1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng thí nghiệm để tổ chức dạy học một số bài trong chương trình sinh học trung học phổ thông

23 799 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,95 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ KHOA SINH HỌC TIỂU LUẬN Chuyên đề: Sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học Đề tài: " Sử dụng thí nghiệm để tổ chức dạy học một số bài trong chương trình sinh học trung học phổ thông " Cán bộ hướng dẫn: Học viên: TS. Trịnh Đông Thư Lê Hà Quý Tâm Huế, 2014 PHẦN 1: MỞ ĐẦU Đối với bộ môn Sinh học, thí nghiệm giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong nhận thức, phát triển giáo dục như một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy - học. Thí nghiệm là cơ sở của việc học và để rèn kĩ năng thực hành. Thông qua thí nghiệm, học sinh nắm kiến thức một các hứng thú, vững chắc và sâu sắc hơn. Thí nghiệm trong dạy học sinh học còn có tác dụng phát triển tư duy, giáo dục thế giới quan duy vật biên chứng và củng cố niềm tin khoa học cho học sinh, giúp hình thành những đức tính tốt: Thận trọng, ngăn nắp, trật tự, gọn gàng, cần cù, kiên trì, có ý thức kỷ luật, Đặc biệt với việc thay đổi nội dung chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học mới theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh như hiện nay thì thí nghiệm càng được coi trọng, nhất là các thí nghiệm được tiến hành thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu, học sinh nghiên cứu thí nghiệm do giáo viên biểu diễn hoặc nhóm học sinh tự nghiên cứu thí nghiệm để rút ra được kiến thức cần lĩnh hội. Vì vậy, để làm tốt điều này thì người giáo viên cần có kinh nghiệm và biết sử dụng thí nghiệm sao cho phù hợp với nội dung kiến thức và mục tiêu của bài học nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Bên cạnh đó, khi giáo viên tiến hành thực hiện các thí nghiệm biểu diễn thì phải đảm bảo các thí nghiệm đó thành công ở mức cao nhất. Xuất phát từ mục tiêu và vai trò quan trọng của thí nghiệm như đã nêu trên, đồng thời mong muốn ngày càng nâng cao chất lượng, sự thành công trong thí nghiệm, tôi lựa chọn đề tài: “Sử dụng thí nghiệm để tổ chức dạy học một số bài trong chương trình Sinh học trung học phổ thông”. PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Thí nghiệm là gì? Theo từ điển Wikipedia thì thí nghiệm là một bước trong phương pháp khoa học dùng để phân minh giữa mô hình khoa học hay giả thuyết. Thí nghiệm cũng được sử dụng để kiểm tra tính chính xác của một lý thuyết hoặc một giả thuyết mới để ủng hộ chúng hay bác bỏ chúng. Thí nghiệm hoặc kiểm nghiệm có thể được thực hiện bằng phương pháp khoa học để trả lời một câu hỏi hoặc khảo sát vấn đề. Theo Klaus (từ điển triết học Leipig 1976) thí nghiệm là cách thức là phương pháp mà bằng cách nào đó con người tác động có ý thức, hệ thống lên các sự vật hiện tượng xảy ra trong một điều kiện nhất định. Theo lý thuyết thông tin, thí nghiệm là một hệ thống thông tin. Nó bao gồm một thiết bị thí nghiệm tác động qua lại chặt chẽ với bộ phận thứ hai của hệ là hiện thực khách quan, tức đối tượng thí nghiệm (chẳng hạn một quá trình sinh học). Như vậy thí nghiệm là những thử nghiệm được tiến hành trong điều kiện hay một số điều kiện được thay đổi nhằm đánh giá ảnh hưởng của các tác động. Các chỉ số được theo dõi, ghi chép lại để phân tích nhằm kiểm chứng, khám phá hay chứng minh sau bài học. Trong sinh học, thí nghiệm có thể được tiến