BP là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng đến sức khỏe như: bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipit máu, tiểu đường, đột quỵ, giảm khả năng sinh sản, giảm chức năng hô hấp, tăng viêm xương, khớp, ung thư, bệnh đường tiêu hóa 6. ĐTĐ (Diabetes mellitus) là một trong những bệnh rối loạn chuyển hóa có mức tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây cả về số lượng cũng như chi phí điều trị, ngày càng trở thành gánh nặng về kinh tế và xã hội đối với nhiều quốc gia trên thế giới 14. ĐTĐ với biểu hiện chung nhất là tăng glucose huyết do tế bào β của đảo tụy Langerhan bị phá hủy mất khả năng sản xuất insulin ( ĐTĐ type I) hoặc do rối loạn trao đổi lipitglucid dẫn đến đối kháng insulin (ĐTĐ typ II) Bệnh ĐTĐ và BP có quan hệ chặt chẽ, trong đó ĐTĐ là hậu quả của BP (Obesity) và thừa cân quá mức 14. Theo thống kê năm 1994 toàn thế giới có 110 triệu người ĐTĐ, năm 1995 tăng lên 135 triệu( chiếm 4% dân số).dự báo năm 2025 có 300 triệu người mắc ĐTĐ ( chiếm 5,4% dân số thế giới). Bệnh ngày càng có xu hướng gia tăng tại các quốc gia đang phát triển. Trong đó có Việt Nam nằm trong số các quốc gia có số người mắc bệnh ĐTĐ tăng nhanh nhất thế giới
MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cuộc sống hiện đại với môi trường làm việc ít vận động, thức ăn nhanh ngày càng được ưa chuộng khiến cơ thể chúng ta luôn phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh “thời đại” như: thừa cân, BP, ĐTĐ…. Cũng vì thế mà số lượng người mắc tiểu đường và tim mạch nước ta gia tăng nhanh chóng và độ tuổi ngày càng trẻ hóa. BP là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng đến sức khỏe như: bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipit máu, tiểu đường, đột quỵ, giảm khả năng sinh sản, giảm chức năng hô hấp, tăng viêm xương, khớp, ung thư, bệnh đường tiêu hóa [6]. ĐTĐ (Diabetes mellitus) là một trong những bệnh rối loạn chuyển hóa có mức tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây cả về số lượng cũng như chi phí điều trị, ngày càng trở thành gánh nặng về kinh tế và xã hội đối với nhiều quốc gia trên thế giới [14]. ĐTĐ với biểu hiện chung nhất là tăng glucose huyết do tế bào β của đảo tụy Langerhan bị phá hủy mất khả năng sản xuất insulin (ĐTĐ type I) hoặc do rối loạn trao đổi lipit-glucid dẫn đến đối kháng insulin (ĐTĐ typ II) Bệnh ĐTĐ và BP có quan hệ chặt chẽ, trong đó ĐTĐ là hậu quả của BP (Obesity) và thừa cân quá mức [14]. Theo thống kê năm 1994 toàn thế giới có 110 triệu người ĐTĐ, năm 1995 tăng lên 135 triệu( chiếm 4% dân số).dự báo năm 2025 có 300 triệu người mắc ĐTĐ ( chiếm 5,4% dân số thế giới). Bệnh ngày càng có xu hướng gia tăng tại các quốc gia đang phát triển. Trong đó có Việt Nam nằm trong số các quốc gia có số người mắc bệnh ĐTĐ tăng nhanh nhất thế giới [2]. Theo số liệu thống kê, trên thế giới cứ 30 giây có 1 người ĐTĐ bị cắt cụt chân, cứ mỗi ngày có 5000 người mất khả năng nhìn, 80% người bệnh chết do biến chứng tim mạch [2]. Tại Việt Nam, theo thống kê về các biến chứng bệnh nhân ĐTĐ của bệnh viện nội tiết trung ương cho thấy: Có 3,5% người bị suy thận, 4,5% bị mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ, 0,8% bị tai biến mạch