Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
243,32 KB
Nội dung
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TIỂU LUẬN SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC Tên đề tài: SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC MÃ SỐ: 60.14.01.11 Giảng viên hướng dẫn: Học viên thực hiện: TS. Trinh Đông Thư Trần Đình Nam Lớp LL&PPDHSH K22 2 MỤC LỤC 2 Phần 1 – Mở đầu 5 Phần 2 – NỘI DUNG 7 Chương 1 – Đại cương về thí nghiệm trong dạy học 7 1.1. Khái niệm 7 1.2. Vai trò 7 1.3. Yêu cầu 8 Chương 2 - Sử dụng thí nghiệm để tổ chức dạy học một số bài trong chương trình trung học phổ thông 9 2.1. Hệ thống thí nghiệm sử dụng trong dạy học chương trình trung học phổ thông 9 2.1.1 Thí nghiệm 1: Quan sát các kỳ nguyên phân qua tiêu bản tạm thời 9 2.1.1.1. Mục đích 9 2.1.1.2. Nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất 9 2.1.1.3. Cách tiến hành 9 2.1.1.4. Hướng dẫn quan sát 10 2.1.1.5. Yêu cầu 10 2.1.2. Thí nghiệm 2: Sự vận chuyển các chất trong thân 10 2.1.1.1. Mục đích 10 2.1.1.2. Nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất 10 3 2.1.1.3. Cách tiến hành 10 2.1.1.4. Hướng dẫn quan sát 10 2.1.1.5. Kết quả 10 2.1.3. Thí nghiệm 3: Thí nghiệm chứng minh quá trình hô hấp sử dụng khí O 2 va CO 2 11 2.1.1.1. Mục đích 11 2.1.1.2. Nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất 11 2.1.1.3. Cách tiến hành 11 2.1.1.4. Hướng dẫn quan sát 11 2.1.1.5. Yêu cầu 12 2.1.4. Thí nghiệm 4: Thí nghiệm chứng minh quá trình hô hấp tỏa nhiệt 12 2.1.1.1. Mục đích 12 2.1.1.2. Nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất 12 2.1.1.3. Cách tiến hành 12 2.1.1.4. Hướng dẫn quan sát 12 2.1.1.5. Yêu cầu 12 2.1.5. Thí nghiệm 5: Tổng hợp tinh bột khi quang hợp ở Thực vật 13 2.1.1.1. Mục đích 13 2.1.1.2. Nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất 13 2.1.1.3. Cách tiến hành 13 4 2.1.1.4. Hướng dẫn quan sát 13 2.1.1.5. Yêu cầu 13 2.2. Sử dụng thí nghiệm để tổ chức dạy học một số bài trong chương trình sinh học phổ thông 14 2.2.1. Thí nghiệm 1 14 2.2.1.1. Mục đích 14 2.2.1.2. Tiến trình tổ chức 14 2.2.2. Thí nghiệm 2 14 2.2.2.1. Mục đích 14 2.2.2.2. Tiến trình tổ chức 14 2.2.3. Thí nghiệm 3 15 2.2.3.1. Mục đích 15 2.2.3.2. Tiến trình tổ chức 16 2.2.4. Thí nghiệm 4 16 2.2.4.1. Mục đích 16 2.2.4.2. Tiến trình tổ chức 16 2.2.5. Thí nghiệm 5 17 2.2.5.1. Mục đích 17 2.2.5.2. Tiến trình tổ chức 17 Phần 3 – Kết luận 18 Tài liệu tham khảo 19 5 Phần 1: Mở đầu Sự phát triển kinh tế xã hội trong nước cũng như quá trình hội nhập ngày càng toàn diện với Thế Giới hiện nay đã và đang đặt ra những yêu cầu cho nền giáo dục nước ta đó là phải đào tạo ra thế hệ trẻ, những người đáp ứng được các yêu cầu về kỹ năng bên cạnh năng lực chuyên môn. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VII, Đảng ta xác định “Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học. Kết hợp tốt học đi đôi với hành, học tập gắn liền với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội.” Điều này cho thấy việc dạy – học theo xu hướng sắp tới phải có sự đổi mới về nội dung, phương pháp, sử dụng các phương tiên, thiết bị dạy học để phục vụ cho việc dạy học cũng như từng bước xây dựng các kỹ năng cho học sinh. Một trong những phương pháp dạy học mới có tác dụng kích thích được hứng thú học tập, khả năng tìm tòi của học sinh đó là các phương tiện trực quan. Phương tiện trực quan ẩn chứa nguồn thông tin phong phú và đa dạng nếu chúng ta sử dụng một cách hợp lý. Nó giúp học sinh tìm ra tri thức, lĩnh hội tri thức một cách cụ thể, khắc sâu, mở rộng và củng cố tri thức, phát triển các kỹ năng cho học sinh. Ở nhà trường phổ thông, các phương tiện trực quan được sử dụng trong quá trình dạy học có thể kể đến như tranh ảnh, phim, mô hình, … và không thể không kể đến thí nghiệm. Thí nghiệm có vai trò quan trọng, chứa đựng nguồn thông tin phong phú, giúp học sinh tiếp cận được kiến thức thông qua hiện thực khách quan. Đối với các môn khoa học nói chung và Sinh học nói riêng, thí nghiệm có vai trò quan trọng. Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, các khái niệm, quy luật, quá trình trong Sinh học đều bắt nguồn từ thực tiễn hay nói cách khác, tri thức về sinh học đều xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm cơ sở. Trong dạy học, đối với giáo viên, sử dụng thí nghiệm giúp giáo viên có thêm một lựa chọn về phương pháp truyền đạt tri thức, giúp giờ học sinh động hơn; đối với học sinh, giờ học có sử dụng thí nghiệm sẽ làm các em hứng thú, giúp các em có khả năng phát huy rèn luyện một số kỹ năng và quan trọng hơn, qua thí nghiệm, tri thức mà các em rút ra được sẽ khắc sâu hơn. 6 Trên lý thuyết, thí nghiệm có vai trò quan trọng như vậy nhưng thực tế, việc sử dụng thí nghiệm trong quá trình dạy học ở nhà trường phổ thông vẫn chưa đươc quan tâm đúng mức, chưa có sự đầu tư về ý tưởng cũng như cơ sở vật chất, các thí nghiệm mới chỉ dừng lại ở mức độ mô tả hoặc chỉ sử dụng lẻ tẻ trong một số bài, học sinh ít được tiến hành thí nghiệm do đó kiến thức có được đơn thuần chỉ trên sách vở mà xa rời thực tiễn. Chính vì điều này mà việc dạy học nói chung chưa đạt hiệu quả cao. Do đó, để khai thác các giá trị của thí nghiệm trong việc dạy học, giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách chủ động, gắn lý thuyết với thực tiễn, chúng tôi chọn đề tài “Sử dụng thí nghiệm để tổ chức dạy học một số bài trong chương trình trung học phổ thông” 7 Phần 2: Nội dung Chương 1: Đại cương về thí nghiệm trong dạy học 1.1. Khái niệm: - Thí nghiệm là phương pháp nghiên cứu để kiểm tra những giả thuyết khác nhau bằng thử nghiệm và tiến hành dưới những điều kiện được tạo ra và kiểm soát bởi các nhà nghiên cứu. Trong suốt quá trình thí nghiệm, một hoặc một số điều kiện được thay đổi (điều kiện không phụ thuộc) so với trật tự sắp xếp thì dẫn đến kết quả là điều kiện liên quan (điều kiện phụ thuộc) cũng thay đổi được đo lại, ghi lại theo logic hợp lý và phân tích kết quả để kết luận vấn đề. - Thí nghiệm là một thử nghiệm hay quan sát đặc biệt, nó xác nhận hay bác bỏ những vấn đề còn nghi ngờ … được các nhà nghiên cứu tiến hành trong những điều kiện nhất định, là một hoạt động hoặc một quá trình hoạt động để khám phá ra những nguyên lý, hiệu ứng, kiểm tra, chứng minh, minh họa cho một vài ý kiến hoặc sự thật chưa được biết đến hay