1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Câu hỏi trắc nghiệm - Văn hóa và môi trường xã hội

5 1,7K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 105,04 KB

Nội dung

Văn hóa và môi trường xã hộiThời gian: Không giới hạn Hướng dẫn:Chọn phương án trả lời tốt nhất cho các câu hỏi sau: Câu 1 Con người trở thành con người xã hội dựa trên các nguyên lý: Ng

Trang 1

Văn hóa và môi trường xã hội

Thời gian: Không giới hạn

Hướng dẫn:Chọn phương án trả lời tốt nhất cho các câu hỏi sau:

Câu 1

Con người trở thành con người xã hội dựa trên các nguyên lý:

Nguyên lý cùng huyết thống

Nguyên lý cùng chỗ

Nguyên lý cùng lợi ích

Cả a, b, c đều đúng

Câu 2

Hằng số của văn hóa Việt Nam là:

Nông dân – Nông nghiệp – Nông thôn

Nông dân – Nông nghiệp – Thủ công nghiệp

Nông dân – Nông thôn; Thị dân – Đô thị

Thị dân – Đô thị - Thương nghiệp

Câu 3

Xu hướng mở rộng lãnh thổ của người Việt trong giai đoạn trước thiên niên kỷ thứ nhất là:

Đông tiến

Tây tiến

Nam tiến

Bắc tiến

Câu 4

Xu hướng mở rộng lãnh thổ của người Việt theo hướng Nam tiến là xu hướng trong giai đoạn:

Từ khởi thủy đến hết thiên niên kỷ I

Từ sau thiên niên kỷ I đến cuối thiên niên kỷ II

Từ khởi thủy đến hết thiên niên kỷ II

Từ sau thiên niên kỷ II

Câu 5

Tứ bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam gồm các vị:

Hùng Vương, Thánh Gióng, Đức Thánh Trần, Ngô Quyền

Tản Viên, Hùng Vương, Thánh Gióng, Đức Thánh Trần

Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh

Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Đức Thánh Trần, Mẫu Liễu Hạnh

Trang 2

Câu 6

Phổ hệ xã hội Việt Nam cổ truyền:

Cá nhân – Gia đình – Dòng họ - Làng xã – Vùng miền – Quốc gia – Đa quốc gia

Cá nhân – Gia đình – Dòng họ - Vùng miền – Quốc gia – Đa quốc gia

Cá nhân – Dòng họ - Làng xã – Vùng miền – Quốc gia – Đa quốc gia

Gia đình – Dòng họ - Làng xã – Vùng miền – Quốc gia – Đa quốc gia

Câu 7

Nguyên lý cơ bản của gia đình người Việt giai đoạn trước Bắc thuộc là:

Nguyên lý Đực – Cái

Nguyên lý Già – Trẻ

Cả a, b đều đúng

Cả a, b đều sai

Câu 8

Gia đình người Việt giai đoạn trước Bắc thuộc coi trọng yếu tố:

Yếu tố Cái – âm tính - trọng người đàn bà

Yếu tố Đực – dương tính – trọng người đàn ông

Cả a, b đều đúng

Cả a, b đều sai

Câu 9

Quy mô phổ biến của gia đình người Việt truyền thống:

Gia đình hạt nhân

Gia đình nhỏ

Gia đình hạt nhân hoặc gia đình nhỏ có xu hướng hạt nhân hóa

Gia đình lớn

Câu 10

Loại hình kinh tế phổ biến trong gia đình người Việt truyền thống là:

Nông nghiệp nhỏ (Tiểu nông)

Tiểu thủ công nghiệp

Thương nghiệp

Cả a, b, c đều đúng

Câu 11

Đặc trưng về kinh tế trong gia đình người Việt truyền thống là:

Tiểu nông, tự cung tự cấp

Nông nghiệp kết hợp Thủ công nghiệp

Trang 3

Nông nghiệp kết hợp Thương nghiệp

Cả a, b, c đều đúng

Câu 12

Làng Việt được hình thành dựa vào nguyên lý:

Nguyên lý cội nguồn

Nguyên lý cùng chỗ

Cả a, b đều đúng

Cả a, b đều sai

Câu 13

Đặc trưng về cơ cấu làng Việt truyền thống ở châu thổ Bắc Bộ là:

Vỏ Tàu lõi Việt

Nửa kín nửa hở

Cả a, b đều đúng

Cả a, b đều sai

Câu 14

Tín ngưỡng nổi trội trong làng Việt truyền thống ở châu thổ Bắc Bộ là:

Tín ngưỡng phồn thực

Tín ngưỡng thờ Thành hoàng

Tín ngưỡng thờ Mẫu

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Câu 15

Quyền quản lý làng xã được thể hiện trong:

Gia phả, tộc phả

Văn bia

Thần tích, thần sắc

Hương ước

Câu 16

Tính tự trị của làng được thể hiện qua:

Mối quan hệ hôn nhân ngoài làng

Hoạt động kinh tế cấp vùng, miền

Các lễ hội cấp tổng, vùng, miền

Cả a, b, c đều sai

Câu 17

Mặt trái của quy tắc tổ chức và quản lý làng Việt theo huyết thống là:

Trang 4

Tâm lý bè phái, cục bộ

Tâm lý cào bằng, không muốn ai hơn mình

Tâm lý tư hữu, trục lợi cá nhân

Tâm lý ăn xổi, chỉ thấy cái lợi trước mắt

Câu 18

Tổ chức giáp là tổ chức:

Chỉ dành cho đàn bà

Chỉ dành cho đàn ông

Chỉ dành cho trẻ nhỏ

Chỉ dành cho người già

Câu 19

Trong giáp, các thành viên được chia thành các lớp tuổi:

Ti ấu, đinh tráng, lão

Ti ấu, lão, chức dịch

Chức dịch, ti ấu, đinh tráng, lão

Cả a, b, c đều sai

Câu 20

Dân nội tịch của làng xã Việt Nam truyền thống được:

Miễn sưu thuế

Được chia ruộng công

Được dự họp bàn những công việc chung của làng xã

Phương án b, c là phương án đúng

Câu 21

Chế độ ngôi thứ trong làng xã Việt Nam truyền thống:

Không phải là sự phân tầng xã hội mang tính giai cấp

Không phải là sự phân tầng xã hội theo tiêu chuẩn kinh tế

Là sự phân tầng theo uy tín và địa vị trong làng xã

Cả a, b, c đều đúng

Câu 22

Dân ngoại tịch của làng xã Việt Nam truyền thống được:

Chia ruộng công để cày cấy

Được dự họp bàn những công việc chung của làng xã

Được tham gia vào hội đồng kỳ mục của làng xã

Cả a, b, c đều sai

Trang 5

Câu 23

Đặc điểm của gia đình người Việt giai đoạn sau Bắc thuộc:

Nửa kín nửa hở

Vỏ Tàu lõi Việt

Thiên về yếu tố Cái

Trọng tuổi già

Ngày đăng: 12/08/2015, 23:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w