1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Thực trạng công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, năm 2009

79 4,7K 44
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 15,33 MB

Nội dung

iil TOM TAT DE TAI Quản lý TTBYT là các hoạt động đặc thù như: công tác xây dựng tiêu chuẩn và thực hiện kiểm chuẩn, kiểm định TTBYT, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chuyên ngành TTIBY

Trang 1

THUC TRANG CONG TAC QUAN LY

TRANG THIET BI Y TE

TAI BENH VIEN DA KHOA XANH PON, NAM 2009

Luan van Thac s¥ Quan ly Bénh vién

Mã số: 60.72.77

Học viên: Bùi Việt Hùng

Hướng dẫn khoa học: TS.Vũ Xuân Phú

Hà Nội - 2010

Trang 2

DANH MUC CAC CHU VIET TAT

Cán bộ y tế

Giám đốc

Giám sát Khám chữa bênh

Kế hoạch tổng hợp

Kỹ sư

Kỹ thuật viên Ngân sách nhà nước

Nhân viên y tế Phó giám đốc

Tài chính kế toán

Trang thiết bị y tế Trung ương

Vật tư tiêu hao

Xã hội hóa

Trang 3

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . ccccc:-+5c+sccee 15

1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cu «cesxE2-2gesi 15

3 Thời gian vĩ địa didin nehi6n clr cssssscaessarccctsoenserevsssarsnvenesneeaessenorsessreeneh 15

3 Thiết kế nghiên cứu ¿ 2+ +++2+++2E+2EEY2E1YEEELEEEkxtrtrkrrrkkkrrkerrikrrrkee 16

4 Mẫu và phương pháp chọn mẫu - ¿5+ + eetkerrkertkrrrerrrerrrree 16

5 Phương pháp thu thập số liệu -. . ¿-++5++tsrxvrertrrxerrrrrxrrrrrkrerrree 17

8 Xữ l'vũ phấn Hóff số liệu «-osedi sen LÔng ng ngygg0x3snmtl30830303ã-x61) 18

7 Các biến số nghiên cứu và các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn 19

8; Khia cạnh đạo đức nghiÊH CỮU se sissnkiA ta 681 1112112 210101013080118EE160040186041048006) 22

Churong 3 KET QUA NGHIEN CUU cessccssssssssessssscssnsessessseessneeeneeennsenneeesneees 23 Chương 4 BÀN LUẬN 2-222+©22z+2E+2EEEEEEEEEtEEEErEErrrrrrrrrrrrrrkrrre 34 Ghương:5 KT THUẬN Ãscasnsnsssnunfi S cC: lyntangtardttoendteRsonsoaDnDÐRll 41 Churong 6 KHUYEN NGHI ccccccsscsssesssecsseessecssecssecsnecsscesecensceseeeneceneeeneeeseeesees 45 TAI LIEU THAM KHAO csccssscsscsoessesssssssssosessesccussncescsecseescsuecuesesseeseesseneeseens 47

Eh tiie: Hung Íý Huyet cosleecnstigntanhs aramviaacoaxammarenueednmmnanel 51

Phụ lục 2 Bộ công cụ thu thập SỐ lỆU ásc tt T3 1 19112101111 111111 1 xe 52

66

Phụ lục 3 Hướng dẫn thảo luận nhóm . +2-5++c++csxcsrerverrres

Trang 4

iil

TOM TAT DE TAI

Quản lý TTBYT là các hoạt động đặc thù như: công tác xây dựng tiêu chuẩn

và thực hiện kiểm chuẩn, kiểm định TTBYT, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực

chuyên ngành TTIBYT, tìm các nguồn vốn để tăng số lượng, chất lượng các TTBYT, giám sát việc sử dụng TTBYT tại các khoa phòng làm tốt các hoạt động này sẽ phát huy tối đa hiệu quả sử dụng của các TTBYT trong các cơ sở y tế

Nghiên cứu “Thực trạng công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện

Xanh Pôn năm 2009” được tiến hành với mục tiêu: Mô tả thực trạng công tác quản

lý trang thiết bị y tế và kiến thức sử dụng — bảo quản TTBYT tại Bệnh viện Trên cơ

sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác này để nâng cao

chất lượng khám chữa bệnh của Bệnh viện

Nghiên cứu được tiến hành từ 1/4/2010 đến 25/6/2010, tại 20 khoa phòng

lâm sàng trong Bệnh viện Xanh Pôn Trong để tài sử dụng phương pháp nghiên cứu:

mô tả, thảo luận nhóm nghiên cứu định lượng và sử dụng số liệu thứ cấp.Có 142

NVYT các khoa, 9 nhân viên phòng Vật tư tham gia nghiên cứu Nghiên cứu đã chỉ

ra công tác quản lý, giám sát sử dụng TTBYT của phòng Vật tư là tương đối tốt thể hiện ở các việc: quản lý số đầu máy, kỹ năng giám sát sử dụng, bảo quản, sửa chữa TTBYT của CBKT phòng vật tư, xây dựng tài liệu kỹ thuật liên quan đến TTBYT, phân công CBKT phụ trách, theo dõi cụ thể các TTBYT theo khối chuyên môn, hoặc theo chủng loại TTBYT Tuy nhiên, công tác quản lý TTBYT của lãnh đạo các khoa phòng là chưa tốt, tần số giám sát còn ít, chưa phân công cụ thể cá nhân phụ

trách TTBYT Kiến thức hiểu biết về sử dụng TTBYT của NVYT các khoa ở mức

khá (71,83% ở mức đạt yêu cầu trở lên, tập trung ở lứa tuổi 30 - 39), công tác sử dụng, bảo quản TTBYT tại các khoa ở mức khá (85,38% các TTBYT đang sử dụng đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật) Công tác quản lý TTBYT tại Bệnh viện Xanh Pôn có

nhiều thuận lợi như: Số lượng TTBYT đạt 90% yêu cầu của Bộ Y tế, BV đã dành

3% kinh phí ngân sách của BV cho công tác mua mới, sửa chữa TTBYT Một số

Trang 5

khó khăn là: công tác kiểm định TTBYT còn yếu, quá tải BN ảnh hưởng đến công

tác bảo dưỡng TTBYT số lượng CBKT phòng Vật tư chưa đáp ứng khối lượng

công việc hiện tại

Nghiên cứu cũng đã đưa ra các khuyến nghị với các cấp lãnh đạo Bộ Y tế, Sở

Y tế, BV, phòng Vật tư, khoa lâm sàng để tăng cường chất lượng quản lý TTBYT

trong BV như: cải thiện chính sách y tế, BHXH, tích cực huy động nguồn vốn khác nhau để trang bị TTBYT, chuyên nghiệp hóa công tác quản lý TTBYT tại BV

Trang 6

DAT VAN DE

TTBYT bao gồm các loại thiết bị, dụng cụ, vật tư, phương tiện phục vụ cho

các hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, là loại hàng hoá đặc biệt, chủng loại đa dạng luôn được cập nhật ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ

mới, thế hệ công nghệ luôn thay đối [8]

Ngày nay, TTBYT là một trong ba lĩnh vực quan trọng của Hệ thống y té:

THAY THUOC - THUOC - TTBYT Ba lĩnh vực này được gắn kết với nhau để

quyết định hiệu quả, chất lượng công tác khám chữa bệnh , nếu thiếu một trong ba yếu tố này thì Hệ thống cung cấp dịch vụ y tế không hoạt động được

THAY

Hình 1: Mối liên hệ giữa Thay thuéc — Thuéc — TTBYT

Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đặc biệt trong giai đoạn

công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, nhu cầu chăm sóc bảo vệ sức khoẻ của

nhân dân đòi hỏi chất lượng ngày càng cao, đo đó trang thiết bị y tế cần được cung

ứng phù hợp với nhu cầu phát triển của Ngành y tế.