thực hành sau bài học. Như vậy, thí nghiệm là những thử nghiệm được tiến hành trong điều kiện hay một số điều kiện được thay đổi nhằm đánh giá ảnh hưởng của các tác động. Các chỉ số được theo dõi, ghi chép lại để phân tích nhằm kiểm chứng, khám phá hay chứng minh sau bài học. 1.2. Vai trò: - Thí nghiệm là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan, nó là cơ sở, điểm xuất phát cho quá trình học tập – nhận thức của học sinh. - Thí nghiệm do giáo viên trình bày sẽ là mẫu mực về thao tác cho học trò học tập mà bắt chước để rồi sau đó khi làm thí nghiệm, học sinh sẽ học được cách thức làm thí nghiệm (kỹ năng, kỹ xảo thực hành) 8 - Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, là tiêu chuẩn để đánh giá tính chân thực của kiến thức, hỗ trợ đắc lực cho tư duy sáng tạo và nó là phương tiện duy nhất hình thành ở học sinh kỹ năng, kỹ xảo thực hành và tư duy kỹ thuật. - Thí nghiệm giúp nghiên cứu sâu sắc bản chất, cơ chế các hiện tượng sinh học. - Thí nghiệm có thể sử dụng trong cả 5 tập hợp phương pháp dạy học (dựa vào mục đích lý luận dạy học làm tiêu chuẩn phân loại): các phương pháp dạy học dùng trong nghiên cứu tài liệu mới; các phương pháp dạy học dùng trong củng cố kiến thức; các phương pháp dạy học dùng khi vận dụng phức hợp kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo; các phương pháp dạy học dùng khi khái quát hóa và hệ thống hóa kiến thức; các phương pháp dạy học dùng khi kiểm tra – đánh giá. Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên có thể sử dụng trong cả 3 khâu: nghiên cứu tài liệu mới; củng cố hoàn thiện kiến thức; kiểm tra – đánh giá kiến thức. 1.3. Yêu cầu: Khi tiến hành thí nghiệm, giáo viên cần tuân thủ một số nguyên tắc: - Đảm bảo tính an toàn cho cả giáo viên và học sinh. - Đảm bảo tính khoa học của thí nghiệm: có sự chuẩn bị chu đáo, thí nghiệm nên lặp lại nhiều lần để chọn ra điều kiện tốt nhất, giải thích được diễn biến và kết quả của thí nghiệm. - Bố trí thí nghiệm ở vị trí sao cho cả lớp đều có thể quan sát. Đặc biệt là kết quả của thí nghiệm. - Thí nghiệm đơn giản, vừa sức với học sinh - Thời gian cho mỗi thí nghiệm được tính toán cẩn thận và không kéo dài nhằm đảm bảo thơi gian chung cho cả tiết học. - Nếu làm thí nghiệm để minh họa thì nội dung phải phu hợp với chủ để bài học. 9 Chương 2: Sử dụng thí nghiệm để tổ chức dạy học một số bài trong chương trình trung học phổ thông 2.1. Hệ thống thí nghiệm sử dụng trong dạy học chương trình trung học phổ thông 2.1.1. Thí nghiệm 1: Quan sát các kỳ nguyên phân qua tiêu bản tạm thời. 2.1.1.1. Mục đích: Học sinh nhận biết được các kỳ nguyên phân qua tiêu bản tạm thời qua quan sát bằng kính hiển vi 2.1.1.2. Nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất: - Kính hiển vi, đèn cồn, kim mũi mác, ống nghiệm, lam kính, lamen, dao lam. - Dung dịch axetocacmin, axit acetic 45% - Rễ hành 2.1.1.3. Cách tiến hành: - Lấy 4 – 5 rễ hành cho vào ống nghiệm cùng với dung dịch axetocacmin, đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn 6 phút (không cho sôi) rồi chờ khoảng 30p để các rễ được nhuộm màu. - Đặt lên lam kính một giọt axit axetic 45%, dùng kim mũi mác lấy rễ hành đặt lên lam kính, dùng dao lam cắt một khoảng mô phân sinh ở đầu rễ chừng 1,5 – 2mm và bổ đôi, loại bỏ phần còn lại. - Đậy lamen lại,, dùng giấy lọc hút axit thừa. Đè nhẹ lamen sao cho các tế bào dàn thành một lớp mỏng - Đưa lên kính hiển vi quan sát. 10 [...]