1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Người bệnh đái tháo đường cần biết

116 637 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 30,46 MB

Nội dung

nhân, gia đình người bệnh, mà còn cho nền kinh tế xã hội của chúng ta trước m ắt cũng như lâu dài.Cùng với những tiến bộ của khoa học, hiểu biết về bệnh ĐTĐ cũng ngày càng phong phú, ngà

Trang 1

PCS.TS TẠ VĂN BÌNH

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

“Đái tháo đường (ĐTĐ) là gánh nặng cho nền kinh tế, xã hội toàn th ế giới vào th ế kỷ 21”

“Bệnh lý của th ế kỷ 21 là bệnh lý của các bệnh nội tiết và chuyển hoá, trong đó nổi bật vai trò trọng tâm của bệnh đái tháo đường”

“Dự báo tỷ lệ bệnh đái tháo đường sẽ tăng nhanh trong vòng 10 - 20 năm tới, ở các nước p h át triển tỷ lệ này là 42%, còn các nước đang phát triển tỷ lệ bệnh sẽ tăng tới 170%”.Trên đây là những n h ận xét của các chuyên gia y tế hàng đầu th ế giới về tình hình bệnh tậ t của th ế kỷ 21

Việt Nam là một nước đang p h át triển nằm trong khu vực Tây Thái Bình Dương, k h u vực đang có những thay đổi lớn không chỉ về kinh tế mà cả về các lĩnh vực môi trường, hình th ái bệnh tậ t v.v cùng với các bệnh không lây nhiễm khác, bệnh ĐTĐ đang p h á t triển với tốc độc nhanh Kết quả điều tra năm 2001 cho thấy: tỷ lệ ĐTĐ ở 4 th àn h phiD lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nang, TP Hồ Chí Minh) trong lứa tuổi

30 - 64 là 4,1%: đến điều tra toàn quốc năm 2002 ở cùng đối tượng, tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc là 2,7% Trong đó ở th àn h phố và khu công nghiệp là 4,4%, đồng bằng - 2,7%, tru n g du - 2,2%

và miền núi - 2 , 1 %

Cũng giông như các nước đang p h át triển, người mắc bệnh ĐTĐ ở Việt Nam được p h á t hiện muộn, những trường hợp phải vào nằm viện thường kèm theo các biên chứng nặng

nề, đây là nguyên n h ân làm cho chi phí chữa bệnh tăng cao Bệnh ĐTĐ đã, đang và sẽ là gánh nặng không chỉ cho mỗi cá

Trang 4

nhân, gia đình người bệnh, mà còn cho nền kinh tế xã hội của chúng ta trước m ắt cũng như lâu dài.

Cùng với những tiến bộ của khoa học, hiểu biết về bệnh ĐTĐ cũng ngày càng phong phú, ngày nay khả năng phòng chông bệnh ĐTĐ đã là một thực tế với những cơ sở khoa học vững chắc và đã được chứng m inh thực tế

Đứng trước một thực tế là tỷ lệ bệnh đái tháo đường đang gia tăng một cách n h anh chóng ở Việt Nam, ngày 17 tháng 6 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 77/2002/QĐ-TTg, phê duyệt Chương trìn h phòng chông một

sô bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2002 - 2010 Trong đó có giao nhiệm vụ cho N gành Y tế “phấn đấu giảm tỷ lệ mắc, biến chứng và tử vong của bệnh đái tháo đường” Đây là một nhiệm vụ hết sức nặng nề

Một trong những điều kiện quan trọng để tiến hành phòng chống bệnh ở cả ba cấp có kết quả là phải nâng cao trìn h độ hiểu biết về bệnh không chỉ có người bệnh mà cho cả cộng đồng

X uất p h á t từ yêu cầu của người bệnh ĐTĐ, với mong muôn phỏ biến kiến thức thông thường cho người bệnh, tác

giả đã biên soạn cuôn sách Người bệnh đái tháo đường cần biết Sách đã được N hà X uất bản Y học ấn h àn h lần đầu

năm 2002 và liên tục được tái bản có sửa chữa, bổ sung những vấn đề mới n h ấ t là về bệnh đái tháo đường Mong rằng cuôn sách nhỏ phổ biến kiến thức khoa học về bệnh đái tháo đường sẽ có ích cho bạn đọc

Bệnh viện Nội tiết, tháng 10 năm 2006

T á c g iả

Trang 5

MỤC LỤC■ ■

Lời nói đ ầ u 3

Giải thích một sô' th u ậ t ngữ chuyên m ôn 8

Phần I Những hiểu biết c h u n g 9

I Đái tháo đường là gì? 9

1 Tình hình mắc bệnh đái tháo đường ở th ế giới và ở Việt N am 9

2 Đái tháo đường là gì? 11

3 Khi nào được chẩn đoán là đái tháo đường? 12

4 Các thể đái tháo đường (typ ĐTĐ) và quan niệm của người thầy th u ố c 14

II Biến chứng của bệnh đái tháo đường và cách phòng chông 17

1 Một số điểm cần lưu ý 17

2 Phòng chống các biến chứng cấp tín h 18

3 Phòng chống các biến chứng mạn t í n h 24

4 Phòng bệnh đái tháo đường 31

III Hội chứng chuyển h ó a 35

1 Định nghĩa và tỷ lệ mắc hội chứng chuyển h ó a 37

2 Hội chứng chuyển hóa - áp dụng vào thực hành lâm s à n g 45

3 Làm gì khi bị mắc hội chứng chuyển h ó a 47

Trang 6

Phần II Những điều người ĐTĐ cần biết về chế độ

ăn uông, chê độ luyện tậ p 50

I Chế độ ăn u ố n g 50

Những điều cần b iê t: 50

Án như th ế nào là đ ủ 52

Thành phần thức ă n 53

Người bệnh thường có một số câu hỏi 54

Các chất ngọt năng lượng thấp và các chất thay thê chất béo 62

II Chế độ luyện tậ p 78

1 ích lợi 78

2 Nguyên t ắ c 78

3 Giới thiệu một mô hình luyện tập (từ thấp đến cao) 79

Phần III Sử dụng thuốc ở người đái tháo đường 81

I In su lin 81

1 Insulin là gì? 81

2 Các loại Insulin 81

3 Bảo q u ản 84

4 Những vấn đề cần biết khi sử dụng In su lin 84

II Các thuốc uống hạ đường m á u 87

III Dùng thuốc như thê nào? 90

1 Những người buộc phải dùng I n s u lin 90

Trang 7

IV Điều trị đái tháo đường ở những đối tượng đặc b i ệ t 92

1 Đái tháo đường ở người cao tu ổ i 92

2 Đái tháo đưòng ở phụ nữ tuổi m ãn k in h 93

3 Đái tháo đường th ai n ghén 93

4 Đái tháo đưòng có kèm theo suy giảm chức năng gan, th ậ n 93

5 Phẫu th u ậ t ở bệnh nhân đái tháo đường 94

6 Đái tháo đường trong những ngày ốm yếu 94

7 Người đái tháo đường với nghề nghiệp lao động nặng n h ọ c 95

8 Người đái tháo đường có bệnh lý tâm th ầ n 95

Phần IV Những điều kiện cần th iế t để nâng cao chất lượng sống của người bệnh đái tháo đ ư ò n g 96

I Nguyên tắc chựng 96

II Những yêu cầu về phía ngưòi b ệ n h 97

III Yêu cầu đổi với người th ân của bệnh n h â n 101

IV Yêu cầu đối vói xã hội 103

Trang 8

GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN

• Biểu hiện lâm sàng: là những triệu chứng, dấu hiệu

của bệnh hoặc các biến chứng của bệnh, do người thầy thuốc p h át hiện được trong khi thăm khám và hỏi bệnh

