Căn cứ vào các nghiên cứu về phương pháp dạy học theo dự ánCác nhà nghiên cứu về phương phương pháp dạy học dự án đã khẳng định: Dạy học dự án có thể thiết lập được những kĩ năng cơ bản
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Trang 2Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Lê Đình Trung
TS Nguyễn Vinh Hiển
Phản biện 1: GS TS Vũ Văn Vụ
Trường Đại học KHTN - ĐHQG Hà Nội
Phản biện 2: PGS TS Nguyễn Văn Hồng
Trường ĐHSP - Đại học Thái Nguyên
Phản biện 3: PGS TS Dương Tiến Sỹ
Trường ĐHSP Hà Nội
Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Trường
tại Trương Đại học Sư phạm Hà Nội
Vào hồi … giờ ….ngày … tháng …năm 2015
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nôi, Thư viện Quốc gia Việt Nam
Trang 3LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1 Hà Thị Thúy (2011), "Sử dụng bài toán nhận thức để tổ chức hoạt động cho học sinh theo phương pháp dự án phần Cơ chế di truyền và biến
dị", Tạp chí giáo dục, (266), kì 2, tr 44- 45.
2 Hà Thị Thúy (2013), "Dạy học dự án và quá trình thực hiện dạy
học dự án ở Việt Nam", Tạp chí giáo dục, Số đặc biệt, kì 1, tr 74-75.
3 Hà Thị Thúy (2014), "Thực trạng về dạy học dự án hướng tới phát triển năng lực tự học của học sinh trong dạy học Sinh học ở các trường
trung học phổ thông" Tạp chí giáo dục, (328), kì 2, Tr 58- 60.
4 Hà Thị Thúy (2014), Hoạt động dạy học gắn với sản xuất, kinh
doanh tại địa phương ở trường THCS& THPT Nguyễn Tất Thành, Kỉ yếu
hội thảo “Đánh giá việc triển khai thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường; mô hình trường phổ thông gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương; tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho học sinh”, Bộ giáo dục và đào tạo, Tr 170- 176
5 Hà Thị Thúy (2015), "Tổ chức dạy học theo dự án Sinh học 10 trung
học phổ thông góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh", Tạp chí
giáo dục, (358), kì 2, tr 47-51.
Trang 5tự học (NLTH) của người học được chú ý thực hiện giúp cho người học có khả năng học tập được suốt đời Điều này được thể hiện trong Nghị quyết
số 29- NQ/TW hội nghị lần thứ tám BCH trung ương Đảng khóa XI trong phần II đã đề ra mục tiêu đối với giáo dục phổ thông “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Phát triển khả năng sáng tạo,
tự học, khuyến khích học tập suốt đời”
Hiện nay, trong kỉ nguyên bùng nổ thông tin thì xu hướng dạy học cung cấp nội dung cho người học trở nên lỗi thời Vì vậy, phương pháp dạy học cần phải đổi mới mạnh mẽ theo hướng hiện đại Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực Để làm tốt vai trò, nhiệm vụ của người Thầy thì việc lựa chọn phương pháp dạy học định hướng phát triển năng lực của người học trong đó có NLTH là rất quan trọng
1.2 Căn cứ vào thực tiễn giáo dục phổ thông ở Việt Nam
Những năm gần đây, giáo viên được trao quyền chủ động trong quá trình thiết kế nội dung, các hoạt động dạy học phù hợp với bối cảnh thực
tế trường học Hoạt động học tập không dừng ở tập trung khai thác kiến thức và diễn ra chủ yếu trên lớp học mà chuyển sang học tập định hướng năng lực và diễn ra ở nhiều loại môi trường khác nhau có chú ý đến các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Hình thức tổ chức hoạt động dạy và học như vậy đã từng bước làm thay đổi căn bản lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc cho học sinh
Tuy nhiên, qui trình thiết kế hoạt động học tập trong một giờ giảng hoặc trong một chủ đề để định hướng NLTH của học sinh chưa được nghiên cứu sâu và phổ biến rộng rãi
Trang 61.3 Căn cứ vào các nghiên cứu về phương pháp dạy học theo dự án
Các nhà nghiên cứu về phương phương pháp dạy học dự án đã khẳng định: Dạy học dự án có thể thiết lập được những kĩ năng cơ bản mới cho người học, đạt được một trình độ nhận thức xác định, nuôi dưỡng động cơ học tập, tạo cơ hội cho người học bày tỏ quan điểm của mình Dạy học dự án ảnh hưởng tích cực đến năng lực của người học, đều làm tăng năng lực của người học cho dù người học có năng lực cao hay thấp
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Tổ chức dạy học theo dự án sinh học 10 THPT góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh”
2 Mục đích nghiên cứu
Xây dựng và sử dụng dự án học tập để phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học sinh học 10
3 Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được qui trình tổ chức dạy học theo dự án và vận dụng qui trình này ở môn sinh học 10 sẽ góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh (HS)
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Năng lực tự học; Dạy học dự án; Qui trình xây dựng và qui trình tổ chức dạy học theo dự án để rèn năng lực tự học