hành trong lớp, trong phòng thí nghiệm, vườn trường, hay ở nhà. Thí nghiệm có thể do giáo viên biểu diễn hoặc do học sinh thực hiện. Hiện nay, trong thực tế dạy học thì thí nghiệm thường được sử dụng trong các buổi thực hành trên lớp hoặc để giải thích minh họa cho những kiến thức lý thuyết. Giáo viên có thể căn cứ vào nội dung kiến thức cũng như điều kiện thực tế trong qua trình giảng dạy mà sử dụng các thí nghiệm ở các khâu lĩnh hội tri thức, củng cố hay kiểm tra đánh giá, từ đó rèn luyện cho học sinh phẩm chất của một nhà khoa học và làm cho các em thêm yêu môn học. 1.2. Phân loại thí nghiệm Thí nghiệm vừa là phương tiện vừa là nguồn cung cấp tri thức mới có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển tư duy sáng tạo của học sinh. Thí nghiệm có thể sử dụng ở những khâu khác nhau của quá trình dạy học. Chẳng hạn, sử dụng thí nghiệm trong khâu đặt vấn đề, hình thành kiến thức mới, củng cố ôn tập. Trên thực tế có nhiều cách phân loại thí nghiệm khác nhau tùy thuộc vào dấu hiệu này hay dấu hiệu khác để phân loại. 1.2.1. Phân loại trong nghiên cứu khoa học Trong nghiên cứu khoa học, nhằm đánh giá đối tượng bằng các tác động vào hiện tượng tự nhiên hay tạo ra các hiện tượng trong những điều kiện khác nhau để có thể quan sát chính xác hơn hay có thể kiểm chứng một giả thuyết. Thí nghiệm có thể chia thành các dạng sau: - Thí nghiệm trực tiếp: Là thí nghiệm ngay trên đối tượng được khảo sát hay các đối tượng cùng loại hoặc tiến hành cùng một thí nghiệm nhưng trong các điều kiện khác nhau. - Thí nghiệm gián tiếp: Khi một giả thuyết không thể kiểm chứng trực tiếp thì sẽ được kiểm chứng gián tiếp bằng cách dùng phép diễn dịch, suy từ giả thiết ra những kết quả rồi kiểm chứng những kết quả đó. Vì vậy phương pháp này còn có tên là phương pháp diễn dịch hay phương pháp suy luận thực nghiệm. - Thí nghiệm chứng minh: Là những thí nghiệm bố trí để làm sáng tỏ một giả thuyết phải kiểm chứng, buộc phải kiểm soát được các hợp phần và sản phẩm của thí nghiệm cũng như các điều kiện chi phối thí nghiệm cả về định tính và định lượng làm sáng tỏ giả thuyết đặt ra. - Thí nghiệm đối chứng: Là thí nghiệm bố trí song song với thí nghiệm chứng minh chỉ khác ở một hợp phần tham gia hay một điều kiện chi phối thí nghiệm để so sánh rút ra sai khác tin cậy được và có thể lặp lại để đạt kết quả tương tự. Vì thí nghiệm sinh học có tính chất phức tạp nên phải theo phương pháp phân tích tách từng phần chỉ tiêu cấn so sánh thành từng cặp thí nghiệm chứng minh và thí nghiệm đối chứng song song rồi tổng hợp chúng lại để chứng minh giả thuyết. - Thí nghiệm lặp lại: Mỗi thí nghiệm phải bố trí lặp lại nhiều lần để độ tin cậy cao theo xác xuất thống kê. 1.2.2. Phân loại theo mục đích sử dụng - Thí nghiệm mở bài: Là những thí nghiệm được tiến hành vào đầu bài học hay đầu một vấn đề nhằm định hướng vấn đề nghiên cứu. Sử dụng để tạo tình huống có vấn đề, tạo sự hứng thú, tạo động cơ học tập cho học sinh. - Thí nghiệm trong khâu dạy bài mới: Bao gồm thí nghiệm nghiên cứu và thí nghiệm minh họa. - Thí nghiệm nghiên cứu: Là những thí nghiệm nhằm đi tới phát hiện và tìm ra những thuộc tính của sự vật hiện tượng. Con đường nhận thức trong trường hợp này là con đường quy nạp, thường là không đầy đủ. Tuy nhiên, học sinh lại được bắt gặp những vấn đề mới lạ, những điều bất ngờ lý trú trong thí nghiệm, mà chính nó gây ra và duy trì hứng thú cho học sinh tiếp tục đi tìm kiến thức mới. - Thí nghiệm minh họa: Là thí nghiệm nhằm xác định kết quả đã có bằng những thí nghiệm và những phép tư duy logic. Vì vậy con đường nhận thức trong trường hợp này là con đường suy luận diễn dịch. Chính những thí nghiệm này đã củng cố niềm tin khoa học cho học sinh. - Thí nghiệm củng cố: Là thí nghiệm được sử dụng vào cuối mỗi phần bài học hoặc cuối giờ học nhằm củng cố khắc sâu các kiến thức, kỹ năng đã được học, tập dượt trước đó. - Thí nghiệm về nhà: Là những thí nghiệm yêu cầu học sinh làm ở nhà thường dưới dạng một bài tập vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã có hoặc để giải thích các hiện tượng thực tế, nhờ đó có thể đào sâu mở rộng kiến thức, kỹ năng của học sinh, cũng có thể tìm hiểu trước một thí nghiệm liên quan đến những bài học sau. - Thí nghiệm thực hành: Là những thí nghiệm được tiến hành tại lớp, sau một bài học, cuối mỗi chương hay một vài chương. Các thí nghiệm này thường được tiến hành theo nhóm. Trong đó các nhóm có thể cùng tiến hành một thí nghiệm hay mỗi nhóm tiến hành một thí nghiệm khác nhau và sau đó hoán đổi vị trí các nhóm theo thời gian thực hành. 1.2.3. Phân loại thí nghiệm theo người tiến hành Trong dạy học nói chung có thể phân loại thí nghiệm theo người tiến hành như sau: - Thí nghiệm của giáo viên: Là thí nghiệm do giáo viên tiến hành cho học sinh quan sát. Thông thường các thí nghiệm này thường phức tạp, nguy hiểm và đòi hỏi thời gian nhanh. Khi tiến hành thí nghiệm giáo viên cần chú ý sử dụng các thiết bị có kích thước lớn để học sinh dễ dàng quan sát. Trong thực tế, không phải lúc nào các thí nghiệm cũng có thể tiến hành trên mẫu vật thật để học sinh quan sát trực tiếp bằng các giác quan, mà một số thí nghiệm rất khó hoặc không thể thực hiện được với các đối tượng sống. Với các thí nghiệm có tính chất như trên, muốn để học sinh hiểu biết sâu sắc hơn về quá trình hay hiện tượng sinh học diễn ra bên trong đối tượng sống người ta có thể sử dụng các thí nghiệm sau: * Thí nghiệm ảo: Là tập hợp các tài nguyên số đa phương tiện dưới hình thức đối tượng học tập, nhằm mô phỏng các hiện tượng vật lý, sinh học,… xảy ra trong tự nhiên hay trong phòng thí nghiệm, có đặc điểm là có tính năng tương tác cao, giao diện thân thiện với con người và có thể mô phỏng những quá trình, điều kiện khó xảy ra trong tự nhiên hay khó thu được trong phòng thí nghiệm. Thí nghiệm ảo giúp giảm thiểu việc học chay, dạy chay thường gặp do thiếu phương tiện, điều kiện thí nghiệm giúp người học chủ động học tập phù hợp với tinh thần người học là trung tâm của giáo dục hiện đại. * Thí nghiệm mô phỏng: Trong sinh học, để giúp cho người học hiểu rõ bản chất của một vấn đề khoa học mà người học không thể tư duy trực tiếp bằng các giác quan thì chúng ta có thể sử dụng thí nghiệm mô phỏng. Theo Lawrence Leemis, thí nghiệm mô phỏng được sử dụng bắt chước theo một hệ thống điển hình nào đó. Mặc dù không nhất thiết phải được thực hiện trên máy tính. Thí nghiệm mô phỏng khác với mô hình mẫu, trong đó người điều khiển được vận hành tại một môi trường thực tế. Đối với thí nghiệm mô phỏng, các mô hình được góp nhặt từ những thông tin mà hệ thống quan tâm và sau đó phát triển thành các phương trình và các thuật toán để mô phỏng theo hệ thống Theo định nghĩa này thì bản chất của thí nghiệm mô phỏng không phải là một thí nghiệm thật hoặc thay đổi hệ thống thực. Thay vào đó làm việc với một mô hình toán học của hệ thống thực tế. - Thí nghiệm của học sinh: Thí nghiệm do học sinh tiến