước trên mà các quốc gia thành viên và tổ chức UNICEF đã cùng nhau hợp tác, cùng nhau hành động nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em trên toàn thế giới và đạt được một số thành tựu nhất định. UNICEF đã giúp Việt Nam và một số quốc gia khác xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách, chiến lược về bảo vệ trẻ em sẽ đảm bảo xây dựng được một khung pháp lý toàn diện và dựa vào chứng cứ cụ thể để phòng chống và bảo vệ trẻ em khỏi tình trạng lạm dụng, bạo lực và bóc lột một cách hiệu quả. Đồng thời chương trình bảo vệ trẻ em sẽ góp phần giúp nâng cao kiến thức và hiểu biết cho cộng đồng về vấn đề lạm dụng, bạo lực và bóc lột trẻ em để tạo một môi trường khuyến khích việc bảo vệ trẻ em. Từ những ví dụ nêu trên ta có thể thấy rằng việc kí

Trang 1

ĐỀ TÀI: NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ

1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:

Thế kỷ 21, thế giới đang dần được làm phẳng1 Quốc gia, trong khuôn khổ của nó, đãkhông đủ khả năng giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu mà không có sự hợp tác:Biến đổi khí hậu toàn cầu; Sự xung đột các nền tôn giáo; Sự gia tăng bạo lực bất ổn tạicác khu vực đi cùng sự phát triển của chủ nghĩa khủng bố; Tội phạm xuyên biên giới vàcác công ty đa quốc gia… Hợp tác toàn cầu không còn chỉ là nhu cầu nội tại mà đã làtrách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi quốc gia

Thế kỷ 21, cả thế giới cũng đang chứng minh một sự phát triển hội nhập toàn diện vàhùng mạng nhất trong lịch sử nhân loại Xét dưới góc độ pháp luật quốc tế, đó là sự giatăng nhanh chóng của các điều ước quốc tế song và đa phương Cùng với tiến trình hộinhập sâu và rộng, số lượng các điều ước, thỏa thuận quốc tế ngày càng gia tăng; nộidung, lĩnh vực hợp tác ngày càng đa dạng, phức tạp

Điều 38 Quy chế tòa án Quốc tế (1945) vẫn được trích dẫn rộng rãi với tư cách là danhsách đáng tin cậy về các nguồn của Luật quốc tế2 Giống như trong các hệ thống phápluật khác, những quy phạm của Luật quốc tế đến từ nhiều “nguồn” khác nhau Tuy nhiên,trong bối cảnh Luật quốc tế hiện nay thiếu một cơ quan lập pháp toàn cầu- như Nghị viện

và một cơ chế toàn cầu thể hiện luật – như một tòa án có thẩm quyền bắt buộc3 thì điềuước quốc tế với vai trò là nguồn chính của Luật quốc tế có tầm quan trọng đặc biệt

Sự thiếu vắng tương đối các thể chế pháp lý quốc tế có thẩm quyền toàn cầu giữa cácthành viên trong cộng đồng quốc tế đòi hỏi phải có một khái niệm rõ ràng và ổn định vềnguồn của Luật quốc tế, mà trong đó trọng tâm, là các điều ước quốc tế

Việt Nam là một quốc gia có tốc độ hội nhập nhanh và toàn diện Từ cột mốc quan trọng

là trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO vào ngày 07/11/2006 cho đến ngày hôm nay với sự phát triền mạnh mẽ được ghi nhận trong lộ trình gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN; các Hiệp định thương mại tự do Châu Á – Thái Bình Dương TPP…Vị trí của Việt Nam trên đấu trường quốc tế đã và đang được từng bước nâng cao4.Nhu cầu hội nhập của Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung, sẽ tăng mạnh mẽ hơnnữa trong giai đoạn sắp tới trước những vấn đề thử thách toàn cầu đang nóng lên từng

1 Thế giới phẳng của Thomas L Frendman, NXB Trẻ, trang 20 “Khi tôi đang ngủ”

2 Quy chế tòa án Quốc tế (1945); Chương 2: Quyền hạn của tòa án.

3 Luật quốc tế, Tài liệu nội bộ của Học viện Quan hệ Quốc tế Hà Nội 2.Nguồn của Luật quốc tế; trang 39.

4 Những thành tựu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.Đăng trên cổng thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao Việt nam http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/nr091019080134/ns120222162217

