1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh quảng trị

179 1,1K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 179
Dung lượng 3,15 MB

Nội dung

ixBảng 2.16: Tình hình thực hiện quy trình quản lý sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị ...72... TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị là

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI

HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

- -TRƯƠNG THỊ HỒNG LINH

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ

TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH QUẢNG TRỊ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ:

83 40 410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ MINH HÒA

Huế, 2018

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của tác giả dưới sựhướng dẫn khoa học của giáo viên Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luậnvăn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.Tôi cũng xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đã đượccảm ơn và các thông tin trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

TRƯƠNG THỊ HỒNG LINH

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này, ngoài sự cốgắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của các nhàkhoa học, các quý Thầy giáo, Cô giáo Trường Đại học Kinh tế Huế, sự giúp đỡ nhiệttình của các đồng nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị và người thân tronggia đình để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến Cô giáo, PGS.TS Nguyễn ThịMinh Hoà đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian tôi thực hiện đề tài.Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, QuýThầy giáo, Cô giáo Trường Đại học Kinh tế Huế đã truyền đạt kiến thức, góp ý chânthành, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong hai năm học tập cũng như quá trìnhthực hiện luận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn đến ban lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị

đã luôn giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi được tham gia học tập vàhoàn thành luận văn Xin cảm ơn các cán bộ công nhân viên trong Bệnh viện đãgiúp đỡ tôi thu thập số liệu, phỏng vấn để thực hiện luận văn này

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên,ủng hộ, tạo mọi điều kiện cho tôi để hoàn thành Chương trình đào tạo Thạc sỹ.Bản thân tôi cũng đã cố gắng, nỗ lực hết mình trong suốt thời gian qua đểthực hiện tốt luận văn này Tuy vậy, luận văn cũng không tránh khỏi những hạnchế, kính mong nhận được sự chỉ bảo của quý Thầy, Cô giáo

Một lần nữa, tôi xin trân trọng cám ơn!

Quảng Trị, tháng 02 năm 2018

Tác giả

Trương Thị Hồng Linh

Trang 4

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Họ và tên học viên : TRƯƠNG THỊ HỒNG LINH

Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Niên khóa: 2016-2018

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ MINH HOÀ

Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH QUẢNG TRỊ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thầy, thuốc và trang thiết bị y tế (TTBYT) là 3 yếu tố chính, góp phần quyếtđịnh chất lượng, hiệu quả của công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhândân TTBYT là một hàng hóa đặc biệt vì nó liên quan trực tiếp tới sinh mạng củangười bệnh, nhân viên y tế và môi sinh Vì vậy, hoàn thiện cơ chế quản lý trangthiết bị y tế là yêu cầu cấp thiết trong quá trình hoạt động và phát triển củabệnh viện hiện nay, nhằm đề ra những giải pháp phù hợp với định hướng pháttriển và đảm bảo đạt được hai mục tiêu lớn là đảm bảo công bằng y tế và đảm bảotính hiệu quả kinh tế

Xuất phát từ lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị” làm đề tài luận văn thạc sĩ của

mình

2 Phương pháp nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung cơ bản và

các vấn đề liên quan đến quản lý TTBYT tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị

- Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý hiện đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa

tỉnh Quảng Trị

- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập tài liệu; nghiên cứu tổng

quan; nghiên cứu định tính; thống kê mô tả và phương pháp điều tra khảo sát

3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn

Đề tài cung cấp cho các nhà quản lý Bệnh viện các nội dung về cơ sở lý luậnquản lý TTBYT, phân tích đánh giá đúng thực trạng về công tác quản lý TTBYT tạiBệnh viện trong thời gian qua Trên cơ sở đó đưa ra các kết quả đạt được, những

Trang 5

hạn chế và nguyên nhân còn tồn đọng trong công tác quản lý TTBYT trong thời gianqua, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác TTBYT trong thời giantới

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

BVĐK Bệnh viện Đa khoa

HSTC-CĐ Hồi sức tích cực chống độcKTV Kỹ thuật viên

KH&CN Khoa học & Công nghệ

KHTH Kế hoạch tổng hợp NSNN Ngân sách Nhà nước

PT-GMHS Phẫu thuật – Gây mê hồi sứcTCKT Tài chính kế toán

TSCĐ Tài sản cố định

TTBYT Trang thiết bị y tế

TW Trung ương UBND

Uỷ ban nhân dân

VT-TBYT Vật tư – thiết bị y tế

Vụ TTB-CTYT Vụ Trang thiết bị - công trình y tế

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU iv MỤC LỤC v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU viii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ x PHẦN I: MỞ ĐẦU .1

1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

3.ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 3

5.CẤU TRÚC LUẬN VĂN 5

Phần II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6

Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BỆNH VIỆN 6

1.1 Cơ sở lý luận về quản lý trang thiết bị y tế bệnh viện 6

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm về trang thiết bị y tế .6

1.1.2 Cơ sở lý luận về quản lý trang thiết bị y tế trong bệnh viện .11

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý Trang thiết bị Y tế tại bệnh viện .17

1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện .20

1.2.1 Các chính sách quốc gia về trang thiết bị y tế 20

1.2.2 Những thành tựu đã đạt được .22

Trang 8

1.2.3 Những hạn chế trong quản lý trang thiết bị y tế ở Việt Nam 23

1.2.4 Bài học kinh nghiệm 26Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN

ĐA KHOA TỈNH QUẢNG TRỊ 29

Trang 9

vi ii

2.1 Giới thiệu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị 29

2.1.1 Lịch sử hình thành 29

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Bệnh viện 30

2.1.3 Tổ chức bộ máy 32

2.1.4 Nguồn nhân lực .33

2.1.5 Tình hình cơ sở vật chất của Bệnh viện 34

2.1.6 Kết quả hoạt động sự nghiệp của Bệnh viện 35

2.2 Thực trạng công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị (2014-2016) 36

2.2.1 Hiện trạng trang thiết bị Y tế của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị 36

2.2.2 Quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị 41

2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị .62

2.3.1 Nhân tố bên ngoài .62

2.3.2 Nhân tố bên trong .64

2.4 Đánh giá từ kết quả khảo sát .6

7 2.4.1 Thông tin chung về đối tượng điều tra .67

2.4.2 Công tác quản lý trong đầu tư mua sắm trang thiết bị Y tế .68

2.4.3 Công tác quản lý trong quá trình sử dụng trang thiết bị Y tế 72

2.4.4 Công tác quản lý trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị y tế .73

2.5 Đánh giá chung về công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị 77 2.5.1 Kết quả đạt được