máu não, 0,9% bị biến chứng mạch máu lớn [2] Nhận thấy tình trạng nguy hiểm của bệnh ĐTĐ, y học hiên đại đã vào cuộc cho ra nhiều loại thuốc chữa bệnh như: insulin, biguanid… Tuy nhiên các loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ và chi phí điều trị đắt đỏ. Chính vì thế, WHO khuyến cáo nghiên cứu phát triển các loại thuốc có nguồn gốc từ thảo dược, với ưu điểm là nguồn dược liệu sẵn có, dễ sử dụng, giá thành rẻ, ít tác dụng phụ, dễ được cộng đồng chấp nhận, đặc biệt là các nước kém phát triển và đang phát triển. Ở Việt Nam cây rau muống cũng được biết đến trong việc chữa một số bệnh giải nhiệt, giải độc, thông máu bổ máu, lợi tiểu, nhuận trường …trị các chứng đau dạ dày, xuất huyết, máu cam… [3] Tuy nhiên việc nghiên cứu đặc tính hóa sinh, y dược của các hoạt chất thiên nhiên từ đối tượng này chưa được nghiên cứu một cách thỏa đáng. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “ Nghiên cứu khả năng hạ đường huyết và chống rối loạn trao đổi lipit của dịch chiết từ cây rau muống ( Ipomoea Aquatica Forsk.)”. 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá hoạt tính sinh dược học của một số phân đoạn dịch chiết từ cây rau muống (Ipomoea Aquatica Forsk.). 3. Nội dung nghiên cứu Đánh giá tác dụng hạ glucose huyết của dịch chiết từ cây rau muống (Ipomoea Aquatica Forsk.) trên mô hình chuột gây ĐTĐ bằng STZ Đánh giá khả năng ổn định rối loạn trao đổi lipit –glucid của dịch chiết từ cây rau muống(Ipomoea Aquatica Forsk.) trên chuột ĐTĐ thực nghiệm. NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. BỆNH BÉO PHÌ(OBESITY) 1.1.1. Khái niệm Tổ chức y tế thế giới (WHO) định nghĩa BP (Obesity) là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng hay toàn bộ cơ thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe [6]. Để nhận định tình trạng béo gầy WHO thường dùng chỉ số khối cơ thể (BMI- Body Mass Index). Chỉ số khối cơ thể được tính theo công thức như sau: Trong đó: W: Khối lượng (kg ) H: Chiều cao (m ) Bảng 1.1. Phân loại BMI của người trưởng thành châu Âu và châu Á Mức độ thể trọng Người trưởng thành châu Âu Người trưởng thành châu Á Nhẹ cân < 18.5 < 18.5 Bình thường 18.5 - 24.9 18.5 - 22.9 Quá cân ≥ 25 - 29.9 ≥ 23 Béo phì độ 1 30 - 34.9 >23 - 24.9 Béo phì độ 2 35 - 39.9 25 - 29.9 Béo phì độ 3 ≥ 40 ≥ 30 1.1.2. Thực trạng béo phì trên thế giới và Việt Nam Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bên cạnh 800 triệu người thiếu ăn hiện có hơn một tỉ người trưởng thành thừa cân và trong số đó, có ít nhất 300 triệu người đang phải sống cùng vấn nạn BP Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) hiện nay số người BP đã lên tới 1,7 tỉ người, không chỉ gặp nhiều ở các quốc gia phát triển mà còn gặp cả ở các quốc gia đang phát triển [1]. Mỹ là nước có số dân mắc bệnh cao nhất thế giới, khoảng 60 triệu người (chiếm 30% dân số), tăng gấp 3 lần so với điều tra năm 1991. Ở châu Âu, Anh là quốc gia đứng đầu bảng với 23% dân số. Tại châu Á tỉ lệ thừa cân BP ở một số nước như sau: Thái Lan 3,5%, Philipin 4,27%, Malaysia 3,01%, Nhật 3%, Trung Quốc 2%, Hồng Kông 3%. Tại Việt Nam, theo tiêu chuẩn cho người châu Á, số người thừa cân BP cũng tăng theo thời gian. Năm 1991 theo điều tra của Lê