Trang 2

ngày Vì vậy, vai trò của điều ước quốc tế , trong nhiệm vụ là nguồn của Luật quốc tế ,với nội dung quy định về cách ứng xử toàn cầu của từng quốc gia xuất phát từ việc tôntrọng các điều ước quốc tế- nguyên tắc cơ bản và lâu đời nhất của Luật quốc tế - là cực

kỳ quan trọng

Đề tài “ Vai trò của Điều ước quốc tế trong hệ thống các nguồn của Luật quốc tế” sẽ tổnghợp và phân tích vai trò của các điều ước quốc tế song và đa phương đang điều chỉnh các cán cân toàn cầu hiện nay Với sự giới hạn của kiến thức, nhóm thực hiện chỉ mang đến một cái nhìn tổng quát nhất về điều ước quốc tế Từ đó giúp các bạn hiểu thêm được về vai trò của điều ước quốc tế và ý nghĩa của các điều ước quốc tế này

2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:

“Nguồn” của Luật quốc tế vẫn đang là một vấn đề gây tranh cãi Có rất nhiều những bàiviết trong và ngoài nước về nguồn của Luật quốc tế Để hiểu được tổng quan nhữngnghiên cứu này, nhóm thực hiện xin giới thiệu một số công trình:

Thứ nhất, cuốn sách “ Luật quốc tế” của Học viện quan hệ quốc tế Hà Nội xuất bản nội

bộ năm 2007 Trong cuốn sách này đã nêu ra nhiều những ý kiến tranh luật về nguồn củaLuật quốc tế trong đó có “nguồn chính thức” là các điều ước quốc tế Theo “ Một số vấn

đề về các nguồn chính thức của Luật quốc tế” của Q.Fitzmaurice, ông cho rằng “…Điềuước có thể là một văn kiện tuyên bố luật và là bằng chứng của luật chứ bản thân khôngphải là luật-nó vẫn chưa là nguồn chính thức của luật mà chỉ là bằng chứng của luật màthôi…” 5

Cuốn sách này đã cố gắng làm rõ mục đích mà mỗi nguồn hướng đến trong sự phát triểncủa các quy định của Luật quốc tế Mô tả một nguồn là “chính thức” cho thấy nguồn đótạo nên luật theo cách hiểu là một phương pháp tạo ra những quy định pháp lý ràngbuộc.Cuốn sách có sự tổng hợp các bài nghiên cứu tranh luận sâu sắc nhưng chưa giớithiệu được tổng quan vai trò của điều ước quốc tế trong hệ thống nguồn của Luật quốc tế.Thứ hai, giáo trình Luật quốc tế của Đại học luật Hà Nội6 Giáo trình này đã giới thiệumột cách tổng quan về điều ước quốc tế và vai trò của điều ước quốc tế trong hệ thốngnguồn của Luật quốc tế Đặc biệt, giáo trình này đã nêu khái quát về các văn kiện đượcthừa nhận trong hệ thông nguồn của Luật quốc tế Tuy nhiên phần giới thiệu còn chưađầy đủ, thiếu liên hệ thực tiễn tại Việt Nam và thế giới

Thứ ba, Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Pháp lệnh Ký kết

và thực hiện thỏa thuận quốc tế năm 2007 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

5 Luật quốc tế, Học viện quan hệ quốc tế Hà Nội, Phần Nguồn của luật quốc tế, trang 53.

6 Giáo trình Luật quốc tế, Trường đại học luật Hà Nội, NXB công an nhân dân, năm 2006.

Trang 3

Nam Đây là hai văn kiện pháp luật quan trọng nhất đang điều chỉnh việc ký kết, gia nhập

và thực hiện các điều ước quốc tế tại Việt Nam Thể hiện sự nghiêm túc và quyết tâm củanhà nước Việt Nam với các chủ thể khác của Luật quốc tế, đồng thời là hành lang pháp

ký cho hoạt động ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế hiện nay của ViệtNam7

Và nhiều những nghiên cứu khác mà trong sự giới hạn về kiến thức, nhóm thực hiện chưa

đủ trình độ để hướng đến Những nghiên cứu này đã cung cấp một cái nhìn khá đầy đủ,

đa diện về nguồn của luật quốc tế Tuy nhiên, những nội dung này khá rộng và chưa sát với nhu cầu cũng như thực tế tại Việt Nam

3 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI:

Mục tiêu quan trọng nhất của đề tài là cung cấp một cái nhìn khách quan và toàn diện vềnhững kiến thức căn bản liên quan tới một trong những nguồn quan trọng nhất của Luậtquốc tế- Điều ước quốc tế.Đồng thời, có sự so sánh và liên hệ tới thực tiễn tại Việt Nam Qua đó, nhóm thực hiện mong muốn nhấn mạnh được tầm quan trọng cũng như sự cần thiết phải hiểu về điều ước quốc tế khi Việt Nam đã, đang và sẽ là chủ thể trong nhiều điều ước quốc tế quan trọng trên nhiều lĩnh lực

4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:

Nhóm thực hiện hướng đến bốn vai trò chính của Điều ước quốc tế hiện nay Cụ thể làcác vai trò sau:

i Điều ước quốc tế là hình thức pháp luật cơ bản chứa đựng các quy phạm luậtquốc tế để xây dựng và ổn đinh các cơ sở pháp luật cho các quan hệ pháp luậtquốc tế hình thành và phát triển

ii Điều ước quốc tế là công cụ, phương tiện quan trọng để duy trì và tăng cường cácquan hệ hợp tác quốc tế giữa các chủ thể

iii Điều ước quốc tế là đảm bảo pháp lý quan trọng cho quyền và lợi ích hợp phápcủa chủ thể Luật quốc tế

Điều ước quốc tế là công cụ để xây dựng khung pháp luật quốc tế hiện đại cũng như để tiến hành hiệu quả việc pháp điển hóa Luật quốc tế

5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Điều ước quốc tế và vai trò của điều ước quốc tếtrong hệ thống nguồn của Luật quốc tế

7 Hội nghị tập huấn công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế diễn ra vào ngày 03/06/2014 tại Hà Nội do Bộ ngoại giao tổ chức.

Trang 4

Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Trong giới hạn phạm vi về kiến thức, nhóm thực hiện chỉ nhấm mạnh tới những điều ước quốc tế nổi bật mà Việt Nam đã ra nhập trong khoảng 20 năm trở lại đồng thời cũng giới hạn trong một số điều ước quốc tế quan trọng và lâu đời của Luật quốc tế.

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Phương pháp nghiên cứu đề tài này là sự kết hợp của hai phương pháp sau:

- Phương pháp diễn dịch và quy nạp

- Phương pháp phân tích và tổng hợp

Trên cơ sở thu thập và tổng hợp thông tin từ các tài liệu chuyên môn,các bài luận nghiên cứu, tạp chí uy tín để có được cái nhìn tổng quát về vấn đề Sau đó nhóm thực hiện sử dụng phương pháp diễn dịch và phân tích để hiểu rõ hơn về các khái niệm, nội dung cơ bản trong điều ước quốc tế, trình bày lại theo quan điểm cá nhân dựa trên sự tôn trọng cácnghiên cứu đã có

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1 Điều ước quốc tế ĐƯQT

Trang 5

1 Nguồn của luật quốc tế

1.1 Định nghĩa:

Nguồn của pháp luật là hình thức biểu hiện của các quy phạm pháp luật Nguồn củapháp luật biểu hiện dưới 2 dạng thành văn và bất thành văn Liên quan đến nguồn củaluật quốc tế có nhiều cách hiểu khác nhau và vấn đề xác định nguồn của luật quốc tế có ýnghĩa đặc biệt quan trọng về pháp lý và thực tiễn vì nó liên quan chặt chẽ đến việc xácđịnh sự hình thành của quan hệ quốc tế nói riêng và quá trình thực thi luật quốc tế nóichung Trước tiên, ta xem xét nguồn của luật quốc tế dưới các góc độ sau:

Theo nghĩa hẹp: nguồn là hình thức chứa đựng, ghi nhận các nguyên tắc, các quy

phạm pháp lý quốc tế nhằm xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể khi thamgia vào các quan hệ pháp lý quốc tế Theo đó, luật quốc tế gồm 2 loại nguồn cơ bản làđiều ước quốc tế và tập quán quốc tế

Theo nghĩa rộng: nguồn của luật quốc tế là tất cả những cái mà cơ quan có thẩm

quyền có thể dựa vào đó để đưa ra các quyết định pháp luật

Về pháp lý, nguồn của luật quốc tế là hình thức chứa đựng các quy phạm luật quốc tế.

Việc viện dẫn, áp dụng các loại nguồn của luật quốc tế hiện vẫn tuân theo cách xác địnhtruyền thống như khoản 1, điều 38 Quy chế tòa án công lý quốc tế quy định, theo đó, luậtquốc tế có hai loại nguồn là nguồn thành văn (điều ước quốc tế), và nguồn bất thành văn(tập quán quốc tế) với nội dung chứa đựng các quy phạm luật quốc tế, trực tiếp điềuchỉnh quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của các chủ thể quan hệ quốc tế

Về lý luận, nguồn của luật quốc tế là phạm trù là pháp lý gắn liền với quá trình hình

thành các quy định của luật này Do đó cần có sự phân biệt giữa nguồn của luật quốc tế(để chứa đựng quy phạm luật quốc tế) với những phương tiện hỗ trợ việc xác định quyphạm luật quốc tế, cũng được đề cập tại khoản 1 điều 38 Quy chế tòa án quốc tế liên hợpquốc (bao gồm án lệ, các học thuyết của các luật gia có trình độ cao) và một số hình thứckhác hình thành trong thực tiễn phát triển của luật quốc tế như nghị quyết không bắt buộccủa tổ chức quốc tế, hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia…

