1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

mối quan hệ giữa văn hóa và môi trường

15 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 426,18 KB

Nội dung

Mối quan hệ giữa văn hóa và môi trường 1. Khái niệm 1.1. Văn hoá Cho đến nay, đã có tới hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hoá (định nghiã theo triết học, định nghĩa theo dân tộc học, nhân học, tâm lý học và xã hội học…), điều đó có nghĩa rằng, xuất phát từ những thực tiễn khác nhau, tuỳ mục đích sử dụng khác nhau mà người ta đưa ra hoặc lựa chọn một định nghĩa nào đó để tiện cho diễn giải và thao tác. Ở đây, chúng ta đang bàn về mối quan hệ giữa văn hoá và môi trường nên tôi lựa chọn một khái niệm văn hoá theo quan điểm của nhân học. Khái niệm văn hoá của Tylor trong cuốn “ Văn hoá nguyên thuỷ” tuy ra đời cách đây đã lâu (1871), nhưng nó là một khái niệm mang tính kinh điển và vẫn hữu dụng trong nghiên cứu nhân học văn hoá nói chung và nhân học môi trường nói riêng: "Một toàn thể phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, luân lý, luật pháp, phong tục và tất thảy những năng lực khác nhau và những tập quán khác nhau mà con người hoạch đắc với tư cách là thành viên của xã hội"; hay như định nghĩa của Malinowski cũng vậy: “Văn hóa bao gồm các quá trình kế thừa về kỹ thuật, tư tưởng, tập quán và giá trị” Như thế, tri thức và tư tưởng là những thành tố quan trọng bậc nhất của văn hoá. Các hành vi hay các khuôn mẫu ứng xử của con người – ở một phương diện nào đó- là bị chi phối (hệ quả) của tri thức/ tư tưởng và là sự biểu thị (representation) những tri thức/ tư tưởng đó. Nhờ đó, văn hoá đóng vai trò như là cách thức để người ta có thể giao tiếp với nhau và với thế giới xung quanh. Thế mà, tri thức/ tư tưởng của con người ở mỗi một xã hội, mỗi một thời kỳ là không giống nhau, thậm chí có lúc có nơi bị coi là đối lập nhau (ví dụ: Hệ tư tưởng vô thần và hệ tư tưởng hữu thần). Do đó, văn hoá tuỳ theo mỗi xã hội, tuỳ theo từng thời đại được biểu thị theo những cách rất khác nhau. Xin lấy một ví dụ: ở các xã hội nguyên thuỷ (bán khai), khi hạn hán người ta dùng những biện pháp ma thuật để cầu mưa (ví dụ trò pháo đất của Việt Nam ) thì các hành vi ma thuật ấy là biểu thị văn hoá, bởi nó được kết tinh và là hệ quả trực tiếp của thế giới quan “vạn vật hữu linh” (animism); Đến thời trung cổ, khi thế giới quan tôn giáo chiếm vị thế chủ đạo (độc thần luận- Monotheism) thì người ta lại cầu mưa bằng những nghi lễ tôn giáo; Còn trong xã hội công nghiệp hiện đại thì sao? với thế giới quan khoa học, với hệ thống tư tưởng thực nghiệm con người sử dụng khoa học- công nghệ để tác động vào giới tự nhiên, như bắn tên lửa gây mưa cho những vùng hạn hán… Có thể lấy nhiều ví dụ khác nữa như việc chữa bệnh… Văn hoá, bên cạnh thành tố tư tưởng, còn bao gồm hàng loạt những hệ thống hành vi, ứng xử của con người đối với nhau và đối với tự nhiên (cách thức sản xuất, tôn giáo, phong tục tập quán, nghệ thuật…). Những hệ thống ứng xử này là những tín hiệu mang tính biểu trưng. Tuy nhiên, không phải ở đâu, lúc nào các hình thái biểu trưng này cũng giống nhau mà tuỳ theo hệ tư tưởng về bản thể luận (ontology), vũ trụ luận (cosmology) của từng xã hội, từng thời kỳ mà cách thức biểu tượng hoá và ý nghĩa của các khuôn mẫu ứng xử ấy có sự khác nhau. Lấy ví dụ về phong tục tang lễ chẳng hạn: Cùng là ứng xử với người thân trong gia đình đã chết thì người Bahna ở Tây Nguyên có phong tục bỏ mả, còn người Việt thì lại có phong tục thờ cúng tổ tiên; Mặt khác, các hình thái biểu tượng còn phụ thuộc vào môi trường sống của từng xã hội, từng thời kỳ (có thể là chất liệu, có thể là cách thức hành động mà con người cần phải làm để thích nghi với môi trường sống). Vì thế mới có các nền văn hoá khác nhau như nền văn hoá du mục, nền văn hoá lúa nước, nền văn hoá sa mạc và nền văn hoá băng đảo… 1.2. Môi trường Đây cũng là một khái niệm trìu tượng mà con người (ở vào thời kỳ muộn, chứ không phải có ngay từ buổi