Trang 10

77

2.5.2 Hạn chế 782.5.3 Nguyên nhân của hạn chế

Trang 11

tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới 81

3.2 Mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị Y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị .82

3.3 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị .83

3.3.1 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý trong đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế .8

3 3.3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý trong quá trình sử dụng trang thiết bị y tế .84

3.3.3Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị y tế .85

3.3.4 Nhóm giải pháp khác 87

Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90

1.KẾT LUẬN 90

2.KIẾN NGHỊ 92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN BIÊN

BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN NHẬN XÉT

CỦA PHẢN BIỆN 1+2

BẢN GIẢI TRÌNH

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

Trang 12

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu cơ bản của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị 30

Bảng 2.2: Tình hình cán bộ viên chức của bệnh viện qua các năm 33

Bảng 2.3: Tình hình cơ sở vật chất của bệnh viện 34

Bảng 2.4: Tình hình hoạt động của bệnh viện 35

Bảng 2.5: Số lượng các trang thiết bị y tế được trang bị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị .38

Bảng 2.6: Giá trị các trang thiết bị y tế được trang bị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị 39

Bảng 2.7: Kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế hằng năm của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị 44

Bảng 2.8: Nguồn vốn mua sắm trang thiết bị Y tế của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị qua các năm (2014 đến 2016) 47

Bảng 2.9: Kinh phí được duyệt mua mới trang thiết bị y tế tại Bệnh viện đa khoa Quảng Trị qua các năm 48

Bảng 2.10: Tần suất sử dụng trang thiết bị Y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị qua các năm 53

Bảng 2.11: Kết quả đánh giá chức năng các trang thiết bị y tế ở bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị qua các năm 57

Bảng 2.12: Tình hình thanh lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị qua các năm 61

Bảng 2.13: Trình độ chuyên môn của các cán bộ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị 65

Bảng 2.14: Thông tin chung về nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu 67

Bảng 2.15: Mức độ hài lòng của cán bộ bệnh viện về công tác lập kế hoạch mua sắm thiết bị y tế .71

Trang 13

ixBảng 2.16: Tình hình thực hiện quy trình quản lý sử dụng trang thiết bị y tế tại

bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị 72

Trang 15

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị 32

Đồ thị 2.1: Sự tham gia vào công tác lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị Y tế 68

Đồ thị 2.2: Đánh giá về công tác quản lý nguồn nhập trang thiết bị y tế 69

Đồ thị 2.3: Đánh giá về tỷ lệ đáp ứng theo kế hoạch mua trang thiết bị Y tế 70

Đồ thị 2.4: Thời gian sửa chữa các trang thiết bị Y tế bị hỏng trong năm 2016.75

Trang 16

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị là đơn vị sự nghiệp y tế, trực thuộc Sở Y tế cóchức năng, nhiệm vụ chăm sóc, khám và chữa bệnh, đào tạo nhân lực y tế, chỉ đạotuyến, phòng chống dịch bệnh và nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa họccông nghệ, kỹ thuật hiện đại phục vụ nhân dân trong tỉnh và khu vực lân cận từ namQuảng Bình đến bắc Thừa Thiên - Huế và các tỉnh biên giới nước bạn Lào anh em.Trang thiết bị y tế là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả,chất lượng của công tác y tế, hỗ trợ tích cực cho người thầy thuốc trong chẩn đoán,điều trị bệnh nhân được chính xác, nhanh chóng, an toàn và hiệu quả góp phầnthực hiện tốt vai trò chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân Trong những năm qua,cùng với việc xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu khámchữa bệnh của người dân, ngành Y tế Quảng Trị cũng đã đầu tư TTBYT đồng bộ từtuyến cơ sở đến tuyến tỉnh cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo tính hiện đại vàhiệu quả trong công tác khám và chữa bệnh Xuất phát từ quy mô, năng lực hoạtđộng và nhu cầu thiết yếu của từng đơn vị, với nhiều nguồn mua sắm, đầu tư trangthiết bị khác nhau, danh mục TTBYT cho các đơn vị trong ngành tương đối lớn, đadạng về chủng loại Đến nay, hệ thống TTBYT trong ngành được cải thiện đáng kể cókhả năng giải quyết cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tại các cơ sởtuyến dưới, giảm bớt tình trạng quá tải cho cơ sở tuyến trên Từ đó góp phần tíchcực vào việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh và cáchoạt động chuyên môn kỹ thuật, thúc đẩy phát triển, triển khai nhiều kỹ thuật mới, kỹthuật cao, nâng cao uy tín thương hiệu cho các đơn vị Thực tế cho thấy, gần 90%TTBYT của ngành đang được sử dụng và khai thác có hiệu quả, trong đó Bệnh viện

Đa khoa tỉnh Quảng Trị được trang cấp đầy đủ các TTBYT hiện đại ngang tầm với cácbệnh viện tỉnh khác trong khu vực như máy chụp cộng hưởng từ MRI, máy cắt lớp vitính CT Scanner, X-quang kỹ thuật số, siêu âm 3D tim, mạch máu, sản phụ khoa, máychụp mạch số hóa xóa nền một bình diện DSA, máy đo độ loãng xương, hệ thống nộisoi và phẫu thuật nội soi, máy xét nghiệm huyết học, sinh hóa tự động…