4.2 Khách thể: Lí luận và phương pháp dạy học Sinh học.
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu lí luận và thực tiễn về dạy học dự án, năng lực tự
học và các biện pháp dạy tự học trên thế giới, Việt nam
5.2 Điều tra thực trạng về dạy học dự án hướng tới phát triển NLTH
của học sinh trong dạy học sinh học ở các trường Trung học phổ thông (THPT)
5.3 Phân tích nội dung chương trình sinh học 10 xác định các địa chỉ
có thể xây dựng được các loại dự án, tiểu dự án
5.4 Đề xuất các tiêu chuẩn, qui trình xây dựng, tổ chức các dự án
học tập trong sinh học 10- THPT để phát huy NLTH của H
5.5 Xây dựng các dự án trong nội dung kiến thức sinh học 10
5.6 Xây dựng bộ công cụ để đánh giá NLTH.
5.7 Triển khai thực nghiệm sư phạm và đánh giá kết quả đạt được về
năng lực tự học trong quá trình dạy học theo dự án
Trang 76 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nghiên cứu lí thuyết
6.2 Điều tra cơ bản
6.3.Thực nghiệm sư phạm
6.4 Xử lý số liệu.
7 Những đóng góp mới của luận án
- Thực trạng vận dụng dạy học theo dự án trong dạy học môn sinh học hướng tới phát triển NLTH ở một số trường THPT được giáo viên ưu tiên để nâng cao chất lượng dạy học, hình thức tổ chức đa dạng nhưng chưa đánh giá được hiệu quả thực sự của phương pháp dạy học dự án đối với NLTH của HS
- Xác định được nội dung sinh học THPT thuận lợi cho việc xây dựng các dự án học tập sinh học 10 có thể triển khai trong thực tiễn dạy học và đảm bảo tính khả thi
- Tổ chức được các hoạt động trong DHTDA theo qui trình đã xây dựng, khi triển khai thực nghiệm đã nâng cao năng lực tự học của HS
- Thiết lập được 7 hợp phần của NLTH cần đo ở HS khi thực hiện DHTDA Các hợp phần này được chúng tôi sử dụng để thiết lập công cụ thu thập dữ liệu, thống kê, đánh giá các mức độ đạt được của HS sau khi trải qua một quá trình học tập
- Xác định được phương pháp dạy học dự án đã tác động không đồng đều lên các biểu hiện của năng lực tự học trong đó: kĩ năng lập kế hoạch, khả năng sáng tạo, kĩ năng thực hành đã chuyển biến tích cực còn khả năng tự điều chỉnh trong quá trình học, kĩ năng giao tiếp xã hội, khả năng đánh giá thì thay đổi rất ít sau một quá trình học tập theo dự án ở môn sinh học 10
8 Giới hạn nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu về năng lực tự học và dạy học dự án sau đó thực hiện xây dựng và tổ chức dạy học dự án trong phạm vi môn sinh học
10 Việc xây dựng và tổ chức dạy học dự án trong môn sinh học 10 như là một biện pháp để xác định mối tương quan giữa năng lực tự học với dạy học dự án đối với học sinh lớp 10
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Trang 81.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Tổng quan nghiên cứu về năng lực tự học
- Trên thế giới, ý tưởng về tự học đã được nhiều học giả đề cập đến
từ thời cổ đại như Phương Tây cổ đại có phương pháp giảng dạy của Heraclitus (530 - 475 TCN), Socrate (Hy Lạp, 469-390 TCN), Aristote (384-322 TCN) nhằm mục đích phát hiện “chân lý” bằng cách đặt câu hỏi