• Hôn mê: là tình trạn g m ất ý thức của người bệnh Dựa

vào tình trạn g hôn mê người ta có thể đánh giá mức độ nặng nhẹ đồng thời cũng là yếu tố quan trọng để đánh giá tiên lượng bệnh

• Stress: th u ật ngữ chuyên môn để chỉ những chấn thương

xảy ra một cách đột ngột, gây ảnh hưởng m ạnh mẽ đến tinh thần hoặc thê xác của đối tượng (người bệnh)

• Tăng huyết áp vô căn: là th u ậ t ngữ để chỉ những

trường hợp bị mắc bệnh tăn g h uyết áp mà không tìm được nguyên nhân gây bệnh

• Nghiệm pháp tảng đường máu: là một kỹ thuật chuyên

ngành dùng để chẩn đoán bệnh ĐTĐ, khi chưa có biểu hiện rõ qua thăm khám lâm sàng và/hoặc xét nghiệm thông thường

Trang 9

Phần I

NHỮNG HIẾU BIẾT CHUNG

I ĐÁI THÁO ĐƯỜNG LÀ GÌ?

1 Tình hình mắc bệnh đái tháo đường ở thê giới và ở Việt Nam

1.1 Trên t h ế giới: Đ ái th áo đường (ĐTĐ) là bệnh đã có từ

lâu; như ng đặc b iệt p h á t triể n tro n g nhữ ng năm gần đây, bệnh tăn g n h a n h theo tốc độ p h á t triể n của nền k in h tế -

xã hội

Năm 1994, toàn th ế giới có 110 triệu ngưòi ĐTĐ, năm

1995 tăng lên 135 triệ u (4% dân số th ế giới) Dự báo năm

2010 có 221 triệu và năm 2025 sẽ có 300 triệu người mắc bệnh ĐTĐ (chiếm 5,4% dân số th ế giới)

Khu vực Tây Thái Bình Dương (trong đó có Việt Nam) hiện tại có khoảng 30 triệ u người mắc bệnh ĐTĐ và dự báo

sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025 Điểm đặc biệt quan trọng là bệnh ở khu vực này tăn g r ấ t nhanh Có 12 quốc gia có tỷ lệ bệnh ĐTĐ typ 2 trê n 8%, có những quốc đảo có tỷ lệ bệnh trên 20%, cá biệt có nhữ ng vùng tỷ lệ bệnh vượt trên 40%.Theo dự đoán của các chuyên gia y tế th ế giới trong

vòng 20 năm tới bệnh sẽ tăng 42% ở các nước công nghiệp

p há t triển, còn ở nhữ ng nước đang p h á t triển tỷ lệ bệnh sẽ tăng tới 170%.

Trang 10

1.2 Ở Việt Nam

Bệnh p h át triển nhanh, năm 1990 ở Hà Nội có tỷ lệ chỉ 1,2%; H uế - 0,96%; TP Hồ Chí M inh - 2,52%

Theo điểu tra năm 2001, tỷ lệ bệnh đái tháo đường typ 2

ở các th àn h phô lớn: Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí M inh là 4,9%, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là 5,9% Tỷ lệ người có yếu tô nguy cơ phát triển đến đái tháo đưòng, chiêm tối 38,5% (lứa tuổi 30-60) Điểu tra Quốc gia năm 2002 cho thấy

tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ở lứa tuổi từ 30 đến 64 trong toàn quốc là 2,7% (ở khu vực đô th ị và khu công nghiệp

tỷ lệ cao tới 4,4%) Đặc biệt, tỷ lệ bệnh trong nhóm người có yếu tô" nguy cơ là r ấ t cao (10,3%) Cũng như các nước đang

p h át triển khác, do trìn h độ hiểu biết còn h ạn chế, người bệnh của chúng ta thưòng được p h á t hiện bệnh ở giai đoạn muộn và thường đến bệnh viện với những biến chứng nặng

nề Điều đáng lo ngại n h ấ t theo điều tra này là có tới 64,6%

số người mắc bệnh đái tháo đường không được chẩn đoán và

điều trị 0 các quốc gia p h á t triển tỷ lệ này vào khoảng 50%

1.3 Đái tháo đường là gánh nặn g cho nền kinh tế, xã hội

toàn th ế giới trong th ế kỷ 21

Năm 1997 toàn th ế giới chi cho chữa bệnh ĐTĐ vào khoảng 1030 tỷ đôla Mỹ, riêng nước Mỹ với 15 triệu người mắc bệnh ĐTĐ đã phải tiêu tốn 98,2 tỷ đôla Ở các nước công nghiệp p h át tn ể n bệnh ĐTĐ thường chiếm từ 5-10% ngân sách dành cho Y tế

Người ta chia chi phí bệnh tậ t ra làm 3 loại:

+ Chi p h í trực tiếp: gồm những chi phí mà người bệnh

và gia đình họ phải trực tiếp gánh chịu, những chi phí trực tiếp của ngành y tế chi cho người bệnh

Trang 11

+ Chi p h í gián tiếp: là những chi phí mà người ĐTĐ

gián tiếp gây ra cho nền kinh tê xã hội, do họ m ất khả năng lao động, tà n tật, nghỉ hưu sớm trước tuổi, những chi phí về thuốc men, phương tiện đi lại, điều kiện sinh hoạt v.v mà xã hội phải giành cho họ Trong thực tế nhóm chi phí này cao hơn chi phí trực tiếp nhiều lần

+ Chi p h í vô hình: là giá phải trả của bệnh ĐTĐ đôi

với bản th â n người bệnh ĐTĐ, với gia đình họ và với

xã hội (như các stress, nỗi đau đớn, buồn chán v.v ) Đây là loại chi phí không thể tính bằng tiền, nhưng lại là vấn đề xã hội r ấ t lốn Vì th ế nâng cao chất lượng cuộc sông của người bệnh ĐTĐ không chỉ là nhiệm vụ riêng của ngành Y tế, mà là của cả xã hội

ở Việt Nam tuy chưa có điều kiện để nghiên cứu về các chi phí gián tiếp và chi phí vô hình, nhưng chỉ tín h riêng các chi phí trực tiếp cũng đã là gánh nặng cho mỗi cá n h ân và cả nền kinh tế xã hội Mức chi phí bình quân cũng thay đổi tùy

thuộc vào số lượng và mức độ các biến chứng Đa scí người

bệnh không đủ khả năng chi trả Theo một nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết, sô” người có sẵn khả năng chi trả viện phí chỉ có 27,3%; phải bán đồ vật có giá trị trong gia đình đê điều trị tại bệnh viện là 21,2%; phải đi vay mượn để trả tiền điều trị là 51,5%

2 Đái tháo đường là gì?

“ĐTĐ là một hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng tăng đường máu, do hậu quả của việc m ất hoàn toàn Insulin hoặc là

do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết và hoạt động của Insulin".