Trang 7

và thực hiện kiểm chuẩn, kiểm định TTBYT, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực

chuyên ngành TTBYT, tìm các nguồn vốn để tăng số lượng, chất lượng các

TTBYT, giám sát việc sử dụng TTBYT tại các khoa phòng làm tốt các hoạt động

này sẽ phát huy tối đa hiệu quả sử dụng của các TTBYT trong các cơ Sở y tế

Tại Việt Nam, trong những năm vừa qua Bộ Y tế đã đầu tư nâng cấp

TTBYT cho các cơ cổ y tế thuộc các lĩnh vực: y tế dự phòng, khám chữa bệnh, y

học cỗ truyền Tuy nhiên, TTBYT hiện nay của các BV nhìn chung còn thiếu,

chưa đồng bộ và lạc hậu so với các nước trong khu vực Hầu hết các TTBYT đang

sử dụng tại các cơ sở y tế chưa được định kỳ kiểm chuẩn, bảo dưỡng và sửa chữa,

không đủ nguồn, vốn để đầu tư và đổi mới, nhiều đơn vị không đủ kinh phí để

mua VTTH sử dụng cho BN khi sử dụng TTBYT Trình độ của đội ngũ cán bộ

chuyên môn y tế chưa đủ để khai thác hết các tính năng kỹ thuật và công suất của TTBYT hiện có Năng lực của cán bộ kỹ thuật TTBYT chưa theo kịp những đổi

mới về kỹ thuật và công nghệ [10] Hiện nay, TTBYT tại các cơ sở y tế rất đa dang, phong phú về chủng loại, được đầu tư bằng các nguồn vốn khác nhau,

nhưng cũng chưa đáp ứng được việc phục vụ số lượng BN ở các BV, trình độ của người trực tiếp sử dụng TTBYT và trình độ chuyên môn của các CBKT chưa theo

kịp phát triển về công nghệ của các TTBYT [26]

Bệnh viện Da khoa Xanh Pôn là BV hạng một trực thuộc Sở Y tế Hà Nội,

với 520 giường bệnh kế hoạch và bốn chuyên khoa đầu ngành của thành phố Hà Nội là: Ngoại, Nhi, Xét nghiệm, Phục hồi chức năng Số BN đến khám và chữa

bệnh tại BV luôn trong tình trạng quá tải số thẻ BHYT đăng ký tại BV năm 2009

là 390.000 thẻ, số BN khám bệnh: 616.724 lượt BN/năm, số BN điều trị nội trú:

42.818 BN/năm, số BN phẫu thuật: 7.316 BN/năm, tổng SỐ ca chụp CT Scan,

MRI:119.163 lần và 07 kỹ thuật lâm sàng mới được lần đầu triển khai tại BV như:

Mỗ lấy sỏi niệu quản qua nội soi mổ tạo hình niệu đạo cho BN nhi, đo áp lực nội

Trang 8

sọ qua catherter vào não thất [4] Với bối cảnh thực tế của BV như đã nêu trên,

ngoài sự nỗ lực rất lớn của đội ngũ thầy thuốc và NVYT của BV thì rất cần có một

hệ thống TTBYT đáp ứng được yêu cầu của công tác KCB để góp phần giải quyết quá tải công việc tại các khoa, phòng trong BV

Nghiên cứu, đánh giá các hoạt động quản lý sử dụng TTBYT là một lĩnh vực không thể thiếu, nhằm tìm ra những mặt tích cực và hạn chế của hệ thống tổ

chức, quản lý sử dụng TTBYT, làm cho hệ thống tổ chức này ngày càng hoạt

động hiệu quả hơn trong lĩnh vực TTBYT, phục vụ tốt công tác chăm sóc sức

khỏe nhân dân Thực tế công tác tiến hành nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản

ly, sử dụng TTBYT chưa được các cơ sở y tế chú ý và đầu tư thích đáng, hầu như chưa có đề tài nào đề cập đến vấn đề này ở Việt Nam cũng như ở Bệnh viện Xanh Pôn Nếu như các cơ sở y tế thường xuyên tiến hành đánh giá thực trạng công tác quản lý và sử dụng hiệu quả các TTBYT thì sẽ giúp cho lãnh đạo các BV làm tốt

công tác quản lý BV, làm tốt công tác KCB

Nghiên cứu này nhằm đánh giá công tác quản lý TTBYT tại Bệnh viện Xanh Pôn Nghiên cứu sẽ giúp ích rất nhiều cho ban lãnh đạo BV xây dựng kế hoạch định hướng công tác, xây dựng các biện pháp can thiệp để cải thiện, nâng

cao chất lượng KCB tại BV Qua đó, BN đến khám và điều trị tại Bệnh viện Xanh

Pôn và nhân dân Thủ đô sẽ được hưởng lợi từ việc chất lượng KCB của BV được

nâng cao

Trang 9

Mô tả thực trạng công tác quản lý trang thiết bị y tế và kiến thức sử dụng — bao

quản TTBYT tại Bệnh viện Xanh Pôn năm 2009 Trên cơ sở đó đề xuất một số giải

pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý TTBYT để nâng cao chất lượng

KCB cua Bénh viện

2 Muc tiéu cu thé

1 Đánh giá thực trạng công tác quản lý TTBYT của các khoa lâm sàng, Phòng Vật tư - Bệnh viện Xanh Pôn

2 Đánh giá kiến thức hiểu biết và thực tế thực hành sử dụng, bảo quản

TTBYT của NVYT tại các khoa lâm sàng trong BV

3 Mô tả những khó khăn, thuận lợi trong công tác quản lý TTBYT tại Bệnh

viện Xanh Pôn.

