1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

NGUỒN của LUẬT QUỐC tế

20 524 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 166 KB

Nội dung

Đối với điều ước quốc tế song phương: ngôn ngữ của 2 nước, các bên cũng có thể thoả thuận chọn 1 ngôn ngữ duy nhất hoặc soạn thảo thêm 1 ngôn ngữ thứ 3 ngoài 2 ngôn ngữ của 2 bên, ngôn n

Trang 1

VĐ2: NGUỒN CỦA LQT

8.Khái niệm nguồn của LQT

_Định nghĩa: Nguồn của LQT được hiểu là những hình thức biểu hiện sự tồn tại của những

quy phạm LQT do các chủ thể LQT thoả thuận xây dựng nên hay thừa nhận trên cơ sở tự nguyện & bình đẳng Có 2 dạng: điều ước quốc tế là nguồn thành văn của LQT và tập quán quốc tế là nguồn bất thành văn của LQT( hệ thống luật Anh_Mỹ)

_Cơ sở pháp lý: k1 đ 38 quy chế toà án quốc tế:

+Các điều ước quốc tế chung hoặc riêng, đã quy định về những nguyên tắc được các bên tranh chấp thừa nhận

+ Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được thừa nhận như những quy phạm pháp luật

+Nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn minh thừa nhận

+ Các án lệ& các học thuyết của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về LQT của các quốc gia khác nhau được coi là phương tiện để xác định các QPPL

 tuy nhiên quy định này chưa phản ánh được hét các loại nguồn Còn có cách xác định nguồn khác là căn cứ vào các nghị quyết của tổ chức quốc tế và hành vi pháp lý đơn phương

Phân loại nguồn:

9 Khái niệm& phân loại điều ước quốc tế:

_ Khái niệm: được đề cập tới trong 2 văn bản: công ước Viên 1969 về thực hiện ĐƯQT và

trong luật 2005 của Việt Nam về kí kết, ngia nhập, thực hiện LQT Theo đó, ĐƯQT được hiểu là văn bản ghi nhận sự thoả thuận giữa các chủ thể LQT và được LQT điều chỉnh, ko phụ thuộc vào tên gọi củavăn bản đó cũng như ko phụ thuộc vào việc nó dc ghi nhận trong một hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau

_Điều ước quốc tế là nguồn cơ bản, chủ yếu của LQT vì:

+Đại bộ phận QPPLQT đều chứa đựng trong các điều ước quốc tế

+Do các chủ thể cơ bản, chủ yếu của LQT( quốc gia) xây dựng nên

+ Điều chỉnh tuyệt đại đa số quan hệ quốc tế

+Gía trị áp dụng cao trong giải quyết tranh chấp quốc tế

_Điều ước quốc tế gồm:

+ chủ thể là chủ thể của LQT

Trang 2

+ hình thức phải là văn bản (đc quy định trog công ứôc viên) Tuy nhiên bên cạnh hình thức chủ yếu bằng văn bản còn có hình thức ko thành văn bản gọi là “ĐƯQT quân tử”, trong quy định hiện nay có những quy định gián tiếp công nhận loại ĐƯ ko thành văn này

+ Nội dung chứa đụng các quyền& nghĩa vụ có giá trị bắt buộc đối với các chủ thể LQT + chức năng điều chỉnh quan hệ quốc tế

+ Hình thức của điều ước quốc tế:

Tên gọi: là danh từ chung, tên gọi chung chỉ các VBPLQT, bao gồm: công

ước(convention), thoả ước( arrangenent convenant, pacte), nghị định thư( protocole), hiến chương( charte), hiến ước, quy chế, thoả hiệp( accord), hiệp định( traité) Ko có 1 quy định bắt buộc nào về việc sử dụng tên gọi, nhưg nó tuân theo 1 quy ước nhất định, Ví dụ: Công ước bao h cũng là tên gọi chỉ 1 ĐƯ đa phương toàn cầu, bko bao h gọi điều ước song

phương là công ước….Tuy nhiên cần KĐ rằng, tên gọi của ĐƯ ko thể hiện giá trị pháp lý của ĐƯ, ko thể hiện nội dung, đối tượng của ĐƯ…