Về tổng thể, hai dạng nguồn thành văn và bất thành văn như trên được chủ thể của

luật quốc tế viện dẫn, áp dụng khác với cách viện dẫn, áp dụng của luật quốc gia Chẳnghạn, các chủ thể của luật quốc tế có thể thỏa thuận trong viện viện dẫn đến nguồn nàotrong số những điều ước mà các bên kết ước hiện là thành viên hoặc tập quán quốc tế

Trang 6

hiện hành khi áp dụng giải quyết một quan hệ pháp luật quốc tế cụ thể phát sinh giữa cácchủ thể đó, với điều kiện sự thỏa thuận này không làm ảnh hưởng đến lợi ích của bên thứ

ba hoặc lợi ích của cộng đồng quốc tế Hoặc như, trong luật quốc tế, một quy phạm điềuước hoàn toàn có thể được chủ thể luật quốc tế việ dẫn để áp dụng với giá trị pháp lý củaquy phạm tập quán quốc tế (phát sinh từ thực tiễn xây dựng và thực thi điều ước quốc tế).Riêng loại hình các văn bản có hiệu lực bắt buộc do các cơ quan, thiết chế của tổ chứcquốc tế ban hành, về pháp lý, có giá trị là luật quốc tế đối với phạm vi chủ thể chịu sựđiều chỉnh của nhừng văn bản này (như các quyết định của liên minh châu Âu)

1.2 Cơ sở pháp lý xác định nguồn

Khoản 1 điều 38 Quy chế Tòa án công lý quốc tế của Liên Hợp Quốc quy định"Tòa

án có trách nhiệm giải quyết các vụ tranh chấp được chuyển đến tòa án trên cơ sở côngpháp quốc tế theo:

 Các công ước quốc tế chung hoặc riêng đã thiết lập ra những nguyên tắc đượccác bên đang tranh chấp thừa nhận

 Các tập quán quốc tế như là một chứng cứ thực tiễn chung được thừa nhận là mộttiêu chuẩn pháp lý

 Những nguyên tắc pháp lý được các dân tộc văn minh thừa nhận

 Các Nghị quyết xét xử và các luận thuyết của các chuyên gia có chuyên môn caonhất về luật pháp công khai của nhiều dân tộc khác nhau được coi là các phươngtiện bổ trợ để xác định các tiêu chuẩn pháp lý."

Như vậy, Khoản 1 Điều 38 Quy chế tòa án công lý quốc tế đã đưa ra danh sách cácnguồn truyền thống của luật quốc tế như:

 Các công ước quốc tế chung hoặc cụ thể, các tập quán quốc tế

 Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, các quyết định của tòa án

 Các bài giảng của các học giả có chuyên môn cao

Tuy nhiên, Khoản 1 Điều 38 chưa đề cập một cách đầy đủ các loại nguồn bổ trợ củaluật quốc tế Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, ngoài các loại nguồn đã nêu trong điều38(1) các chủ thể luật quốc tế còn thừa nhận một số các nguồn khác, có tính chất lànguồn bổ trợ cho nguồn cơ bản của luật quốc tế như: Nghị quyết của các tổ chức quốc tếliên chính phủ, hành vi pháp lý đơn phương của các quốc gia Do đó, ngoài Khoản 1Điều 38, thực tiễn áp dụng nguồn của các chủ thể luật quốc tế cũng là cơ sở để hình thànhcác loại nguồn của luật quốc tế

Trang 7

1.3 Phân loại:

Có 2 loại nguồn

 Nguồn cơ bản: Tập quán quốc tế (nguồn bất thành văn) và Điều ước quốc tế (nguồnthành văn)

 Nguồn bổ trợ: đây là các phương tiện bổ trợ nguồn của luật quốc tế, bao gồm:

 Các phán quyết của tòa án công lý quốc tế

 Các nguyên tắc pháp luật chung

 Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ

 Hành vi pháp lý đơn phương của các quốc gia

 Các học thuyết của các học giả danh tiếng về luật quốc tế

2 Điều ước quốc tế

2.1 Khái niệm ĐƯQT:

Theo cách tiếp cận của Công ước viên 1969 về Luật điều ước quốc tế ký kết giữa cácquốc gia và các quy định của Luật Quốc tế hiện hành thì ĐƯQT được xác định là các vănbản pháp luật quốc tế do chủ thể của Luật Quốc tế thỏa thuận, xây dựng dựa trên nguyêntắc tự nguyện bình đẳng thông qua quá trình đấu tranh thương lượng nhằm ấn định, thayđổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ với nhau