Trang 17

Từ năm 1989 đến nay, TTBYT của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đượccung cấp từ nhiều nguồn như: Ngân sách nhà nước, quỹ phát triển hoạt động sựnghiệp, viện trợ từ dự án Hà Lan, viện trợ ODA, dự án phòng chống HIV/AIDS, dự

án hỗ trợ y tế Bắc Trung Bộ,…

Do đó, một phần TTBYT hiện tại của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị cònmang tính chồng chéo, có khi cùng một chủng loại trang thiết bị lại được tài trợ bởinhiều tổ chức khác nhau Về đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, sử dụng, bảodưỡng, sửa chữa TTBYT tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị vừa thiếu về sốlượng và còn hạn chế về trình độ chuyên môn Do vậy, công tác quản lý TTBYTtại bệnh viện vẫn còn nhiều bất cập

Quản lý TTBYT có hiệu quả sẽ nâng cao chất lượng khám chữa bệnhtại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, giảm được kinh phí đầu tư, nâng cao tưổi thọcủa thiết bị, hỗ trợ công tác chuyên môn cho cán bộ y tế Từ đó thu hút ngườidân tới khám chữa bệnh, góp phần làm giảm sự quá tải cho các bệnh viện tuyếntrên, đồng thời người dân được hưởng các dịch vụ y tế kỹ thuật cao ngay tại tuyếntỉnh, vì vậy giảm được chi phí đi lại không cần thiết, việc này rất có ý nghĩađối với người nghèo, những người bệnh ở vùng sâu, vùng xa hay ở xa với nhữngbệnh viện lớn tuyến trên có trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại Do đó,việc khảo sát thực trạng quản lý, sử dụng TTBYT tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh QuảngTrị là hết sức cần thiết

Đây chính là lý do đề tài “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y

TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH QUẢNG TRỊ” được lựa chọn nghiên cứu trong

luận văn này

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Trang 18

3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý TTBYT tại Bệnh viện Đa khoa tỉnhQuảng Trị

- Đối tượng khảo sát: Là cán bộ hiện đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnhQuảng Trị

- Phạm vi nghiên cứu

Không gian: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị

Thời gian: Đánh giá tình hình quản lý TTBYT tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trịgiai đoạn 2014 - 2016 và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý TTBYTđến năm 2020

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

4.1 Phương pháp thu thập thông tin:

Về thông tin thứ cấp: Đề tài thu thập các thông tin thứ cấp thông qua các luồngchính: các báo cáo của các khoa phòng chuyên môn thuộc Bệnh viện Đa khoa QuảngTrị trong giai đoạn 2014-2016 Ngoài ra, thông tin thứ cấp còn được thu thập từ cácbáo cáo tại hội thảo chuyên ngành, từ sách, báo, internet và các công trình nghiêncứu, các đề tài đã được thực hiện liên quan đến nội dung nghiên cứu

Về thông tin sơ cấp: Nhằm phản ánh rõ thực trạng công tác quản lý TTBYT tạiBệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị từ hoạt động đầu tư đến hoạt động thanh lý tàisản trong toàn bệnh viện, đồng thời xây dựng các giải pháp phù hợp trong quản lýTTBYT tại bệnh viện Đề tài tiến hành điều tra khảo sát trực tiếp cán bộ quản lý tạiBệnh viện về các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu Cụ thể là 3 đối tượng

Trang 19

4chính: điều dưỡng,

Trang 20

bác sỹ, kỹ thuật viên (KTV), là những người tham gia công tác quản lý trang thiết bị y

tế trong cả bốn giai đoạn: đầu tư, mua sắm; sử dụng; sửa chữa, bảo dưỡng và khấu hao,

thanh lý tại bệnh viện

Trang 21

Phiếu điều tra gồm các mục hỏi:

- Thông tin cá nhân

- Ý kiến cá nhân về công tác quản lý TTBYT của Bệnh viện trong thời gian qua

Kỹ thuật lập phiếu điều tra được tìm hiểu, nghiên cứu từ các sách, tài liệu vềquản lý TTBYT Nội dung của phiếu điều tra được trình bày ở phần phụ lục củaluận văn

Thời gian khảo sát: từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 12 năm 2017

4.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý dữ liệu:

Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu truyền thống như:

- Phương pháp thu thập, tổng hợp các số liệu thống kê mô tả của giai đoạn

từ năm 2014- 2016

- Phương pháp phân tích dữ liệu chuỗi thời gian để phân tích kết quả hoạt độngquản lý trang thiết bị y tế

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp tổng hợp và phân tích: Kết quả điều tra sẽ được xử lý, tổng hợp

và phân tích trên máy vi tính dựa trên phần mềm Excel

4.3 Phương pháp phân tích thông tin:

Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được vận dụng trong chọn điểm nghiên cứu, phân tích thống kê các loại đối tượng và phân tích sự ưu tiên trong việc lựa chọn

Phương pháp thống kê so sánh

Phương pháp thống kê so sánh sẽ được sử dụng trong nghiên cứu, so sánh những kết quả đạt được của công tác quản lý trang thiết bị y tế so với kế hoạch của

Trang 22

bệnh viện trong thời gian qua Phân tích so sánh sự khác biệt trong đánh giá cácvấn đề có liên quan, những vấn đề bất cập trong quản lý trang thiết bị y tế đangdiễn ra ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị Từ đó đưa ra kết luận có căn cứkhoa học cho các giải pháp đồng thời đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện côngtác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện.

