1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận thực tế bệnh viện khoa dược

17 998 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 134 KB

Nội dung

tiểu luận thực tế bệnh viện khoa dược tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các...

Trang 1

Trang 1

Lời Cảm Ơn

Trải qua gần hai năm học ở trường Trung Cấp Kỹ Thuật và Công Nghệ Cửu Long,em đã được các thầy cô

Khoa Dược tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức

về lĩnh vực Dược để em bổ sung thêm vào nguồn kiến thức

vốn còn hạn chế của mình Trong suốt quá trình học tập em

đã gặp không ít khó khăn, nhưng nhờ có sự hướng dẫn và

động viên nhiệt tình của quí thầy cô, em đã vượt qua và sắp

hoàn thành khoá học của mình Trong chương trình học vào

giai đoạn cuối của khóa học, chúng em được nhà trường cho

đi thực tế tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương Em đã được quý

thầy cô tạo điều kiện giúp em hoàn thành bài báo cáo thực

tập tốt nghiệp tại bệnh viện này

Bệnh viện có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe mọi người, với đội ngũ y bác sĩ nhiều kinh nghiệm, giàu nhiệt huyết

cùng hệ thống khoa, phòng, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại

Bên cạnh các khoa điều trị thì Khoa Dược có một vị trí quan

trọng không kém Khoa dược bệnh viện luôn hoàn thành tốt

nhiệm vụ, đáp ứng cung cấp thuốc phục vụ cho điều trị nội

ngoại trú, góp phần không nhỏ trong công tác chăm sóc sức

khỏe cho mọi người

Mặc dù em đã có nhiều cố gắng song bài báo cáo thực tập bệnh viện này cũng khó tránh khỏi những thiếu sót, kính

mong nhận được sự đóng góp và cảm thông của anh chị

trong khoa dược Bệnh viện và quý thầy cô Khoa Dược của

trường

Em xin chân thành cảm ơn

TP.HCM, Ngày 25 tháng 8 năm

2013

Học sinh thực tập

LÝ HƯƠNG DUYÊN

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

GIÁO VIÊN :

NHẬN XÉT :

Ngày… tháng… năm 2013 Ký tên NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP NHẬN XÉT :

Ngày…tháng… năm 2013

Ký tên

Trang 2

Trang 3

Trang 3

Trang 4

Trang 4

Đặt Vấn Đề

Thuốc là loại hàng hóa đặc biệt, là một sản phẩm thiết yếu trong đời sống con người, là phương tiện phòng bệnh và chữa bệnh trong công tác y tế

Thuốc nếu sử dụng đúng cách sẽ giúp bệnh mau khỏi, nhưng sử dụng sai sẽ không những không khỏi bệnh

mà còn có thể gây những tác hại cho người sử dụng, thậm chí có thể gây tử vong Trong đó vai trò của người dược sĩ hết sức quan trọng, phải bảo quản thuốc, đưa thuốc bảo đảm chất lượng đến tay người tiêu dùng, ngoài ra phải hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý mới đạt được hiệu quả điều trị

Là học sinh nghành dược cần có nhiều kinh nghiệm thực tế thông qua quá trình thực hành Trong

đó công ty dược, bệnh viện, nhà thuốc, quầy thuốc…

là những môi trường thuận lợi để học tập thực tế Ở đây em xin được nói đến những kiến thức có được khi

đi thực tế tại bệnh viện

Bệnh viện có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe mọi người, với đội ngũ y bác sĩ nhiều kinh nghiệm, giàu nhiệt huyết cùng hệ thống khoa, phòng, cơ sở vật chất

kỹ thuật hiện đại Bên cạnh các khoa điều trị thì Khoa Dược có một vị trí quan trọng với chuyên môn là phân phối thuốc tân dược, dụng cụ y tế, hóa chất… Khoa dược bệnh viện luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, đáp ứng cung cấp thuốc phục vụ cho điều trị nội ngoại trú, góp phần không nhỏ trong công tác chăm sóc sức khỏe cho mọi người