2.2 Điều kiện của ĐƯQT để trở thành nguồn của Luật quốc tế

ĐƯQT là nguồn cơ bản của Luật Quốc tế, nhưng về mặt lý luận không phải mọiĐƯQT đã có hiệu lực đều được coi là nguồn của nó Một ĐƯQT được coi là nguồn củaLuật Quốc tế nếu nó đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

 Một là, ĐƯQT phải được xây dựng trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng giữa cácchủ thể Tự nguyện và bình đẳng không phải là nguyên tắc đặc thù của Luật Quốc tế mà

là nguyên tắc chung của các ngành luật, nhất là việc ký kết các loại hợp đồng dân sự theonghĩa rộng

 ĐƯQT được ký kết trên cơ sợ tự nguyện và bình đẳng thì các chủ thể của nó mớithể hiện được ý chí của mình, và khi ấy họ mới tự nguyện thực hiện những cam kết đãthỏa thuận Với ý nghĩa đó, chỉ khi ấy các ĐƯQT này mới phát sinh hiệu lực thực tế vàmới được coi là nguồn của Luật quốc tế

Trang 8

 Hai là, ĐƯQT được ký kết phải có nội dung phù hợp với những nguyên tắc cơ bản

và các quy phạm có giá trị cao nhất của Luật Quốc tế

Ví dụ: Các ĐƯQT có những quy định trái với Hiến chương Liên hợp quốc, trái với nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác được coi là trái với pháp luật quốc tế và không thể được nhìn nhận là nguồn của luật quốc tế.

Lập luận này xuất phát từ cơ sở khoa học, cũng giống như trong mỗi hệ thống phápluật quốc gia Hiến pháp được coi là đạo luật cơ bản, là nền tảng cho tất cả các đạo luật vàvăn bạn pháo quy khác của tất cả các ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc gia

Nếu như trong mỗi hệ thống pháp luật của quốc gia các quy phạm có tính nguyên tắc

và Hiến pháo là cơ sở cho cả hệ thống pháp luật thì trong hệ thống pháp luật quốc tế cácnguyên tắc, các quy phạm ĐƯQT phổ cập được coi là cơ sở nền tảng cho toàn bộ hệthống Và như vậy, các ĐƯQT song phương và đa phương khác có nội dung trái vớinhững nguyên tắc và các quy phạm phổ cập của Luật Quốc tế hiện đại thì hiển nhiênkhông có giá trị pháp lý và không thể là nguồn của Luật Quốc tế

2.3 Vai trò của ĐƯQT trong hệ thống LQT

Trong quan hệ pháp luật quốc tế, ĐƯQT là kết quả của quá trình vừa hợp tác vừa đấutranh giữa các chủ thể Xuất phát từ bản chất là sự thỏa thuận về ý chí giữa các chủ thể, ĐƯQT có những vai trò cơ bản như sau:

2.3.1 Là hình thức pháp luật cơ bản chứa đựng các quy phạm luật quốc tế để xây dựng và ổn đinh các cơ sở pháp luật cho các quan hệ pháp luật quốc tế hình thành và phát triển.

Điều ước quốc tế là hình thức pháp luật cơ bản chứa đựng các quy phạm quốc tế.Phải khẳng định điều này trước tiên bởi lẽ Điều ước quốc tế là một trong những nguồn cơbản của pháp luật quốc tế (căn cứ theo khoản 1 điều 38 Quy chế tòa án công lý quốc tế).Mặt khác, xuất phát từ bản chất là sự thỏa thuận về ý chí của các chủ thể quan hệ phápluật quốc tế, điều ước quốc tế có giá trị ràng buộc các chủ thể đối với các quyền, nghĩa vụhay trách nhiệm pháp lý quốc tế khi tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế Do đó Điềuước quốc tế chứa đựng những nguyên tắc, quy phạm do chủ thể của luật quốc tế xâydựng

Mục đích của chủ thể luật quốc tế khi xây dựng Điều ước quốc tế là nhằm xây dựng

và ổn định các cơ sở pháp luật cho các quan hệ pháp luật quốc tế hình thành và phát triển

Ta có thể thấy rõ vai trò này qua một số minh chứng sau:

Trang 9

Thứ nhất đó là Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ quyền tác giả (BCA) Hiệp định ký kết ngày 26-6-1997, có hiệu lực từ ngày 23-12-1998 Ngoài phần

mở đầu, Hiệp định có 5 chương với 12 điều, bao gồm cam kết bảo hộ các tác phẩm củanhau trên nguyên tắc đối xử quốc gia Theo đó, tác phẩm bảo hộ gồm: các tác phẩm củacác tác giả là công dân, người thường trú của hai nước, tác phẩm được công bố lần đầutại lãnh thổ hai nước, kể cả các tác phẩm chưa thuộc về công cộng tại một trong các bên

kí kết; tác phẩm được công bố trong vòng 1 năm kể từ ngày tác phẩm này được công bốtại một nước thành viên vào thời điểm Hiệp định có hiệu lực, thuộc sở hữu của côngdân, người thường trú của hai nước hoặc pháp nhân, do công dân hoặc người thường trúcủa hai nước hoặc của pháp nhân do công dân hoặc người thường trú của hai nước kiểmsoát hoặc sở hữu phần lớn cổ phần hoăc tài sản (khoản 1 điều 3) Tất cả các loại hìnhtác phẩm và bản ghi âm có thể được bản hộ quyền tác giả, không phân biệt hình thứcđịnh hình và không phụ thuộc vào bất kì một thủ tục hình thức nào Về các quyền đượcbảo hộ theo Hiệp định, bao gồm tối thiểu các quyền độc quyền sao chép, phân phối,trưng bày, phổ biến công cộng với những hạn chế và ngoại lệ theo tiêu chuẩn của Điều

9 Công ước Berne (1) Về thực thi, theo điều 6 Hiệp định quy định nghĩa vụ áp dụngcác biện pháp thực thi tại biên giới, dân sự và hình sự bao gồm các hình phạt và ngănchặn theo các chuẩn mực của Hiệp định Trips Các nghĩa vụ này được thực hiện theoquy định luật pháp quốc gia

Thứ hai là Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Thụy Sỹ về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ Hiệp định kí kết ngày 7-7-1999, có hiệu lực từ ngày 8-6-2000 Ngoài phần

mở đầu, Hiệp định có 9 điều là các quy định mang tính nguyên tắc Kèm theo Hiệp định

có một phụ lục trong việc bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ giữa hai quốc gia danhmục các điều ước quốc tế Việt Nam cam kết tham gia, một phụ lục về chương trình hợptác đặc biệt Sau khi kí hiệp định trên, quan hệ giữa Việt Nam và Thụy Sỹ ngày càngphát triển thông qua các hoạt động hỗ trợ kĩ thuật từ phía Liên bang Thụy Sỹ từ đó chothấy, các quy phạm pháp luật trong ĐƯQT là điều kiện quan trọng để thúc đẩy quan hệgiữa các nước 8

8Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Thụy Sỹ về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (điều 1)

Trang 10

Thứ ba đó là Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kì (BTA) Hiệp định

thương mại giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kì,được đàm phán và kí kết ngày 13-7-2000 đã được quốc hội hai nước thông qua và cóhiệu lực thi hành ngày 10-12-2001 Hiệp định điều chỉnh các quan hệ thương mại giữahai nước, tại chương 2 có 18 điều cam kết về sở hữu trí tuệ, trong đó có quyền tác giả

và quyền liên quan Theo Hiệp định này, Việt Nam phải thực thi đầy đủ các nghĩa vụ vềquyền tác giả và các quyền liên quan trong thời hạn chuyển tiếp là 18 tháng, đồng thờithực hiện thời hạn bảo hộ đối với loại hình không tính theo nguyên tắc đời người là 75năm kể từ khi tác phẩm được công bố Trong thời hạn là 25 năm nếu tác phẩm chưađược công bố thì thời hạn bảo hộ là 100 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình (khoản

4 điều 4 Về các quyền được bảo hộ theo Hiệp định bao gồm tối thiểu các quyền độcquyền sao chép, phân phối, trưng bày, phổ biến công cộng với những hạn chế và ngoài

lệ theo tiêu chuẩn của Điều 9 Công ước Berne Về thực thi, căn cứ điều 11 hiệp địnhquy định nghĩa vụ áp dụng các biện pháp thực thi tại biên giới, dân sự và hình sự, baogồm các hình phạt và ngăn chặn theo các chuẩn mực của Hiệp định Trips Các nghĩa vụnày được thực hiện theo quy định và luật pháp quốc gia

Thứ tư đó là Công ước về quyền trẻ em ( Có hiệu lực từ ngày 2/9/1990, theo điều 49

của Công ước Việt Nam phê chuẩn ngày 20/2/1990) Công ước này đã Thừa nhận tầm

quan trọng của hợp tác quốc tế đối với việc cải thiện điều kiện sống của trẻ em ở mọiquốc gia, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển (lời nói đầu Công ước về quyền trẻ em)

, theo đó:

- Các quốc gia thành viên phải tôn trọng và bảo đảm những quyền được nêu ra trongCông ước này đối với mọi trẻ em (như quyền sống, quyền bày tỏ ý kiến ) thuộc quyềntài phán của họ mà không có bất cứ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giớitính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc,sắc tộc hay xã hội, tài sản, khuyết tật, thành phần xuất thõn hay địa vị khác của trẻ emhoặc cha mẹ hay người giám hộ hợp pháp của trẻ em đó