bình minh của loài người) phải đưa vào trong ngôn ngữ của mình để tư duy và nhận thức. Một cách thông thường, môi trường ( Umwelt- tiếng Đức) chỉ một thực tế khách quan tồn tại bên ngoài , bao quanh con người và nhờ vào đó mà con người tồn tại và phát triển được. Về khái niệm môi trường, T. Ingold- một nhà nhân học hiện đại người Mỹ- đã lưu ý như sau: môi trường là một thuật ngữ mang tính tương đối, tương đối ở khía cạnh nó là môi trường của ai. Vì thế, môi trường của tôi chỉ có ý nghĩa khi có quan hệ với tôi, và trong ý nghĩa này môi trường chỉ tồn tại và trải qua sự phát triển của tôi và xung quanh tôi.Và điều quan trọng hơn để giải thích tại sao thuật ngữ môi trường cũng mang tính tương đối là do: Cũng hệt như khái niệm văn hoá, nó bị phụ thuộc bởi tư tưởng về thế giới quan (đóng vai trò chủ đạo trong cấu trúc của một nền văn hoá ) của xã hội con người đang hiểu và định nghĩa về nó. Thật vậy, khái niệm môi trường có thể là một sự kiến tạo mang tính văn hoá về tự nhiên, nhưng cũng có thể lại là sự áp đặt một lớp ý nghĩa nào đó của người trong cuộc lên trên một thực thể khách quan độc lập nào đó. Chẳng hạn: chúng ta quá quen với quan niệm về môi trường của khoa học duy lý phương Tây, cho rằng tất cả những gì tồn tại khách quan xung quanh ta, tác động đến sự sống và phát triển của ta đều là những thành tố của môi trường. Môi trường đó được con người quan niệm như là khách thể, có thể cấu trúc hoá nó được và có thể tái tạo và kiến tạo được- đúng như cách làm của các nhà khoa học hoá học, sinh học hay vật lý học. Nhưng những con người ở những xã hội mà chúng ta thường gọi là man dã, bán khai hay nguyên thuỷ thì lại có những suy nghĩ khác về môi trường. Trong những xã hội như thế này, con người có một cách nhìn thế giới xung quanh họ hoàn toàn khác. Trường hợp những xã hội theo “vạn vật hữu linh” chẳng hạn, họ không hề quan niệm những gì xung quanh họ (cỏ cây, gỗ đá, ma quỷ, thần hay sấm chớp mưa giông là khác với họ. Tất cả đều có linh hồn và giữa chúng với con người có thể diễn ra quá trình giao tiếp. Họ sẽ giải thích những nguyên nhân gây ra một hiện tượng không hay nào đó của môi trường (hạn hán chẳng hạn) theo cách của họ chứ không phải theo sự đo đạc về khí quyển như các nhà khoa học của xã hội hiện đại của chúng ta. Chẳng hạn họ sẽ gán vào hiện tượng này một lớp ý nghĩa như: Long vương bị say rượu, quên đi tưới nước cho nhân gian, hay như ở ta có chuyện “Con cóc là cậu ông trời” …. Vì thế, sẽ chẳng có gì là ngạc nhiên khi những ứng xử của con người ở xã hội này đối với thế giới xung quanh (mà ngày nay chúng ta gọi là những ứng xử với môi trường như săn thú, chặt cây, hay nhờ vả các ma. thần) như là họ ứng xử chính với những người đồng loại. Nói chung về nguyên tắc thì đây là những ứng xử “có đi có lại”. (Lấy ví dụ những lời cúng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, hay những lời khấn hay nghi lễ khi họ giết súc vật, hay chặt cây rừng…) Do quan niệm về môi trường khác nhau như vậy, nhận thức, thái độ và hành vi của những con người ở các nền văn hoá khác nhau đối với môi trường cũng khác nhau. Ví dụ về việc săn tuần lộc của T. Ingold. Khi đuổi theo tuần lộc, có một hiện tượng đáng chú ý: Khi một con biết được sự xuất hiện của bạn, nó làm động tác rất lạ là, thay vì chạy trốn nó đứng lại và quay đầu nhìn chăm chăm vào mặt bạn. các nhà sinh học giải thích hiện tượng này như một sự thích nghi của tuần lộc trước những chú sói săn mồi. Khi con tuần lộc dừng lại, con sói đuổi theo nó cũng dừng lại theo, cả hai thở lấy hơi cho cuộc rượt đuổi quyết định cuối cùng. Và khi con tuần lộc chạy như bay, con sói cũng tăng tốc độ để chộp lấy con mồi. Do con tuần lộc là con vật chủ động phá thế bế tắc nên nó ngẩng cao đầu lên và thực tế một số con tuần lộc trưởng thành có thể chạy thoát những chú sói.Nhưng, mẹo giúp nó tránh được những con sói kể trên lại mang lại nhiều bất lợi khi chúng đối diện với người thợ săn được trang bị vũ khí, có thẻ bắn. Khi