1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VAI TRÒ CỦA GIỚI LUẬT PHẬT GIÁO

13 2K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 174 KB

Nội dung

VAI TRÒ CỦA GIỚI LUẬT PHẬT GIÁO

Trang 1

VAI TRÒ CỦA GIỚI LUẬT PHẬT GIÁO

Bài thi giữa học kỳ 2 năm thứ nhất MÔN LUẬT HỌC PHẬT GIÁO

GV hướng dẫn ĐĐ Tiến sĩ Thích thiện Quý

HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HCM

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

Dàn bài

I Lý do chọn đề tài và phạm vi nghiên cứu

II Giới Luật

1 Quan điểm đạo đức của Phật giáo

2 Định nghĩa giới luật

3 Đặc điểm của giới luật

4 Sự khác biệt các loại giới (tự nhiên, xã hội, giới luật PG)

5 Mục đích của giới luật

6 Quá trình hình thành và phát triển của giới luật

7 Lợi ích của giới luật

III Nội Dung của giới luật

1 Ba la Đề Mộc xoa (Patimokkha) cho tỳ kheo và tỳ kheo ni

2 Mười giới dành cho sa di, sa di ni

3 Thức xoa ma ni (Thêm 6 giới)

4 Tam qui, Ngũ giới, bát quan trai giới cho người tại gia

5 Bồ tát giới cho cả người tại gia lẫn xuất gia

IV Vai trò của giới luật đối với Phật giáo, con người và xã hội

1 Giới luật là thọ mạng của Phật giáo

2 Giới luật là nền tảng của sự phát triển Phật giáo

3 Tác động giải thoát của giới luật – Quan hệ Giới Định Huệ

4 Vai trò của giới luật trong đời sống sinh hoạt xã hội

V Kết luận

Trang 4

I Lý do chọn đề tài và phạm vi nghiên cứu

Lộ trình giải thoát cho con người mà đức Phật nêu ra có thể tóm gọn trong 3 chữ Giới, Định, Tuệ, trong đó Giới là bước đầu tiên mà hành giả cần thực hiện trước khi đạt được Định và Huệ

Do giữ được Giới mà thân tâm không loạn động, nên tâm trí được Định, nhờ đó trí não lần lần phát sáng, ấy là Tuệ Vì vậy, việc tìm hiểu ý nghĩa của Giới luật Phật giáo là một việc vô cùng cần thiết đối với những ai muốn nghiên cứu về Đạo Phật nhưng cũng không thể chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu suông mà qua nghiên cứu phải áp dụng được vào thực tế, giúp cho hành giả trên con đường đi đến giải thoát

Đề tài giới luật cũng đã được rất nhiều học giả nghiên cứu viết thành tiểu luận và sách, do vậy ở đây người viết chỉ muốn nhấn mạnh đến khía cạnh vai trò của giới luật Phật giáo đối với sự tồn tại và phát triển của đạo Phật, với đời sống tu tập và trong các mặt sinh hoạt đời sống khác của con người

Trong khuôn khổ của một bài tiểu luận ngắn nên người viết chỉ sử dụng phương pháp chính là phân tích, bình luận dựa trên một số tài liệu gốc và thứ cấp, và sẽ không đi quá sâu vào từng đề mục, việc phân tích kĩ hơn sẽ được nghiên cứu trong các bài luận văn mang tính chuyên sâu

II Giới Luật

1 Quan điểm về đạo đức Phật giáo

Giới luật gắn liền với đời sống đạo đức của con người nên cũng cần phải đề cập đến quan điểm

về đạo đức Phật giáo

Đạo đức là gì? chúng ta cần hiểu một cách tổng quát về ý nghĩa từ đạo đức Từ này gắn liền với

sự phân biệt giữa đúng và sai, thiện và ác trong hành động, ý muốn và tính tình Nó liên quan đến bản chất và sự áp dụng luân lý trong đời sống Ý thức đạo đức là khả năng hiểu được sự khác biệt giữa đúng và sai Những khái niệm về đạo đức là những quy định liên quan đến việc khen hay chê cách xử thế, hợp luân lý hay không hợp luân lý, hoặc những lề luật cho cách cư xử đúng

Tự điển Graw Hill Book định nghĩa: “Đạo đức là môn học đánh giá các hành vi thiện ác của con người biểu hiện qua thân, lời, ý và được thực hiện bởi lý trí, tình cảm và ý chí.”