ở đây có hai điểm cần lưu ý:

Trang 12

Thứ nhất: ĐTĐ có thể là một bệnh, cũng có thể là một

triệu chứng của một bệnh nội tiê t khác Trong trường hợp ĐTĐ là một triệu chứng, khi chữa khỏi bệnh chính, ĐTĐ sẽ khỏi hẳn Ví dụ, triệu chứng tăn g đường m áu trong bệnh nhiễm độc giáp, hay trong hội chứng C ushing v.v

T hứ hai: ĐTĐ có nguyên n h ân là thiếu Insulin, nhưng

cũng có thể do nhiều nguyên n h ân khác như khả năng hoạt động của Insulin bị suy giảm, tìn h trạ n g bệnh lý tại th ụ thể - nơi tiếp n h ận glucose được Insulin h o ạt hoá, hoặc bệnh lý bên trong tê bào, hoặc do sự k háng lại Insulin ở mô đích v.v Trong những trường hợp này lượng Insulin lại không thiếu vì

th ế cách điều trị bệnh là khác nhau

3 Khi nào được chẩn đoán là đái tháo đường?

3.1 Đ ể chẩn đoán đái tháo đường bắt buộc phải làm xét nghiệm đuờng m áu

Trong trưòng hợp chẩn đoán sớm, người ta phải làm nghiệm pháp tăn g đường máu

Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tê T hế giối năm 1999, có 3 tiêu chí để chẩn đoán bệnh ĐTĐ như sau:

1 Glucose huyết tương lúc đói (tối thiểu là 8 giờ sau ăn)

N h ư vậy, việc chân đoán bệnh ĐTĐ p h ả i đươc thưc hiên

ở các cơ sở y t ế và được các bác sĩ (nhất là bác sĩ chuyên khoa) kết luận.

Trang 13

3.2 N gày nay, người ta đang dùng m ọi cách d ể chẩn doán

sớ m b ện h đái tháo đường, biện pháp tốt n h ất là tìm cách

p hát hiện bệnh ở những người có các yếu tố nguy cơ, đê có biện pháp phòng bệnh nhằm hạn chê sự phát triển của bệnh

3.3 Đ ế chẩn đoán đái tháo đường kh ông cẩn tiêu chuẩn có đường trong nước tiểu

Trong thực tế lâm sàng, người bệnh có đường trong nước tiểu thường là ở giai đoạn muộn, nhiều khi đã kèm theo biến chứng, n h ất là người mắc bệnh ĐTĐ typ 2 Đây là điểm cần nhấn m ạnh vi không chỉ bệnh nhân, mà ngay cả các thầy thuốc nhiều nơi vẫn lấy tiêu chuẩn đường niệu làm tiêu chuẩn chính để chẩn đoán bệnh

3.4 Tên gọi

Bệnh ĐTĐ là tên gọi do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) qui định và ban hành từ năm 1994 (Diabetes Mellitus; mã sô" Phân loại bệnh tậ t quốc tế là từ ElO đến E14) Trong bảng phân loại này người ta còn chia ra các phân nhóm ĐTĐ có phụ thuộc hay không phụ thuộc insulin hoặc theo các biến chứng của bệnh Tên gọi ĐTĐ cũng còn để phân biệt với bệnh đái

tháo n h ạt (Diabetes Insipidus, có mã số Phân loại bệnh tậ t

quốc tế là E23.3)

Trong lịch sử y học, tên gọi của một bệnh có thể đặt tên bằng cách lấy tên của người đã p h át hiện ra bệnh đó hoặc bằng cách gọi m ang ý nghĩa tượng trư ng cho một triệu chứng nổi bật mà người thày thuốc dễ quan sá t thấy

Trong thực tê tên gọi của bệnh đái tháo đường ngày nay không phù còn hợp, vì ta phải tiến hành can thiệp ngay từ khi lượng glucose trong huyết tương ở mức 5,6 mmol/1 mà ở mức

Trang 14

này chưa có đường trong nưốc tiêu Từ đó đa có nhiêu ý kiên

đê nghị nên gọi cho chính xác là "Bệnh tăng glucose m áu

4 Các thể đái tháo đường (typ đái tháo đường) và quan niệm của người thầy thuốc

Điều mà người bệnh hay hỏi là: Họ bị mắc bệnh ĐTĐ ỏ typ nào? Liệu đang dùng thuôc viên nay dùng thuốc tiêm(Insulin) bệnh có nặng lên không?

Để trả lòi câu hỏi này, trước h ết chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa của các th u ậ t ngữ đang dùng, nói cách khác là phải hiểu các th u ậ t ngữ chuyên môn

• Đ á i th á o đ ư ờ n g ty p 1: Là một th u ậ t ngữ để chỉ ra rằng ĐTĐ là một bệnh tự miễn dịch m ạn tính Quá trình gây bệnh là quá trìn h huỷ hoại các tê bào bêta (tế bào tiết ra Insulin) của đảo tuỵ Langerhans H ậu quả là thiếu hoặc

không còn Insulin trong máu Đ ối với lo a i n à y khi

đ iê u tr i b u ô c p h ả i d ù n g I n s u lin

Đ ái th á o đư ờng phụ th u ộ c In su lin : Là một thuật ngữ

nói lên tình trạng cơ th ê y ê u c ầ u c ầ n p h ả i có một

lư ợ n g I n s u l i n n g o a i la i đưa vào đ ể duy trì chuyển hoá bỉnh thường của cơ thể.

Như vậy có thể rú t ra một sô" điểm cần lưu ý :

Thứ n h ấ t: "ĐTĐ typ 1" là th u ậ t ngữ để chỉ nguyên nhân

sinh bệnh Nói theo th u ậ t ngữ y học thì đây là một cụm từ có

ý nghĩa sinh lý bệnh Còn ĐTĐ phụ thuộc Insulin là cụm từ phản ánh nhu cầu sinh lý của cơ thể.

Thứ h a i: Việc sử dụng Insulin không làm bệnh nặng hơn

lên, vi đến một giai đoạn n h ấ t định, người ĐTĐ typ 2 cũng cần phải dùng Insulin để duy trì hoạt động chuyển hoá một cách sinh lý

Trang 15

v ấ n d ề c h ẩ n đ o á n typ d á i th á o đường:

Có nhiều tiêu chí để phân loại typ ĐTĐ, chúng tôi giới thiệu một tiêu chuẩn đơn giản, dễ áp dụng, dễ nhớ, được nhiều bác sỹ ở nhiều quôc gia công nhận

Tiêu chuẩn chẩn đoán :

Tuổi < 30 tuổi Thể trạng gày Triệu chứng xảy ra rầm rộ Sút cân nhanh chóng

Có xêtôn niệu dương tính Các kháng thể: ICA, IA - 2, Anti GAP

c - peptid thấp lúc đói hoặc sau ăn.

Tuy nhiên trong lâm sàng cũng có những cá biệt Ví dụ có những trường hợp đái tháo đường thể LADA ở những người cao tuổi (trên 50) Trong những trường hợp này người ta phải dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng đê tìm các kháng thể Năm 2005, Hiệp hội Đái tháo đường Quốíc tế (IDF) đã đưa ra một tiêu chuẩn chẩn đoán (bảng 1)

Trang 16

Bảng 1 Tiêu chuẩn chẩn đoán phân loại typ đái tháo đường theo

Chứng tiêu gai đen (Acanthosis nigricans).

- Hội chứng buồng trúng đa nang.