Trang 10

Chuong 1

TONG QUAN TAI LIEU

1.1 Khai niém vé TTBYT

“ TTBYT bao gom cac loai thiết bị dụng cu, vat tu, phương tiện phục vụ cho

các hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, là loại hàng hoá đặc biệt, chủng loại đa dạng luôn được cập nhật ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ

mới, thế hệ công nghệ luôn thay đổi” [8]

Theo Ủy ban tư vấn về tiêu chuẩn chất lượng/nhóm công tác về sản phẩm TIBYT (ACCSQ-MDPWG) thi: TTBYT là những dụng cụ bộ dụng cụ, thiết bị máy móc, vật dụng, mô cấy, thuốc thử trong phòng thí nghiệm phần mềm, nguyên vật liệu hay các vật phâm tương tự hoặc có liên quan khác dùng trong ngành y tế:

+ Chẩn đoán, phòng ngừa, theo dõi, điều trị hay làm nhẹ bệnh

+ Chẩn đoán, theo dõi, điều trị, làm dịu hay phục hồi chan thương

+ Kiểm tra, thay thế, điều chỉnh hoặc hỗ trợ công tác giải phẫu hay các quy trình sinh lý khác

Thiết bị y té được dùng độc lập sẽ không phát huy được hiệu quả như mong

muốn trên cơ thể con người, cần phải phối hợp các phương pháp như: được lý học,

miễn dịch học hay trao đổi chất thì chức năng của chúng mới hoàn thiện hơn và đạt

hiệu quả cao hon [12]

1.2 Thực trạng trang thiết bị y tế ở Việt Nam

Những kết quả ban đầu về điều tra TTBYT trong cả nước (1991 - 1994) do

Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế - Bộ Y tế tiến hành:

- Tuyến TW: Chỉ đạt 40% về chủng loại và số lượng Hiệu quả trong chân

đoán và điều trị đúng tính năng kỹ thuật chỉ đạt 20%.

Trang 11

nhiều cơ sở còn thiếu cả những dụng cụ thông thường

- Một số huyện vùng sâu vùng xa vẫn đang sử dụng những TTBYT từ những năm 1980 [24]

Đến nay, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trong hơn mười năm thực hiện đổi mới vừa qua, Ngành Y tế đã đầu tư nâng cấp trang thiết bị cho các cơ

sở thuộc các lĩnh vực: y tế dự phòng, y học cỗ truyền, đào tạo nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc và TTBYT Đặc biệt, các trung tâm y tế

chuyên sâu tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai ứng dụng nhiều tiến

bộ khoa học kỹ thuật moi, str dung nhiều phương tiện hiện đại trong khám, chữa

bệnh, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân [8]

Tại các bệnh viện tỉnh, các khoa chủ yếu như: chân đoán hình ảnh, xét

nghiệm sinh hóa, phòng mề và hồi sức cấp cứu đã được trang bị một số thiết bị cơ bản: máy X-quang cao tần - tăng sáng truyền hình, máy siêu âm, máy nội soi, máy xét nghiệm sinh hóa nhiều chỉ số, máy xét nghiệm huyết học, máy gây mê, máy thở, máy sốc tìm, máy theo dõi BN

Các trung tâm y tế huyện đã được trang bị những thiết bị chân đoán thiết yếu, hầu hết đã có máy X-quang với công suất phù hợp, máy siêu âm chân đoán và xe 6

tô cứu thương Các trạm y tế xã đã được cung cấp các thiết bị, dụng cụ cần thiết dé

phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu và thực hiện các dịch vụ về dân số kế hoạch

hóa gia đình [10]

TTBYT của Việt Nam hiện nay nhìn chung còn thiếu, chưa đồng bộ và lạc

hậu so với các nước trong khu vực Hầu hết trang thiết bị y tế đang sử dụng tại các

cơ sở y tế chưa được định kỳ kiểm chuẩn, bảo dưỡng và sửa chữa, không đủ nguồn vốn để đầu tư và đổi mới, nhiều địa phương không có đủ kinh phí để mua VTTH

Trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên môn y tế chưa đủ để khai thác hết tính năng và

công suất của trang thiết bị hiện có Năng lực của CBKT sửa chữa TTBYT chưa

Trang 12

dap ứng kịp những đổi mới về kỹ thuật và công nghệ Chất lượng đào tạo, bố trí sử

dụng nhân lực chuyên sâu về kỹ thuật thiết bị y tế còn thấp so với yêu cầu [8] [26]

1.3 Chu trình về quản lý TTBYT

1.3.1 Quản lý công tác mua sắm TTBYT

1.3.1.1 Hoạt động mua sắm TTBYT

Về góc độ quản lý, hoạt động mua sắm TTBYT phải đảm bảo những yêu cầu

e Chi phi thấp nhất (tại thời điểm mua)

£ Đúng thủ tục, quy chế về quản lý mua sắm của nhà nước [15].[19].[30]

Đáp ứng được 6 yêu cầu trên, đòi hỏi người quản lý, bộ phận quản lý phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm công tác Tuy nhiên với những thiết bị y tế

hiện đại, đồng bộ, giá trị kinh tế cao thì việc chọn mua được thiết bị có cấu hình phù

hợp với yêu cầu sử dụng, chất lượng tốt, đúng thủ tục, quy chế, và giá cả hợp lý là rất khó

Điều đó khó vì chúng ta thiếu kinh nghiệm trong sử dụng, thiếu kiến thức đối với các TTBYT mới được đưa vào sử dụng tại Việt Nam, trong lúc những loại TTBYT mới được sử dụng trong Ngành y tế ngày càng nhiều, thiếu thông tin về các

nhà sản xuất TTBYT, thiếu thông tin về giá

Mặt khác, trong công tác quản lý Nhà nước, các quy chế, thủ tục mua sắm luôn thay đi, đòi hỏi người quản lý luôn phải cập nhật kiến thức chuyên môn, cũng như hệ thống văn bán quy phạm pháp luật để có thể triển khai hoạt động mua sắm đạt kết quả tốt nhất

Trang 13

- Có đầy đủ tài liệu kỹ thuật (cataloges) chào hàng loại thiết bị y tế cần mua của ít nhất 4 hãng ni tiếng trên thế giới hoặc trong nước dé làm cơ sở so sánh (cầu

hình, tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng)

- Có chứng chỉ đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế

- Thiết bị có khả năng ghép nối và nâng cấp

- Đào tạo, hướng dẫn sử dụng và bảo dưỡng thiết bị

- Có khá năng cung cấp vật tư tiêu hao và phụ tùng thay thế giá thấp ít nhất

là 5 năm khi hết thời gian bảo hành

- Thời gian bảo hành là bao lâu (12 tháng, 24 tháng, 36 tháng)

- Uy tín của nhà cung cấp trên thị trường Việt nam

1.3.1.3 Lập kế hoạch mua sắm vật tư tiêu hao, phụ tùng thay thế và thiết

- Đối với phụ tùng thay thế và dụng cụ như: Các linh kiện thay thế cho máy

x-quang, máy điện tim, điện não v.v và các dụng cụ dùng trong khám, chẩn đoán và

điều trị, các dụng cụ phục vụ cho phòng mổ phải tiến hành lập kế hoạch theo quý

trên cơ sở nhu cầu của các khoa phòng gửi về phòng hay tổ vật tư của BV

1.3.2 Quản lý hiện trạng TTBYT

Một số nội dung chính trong quản lý hiện trạng TTBYT:

- Quản lý số đầu máy/ địa điểm lắp đặU đơn vị quản lý

- Quản lý tài liệu kỹ thuật liên quan đến thiết bị (tài liệu hướng dẫn sử dụng -

Instroduction Manual, tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng sửa chữa - Service Manual)

HỆ

Trang 14

Sau mỗi lần sử dụng máy, thiết bị - người vận hành phải ghi vào nhật ký vận

hành những thông tin sau: Ngày tháng năm sử dụng/ số giờ sử dụng/ đối tượng

thăm khám (mẫu đo bệnh nhân khám)/ tình trạng thiết bị/ người sử dụng

Nếu máy có sự cố trong ca làm việc phải báo trưởng đơn vị, báo phòng Vật

tư TTB cùng làm biên bản xác định mức độ hỏng hóc, nguyên nhân, hướng khắc phục

Việc ghi nhật ký đầy đủ hàng ngày sẽ giúp cho công tác đánh giá hiệu quả

khai thác sử dụng và tính được hiệu quả đầu tư

Lập số theo dõi (quản lý) thiết bị hay gọi là lý lịch thiết bị:

Số quản lý thiết bị - Còn gọi là lý lịch thiết bị Mỗi cuốn lý lịch dùng cho một

thiết bị, trong đó cần ghi các thông tin:

- Tên thiết bị, ký mã hiệu, model, nước sản xuất

- Cấu hình (bao gồm thiết bị chính và những thiết bị ngoại vì)

- Năm nhận thiết bị

- Giá tiền

- Nguồn kinh phí

- Đơn vị cung cấp thiết bị

- Tên người quản lý trực tiếp

- Vị trí lắp đặt

- Tình trạng thiết bị lúc tiếp nhận.

Trang 15

Va cac trang dé ghi:

+ Số lần hỏng hóc

+ Ngày dừng máy để sửa chữa

+ Bộ phận đã sửa chữa

+ Chất lượng (các chức năng của máy) sau sửa chữa

+ Di, biến động của thiết bị (bao gồm cả phần mua sắm nâng cấp, chuyên đơn vị, người sử dụng)

Một số đơn vị đã triển khai công tác quản lý trang thiết bị theo chương trình phần mềm được cài đặt trên máy vi tính

Biên bản kiểm chuẩn

Biên bản kiểm chuẩn là tài liệu ghi lại các kết quả trong quá trình kiểm chuẩn, đặc biệt là các số liệu và kết quả của việc kiểm đo lường Đây là tài liệu gốc

có tính chất pháp lý quan trọng vì nó là cơ sở để đánh giá, phân tích kết quả kiểm

chuẩn Người kiểm chuẩn, phương tiện đo phải ghi lại đầy đủ và trung thực các số

liệu, không được tùy tiện vứt bỏ các số liệu mà mình cảm thấy vô lý

Chứng chỉ kiểm chuẩn

Theo định kỳ 6 tháng hoặc 12 tháng (tuỳ theo từng thiết bị) tất cả TTBYT đang sử dụng tại các cơ sở phải được cơ quan có thâm quyền đến kiểm định và cấp

chứng chỉ

Hiện nay, trong Ngành y tế công việc này tiến hành còn rất hạn chế, tuỳ tiện

do những lý do chủ quan và khách quan dưới đây:

Pháp lệnh đo lường chưa được chấp hành nghiêm trong hoạt động chăm sóc,

bảo vệ sức khoẻ

Trong phân bố kinh phí hàng năm chưa có hạng mục: Kinh phí kiểm chuẩn TTBYT

Trang thiết bị đo chuẩn, trình độ cán bộ, lực lượng cán bộ của Phòng đo

chuẩn thuộc Viện TTB và Công trình y tế chưa đáp ứng được yêu cầu, kiểm chuẩn TTBYT của các cơ sở trong ngành

Trang 16

11

Tuy nhiên trong một vài năm gần đây Viện TTB-CTYT đã được trang bị một

số thiết bị đo chuẩn, tổ chức nhiều lớp tập huấn và đã được cấp giấy uỷ quyền kiểm

chuẩn một số thiết bị như: Kiểm tra độ an toàn tia xạ, chất lượng các máy X- quang, CT-Scanner, nhiệt kế y học, huyết áp kế, thiết bị áp lực trong y té nhung van chua

đáp ứng được yêu cầu của Ngành

1.3.3 Quản lý bảo dưỡng và sửa chữa TTBYT [29]

1.3.3.1 Bảo dưỡng TTBYT

Bảo dưỡng TTBYT là tiến hành bảo dưỡng theo kế hoạch Dựa vào số lượng,

chủng loại TTBYT trong phạm vi quản lý, người phụ trách xây dựng lịch bảo dưỡng theo yêu cầu cụ thể của từng loại thiết bị (yêu cầu bảo dưỡng theo ngày,

tuần, thang, 3 thang, 6 thang, 1 nam), số giờ và trình độ cán bộ kỹ thuật cần để tiến hành một hoạt động bảo dưỡng để làm cơ sở phân công công việc cho từng người và

qua đó tổng hợp yêu cầu về nhân sự trong phòng:

- Số kỹ sư, kỹ thuật viên y sinh học

- Kỹ sư, kỹ thuật viên tin học

- Kỹ sư, công nhân cơ khí

- Các cán bộ kỹ thuật khác

Trên cơ sở lịch công tác và chức năng nhiệm vụ của từng người đã được quy

định - từng cán bộ có trách nhiệm thực hiện theo đúng quy định, kết quả công việc,

xác nhận trên cơ sở biên bản bảo dưỡng được xác nhận giữa người bảo dưỡng và

người quản lý thiết bị

Để đơn giản, điều này được ghi ngắn gọn trong lý lịch thiết bị, có ký nhận

của hai phía

Bảo dưỡng dự phòng tiến hành tốt đảm bảo tính chủ động trong công tác của

từng cán bộ kỹ thuật, đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ học hỏi, trau đồi nâng cao

tay nghề và đặc biệt là: Nếu thực hiện bảo dưỡng thiết bị theo kế hoạch thì giảm

được hỏng hóc của thiết bị, nâng cao "tuổi thọ" của thiết bị, nâng cao hiệu quả đầu

1.3.3.2 Sửa chữa TTBYT

Trang 17

Mặc dù tiến hành bảo dưỡng theo kế hoạch được tiến hành tốt, song vẫn có những TBYT có hỏng hóc bắt thường cần được tổ chức sửa chữa càng nhanh càng tốt, phục vụ yêu cầu chuyên môn của cơ quan (trường hợp này gọi là sửa chữa "cấp cứu")