Mục đích của con người là sống hạnh phúc, và Aristote đã cho rằng hạnh phúc là sự phát triển hoàn toàn đầy đủ đức tính của con người….hạnh phúc đồng nghĩa với đạo đức

Đạo đức học trong triết học là môn học nhằm đánh giá hành động; từ đó nhận rõ con đường người ta phải theo để loại trừ những sai lầm, khổ đau, tiến đến hạnh phúc tối hậu Trong ý nghĩa tổng quát và căn bản này, toàn bộ kinh sách Phật giáo dù vô cùng phong phú, chi li, khúc chiết vẫn được xem là thuộc pháp môn để thực hành, để tu tập, tiến đến giải thoát, hạnh phúc miên trường, cứu cánh Niết bàn; và như thế, Phật học rốt lại chính là Đạo đức học Đó là ý nghĩa thực tiễn nhất của giáo lý Phật giáo vậy Ta có thể nói, đạo Phật là đạo của hạnh phúc Quan điểm của đạo đức trong Phật giáo là giúp con người sống hạnh phúc thông qua việc thực hành Giới, Định, Tuệ, trong đó Giới là bước thực hiện đầu tiên Hay nói một cách khác Giới Luật là cơ sở của đạo đức Phật giáo

2 Định nghĩa về giới luật

Giới luật theo tinh thần Phật Giáo: Giới (zh 戒, sa śīla, pi sīla) là giới luật mà tăng, ni

cũng như người tu tại gia phải tuân thủ, là điều kiện để Giác ngộ, cũng có nghĩa là quán hạnh, được hiểu là xem xét và ngăn ngừa hành vi bất thiện của thân khẩu ý (Phòng phi chỉ

Trang 5

ác, chế ngự: Ngăn ngừa điều sai trái, chặn đứng việc xấu ác), làm cho cuộc sống của người giữ giới trở nên trong sạch, thoải mái, mát mẻ( thanh lương), luôn giúp hành giả hướng về con đường giải thoát (tùy thuận giải thoát) Giới trong giới bổn gọi là Ba La Đề Mộc Xoa cũng có nghĩa là biệt giải thoát (Pratimoksa), tức giữ giới nào là được giải thoát giới đó, Xứ

xứ giải thoát (Nơi nào giới luật được tuân thủ thì nơi ấy cuộc sống được thanh thoát)

Có 2 loại giới: Thanh văn thất chúng biệt giải thoát giới và Đại thừa Bồ Tát giới

• Thanh văn thất chúng biệt giải thoát giới thiên về yếu tố tự lợi, lấy mục tiêu cầu thoát khổ và giải thoát cho mình mà giữ giới Bảy chúng đệ tử của Phật đều thọ giới này: 1-

Ưu Bà Tắc giới là giới của nam Phật tử, 2- Ưu Bà Di giới là giới của nữ Phật Tử, 3-

Sa Di Tăng giới, 4- Sa Di Ni giới, 5- Thức Xoa Ni giới tức là nữ sa di chuẩn bị bước lên tỳ kheo ni giới, 6- Tỳ Kheo Tăng giới, 7- Tỳ Kheo Ni Giới

• Đại thừa bồ tát giới là gồm thất chúng giới đã nói trên, như gồm Tam Quy giới, Ngũ giới, Bát giới, Thập Thiện giới, Tỳ Kheo giới và Tỳ Kheo Ni giới ( theo ngũ bộ đại luật)