Huy Liệu và cộng sự thì tỉ lệ thừa cân mắc bệnh BP nói chung tại Hà Nội là 1,1%. Đến năm 2000 con số này đã là 2,62% tăng gần 2,5 lần trong vòng 10 năm (điều tra của Lê Văn Hải) [1]. Năm 2007, Viện dinh dưỡng Quốc gia điều tra trên đối tượng người trưởng thành 25 - 64 tuổi cho thấy tỉ lệ thừa cân BP là 16,8% và còn có xu hướng tăng lên. Theo Viện trưởng TS. Nguyễn Công Khẩn thì tỉ lệ này ở thành thị lớn hơn nông thôn, ở nữ giới cao hơn nam giới. Trẻ em Việt Nam cũng có 16,3% mắc thừa cân BP [6]. Hà Nội có 4,9% trẻ 4 - 6 tuổi mắc bệnh, Thành phố Hồ Chí Minh 6% trẻ dưới 5 tuổi và 22,7% học sinh tiểu học cũng rơi vào tình trạng này. Với những hiểu biết hiện nay, thừa cân, BP được coi là những đối tượng “ngiễm nhiên” tiến tới ĐTĐ type 2, đặc biệt với những người có chỉ số BMI cao lại có vòng eo lớn – béo trung tâm. Trước tình hình đó Bộ y tế đã kí quyết định thành lập “Trung tâm phục hồi dinh dưỡng và kiểm soát béo phì” trực thuộc Viện dinh dưỡng, chính thức tuyên chiến với bệnh BP. 1.1.3.Tác hại và nguy cơ của bệnh BP BP là nguyên nhân làm gia tăng bệnh lý mạn tính nguy hiểm như tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường trong đó hệ xương khớp là một trong những căn bệnh chịu tác hại nghiêm trọng của tình trạng này [1], [3], [6]. Ở trẻ em bị BP, nguy cơ mắt các bệnh tim mạch cũng tăng cao như bệnh mạch vành, xơ vỡ động mạch, tai biến mạch máu não …Ngoài ra, thừa cân và BP còn làm giảm vẻ đẹp của con người [1]. 1.1.4. Nguyên nhân gây BP BP do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể chia thành hai nguyên nhân chủ yếu sau [1]: - Thói quen ăn uống: Thói quen ăn uống không chọn lọc là một trong những nguyên nhân khiến trẻ mắc phải chứng BP. - Thói quen vận động: Một thói quen sinh hoạt thụ động, dành nhiều thời gian cho các hoạt động tĩnh tại nhiều sẽ khiến trẻ dễ BP. 1.1.5. Giải pháp phòng và điều trị bệnh BP Để phòng bệnh BP có hiệu quả, mỗi cá nhân cần nâng cao nhận thức về dinh dưỡng và hoạt động thể lực. Trên phạm vi xã hội, viêc phòng bệnh cần tập trung vào nhóm có nguy cơ mắt bệnh này. Điều trị thừa cân BP dựa trên nguyên tắc kết hợp giữa chế độ ăn uống, luyện tập và dùng thuốc. Trong đó thuốc và phẫu thuận chỉ dùng trong trường hợp bắt buộc. Thuốc chống BP được chia làm hai nhóm lớn . * Nhóm có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương . * Nhóm tác dụng lên hệ tiêu hóa. Thuốc điều trị BP phổ biến hiện nay la Metformin với tác dụng chủ yếu là ức chế phân giải glycogen thành glucose ở gan, làm tăng tính nhậy cảm của insulin ngoại vi, tác động hạ glucose trong khoảng 2-4mmol/l, giảm HbA 1 C đến 2%. Vì thế, Metformin được dùng cho cả bệnh nhân BP và tiểu đường. Tuy nhiên thuốc cũng có tác dụng phụ với đường tiêu hóa, chống chỉ định với người suy tim nặng, bệnh thận và những người từng có tiền sử nhiễm toan lactic. 