con vật quay đầu lại thì nó sẽ đem đến cho người thợ săn cơ hội tốt nhất để ngắm và bắn. Đối với con sói thì tuần lộc là loài dễ tìm vì chúng đi theo đàn nhưng lại khó có thể giết chúng một cách dễ dàng. Ngược lại, đối với con người thì tuần lộc là loại khó tìm nhưng khi đã tìm thấy rồi thì các thợ săn không hề gặp khó khăn trong việc hạ gục chúng. Thợ săn bản địa người Cree ở vùng đông- bắc Canada lại có cách giải thích khác nguyên nhân tại sao những chú tuần lộc lại dễ dàng bị giết chết như vậy. Họ cho rằng bản thân các con vật tự nộp mình cho các thợ săn một cách có chủ định và có thiện ý hay thậm chí là yêu thương đối với người thợ săn. Thân xác của con tuần lộc không bị mang đi mà nó được “nhận” (bởi người thợ săn). Và chính trong thời khắc của sự đối mặt- khi con vật dừng lại và nhìn vào mắt người thợ săn-thì sự hiến tặng này được diễn ra. Giống như nhiều cư dân săn bắn khác trên thế giới, người Cree vẽ ra một sự tương đồng giữa việc rượt đuổi các con thú với sự hấp dẫn của các cô gái trẻ, và so sánh sự giết chóc với quan hệ tình dục. Theo nghĩa này sự giết chóc hiện hữu không như là một sự kết thức của cuộc sống mà giống như một hành động có vai trò quan trọng trong sự tái sinh cuộc sống. [ xem:Hội dân tộc học Việt Nam- Thế giới quan bản địa - Tài liệu các bài giảng của giáo sư Kaj Arhem (Đại học Goterborg- Thuỵ Điển) tại Bảo tàng dân tộc học, Hà Nội- 2004] 2. Mối quan hệ giữa văn hoá và môi trường 2.1. Văn hoá được quy định bởi môi trường Các hình thái văn hoá đầu tiên của loài người liên quan đến nhu cầu căn bản nhất của con người: Đó là nhu cầu sinh tồn. Để sinh tồn họ phải ăn, ở và mặc. Đó cũng là những quan hệ đầu tiên của con người với môi trường. Những dấu ấn của mối quan hệ ấy trong buổi sơ khai của loài người vẫn còn được nhận thấy trong văn hoá ăn, ở và mặc của con người trong xã hội ngày nay: Nhà ở (nguyên liệu, kiểu dáng và kích thước) của người Eskimo chắc chắn khác với nhà ở của người Ai-Cập hay người Việt Nam; Người Mông Cổ- với nền văn hoá du mục truyền thống- chắc chắn ăn thịt sẽ nhiều hơn người Việt Nam; Hay tại sao cư dân vùng sa mạc lại mặc mầu trắng và trùm kín người như vậy… Tất cả những cái đó không thể có cách giải thích nào khác tốt hơn ngoài cách lý giải về sự tác động trực tiếp của môi trường tự nhiên ở từng nơi và con người phải thích nghi với những kiểu môi trường ấy để tồn tại và phát triển. Ngay cả những hình thái văn hoá cao cấp như nghệ thuật chẳng hạn, ngay buổi bình minh của loài người, chúng ta đã nhận thấy những dấu ấn mà môi trường tự nhiên tác động lên những tác phẩm nghệ thuật âm nhạc (ví dụ những bài dân ca hay cách hát của người miền núi cao, hay miền đại dương như người Indonesia) hay tạo hình trong hang động ( chắc chắn những hình vẽ trong hang động của các bộ tộc á châu không thể có những chú tuần lộc như trong các hình vẽ của người Cree ở Canada được) Môi trường nào thì con người phải kiếm ăn theo cách tương ứng: Những cư dân tại các hòn đảo chắc chắn phải kiếm ăn bằng nghề săn bắt cá, cư dân trên các thảo nguyên phải biết chăn nuôi, du mục, Những người sống bên những cánh rừng trên lục địa lại kiếm ăn bằng săn bắn, hái lượm… Quá trình lao động sản xuất ra của cải vật chất này dần dần tạo thành những phương thức sản xuất nhất định, đến lượt nó phương thức sản xuất lại quy định lối sống, tức là văn hoá của xã hội ấy. Có thể nói, hoạt động sản xuất của cải vật chất là hoạt đống sống căn bản nhất của con người và chính nó quyết định nhiều nhất đến sự hình thành và phát triển văn hoá của từng xã hội. Như thế, có thể nói, tuy gián tiếp nhưng ở đây cũng không phải ai khác mà chính là môi trường đã quy định sự hình thành và phát triển của mỗi một nền văn hoá nói chung và một hình thái biểu tượng nào dó nói riêng. Có thể đưa ra đây một ví dụ như sau: Ngôi nhà cộng đồng- một biểu thị văn hoá - trong quá trình được biểu tượng hoá có bị chi phối bởi môi trường kiếm sống? Câu trả lời là có, nhưng gián tiếp. Ngôi nhà