Có hai hình thức tiến hành sửa chữa TTBYT được áp dụng:

Tự sửa chữa

Công việc sửa chữa được tiến hành bởi phòng vật tư thiết bị y tế của đơn vị Đối

với các bệnh viên Trung ương và một số bệnh viện đa khoa của tỉnh lớn có biên chế đủ các loại kỹ sư: Kỹ sư điện tử y tế (kỹ sư điện tử y sinh học), kỹ sư cơ điện, kỹ sư cơ khí chính xác có từ 10 người trở lên và có khoảng từ 10- 15 công nhân kỹ thuật, có đầy đủ tài liệu kỹ thuật và dụng cụ đồ nghề, có nguồn kinh phí mua phụ tùng thay thế thì hoàn

toàn có thể triển khai công tác sửa chữa tại đơn vị Để tiến hành tốt công tác sửa chữa

phòng vật tư thiết bịy tế chủ động lập kế hoạch loại máy nào sửa chữa trước, loại máy

nào sửa chữa sau nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu khám chữa bệnh của đơn vị

Công tác sửa chữa phải được tiến hành đồng bộ và có sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng vật tư thiết bị y tế với các khoa phòng sử dụng Khi có thiết bị y tế bị hư hỏng,

các khoa phòng viết phiếu yêu cầu gửi về phòng Vật tư -TTB để cử người đến kiểm tra

và xử lý Phần lớn các thiết bị sẽ được sửa chữa tại chỗ Tuy nhiên do năng lực có hạn, tài liệu sửa chữa không đầy đủ nên một số trường hợp các kỹ sư và công nhân kỹ thuật của phòng Vật tư - TTB không thể đáp ứng ngay được mà phải mang về phòng để nghiên cứu và sửa chữa Trong trường hợp đó cần phải có biên bản giao nhận máy ghi rõ tình trạng của máy, các phụ kiện đi theo máy và phải ký tên ghi rõ họ tên người nhận máy Trong trường hợp máy bị hỏng nặng không có phụ tùng thay thế ngay, phòng Vật

tu - TTB phải có trả lời để khoa phòng sử dụng biết lý do máy chưa sửa được (phải chờ mua phụ tùng ở nước ngoài hay phải chờ kinh phí ) Đối với các máy đắt tiền, lãnh đạo

khoa phòng sử dụng và lãnh đạo phòng Vật tư- TBYT có trách nhiệm báo cáo Ban giám đốc dé có hướng xử lý

Trang 18

13

Thuê sửa chữa

Trường hợp TTBYT bị hỏng nặng mà phòng Vật tư không thé ty sửa chữa được thì báo cáo lãnh đạo BV và ký hợp đồng thuê các đơn vị khác có khả năng sửa

chữa TTBYT đó

1.4 Qui trình bảo dưỡng và sửa chữa TTBYT tại các bệnh viện|2]

dung hang ngay| Định kỳ: tháng, quý

Hình 2: Qui trình bảo dưỡng và sửa chữa TTBYT tại BV

Tùy theo trình độ chuyên môn của các NVYT tại các cơ sở y tế, tùy điều

kiện cụ thể của các BV, các TTBYT sau khi được Ban lãnh đạo BV phê duyệt đầu

tư sẽ được lắp đặt tại BV, sau khi được nghiệm thu sẽ được sử dụng tại các khoa

trong BV

Người sử dụng tại các khoa sẽ phải thường xuyên kiểm tra hoạt động của các TTBYT này, báo cáo lãnh đạo khoa, phòng Vật tư để sửa chữa khi có hỏng hóc

Các CBKT của phòng Vật tư sẽ phải có lịch thường xuyên kiểm tra, bảo

dưỡng, sửa chữa định kỳ theo tháng hay quý

Trang 19

Hàng năm, phòng Vật tư tiến hành thống kê kiểm kê các TTBYT trong BV,

sau đó báo cáo trưởng phòng Vật tư về số lượng, hiệu quả sử dụng

Trưởng phòng Vật tư có trách nhiệm đánh giá về mặt kỹ thuật, phân tích hiệu

quả sử dụng của các TTBYT để xây dựng kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa,

mua mới các TTBYT trong BV trong năm tiếp theo, và báo cáo Ban giám đốc BV,

Sở Y tế để sắp xếp nguồn ngân sách

1.5 Thực trạng công tác quản lý TTBYT tại Bệnh viện Xanh Pôn

Được sự quan tâm của UBND thành phố Hà nội, Bộ Y tế, Sở Y tế, cùng với

sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, và sự nỗ lực của tự bản thân Bệnh viện Xanh Pon, đến nay đã có nhiều TTBYT hiện đại đã được đưa vào sử dụng tại Bệnh viện

Xanh Pôn Cùng với sự xuất hiện của các TTBYT hiện đại, chất lượng KCB tại BV

đã được cải thiện đáng kể, chan đoán chính xác hơn, nhanh hơn, số lượng BN được

khám chữa bệnh nhiều hơn, giảm bớt sự phiền hà cho BN Nếu như số TTBYT

này được sử dụng hiệu quả thì sẽ đem lại quyền loi cho BN, ctu sống nhiều BN, uy

tín của BV trong công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân sẽ tăng lên đáng kể

Tính đến năm 2009, tại Bệnh viện Xanh Pôn đã có hơn 1000 TTBYT tại BV,

nhiều TTBYT có giá trị lớn hiện đại và nhiều ứng dụng trong KCB cũng đã được đưa vào sử dụng tại BV như: Máy chụp cộng hưởng từ (MRI), hệ thống X-quang số

hóa (CR DR), dàn mỗ nội soi, máy siêu âm 4D, hệ thống khí y tế trung tâm Kinh

phí từ NSNN dùng để mua mới TTBYT năm 2009 là 4.508 tỷ đồng (tăng 361,8 %

so với năm 2008 ) [4]

Năm 2009, BV cũng đã dành 1,5 tỷ đồng (tăng 158,9% so với năm 2008)

dùng để chỉ cho việc sửa chữa, bảo trì và mua vật tư tiêu hao cho các TTBYT tại

BV Phòng Vật tư của BV cũng đã mở 12 lớp tập huấn sử dụng các TTBYT cho NVYT các khoa trong BV

Với điều kiện thực tế của BV các TTBYT luôn trong tình trạng hoạt động quá công suất, không được bảo dưỡng định kỳ các NVYT luôn trong tình trạng làm

việc quá tải để thực hiện kịp thời các y lệnh điều trị, cấp cứu nhằm cứu chữa kịp

thời BN, do đó công tác giám sát vận hành, bảo quản các TTTBYT tại các khoa

Trang 20

l5

phòng còn nhiều yếu kém, việc thực hiện các qui định về ghi chép lý lịch nhật ký

máy y tế còn có khi không thực hiện Phòng Vật tư - TTB mới chỉ đảm nhiệm được

nhiệm vụ chính là sửa chữa cấp cứu.»