1.1.6. Rối loạn trao đổi lipit máu Huyết thanh người bình thường có 5 - 7g/l lipit toàn phần bao gồm acid béo tự do, triglycerid, cholesterol toàn phần với hai dạng cholesterol tự do và cholesterol este, các photpholipid. Vì không tan trong nước nên lipit được vận chuyển trong máu dưới dạng kết hợp với các protein đặc hiệu. Các acid béo tự do được vận chuyển chủ yếu bởi albumin, các lipit khác được lưu hành trong máu dưới dạng phức hợp lipoprotein như: các hạt chymomicron, VLDL, HDL, LDL. Các lipoprotein này có kích thước, thành phần, tỉ trọng và chức năng khác nhau trong quá trình chuyển hóa lipit [4] Để đánh giá lượng mỡ trong máu người ta làm xét nghiệm với các chỉ số [9]: - Cholesterol toàn phần (2,9 – 5,2 mmol/l); - Triglycerid (0,8 – 2,3 mmol/l); - HDL-c (0,90 – 1,50 mmol/l); - LDL-c (0,5 – 3,4 mmol/l). Rối loạn lipit máu là tình trạng tăng cholesterol, triglycerides (TGs) huyết tương hoặc cả hai, hoặc giảm nồng độ lipoprotein phân tử lượng cao, tăng nồng độ lipoprotein phân tử lượng thấp làm gia tăng quá trình vữa xơ động mạch. Fredrickson căn cứ vào kĩ thuật điện di và siêu ly tâm với các thành phần huyết thanh đã phân loại chứng tăng lipit máu thành 5 type dựa trên những thay đổi thành phần lipoprotein. Bảng 1.2 Phân loại rối loạn lipit máu theo Fredrickson Loại rối loạn Tăng Lipoprotein Tăng Lipit I Chylomicron TGs IIa LDL Cholesterol IIb LDL và VLDL TGs và cholesterol III VLDL và chylomicron dư TGs và cholesterol IV VLDL TGs V Chylomicrons và VLDL TGs và cholesterol LDL = low density lipoprotein; TGs = triglycerides; VLDL = lipoprotein phân tử lượng rất thấp. Điều trị bằng thay đổi chế độ ăn uống, hoạt động thể lực và dùng thuốc hạ lipit máu. 1.2. BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 1.2.1. khái niệm và phân loại ĐTĐ (Diabetes mellitus) có nguồn gốc từ tiếng hy Lạp (Diabetes: nước chảy trong ống syphon) và tiếng La Tinh (mellitus: ngọt). Vào thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên, bác sĩ Aretaios từ Kappadokie đã miêu tả nước tiểu của người bệnh có vị ngọt như mật ong. Theo WHO, ĐTĐ là một hội chứng rối loạn chuyển hóa cacbohydrat có đặc tính biểu hiện tăng glucose máu do hậu quả của việc thiếu hoặc mất hoàn toàn insulin hoặc do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết và hoạt động của insulin. Các triệu chứng thường gặp như: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, nước tiểu có đường và sút cân nhanh. PGS. TS Tạ Văn Bình định nghĩa ĐTĐ là một hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng tăng đường máu, do hậu quả của việc mất hoàn toàn insulin hoặc do liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết và hoạt động của insulin. Bệnh ĐTĐ được xác định dựa vào các tiêu chí sau: Bảng 1.3 Các tiêu chí để chuẩn đoán ĐTĐ theo WHO Kết luận Đường huyết lúc đói(mmol/l) Đường huyết 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp tăng đường huyết (mmol/l) Đường huyết tại thời điểm bất kỳ Đái tháo đường >7 >11.1 >11.1 kèm triệu chứng uống nhiều , đái nhiều và gầy sút Rối loạn dung lạp đường huyết 5.6-7 7.8-11.1 Bình thường <5.6 <7.8 Dựa vào những hiểu biết về nguyên nhân phát sinh bệnh ,ủy ban chuyên gia về chuẩn đoán và phân loại ĐTĐ của WHO chia ĐTĐ thành các loại như sau: ĐTĐ type 1: Thường xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên, khởi phát ở các cá thể có tính mẫn cảm về di truyền với bệnh . Nguyên nhân chính của bệnh là tế bào β đảo tuỵ Langerhans bị phân hủy dẫn đến mất khả năng sản xuất insulin (hormone điều hòa lượng đường trong máu). Quá trình hủy hoại tế bào β do cơ chế tự