hành với các biến dạng sau + Thí nghiệm biểu diễn bài học mới. + Thí nghiệm luyện tập trong quá trình vận dụng kiến thức lĩnh hội. + Thực hành trong phòng thí nghiệm thường tổ chức sau một loạt bài và vào cuối kỳ mang tính chất tổng hợp. +Thí nghiệm tại nhà, một hình thức thực nghiệm đơn giản nhưng dài ngày giao cho học sinh tự làm tại nhà. 1.3. Vai trò của thí nghiệm Mục đích giáo dục ở nhà trường không chỉ đào tạo ra những con người nắm vững các kiến thức khoa học, mà còn cần giỏi thực hành, có bàn tay khéo léo để thực hiện những điều bộ óc suy nghĩ. Nếu không có những điều đó thì những hiểu biết của con người chỉ dừng lại ở mức độ nhận biết lí thuyết, chưa tác động vào thực tiễn để tái tạo thế giới và cải tạo nó. Nhận thức lý luận và vận dụng lý luận vào thực tiễn là hai mặt của một quá trình nhận thức nhưng giữa chúng có khoảng cách rất xa mà chúng ta không thể vượt qua nếu không thông qua hoạt động thực hành, thí nghiệm. Trong quá trình thí nghiệm, thực hành, các kiến thức lý thuyết mà học sinh tiếp thu được trên lớp thường ở dạng hỗ trợ làm cho chúng trở nên sinh động , làm lộ rõ bản chất và khả năng của chúng. Nhờ vậy học sinh sẽ thấy rõ vị trí, vai trò của từng kiến thức trong hoạt động thực tiễn. Như vậy, thí nghiệm đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình dạy học nói chung và dạy học sinh học nói riêng, bởi sinh học là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức lý thuyết luôn gắn liền với giải quyết vấn đề của thực tiễn đời sống xã hội. Do đó việc nâng cao hiệu quả của thí nghiệm trong dạy học sinh học là hết sức cần thiết. Từ đó ta có thể thấy được vai trò của thí nghiệm như sau: - Thí nghiệm là mô hình đại diện cho hiện tượng khách quan, là cơ sở, điểm xuất phát cho nhận thức của học sinh. Từ đây xuất phát quá trình nhận thức cảm tính của trò, để rồi từ đó diễn ra sự trừu tượng hóa và tiến lên sự trừu tượng cụ thể trong tư duy. Các hiện tượng sinh học có thể mô phỏng lại dưới dạng các thí nghiệm. Học sinh trực tiếp tiến hành các thí nghiệm, tự lực tìm hiểu cấu tạo trong mối quan hệ với chức năng, tìm ra bản chất của các sự vật hiện tượng và trực tiếp giúp cho các em tin tưởng và hiểu sâu sắc tri thức được lĩnh hội. Trong quá trình thực hành, thí nghiệm học sinh phải sử dụng nhiều cơ quan cảm giác, đồng thời học sinh phải động não suy nghĩ giúp phát triển tư duy sáng tạo ở học sinh. Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng là con đường nhận thức cơ bản mà học sinh cần hướng tới. - Thí nghiệm do giáo viên trình bày sẽ là mẫu mực về thao tác cho học trò học tập mà bắt chước, để rồi sau đó khi làm thí nghiệm học sinh sẽ học được cách thức làm thí nghiệm. - Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn. Vì vậy nó là phương tiện duy nhất giúp học sinh hình thành kĩ năng, kỹ xảo thực hành và tư duy kỹ thuật. Qua hoạt động thực hành, thí nghiệm, học sinh hiện thực hóa được những kiến thức lý thuyết đã học, làm cho những kiến thức đó trở nên thiết thực và gần gũi với thực tiễn. Được tự mình tiến hành các thí nghiệm, suy nghĩ tìm tòi bản chất của các sự vật hiện tượng giúp cho học sinh có những hiểu biết sâu sắc và đầy đủ về các vấn đề sinh học, thực tiễn. Do những yêu cầu chặt chẽ của thí nghiệm đã giúp học sinh hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp của người lao động, hình thành và phát triển các kỹ năng, kỹ xão và tư duy lao động kỹ thuật. - Thí nghiệm giúp học sinh đi sâu tìm hiểu bản chất của