Ngôn ngữ điều ước quốc tế: do các bên thoả thuận, thông thường thì:

.) Đối với điều ước quốc tế song phương: ngôn ngữ của 2 nước, các bên cũng có thể thoả thuận chọn 1 ngôn ngữ duy nhất hoặc soạn thảo thêm 1 ngôn ngữ thứ 3 ngoài 2 ngôn ngữ của 2 bên, ngôn ngữ thứ 3 cũng có giá trị chính thức& thường dùng để tham khảo, đối chiếu trong trường hợp có xung đột giữa các bên về việc áp dụn& giải thích điều ước

.) Đối với điều ước quốc tế đa phương bình thường : sử dụng ngôn ngữ do các bên thoả thuận( thông dụng là Tiếng Anh, Tiếng Pháp)

.) Đối với điều ước quốc tế đa phương đặc biệt( do LHQ soạn thảo) sử dụng ngôn ngữ làm việc chính thức của LHQ ( Anh, PHáp, Nga, Trung Quốc, Tây ban nha, ả rập)

Cơ cấu điều ước quốc tế: 1 điều ước quốc tế được xây dựng gồm 3 phần:

.) Lời nói đầu: chỉ đề cập đến điều kiện, hoàn cảnh, động cơ, mục đích, các bên tham gia ký kết điều ước quốc tế Về mặt kỹ thuật xây dựng: khho6ng thiết kế thành từng chương, điều, khoản, điểm

.) Phần nội dung ghi nhận những quyền và nghĩa vụ các bên tham gia ký kết Được xây dựng thành chương, điều, khoản, điểm, đoạn như luật quốc gia

.) Phần cuối quy định vấn đề hiệu lực, gia nhập, bảo lưu, phê chuẩn, phê duyệt, bổ sung, sửa đổi, bãi bỏ điều ước Được xây dựng thành chương, điều, khoản, điểm như luật quốc gia LQT không bắt buộc 1 văn bản thoả thuận phải có từng điều khoản cụ thể mới được coi là điều ước

Phân loại điều ước quốc tế:

_Căn cứ vào số lượng chủ thể tham gia( dựa vào số lượng tư cách đại diện các bên để

xác định) phân thành điều ước quốc tế song phương& điều ước quốc tế đa phương.

+Điều ước quốc tế song phương là văn bản pháp lý được ký kết giữa 2 quốc gia hoặc có thể

Trang 3

ký kết giữa 1 nhóm quốc gia với tư cách là 1 bên trong điều ước còn các quốc gia còn lại với

tư cách là bên kia của điều ước

+Điều ước quốc tế đa phương là văn bản pháp lý được ký kết hoặc tham gia bởi từ 3 quốc gia trở lên bao gồm điều ước quốc tế đa phương khu vực& điều ước quốc tế đa phương toàn cầu:

Điều ước quốc tế đa phương khu vực thường được ký kết trong phạm vi các quốc gia

có cùng chung khu vực địa lý, chế độ chính trị, kinh tế_ xã hội gần gũi nhau( Nato, Asean)

Điều ước quốc tế đa phương toàn cầu là văn bản pháp lý quốc tế có sự ký kết hoặc tham gia của tuyệt đại đa số các quốc gia trên thế giới, vd: Hiến chương liên hợp quốc, Công ước 1982 về luật biển…

_Căn cứ vào mục đích ký kết phân thành điều ước quốc tế về chính trị ( thiết lập quan hệ

ngoại giao), về hoà bình, kinh tế, văn hoá_khoa học kỹ thuật, an ninh quốc phòng, điều ước quốc tế về thành lập các tổ chức quốc tế, pháp điển hoá LQT

_Căn cứ vào mức độ tham gia bên sáng lập vào điều ước quốc tế của các chủ thể & bên gia nhập

Bên sáng lập: tham gia vào quá trình đàm phán, soạn thảo

Bên gia nhập: không tham gia vào quá trình ký kếtđiều ước quốc tế mà chỉ ràng buộc quyền

và nghĩa vụ

_Căn cứ vào chủ thể ký kết điều ước quốc tế phân thành điều ước quốc tế giữa các quốc gia, giữa quốc gia& tổ chức quốc tế, giữa tổ chức quốc tế với nhau