cộng đồng của người êđê ở Tây Nguyên là biểu trưng của cái gì? Ngày nay, người ta – bằng dân tộc học so sánh- đã chứng minh được rằng: Người êđê có cội nguồn từ các bộ tộc miền Nam Đảo (Giống người nam Đảo từ trường ca Đam San, đến ngôn ngữ đặc trưng là những phụ âm tắc và đặc biệt là nghi lễ chặt cây để làm chiếc ghế dài trong nhà rông giống hệt như nghi lễ chặt cây của người Nam Đảo khi họ tiến hành lấy cây để đẽo chiếc thuyền độc mộc để mang theo thuyền lớn). Mà người Nam Đảo thì sinh sống chủ yếu bằng nghề đi biển và săn bắt hải sản. Vì thế, chắc ngôi nhà rông của người êđê là ẩn dụ về chiếc thuyền biển- về mặt văn hoá chắc chắn nó gợi nhớ được cội nguồn của họ. Môi trường không chỉ tác động đến cuộc sống vật chất của con người mà nó còn tác động đến tâm trí, tư tưởng và đời sống tinh thần của con người. Thuyết hồn linh thực sự là “triết học chung và hệ thống về thế giới tự nhiên” của con người cổ xưa (Tylor), là phương thức tư duy đặc thù của con người nguyên thuỷ: Họ không đối lập con người với hồn hay với các sinh loài khác, thậm chí ngay cả những vật thể tự nhiên như hòn đá cũng được họ xem như là chính họ, tức tất cả ở thế giới này đều tuân theo luật tham dự (Law of participation),đều có thể giao tiếp với nhau. Chính điều đó khiến họ ứng xử với chúng như chính với đồng loại. Các nhà nhân học chỉ ra đặc trưng của phương thức tư duy và kiểu ứng xử này bằng các thuật ngữ liên nhân (interperson) và tính liên chủ thể (intersujectivity) Hay như C. Levi- Strauss khi phân tích về thuyết vật tổ (Totemism) đã khẳng định rằng: Thờ vật tổ như là một dạng thức phân loại trong đó vật thể tự nhiên được dùng để biểu thị các đơn vị xã hội. 2.2. Văn hoá lại tác động trở lại đến môi trường Như vừa nói ở trên, môi trường tác động mạnh đến văn hoá (dù trực tiếp hay gián tiếp), đặc biệt nó góp phần quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển tư tưởng và tâm trí của con người. Vậy, văn hoá có tác động trở lại đến môi trường không? Trên thế giới này có rất nhiều nền văn hoá khác nhau, nhưng cũng có thể phân loại chúng thành hai loại chính. Hai loại văn hoá này thể hiện hai loại tâm trí người, chúng phụ thuộc hay bị chi phối bởi quyền lực của hai loại tư tưởng hay hai phương pháp nhận thức sau: Phương thức nhận thức 1: duy lý/ nhân quả phương thức nhận thức khác: trải nghiệm/ tham dự - Gián cách - tổngthể/ không chia cách - lập luận - tính xúc cảm - trìu tương - trực giác Ở phương thức một, người ta thấy một sự định hướng mang tính chất nhân quả trong nhận thức thế giới. Loại này được biểu đạt hoàn hảo bởi các phạm trù, nguyên tắc và phương pháp luận của khoa học thực chứng và được biểu thị trong lập luận logic, lý trí. Loại này liên quan đến sự trung gian có khoảng cách và không có xúc cảm và nó là một sự khái quát về các sự kiện trong thế giới. Ngược lại, sự tham gia biểu thị một phương cách hợp nhất và đan quyện của việc trải nghiệm thực tại. Sự thể hiện rõ nhất cái này là tôn giáo. Một định hướng mang tính tôn giáo về thế giới ngụ ý một cảm giác của sự quan hệ và nối kết với các sự vật hiện tượng. Khi con người gắn kết với người khác và môi trường xung quanh một cái gì đó gần gũi, mang tính chia sẻ sẽ diễn ra. Nói cách khác, việc một cá nhân trải nghiệm cái gì đó cũng đều là một phần của một tổng thể lớn hơn. Sự tham gia đó gợi lên cảm giác cộng đồng và đồng cảm với người khác và thế giới. Hai loại văn hoá này dẫn tới những hành vi có những tác động đến môi trường rất khác nhau. Loại thứ nhất luôn đối lập tự nhiên và xã hội, coi con người là trung tâm và động cơ hành vi của con người trong mối quan hệ với môi trường là khai thác, tận dụng triệt để vì lợi ích của mình. Nạn tàn phá rừng và săn bắn động vật hoang dã ở nhiều nơi trên thế giới là một minh chứng. Loại thứ hai không đặt con người đối lập với thế giới, coi mọi vật ở thế giới này đều có tính người và tính xã hội. Nói như Ingold thì vũ trụ là một xã hội lớn, trong đó có tương tác giữa con người