Trang 21

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Nhóm CBYT có liên quan đến xây dựng kế hoạch công tác TTBYT của

BV:

+ Đại diện BGĐ phụ trách công tác TTBY TT

+ Trưởng phòng Vật tư - TTB, Tài chính kế toán, Kế hoạch tổng hợp

- Nhóm phụ trách công tác quản lý, giám sát sử dụng TTBYTT tại các khoa:

+ Trưởng các khoa có sử dụng TTBYT trong BV (khối HSCC, Phòng

khám Xét nghiệm khoa điều trị)

- Nhóm CBKT trực tiếp sửa chữa, bảo dưỡng, giám sát của phòng Vật tư - TTB: + Nhân viên phòng Vật tư

- Nhóm NVYT trực tiếp sử dụng, bảo quản TTBYT tại các khoa:

+ Các điều dưỡng viên tại các khoa lâm sàng

2.1.2 Tiêu chuẩn chọn lựa:

- Với người được điều tra về kiến thức sử dụng, bảo quản TTBYT: là các CBYT trực tiếp sử dụng các TTBYT trong diện điều tra, có thâm niên công tác từ I năm trở lên tự nguyện tham gia nghiên cứu

- Với người được phát vấn về công tác quản lý TTBYT tại BV: là CBYT

đang công tác tại Bệnh viện Xanh Pôn, gồm đại diện Ban giám đốc, các trưởng, phó

khoa, phòng có liên quan đến công tác TTBYT tại BV, tự nguyện tham gia nghiên cứu

2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ:

- Từ chối không tham gia

- Thời gian công tác tại BV Xanh Pôn < | nam

- Vắng mặt sau 03 lần mời tham gia nghiên cứu

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu:

Trang 22

- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Xanh Pôn

+ Các khoa có sử dụng TTBYT trong bệnh viện

1 Phòng khám Ngoại 9 Khoa Ndi 2 17 PITK

2_ Hồi sức Ngoại 10 YHDT 18 Phòng Mễ

3 PITH II Hồi sức Nhi 19 Ngoại tiêu hóa B

4_ Ngoại Tiêu hoa M 12 Nhi Hô hấp 20 Phòng khám Nhi

5 Phẫu thuậtlồngngực 13 Nhi Tổng hợp

7 Phòng khám Nội 15 Tim mach

8 Hồi sức Nội 16 Khoa Bỏng

+ Phòng Vật tư TTBYT

- Thời gian thu thập số liệu: từ 1/4/2010 đến 10/4/2010

2.3 Thiết kế nghiên cứu

- Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả, thảo luận nhóm, nghiên cứu định lượng và sử dụng số liệu thứ cấp

2.4 Mẫu và phương pháp chọn mẫu

- Phương pháp chọn mẫu

+ Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu cụm

- Cỡ mẫu: do số lượng CBYT trực tiếp sử dụng các loại TTBYT theo tiêu

chuẩn chọn lựa của nghiên cứu là không quá lớn, theo số liệu nhân lực của bệnh

viện, số điều dưỡng tại 20 khoa lâm sàng là 164, số lãnh đạo các khoa phòng là 40

người, vì vậy sẽ chọn tất cả các CBYT đủ tiêu chuẩn chọn lựa để tham gia nghiên

cứu

- Cách thức chọn mẫu:

+ Nhóm 1: Can b6 quản lý cấp BV, khoa, phòng:

> Lựa chọn tất cả cán bộ quản lý tại các khoa lâm sàng, các phòng chức năng và đại diện Ban giám đốc

- Tham gia thảo luận nhóm tập trung về các vấn đề thuận lợi, khó khăn trong

công tác quản lý TTBYTT tại BV Xanh Pôn

TT 260: om CERN APR NEE ER cụ

Trang 23

- Tham gia trả lời bộ câu hỏi phát vấn về công tác quản lý, giám sát việc sử dụng TTBYT tại các khoa trong BV

+ Nhóm 2: CBYT trực tiếp sử dụng TTBYT tại các khoa lâm sàng

>Lưựa chọn toàn bộ cán bộ trực tiếp sử dụng TTBYT tại các khoa lâm sàng

[22]: có 142/164 cán bộ tham gia nghiên cứu, 22 cán bộ còn lại vắng mặt và từ chối

tham gia nghiên cứu

2.5 Phương pháp thu thập số liệu

- Đối với các bản phát vấn tự điền: Mời lần lượt CBYT các khoa trong diện

nghiên cứu lên phòng họp của BV để họ điền vào phiếu tự điền (mỗi lần không quá

20 người), học viên sẽ phổ biến, hướng dẫn cách tự điền vào phiếu cho các CBYT

và trả lời các thắc mắc (nếu có) của người tham gia trả lời Trong thời gian điền

phiếu hướng dẫn mọi người trật tự, không trao đổi để đảm bảo tính chính xác khi trả

lời bộ phiếu Khi kết thúc, thu bài, xem lại các phiếu có điền đầy đủ các thông tin

không, và cảm ơn các CBYT

- Đối với các buổi thảo luận nhóm:

+ Nhóm thảo luận gồm đại diện Ban giám đốc (phụ trách TTBYT), lãnh đạo các phòng chức năng, một số lãnh đạo các khoa trong BV

+ Nội dung thảo luận: Đánh giá của các cá nhân về thuận lợi khó khăn trong việc quản lý TTBYT hiệu quả tại Bệnh viện Xanh Pôn

+ Trong buổi thảo luận, học viên là người chủ trì thảo luận, sử dụng máy ghi

âm để ghi nội dung cuộc họp Cuối buổi họp, nghe lại ghi âm kiểm tra tính rõ ràng,

nếu các vấn đề trong cuộc họp được trả lời rõ ràng, sẽ ghi lại thành văn bản để sử

dụng làm tài liệu tham khảo

- Đối với giám sát công tác sử dụng — bảo quản TTBYT tại các khoa:

- Chọn ra các nhân viên phòng Vật tư có trách nhiệm, có chuyên môn cùng với học viên đi giám sát công tác sử dụng — bảo quản TTBYT tại các khoa trong BV (không thông báo trước ) theo nội dung bộ công cụ của đề tài

- Lựa chọn các TTBYT để phát vấn đánh giá kiến thức về sử dụng, bảo-quản

của NVYT:

Trang 24

19

+ Vi chủng loại các TTBYT tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn là rất lớn, do

đó chọn 03 TTBYT sử dụng phổ biến tại các khoa lâm sàng, tần suất sử dụng cao

trong công tác điều trị, chăm sóc BN để đưa vào danh sách cu thé:

+ Danh mục các TTBYT Bộ Y tế qui định đối với các bệnh viện theo phân

+ Danh mục các TTBYT hiện có tại BV Xanh Pôn

+ Số liệu kinh phí dành cho mua sắm, sửa chữa TTBYT tại BV Xanh Pôn

+ Số liệu thống kê báo cáo hoạt động chuyên môn của BV Xanh Pôn

+ Báo cáo công tác nhân lực phòng Vật tư

+ Các số theo dõi họat động chuyên môn của phòng Vật tư

2.6 Xử lý và phân tích số liệu

- Số liệu sau khi thu thập được nhập bằng phần mềm Epidata 3

- Làm sạch và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0

Trang 25

2.7 Các biến số nghiên cứu, các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá

Phân loại biến số | Yếu tố/biến số | Phương pháp thu thập E

by Loại biên

(phụ thuộc) (độc lập) thông tin/ biên sô

Kỹ thuật chuyên | - So sánh các kỹ thuật theo môn hiện đang | phân tuyến BV của BYT

1 Mô tả thực trạng n m - Định lượng

„ triên khai tại và các kỹ thuật hiện có của

sô lượng và chủng

3 BV BV

loại TTBYT đê đáp

Sô lượng - So sánh các danh mục Định lượng

2 Đánh giá kiên thức - Phát vân đánh giá kiên Định lượng

sử dụng — bảo quản thức sử dụng bảo quản

TTBYT và giám sát | Yếu tố chuyên | TTBYT của nhân viên các

thực hành sử dụng, môn kỹ thuật khoa

bảo quản TTBYT của - Giám sát thực hành vận

NVYT tại các khoa hành TTBYT của nhân

lâm sàng trong BV viên các khoa

- Sô lượng nội quy sử dụng và bảo quản TTBYT

hiện có tại BV

3 Đánh giá thực - Ghi chép đầy đủ nội

trạng công tác quản dung các lần sửa chữa vào

lý TTBYT của phòng | Yếu tố chuyên lý lịch máy Định lượng Vật tư BV Xanh Pôn | môn kỹ thuật và đồ nghề để sửa chữa - Trang bị đủ tài liệu KT

các TTBYT

- Tổ chức đào tạo, tập

Trang 26

- So sánh nguôn kinh dành cho công tác TTBYT hiện

4 Mô tả những khó `

Kinh phí đâu tư | tại của BV ( so với qui khăn, thuận lợi trong

công tác TTBYT | định của BYT dành 5 -7%

công tác quản lý Định lượng

thích đáng cho TTBYT)

TTBYT tại Bệnh viện :

- Lanh dao BV tim kiém

Trang 27

trách sử dụng,sửa chữa

TIBYT

- Mở số theo đối hoạt

động TTBYT tại các khoa

- Xây dựng hướng dẫn sử

dụng TTBYT

Yếu tố kỹ thuật

đối với TTBYT

- Thông kê sô lượng

TTBYT được kiểm định,

kiểm chuẩn

- Thống kê số lượng TTBYT được xây dựng nội quy sử dụng và bảo quản

Định lượng

- Đánh giá chât lượng

TIBYT tai BV Dinh luong

* Tiéu chudn đánh giá:

- Đánh giá kiến thức về sử dụng — bảo quản TTBY của NVYT: khảo sát kiến thức có tổng số 14 câu hỏi

+ Nếu trả lời đúng 13 câu (90%) đạt loại tốt

+ Nếu trả lời đúng 10 - 12 câu (70— 89 %) đạt yêu cầu

+ Nếu trả lời đúng < 10 câu (<70 %) không đạt yêu cầu

- Đánh giá thực hành sử dụng — bảo quản TTBYT tại các khoa: Với mỗi loại

TTBYT được giám sát phải đạt 100% các tiêu chí giám sát Nếu vị phạm | trong các tiêu chí coi như không đạt

- Đánh giá số lượng TTBYT của BV có đạt yêu cầu không: Dựa theo danh mục trang thiết bị y tế cho bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh - huyện, phòng khám đa khoa

khu vực, trạm y tế xã và túi y tế thôn bản đo Bộ y tế qui định

Trang 28

23

- Đánh giá ngân sách của BV năm 2009 chi cho công tác mua mới, sửa chữa —

bảo dưỡng TTBYT có đạt theo yêu cầu dựa theo chỉ thị 01/2003/CT — BYT về tăng

cường công tác quản lý TFBYT do BYT ban hành

2.8 Khia canh dao đức nghiên cứu

- Đề cương của đề tài đã được Hội đồng Đạo đức Trường Đại hoc y tế Công cộng thông qua

- Các đối tượng tham gia nghiên cứu đều chấp thuận, và tự nguyện

- Các thông tin trong các buổi thảo luận nhóm, các phiếu phỏng vấn đều đựoc

mã hóa và không tiết lộ đanh tính

- Các tài liệu tham khảo đều đâm bảo tính chính xác, tính pháp lý

Trang 29

Chương 3

KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU

3.1 Thực trạng công tác quản lý TTBYT tại BV Xanh Pôn 3.1.1 Thực trạng công tác quản lý TTBYT của các khoa lâm sàng

223 45.32

32.37

ElKhông rõ Bl Không Có

Biểu đò 1: Phân công NVT phụ trách trực tiếp TTBVT tại các khoa

Có 45,32% đối tượng được phỏng vấn cho rằng lãnh đạo khoa phòng có

phân công cá nhân trực tiếp phụ trách và quản lý TTBYT (chiếm tỷ lệ cao nhất), 32,37% đối tượng được phỏng vấn cho rằng lãnh đạo khoa phòng không phân công

phụ trách hoặc quản lý TTBYT và chiếm tỷ lệ thấp nhất là 22,3% đối tượng được

phỏng vấn không rõ lãnh đạo khoa ø xu cá nhân trực tiếp phụ trách TTBYT hay không

2 { | I |

Trang 30

25

El Biết hết các QÐ sử dụng TTBYT

@ Biét 1 sé QD str dung TIBYT

O Biét QD sit dung cdc TIBYT duge phan công phụ trách

Biểu đô 2: Đánh giá mức hiễu biết qui định sử dụng — bảo quản TTBYT

tại khoa mình công tác của các NVYT

Có 18,12% đối tượng biết tất cả các qui trình bảo quản TTBYT trong khoa, 15,94% đối tượng biết tất cả qui trình của TTBYT mình phụ trách và có tới 65,84% đối tượng chỉ biết một số qui trình của TTBYT chiếm tỷ lệ cao nhất

Tytimhiéu Lãnh đạokhoa Đồng nghiệp P.Vật tư

Biểu đô 3: Nguôn cung cấp kiến thức sử dụng — vận hành - bảo dưỡng TTBYT

cho NWTYT tại các khoa lâm sàng

Trang 31

hướng dẫn kiến thức liên quan đến bảo quản TTBYT, còn lại 7 đối tượng tự tìm hiểu các kiến thức này chiếm tỷ lệ thấp nhất Trong 142 đối tượng tham gia có 4 đối tượng nhận được thông tin từ tất cả các nguồn trên