( Pháp luật VN thừa nhận điều ước quốc tế nhân danh nhà nước& điều ước quốc tế nhân danh chính phủ)

11 Điều kiện trở thành nguồn của LQT

Một điều ước quốc tế được coi là nguồn của LQT nếu nó đáp ứng các yêu cầu:

_ Xây dựng tên cơ sở tự nguyện, bình đẳng

_ Phù hợp hình thức, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật của các bên ký kết _Nội dung điều ước quốc tế phù hợp các nguyên tắc cơ bản của LQT

12.Vai trò của điều ước quốc tế

_Là hình thức pháp luật cơ bản chứa đựng các quy phạm LQT để xây dựng& ổn định các cơ

sở pháp luật cho các quan hệ pháp luật quốc tế hình thành và phát triển

_Là công cụ, phương tiện quan trọng để duy trì& tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế giữa các chủ thể

_Là đảm bảo pháp lí quan trọng cho quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể LQT được duy trì& tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế

Trang 4

_Là công cụ để xây dựng khung pháp luật quốc tế hiện đại& để tiến hành hiệu quả việc pháp điển hoá LQT

13 Trình tự ký kết điều ước quốc tế:

Là 1 quá trình gồm nhiều giai đoạn để các chủ thể tham gia ký kết điều ước quốc tế làm cho các thoả thuận cuả mình có giá trị pháp lý Trải qua các giai đoạn: đàm phán, soạn thảo, thông qua văn bản , ký điều ước quốc tế, phê cuẩn hoặc phê duyệt( điều ước quốc tế quan trọng: 4 bước, bình thường: 3 bước)

* Đàm phán:

_ Thư uỷ nhiệm là văn bản pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp cho đại diện của mình đi

ký kết các điều ước quốc tế Thẩm quyền cấp thư uỷ nhiệm do luật quốc gia quy định ở Việt nam, theo điều 22 luật ký kết, gia nhập thực hiện điều ước quốc tế 2005 những người không thư uỷ nhiệm khi ký kết điều ước quốc tế( đại diện đương nhiên) bao gồm: chủ tịch nước, thủ tướng, bộ trưởng bộ ngoại giao

_ Đàm phán là giai đoạn đầu tiên của quá trình ký kết điều ước quốc tế, có vai trò quyết định trong việc ký kết& thực hiện điều ước quốc tế Là quá trình đấu tranh, thương lượng, thoả thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia điều ước quốc tế Có thể tiến hành đàm phán theo nhiều cách thức như đàm phán trên cơ sở của dự thảo văn bản điều ước đã chuẩn

bị trước của mỗi bên, của 1 bên hoặc cùng đàm phán để trực tiếp xây dựng văn bản điều ước.Bao gồm các hình thức:

+ Thông qua các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài

+ Tại hội nghị quốc tế của 1 tổ chức quốc tế

+Tổ chức 1 hội nghị riêng để đàm phán giữa các bên hữu quan

* Soạn thảo: Nếu đàm phán thành công các bên sẽ soạn thảo văn bản điều ước:

_ Đối với điều ước quốc tế song phương bình thường 2 bên cùng cử đại diện để tiến hành soạn thảo văn bản

_ Đối với điều ước quốc tế đa phương bình thường các bên sẽ thành lập uỷ ban soạn thảo có đại diện tất cả các bên tham gia soạn thảo, điều ước quốc tế của LHQ do uỷ ban quốc tế của LHQ chủ trì& soạn thảo

* Thông qua: Sau khi soạn thảo văn bản dự thảo điều ước các bên tiến hành thông qua văn

bản Văn bản được các bên nhất trí thông qua là văn bản cuối cùng, các chủ thể kết ước không thể đơn phương sửa đổi, chỉnh lý, bổ sung mới

_Đối với điều ước quốc tế song phương việc thông qua do 2 bên thoả thuận

_Đối với điều ước quốc tế đa phương:

+Bỏ phiếu kín

+Biểu quyết

+consesus( đồng thuận tuyệt đối) chỉ được thông quakhi tất cả các chủ thể tham gia đồng ý,

Trang 5

chấp nhận Consesus được áp dụng khi việc thực hiện áp dụng điều ước quốc tế chỉcó ý nghĩa, giá trị khi được tất cảcác quốc gia cùng đồng thuận

* Phương pháp thông qua: trọn gói( package deal), từng phần( partie).