tự hoạt động để hiểu biết tri thức
Những năm cuối thế kỷ XX các nhà giáo dục tập trung nghiên cứu bản chất NLTH Tác giả đã tập trung mô tả người tự học đó là người chủ động thể hiện kết quả học tập của mình, độc lập và kiên trì trong học tập,
họ chịu trách nhiệm về việc học Một hướng nghiên cứu khác lại tập trung xác định, phân loại đặc điểm của NLTH để nhận ra vai trò của GV trong việc hướng dẫn HS tự học điển hình là Linda Leach, Guglielmino, Candy Gần đây các nhà nghiên cứu Taylor, Candy đã tập trung mô phỏng, xác định những dấu hiệu của năng lực tự học được bộc lộ ra ngoài Những nghiên cứu này hướng tới tìm ra hình thức tác động đến người học để giúp cho người học thuận lợi trong quá trình tự học
_ Việt Nam, hoạt động tự học được chú ý từ thời phong kiến đến khi nền giáo dục cách mạng ra đời (1945) Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên phát động nghiên cứu và nêu cao tấm gương về tinh thần tự học
Từ những năm 90 của thế kỉ XX những nghiên cứu về tự học đã được nhiều tác giả trình bày trực tiếp hoặc gián tiếp trong các công trình tâm lí học, giáo dục học, phương pháp dạy học bộ môn Một số tác giả có công trình tiêu biểu là tác giả Nguyễn Cảnh Toàn, Trịnh Quốc Lập, Thái Duy Tuyên, Trần Bá Hoành…
Những nội dung nghiên cứu về năng lực tự học, các tác giả Việt Nam đã chung một quan điểm đó là tự học là một quá trình học tập độc
Trang 9lập của người học và liệt kê các dấu hiệu để nhận diện người có khả năng
tự học nhưng tự học chịu chi phối bởi những yếu tố nào thì chưa được làm sáng tỏ
1.1.2 Tổng quan nghiên cứu về dạy học theo dự án
- Trên thế giới
Trên thế giới, khái niệm Project (dự án) từ lâu đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có giáo dục và đào tạo Trong giáo dục, khái niệm Project được sử dụng đầu tiên trong các trường đào tạo nghề kiến trúc sư ở Ý cuối thế kỉ XVI Do nhu cầu về đào tạo con người để trở thành một người có kĩ năng nghề nghiệp mà ý tưởng dạy học dự án ra đời sau đó lan truyền từ giáo dục đại học đến đào tạo nghề đến các cấp đào tạo thấp hơn Hình thức đào tạo này đã gắn kết được lí thuyết với thực hành phù hợp với nhu cầu của người học và yêu cầu xã hội Phương pháp dạy học dự án được hình thành trong thực tiễn giảng dạy, bắt nguồn từ nhu cầu thực tiễn Bắt đầu từ cuối thế kỉ XIX các nhà giáo dục mới tập trung nghiên cứu, hình thành
cơ sở lí luận và phổ biến mạnh mẽ phương pháp dạy học này điển hình là John Dewey; William H Kilpatric; Lev Vygosky; Bruner; Jean Piaget; Các nghiên cứu tập trung xác định về ảnh hưởng của tâm lí học sinh đến quá trình học tập cũng như việc phải tạo môi trường phù hợp để trẻ em phát triển năng lực bản thân trong phương pháp dạy học dự án Từ những năm 1980, phần lớn sự chênh lệch rõ ràng giữa các chuẩn hướng dẫn dạy học với phương pháp dự án đã được giải quyết Các nhà giáo dục đã có những nỗ lực đáng kể để hướng vào việc thiết lập sự hài hòa giữa phương pháp dự án với phương pháp dạy học khác nhằm đạt mục tiêu giáo dục Vì vậy dạy học theo dự án được nghiên cứu sâu sắc ở nhiều khía cạnh do đó xuất hiện nhiều nghiên cứu để hoàn thiện phương pháp dạy học này trong bối cảnh mới, cụ thể là: Hướng nghiên cứu tập trung vào động cơ học tập, các yếu tố ngoại cảnh và công nghệ tác động đến ý thức học tập của học sinh thông qua dạy học dự án (Ames; Blumenfeld; Barrows; Boaler)