Điều trị Bắt buộc dùng insulin Thay đổi lối sống, các thuốc

hạ glucose máu bằng đường uống hoăc Insulin

Kết hợp

với bệnh tự

miễn khác

Lưu ý: Ngày nay ĐTĐ typ 2 ở tuổi thanh, thiếu niên - tức

là ở người trẻ tuổi ngày một tăng nhanh Hiện tượng này hay gặp ở những quốc gia có nền kinh tế th ay đổi nhanh, gây ra những thay đổi có tính “đột ngột” về môi trường sống và lối sống Người ta thấy bệnh ĐTĐ typ 2 ở người trẻ tuổi tan g đặc

Trang 17

biệt n h an h ở các nước châu Á, các quốc đảo Thái Bình Dương,

N hật Bản và Trung Quốc Ở Việt Nam ngưòi bệnh ĐTĐ typ 2 trẻ n h ất được p h át hiện hiện nay là một cháu trai 11 tuổi

C h ẩ n đ o á n tiê n đ á i th á o d ư ờ n g (P red ia b etes)

Trước đây người ta hay dùng các th u ậ t ngữ như “Đái tháo đường tiềm tàng”, “Đái tháo đường sinh hoa', “Đái tháo đường tiền lâm sàng”, để chỉ các trường hợp có rối loạn dung

nạp glucose mà chưa có biểu hiện lâm sàng Những trường hợp này chỉ được phát hiện khi tiến hành nghiệm pháp tăng gánh glucose bằng đường uôrig hoặc đường tĩnh mạch Nhiều khi để tăng độ nhạy của phương pháp người ta còn sử dụng cả corticoid

Ngày nay người ta đưa ra hai khái niệm để chỉ các hình thái rối loạn này của chuyển hoá carbohydrat trong cơ thê

Rối loạn dung nạp glucose, nếu mức glucose huyết tương

ở thòi điểm 2 giò sau nghiệm pháp tăng glucose máu bằng đường uống là từ 7,8mmol/l (140mg/dl) đến 11,0 mmol/1 (126md/dl)

Suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói, nếu lượng glucose

huyết tương lúc đói (sau ăn 8 giò) từ 5,6 mmol/1 (lOOmg/dl) đến 6,9 mmol/1 (125mg/dl) và lượng glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp tăng glucose m áu bằng đường uổng là dưới 7.8mmol/l (< 140 mg/dl)

II BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG

1 Một sô điểm cần lưu ý

T hứ nhất' Biến chứng của bệnh ĐTĐ là không th ể tránh khỏi Tuy nhiên chúng ta có thê làm chậm tiến triển của các

Trang 18

biến chứng và hạn chế mức độ biến chứng bằng cách quản lý tốt bệnh ĐTĐ.

Thứ hai: Biến chứng xuất hiện sớm hay muộn ngoài

nguyên nhân quản lý bệnh tốt hay xấu, còn phụ thuộc vào typ mắc bệnh Ví dụ biến chứng mạch m áu nhỏ thường xảy

ra ở người ĐTĐ typ 1 sau 5 năm mắc bệnh, nhưng lại có ngay

từ khi bệnh mới được chẩn đoán ở người ĐTĐ typ 2

Có nhiều cách phân loại các biến chứng, ở đây để tiện cho bạn đọc hiểu, dễ nhớ chúng tôi chia ra 2 loại biến chứng cấp tính và biến chứng mạn tính

Biến chứng cấp tính' Là những biến chứng xảy ra đột

ngột, diễn biến nhanh, triệu chứng lâm sàng đa dạng và phong phú Những biến chứng này đe doạ đến m ạng sống của người bệnh, nếu không được cấp cứu kịp thời

Biến chứng m ạn tính' Là những biến chứng xảy ra liên

tục và kín đáo, người ta không dễ gi n h ận thấy những thay đổi này; mức độ nặng nhẹ của chúng thay đổi theo thòi gian, phụ thuộc rấ t nhiều vào kết quả điều trị bệnh Những biến chứng này tuy không đe doạ m ạng sông của người bệnh một cách “cấp tín h ” như loại trên, nhưng nó liên tục phá huỷ cơ thể người bệnh, thường khi được p h át hiện lâm sàng thì biến chứng đã ở giai đoạn muộn

2 Phòng chống các biến chứng câ'p tính

2.1 Hạ glucose máu

Hạ glucose m áu là biên chứng hay gặp do người bệnh thực hiện chê độ ăn quá k h ắ t khe hoặc do dùng thuôc quá liều Hôn mê hạ glucose m áu có thể xảy ra với người bệnh điều trị ngoại trú hoặc ngay khi đang nằm điều trị trong bệnh viện

Trang 19

- Trưòng hợp đặc biệt, ví dụ tăn g hoạt động thể lực, nên giảm liều Insulin khoảng 10 - 15%.

- Không nên để triệu chứng hạ glucose m áu xuất hiện Nếu thấy có triệu chứng báo trước (cồn cào, vã mồ hôi ) nên uống nước có pha đường, sau đó ăn thêm bữa phụ

- Không nên quá sợ hãi về nguy cơ hạ glucose máu Có người quá sợ hãi nên ăn nhiều gây tăng cân

- Ngưòi bị bệnh ĐTĐ nên m ang theo m ình đường hoặc các loại thực phẩm cần thiết

- Nên m ang theo người y bạ hoặc thẻ có ghi rõ họ tên, bị mắc bệnh ĐTĐ, đang dùng thuốc gì phòng khi bị hôn

mê do hạ glucose m áu sẽ là những thông tin cần th iết cho việc cấp cứu

- Q uan trọng và nguy hiểm n h ấ t là những cơn hạ glucose m áu vào ban đêm Đe phòng trá n h cần phải:+ Có bữa ăn phụ trước khi đi ngủ

+ Không tiêm Insulin tác dụng n hanh vào buôì tối (trừ trường hợp cấp cứu, cần phải có chế độ theo dõi đặc biệt; tại bệnh viện)

Trang 20

+ Trường hợp dùng liều Insulin bán chậm cao nên chia

ra làm 2 liều: buổi tối và trước khi đi ngủ

Sơ cứu:

- Khi bệnh nhân còn tỉnh

+ Cho uống nước đường

+ Sau đó tiêm một mũi glucagon

- Khi bệnh nhân hôn mê cần:

- Làm "cùn" đi cơ chế hoạt động của hệ thông hormon ngăn chặn hạ glucose máu

- Hạ thấp ngưỡng "báo động" về nguy cơ hạ glucose máu

của cơ thể.

Đe chẩn đoán xác định, người bệnh cần định lượng glucose

máu, khi lượng glucose < 3 ,lm m o l/l (< 5 5 m gldl) đã bắt đầu

được xem là có hạ glucose m áu tiềm tàng trên lâm sàng, lúc này đã cần đên sự can thiệp của các nhà chuyên môn có kinh nghiệm

Trang 21

Khi đã có hạ glucose m áu không triệu chứng, người bệnh không nên điều khiển phương tiện giao thông, không nên tiếp tục luyện tập v.v.

2.2 Nhiễm toan x êtô n và hôn m ê nhiễm toan xêtôn

Là tình trạng nhiễm độc do m áu bị toan hoá, vì tăng nồng độ axit axêtic, đây là sản p h ẩ m của những chuyển hoá

dở dang do thiếu In su lin gây ra.

a Thường gặp: Ở người ĐTĐ typ 1.

- Bệnh ở giai đoạn mới p h á t triển, bản th ân người bệnh không biết m ình bị ĐTĐ

- Người bệnh không quan tâm thực hiện chế độ kiểm tra đường m áu và chế độ ăn kiêng

- Giảm liều Insulin không đúng

- Nhiễm một số bệnh cấp tín h khi đang điều trị ĐTĐ như nhiễm trùng, ỉa chảy v.v

- Dùng thuốc sai, ví dụ bệnh cần dùng Insulin nhưng lại cho sulfam id uống v.v

- Xảy ra sau các strees tin h thần

b Triệu chứng báo trước (tiền triệu)

- Chán ăn.