Ký điều ước quốc tế: là hành vi của vị đại diện của các bên tham gia ký kết ký vào văn bản điều ước quốc tế nhằm để xác định văn bản điều ước quốc tế chính là văn bản do mình đã đàm phán, soạn thảo hoặc làm cho điều ước quốc tế phát sinh hiệu lực( theo quy định của điều ước quốc tế)

* Các hình thức ký điều ước quốc tế: ký tắt, ký tượng trưng( adreferendum), ký đầy đủ.

+Ký tắt là ký của vị đại diện các bên tham gia đàm phán, xây dựng văn bản điều ước nhằm xác nhận văn bản dự thảo điều ước Ký tắt không làm phát sinh hiệu lực điều ước quốc tế +Ký adreferendum: ký của vị đại diện với điều kiện có sự đồng ý tiếp sau đó của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật quốc gia Hình thức ký này có thể làm phát sinh hiệu lực cho điều ước quốc tế nếu các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia tỏ rõ sự chấp nhận sau khi ký adreferendum

+Ký chính thức( ký đầy đủ): ký của vị đại diện của các bên vào văn bản dự thảo điều ước Sau khi ký đầy đủ điều ước quốc tế có thể phát sinh hiệu lực Đây là hình thức ký phổ biến nhất& được áp dụng cho cả điều ước quố tế song phương & đa phương

Phê chuẩn hoặc phê duyệt: là hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm công nhận hiệu lực của điều ước quốc tế( chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đối với quốc gia mình)

* Phê chuẩn : Theo đ 31 luật ký kế, gia nhập, thực hiện điều ước quốc tế 2005 cần phê

chuẩn:

+Điều ước quốc tế quy định phải phê chuẩn

+Điều ước quốc tế nhân danh nhà nước: do chủ tịch nước trực tiếp ký với người đứng đầu nhà nước khác, điều ước quốc tế về hoà bình, an ninh, biên giới, lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, điều ước quốc tế về quyền& nghĩa vụ của công dân, về tương trợ tư pháp, về tổ chức quốc tế phổ cập& tổ chức quốc tế khu vực

+Điều ước quốc tế nhân danh nhà nước theo sự thoả thuận với bên ký kết nước ngoài

+Điều ước quốc tế nhân danh chính phủ có quy định trái với quy định trong các văn bản QPPL của QH, UBTVQH hoặc liên quan đến ngân sách nhà nước

_Thẩm quyền phê chuẩn:

+QH phê chuẩn các điều ước quốc tế do CTN trực tiếp ký với người đứng đầu NN khác, các điều ước quốc tế theo đề nghị của CTN

+CTN phê chuẩn các điều ước quốc tế không thuộc nhóm trên( đ 32 luật ký kết, gia nhập& thực hiện điều ước quốc tế)

* Phê duyệt: Theo đ 43 luật ký kết, gia nhập, thực hiện điều ước quốc tế, các điều ước quốc

tế cần phê duyệt:

Trang 6

+Điều ước quốc tế nhân danh CP có quy định phải phê duyệt.