5 CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Ngoài Phần Mở đầu, Phần Kết luận và kiến nghị, Phần Nội dung nghiên cứu được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý trang thiết bị y tế Bệnh viện Chương 2: Thực trạng công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện

Đa khoa tỉnh Quảng Trị

Trang 23

Phần II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y

TẾ BỆNH VIỆN

1.1 Cơ sở lý luận về quản lý trang thiết bị y tế bệnh viện

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm về trang thiết bị y tế

1.1.1.1 Khái niệm về trang thiết bị y tế

Trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, dụng cụ, vật liệu, vật tư cấy ghép, thuốcthử và chất hiệu chuẩn in vitro, phần mềm (software) được sử dụng riêng lẻ hay phốihợp với nhau theo chỉ định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế để phục vụ cho conngười nhằm một hoặc nhiều mục đích sau đây:

a) Chẩn đoán, ngăn ngừa, theo dõi, điều trị và làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc bù đắp tổn thương, chấn thương;

b) Kiểm tra, thay thế, điều chỉnh hoặc hỗ trợ giải phẫu và quá trình sinh lý;

c) Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống;

d) Kiểm soát sự thụ thai;

e) Khử khuẩn trang thiết bị y tế, bao gồm cả hóa chất sử dụng t rong quy trình xét nghiệm;

f) Vận chuyển chuyên dụng hoặc sử dụng phục vụ cho hoạt động y tế;

g) Cung cấp thông tin cho việc chẩn đoán, theo dõi, điều trị thông qua biện pháp kiểm tra các mẫu vật có nguồn gốc từ cơ thể người

Trang thiết bị chẩn đoán in vitro gồm thuốc thử, chất hiệu chuẩn, vật liệu kiểmsoát, dụng cụ, máy, thiết bị hoặc hệ thống được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp theochỉ định của chủ sở hữu để phục vụ cho việc kiểm tra các mẫu vật có nguồn gốc từ cơthể người

Phụ kiện là một sản phẩm được chủ sở hữu trang thiết bị y tế chỉ định dùng chomục đích cụ thể cùng với một thiết bị y tế cụ thể nhằm tạo điều kiện hoặc hỗ trợthiết bị đó sử dụng đúng với mục đích dự định của nó [8]

1.1.1.2 Đặc điểm trang thiết bị y tế

Trang 24

Trang thiết bị y tế bao gồm các loại thiết bị, dụng cụ, vật tư, phương tiện phục vụ

Trang 25

cho hoạt động chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân Trang thiết bị y tế là bộphận không thể tách rời trong các hoạt động y tế và là yếu tố không thể thiếutrong việc nâng cao chất lượng, hiện đại hóa nền y học nước nhà Đặc điểm TTBYTthể hiện:

a) Trang thiết bị y tế là một loại hàng hóa đặc biệt với chủng loại đa dạng và luônđược cập nhật ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới, thế hệ công nghệ luônthay đổi

b) Trang thiết bị là tài sản cố định có giá trị cao Trang thiết bị hiện nay cho ngành

y tế thường là hiện đại nên có giá trị cao, đắt tiền Nó được sản xuất gắn liềnvới thành tựu của khoa học tiên tiến về khám chữa bệnh

c) Trang thiết bị y tế ở Việt Nam phần lớn được nhập khẩu từ các nước cónền khoa học tiên tiến, hiện đại, đòi hỏi người sử dụng phải cập nhật và nâng caotrình độ thường xuyên

d) Trang thiết bị y tế ở Bệnh viện tuyến tỉnh thường được hình thành từ nhiềunguồn vốn khác nhau, trong đó có từ ngân sách nhà nước, các loại viện trợ, quỹphát triển khoa học và tự mỗi đơn vị mua sắm

e) Trang thiết bị y tế gồm nhiều loại khác nhau, có tính năng sử dụng khác nhau:

 Loại thiết bị cá nhân: TTBYT được sử dụng tại tư gia (Homecare) Đây làmột phương pháp vừa đáp ứng nhu cầu cấp bách vừa đặt nền tảng cho một nền y

1.1.1.3 Quy định về phân loại trang thiết bị

Trong Chương II Nghị định 36/2016/NĐ-CP, việc phân loại trang thiết bị y tế

Trang 26

được quy định như sau:

Trang 27

Trang thiết bị y tế gồm 2 nhóm được phân làm 4 loại dựa trên mức độ rủi rotiềm ẩn liên quan đến thiết kế kỹ thuật và sản xuất các trang thiết bị y tế đó:

- Nhóm 1 gồm trang thiết bị y tế thuộc loại A là trang thiết bị y tế có mức độrủi ro thấp Cụ thể, nhóm 1 gồm trang thiết bị y tế thuộc loại A là những thiết bị

có mức độ gây rủi ro thấp nhất, đơn vị sở hữu sẽ công bố chất lượng, tiêuchuẩn kỹ thuật và tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm (như: Bông, băng,giường điều trị thông thường…)

- Nhóm 2 gồm trang thiết bị y tế thuộc loại B, C và D, trong đó loại B là trangthiết bị y tế có mức độ rủi ro trung bình thấp; trang thiết bị y tế thuộc loại C có mức

độ rủi ro trung bình cao và loại D có mức độ rủi ro cao (như: Trang thiết bị cấy ghépvào cơ thể người) Với các trang thiết bị loại C và D sẽ phải qua giai đoạn thử nghiệmlâm sàng (trên người) về tính an toàn trước khi được đưa vào sử dụng chính thức

Nguyên tắc phân loại trang thiết bị y tế

- Việc phân loại trang thiết bị y tế phải dựa trên cơ sở quy tắc phân loại về mức

- Trong trường hợp trang thiết bị y tế được sử dụng kết hợp với một trang thiết

bị y tế khác hoặc trang thiết bị y tế có hai hoặc nhiều mục đích sử dụng thì việc phânloại phải căn cứ vào mục đích sử dụng quan trọng nhất của trang thiết bị y tế đó

- Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết việc phân loại trang thiết bị y tế bảo đảmphù hợp với các điều ước quốc tế về phân loại trang thiết bị y tế của Hiệp hội cácquốc gia Đông Nam Á mà Việt Nam là thành viên

Dựa vào các nội dung chuyên môn của y học, ngày nay người ta có thể phân

ra 10 nhóm TTBYT như sau:

Trang 28

Nhóm I: Thiết bị chẩn đoán hình ảnh bao gồm các thiết bị đặc trưng là: Máy

Trang 29

chụp X - Quang các loại, máy chụp cắt lớp điện toán, chụp cộng hưởng từ, chụp mạch số hoá xoá nền, máy chụp cắt lớp positron (PET/CT), máy siêu âm

Nhóm II: Thiết bị chẩn đoán điện tử sinh lý bao gồm các loại máy: Máy điện tâm

đồ (ECG), điện não đồ (EEG), điện cơ đồ, máy đo lưu huyết não

Nhóm III: Thiết bị labo xét nghiệm bao gồm các thiết bị như máy đếm tế bào,máy ly tâm

Nhóm IV: Thiết bị cấp cứu hồi sức, gây mê, phòng mổ bao gồm các thiết bịnhư máy thở, máy gây mê, máy theo dõi (monitoring), máy tạo nhịp tim, máysốc tim, dao mổ điện, thiết bị tạo oxy

Nhóm V: Thiết bị vật lý trị liệu như điện phân, điện sóng ngắn, tia hồngngoại, laser trị liệu

Nhóm VI: Thiết bị quang điện tử y tế như Laser CO2, Laser YAG, Nd, Ho,Laser hơi kim loại, phân tích máu bằng Laser

Nhóm VII: Thiết bị đo và điều trị chuyên dùng như máy đo công năng phổi, đothính giác, tán sỏi ngoài cơ thể, gia tốc điều trị ung thư, thiết bị cường nhiệt,máy chạy thận nhân tạo

Nhóm VIII: Các thiết bị từ y tế Phương Đông như máy dò huyệt, massage,châm cứu, điều trị từ phổi

Nhóm IX: Nhóm thiết bị điện tử y tế thông thường dùng ở gia đình như huyết

áp kế điện tử, nhiệt kế điện tử , máy chạy khí rung, điện tim

Nhóm X: Nhóm các loại thiết bị thông dụng phục vụ trong các cơ sở y tế nhưthiết bị thanh tiệt trùng, máy giặt, trung tâm quản lý thông tin (hệ thống máytính), xe ôtô cứu thương, lò đốt rác thải y tế, khu xử lý nước thải

1.1.1.4 Danh mục Trang thiết bị Y tế thiết yếu cho Bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh

Để tăng cường hoạt động quản lý Nhà nước về lĩnh vực TTBYT, Bộ trưởng Bộ y tế

đã ký quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 20/02/2002 về việc ban hành danh mục TTBYTtại bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh Danh mục TTBYT do Bộ y tế ban hành đối với bệnhviện đa khoa tuyến tỉnh phân bổ theo các khoa như sau :

- TTBYT khoa Khám bệnh gồm 41 loại

Trang 30

- TTBYT khoa Cấp cứu hồi sức gồm 105 loại.

- TTBYT khoa Nội tổng hợp gồm 75 loại

- TTBYT khoa Nội tim mạch lão học gồm 72 loại

-TTBYT khoa truyền nhiễm gồm 72 loại

- TTBYT khoa Da liễu gồm 69 loại

- TTBYT khoa Thần kinh gồm 76 loại

- TTBYT khoa Tâm thần gồm 68 loại

- TTBYT khoa Y học cổ truyền gồm 67 loại

- TTBYT khoa Nhi gồm 73 loại

- TTBYT khoa Ngoại tổng hợp gồm 73 loại

- TTBYT khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức gồm 114 loại

- TTBYT khoa Phụ sản gồm 103 loại

- TTBYT khoa Tai mũi họng gồm 82 loại

- TTBYT khoa Răng hàm mặt gồm 83 loại

- TTBYT khoa Mắt gồm 95 loại

- TTBYT khoa Vật lý trị liệu phục hồi chức năng gồm 87 loại

- TTBYT khoa Ung bướu gồm 66 loại

- TTBYT khoa Huyết học truyền máu gồm 51 loại

- TTBYT khoa Hoá sinh gồm 49 loại

- TTBYT khoa Vi sinh gồm 61 loại

- TTBYT khoa Chẩn đoán hình ảnh gồm 34 loại

- TTBYT khoa Giải phẫu bệnh gồm 31 loại

- TTBYT khoa Chống nhiễm khuẩn gồm 23 loại

- TTBYT khoa Dược gồm 40 loại

- TTBYT Phòng Vật tư thiết bị y tế gồm 24 loại

Dựa vào danh mục này mà các Bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh, các cán bộ đượcgiao công tác quản lý vật tư – trang thiết bị của các bệnh viện cần xây dựng các mẫubiểu, sổ sách theo dõi, cập nhật hàng hoá hàng tháng và báo cáo tình hình thay đổiTTBYT cho cấp trên

Trang 31

1.1.2 Cơ sở lý luận về quản lý trang thiết bị y tế trong bệnh viện

1.1.2.1 Khái niệm về quản lý

Cho tới nay có khá nhiều khái niệm về quản lý do bản thân khái niệm quản lý

có tính đa nghĩa nên có sự khác biệt về nghĩa rộng và nghĩa hẹp Hơn nữa, do sự khácbiệt về thời đại, xã hội, chế độ, nghề nghiệp nên quản lý cũng có nhiều giải thích, lýgiải khác nhau Cùng với sự phát triển của phương thức xã hội hoá sản xuất và sự mởrộng trong nhận thức của con người thì sự khác biệt về nhận thức và lý giải kháiniệm quản lý càng trở nên rõ rệt Do vậy khái niệm về quản lý rất phong phú và đadạng, sau đây là một số khái niệm chủ yếu:

“Quản lý là một nghệ thuật nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua việc điềukhiển, chỉ huy, phối hợp, hướng dẫn hoạt động của những người khác” (Harol Koontz,1993)

“Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội vàhành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục tiêu đã đề ra” (NguyễnMinh Đạo, 1997)

Như vậy, quản lý được hiểu là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủthể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất cáctiềm năng, cơ hội của hệ thống xã hội để đạt được mục tiêu trong điều kiện luôn biếnđộng của môi trường

Qua các định nghĩa trên, hoạt động quản lý có một số đặc trưng sau:

hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm soát

trong và bên ngoài hệ thống Chủ thể quản lý tác động lên con người, thông qua đó

mà tác động đến các yếu tố vật chất và phi vật chất khác để tạo ra kết quả cuối cùngcủa toàn bộ hệ thống

- Quản lý là quá trình tác động mang tính liên tục theo thời gian, là tập trung

nỗ lực, cố gắng của mọi người nhằm tạo dựng tương lai mong muốn trên cơ sở quákhứ và hiện tại

Trang 32

- Quản lý không có lý do để tự thân tồn tại mà là nhằm đảm bảo cho tổ chức đạt

Trang 33

được mục đích một cách tốt nhất trong điều kiện nguồn lực hạn chế và môitrường luôn biến động Mục tiêu của quản lý tạo dựng môi trường mà trong đó mỗingười có thể thực hiện được các mục đích theo nhóm với thời gian, tiền bạc, vậtchất ít nhất và sự thõa mãn cá nhân cao nhất.

- Các nhà quản lý thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện môi trường luôn luôn biếnđộng Sự hiểu biết về môi trường của hệ thống và kỹ năng phân tích môi trường làhết sức cần thiết

Chủ thể thông qua các cơ chế quản lý (nguyên tắc, phương pháp, công cụ) tácđộng vào đối tượng quản lí nhằm đạt được các mục tiêu xác định Mối quan hệtác động qua lại giữa chủ thể và đối tượng quản lí tạo thành hệ thống quản lý

Ngày nay, thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến nhưng chưa có một địnhnghĩa thống nhất Có người cho rằng quản lý là hoạt động nhằm bảo đảm sự hoànthành công việc thông qua sự nỗ lực của người khác Cũng có người cho rằng quản lý

là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạtđược mục đích của nhóm Có tác giả lại quan niệm một cách đơn giản hơn, coi quản

lý là sự có trách nhiệm về một cái gì đó… Tóm lại, có thể hiểu quản lý là sự tác độngchủ quan có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằmđạt được mục tiêu đã đề ra với hiệu quả cao nhất

Vậy quản lý trang thiết bị y tế là gì?

Quản lý trang thiết bị y tế là một hoạt động của quản lý y tế nhằm mụctiêu huy động, phân phối và sử dụng hợp lý các nguồn lực một cách hiệu quả

và tiết kiệm; thực hiện đúng các quy định của Nhà nước và của ngành; pháthiện những yếu kém trong công tác tổ chức quản lý, điều hành, thực hiện ngânsách y tế tại đơn vị để đề xuất các giải pháp khắc phục, các chế độ mới nhằmhoàn thiện hệ thống quản lý TTBYT của ngành

Công tác quản lý TTBYT tại các cơ sở y tế nói riêng và trong toàn ngành nóichung cần phải được quan tâm chỉ đạo chặt chẽ, quyết liệt để góp phần nâng caochất lượng phục vụ, phát huy hiệu quả đầu tư, đặc biệt là an toàn trong khám chữabệnh phục vụ nhân dân Để thực hiện được nhiệm vụ trên, tăng cường công tác quản

Trang 34

lý đầu

Trang 35

tư TTBYT và quản lý sử dụng, khai thác có hiệu quả các TTBYT là một trong nhữngbiện pháp nhằm nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng vàChính phủ về đầu tư cho ngành y tế, góp phần phục vụ công tác chăm sóc, bảo vệ vànâng cao sức khỏe nhân dân Để nâng cao hiệu quả, đòi hỏi các đơn vị phải luôn cậpnhật và nắm vững các văn bản quy định của pháp luật, đồng thời, phải nêu cao ýthức trách nhiệm và đặc biệt là vai trò của bộ phận chuyên trách quản lý, theodõi về TTBYT có vai trò rất quan trọng trong công tác tham mưu, tư vấn cho lãnh đạođơn vị trong công tác quản lý chất lượng, công tác đầu tư, quy trình mua sắm, quản

lý khai thác sử dụng có hiệu quả vật tư, TTBYT trong đơn vị mình

1.1.2.2 Nguyên tắc quản lý, sử dụng Trang thiết bị Y tế

Trang thiết bị y tế (TTBYT) là mặt hàng đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sứckhỏe con người và là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả, chấtlượng của công tác y tế, hỗ trợ người thầy thuốc trong chẩn đoán và điều trị chongười bệnh TTBYT lại có đặc thù là chủng loại đa dạng với hàng nghìn loại, thế hệcông nghệ luôn thay đổi, cập nhật ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới

Vì vậy vấn đề quản lý là hết sức quan trọng và phải được quán triệttrong toàn ngành, nhất là đối với đội ngũ cán bộ quản lý của các cơ sở y tế Nguyêntắc quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế được quy định tại Điều 55 Nghị định 36/2016/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế như sau:

Việc quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế phải theo đúng mục đích, công năng, chế

độ, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả

Việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định, hiệu chuẩn phải tuân thủ quyđịnh của nhà sản xuất, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về kiểmđịnh, hiệu chuẩn

Đối với các trang thiết bị y tế có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh laođộng thì ngoài việc phải tuân thủ các quy định về kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa,kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định tại Nghị định này còn phải tuân thủ quy địnhcủa pháp luật về an toàn vệ sinh lao động