có cơ thể (như chúng ta) với con người không cơ thể. Tất cả đều có tính chủ thể. Nền văn hoá này không chỉ sản sinh ra những hành vi tôn trọng môi trường mà còn sản sinh ra những khối lượng kiến thức về môi trường rất đáng khâm phục. Nhiều học giả đã khẳng định khả năng nhận biết đặc biệt về động thực vật, các hiện tượng gió, ánh sáng, màu sắc, nước và không khí của thổ dân thuộc các bộ lạc cổ xưa mà người hiện đại chúng ta khó có thể theo kịp. Ví dụ, người Hanunoo có thể phân biệt được 75 loài chim, 12 loài rắn, hơn 60 loài cá; Hoặc hầu hết đàn ông Negrito có thể liệt kê một cách dễ dàng tên và mô tả ít nhất 450 loài cây, 75 loài chim, hầu hết các loại côn trùng… Levi- Strauss đã đánh giá năng lực này như sau: Sự tận dụng những sản vật tự nhiên có sẵn của người Hawaii bản địa hầu như đã hoàn thiện hơn rất nhiều so với thời đại thương mại hiện nay, thời đại chỉ biết khai thác không thương tiếc một vài thứ mang lại lợi nhuận và thường xuyên phá huỷ những gì còn lại. 3. Kết Ở nước ta, đây là vấn đề không chỉ mang tính lý thuyết thuần tuý, mà nó còn có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình nhận thức và tác động đến thực tiễn. Thực tiễn văn hóa - xã hội ở Việt Nam trong nhiều năm qua đã cho thấy, nhiều chính sách xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc ít người đã không phát huy được tác dụng, sở dĩ như vậy là những người đề ra chính sách đã không thực sự “hiểu” được con người, văn hóa, xã hội của đồng bào dân tộc, thậm chí lại lấy chính những tiêu chí về văn hóa - xã hội của người Việt để áp đặt vào cuộc sống của họ: Ví dụ, nhiều buôn làng ở Tây Nguyên được nhà nước hỗ trợ để định cư, trồng lúa nước hai vụ, đào giếng nước, xây nhà văn hóa, ở theo lối nhà của người Việt, thậm chí, có nơi đồng bào còn thờ cúng tổ tiên như người Việt vv Rõ ràng là, nếu có những nghiên cứu dân tộc học, nhân học theo cách “thâm nhập” và “hiểu”đồng bào các dân tộc thì chúng ta sẽ biết rằng, nhiều tộc người không phải du canh, du cư (như chúng ta thường diễn đạt), mà là chuyển canh theo cách hiểu khoa học của từ này: Họ có ý thức về địa lý, sở hữu và thổ nhưỡng của những khu đất mà họ canh tác; họ hiểu rằng khi nào thì phải chuyển địa điểm canh tác, khi nào thì những địa điểm đã được khai thác lại có thể canh tác trở lại được. Tương tự như vậy là những chính sách “Đưa miền núi tiến kịp miền xuôi”, cái gọi là “đưa dân đồng bằng đi khai hoang làm kinh tế miền núi” để rồi dẫn đến nạn phá rừng… Môi trường (bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội) có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống con người và nó luôn gắn liền với yếu tố văn hóa - bởi văn hóa thể hiện sự phát triển của con nguời dù ở bất cứ đâu và khi nào. Qua những phân tích thực tế, tác giả cho chúng ta thấy rõ hơn trách nhiệm của mỗi người đối với vấn đề chung - môi trường. Con người sống trong môi trường tự nhiên (MTTN) và môi trường xã hội (MTXH). Theo Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản khoa học xã hội, 1988 thì: “Môi trường. 1. Nơi xẩy ra một hiện tượng hoặc diễn ra một quá trình, trong mối quan hệ với hiện tượng, quá trình ấy. 2. Toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên, xã hội, trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người, với sinh vật đó”. MTTN là tất cả những gì tạo nên môi trường sống quanh ta như: Đất đai, nhà cửa, rừng núi, động vật, không khí, sông hồ Cơm ăn, nước uống, thuốc chữa bệnh, quần áo mặc đều là sản phẩm từ thiên nhiên thông qua quá trình lao động của chính con người. Mặt khác, con người lại tồn tại trong MTXH và chịu tác động qua lại của cộng đồng và luật pháp. Trong một xã hội văn minh, có luật pháp ổn định con người sẽ có điều kiện phát triển bền vững và năng động hơn là trong một xã hội đầy rẫy tệ nạn với lối sống thực dụång. Trong cộng đồng cổ truyền, nhiều làng xã có hương ước - đó là luật lệ qui ước do dân làng đặt ra thực hiện trong phạm vi của làng. Còn Nhà nước thì ban hành các