- Các quốc gia thành viên phải thi hành mọi biện pháp thích hợp để bảo đảm cho trẻ emđược bảo vệ trước mọi hình thức phân biệt đối xử hoặc trừng phạt vỡ các lý do địa vị,hoạt động, những ý kiến phát biểu hoặc tín ngưỡng của cha mẹ, người giám hộ pháp lýhoặc những thành viên khác trong gia đình của trẻ em Từ những quy phạm pháp luậtđược quy định trong Công ước trên mà các quốc gia thành viên và tổ chức UNICEF đãcùng nhau hợp tác, cùng nhau hành động nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em trên toàn thế

Trang 11

giới và đạt được một số thành tựu nhất định UNICEF đã giúp Việt Nam và một số quốcgia khác xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách, chiến lược về bảo vệ trẻ em sẽ đảmbảo xây dựng được một khung pháp lý toàn diện và dựa vào chứng cứ cụ thể để phòngchống và bảo vệ trẻ em khỏi tình trạng lạm dụng, bạo lực và bóc lột một cách hiệu quả.Đồng thời chương trình bảo vệ trẻ em sẽ góp phần giúp nâng cao kiến thức và hiểu biếtcho cộng đồng về vấn đề lạm dụng, bạo lực và bóc lột trẻ em để tạo một môi trườngkhuyến khích việc bảo vệ trẻ em.9

Từ những ví dụ nêu trên ta có thể thấy rằng việc kí kết các điều ước quốc tế đã:

Thứ nhất, hình thành các quan hệ quốc tế giữa các chủ thể tham gia điều ước quốc tế

Cụ thể nói đến quan hệ về quyền tác giả, quan hệ hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ,quan hệ hợp tác thương mại, quan hệ hợp tác chung tay bảo vệ quyền trẻ em

Thứ hai, chứa đựng các quy phạm pháp luật quốc tế, chứa đựng quyền và nghĩa vụcủa các bên, từ đó đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ của các quốc gia và dẫn đến việc hìnhthành các mối quan hệ giữa các chủ thể Điều này tạo nên cơ sở pháp luật vững chắc,ràng buộc các bên tham gia thực hiện một cách tận tâm, thiện chí nhằm đạt được nhữnglợi ích chung cũng như những mục đích riêng của mỗi chủ thể

2.3.2 Là đảm bảo pháp lý quan trọng cho quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể Luật quốc tế.

a Quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể Luật quốc tế:

Điều ước quốc tế có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật quốc tế Bởi lẽ các quan hệ pháp luật quốc tế rất phức tạp không một luật quốc gia nào có thể điều chỉnh một cách trọn vẹn các quan hệ pháp luật đó Mỗi nước, mỗi quốc gia có hình thức khác nhau, có hệ thống pháp luật khác nhau Do vậy, Điều ước quốc tế đóng vai trò không thể thiếu trong việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật phát sinh Đặc biệt, cũng như Tập quán quốc tế, Điều ước quốc tế có giá trị pháp lý cao trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể Luật quốc tế, bao gồm các quốc gia, các tổ chức quốc tế liên Chính phủ (NATO, EU, WTO, Liên hợp quốc,…), các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập và các chủ thể đặc biệt khác (Tòa thánh Vatican không phải là một quốc gia nhưng ký kết điều ước quốc tế về tôn giáo, Hồng Kông, Macao, các khu tự trị Tân Cương, Nội Mông,

…, Xứ Uên thuộc nước Anh, Công quốc Monaco thuộc Pháp,…) Và để hiểu được

9 Bảo vệ trẻ em, UNICEF, http://www.unicef.org/vietnam/vi/15436.html

Trang 12

vai trò này của Điều ước quốc tế thì điều đầu tiên cần phải hiểu quyền và lợi ích hợp pháp của những chủ thể trên bao gồm những quyền lợi cụ thể nào khi tham gia vào Điều ước quốc tế

Thứ nhất, quyền năng chủ thể quốc tế của quốc gia là toàn bộ quyền và nghĩa

vụ của quốc gia có được khi tham gia vào quan hệ pháp lý quốc tế Quốc gia là chủ thể duy nhất có đầy đủ quyền năng khi tham gia vào quan hệ quốc tế, điều này thể hiện ở các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau:

 Quyền bình đẳng về chủ quyền và quyền lợi.

 Quyền được tự vệ cá nhân hay tự vệ tập thể.

 Quyền được tồn tại trong hòa bình, độc lập.

 Quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ.

 Quyền được tham gia vào xây dựng các quy phạm pháp luật quốc tế.

 Quyền được trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế phổ biến.

Ngoài những quyền trên thì khi tham gia vào quan hệ pháp lý quốc tế, các quốc gia còn có thể tự hạn chế các quyền của mình trong những lĩnh vực và phạm vi nhất định, không trái với các quy ước quốc tế Ví dụ: Thụy Sỹ tự hạn chế quyền và nghĩa vụ của mình khi tuyên bố theo đuổi con đường trung lập mà không theo bất

kỳ chế độ nào Ngoài ra, các quốc gia cũng có thể gánh vác thêm quyền và nghĩa

vụ bổ sung của mình nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, ổn định quốc gia

Thứ hai, quyền năng chủ thể của các tổ chức liên chính phủ Các tổ chức liên

chính phủ luật quốc tế không phải căn cứ vào “thuộc tính tự nhiên vốn có” như quốc gia mà do các thành viên của tổ chức trao cho Các tổ chức liên chính phủ xuất hiện từ giữa thế kỷ XIX nhưng vấn đề về quyền, nghĩa vụ của chủ thể này chỉ thực sự được đặt ra trong lý luận và thực tiễn pháp lý quốc tế vào khoảng nủa đầu thế kỷ XX Quyền và nghĩa vụ của tổ chức liên chính phủ dựa vào điều kiện của mỗi tổ chức như hiến chương, quy chế, trong đó quy định rõ phạm vi về quyền và nghĩa vụ của tổ chức này Các tổ chức quốc tế khác nhau có mục đích hoạt động, tính chất và chức năng khác nhau cũng như có cơ chế tiếp nhận thành viên khác nhau Nhưng nhìn chung các tổ chức liên chính phủ có các quyền cơ bản như sau:

 Quyền được ký kết các Điều ước quốc tế

Trang 13

 Quyền được tiếp nhận cơ quan đại diện của các quốc gia thành viên và nhận các quan sát viên thường trực của các quốc gia chưa phải là thành viên tổ chức cử đến.

 Quyền được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao

 Quyền được trao đổi đại diện tại các tổ chức của nhau

 Quyền được yêu cầu có các kết luận tư vấn của Tòa án quốc tế của Liên hợp quốc

 Quyền được giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các thành viên với nhau và giữa thành viên với tổ chức quốc tế.

 Hưởng các quyền theo quy định của điều ước quốc tế mà tổ chức tham gia

ký kết với các quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế khác

Ở đây xin được bàn thêm một số vấn đề liên quan đến quyền được hưởng các

ưu đãi và miễn trừ ngoại giao đối với thành viên trong tổ chức quốc tế liên chính phủ Cụ thể, là một chủ thể của luật quốc tế, tổ chức quốc tế được hưởng các quyền

ưu đãi và miễn trừ ngoại giao về cơ bản tương tự như ưu đãi và miễn trừ đối với quốc gia Tuy nhiên về cơ sở áp dụng cần có sự phân biệt về quyền ưu đãi và miễn trừ giữa tổ chức quốc tế và quốc gia Các quyền ưu đãi và miễn trừ mà tổ chức quốc tế liên chính phủ được hưởng không xuất phát từ vấn đề chủ quyền mà từ các học thuyết về sự cần thiết để đảm bảo thực hiện các chức năng, trong khi đó thì đối với chủ thể là quốc gia thì xuất phát từ vấn đề chủ quyền Liên quan đến vấn đề này vấn đề đặt ra là luật nào sẽ áp dụng, chẳng hạn luật của quốc gia nơi tổ chức quốc tế đặt trụ sở có áp dụng đối với tổ chức quốc tế hay không? Quan điểm chung hiện nay là luật quốc gia nơi tổ chức quốc tế đặt trụ sở sẽ được áp dụng và có hiệu lực đối với tổ chức quốc tế, trong đó cần dành các quyền ưu đãi và miễn trừ ở phạm vi giúp tổ chức quốc tế, các cơ quan và thành viên của tổ chức có thể thực hiện một cách tốt nhất chức năng của mình Về nội dung, các quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho tổ chức quốc tế, cơ quan của tổ chức và các thành viên của tổ chức nhìn chung tương tự như đối với quốc gia trong quan hệ ngoại giao và lãnh sự nhưng về bản chất thì vẫn có sự khác biệt giữa các quyền này Cụ thể như sau: các quyền ưu đãi và miễn trừ của tổ chức quốc tế có ý nghĩa đảm bảo cho tổ chức hoạt động hiệu quả nhân danh tổ chức mình chứ không phải dành cho các quốc gia

Ngày đăng: 14/08/2015, 22:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w