các sự vật hiện tượng, các quá trình. Do các hiện tượng sinh học thường xảy ra đồng thời trong mối quan hệ phức tạp, nên để phát hiện các mối quan hệ nhân quả, tìm hiểu quy luật của hiện tượng người ta phải tổ chức các thí nghiệm trong đó chủ thể nhận thức chủ động đề xuất giả thuyết và trên cơ sở đó tách ra hiện tượng để nghiên cứu cho đơn giản hơn, sau đó đặt nó vào hệ thống vốn có của sự vật để cuối cùng nhận thức đầy đủ. - Thí nghiệm có thể được sử dụng để tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh với các mức độ tích cực, tự lực và sáng tạo khác nhau. Thí nghiệm có thể sử dụng được trong cả 5 phương pháp dạy học: Các phương pháp dạy học dùng trong nghiên cứu tài liệu mới; các phương pháp dạy học dùng trong củng cố kiến thức; các phương pháp dạy học dùng khi vận dụng phức hợp kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo; các phương pháp dạy học dùng trong khái quát hóa và hệ thống hóa kiến thức; các phương pháp dạy học dùng trong kiểm tra – đánh giá. Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên có thể sử dụng trong 3 khâu của quá trình dạy học: + Trong khâu nghiên cứu tài liệu mới. + Trong khâu củng cố hoàn thiện kiến thức. + Trong kiểm tra – đánh gái kiến thức. - Ngoài ra, thí nghiệm còn giúp học sinh them yêu môn học, có đức tính của người lao động: cần cù, kiên trì, có ý thức kỷ luật,… 1.4. Yêu cầu của thí nghiệm Khi tiến hành thí nghiệm, giáo viên cần chú ý đến một số nguyên tắc sau: - Đảm bảo tính an toàn cho cả giáo viên và học sinh. - Đảm bảo tính khoa học của thí nghiệm: Sự chuẩn bị chu đáo, thí nghiệm nên lặp lại nhiều lần để chọn ra điều kiện tốt nhất, giải thích được diễn biến và kết quả thí nghiệm. - Bố trí thí nghiệm ở vị trí sao cho cả lớp đều có thể quan sát được. Đặc biệt là kết quả thí nghiệm. - Thí nghiệm đơn giản, vừa sức học sinh. - Thời gian cho mỗi thí nghiệm được tính toán cẩn thận và không kéo dài nhằm đảm bảo thời gian chung cho cả tiết học. [...]... chất của các sự vật hiện tượng sinh học thì giáo viên cần thường xuyên sử dụng và sử dụng có hiệu quả các thí nghiệm trong quá trình dạy học Sinh học Sử dụng thí nghiệm trong là phương pháp dạy học quan trọng, không thể thể thiếu trong dạy học nói chung, dạy học Sinh học nói riêng TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Trịnh Đông Thư (2010), chuyên đề: Sử dụng thí nghiệm trong dạy sinh học, Huế 2 Phan Đức Duy, Nguyễn...- Nếu làm thí nghiệm để minh họa thì nội dung của thí nghiệm phải phù hợp với chủ đề bài học CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 2.1 Hệ thống thí nghiệm sử dụng trong dạy học Sinh học 2.1.1 Thí nghiệm 1: Xác định chất khí tạo ra trong quá trình là chế tạo tinh bột * Mục đích: Nhận biết được chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột * Phương tiện thí nghiệm: - Rong đuôi... bài tiết, cơ quan sinh sản 2.2 Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học 2.2.1 Thí nghiệm 1: Xác định chất khí tạo ra trong quá trình là chế tạo tinh bột 2.2.1.1 Mục đích: Sử dụng thí nghiệm trong khâu nghiên cứu tài liệu mới Khi dạy bài 20, Quang hợp - sinh học 6, mục II: Xác định chất khí thải ra trong quá trình chế tạo tinh bột 2.2.1.2 Tiến trình tổ chức: Bước 1: Cho HS quan sát thí nghiệm (GV sử. .. Dạ Thủy (2005), Một số vấn đề về dạy học sinh học ở trường trung học phổ thông, NXB Giáo dục 3 Nguyễn Quang Vinh (chủ biên) (2000), Dạy học sinh học ở trường trung học cơ sở”, tập 1, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội 4 Trần Thị Thúy (2007), Sử dụng bài tập thực hành để rèn luyện một số các kỹ năng tư duy thực nghiệm trong dạy – học Sinh học THPT, luận văn thạc sĩ giáo dục học, trường Đại học Sư phạm, Huế... qua thí nghiệm sẽ hình thành kiến thức bộ môn (kỹ năng sử dụng kính hiển vi, kỹ năng làm thí nghiệm ), rèn luyện một số kỹ năng vận dụng vào thực tiễn và kỹ năng tư duy (phân tích điều kiện thí nghiệm, nguyên nhân và kết quả đạt được của thí nghiệm) Để khai thác hết giá trị dạy học của thí nghiệm, phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh, gắn lý thuyết với thực tiễn, giúp học sinh. .. xảy ra trong thí nghiệm? + Giải thích hiện tượng xảy ra ở thí nghiệm ? + Trong thực tế ta có thể bắt gặp hiện tượng này ở đâu? * Kết luận: Sự vận chuyển các chất trong cây nhờ mạch gỗ 2.2.3 Thí nghiệm3 : Quan sát tế bào và mô 2.2.3.1 Mục đích: Sử dụng thí nghiệm trong khâu cũng cố hoàn thiện kiến thức để kiểm tra đánh giá Bài 5 ( Sinh hoc 8) Thực hành - Quan sát tế bào và mô 2.2.3.2 Tiến trình tổ chức: ... 2.2.5 Thí nghiệm 5 : Mổ và quan sát cấu tạo trong của ếch 2.2.5.1 Mục đích: Sử dụng thí nghiệm trong khâu Kiểm tra – đánh giá kiến thức của học sinh về cấu tạo của ếch, đặc biệt là cấu tạo trong Bài 36 (Sinh hoc 7) Thực hành - Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ 2.2.5.2 Tiến trình tổ chức: Giáo viên tiến hành thí nghiệm - Quan sát da + GV hướng dẫn HS sờ tay lên bề mặt da ếch, quan sát mặt trong. .. Vận chuyển chủ động - Sử dụng trong khâu ôn tập củng cố: Bài 18 ( Sinh học 10) Vận chuyển các chất qua màng sinh chất 2.2.2.2 Các bước tiến hành - Sử dụng trong khâu đặt vấn đề: Bài 18 ( Sinh học 10) Vận chuyển các chất qua màng sinh chất Mục II Vận chuyển chủ động + Giáo viên nêu vấn đề: Ở mục I chúng ta đã tìm hiểu về quá trình vận chuyển thụ động Vậy các bạn hãy giải thích thí nghiệm sau đây + Giáo... nhiều nhân, có vân ngang 2.2.4 Thí nghiệm4 : Mổ và quan sát cấu tạo trong của cá 2.2.4.1 Mục đích: Sử dụng thí nghiệm trong khâu Kiểm tra – đánh giá kiến thức của học sinh về cấu tạo của cá chép, đặc biệt là cấu tạo trong Bài 32 (Sinh hoc 7) Thực hành - Mổ cá 2.2.4.2 Tiến trình tổ chức: GV yêu cầu HS: - Xác định các phần của cá (đầu, ngực, bụng, hậu môn, các loại vây…) - Trình bày cách mổ và làm mẫu... các nội quan bên trong + GV yêu cầu học sinh xác định các cơ quan của ếch + GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng đặc điểm cấu tạo trong của ếch thảo luận: Vì sao ếch đã xuất hiện phổi mà vẫn trao đổi khí qua da? - Trình bày những đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn được thể hiện ở cấu tạo trong của ếch? PHẦN 3: KẾT LUẬN Trong dạy học sinh học, rèn luyện và phát triển kỹ năng là một trong ba nhiệm vụ . ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ KHOA SINH HỌC TIỂU LUẬN Chuyên đề: Sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học Đề tài: " Sử dụng thí nghiệm để tổ chức dạy học một số bài trong chương trình. trong thí nghiệm, tôi lựa chọn đề tài: Sử dụng thí nghiệm để tổ chức dạy học một số bài trong chương trình Sinh học trung học phổ thông . PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Thí nghiệm. nghiệm để minh họa thì nội dung của thí nghiệm phải phù hợp với chủ đề bài học. CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 2.1 Hệ thống thí nghiệm sử dụng trong dạy học Sinh học 2.1.1 Thí

Ngày đăng: 23/06/2015, 22:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w