văn bản pháp luật nhằm đảm bảo trật tự xã hội. Dưới góc độ tiếp cận này có thể khẳng định rằng, vấn đề môi trường có vị trí quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của con người. Sự xáo trộn về MTTN cũng như MTXH sẽ tác động trực tiếp đến cuộc sống của con người. Một khi MTTN bị tàn phá và ô nhiễm, con người sẽ luôn phải sống trong nỗi lo âu về thiên tai như giông bão, lũ lụt, mất mùa, đói kém, bệnh tật Nếu MTXH bị phá vỡ, tệ nạn xã hội sẽ gia tăng làm phá vỡ cấu trúc gia đình - làng xã, hậu quả là cả một cộng đồng người rơi vào tâm trạng bất an. Sự phản ánh trên cho thấy, môi trường có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống con người. Để xử lý mối tương tác đó, con người phải vận dụng vốn tri thức và kinh nghiệm của mình để tìm được “tiếng nói chung” với môi trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay đang xuất hiện những vấn đề phức tạp trong việc giải quyết mối quan hệ giữa con người và môi trường. Có thể tiếp cận những vấn đề này dưới các góc độ sau: 1. Do sự gia tăng dân số và do nhu cầu đòi hỏi không giới hạn của con người đã làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt không chỉ đối với nguồn tài nguyên không tái tạo mà ngay cả với nguồn tài nguyên tái tạo. Càng ngày thiên nhiên càng tỏ ra “đuối sức” trước nhu cầu của con người và trước tình hình đó, con người phải tìm ra giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của chính bản thân mình. Để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm hàng ngày, con người không thể chỉ dựa dẫm vào thiên nhiên và sử dụng phương pháp canh tác cổ xưa mà phải đưa khoa học và kỹ thuật vào nhằm cải tạo giống tăng năng suất. Nhiều hóa chất được sử dụng để tạo ra nhiều sản phẩm hơn. Tuy nhiên hiện nay trong các sản phẩm tiêu thụ hàng ngày còn tồn dư quá nhiều hóa chất độc hại gây ra những vụ ngộ độc nghiêm trọng.Trong vòng 4 tháng đầu năm 2002, cả nước đã có trên 1000 ca ngộ độc thực phẩm, trong đó có 47 ca tử vong, gần bằng số người tử vong do ngộ độc thực phẩm của hai năm 2000 và 2001. Mặt khác, bên cạnh những ảnh hưởng trực tiếp của các vụ ngộ độc lên sức khỏe con người như chúng ta đã thấy; những hóa chất độc hại đó còn để lại những di chứng tiềm ẩn lâu dài gây ra nhiều chứng bệnh mà con nguời không thể lường trước được. Nhằm khắc phục hiểm họa này, các nhà khoa học, các nhà sản xuất, sử dụng hóa chất trong chăn nuôi, trồng trọt phải phát huy cao độ nhân tố văn hóa - trong đó thành tố văn hóa - đạo đức phải được đặt lên hàng đầu - trong cung cách làm ăn của mình. Không thể chỉ vì mục đích lợi nhuận mà bỏ qua những qui trình qui phạm bắt buộc khi nghiên cứu và sản xuất để tung ra thị trường những sản phẩm dẫn đến nguy cơ hủy diệt con người và gieo mầm bệnh vào cộng đồng người. Phát huy giá trị văn hóa - đạo đức chính là thành tố cơ bản nhất để kéo con người lại với con người nhằm nâng cao tính nhân bản, nhân ái trong cộng đồâng người. Thái độ của con người đối với con người là tiêu chuẩn đầu tiên trong sự phát triển về mặt văn hóa-đạo đức. 2. Để con người vừa được hưởng cuộc sống có chất lượng cao vừa bảo vệ được môi trường sống là cả một vấn đề rất lớn không chỉ giới hạn trong việc sử dụng những sản phẩm tiêu thụ mà còn liên quan rất nhiều đến cách cư xử của chính con người với thiên nhiên. Lấy một ví dụ (đã, đang và sẽ làm đau đầu các nhà quản lý) như dân sinh sống gần rừng chặt phá mở rộng diện tích đất rừng canh tác, dân di cư tự do chặt phá rừng lấy đất để ở hay trồng trọt theo lối quảng canh không thông qua quá trình quản lý. Diện tích rừng ngày một giảm dần dẫn đến hậu quả lũ lụt, hạn hán ngày một tăng cả về tần suất và cường độ. Theo báo cáo của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết, tính đến ngày 8/4/2002, tổng diện tích đất canh tác bị thiếu nước và hạn hán lên tới 207285 ha, trong đó có 45810 ha lúa, 6105 ha rau màu và 155370 ha cây công nghiệp. Hạn hán nặng nhất xảy ra ở các tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai, Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình Phước, Kiên Giang, Cà Mau. Một trong những tác động mạnh của tình hình khô hạn là nạn cháy rừng. Theo báo cáo của Cục kiểm lâm, từ đầu mùa khô đến nay, cả nước đã xảy ra 256 vụ cháy rừng gây thiệt hại 2558 ha rừng. Đặc biệt vụ cháy rừng tràm nguyên sinh thuộc khu vực Vườn quốc gia U Minh Thượng bắt đầu từ 12 giờ ngày 24/3/2002 với trên 2000 ha diện tích rừng tràm nguyên sinh bị thiêu rụi là lời cảnh báo sâu sắc nhất về công tác quản lý và thái độ ứng xử của con người đối với môi trường thiên nhiên. Để giải quyết vấn đề này cần áp dụng một cách triệt để hơn các qui định của Nhà nước như Luật bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ và phát triển rừng; các nghị định hướng dẫn thi hành luật mà Nhà nước đã ban hành. Muốn phát huy ý thức về môi trường một cách thường trực trong mỗi người phải có sự kết hợp chặt chẽ công tác tuyên truyền giáo dục về nếp sống, lối sống văn hóa - văn minh với hình thức xử lý các hiện tượng vi phạm theo đúng pháp luật. Lối sống xã hội chủ nghĩa là một hình thức mới thể hiện ở sự phù hợp với mục đích phát triển của xã hội. Chỉ có thể nhận thức được mối liên hệ giữa lý tưởng và hiện thực bằng hoạt động thực tiễn của con người trong xã hội. Ở đây đòi hỏi phải có một thái độ tự giác sâu sắc đối với cuộc sống, bảo đảm sự thống nhất hữu cơ giữa những nguyên tắc và những lao động thực tế. 3. MTXH trong bối cảnh hiện nay đang phát triển theo chiều hướng cực kỳ sôi động song cũng hết sức phức tạp. Trong đó lĩnh vực đáng quan tâm là những diễn biến của quá trình giao lưu văn hóa. Giao lưu văn hóa đang trở thành chiếc cầu nối tiềm ẩn những sắc thái văn hóa mới nhưng cũng đã xuất hiện những mặt trái đáng báo động trong MTXH. Sự pha trộn những sắc thái văn hóa khác nhau trong một không gian “người tiêu thụ” có trình độ dân trí chưa cao và chưa đồng đều đã làm nảy sinh những khuynh hướng không có lợi trong MTXH ở nước ta hiện nay. Các giá trị văn hóa đạo đức đang “đánh vật” với chủ nghĩa thực dụng để tồn tại; văn hóa dân tộc đang đối mặt một cách gay gắt với những khuynh hướng tiêu cực của văn hóa ngoại lai. Đây là một thách thức lớn đối với môi trường sống của con người trong bối cảnh hiện nay. Vấn đề được đặt ra là “trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp, ý thức về cội nguồn và lòng tự hào dân tộc, khắc phục tâm lý sùng bái đồng tiền, bất chấp đạo lý, coi thường các giá trị nhân văn”. Văn hóa mang lại cho nhân dân những giá trị tinh thần cao, làm phong phú bộ mặt tinh thần xã hội. Nói đến mối quan hệ giữa văn hóa và MTXH là nói đến sự sáng tạo của cá nhân và sự giao tế có tính văn hóa. Sáng tạo xã hội chính là một phương thức hoạt động tinh thần của con người nhằm khẳng định, tự thể hiện trong hoạt động sáng tạo. MTXH đòi hỏi phải có tính tích cực văn hóa của cá nhân, thể hiện ở năng lực nhận thức và tiếp thu những giá trị văn hóa và tự thể hiện trong thế giới của cái đẹp. CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG (TIẾP CẬN DƯỚI GÓC ĐỘ VĂN HÓA HỌC) GS. TS. Phạm Đức Dương [...]... tài nghiên cứu quan hệ con người và môi trường: tìm hiểu cảnh quan đồng bằng (1983), Nền văn minh nông nghiệp lúa nước cổ truyền Đông Nam á (1983), Biển và người Việt cổ (1996), Cách ứng xử của người Việt trước biển (1986), Khám phá về các bí ẩn của con người và thế giới sống (1998), Môi trường và sức khỏe (1985), Môi trường và quá trình đô thị hoá ở Việt Nam và Đông Nam á (1997), Đà Nẵng và định hướng... tin vào mắt mình, không thể tưởng tượng được Và để cảm nhận cái không gian quái đản đó anh ta thở căng đến vỡ bụng rồi chết! Môi trường khác nhau, thách đố khác nhau và con người cũng ứng xử khác nhau Do đó, dấu ấn của môi trường để lại rõ nét trong mô thức văn hóa, không phải môi trường quyết định văn hóa như các nhà địa lý theo quyết định luận, mà môi trường quy định cách ứng xử của con người theo quan. .. hiện vật và tách chúng ra khỏi môi trường