+ Điều ước quốc tế nhân danh CP có quy định trái với quy định trong văn bản pháp luật của CP

_Thẩm quyền phê duyệt điều ước quốc tế: chính phủ (đ 44 luật kí kết, gia nhập, thực hiện điều ước quốc tế)

*Điểm giống và khác nhau của phê chuẩn và phê duyệt điều ước quốc tế:

_ Giống nhau: đều là hành vi của CQNN có thẩm quyền nhằm công nhận hiệu lực của điều

ước quốc tế ( chấp nhận sự ràng buộc của điều ước QT đối với quốc gia)

_Khác nhau:

+Phê duyệt điều ước quốc tế liên quan đến kinh tế, thương mại, KHKT_XH, môi trường …,

sự ảnh hưởng, tác động của điều ước quốc tế cần phê duyệt thấp hơn so với điều ước quốc tế cần phê chuẩn Điều ước quốc tế cần phê chuẩn chủ yếu là những điều ước quốc tế đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về các lĩnh vực: hoà bình, an ninh, lãnh thổ, biên giới, chủ quyền quốc gia, gia nhập các tổ chức quốc tế toàn cầu (WTO), khu vực( ASEAN), lĩnh vực tương trợ tư pháp, tài chính quốc gia

+Thẩm quyền phê chuẩn theo luật quốc gia quy định cho cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất hoặc nguyên thủ quốc gia

+Thẩm quyền phê duyệt điều ước quốc tế là thuộc cơ quan hành pháp

14 Gia nhập điều ước quốc tế:

_Là hành vi đơn phương của 1 quốc gia chấp nhận ràng buộc với điều ước quốc tế mà quốc gia chưa phải là thành viên

_Điều ước quốc tế nào được gia nhập do chính điều ước quốc tế đó quy định

_Thủ tục gia nhập do chính điều ước quốc tế đó quy định

_Chủ thể gia nhập điều ước quốc tế phải tuân thủ toàn bộ nội dung điều ước quốc tế

_ Chủ thể gia nhập điều ước quốc tế có quyền bảo lưu nếu điều ước quốc tế đó cho phép bảo lưu

_ Chủ thể ra quyết định gia nhập điều ước quốc tế do luật quốc gia quy định

_Quốc gia có thể gia nhập điều ước quốc tế khi: đã hết thời hạn ký trực tiếp vào điều ước hoặc khi điều ước quốc tế đã phát sinh hiệu lực

_Gia nhập điều ước quốc tế chỉ cần 1 bước duy nhất là nộp văn kiện gia nhập Việc gia nhập

có thể được thực hiện bằng nhiều cách: gửi công hàm xin gia nhập, ký trực tiếp vào văn bản, phê chuẩn hoặc phê duyệt điều ước

15 Bảo lưu điều ước quốc tế

Trang 7

_ Bảo lưu điều ước quốc tế là hành vi đơn phương bất kể cách viết hay tên gọi như thế nào của 1 quốc gia đưa ra khi ký kết, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế nhằm qua đó loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực của 1 hoặc 1 số quy định của điều ước trong việc áp dụng chúng đối với quốc gia đó( Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế)

_Bảo lưu là quyền của các chủ thể khi tham gia ký kết điều ước quốc tế nhưng quyền này cũng không phải là quyền tuyệt đối mà nó bị hạn chế trong những trường hợp nhất định: quốc gia không bảo lưu những điều ước quốc tế song phương, những điều ước quốc tế cấm bảo lưu, những điều khoản không cho phép bảo lưu, những bảo lưu không phù hợp với đối tượng và mục đích của điều ước (điều 19 công ước Vienna về luật điều ước quốc tế)

_ Khoa học luật quốc tế không đặt vấn đề về bảo lưu đối với điều ước song phương vì trên thực tế điều ước song phương thường không có bảo lưu và nếu có thì bảo lưu đó sẽ được xem như là một đề nghị mới và các bên cần tiến hành đàm phán lại điều ước đó

_Mục đích của bảo lưu: các quốc gia tham gia& thực hiện tốt nhất điều ước quốc tế trong khả năng có thể, là điều kiện để giúp quốc gia khắc phục khó khăn, vướng mắc về kinh tế, chính trị, pháp luật trước khi thực hiện trọn vẹn điều ước