Luật ( Vinaya) nghĩa là điều phục, diệt, là những nguyên tắc do Phật quy định cho hàng Tỳ

kheo áp dụng khi sống trong tập thể Tăng đoàn

Tóm lại, giới là điều răn, luật là quy luật thi hành giới Luật bao hàm cả giới còn giới chỉ là một

bộ phận của luật Tuy gọi khác nhau như thế nhưng tánh chất vốn đồng nên có tên ghép là giới luật

3 Đặc điểm của giới luật

Giới có công năng giúp giữ gìn bản thể thanh tịnh cho cả hàng xuất gia với cư sĩ, đối với hàng xuất gia thì giới còn giúp cho sự phát triển và hòa hợp của tăng đoàn

Về công dụng

- Tác trì: Thực hiện các điều Phật qui định phải hành trì, phải thực thi Đây chỉ cho các Kiền

độ, các pháp yết ma: Tự tứ, thuốc men, phòng giường, y phục…

- Chỉ trì: ngăn ngừa tránh xa các tội lỗi như không uống rượu, ngăn cấm tội ác không được sai phạm như sát sanh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ…

Về tính chất

- Tánh giới: tính chất của sự việc, nghĩa là việc đó nếu vi phạm thì có tội

- Giá giới: là những điều ngăn cấm để khỏi dẫn đến phạm các trọng tội

Về phương diện sắc thái: giới được chia làm 4 lọai

- Giới pháp: những điều do Phật chế định

- Giới thể ( bản thể của giới): phát sinh lúc thọ giới Cụ túc khi có đủ 3 nhân tố- giới từ chí thành, giới sư thanh tịnh, giới đàn trang nghiêm

- Giới hạnh: Các hành vi của 3 nghiệp hoạt hiện ra ngoài phù hợp với giáo pháp

- Giới tướng: Các tướng trạng của giới

4 Sự khác biệt của các loại giới

Giới tự nhiên

Trang 6

Trong tự nhiên cũng có những qui luật mà con người cũng cần phải nhận thức và tuân thủ nếu muốn sống hạnh phúc, như ăn uống vừa phải thì tiêu hóa sẽ tốt, ăn uống quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu, bội thực; hoặc muốn tiếp xúc với vật có mang điện thì ta phải mang bao tay hoặc cầm những vật cách điện….có thể coi đây là giới tự nhiên, và nó không mang tính chất đạo đức, người ta cần phải tuân thủ để có được sự hạnh phúc cho riêng cá nhân mình mà thôi Nó không ảnh hưởng gì đến hạnh phúc của người khác

Giới trong xã hội (Luật pháp)

Trong một cộng đồng xã hội con người, dưới phạm vi của 1 vùng lãnh thổ nhất định ( bộ lạc, quốc gia), thì con người ta cũng chế ước một số qui định được gọi là luật pháp Những qui định này, con người bắt buộc phải tuân theo, nếu không sẽ bị chế tài theo qui định của luật lệ đó Luật pháp dưới góc độ luật học được hiểu như là tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, và cưỡng chế

Pháp luật cũng mang tính chất đạo đức, sống và làm việc theo pháp luật góp phần mang đến một trật tự xã hội trong đó tài sản, sự an toàn của của người dân được pháp luật bảo vệ

Như vật, sống trong xã hội thì mọi người dân phải tuân thủ luật pháp, để bảo đảm cho hạnh phúc của cá nhân mình cũng như hạnh phúc của người khác

Giới luật Phật giáo

Khác với 2 loại giới trên, giới luật Phật giáo được đặt nền tảng trên trí tuệ, tự do tư tưởng, tự do tra vấn và luật nhân quả Không giáo điều, không ép buộc, không đe dọa, không bắt tin theo một cách mù quáng Phật giáo lấy Từ (metta), Bi (karuna), Bất hại (ahimsa - không tổn hại) và Nhẫn (khanti) để nuôi dưỡng đạo đức