miễn. Người ta đã biết đến 18 vùng gen liên quan đến type này và được ký hiệu từ IDDM1 đến IDDM18. Các gen này chủ yếu liên quan đến những yếu tố kháng nguyên bạch cầu người HLA hoặc là gen mã hóa insulin. ĐTĐ type 2: Chiếm 80%-90% bệnh nhân , có tính quy tụ gia đình và hay gặp ở những người trên 30 tuổi. Hai yếu tố chính đóng vai trò quan trọng trong cơ chế sinh ĐTĐ type 2 là khiếm khuyết chức năng tế bào β tuyến tuỵ và tình trạng kháng insulin, bất thường về số lượng receptor insulin hoặc ái lực gắn hormone của insulin và cũng có thể do acid béo tự do tăng cao gián tiếp làm ảnh hưởng quá trình truyền tin nội bào của insulin ở tế bào đích. Bởi vậy, bệnh béo bệu là một trong những nguyên nhân môi trường được đề cập đến nhiều nhất vì chính béo bệu làm gia tăng tình trạng kháng insulin. Sinh bệnh học ĐTĐ type 2 diễn biến qua ba giai đoạn [9]: - Giai đoạn 1: Mặc dù nồng độ glucose trong máu vẫn bình thường ,nhưng có hiện tượng kháng insulin vì insulin tăng cao hơn mức bình thường trong máu. - Giai đoạn 2: Tình trạng kháng insulin có xu hướng nặng dần do có hiện tượng tăng glucose huyết sau ăn. - Giai đoạn 3: Kháng insulin không đổi nhưng bài tiết insulin suy giảm gây tăng glucose huyết lúc đói, bệnh ĐTĐ biểu hiện ra bên ngoài. Ngoài ra còn có ĐTĐ thai nghén và một số typ ĐTĐ đặc biệt khác như thiếu hụt chức năng tế bào β, thiếu hụt di truyền về tác động của insulin, bệnh tụy ngoại tiết,… 1.2.2. Thực trạng đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam Trên thế giới: Theo Tổ chức Y tế thế giới: Năm 1995 cả thế giới có 135 triệu người mắc bệnh ĐTĐ chiếm 4% dân số thế giới, đến năm 2010 có 221 triệu người và dự báo đến năm 2025 là 330 triệu người mắc căn bệnh này, chiếm 6.0%. Tỷ lệ bệnh tăng lên ở các nước phát triển là 42%, nhưng ở các nước đang phát triển (như Việt Nam) sẽ là 170%. Ở Việt Nam: Tại Việt Nam, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế xã hội, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ trong 10 năm qua có xu hướng gia tăng[4]. Tỷ lệ người mắc bệnh ĐTĐ năm 2002 chiếm 2,7%, đến 2008 đã tăng lên 5,7% dân số. Nghiên cứu của bệnh viện Nội tiết TW trên phạm vi toàn quốc năm 2001 thì tỷ lệ ĐTĐ tại 4 tỉnh TP lớn của Việt Nam (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh) trong lứa tuổi 30-64 là 4,0%, tỷ lệ rối loạn dung nạp Glucose là 5,1%, riêng quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) lên tới 7%. Tỷ lệ đối tượng điều tra có các yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ là 38,5%. Cũng qua số liệu điều tra, số bệnh nhân ĐTĐ không được chẩn đoán là 44%. Phần lớn người bệnh phát hiện và điều trị muộn. Vì vậy, mỗi năm có trên 70% bệnh nhân không được phát hiện và điều trị kịp thời. Khu vực nông thôn trước đây thường rất ít thì nay bệnh đã trở nên phổ biến. Như vậy, ĐTĐ là bệnh không lây nhiễm có tốc độ phát triển nhanh chóng nhất trên thế giới chủ yếu là các nước đang phát triển. Nó đang là gánh nặng thực sự cho sự phát triển kinh tế, xã hội và sức khỏe của con người toàn thế giới trong thế kỷ 21[7]. [...]