_Bảo lưu điều ước quốc tế được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của quá trình ký kết điều ước, kể cả giai đoạn gia nhập điều ước Quốc gia có quyền bảo lưu khi ký, phê chuẩn hoặc gia nhập điều ước, nhưng trên thực tế, có trường hợp bảo lưu được thực hiện sớm hơn giai đoạn ký điều ước (tức là khi đàm phán, tại hội nghị của tổ chức quốc tế hoặc khi soạn thảo thông qua điều ước) và trong các trường hợp đó bảo lưu thường được ghi nhận trong biên bản của kỳ họp, và được gọi là “bảo lưu trước” hoặc “bảo lưu sơ bộ” Bảo lưu như vậy không làm phát sinh hệ quả pháp lý và được áp dụng (nhưng không phải là bắt buộc) trong các giai đoạn tiếp theo khi ký điều ước và không phải là bảo lưu điều ước Bảo lưu tại các hội nghị quốc tế thường do một ủy ban chuyên trách thẩm định và sẽ được thông qua khi 2/3

số quốc gia tham gia hội nghị đồng ý, nhưng theo tỷ lệ này có nhiều quốc gia không ủng hộ

vì họ cho rằng bảo lưu đã mở rộng phạm vi tham gia và áp dụng điều ước

_Quốc gia có quyền bảo lưu& có quyền huỷ bảo lưu trong bất kỳ thời điểm nào nếu thấy cần thiết

_Việc tuyên bố bảo lưu, chấp nhận bảo lưu, rút bảo lưu, phản đối bảo lưu phải được thực hiện bằng văn bản, gửi cho quốc gia bảo quản điều ước và thông báo cho các bên liên quan _Việc bảo lưu bằng văn bản& phải thông báo cho các bên liên quan biết, các bên liên quan bày tỏ quan điểm của mình về việc bảo lưu trong vòng 12 tháng Sau 12 tháng mà không có phản đối bảo lưu thì bảo lưu sẽ có hiệu lực

_Nếu điều ước là văn kiện thành lập tổ chức quốc tế thì 1 bảo lưu cần được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của tổ chức đó

(Các bên liên quan chấp thuận công khai hoặc im lặng không phản đối thì với quốc gia đưa

ra bảo lưu sẽ không thực hiện điều khoản bị bảo lưu Nếu phản đối thì những quy định của

Trang 8

điều ước không có gì thay đổi, vẫn phải thực hiện mọi điều khoản trừ trường hợp điều ước quốc tế cho phép bảo lưu điều khoản đó thì sự phản đối không có giá trị pháp lý)

_ Vì sao lại quy địh có bảo lưu: Điều này xuất phát từ khái niệm bảo lưu, việc bảo lưu chỉ ko thực hiện 1 or một số đkhoản Bảo lưu chỉ đưa ra trong điều ước đa phương Mục đích của

ĐƯ đa phơng là tạo sự liên kết của các quốc gia, tạo sự đa dạng về chế độ kinh tế chính trị,

do đó để có sự bắt tay của nhiều quốc gia thì 1 or một số ĐƯ ko phù hợp với QG nào đó thì quốc gia đó có quyền bảo lưu để duy trì và thu hút các quốc gia trong mqh hợp tác đa

phương

_ Hiệu lực của ĐƯQT do bảo lưu:

+ Cần chú ý rằng, khi ĐƯQT đa phương hạn chế mà có một quốc gia tuyên bố bảo lưu thì điều ước sẽ phát sinh hệ quả pháp lý: Một là, quan hệ pháp lý giữa các quốc gia không bảo lưu và quốc gia có bảo lưu; Hai là, giữa các quốc gia không có bảo lưu với nhau Như vậy, phụ thuộc vào số lượng các quốc gia có bảo lưu mà điều ước sẽ phát sinh ít hoặc nhiều quan

hệ pháp lý, nhưng nếu các bảo lưu đó không liên quan đến nội dung của điều ước, hoặc không thuộc nội dung điều ước điều chỉnh thì bảo lưu đó được xem là thỏa thuận mới mà

các quốc gia muốn bổ sung vào điều ước [8] và trong trường hợp đó bảo lưu đương nhiên sẽ

không làm thay đổi nội dung của điều ước trước đó

+ Trường hợp thành viên khác đồng ý bảo lưu: Bảo lưu chỉ ảnh hưởng tới hiệu lực của điều khoản bảo lưu, còn ko làm ảnh hưởng đến hiệu lực của đ.khoản khc Bảo lưu có thể làm thay đổi or chấm dứt điều khoản bảo lưu