Trang 10nghiên cứu về DHTDA tác giả Nguyễn Văn Cường [1] đã phân loại dự án học tập theo nhiều phương diện khác nhau để cho người học dễ xác định vai trò của mình trong quá trình học và lượng giá được khả năng của bản thân Bên cạnh đó tác giả cũng nêu ra 6 đặc điểm của DHTDA để khái quát hoạt động học chủ động của học sinh, hoạt động định hướng hỗ trợ của giáo viên trong suốt quá trình triển khai nhiệm vụ học tập theo chủ đề của dự án Phương pháp dạy học này được nghiên cứu ở nhiều cấp học ở Việt Nam
Từ khối giáo dục chuyên nghiệp cho đến khối giáo dục phổ thông và tập trung chủ yếu tại thời điểm sau năm 2004 Được thể hiện nhiều nhất là trong các Luận văn, Luận án giáo dục học Chúng tôi nhận thấy các nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào việc vận dụng quan điểm dạy học dự án để thiết kế một số dự án học tập trong 1 môn học rồi triển khai sau đó nêu lên một cách sơ lược những khó khăn và thuận lợi khi tổ chức một dự án học tập Trong hoạt động dạy học ở trường phổ thông quá trình thực hiện giảng dạy theo dự án chủ yếu là do một số GV tiến hành thực nghiệm đề tài của mình hoặc một số GV mạnh dạn áp dụng phương pháp dự án
Như vậy, phương pháp dạy học theo dự án bước đầu cũng được nghiên cứu ở một số khía cạnh khác nhau nhưng chưa có một tác giả nào nghiên cứu về năng lực tự học trong quá trình dạy học dự án môn Sinh học
1.2 Cơ sở lí luận
1.2.1 Lí thuyết về tự học
1.2.1.1 Khái niệm năng lực tự học
Định nghĩa về tự học cũng được thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào bối cảnh nghiên cứu và trọng tâm nghiên cứu của từng tác giả
Nhưng định nghĩa về tự học (self- directed learning) của Malcolm Shepherd Knowles được sử dụng nhiều hơn cả trong các nghiên cứu về giáo dục học đó là “Tự học là một quá trình mà người học tự thực hiện các hoạt động học tập, có thể cần hoặc không cần sự hỗ trợ của người khác, dự đoán được nhu cầu học tập của bản thân, xác định được mục tiêu học tập, phát hiện ra nguồn tài liệu, con người giúp ích được cho quá trình học tập, biết lựa chọn và thực hiện chiến lược học tập và đánh giá được kết quả thực hiện” Trong nghiên cứu của mình chúng tôi cũng phân tích năng lực
tự học dựa trên định nghĩa này
1.2.1.2 Biểu hiện năng lực tự học
Trang 11Năng lực tự học được biểu hiện thông qua kết quả học tập đạt được, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng đánh giá, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng thực hành, kĩ năng giao tiếp xã hội, khả năng sáng tạo, tự điều chỉnh trong học tập.