Trong thời gian thực tập tại bệnh viện là khoảng thời gian giúp em hiểu hơn được vai trò của người dược sĩ trung học, những điều mà trước đây mới chỉ học trên lý thuyết Từ đó hiểu được cách bố trí sắp xếp, bảo quản thuốc, và đưa thuốc đến tay bệnh nhân

Bài báo cáo này em xin trình bày những hiểu biết, kết quả mà em đã học hỏi được trong thời gian

em đi thực tập tốt nghiệp tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Trang 5

I VAI TRÒ CỦA KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN:

- Là tổ chức cao nhất đảm nhiệm mọi công tác về dược trong bệnh viện, không chỉ có tính chất thuần túy của một khoa chuyên môn mà còn có thêm tính chất của một bộ phận quản lý và tham mưu về toàn bộ công tác dược nhằm nâng cao hiệu quả, đảm bảo an toàn trong khám chữa bệnh nhất là trong sử dụng thuốc

- Khoa dược có vai trò hỗ trợ, là cầu nối giữa bệnh nhân và bác sĩ điều trị, giúp bệnh nhân dùng thuốc đúng chỉ định và hợp tác với bác sĩ trong việc kiểm soát quá trình điều trị

- Khoa dược còn có trách nhiệm liên hệ với các cơ quan chức năng nhằm duy trì mối quan hệ hợp tác với các công ty dược phẩm, các nhà nhập khẩu

và phân phối thuốc, thiết bị y khoa cho bệnh viện

II CHỨC NĂNG, NHIỆM CỦA KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN:

1- Chức năng:

Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện

về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp

2- Nhiệm vụ:

- Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa)

- Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu

- Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị

- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”

Trang 5

Trang 6

- Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc

- Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện

- Nghiên cứu khoa học và đào tạo, là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học về dược

- Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện

- Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu

- Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc

- Tham gia quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định

III/- CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA DƯỢC SĨ TRUNG HỌC TRONG CÁC KHÂU CÔNG TÁC TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN:

Tùy theo sự phân công chỉ đạo của dược sĩ phụ trách, dược sĩ trung học có thể đảm nhiệm những nhiệm vụ sau:

1- Làm công tác nghiệp vụ dược: Ở bệnh viện hạng 3 và không phân hạng

dược sĩ trung học được đảm nhiệm vai trò này

- Thực hiện công tác kiểm tra quy định chuyên môn dược tại khoa Dược, các khoa lâm sàng và nhà thuốc trong bệnh viện

- Cập nhật thường xuyên các văn bản quy định về quản lý chuyên môn, tham mưu cho Trưởng khoa trình Giám đốc bệnh viện kế hoạch phổ biến, triển khai thực hiện các quy định này tại các khoa trong bệnh viện

- Đảm nhiệm việc cung ứng thuốc

- Định kỳ kiểm tra việc bảo quản, quản lý, cấp phát thuốc tại khoa dược

Trang 6

Trang 7

- Kiểm tra việc sử dụng và bảo quản thuốc trong tủ trực tại các khoa lâm sàng

- Tham gia việc kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng thuốc

2- Phụ trách kho cấp phát thuốc:

- Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nguyên tắc về “thực hành tốt bảo quản thuốc”, đảm bảo an toàn của kho

- Hướng dẫn phân công các thành viên làm việc tại kho thực hiện tốt nội quy của kho thuốc khoa dược

- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xuất, nhập thuốc theo quy định của công tác khoa Dược và báo cáo thường xuyên hoặc đột xuất cho Trưởng khoa về công tác kho và cấp phát

- Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược phân công

- Chịu trách nhiệm trước trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công

3- Cán bộ thống kê dược:

- Theo dõi, thống kê chính xác số liệu thuốc nhập về kho dược, số liệu thuốc cấp phát cho nội trú, ngoại trú và cho các nhu cầu đột xuất khác