Điều được khuyến khích trong việc dạy dỗ của Phật giáo là không bóp méo hay linh động để thích ứng với sự xấu ác Giết hại là một hành động bất thiện (akusala kamma), dù được nhân danh tôn giáo hay tổ quốc Chế tạo và bán vũ khí không thể được coi là chính đáng dù nó đem đến lợi tức lớn lao cho quốc gia như Hoa Kỳ và nước Anh Không ai có thể tha lỗi và xá tội cho những hành động tàn ác của một người dù người đó cầu nguyện bao nhiêu đi nữa Có một số tôn giáo nghĩ như vậy Hành động tốt sẽ đem đến kết quả tốt và hành động xấu sẽ đem đến kết quả xấu, cho dù người đó là vua hay người cùng đinh Cũng vậy, Phật giáo dạy lối sống đạo đức bằng việc nêu gương được coi là cách dạy tốt nhất Đức Phật là một điển hình Đó là một nền đạo đức thực tiễn giúp con người cư xử một cách hài hòa và công bằng với mọi người

Con người được rèn luyện để cảm thấy có trách nhiệm và giá trị trong những việc làm của mình Đạo đức Phật giáo hình thành những tiêu chuẩn và nguyên tắc về cách cư xử tốt thể hiện trong lời nói và hành động theo con đường chân chánh và tự chủ Những đức tính này phát triển từ sự

tự giác, không từ sự sợ hãi hay hình phạt Chúng hướng dẫn chúng ta cách làm người, thực hiện những điều tốt và tránh xa những điều xấu

5 Mục đích của giới luật Phật giáo

Đặc biệt chúng ta nhận thấy rằng: Bất kỳ xã hội nào muốn phát triển và tồn tại lâu dài trong cuộc đời cần phải có những con người xã hội đứng đắn Con người xã hội đứng đắn là con người hoàn hảo về ý thức đạo đức cá nhân với sự vắng mặt của tham sân si ở nội tâm Sự tuân thủ giới luật không phải là một cái gông cùm áp đặt con người làm điều này không làm điều kia,

nó chỉ giúp cho con người quay về với ý thức đạo đức cá nhân của chính họ và diệt tận mọi phiền não khổ đau Con người sống trong sự thực hành giới có nghĩa là sống trong ý thức đạo đức của chính mình vì thế, mục đích của giới trong Phật giáo là giáo dục con người trở thành người xã hội gương mẫu, người lý tưởng, và người hoàn hảo trong xã hội

Trang 7

6 Quá trình hình thành và phát triển của giới luật Phật giáo

Luật tạng đã ghi lại rằng đến năm thứ 13 sau ngày Phật thành đạo, giới luật mới thật sự hình thành, chứ nó không được hình thành ngay từ năm đầu tiên thành lập giáo hội Vì trong thời kì đầu tiên, đệ tử Phật đều là những bậc hảo tâm xuất gia, căn cơ xuất chúng, theo chân Phật trong một thời gian ngắn đều chứng được thánh vị, thánh quả Tăng đoàn thời kì đầu tiên không cần phải chế định giới luật, đại chúng đều thanh tịnh

Sau đó, đức Phật phải thiết lập giới luật khi có những hiện tượng vi phạm đời sống phạm hạnh, gây nên những ảnh hưởng không tốt cho đời sống sinh hoạt của tăng già Giới điều ra đời là để chận đứng các hiện tượng xấu đã xảy ra trong tăng đoàn và ngăn ngừa nó đừng xảy ra về sau Hơn 100 năm sau khi đức Phật nhập diệt, do sự bất đồng về việc thọ trì giới luật giữa nhóm tỳ kheo trẻ ở Bạt kỳ và nhóm trưởng lão tỳ kheo, nên đã có kì kiết tập lần 2 để minh định lại những

gì là đúng với Phật dạy và những gì đi lệch hướng, tuy nhiên, kết quả lại không giải quyết được

gì mà Phật giáo lúc đó lại được chia thành 2 bộ phái Đại chúng bộ và Thượng tọa bộ, và từ đó giới luật cũng được phân thành 2 luật của Nam và Bắc truyền luật tạng

7 Những lợi ích của giới luật đối với tăng chúng

Ở phần dẫn nhập của các bộ Quảng luật, thường đề cập đến 10 lợi ích của giới như sau:

* Để nhiếp phục tăng chúng

* Để tăng chúng được hoan hỷ

* Để chiết phục những người không biết hổ thẹn

* Để những người biết hổ thẹn được sống yên ổn

* Để những người chưa tin phát sinh lòng tin

* Để những người đã tin càng thêm tin tưởng

* Để diệt trừ các lậu hoặc ô nhiễm trong hiện tại

* Để ngăn ngừa các lậu hoặc trong tương lai

* Để chánh pháp được tồn tại lâu dài

Nhưng lợi ích này không chỉ dừng lại ở những điểm trên, mà vai trò của nó ảnh hưởng rất lớn trên nhiều mặt của cuốc sống mà ta sẽ đề cập ở phần sau

III Nội dung của giới luật

Một cách đại cương thì giới luật Phật giáo do sự khác biệt về thân phận phật tử nên được chia ra các loại có tên gọi sau đây:

A Giới tại gia có 4 thứ gồm tam qui giới, ngũ giới, bát quan trai giới và bồ tát giới

B Xuất gia có 5 thứ gồm Sa di, sa di ni giới; Thức xoa ma ni giới, Tỳ kheo giới, Tỳ kheo ni giới, Bồ tát giới

Sau đây, để có một cái nhìn tổng quát về giới luật, người viết chỉ tóm tắt các phần nội dung chính của giới luật Phật giáo mà thôi

1 Ba la Đề Mộc xoa (Patimokkha) cho tỳ kheo và tỳ kheo ni

Như chúng ta biết rằng, cuộc sống của các hàng đệ tử phật trong 5 chúng, như là: Tỳ-kheo (Bhikkhus), Tỳ-kheo-ni (Bhikkhunìs), Sa-di (Sràmaneras), Sa di ni , Phật tử Nam (Upàsakas), Phật tử Nữ (Upàsikas), được tuân thủ những giới điều của Phật giáo Nền tảng cội nguồn của những quy điều này truyền đến thế hệ chúng ta từ một hình thức rất sớm với tên gọi là

Trang 8

Ba-la-đề-mộc-xoa (Pàtimokkha), và được tập hợp lại từ những quy điều tự viện khác nhau được bao gồm trong Luật Tạng (Vinaya Pitaka)

Ba-la-đề-mộc-xoa có 2 phần: một dành cho Tỳ-kheo bao gồm 227 giới (12), và một dành cho Tỳ-kheo-ni bao gồm 311 giới (13) Mặt khác, Ba-la-đề-mộc-xoa được phân chia thành 8 loại tội lớn nhỏ khác nhau dành cho Tỳ kheo, và 7 loại tội cho Tỳ-kheo-ni (vì không có 2 pháp Bất Định -Aniyatà) được trình bày tóm tắt như sau:

Số tt Các loại giới Tỳ-kheo

Tỳ-kheo-ni

2 Mười giới dành cho sa di, sa di ni

Mười giới dành cho vị Sa-di, và sa di ni đó là tránh xa :

* Việc sát sanh – bảo vệ sinh mạng

* Việc trộm cắp – tôn trọng quyền tư hữu

* Việc tà dâm – bảo vệ tiết hạnh

* Việc nói dối – thực tập chánh ngữ

* Việc uống các chất say và rượu mạnh – bảo vệ và nuôi dưỡng thân tâm

* Việc ăn phi thời – không ăn ngoài bữa ăn của đại chúng

* Việc ca múa hát xướng và xem nghe – không vướng mắc vào thú tiêu khiển trần tục

* Việc đeo tràng hoa thơm và thoa phấn sáp – không dùng mỹ phẩm và đồ trang sức

* Việc xử dụng giường cao và rộng lớn – không sống đời sống vật chất và xa hoa

* Việc cầm giữ vàng bạc –không tích lũy tiền bạc và của cải

3 Thức xoa ma ni (Thêm 6 giới)

Trước khi thụ giới tỳ kheo ni, vị sa di ni (hoặc thiếu nữ 18 tuổi đời xuất gia và chưa thụ giới sa

di ni) được thụ 6 chúng học giới trong thời gian 2 năm, được gọi là Thức xoa ma ni