35%

5%

28%

Khong giám sát EI llần/tuần El llằn/tháng Bl llằn/quý

Biếễu đô 4: Mức độ giám sát sử dụng, bảo quản TTBVT

của lãnh đạo các khoa lâm sàng

Tìm hiểu về mức độ giám sát kiểm tra sử dụng bảo quản TTBYT tại các khoa phòng, có 35% lãnh đạo khoa phòng cho biết việc kiểm tra giám sát được thực

hiện 1 lần/tháng, 32% trong khoa phòng được kiểm tra 114n/ tuan, 5% số khoa được

giám sát 1 lần/quý và 28% lãnh đạo các khoa không giám sát

Trang 32

27

Biểu đô 5: Nội dung giám sát/kiểm tra sử dụng bảo quản TTBYT

tại các khoa lâm sàng

Lãnh đạo các khoa cho rằng công tác giám sát sử dụng TTBYT của họ

thường tập trung vào công tác giám sát sử dụng đúng qui định, bảo quản đúng qui

định

Biểu đô 6: Tính đây đủ lý lịch các TTBVT tại các khoa phòng

Trang 33

Có 47% số khoa có số lý lịch, 45% số khoa có số có nhưng không đầy đủ và

Biểu đồ 7: Đánh giá thực trạng công tác quản lý TTBYT

của phòng Vat te BV Xanh Pén

Ghi chú biểu đồ:

1: Phân công nhân viên phòng Vật tư phụ trách, theo dõi cụ thể các TTBYT theo khối chuyên môn, hoặc theo chủng loại TTBYT

2: Nhân viên phòng Vật tư thực hiện tốt kỹ năng giám sát sử dụng, bảo quản và

sửa chữa TTBYT tại các khoa

3: Phòng Vật tư có đầy đủ tài liệu kỹ thuật và dụng cụ đồ nghề để nhân viên

tiễn hành sửa chữa TTBYT trong BV

4: Phòng Vật tư có số quan lý số đầu máy/ địa điểm lắp đặt đơn vị quản lý

5: Phòng Vật tư có kế hoạch bảo dưỡng định kỳ các TTBYT trong BV

6: Phòng Vật tư kiểm tra các TTBYT định kỳ tại BV

7: Phòng Vật tư có xây dựng tài liệu kỹ thuật liên quan đến TTBYT: tài liệu

hướng dẫn sử dụng - tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng sửa chữa

Phòng Vật tư thực hiện tốt công tác số quản lý số đầu máy/ địa điểm lắp đặt/

đơn vị quản lý, kỹ năng giám sát sử đụng, bảo quản, sửa chữa TTBYT tại các khoa,

Trang 34

29

xây dựng tài liệu kỹ thuật liên quan đến TTBYT, phân công nhân viên phòng Vật tư phụ trách, theo dõi cụ thể các TTBYT theo khối chuyên môn, hoặc theo chủng loại

TTBYT.Công tác kiểm tra định chất lượng các TTBYT trong BV, có đủ các tài liệu

kỹ thuật và dụng cụ đồ nghề để nhân viên tiến hành sửa chữa TTBYT trong BV; công tác xây dựng kế hoạch bảo dưỡng định kỳ cácTTBYT còn yếu

3.2 Đánh giá kiến thức sử dụng - bảo quán TTBYT và thực tế sử dụng

TTBYT của NVYT các khoa

3.2.1 Đánh giá kiến thức sử dụng - bảo quản TTBYT của các NVYT

Biểu đô 8: Đánh giá kiến thức sử dụng — bảo quản TTBYT

của các NVYT tại các khoa lâm sàng

Kiến thức sử dụng — bảo quản TTBYT đạt yêu cầu là 44,37%, 27,46% đối

tượng được đánh giá có kiến thức tốt, còn lại 28,17% đối tượng có kiến thức không

đạt yêu cầu

3.2.2 Đánh giá các yếu tố liên quan đến kiến thức sử dụng — báo quản

TTBYT của NVYT

Trang 35

Bảng 1: Mỗi liên quan giữa kiến thức sử dụng TTBYT và khoa làm việc của NVYT

Khoa Đánh giá kiên thức sử dụng — bao quan TTBYT Tổn

Không đạt Đạt yêu câu Kiên thức tôt 8

Phân tích mức độ kiến thức của nhân viên y tế các khoa phòng cho thấy có

sự chênh lệnh về kiến thức của các khoa: 50% số cán bộ khoa H§CC ở mức kiến

thức đạt, tỷ lệ này ở khoa nội là 38,89%, khoa ngoại là 43,33% và khối phòng khám

là 26,67% Tuy nhiên mối liên quan này không có ý nghĩa thống kê (x75 6,639, p=0,576>0,05), điều này có thể bị ảnh hưởng bởi cỡ mẫu nghiên cứu nhỏ

Bảng 2: Mới liên quan giữa kiến thức sử dụng TTBYT và độ tuổi của người sử dụng

Nhóm Đánh giá kiên thức sử dụng — bảo quản TIBYT Tên

tuổi Không đạt Đạt yêucầu | Kiến thức tết 8

Trang 36

Đạt yêu câu Không đạt yêu câu

Đạt yêu câu Không đạt yêu cầu

Vị trísử dụng SD không đúng Bảo quản không

không an toàn QÐ, hướng dẫn ding QD

Biéu dé 9: Cac sai sót thường gặp trong sử dụng — bảo quản TTBVT tại các khoa

Trang 37

Các sai sót thường gặp trong sử dụng bảo quản TTBYT là bảo quản không

đúng qui định 25,55% (không sạc điện sau sử dụng, bảo quản nơi không khô,

thoáng), tiếp theo là lỗi đễ TTBYT vận hành ở vị trí không an toàn (treo cao không gắn chặt vào giá đỡ) chiếm 5,38%

3.3 Mô tã những khó khăn, thuận lợi trong công tác quản lý TTBYT tại

Bệnh viện Xanh Pôn

Biểu đô 10: So sánh danh mục kỹ thuật chuyên môn hiện tại của BV Xanh Pôn

so với danh mục chuyên môn phân tuyến kỹ thuật theo hạng BV của Bộ Y tế

Danh mục kỹ thuật đang triển khai tại BV Xanh Pôn so với danh mục phân

tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế đạt 90%.

Trang 38

Chuan BYT @SL hién c6 tai BVXP

Biéu đô I1: Ssố lượng và chủng loại TTBYT để đáp ứng phục vụ công tác khám

Trang 39

Có 40% các cán bộ kỹ thuật phòng Vật tư ở trình độ trung cấp , 30% cán bộ

Biéu dé 13: Kinh phí phục vụ céng tac TTBYT tai bệnh viện Xanh Pôn

Kinh phí của BV chủ yếu chỉ cho công tác chuyên môn như thuốc, vật tư

tiêu hao Kinh phí chỉ cho mua mới và sửa chữa TTBYT còn hạn chế (3%)

Ngày đăng: 18/11/2020, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w