- Báo các số liệu thống kê khi nhận được yêu cầu của Giám đốc bệnh viện hoặc Trưởng khoa Dược

- Thực hiện báo cáo công tác khoa Dược, tình hình sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao trong bệnh viện định kỳ hàng năm gửi về Sở y tế và báo cáo đột xuất khi được yêu cầu

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi đượcTrưởng khoa Dược phân công

- Chịu trách nhiệm trước trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công

Trang 7

Trang 8

4- Trực tiếp cấp phát thuốc:

-Chịu trách nhiệm việc xuất nhập, bảo quản thuốc và dụng cụ y tế Thường xuyên nắm vững số lượng, chất lượng thuốc, dụng cụ y tế có trong kho dược, đặc biệt là chú ý các loại thuốc có hạn dùng như kháng sinh, sinh hóa những thuốc ít dùng, ứ đọng để báo cáo với dược sĩ phụ trách và trưởng khoa đặt kế hoạch giới thiệu sử dụng

- Phân loại sắp xếp thuốc, dụng cụ y tế trong kho theo quy định của quy chế thuốc độc, chế độ bảo quản và theo sự hướng dẫn của dược sĩ Kho phải gọn gàng, trật tự, dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy để cấp phát nhanh chóng, chính xác

và kịp thời

- Cấp phát thuốc, dụng cụ cho các khoa phòng theo phiếu lãnh có chữ ký

rõ ràng hợp lệ của các y bác sĩ, trưởng khoa, đảm bảo đầy đủ các chế độ nội quy đã quy định

- Vào sổ sách xuất nhập kho, sổ theo dõi cấp phát hằng ngày để tiện việc kiểm kê đối chiếu khi cần thiết

- Hằng ngày phải kiểm tra tình hình kho thuốc men, y dụng cụ trong phạm vi được phân công và tiến hành công tác bảo quản tốt

IV/- QUY TRÌNH TIẾP NHẬN, CẤP PHÁT THUỐC TẠI KHOA DƯỢC:

1 Quy trình tiếp nhận thuốc:

- Thuốc trước khi nhập kho phải được kiểm tra, đối chiếu so với các tài liệu chứng từ liên quan về chủng loại, số lượng và các thông tin khác ghi trên nhãn như tên hàng, nhà sản xuất, nhà cung cấp, số lô, hạn dùng

- Các lô hàng phải được kiểm tra về độ đồng nhất, và nếu cần thiết, được chia thành các lô nhỏ theo số lô của nhà cung cấp

- Tất cả các bao bì đóng gói cần được kiểm tra cẩn thận về hạn dùng, độ nhiễm bẩn và những hư hại Tất cả các thuốc cùng loại có hạn dùng cận hơn những thuốc đã nhập trước, có bao bì hư hại, mất dấu niêm phong hoặc nghi ngờ có tạp nhiễm thì không được nhập kho, phải làm thủ tục trả thuốc

- Các thuốc đòi hỏi điều kiện bảo quản đặc biệt (các thuốc gây nghiện, các thuốc cần bảo quản ở nhiệt độ lạnh ) phải nhanh chóng được kiểm

Trang 8

Trang 9

tra, phân loại và bảo quản theo các chỉ dẫn ghi trên nhãn và theo các quy định của pháp luật

- Các hồ sơ ghi chép phải được lưu trữ cho từng lần nhập hàng Chúng bao gồm các bản mô tả thuốc, chất lượng, số lô sản xuất, thời gian nhập hàng và mã số Cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lưu trữ

hồ sơ

2 Quy trình cấp phát thuốc:

2.1 Tại kho lẻ:

- Nhận phiếu lĩnh thuốc từ các khoa điều trị lâm sàng của bệnh viện Phiếu

phải đúng mẫu quy định, có chữ ký Bác sĩ trưởng khoa hoặc phó khoa Ghi

rõ tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng (không được bôi xóa, viết tắt)