1.2.1.3 Một số biện pháp nâng cao năng lực tự học cho học sinh
- Tác động vào tâm lí lứa tuổi
- Tạo môi trường học tập
- Phương pháp dạy học của Giáo Viên
1.2.1.4 Công cụ đánh giá năng lực tự học.
Khi đánh giá về năng lực tự học trong quá trình nghiên cứu giáo dục các nhà khoa học đã xây dựng công cụ đánh giá thực chất là bộ câu hỏi để khảo sát trực tiếp người học sau đó phân tích để phiên giải kết quả Khi xây dựng bộ câu hỏi nhà nghiên cứu thường căn cứ vào lí thuyết về tự học của Candy và lí thuyết nhận thức xã hội của Barduran, công cụ đó đã đóng góp những thành công đáng kể trong lĩnh vực đo lường trong giáo dục cụ thể tác giả Guglielmino là một trong những người đầu tiên xây dựng một công cụ dùng để đo khả năng tự học (Self Direted Learning Readiness Scale- SDLRS) Công cụ này là một bộ câu hỏi gồm 58 câu, được thiết kế
để đánh giá kỹ năng và thái độ có liên quan đến tự học
1.2.2 Lí thuyết về dạy học dự án
1.2.2.1 Khái niệm dạy học dự án
DHTDA là phương pháp dạy học trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập để giải quyết một vấn đề thực tiễn có liên quan đến nội dung học tập trong chương trình giáo dục, chủ động lập kế hoạch và vận dụng kiến thức tổng hợp ở nhiều lĩnh vực khác nhau để tạo ra sản phẩm
có ý nghĩa thực tiễn thông qua đó người học chiếm lĩnh được kiến thức và phát triển kĩ năng.
1.2.2.2 Đặc điểm dạy học dự án
+ DHTDA là hương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm có sự giao tiếp thường xuyên qua lại giữa giáo viên và học sinh, học sinh với học sinh, bài học được xây dựng từ những đóng góp của học sinh thông qua các hoạt động học tập do giáo viên định hướng
+ Có chủ đề học tập rõ ràng gắn nội dung bài học với thực tế cuộc sống của học sinh Chính vì vậy chủ đề phải được thiết kế là tập trung vào những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hiện tại, có ý nghĩa và quan trọng,
Trang 12đặt ra những thách thức vừa sức với học sinh bằng hệ thống câu hỏi có giá trị đòi hỏi học sinh phải trăn trở để giải quyết.
+ Học sinh cần sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện các hoạt động học tập
+ DHTDA được thiết kế trong một môn học hoặc liên môn nhưng khi thực hiện các hoạt động học tập thì học sinh phải phối hợp tri thức của nhiều môn học và kinh nghiệm của bản thân
+ Học sinh thực hiện các hoạt động trong DHTDA để tìm kiếm nội dung tri thức, rèn luyện kĩ năng học tập, kĩ năng xã hộivà chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như : giới tính, sức khỏe, môi trường sống, môi trường học tập, tâm lý lứa tuổi, khả năng nhận thức của bản thân
+ Học sinh được kiểm tra, đánh giá căn cứ vào quá trình hoạt động học tập chủ động để hoàn thành dự án và những sản phẩm có thực
1.2.2.3 Phân loại dạy học dự án
Phân loại theo chuyên môn
Phân loại theo sự tham gia của người học
Phân loại theo sự tham gia của GV
Phân loại theo quỹ thời gian:
Phân loại theo nhiệm vụ
1.2.2.4 Tiêu chuẩn của một dự án học tập
Dự án học tập là dự án mà H sẽ tiếp nhận kiến thức của bài học, rèn luyện và phát triển kĩ năng thông qua quá trình thực hiện hàng loạt các hoạt động học tập trong một dự án
Một dự án học tập cần phải có: Mục tiêu, nội dung, phương pháp thực hiện, hình thức tổ chức
1.2.2.5 Mục tiêu dạy học theo dự án
- Giúp cho người học có được nền tảng kiến thức rộng phù hợp với thực tiễn
- Phối hợp hiệu quả với người khác
- Phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả
- Tạo cho người học có được động cơ học tập thực sự
- Phát triển năng lực tự học
1.2.2.6 Cơ sở khoa học của quá trình xây dựng và tổ chức dạy học
dự án
Trang 13Căn cứ vào lí thuyết về quá trình nhận thức của người học được mô
tả bởi nhà nghiên cứu David Kolb và nghiên cứu về mối tương quan giữa quá trình học tập với chức năng hoạt động của vỏ não bởi tác giả James E Zull Chúng tôi liệt kê và thiết lập các hoạt động học tập trong dạy học dự
án để làm cơ sở khoa học của quá trình xây dựng và tổ chức dạy học dự án
1.2.3 Mối quan hệ giữa dạy học dự án và năng lực tự học.
Bảng 1.1 : Mối tương quan giữa dạy học dự án và năng lực tự học.