Là trong 2 năm phải học đủ 3 pháp: một, học căn bản, là 4 trọng giới; hai, học 6 pháp, là những pháp được bởi kiết ma; ba, học hành pháp, là mọi giới pháp và oai nghi của đại tì kheo ni

Trang 9

Bốn giới căn bản:

* Không dâm dục

* Không trộm cắp

* Không sát sinh

* Không nói dối

Sáu học pháp:

* Không được đụng chạm với tâm ô nhiễm thân thể nam giới Nếu có, phải thọ giới lại

* Nếu cố ý trộm cắp, thì phải thọ giới lại, dù rất ít

* Nếu giết chết sinh mạng của súc sinh không thể biến hóa thì phải thọ giới lại

* Nếu cố ý vọng ngữ đối với tăng chúng thì phải thọ giới lại

* Nếu ăn phi thời thì phải thọ giới lại

* Nếu uống rượu thì phải thọ giới lại

292 hành pháp (người viết không đi sâu vào chi tiết vì quá dài, nó có thể được tham khảo tại các tài liệu liên quan)

4 Tam quy, ngũ giới, bát quan trai giới cho người tại gia

Có quan điểm cho rằng tam qui (Phật, Pháp, Tăng) không phải là giới, nhưng nếu xét về khía cạnh giới là cấm ngăn, thì tam quy cũng là giới do có ba thứ cấm ngăn: không quy y thiên ma, tà thuyết và đồ chúng ngoại đạo Vì vậy, nó bao hàm đặc chất của 1 loại giới

Tuy giới luật của Phật giáo rất nhiều, nhưng đều chẳng rời nguyên tắc cơ bản của năm giới Tật

cả giới, phần nhiều đều do trong ngũ giới phân chia, triển khai ra Mục đích của tất cả các giới phần nhiều cũng vì sự bảo hộ thanh tịnh của ngũ giới Ngũ giới gồm:

* Không sát sinh,

* Không trộm cướp,

* Không tà dâm,

* Không nói dối,

* Không dùng chất gây nghiện.

Bát quan trai giới của người tại gia là 8 giới đầu tiên của hàng xuất gia Sa di, Sa di ni phải thọ như đã được nêu ở phần trên, do cửa ngõ này thông với con đường xuất gia, đóng chặt cửa sanh

tử nên được gọi là bát quan, quá ngọ chẳng ăn gọi là trai, hợp lại nên được gọi là bát quan trai giới

5 Bồ tát giới cho cả người tại gia lẫn xuất gia

Không phân biệt tại gia hoặc xuất gia, người tại gia thọ 6 giới trọng và 28 giới khinh của kinh

Ưu bà tắc giới

Cần lưu ý rằng mặc dù trong 6 giới trọng và 28 giới khinh của Ưu Bà Tắc Giới kinh đều không nói cụ thể đến vấn đề cấm ăn thịt như Phạm Võng Bồ Tát Giới kinh, giới khinh thứ 3, Không được ăn các thứ thịt nhưng không nên ngộ nhận rằng “người thọ giới này không bắt buộc phải

ăn chay trường, chỉ ăn chay ít nhất là 6 ngày trong một tháng” Mặt khác, truyền thống thọ giới

Bồ tát của Phật giáo Việt Nam theo kinh Phạm Võng gồm 10 giới trọng và 48 giới khinh và tất nhiên người thọ giới phải ăn chay suốt đời

IV Vai trò của giới luật Phật giáo đối với bản thân Phật giáo, con người và xã hội

Trang 10

1 Giới luật là thọ mạng của Phật giáo

Đạo Phật sở dĩ được quảng bá và truyền thừa lâu dài trên thế gian này, thật ra không chỉ vì tự nó chứa đựng một kho tàng đồ sộ giáo lý cao thâm – văn học luận lý như nhiều người thường nhận định, mà điều tiên quyết và thiết yếu chính là Giới luật Do vậy, đức Thế Tôn hơn bốn mươi năm hoằng hóa lợi sanh đến lúc sắp nhập Niết bàn, Ngài dạy: “Giới luật là mạng mạch của Phật pháp, Giới luật còn là Phật pháp còn; Giới luật mất là Phật pháp mất”