Có chữ ký duyệt theo quy định

- Khi phát thuốc phải thực hiện đúng:

+ 3 kiểm tra:

• Thể thức đơn phiếu

• Nhãn, liều dùng, cách dùng

• Chất lượng thuốc bằng cảm quan

+ 3 đối chiếu:

• Tên thuốc, tên nhãn trên đơn

• Đơn vị, nồng độ, hàm lượng ở nhãn-đơn

• Số khoản ghi trên đơn và số thuốc chuẩn bị

- Dược sĩ phụ trách duyệt phiếu lãnh, điều dưỡng đưa thuốc đến tận giường người bệnh

- Khi phát thuốc phải ký giao, nhận đầy đủ

2.2 Tại kho bảo hiểm:

2.2.1 Nhận phiếu:

- Với toa thuốc đánh máy: đánh số, dò thuốc, lưu lại Sau đó đóng số thứ tự

và chuyển sang khâu tiếp theo

- Nếu toa thuốc đánh số vẫn không có thuốc dò và nằm trong phần “xem danh mục thuốc chưa kiểm”: trả lại toa thuốc cho tài vụ lưu

Trang 9

Trang 10

- Với toa thuốc không đúng thể thức đơn phiếu: trả lại cho bệnh nhân để điều chỉnh lại cho đúng quy định

2.2.2 Phát thuốc và kiểm thuốc:

- Cần đảm bảo nguyên tắc: 3 kiểm tra, 3 đối chiếu

- Người phát thuốc và kiểm thuốc ký tên mình dưới ký hiệu số Người phát thuốc và kiểm thuốc phải là 2 người khác nhau

- Đối với thuốc tiêm insulin, thuốc hít, thuốc tạo máu, dịch thẩm phân:

• Thuốc được ghi trong sổ theo dõi: ngày tháng, tên bệnh nhân, số lượng

• Ký tên trên vỏ thuốc, ghi ngày tháng phát thuốc

• Riêng thuốc tạo máu: được đưa trực tiếp cho y tá khoa, có chữ ký giao nhận của 2 bên

- Đối với toa thuốc ghi bằng tay: phải phát thuốc theo trang in và kiểm thuốc theo toa thuốc ghi bằng tay

2.2.3 Giao thuốc cho bệnh nhân:

Giao thuốc cần xem xét lại tính hợp lệ của toàn bộ toa trước khi giao thuốc cho bệnh nhân và ký tên mình dưới ký hiệu số

2.2.4 Lưu ý:

Cả 3 khâu trên đều có nhiệm vụ xem xét toa thuốc có đúng quy định hay không (số lượng thuốc có phù hợp, có thuốc trùng hoạt chất nhưng khác biệt dược)

V/- CÁCH SẮP XẾP VÀ QUẢN LÝ THUỐC:

1 Tại kho chẵn:

- Trưởng kho là dược sĩ giúp trưởng khoa làm dự trù mua thuốc, hóa chất, vật dụng y tế tiêu hao, phải nắm vững tình hình tồn kho, cấp phát thuốc cho các kho phát lẻ và buồng pha chế

- Tủ thuốc được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp theo từng nhóm điều trị

- Trước khi giao thuốc dược sĩ phải thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu theo quy chế sử dụng thuốc

- Thực hiện một số nguyên tắc, điều kiện bảo quản như sau:

Trang 10

Trang 11

+ Nhiệt độ:

• Kho đông lạnh: không vượt quá -10OC

• Kho lạnh: không vượt quá 8OC

• Tủ lạnh: trong khoảng 2OC-8OC

• Kho mát: trong khoảng 8OC-15OC

• Kho nhiệt độ phòng:khoảng 15OC-25OC, trong từng khoảng thời gian có thể lên đến 30OC