Phải lập, quản lý, lưu trữ đầy đủ hồ sơ về trang thiết bị y tế; thực hiện hạch

Trang 36

toán

Trang 37

kịp thời, đầy đủ trang thiết bị y tế về hiện vật và giá trị theo quy định hiện hành củapháp luật về kế toán, thống kê và các quy định pháp luật khác có liên quan; bảo đảmkinh phí thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý có thẩm quyền

về quản lý trang thiết bị y tế

Các cơ sở y tế của Nhà nước ngoài việc thực hiện quản lý, sử dụng trang thiết

bị y tế theo quy định tại Điều 55 Nghị định 36/2016/NĐ-CP, phải thực hiện quản lýtrang thiết bị y tế theo các quy định sau:

Trang thiết bị y tế trong các cơ sở y tế của Nhà nước được quản lý, sửdụng theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

Thực hiện công khai chế độ quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế

Thực hiện đầu tư, mua sắm trang thiết bị y tế bảo đảm nguyên tắc:

định hiện hành của pháp luật về đấu thầu;

 Khuyến khích sử dụng các trang thiết bị y tế sản xuất trong nước Đối vớitrang thiết bị y tế sản xuất trong nước đã được Bộ Y tế công bố đáp ứng yêu cầu chấtlượng sử dụng và khả năng cung cấp thì trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phảiquy định nhà thầu không được chào trang thiết bị y tế nhập khẩu

Bảo đảm chất lượng, an toàn và sử dụng hiệu quả trang thiết bị y tế

Thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về đặc tính kỹ thuật, công dụng của trangthiết bị y tế và các yếu tố nguy cơ có thể xảy ra đối với người sử dụng

Bảo đảm truy xuất nguồn gốc của trang thiết bị y tế

1.1.2.3 Mục tiêu quản lý Trang thiết bị Y tế bệnh viện

- Nhằm làm hạn chế tối đa hư hỏng, kéo dài tuổi thọ của TTBYT

ổn định, chính xác và an toàn cho bệnh nhân)

sau, báo cáo lên cấp trên ( Bộ Y tế và Sở Y tế)

- Tổ chức thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ và tiến hành kiểm tra, đánhgiá chất lượng TTBYT theo đúng quy định

Trang 38

1.1.2.4 Nội dung quản lý Trang thiết bị Y tế

Công tác quản lý TTBYT đều nhắm đến tính hiệu quả, hiệu quả được xem xét ởmỗi khâu, mỗi công đoạn và từng công việc được giao Quản lý TTBYT được thựchiện theo những tiêu chí nhất định nhằm quản lý chặt chẽ hiệu quả theo đúng chínhsách chế độ, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và đảm bảo tiết kiệm

Theo điều 12, Luật quản lý tài sản công ngày 21/6/2017, công tác quản lýTTBYT tại các Bệnh viện công lập được tiến hành quản lý theo quá trình hình thành

và sử dụng tài sản công bao gồm quá trình đầu tư mua sắm, khai thác, sử dụng, kể cảduy tu, bảo dưỡng, sửa chữa và cuối cùng là thanh lý, khấu hao.[13]

a) Quản lý đầu tư trang thiết bị y tế

Là công tác đầu tiên của quy trình quản lý Quá trình này gồm hai giai đoạn:quyết định chủ trương mua sắm và thực hiện đầu tư mua sắm Việc quyết định đầu tưmua sắm phải căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn sử dụng, chế độ quản lý TTBYT, nắmvững khả năng và nhu cầu cần đầu tư, xây dựng mua sắm TTBYT của đơn vị Xác địnhnhu cầu vốn cho đầu tư mua sắm tài sản được ghi vào dự toán ngân sách nhà nướchằng năm

Sau khi có chủ trương đầu tư mua sắm, việc thực hiện đầu tư, mua sắm TTBYTphải được thực hiện theo quy định về đầu tư và xây dựng, mua sắm tài sản công Cơ

sở để quyết định trong giai đoạn này mang tính định tính, quy phạm pháp luật đểquyết định cho quá trình hình thành hay đầu tư, mua sắm TTBYT

Quản lý khâu lập kế hoạch mua sắm là nội dung đầu tiên của quản lý đầu tưTTBYT, theo đó phải xác định được các căn cứ lập kế hoạch mua sắm TTBYT,các thủ tục và phương pháp lập kế hoạch mua sắm và lên kế hoạch mua sắmTTBYT hàng năm cho bệnh viện Đây là cơ sở quan trọng để thực hiện đầu tư theo

kế hoạch của các bệnh viện, các cơ sở y tế

Như vậy, quản lý quá trình đầu tư, mua sắm TTBYT là khâu mở đầu, quan trọngnhất quyết định các khâu tiếp theo TTBYT nếu được hình thành có cơ sở khoa học,thiết thực sẽ được quản lý và khai thác sau này có hiệu quả Đồng thời, thông quaquá trình đầu tư, mua sắm TTBYT sẽ đánh giá được tính cấp thiết, thực trạng quản lý

Trang 39

ngân sách của đơn vị.