Trong đời sống tu tập của mỗi hành giả, Giới luật được xem là thức ăn, nước uống để bổ dưỡng cho pháp thân, Giới luật như tròng con mắt của chính mình hãy thận trọng giữ gìn, Như trong kinh Phạm Võng Bồ Tát giới có câu:

“Giới như đèn sáng lớn

Soi sáng đêm tăm tối

Giới như gương báu sáng

Chiếu rõ tất cả pháp”

Ngày nay trong bối cảnh xã hội xao động, từng bước chuyển mình tương thích với sự phát triển

và trổi nhịp của văn minh thời đại; Phật giáo được xem là “chân lý thực tại”, mà cốt lỗi chính là Đạo đức và Giới luật làm nền tảng

Phật chế giới là để ngăn ngừa sự bại hoại của tăng đoàn, khi dức Phật sắp nhập diệt, ngài dạy các Phật tử đời sau nên lấy giới luật làm thầy Kinh Hoa Nghiêm nói: “Giới là gốc của vô

thượng bồ đề”, tinh thần căn bản của Phật giáo là ở sự tôn nghiêm của giới luật”

Trong kinh Di Giáo đức Phật dạy rằng: “tất cả các ma vương ngoại đạo, không ai có thể phá hoại được giáo pháp của ta, chỉ có đệ tử ta mới làm cho giáo pháp ta bị hủy diệt” “Chỉ có trùng trong thân sư tử mới ăn được thịt sư tử mà thôi”

2 Giới luật là nền tảng của sự phát triển Phật giáo

Gía trị chân chính của một tôn giáo nằm ở hệ thống giáo lý và giới luật, nhưng sức mạnh thật sự của hệ thống này chỉ có thể đo lường ngang qua tổ chức của nó Nghĩa là, đời sống tu hành của mỗi cá nhân và tập thể phản ánh sự hùng mạnh hay yếu kém của nó

Để phát triển thì tăng đoàn Phật giáo phải là nơi tôn nghiêm và trong sạch,nếu như không vậy sẽ gây mất niềm tin nơi Phật tử và giáo chúng, đạo Phật sẽ không thể tồn tại và phát triển trong điều kiện như thế

Tuy nhiên, việc áp dụng giới luật, cũng phải linh hoạt và tùy duyên, chính điều này đã làm cho giới luật Phật giáo ngày càng được hoàn thiện và phát triển qua từng giai đoạn lịch sử

Phật đã cẩn thận căn dặn: "Này các Tỳ kheo, tuy là những điều do Ta chế định, nhưng nếu không phù hợp với phong tục tập quán của địa phương đó, thì không nên áp dụng Trái lại, có những điều không do Ta quy định, nhưng vốn là phong tục tập quán của địa phương ấy thì không thể không thi hành" (Ngũ Phần luật, ĐTK.1421, tr.153a)

Rồi Đức Phật bổ túc: "Tỳ kheo khi làm việc vì, nên đem đối chiếu với kinh, luật, nếu việc làm

đó phù hợp với tinh thần của kinh, luật thì hãy làm Ngược lại, nếu việc làm đó trái với tinh thần của kinh, luật, thì không nên làm" (Tứ Phần Luật, ĐTK.1428, tr.970a)

Tóm lại, tinh thần của Phật giáo là "Tùy duyên mà bất biến, bất biến mà vẫn tùy duyên" Chúng

ta có thể linh động áp dụng giới luật sao cho tốt nhất để đạt đến mục đích giải thoát, nhưng phải thận trọng trong việc đề xuất những quy định mới, và nhất là không nên tùy tiện sửa đổi giới luật của Phật Chính sự linh hoạt này đã góp phần vào việc phát triển đạo Phật, vì nếu không

Ngày đăng: 14/08/2015, 00:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w