STT DHTDA Năng lực tự học
1 Lập kế hoạch học tập
( Phân chia công việc cho các thành viên
trong nhóm, dự kiến thời gian hoàn thành,
lập thời gian biểu hợp lí, dự kiến địa điểm
thực hiện, nội dung học tập cần đạt
- Kĩ năng lập kế hoạch
2 Tổ chức hoạt động học tập
( Thu thập thông tin, xử lí thông tin, tổng
hợp thông tin, thực hiện đúng nội qui,
quản lí được thời gian học tập, sử dụng
công nghệ thông tin trong quá trình thực
hiện hoạt động học tập, biết phối hợp các
bên có liên quan )
- Kĩ năng thực hành
- Kĩ năng giao tiếp xã hội
3 Vận dụng kiến thức liên môn, kinh
nghiệm của bản thân để giải quyết vấn
đề thực tiễn
- Kĩ năng giải quyết vấn đề
- Khả năng sáng tạo ( đưa ra ý tưởng mới )
- Đánh giá
4 Tạo ra được sản phẩm học tập có ý nghĩa
thực tiễn và chứa đựng một phần nội dung
tri thức trong chương trình giáo dục
- Kĩ năng thực hành
- Khả năng sáng tạo ( tính độc đáo của sản phẩm )
5 Thực hiện được nhiều hình thức đánh giá
( Giáo viên đánh giá học sinh, học sinh
đánh giá học sinh )
- Tự điều chỉnh trong học tập ( Rút kinh nghiệm sau khi được đánh giá hoặc tự đánh giá )
- Đánh giá
6 Môi trường học tập đa dạng - Kĩ năng thực hành
( Được thử đúng sai nhiều lần, nhiều môi trường khác nhau )
- Khả năng sáng tạo ( Có cơ hội để thể hiện ý tưởng )
1.3 Thực trạng về dạy học dự án hướng tới phát triển năng lực
tự học của học sinh trong dạy học Sinh học ở các trường THPT.
Kết luận về điều tra thực trạng
Trang 14- Mặc dù chưa có nhiều giáo viên được đào tạo về phương pháp DHTDA nhưng có tới 2/3(trong tổng số 166 GV) đã áp dụng phương pháp này trong dạy học môn Sinh học Trong đó, hoạt động được áp dụng thường xuyên nhất là: tạo cơ hội để HS được đặt câu hỏi và thảo luận nhóm, đánh giá kết quả học tập bằng việc tổng hợp các đầu điểm trong quá trình học hoặc thông qua sản phẩm và tạo điều kiện để học sinh nhận được
sự giúp đỡ hướng dẫn của GV ngoài giờ lên lớp Tuy nhiên một số hoạt động khác chưa được quan tâm đúng mức như: tạo môi trường học tập đa dạng, sử dụng biện pháp cụ thể cho từng HS, xây dựng giáo án dựa trên vấn đề có thực, và hướng dẫn HS tự tìm tài liệu tham khảo, đặc biệt là qua internet
- Nhiều GV đã sử dụng công nghệ ICT trong dạy học môn Sinh và đây
là điều kiện thuận lợi để áp dụng phương pháp DHTDA nếu được triển khai Tuy nhiên vẫn có tới 6.6% GV không sử dụng phương tiện nào trong quá trình dạy học
- Phát triển NLTH của HS được GV ưu tiên để nâng cao chất lượng dạy học Đây là nhận thức tích cực của GV Tuy nhiên việc thực hiện như thế nào và đến đâu để giúp HS phát triển NLTH vẫn còn là dấu hỏi Trong nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi sẽ áp dụng phương pháp DHTDA để tìm hiểu ảnh hưởng của phương pháp dạy học theo dự án lên sự phát triển NLTH của HS
- Mặc dù số GV đã áp dụng các hoạt động của phương pháp DHTDA là tương đối nhiều, nhưng trong số đó chỉ có 52,3% cho rằng nên
áp dụng phương pháp này
- Kết quả tìm hiểu các mối tương quan trong quá trình khảo sát thực
tế cho thấy việc DHTDA dường như được áp dụng một cách ngẫu nhiên, phụ thuộc vào nhiệt huyết của cá nhân GV, hơn là dựa vào kinh nghiệm và trình độ của GV, đặc biệt trong bối cảnh chưa có môi trường và chính sách
hỗ trợ phù hợp