Các thị trường khác 31

Một phần của tài liệu Chính sách chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của việt nam.pdf (Trang 31 - 34)

1. Nam Á 

  Tại khu vực Nam Á, thị trường trọng điểm sẽ là Ấn Độ. Với dân số trên 1 tỷ người có quan hệ hữu nghịđặc biệt với Việt Nam, Ấn Độ luôn là một đối tác quan trọng. Tuy nhiên, trong khoảng 3 năm gần đây ta chỉ xuất sang Ấn

Độ được khoảng 12-13 triệu USD/năm trong khi nhập từ Ấn Độ tới 90 - 100

triệu USD/năm, chủ yếu là do hàng rào bảo hộ dày đặc của nước bạn. Chênh lệch thương mại này có thểđược cai thiện thông qua biện pháp gắn nhập khẩu với xuất khẩu, yêu cầu bạn mua lại hàng của ta khi ta có nhu cầu mua hàng của bạn ( ta thường mua của bạn tân dược, thuốc trừ sâu và nguyên liệu, một số chủng loại máy móc, thiết bị). Trong thời gian tới, các doanh nghiệp Việt

---------------------------------------------------------

Nam cố gắng đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng than, dầu thô, vật liệu xây dựng snag thị trường này.

Khi đi vào khu vực Nam Á, cần quan tâm thỏa đáng tới các thị trường

Pakistan và Bănglađét có dung lượng lớn.

2.Trung cận Đông 

  Tại khu vực Trung Cận Đông, thị trường trọng điểm sẽ là các nước

Tiểu Vương Ả Rập Thống nhất (UAE), Irắc và Thổ Nhĩ Kỳ.

UAE tuy dân số không nhiều (2,3 triệu dân), khả năng tiêu thụ hàng

của ta không lớn, nhưng đây là khu vực thương mại tự do, là cửa ngõ của khi vực Trung cận Đông và là địa điểm trung chuyển hàng hóa đi Xyri, Ảrập Xê- ut, châu Phi, châu Âu… Ta cần tận dụng vị trí thuận lợi của thị trường này.

Các công ty ở khu vực này làm ăn khá nghiêm chỉnh, môi trường kinh doanh

tự do thông thoáng, hầu như không có thuế nhập khẩu nên các công ty ta nên

cố gắng thâm nhập vào thị trường này, lấy đây làm bàn đạp đi vào các nước

lân cận. Hàng hóa chủ yếu là hàng tiêu dùng, lương thực thực phẩm, thực

phẩm chế biến, điện tử, hạt tiêu, giày dép, dệt may, thủ công mỹ nghệ và sản phẩm nhựa.

Irắc là thị trường đầy tiềm năng nhưng việc buôn bán với nước này trng thời gian hiện nay đang có những đặc thù riêng do phải tuân thủ rất chặt chẽ

các quy định của Ủy ban cấm vận Liên hợp quốc. Một mặt, ta cần tranh thủ

thiện cảm của bạn đối với ta để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trị trường này,

đồng thời chuẩn bị cho thời kỳ “ sau cấm vận”. Kim ngạch nhập khẩu của Irắc thường được giao cho một số công ty nhà nước chịu trách nhiệm ký hợp đồng với Việt Nam. Ta cũng đã thực hiện tương tự, giới thiệu một số công ty có khả năng và có uy tín làm đầu mối giao dịch với bạn. Cơ chế này có ưu điểm là bảo đảm sựổn định, tránh cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, nếu duy trì lâu dài cách làm này thì có khả năng sẽ làm giảm khả năng xây dựng quan hệ bạn hàng rộng rãi để chuẩn bị cho thời kỳ sau cấm vận. Để khai thác triệt

---------------------------------------------------------

để lợi thế mà Irắc dành cho Việt Nam và nâng dần sức cạnh tranh, cần mở dần số đầu mối được phép giao dịch với Irắc, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: gạo, chè, dầu thực vật, sữa các loại, bột

giặt, xà phòng, sản phẩm cao su các lọai, máy nông nghiệp, ô tô, tàu hút bùn,

máy điện, máy nổ, máy bơm…

Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia lớn với 62 triệu dân, là cầu nối của hai lục địa Á và Âu, Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu: gạo, chè, cao su, hàng thủ công mỹ nghệ,

giày dép, hàng dệt kim, may mặc, đồ hộp, lạc, than… từ Việt Nam và Thổ

Nhĩ Kỳ đã ký Hiệp định thương mại, hợp tác khoa học kỹ thuật và có điều khoản ưu đãi Tối huệ quốc (MFN). Ta đã có đại diện thương mại tại Thổ Nhĩ

Kỳ. Chính sách kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ hướng mạnh về châu Á, mong muốn mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại với Việt Nam. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là gạo, cà phê, chè, hàng giày dép, rau quả, hàng điện tử.

3. Mỹ Latinh 

Tại khu vực này, thị trường trọng điểm sẽ là Mêhicô, Achentina và

Braxin bởi đây là những thị trường có dân số đông đúc tiêu thụ khá. Các

doanh nghiệp có uy tín trên thị trường, tác phong theo kiểu châu Ấu, hàng hóa

vào đó có thể tự do sang các nước liên minh quan thuế. Xu hướng tới khi khu vực tự do châu Mỹ ra đời sẽ tạo ra bước đệm cho hàng hóa của chúng ta xâm nhập vào các nước khác.

Các doanh nghiệp cần tăng cường khảo sát, tìm hiểu các thị trường này. Hàng hóa trọng điểm sẽ là dệt may, giày dép và gạo. Trong tương lai có thể

---------------------------------------------------------

Một phần của tài liệu Chính sách chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của việt nam.pdf (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)