- K hát và uống nhiều hơn

- Lượng nước tiểu nhiều hơn ngày thường

Trang 22

N ê u th ấ y cá c tr iê u c h ứ n g trê n , n g a y lậ p tứ c đến

b ệ n h v iệ n k h á m dể:

+ Đo nồng độ glucose máu

+ Định lượng xêtôn máu, xêtôn niệu

c Phòng tránh nhiễm toan xêtôn:

Hôn mê nhiễm toan xêtôn có t h ể p h ò n g tr á n h dược

nếu bạn thực hiện nghiêm túc những điều sau:

+ Biết cách tự kiểm tra, theo dõi bệnh, thực hiện đúngchế độ điều trị (ăn uống, luyện tập, dùng thuốc).+ Không tự ý thay đổi liều lượng thuốc Insulin đang dùng Sẽ là r ấ t nguy hiểm nếu bạn tự giảm liều Insulin khi mắc thêm một bệnh khác

+ Khi bị mắc thêm một bệnh khác: cảm cúm, nhiễm vikhuẩn, virus v.v không tự ý giảm liều Insulin, phải đến gặp thầy thuốíc chuyên khoa để xin ý kiến tư vấn

d Sơ cứu:

- Khi th ấy các triệu chứng trên, đơn giản n h ấ t là thử

nước tiểu để tìm xêtôn trong nước tiểu

- Trong khi chò bác sĩ tới, nên nằm b ấ t động

- ƯôVig đồ uống nóng

- Chỉ có thể cấp cứu tại bệnh viện

2.3 Hôn m ê do tăng đường m áu h a y hôn m ê tăng áp lực thẩm thấu (ALTT)

a Hôn mê tăng A L T T hay gặp:

- Ở người ĐTĐ typ 2 thể béo Nhiều khi bệnh nhân không

biêt bị măc bệnh ĐTĐ phải vào viện câp cứu vi hôn mê tăng ALTT

Trang 23

- Khi dùng một sô' thuốíc như corticoid, thức ăn có nhiều đường v.v.

- Khi điểu trị ĐTĐ không đúng: Dùng thuốc không đủ liều

- Khi mắc một bệnh khác kèm theo: nhiễm trùng, nhiễm virus v.v

b N hữ ng triệu chứng báo trước

- K hát nhiều gây uống nhiều hơn bình thường.

- Đói nhiều hơn thường lệ, n h ấ t là vào ban đêm

- Da khô hoặc có cảm giác ngứa không rõ nguyên nhân

- M ệt mỏi hoặc ngủ nhiều hơn bình thưòng

Người mắc bệnh ĐTĐ khi thấy có triệu chứng này nên đi khám ngay ở các cơ sở chuyên khoa

c Phòng tránh hôn mê tăng đường huyết:

• Với người đã biết m ình bị mắc bệnh:

- Thực hiện chế độ ăn uống, chế độ luyện tập, sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của thầy thuốc

- Không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng thuốc đang dùng

- Không bỏ thuốc điều trị hạ đường máu, không dùng các thuốíc thảo mộc nếu không có sự đồng ý, theo dõi chặt chẽ của thầy thuôc

Trang 24

- Khi mắc một bệnh khác như bị nhiễm trù n g v.v phải đến khám ngay để nhận lời khuyên của thầy thuốc.

- Khám bệnh theo định kỳ, để điều chỉnh liều thuốc

sử dụng

• Với người chưa biết m inh có mắc bệnh ĐTĐ

Những người > 45 tuổi, lại ở vào nhóm người có yếu tố nguy cơ, phải thường xuyên kiểm tra sức khoẻ 3 - 6 tháng/1 lần Tuỳ từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ cho chỉ định, ví dụ: Làm nghiệm pháp tăng glucose máu v.v để có chan đoán, điều trị sớm

2.4 Hôn m ê nhiễm toan lactic

Hay xảy ra ở những người mắc ĐTĐ typ 2 dùng thuốc làm hạ đường máu nhóm Biguanid như Metformin; Buformin

và Phenform in (hai nhóm này ngày nay không dùng) Thuốc dùng phổ biến trên thị trường hiện nay là M etform in với biệt dược là Glucophage loại 500mg 850mg và lOOOmg

Tuy nhiên, không phải cứ dùng Biguanid là bị nhiễm toan lactic, biến chứng này chỉ xảy ra ở những người mắc bệnh ĐTĐ typ 2 dùng thuốc, nhưng có suy giảm chỚ€ năng gan, thận

- Phòng tránh: kiểm tra chức năng gan, th ận trước khi dùng thuốc

- Xử trí: Giông như nhiễm toan xêtôn

3 Phòng chông các biên chứng mạn tính

Người mắc bệnh ĐTĐ thường gặp những biến chứngnguy hiểm dưới đây:

Trang 25

B ệnh lý mạch m áu lớn:

- Bệnh mạch vành tim gây nhồi m áu cơ tim.

- Bệnh mạch máu não gây đột quị

- Bệnh mạch m áu ngoại vi, hay gặp n h ất là bệnh mạch

m áu chi dưới gây hoại tử dẫn đến cắt cụt chi

Tổn thương mạch máu nhỏ gây mù loà (hay gặp nhất); gây

bệnh lý cầu thận, huỷ hoại các dây thần kinh

Là cơ địa thuận lợi cho bệnh nhiễm trùn g p h át triển và

làm bệnh nặng lên

Gãy bất lực tinh dục hoặc những rôĩ loạn tình dục khác.

T ó m la i: Các biến chứng của ĐTĐ là do:

- Tổn thương các mạch m áu nhỏ (vi mạch)

- Tổn thương mạch m áu lốn

- Tổn thương các dây th ầ n kinh

- Giảm khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng

V ậy c h ú n g ta có t h ể n g ă n n g ừ a được các biến c h ứ n g

n à y k h ô n g ?

T r ả lời: Được! N hiêu công trìn h nghiên cứu của Anh,

Mỹ, N h ậ t đã chứng m inh điều này Ngày nay, người ta

k h ẳn g định hoàn toàn có khả năng làm chậm sự tiến triể n của bệnh, h ạn chê mức độ của các biến chứng; đây cũng là biện pháp tốt n h ấ t để kéo dài tuổi thọ và cải thiện đời sông của người mắc bệnh ĐTĐ

Đê bạn đọc hiểu rõ hơn vấn đề này xin trìn h bày chi tiết hơn ở dưới đây

Trang 26

3.1 Tổn thương m ạch m áu nhỏ (vi m ạch)

Các mạch máu nhỏ có rấ t nhiều ở m ăt và thận Điều này giải thích tại sao khi mạch máu nhỏ bị tổn thương thì biểu hiện lâm sàng là các triệu chứng ở m ắt (nhìn mò, mù loà ) hoặc ở th ận (microalbumin niệu, protein niệu, suy thận ) Trong thực tế, người thầy thuốc cũng dựa vào mức độ tổn thương của các cơ quan này để đánh giá mức độ tổn thương của mạch m áu nhỏ

Bằng nhiều công trìn h nghiên cứu ngưòi ta đã chứng minh rằng nồng độ đường trong m áu cao và sự giao động đường máu là yếu tô" chính gây ra tôn thương các mạch máu nhỏ Nếu người bệnh có tăng huyết áp kèm theo thì sự huỷ hoại các mạch máu nhỏ càng tăng

3.1.1 Bệnh lý võng mạc do bệnh ĐTĐ

Hay còn gọi là biến chứng tại võng mạc, là các tổn thương của mạch m áu nhỏ để nuôi dưỡng m ắt Các hình thái có thể gặp là xuất huyết, xuất tiết, bệnh võng mạc tăng sinh và không tăng sinh v.v

Các biến chứng này có thể làm giảm thị lực hoặc gây mù

Đ ê p h ò n g tr á n h p h ả i:

Luôn giữ nồng độ đường m áu ở mức an toàn

Điêm cân lưu ý là không chỉ đường m áu lúc đói mà quan trọng hơn là lượng đường sau ăn cũng phải được kiểm soát nghiêm ngặt

Chi sô đê đánh giá việc duy tri đường m áu tốt hay xâu là HbAjC

- Duy trì tìn h trạn g chuyển hoá lipid bình thường.