+ Trường hợp các quốc gia khác phản đối bảo lưu, có hau TH xảy ra: Giữa quốc gia bảo lưu

và qgia phản đối bảo lưu ko có điều khoản bảo lưu Và Giữa quốc gia bảo lưu và QG phản đối bảo lưu ko có ĐƯ

+ Nếu quốc gia đưa ra bảo lưu hợp pháp thì dù ntn đi nữa cũng ko phải thực hiện đkhoản bảo lưu đó

_ Chú ý:

+ Điều 20: Chấp thuận và bác bỏ bảo lưu

1 Một bảo lưu được một điều ước rõ ràng cho phép thì không cản được các quốc gia ký kết chấp thuận, trừ khi điều ước quy định việc chấp thuận này

2 Khi số quốc gia tham gia đàm phán có hạn cũng như theo đối tượng và mục đích của điều ước, mà việc thi hành toàn bộ điều ước giữa tất cả các bên là một điều kiện chủ yếu của việc đồng ý nhận sự ràng buộc các điều ước của mỗi bên thì một bảo lưu cần phải được tất cả các bên chấp nhận

3 Khi một điều ước là một văn kiện về việc thành lập một tổ chức quốc tế thì một bảo lưu đòi hỏi có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của tổ chức này, trừ khi điều ước có quy định khác

Trang 9

4 Trong những trường hợp khác với những trường hợp ghi ở những khoản trên, và trừ khi điều ước có quy định khác:

a Việc một quốc gia ký kết khác chấp nhận một bảo lưu làm cho quốc gia đề ra bảo lưu đó trở thành một bên tham gia điều ước trong quan hệ với quốc gia khác nếu hoặc chỉ khi điều ước đó có hiệu lực đối với các quốc gia đó

b Việc một quốc gia ký kết khác phản đối một bảo lưu không cản trở việc điều ước

đó có hiệu lực giữa quốc gia phản đối bảo lưu và quốc gia đề ra bảo lưu, trừ khi quốc gia phản đối bảo lưu đã bày tỏ ý định ngược lại của mình

c Một văn kiện của một quốc gia biểu thị sự đồng ý của mình chịu sự ràng buộc của điều ước kèm theo một bảo lưu sẽ có giá trị khi ít nhất có một quốc gia ký kết khác chấp nhận bảo lưu đó

5 Nhằm những mục đích của các khoản 2 và 4 và trừ khi điều ước có quy định khác, một bảo lưu được coi như được một quốc gia chấp nhận nếu quốc gia này không phản đối bảo lưu sau 12 tháng kể từ ngày nhận được thông báo về bảo lưu đó hoặc vào ngày quốc gia này biểu thị sự đồng ý chịu sự ràng buộc của điều ước, nếu hành động này xảy ra sau ngày bảo lưu được đưa ra

+ Điều 21: Những hậu quả pháp lý của những bảo lưu và của việc phản đối bảo lưu

1 Một bảo lưu đề ra với một bên chiểu theo các điều 19, 20 và 23:

a Thay đổi trong quan hệ giữa quốc gia đề ra bảo lưu với bên tham gia điều ước khác, những quy định của điều ước khác, những quy định của điều ước có bảo lưu, trong chừng mực mà bảo lưu đó nêu ra; và

b Thay đổi những quy định này cũng trong chừng mực đó trong quan hệ của bên tham gia điều ước khác với quốc gia đề ra bảo lưu

2 Bảo lưu không thay đổi các quy định của điều ước đối với các bên khác tham gia điều ước trong những quan hệ inter se của họ

3 Khi một quốc gia bác bỏ một bảo lưu mà không chống lại hiệu lực của một điều ước giữa quốc gia đó và quốc gia bảo lưu, thìnhững quy định có bảo lưu không áp dụng giữa hai quốc gia trong chừng mực mà bảo lưu đó nêu ra