+ Độ ẩm: độ ẩm tương đối không quá 70% Nếu trên nhãn không ghi rõ điều kiện thì bảo quản ở điều kiện bình thường (khô, thoáng, nhiệt độ từ

15OC-25OC, nhiệt độ không quá 30OC)

- Nguyên tắc “3 dễ”: dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra

- Nguyên tắc 5 chống:

• Chống ẩm nóng

• Chống mối mọt, sâu bọ, chuột, nấm mốc

• Chống cháy nổ

• Chống thuốc quá hạn dùng

• Chống nhầm lẫn, hư hao, đổ vỡ, mất mát

- FEFO: Gần hết hạn dùng trước – xuất trước

- FIFO: Nhập trước – xuất trước

Ưu tiên FEFO hơn FIFO

- Nguyên tắc xếp hàng trong kho:

+ Diện tích xếp hàng bằng 60% diện tích kho

+ Thể tích xếp hàng bằng 50% thể tích kho

- Đảm bảo an toàn lao động cho nhân viên

2 Tại kho lẻ:

- Kho lẻ cấp phát thuốc chủ yếu cho bệnh nhân nội trú

- Cấp phát thuốc phải có phiếu lĩnh thuốc, phiếu lĩnh thuốc phải được Trưởng khoa Dược hoặc dược sĩ được ủy nhiệm duyệt và ký tên

- Người không có nhiệm vụ không được vào kho, cấp phát thuốc cho các khoa điều trị, khoa cận lâm sang, khoa khám bệnh nội trú

Trang 11

Trang 12

- Các loại thuốc bột, thuốc nước phải được đóng gói thành liều nhỏ cho từng người bệnh

- Trước khi giao thuốc dược sĩ phải thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu theo quy chế sử dụng thuốc

- Tủ thuốc được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp theo từng nhóm điều trị

- Thực hiện một số nguyên tắc, điều kiện bảo quản như kho chẵn

3 Tại kho bảo hiểm:

- Kho bảo hiểm cấp phát thuốc chủ yếu cho bệnh nhân ngoại trú, khám bệnh bảo hiểm

- Phiếu phát thuốc đúng theo quy dịnh có toa thuốc cho từng bệnh nhân, có chữ ký bác sĩ và bệnh nhân, ghi tên thuốc, nồng độ hàm lượng, số lượng, có chữ ký duyệt theo quy định, có đánh số thứ tự để kiểm tra Dược

sĩ phụ trách duyệt phiếu lãnh thuốc, lấy thuốc, kiểm thuốc, giao thuốc cho bệnh nhân, lưu phiếu phát thuốc

- Tủ thuốc được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp theo từng nhóm điều trị

để dễ lấy thuốc cũng như kiểm kê thuốc

- Trước khi giao thuốc dược sĩ phải thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu theo quy chế sử dụng thuốc

- Thực hiện một số nguyên tắc, điều kiện bảo quản như kho chẵn

VI/- CÁCH QUẢN LÝ VÀ LƯU TRỮ HỒ SƠ TÀI LIỆU QUẢN LÝ

THUỐC TRONG KHO:

- Phải có cán bộ được phân công phụ trách quản lý và lưu trữ hồ sơ tài liệu quản lý thuốc

- Hồ sơ chứng từ phải được để trong những kệ, tủ chắc chắn Bảo đảm được bảo quản tốt, tránh mối mọt, hư hao

- Hóa đơn chứng từ bản chính phải được lưu giữ ít nhất 10 năm, hóa đơn chứng từ bản phụ phải được lưu giữ ít nhất 5 năm

- Khoa Dược bệnh viện muốn hủy hồ sơ khi hết hạn lưu giữ phải được sự cho phép của Giám đốc bệnh viện và của Sở y tế

- Hồ sơ được hủy đúng nơi quy định và phải có sự chứng kiến của cán bộ có thẩm quyền

Trang 12

Ngày đăng: 13/08/2015, 09:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w