Trang 27

- Duy trì mức độ huyết áp bình thường < 120/80 mmHg

- Phòng chông các rối loạn đông máu

3.1.2 Bệnh lý cầu thận do bệnh ĐTĐ

T hận là cơ quan bài tiế t quan trọng n h ất của cơ thể, th ận giúp cơ thê đào th ải các chất cặn bã, các sản phẩm chuyên hoá gây độc cho cơ thể Bệnh n h ân mắc bệnh ĐTĐ thường có tổn thương ở cầu thận, nơi có nhiệm vụ lọc nước tiểu Thông thường người mắc bệnh ĐTĐ typ 1 sau 5 năm thấy có tổn thương cầu thận, còn ngưòi ĐTĐ typ 2 có thể thấy tổn thương th ận ngay từ khi mới p h át hiện bệnh

Tổn thương sớm n h ất ở cầu thận của người ĐTĐ là đái ra protein vi thể (các nhà chuyên môn gọi là microalbumin niệu)

N ếu không được chữa trị đúng và kịp thòi, lượng album in đái

ra ngày càng nhiều hơn; đến khi vượt quá 300mg/ngày được xem là có protein niệu Bệnh cầu th ận kéo dài sẽ gây suy

th ận , tăn g huyết áp, thiếu m áu v.v

Bệnh sẽ càng nặng hơn, suy th ận sẽ nhanh chóng đi vào giai đoạn cuối nếu bệnh nhân không được hưống dẫn đúng về chế độ ăn, chế độ luyện tập và cách dùng thuốc hạ đưòng máu

Đ ể p h ò n g tr á n h cần:

- Q uản lý đường m áu tốt sẽ làm giảm suy th ận rõ rệt.

- Người bệnh cần đo huyết áp thường xuyên, có can thiệp kịp thời để duy trì huyết áp luôn ở mức an toàn

- Định kỳ kiểm tra lượng Albumin trong nước tiểu

- D ùng thuốc dự phòng: thuốc ức chê m en chuyển liều

th ấp

Trang 28

- Thực hiện chế độ ăn hợp lý ngay từ khi th ậ n mới bị tổn thương Trường hợp ĐTĐ có suy th ậ n nếu ăn chế

độ nhiều đạm sẽ m au chóng đưa suy th ậ n đến giai đoạn cuối

- Duy trì số đo huyết áp dưối 130/80 mmHg; nếu đã có tổn thương th ận (microalbumin niệu dương tính) thì

chỉ số huyết áp phải dưới 125/75 ramHg.

Cách theo dõi tốt nhất đ ể p h á t hiện tổn thương cầu thận ngày nay là các xét nghiệm về m icroalbum in niệu và HbAjC.

3.1.3 Bệnh lý thần kinh

Đây là một biến chứng hay gặp, triệu chứng lâm sàng rất

đa dạng, có 2 loại: :

• "Biến chứng thần kinh ngoại vi”, với các biểu hiện:

- Cảm giác tê bì, lúc nóng, lúc lạnh ở da

- Đau như châm kim ở phía ngoài bàn chân, bàn tay đặc biệt là vào ban đêm và những ngày lạnh, ẩm ướt

- Đau nhức ở các xương chi

• "Biến chứng thần kinh thực v ậ t”: Các dây th ần kinh

thực vật điều khiển huyết áp, hoạt động của bàng quang, hoạt động của ruột, của hệ thông sinh dục v.v Biểu hiện lâm sàng của các rối loạn này là tụ t huyết

áp ngất xỉu, đổ mồ hôi, tiểu tiện không hết, dễ gây ứ nước tiêu (là nguyên n h ân của nhiễm k huẩn tiết niệu), đại tiện không tự chủ; kém cưòng dương ở nam giới, nặng thì liệt dương; lãnh đạm tìn h dục ở phụ nữ v.v

Trang 29

Các biến chứng về th ần kinh phối hợp với tổn thương mạch m áu luôn là nguyên nhân gây chết đột ngột ở người bệnh đái tháo đường.

3.2 Tổn thương m ạch m áu lớn

3.2.1 Bệnh mạch vành ỏ người đái tháo đường

Một vài con scí đáng lưu ý:

- Có 75% bệnh nhân ĐTĐ bị mắc bệnh mạch vành Một đặc điểm cần nhớ là nhồi m áu cơ tim ở người ĐTĐ không điển hình như người bình thường Bệnh nhân thường không có cơn đau th ắ t ngực, mà chỉ thấy mệt,

tụ t huyết áp v.v

- Tử vong do bệnh mạch vành ở ngưòi ĐTĐ gấp 4 lần người không bị ĐTĐ mắc bệnh mạch vành

Đ ể p h ò n g tr á n h cầ n :

- Bỏ ngay thuổíc lá; không bao giờ h ú t trở lại.

- Nếu bạn có khuynh hướng tăng huyết áp thì phải biết cách tự điều hoà trong chế độ ăn uống và luyện tập, ví

dụ phải giảm muối trong chế độ ăn v.v

- T ránh ăn đồ ăn có nhiều cholesterol, đặc biệt là mỡ

- Tập thể dục thể thao, hoạt động thể lực, phù hợp với bệnh tật

- Giảm trọng lượng cơ thể, nếu đang bị béo phì

- Phải thường xuyên kiểm tra tình trạn g bệnh (như dường m áu lúc đói, đưòng m áu sau ăn, diễn biến của các biến chứng khác v.v ), để có thái độ xử lý kịp thời

Trang 30

- Phải quản lý tốt huyết áp của người ĐTĐ người ta thấy cứ tăng lOmmHg huyết áp tâm th u thì bệnh lý tim mạch tăng lên 20%.

- Kiểm soát tốt lượng lipid máu bằng chế độ ăn, chế độ luyện tập và sử dụng thuốc, c ầ n lưu ý là nồng độ lipid

ở người ĐTĐ phải thấp hơn người bình thường; tỷ lệ giữa các thành phần của lipoprotein trong máu phảicân đối

3.2.2 Phòng tránh bệnh lý bàn chân

Do có những đặc điểm riêng về giải phẫu, chức năng, mà chi dưới thường xuyên và dễ dàng bị tổn thương, dễ bị viêm nhiễm Chỉ từ những tổn thương nhỏ cũng có thê trở thành trầm trọng, thậm chí phải cắt bỏ chi

Do tổn thương th àn h mạch của các mạch m áu nhỏ (và lớn) gây ứ trệ tu ần hoàn, th ần kinh bị tổn thương v.v tạo điều kiện th u ận lợi cho vi k huẩn xâm nhập và p h át triển

Do bị thiếu tưới m áu (hậu quả của tổn thương mạch máu nhỏ) mà chi dưới dễ bị tổn thương hoại tử Hai quá trình nhiễm trù n g và hoại tử kết hợp với nhau, quá trìn h này làm tiền đê phát triển cho quá trìn h kia tạo ra vòng xoắn bệnh lý nan giải

Đ ề p h ò n g tr á n h n g ư ờ i Đ T Đ cần:

• Chăm sóc bàn chân:

- Không đi chân đất, đi giày dép mềm.