_ Ví dụ: Việt Nam khi tham gia công ước Viên 1969 đã đưa ra bảo lưu đối với điều 66 quy định về giải quyết tranh chấp: khi có tranh chấp phát sinh việc giải quyết tranh chấp do 1 bên yêu cầu h.thức giải quyết QUy định này ảnh hưởng đến chủ quyền, bình đẳng chủ quyền nên Việt Nam đã tuyên bố bảo lưu quy định này khi tham gia công ước Viên 1969 Cuba đồng ý cho Việt Nam bảo lưu điều này thì nếu như sảy ra tranh chấp giữa việt nam và cu ba

sẽ áp dụng điều 66’ để giải quyết tranh chấp Tuy nhiên việc Cuba đồng ý cho VN bảo lưu

có nghĩa là Cuba ko phải thực hiện quy định này Hay như th Nga ko đồng ý cho VN bảo lưu

Trang 10

thì cũng ko có nghiã là Nga ko phải thực hiện quy dịnh này.

* Phân biệt bảo lưu và tuyên bố giải thích ĐƯQT:

_ Tuyên bố giải thích là làm sang tỏ nội dung của ĐƯQT

_ Tuyên bố bảo lưu là làm thay đổi, chấm dứt 1, 1số đkhoản của ĐƯQT

_ Ví dụ: ĐƯQT quy định cấm sử dụng vũ khí giết người hành loạt

1 quốc gia tuyên bố, Vũ khí hạt nhân ko phải là VK giết người hành loạt,

 TUyên bố này là tuyên bố bảo lưu hay tuyên bố giải thích thì phụ thuộc vào thời điểm ký ĐƯ

+ Nếu ký ĐƯ vào t.điểm chưa có VK hạt nhân thì là T.Bố giải thích

+ NẾu ký ĐƯ vào t.điểm đã có VK hạt nhân thì là t.bố bảo lưu

( Luật ĐƯQT quy định có 2 loại giải thích:

+ Giải thích c.thức: CÁc nc cùng đưa ra có rang buộc với các thành viên.

+ Giải thích từng quốc gia: ko rang buộc các TV khc nhưng có Ynghĩa trong việc thực hiện đ,ước của quốc gia đó.)

Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, ngoài bảo lưu các quốc gia còn đưa ra các tuyên bố khi ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước nhằm thể hiện quan điểm của mình về một vấn

đề nào đó liên quan đến điều ước Nhưng nội dung tuyên bố phải thuộc phạm vi điều chỉnh của điều ước và khác với bảo lưu các tuyên bố thường không phải là bảo lưu vì không làm thay đổi nội dung điều ước Có thể minh chứng bằng các ví dụ như sau: Khi phê chuẩn Công ước về dẫn độ (13/12/1957), ngoài bảo lưu Điều 1 “Trách nhiệm dẫn độ”, Nga đã tuyên bố

về một số vấn đề liên quan đến quyền từ chối dẫn độ vì lý do nhân đạo, tức là khi có đủ cơ

sở cho rằng việc dẫn độ đó sẽ làm tăng thêm tính nghiêm trọng cho người cao tuổi hoặc nguy hại trực tiếp đến sức khỏe của con người;

Cách thức tuyên bố nói trên không làm phát sinh hệ quả pháp lý mà chỉ nhằm nhấn mạnh về một nội dung cụ thể nào đó như việc Nga công nhận chiều rộng vùng biển này của Canađa không chỉ đơn giản theo luật quốc tế mà còn trong phạm vi Công ước LHQ năm 1982 về luật biển

Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, các quốc gia thường ít khi đưa ra các tuyên bố hay nói một cách khác số lượng tuyên bố thường ít hơn rất nhiều so với bảo lưu và nếu có thì các tuyên

bố thường có các đặc điểm sau đây: Thứ nhất, các tuyên bố thường mang mầu sắc chính trị hoặc có nội dung nhấn mạnh về một điều khoản cụ thể nào đó; Thứ hai, tuyên bố nhằm chỉ

ra cách thức thực hiện thỏa thuận giữa quốc gia tuyên bố với một bên cụ thể nào đó; và Thứ

ba, đó là tuyên bố giải thích

Ngày đăng: 17/09/2015, 22:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w