... độ glucose huyết sau 72 giờ tiêm được duy trì ở mức cao, ổn định (> 17.15mmol/l) và phần lớn những con chuột càng béo có khả năng bị ĐTĐ càng cao 3 Một số dịch từ cây rau muống (Ipomoea aquatica Forsk) có khả năng hạ đường huyết và chống rối loạn trao đổi lipit trên mô hình chuột BP và ĐTĐ: với liều uống 1500mg cao cô đặc/kg thể trọng chuột ĐTĐ của một số phân đoạn dịch chiết từ cây rau muống cho thấy... trữ và sau đó ức chế sự tổng hợp và tiết insulin của tế bào β Hình 2.3 Cơ chế gây độc của STZ lên tế bào β của tụy đảo chuột (MIT – Ty thể, XOD – xanthine oxidase) 2.2.2 Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của dịch chiết cây rau muống chuột nhắt gây ĐTĐ bằng STZ Các lô chuột ĐTĐ type 2 (5 con/lô) được ăn thức ăn thường và điều trị hằng ngày bằng cách cho uống cao các phân đoạn dịch chiết như bảng 2.2 Đường. .. 6,7*±0,1 6,5±0,4 ( 2,2%) ( 1,4%) ( 4,8%) ( 2,5%) 23,3*±1,4 22,5*±1,3 24,1*±1 22,9*±1,4 21,8±4,1 ( 6,6%) ( 3,3%) ( 10,5%) ( 4,8%) ** 15,6 ±1,4 15,1**±1,6 11,8***±1,5 9,1***±1,6 20,5±3,7 ( 24,2%) ( 26,5) ( 42,5%) ( 55,9%) ** ** 17,9 ±3,9 16,8 ±3,0 14,3**±3,1 10,1***±1,6 25,7±2,6 ( 30,6%) ( 34,8%) ( 44,5%) ( 60,7%) 15,5**±1,9 16,1**±2,0 13,4**±1,3 7,7**±0,35 21,6±4,7 ( 28,4%) ( 25,3%) ( 42,4%) ( 64,5%) 15,5**±1,9... glucose và chống rối loạn trao đổi lipit: Sau 21 ngày điều trị trọng lượng chuột, hàm lượng glucose huyết, cholesterol, triglyceride và LDL -c giảm so với đối chứng đồng thời có sự gia tăng của hàm lượng HDL - c Sự tăng, giảm này hoàn toàn có ý nghĩa thống kê toán học KIẾN NGHỊ Tiếp tục nghiên cứu liều lượng điều trị tối ưu của các phân đoạn dịch chiết rau muống trên mô hình chuột BP và ĐTĐ Tiếp tục nghiên. .. glucose máu khác với type 2, rối loạn này có thể vẫn kéo dài mặc dù có sự điều trị giảm glucose máu thích hợp LDL-c của type 2 cũng có thể tăng nhẹ và xuất hiện nhiều LDL-c với kích thước nhỏ và nặng hơn khi việc kiểm soát glucose kém Đây chính là yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh xơ vữa động mạch 1.4 VÀI NÉT VỀ CÂY RAU MUỐNG (Ipomoea Aquatica Forsk.) 1.4.1 Giới thiệu Rau muống (Ipomoea Aquatica) là một loài thực... vitamin, chất Ca (1 ,0 đến 1,3 % MS ) Giá trị dinh dưỡng bởi một khẩu phần 100 g: Năng lượng 30 kcal, chất đạm protein 2,7 g, calcium 60 mg, chất sắt 2,5 mg, potassium, vitamin C 45 mg, vitamin A 2,9 mg, vitamin B Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1 Mẫu thực vật Cây rau muống ( Ipomoea Aquatica Forsk.) Bộ phận sử dụng: thân, lá, ngọn của cây rau muống Địa điểm... 8,4**±1,6 22,3±3,9 ( 30,6) ( 37,7%) ( 51,2%) ( 62,3%) 14,8**±1,9 14,5**±1,6 11,6**±0,9 10,3***±0,6 21,3±4,4 ( 30,8%) ( 31,7%) ( 45,5%) ( 52,1%) 16,5**±1,3 15**±1,8 11.9**±1,8 9,3**±0,8 22,4±4,7 ( 25,7%) ( 32,8%) ( 46,8%) ( 58,1%) giá trị p là *:(p0.005); ***:(p . nguyên tắc kết hợp giữa chế độ ăn uống, luyện tập và dùng thu c. Trong đó thu c và phẫu thu n chỉ dùng trong trường hợp bắt buộc. Thu c chống BP được chia làm hai nhóm lớn . * Nhóm có tác. loại thu c chữa bệnh như: insulin, biguanid… Tuy nhiên các loại thu c này có nhiều tác dụng phụ và chi phí điều trị đắt đỏ. Chính vì thế, WHO khuyến cáo nghiên cứu phát triển các loại thu c. (1,2%), … 1.2.4. Một số thu c tổng hợp điều trị bệnh ĐTĐ [1], [4] Các thu c giảm đường huyết: Dùng cho tiểu đường không kiểm soát được bằng chế độ sinh hoạt. Insulin và các thu c kích thích bài