- Nêu bị xây xát phải điều trị tích cực

Trang 31

- Phải kiểm tra bàn chân hàng ngày, n h ấ t là khi bànchân bị m ất cảm giác hoặc đã có dị cảm như tê bì, kiên

bò kéo dài, không còn cảm giác bình thường

- Thực hiện tốt các chê độ điều trị, chê độ ăn, chê độluyện tập và dùng thuốc hợp lý

• N hữ ng điều không nên làm:

- Ngâm chân vào nước nóng, chườm nước nóng

- C ắt móng chân quá sát da ngón chân

- Dứt, giật các xước m ăng rô hoặc phần da thừ a ở ngón

và kẽ chân

- Chọc vỡ các nốt phỏng rộp ở bàn chân

- Đi giầy dép cứng, gót cao

Ghi nhớ: Để dễ nhớ, dễ thực hành người bệnh nên nhớ

các mục tiêu cơ bản phải phấn đấu cho điều trị Người ta gọi

tắ t là A, B, c dành cho người mắc bệnh đái tháo đường Đó là:

A (viết tắ t của H bA lc) dưới 6,5; B (viết tắ t của chữ Blood Pressure = huyết áp) dưới 130/80 mmHg, nếu suy thận dưới 125/75 mmHg; c (viết tắ t của chữ LDL-C) dưới 1,8 mmol/1

(tương đương dưới 70 mg/dl)

4 Phòng bệnh đái tháo đường

Nội dung phòng bệnh ĐTĐ bao gồm nhiều vấn đề: phòng

đê không bị bệnh khi người ta có nguy cơ mắc bệnh, phòng để bệnh không tiến triển n h an h và phòng để giảm thiểu tối đa các biến chứng của bệnh nhằm cải thiện chất lượng cuộc sông cho n^ười bệnh Ý nghĩa của việc phòng bệnh trong ĐTĐ

Trang 32

không kém phần quan trọng so với việc điều trị bệnh vì nó cũng là một phần của điều trị.

4.1 Phòng với người có n g u y c ơ m ắc b ện h đái tháo đường

làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ trong cộng đồng

Ngày nay ngươi ta biết ĐTĐ typ 2 có thể phòng ngừa được Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu bệnh được p h á t hiện từ khi còn là yếu tố nguy cơ, người ta sử dụng chế độ ăn, chế độ luyện tập, tỷ lệ bệnh ĐTĐ đã giảm xuống một cách đáng kể

Các yếu tô nguy cơ đó là:

- Thừa cân hoặc béo phì: BMI (chỉ sô' trọng lượng cơ thể)

>23 (xem bảng 2)

- Tăng huyết áp vô căn

- Trong gia đình có người mắc bệnh ĐTĐ ở th ế hệ Fj

- Tiền sử có ĐTĐ th ai nghén hoặc khi sinh con có cân nặng > 4000g

- Người > 45 tuổi

- Người được chẩn đoán là có Suy giảm dung nạp glucose

m áu lúc đói hay Rối loạn dung nạp glucose

- Người được chẩn đoán có rối loạn chuyển hoá lipid, đặc biệt khi có HDL - cholesterol thấp (< 0,9 mmol/1) và tryglicerid m áu cao ( > 2,2 mmol/1)

- Người gôc châu Á, Phi đến sông ở nước công nghiệp

p h át triển và/hoặc dân cư ở các nước đang có sự thay đổi nhanh chóng về lối sông như ít hoạt động thể lực,

ăn thừa năng lượng v.v

Trang 33

Bảng 2 Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh béo phì dựa vào chỉ số trọng

lượng cơ thể - BMI và số đo vòng eo

Áp dụng cho người trưỏng thành châu Á.

Phân loại BMI (kg/m2)

Yếu tố nguy cơ phối hợp

Số đo vòng eo với nam > 90cm với nữ > 80 cm Gày < 18,5 Thấp (nhưng là yếu

tố nguy cơ với các bệnh khác)

Tăng trung bình Nặng

Rất nặng

* Xin xem cách tính BMI

Người ta đặc biệt quan tâm đến trường hợp bị rối loạn dung nạp glucose, suy giảm dung nạp glucose m áu lúc đói, trong thực tế những bệnh nhân này đã có kèm theo rối loạn chuyển hoá lipid giông như người ĐTĐ typ 2, nhưng họ lại không biết m ình mắc bệnh, không có biện pháp phòng chống

và điều trị đúng, vì th ế nguy cơ bệnh lý tim mạch ở họ thường cao

Tại hội thảo 5/2001 ở Kuala Lumpur, Malaysia các chuyên gia quốc tế và khu vực đều thông n h ấ t nhận xét: Mặc dù

Trang 34

trong vùng có những quôc gia bệnh còn có tỷ lệ rấ t thấp, nhưng bệnh béo phì ở khu vực Tây Thái Bình Dương đang và

sẽ là những vấn đê lớn

Với Việt Nam trong khi chúng ta còn đang đ ặt trọng tâm vào việc chông suy dinh dưỡng do thiếu năng lượng, thiếu vi chất, thì vấn đề phòng chông béo phì cũng cần được suy nghĩ nghiêm túc bởi các lý do sau đây:

1 Sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế xã hội kéo theo sự thay đổi về lối sông như ít hoạt động thể lực; thay đổi môi trường sông và làm việc; tốc độ đô thị hoá nhanh chóng, thay đổi về phong cách ăn, uống v.v

2 Do thực hiện kê hoạch hoá dân số, mỗi gia đình ngày

nay chỉ có hai con, người ta tập trung chăm sóc đến mức thái quá cho trẻ nhỏ Đây cũng là lý do làm tỷ lệ béo phì ở trẻ nhỏ tăng lên nhanh chóng, n h ấ t là ở các vùng đô thị

3 Sự kém hiểu biết về chê độ dinh dưỡng khoa học, đó là dinh dưỡng phải phù hợp vối từng lứa tuổi, thậm chí phải phù hợp vối từng cá nhân, từng giai đoạn của cuộc sông (nhất là thời kỳ còn là bào thai) cũng là một yếu tô' làm tăng tỷ lệ bệnh

4.2 Phòng bệnh với người đã b ị m ắc bện h ĐTĐ

VỚI đôi tượng này mục đích của phòng bệnh là làm chậm

sự tiên triển của bệnh và/hoặc làm giảm mức độ của các biến chứng Vì thê quản lý bệnh tốt căn cứ theo những chỉ tiêu cụ thê (bảng 3) cũng là biện pháp phòng bệnh tích cực

Trang 35

Bảng 3 Các mục tiêu phải phấn đấu để đạt được mục đích

4,4-6,1 4,4 - 8,0

* Với người mắc bệnh về mạch TC < 4,5 mmol/l

** Người ĐTĐ có các yếu tố nguy cơ với bệnh lý tim mạch như; nồng độ HDL < 0,9 mmol/l; tăng huyết áp; hút thuốc lá, có microalbumin niệu, tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim mạch, nên điều trị bằng thuốc sớm hơn người bình thường (tức là vào khoảng giữa 2,6 - 3,4 mmol/l).

III HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA

Được Gerald Reaven mô tả năm 1998, với tên gọi Hội chứng X bao gồm một nhóm các yếu tô' nguy cơ của bệnh lý

Trang 36

mạch vành như tăng huyết áp, béo phì, tăn g tnglycerid và

hạ HLD-C trong máu Ngay từ khi vừa mới được công bố, hội chứng này đã gây ra nhiều tra n h cãi trong giới y học Thậm chí có nhiều người đã từng đ ặt câu hỏi “Hội chứng chuyển hóa có phải là sự huyền hoặc?” Trong thực tế, hội chứng bao gồm một nhóm các triệu chứng và dấu hiệu thường gặp trong các bệnh “có tính chất chuyển hóa” - n h ấ t là nhóm bệnh Nội tiết - Tim mạch Cũng trong thời gian này nhiều tác giả với những nghiên cứu khác nhau đã từng bước thông n h ấ t các tên gọi, các tiêu chuẩn chẩn đoán, cụ thê là:

- Hội chứng chuyển hóa (Metabolism syndrom)

- Hội chứng rối loạn chuyển hóa (Dysmetabolism syndrom)

- Hội chứng kháng insulin (Insulin Resistance syndrom)

- Hội chứng X (X syndrom)

Nhìn chung các tác giả, sau này là nhóm các tác giả, xuất

p h á t từ mục đích nghiên cứu của m ình đã đưa ra những tiêu chuẩn riêng biệt, phục vụ cho mục tiêu phòng chống bệnh tậ t mà nhóm đó nghiên cứu Song trên thực tế, ngoài

ph ần riêng đặc điểm của m ình, họ đều có những tiêu chuẩn chẩn đoán chung Cũng năm 1998, một nhóm các chuyên gia của Tổ chức Y tế T h ế giới (TCYTTG) xác định vị trí của

hội chứng này và gọi là Hội chứng kháng insulin Các

chuyên gia đã nêu nguyên n h ân chính của việc gọi tên này

là do hiện tượng k h án g insulin không phải là nguyên nhân

cơ bản của tấ t cả các yếu tố nguy cơ tạo nên hội chứng

Trang 37

1 Định nghĩa và tỷ lệ mắc hội chúng chuyển hóa

1.1 Định nghĩa và tiêu chuẩn chẩn đoán

Có nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau, tùy thuộc vào nhóm các tác giả Chúng tôi xin giới thiệu 4 tiêu chuẩn chẩn đoán khác n h au để bạn đọc th am khảo

TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN CỦA TCYTTG

A Tiêu chí bắt buộc là kháng Insulin: Được xem là có

kháng insulin khi có một trong các biểu hiện sau:

- Đái tháo đường typ 2

- Rối loạn dung nạp glucose m áu - IGT (sau nghiệm pháp tăng đường m áu bằng đường uống)

- Suy giảm dung nạp glucose m áu lúc đói - IFG

- Glucose m áu bình thường nhưng có tăng insulin máu

B Các tiêu chí khác

- Tăng huyết áp: (H uyết áp tâm th u > 140mmHg

và/hoặc huyết áp tâm trương > 90mmHg)

- Rối loạn chuyển hóa lipid:

+ Tăng triglycerid máu: > 1,7 mmol/1 và hoặc

+ HDLc m áu thấp: < 1,0 mmol/1 (với nữ) và < 0,9 mmol/1 (với nam)

- Béo bụng:

+ Chỉ sô' vòng eo > 0,9 (với nam) và > 0,85 (với nữ) Hoặc BMI > 30 (với người châu Âu, châu Mỹ)

BMI > 2 7 (với người châu Á)

- M icroalbumin niệu dương tính:

Trang 38

Tiêu chuẩn AER > 20 mcg/phút hoặc A]/Cre >30 mg/g (Củng có ý kiến khuyên nên chọn tiêu chuẩn tương đương là20mg/24 giờ).

Để chẩn đoán xác định có hội chứng chuyển hoá buộc phải có tiêu chí A (một trong 4 điểm của A) thêm vào từ 2 điểm trở lên của tiêu chí B

TIÊU CHUẨN CỦA ATP III THUỘC CHƯƠNG TRÌNH

GIÁO DỤC VỀ CHOLESTEROL Q ư ố c GIA CỦA

HOA KỲ

(NCEP - National Cholesterol Education Program)

- Glucose m áu lúc đói > 5,6 mmoL/1

- Tăng huyết áp: > 130/85 mmHg

- Tăng triglycerid máu: > 1,7 mmol/l ( > 150 mg/dl)

- HDL-C m áu thấp: <1,0 mmol/1 ở nam và < l,3m m ol/l

ở nữ

(Các chỉ sô trên được đo trong huyết tương của người đến khám bệnh)

- Béo bụng: Vòng eo >102cm (với nam) và > 88cm (với nữ).

(Một sô nam có vòng eo 94cm nhưng có kháng insulin cũng được coi như người có vòng eo >120cm)

Để xác định có hội chứng chuyển hoá phải có từ 3 tiêu chí trở lên

Trang 39

TIÊU CHUẨN CỦA HỘI CÁC NHÀ NỘI TIẺT HỌC

LÂM SÀNG HOA KỲ

(AACE - American Association of Clinical Endocrinologists)

- Thừa cân/ béo phì (BMI > 25)

- Tăng triglycerid máu: > 1,7 mmol/1 (> 150 mg/dl)

- HDL-C m áu thấp: Nam <1,04 mmol/1 (<40 mg/dl) và

Nữ <1,20 mmol/1 ( <50 mg/dl)

- Tăng huyết áp: >130/85 mmHg

- Nồng độ glucose m áu 2 sau giờ sau Nghiệm pháp tăng đường m áu bằng đường uổng > 7,8 mmoL/1

- Glucose m áu lúc đói từ 6,1 đến 7,0 mmol/1

- Các yếu tố nguy cơ khác cũng được tham khảo như tiền sử gia đình có người mắc đái tháo đường typ 2; có tăn g huyết áp; có mắc bệnh tim mạch; có hội chứng buồng trứng đa nang; hoặc lối sông tĩn h tại, tuổi cao,

hoặc ở trong nhóm ngưòi có yếu tô' nguy cơ cao giông

như người mắc bệnh đái tháo đường

TIÊU CHUẨN C ủ a n h ó m n g h i ê n c ứ u v ể

KHÁNG IN SU L IN CỦA CHÂU Â u

(EGIR - European Group for the study of Insulin Resistance)

A Tiêu chí bắt buộc: có tăn g insulin máu.

B Các tiều chí khác:

- Tăng glucose máu: Glucose m áu lúc đói >6,1 mmoL/1

Trang 40

- Tăng huyết áp: Huyết áp tâm th u > 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương > 90mmHg; hoặc đã điểu trị bằng thuốc hạ áp.

- Rối loạn chuyển hóa lipid khi:

+ Tăng triglycerid m áu >2,0 mmol/1

+ HDL m áu thấp: <l,0m mol/l

Hoặc + Đã điều trị rối loạn chuyển hóa lipid

- Béo bụng khi vòng eo > 90cm với nam và > 80cm với nữ

Để chẩn đoán xác định phải có tăng insulin m áu (tiêu chí A) với ít n h ất hai điểm của tiêu chí B

TIÊU CHUẨN C ủ a h i ệ p h ộ i đ á i t h á o đ ư ờ n g

Q U Ố C T Ế (ID F -lnternational D iabetes F oundation)

A Tiéu chí bắt buộc: Béo tru n g tâm

B Các tiêu chí khác

- Tăng triglycerid máu: > l,7mmoL/l (> 150mg/dl), hoặc

đã có điều trị các rối loạn lipid m áu bằng thuốc

Ngày đăng: 13/08/2015, 11:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w