sống của chúng rồi đem trưng bày vào các ngăn, các ô trong bảo tàng Cách làm này là trừu tượng hóa bằng cách tách sự vật ra khỏi bối cảnh nhất định, tước bỏ những mối liên hệ và tương quan qua lại với môi trường và đem vào khu vực khái niệm trừu tượng của một bộ môn khoa học đã phân chia thành ngăn riêng với những ranh giới tùy tiện, phá vỡ tính hệ thống và tính... hai được gọi là hệ sinh thái nhân văn, khu biệt với thiên nhiên thứ nhất – hệ sinh thái tự nhiên Đó là mối quan hệ cốt yếu của văn hóa Với con người có 2 loại tự nhiên: tự nhiên ngoài ta (môi trường) và tự nhiên trong ta (bản năng), có hai loại xã hội: xã hội ngoài ta (cộng đồng) và xã hội trong ta (cá nhân) Và cách ứng xử của con người bao giờ cũng mang tính thống nhất biện chứng giữa hai mặt: vừa... có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời như chính bản thân cuộc sống Bằng sự hoạt động tư duy trí tuệ, con người có khả năng nhận thức được tự nhiên, ngày càng kiểm soát số phận của mình và các sinh vật khác, tự biến đổi mình để thích nghi với môi trường và làm môi trường tự nhiên phải biến đổi thành những hệ thống sinh thái nhân văn riêng không giống nhau giữa các cộng đồng tộc người Các nền văn. .. người và có mặt khắp mọi nơi mọi lúc kể cả nơi những suy tư sâu kín nhất của con người, lúc nào chúng ta cũng phải đối diện với nó và ranh giới cũng mỏng manh như sợi tóc Nghịch lý ấy chính là động cơ thôi thúc con người phải sáng tạo nên những giá trị văn hóa Chính trong con người là nơi thể hiện tập trung cao độ mối quan hệ đầy nghịch lý giữa con người và tự nhiên Như vậy con người và môi trường. .. nghiệp Đông Nam á với môi trường từ truyền thống đến hiện đại”, có rất nhiều đề tài nhánh, thu hút nhiều nhà khoa học xã hội và tự nhiên thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau [3] Trước đây tôi tham gia Hội Nước sạch và Môi trường do GS VS Phạm Song làm Chủ tịch, vì tôi muốn góp phần cách nhìn và phương pháp tiếp cận của khoa học xã hội và nhân văn với các nhà khoa học tự nhiên và công nghệ, và, ngược lại học... tự nhiên vật lý và sống động, nhưng lại trồi lên khỏi cái tự nhiên ấy và tự phân biệt với tự nhiên bằng văn hóa, tư tưởng, và lương tâm, ý thức” (Sđd, tr 374) Vì vậy chúng ta quan niệm văn hóa là tất cả những gì do con người sáng tạo ra (nói theo kiểu Trung Quốc văn là ngụy) 偽 Ngụy được cấu tạo bởi hai thành tố: 人 (nhân = người) 六 (vi = làm) trong quá trình ứng xử với tự nhiên, xã hội và bản thân mình... Phi Tử quy phạm hóa, điển chế hóa thành “pháp trị” Vấn đề cốt lõi đặt ra là cần nhận biết và tìm ra mối quan hệ không thể tách rời giữa nhu cầu bản năng và ứng xử văn hóa Nhu cầu bản năng là tự nhiên ở con người những nhu cầu ấy được thỏa mãn theo lối an sinh, tiếp nối bền vững Đó là cứu cánh của bản thân văn hóa Con người không thể tồn tại nếu như không được thỏa mãn những nhu cầu bản năng; xã hội... tinh vật lý, sinh quyển và nhân loại lại với nhau Trái đất chính là một hệ thống tổ chức “một khối tổng thể” sinh học – nhân học phức hợp, trong đó sự sống nảy sinh từ lịch sử của trái đất và nhân loại nảy sinh từ sự sống của trái đất Mối quan hệ giữa nhân loại và tự nhiên không thể bị hình dung theo cách quy giản hay tháo rời Nhân loại là một thực thể mang tính chất hành tinh và sinh quyển Con người . nó là môi trường của ai. Vì thế, môi trường của tôi chỉ có ý nghĩa khi có quan hệ với tôi, và trong ý nghĩa này môi trường chỉ tồn tại và trải qua sự phát triển của tôi và xung quanh tôi .Và điều. rừng… Môi trường (bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội) có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống con người và nó luôn gắn liền với yếu tố văn hóa - bởi văn hóa thể. chúng ta đang bàn về mối quan hệ giữa văn hoá và môi trường nên tôi lựa chọn một khái niệm văn hoá theo quan điểm của nhân học. Khái niệm văn hoá của Tylor trong cuốn “ Văn hoá nguyên thuỷ”

Ngày đăng: 17/01/2015, 08:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w