Trang 40

b) Quản lý trong quá trình sử dụng Trang thiết bị Y tế:

TTBYT bao gồm các loại máy móc, thiết bị đặc thù Tuy nhiên, cũng như cácloại máy móc thiết bị khác, quá trình sử dụng và vận hành các TTBYT sẽ dần xuấthiện những vấn đề kỹ thuật, những điểm yếu kém Do đó, công tác quản lý TTBYTcũng cần quan tâm đặc biệt đến việc quản lý sử dụng Quá trình sử dụng TTBYTchứng minh cho những luận chứng kỹ thuật được đưa ra trong giai đoạn đầu tư, muasắm Đây là quá trình diễn ra hết sức phức tạp, bởi vì thời gian sử dụng tùy thuộcđặc điểm, tính chất, độ bền của mỗi loại TTBYT Quá trình này đều được thực hiệnbởi các tổ chức, cá nhân được đơn vị giao trực tiếp quản lý, sử dụng TTBYT Thờigian của quá trình khai thác, sử dụng TTBYT được tính từ ngày nhận hay bàn giaoTTBYT đến khi nó không còn sử dụng được phải thanh lý

Quản lý việc sử dụng TTBYT phải theo công năng, mục đích nhất định NhữngTTBYT cần thiết phải có điều kiện quản lý theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng thì phảixây dựng tiêu chuẩn, định mức sử dụng và thực hiện quản lý theo tiêu chuẩn, địnhmức sử dụng đó Đồng thời, tất cả TTBYT phải có chế độ quản lý, sử dụng, trong đóchú ý đến việc đăng kí sử dụng TTBYT, xây dựng quy chế quản lý từng loại TTBYT Đặt

ra định mức sử dụng là nghiệp vụ hết sức khoa học và phức tạp quyết định hiệu quảcho quản lý, khai thác Định mức cũng là một trong những cơ sở khởi nguồn cho côngtác mua sắm

Tiếp đến trong công tác quản lý là việc điều chuyển từ bộ phận này sang bộphận khác, tức là điều chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu hoặc có TTBYT đối với bộphận này thì không còn sử dụng được nhưng đối với bộ phận khác vẫn có thể sử dụngđược

Quản lý quá trình sử dụng là cơ sở quan trọng nhằm điều chỉnh và sửachữa kịp thời mỗi khi bị hư hỏng Do đó, công tác quản lý quá trình sử dụngTTBYT có ý nghĩa hết sức lớn trong công tác quản lý TTBYT nói chung Đây là hoạtđộng nhằm khai thác tối đa tiềm năng của hệ thống TTBYT trong các bệnhviện Đa khoa cấp tỉnh

c) Quản lý trong khâu sửa chữa thiết bị y tế:

Ngày đăng: 30/09/2018, 19:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Y tế (1997), Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT, ngày 19/9/1997, Về việc ban hành quy chế bệnh viện, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT, ngày 19/9/1997, Về việcban hành quy chế bệnh viện
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 1997
3. Bộ Y tế (2002), Quyết định số 437/QĐ-BYT, ngày 20/02/2002, Về việc ban hành danh mục trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 437/QĐ-BYT, ngày 20/02/2002, Về việc banhành danh mục trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2002
4. Bộ Tài chính (2014), Thông tư 162/2014/TT-BTC, ngày 06/11/2014, Về việc Quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 162/2014/TT-BTC, ngày 06/11/2014, Về việcQuy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan Nhà nước,đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2014
5. Bộ Y tế (2016), Quyết định số 4125/QĐ-BYT, ngày 29/7/2016, Phê duyệt kế hoạch triển khai các nội dung của Nghị định 36/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Quyết định số 4125/QĐ-BYT, ngày 29/7/2016, Phê duyệt kếhoạch triển khai các nội dung của Nghị định 36/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 củaChính phủ
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2016
6. Bộ Y tế (2016), Thông tư 39/2016/TT-BYT, ngày 28/10/2016, Về việc quy định chi tiết việc phân loại trang thiết bị y tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 39/2016/TT-BYT, ngày 28/10/2016, Về việc quy địnhchi tiết việc phân loại trang thiết bị y tế
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2016
7. Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị (2014 - 2016), Báo cáo của các phòng VT- TBYT, phòng Tổ chức cán bộ, phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng TCKT, Quảng Trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo của các phòng VT-TBYT, phòng Tổ chức cán bộ, phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng TCKT
8. Chính phủ (2016), Nghị định số 36/2016/NĐ-CP, ngày 15/5/2016, Về quản lý trang thiết bị y tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 36/2016/NĐ-CP, ngày 15/5/2016, Về quản lýtrang thiết bị y tế
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2016
9. Hội thiết bị Y tế Việt Nam (2013), Báo cáo Hội thảo khoa học “ Nâng cao hiệu quả quản lý, cập nhật thông tin kỹ thuật và công nghệ trang thiết bị y tế”, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Hội thảo khoa học “ Nâng caohiệu quả quản lý, cập nhật thông tin kỹ thuật và công nghệ trang thiết bị y tế”
Tác giả: Hội thiết bị Y tế Việt Nam
Năm: 2013
10. Hội thiết bị Y tế Việt Nam (2017), Báo cáo Hội thảo thường niên “ Nâng cao năng lực quản lý trang thiết bị y tế, cập nhật thông tin khoa học- công nghệ, kỹ thuật thiết bị y tế”, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Hội thảo thường niên “ Nângcao năng lực quản lý trang thiết bị y tế, cập nhật thông tin khoa học- công nghệ, kỹthuật thiết bị y tế”
Tác giả: Hội thiết bị Y tế Việt Nam
Năm: 2017
11. Hoàng Đình Sơn (2015), Nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Bãi Cháy tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế, Trường Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị y tế tạiBệnh viện Bãi Cháy tỉnh Quảng Ninh
Tác giả: Hoàng Đình Sơn
Năm: 2015
12. PGS. TS. Trần Văn Giao (2011), Quản lý tài chính công và công sản, Nhà xuất bản Học viện hành chính Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý tài chính công và công sản
Tác giả: PGS. TS. Trần Văn Giao
Nhà XB: Nhà xuấtbản Học viện hành chính Quốc gia
Năm: 2011
13. Quốc hội (2017), Luật quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14, ngày 21/06/2017, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2017
14. Trần Xuân Thắng (2016), Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh ĐắkLắk, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tạiBệnh viện Đa khoa tỉnh ĐắkLắk
Tác giả: Trần Xuân Thắng
Năm: 2016
16. Website của Bệnh viện Đa khoa Quảng Trị w ww.quang t rihospi t al.vn 17. Website của Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam www.bv d kquan g n a m . vn Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w