... dụng thí nghiệm để tổ chức dạy học một số bài trong chương trình Sinh học phổ thông 2.2.1 Thí nghiệm 1 2.2.1.1 Mục đich: Sử dụng trong khâu thực hành vận dụng 2.2.1.2 Tiến trình tổ chức: Trước buổi thực hành 3 – 4 ngày, GV yêu cầu mỗi nhóm chuẩn bị nguyên liệu bằng cách gieo hành xuống cát ẩm để cho hành ra rễ Tiến trình buổi thí nghiệm - GV ổn đinh trật tự, vị trí của các nhóm trong phòng thực hành,... áp dụng các kiến thức đó vào thực tiễn hay nói cách khác, học không đi đôi với hành Nhiệm vụ của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay đó là dần xóa bỏ đi hạn chế đó và việc sử dụng thí nghiệm trong quá trình dạy học là một trong những cách hữu hiệu đáp ứng cho việc đổi mới này Trên thực tế, sử dụng thí nghiệm trong quá trình dạy học đã và đang tạo được sự hứng thú cho người học, qua việc sử dụng. .. toàn trong phòng thí nghiệm - GV giới thiệu các dụng cụ, nguyên liệu thí nghiệm - GV trình bày các bước thí nghiệm - Yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm theo các bước - 10p trước khi hết giờ, GV kiểm tra kết quả thí nghiệm ở các nhóm, chấm điểm các tiêu bản - Yêu cầu học sinh viết bài thu hoach 2.2.2 Thí nghiệm 2: 2.2.2.1 Mục đích: Sử dụng để dạy đặc điểm và con đường vận chuyển nước ở thân – Bài. .. giải thích kết quả thí nghiệm 2.2.5 Thí nghiệm 5: 2.2.5.1 Mục đích: Thực hành củng cố kiến thức sau khi học bài 8: Quang hợp ở các nhóm thực vật 2.2.5.2 Tiến trình tổ chức: - GV ổn đinh trật tự, vị trí của các nhóm trong phòng thực hành, nhắc nhở về vệ sinh cũng như an toàn trong phòng thí nghiệm - GV giới thiệu các dụng cụ, nguyên liệu thí nghiệm - GV trình bày các bước thí nghiệm - Yêu cầu học sinh... khoáng hòa tan trong nước được vận chuyển một chiều từ thân lên lá Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu bằng con đường qua mạch gỗ 2.2.3 Thí nghiệm 3: 2.2.3.1 Mục đich: 16 Sử dụng để đặt vấn đề vào bài học mới đồng thời cũng có thể sử dụng ở khâu củng cố kiến thức, kỹ năng – Bài 11: Hô hấp ở Thực vật (Sinh học 11 – NC) 2.2.3.2 Tiến trình tổ chức: Trước khi dạy bài mới, GV bố trí thí nghiệm theo các... tiến hành thí nghiệm theo các bước - 10p trước khi hết giờ, GV kiểm tra mẫu vật thí nghiệm của các nhóm, yêu cầu giải thích kết quả thí nghiệm - Yêu cầu học sinh vế nhà viết báo cáo thí nghiệm trong đó, giải thích các bước thí nghiệm, hiện tượng xảy ra và giải thích kết quả của thí nghiệm 18 Phần 3: Kết luận Dạy học theo phương pháp truyền thống từ lâu đã bộc lộ những hạn chế, nó chỉ giúp học sinh có... thí nghiệm đã thực hiện ở đầu bài để kiểm chứng kết quả Đầu tiên cũng yêu cầu HS dự đoán kết quả thí nghiệm và giải thích vì sao có dự đoán đó Sau đó tiến hành đưa que đóm vào 2 bình Cuối cùng, GV đưa ra kết quả cũng như lời giải thích chính xác cho kết quả thí nghiệm 2.2.4 Thí nghiệm 4: 2.2.4.1 Mục đích: Sử dụng trong khâu thực hành vận dụng minh họa cho bài giảng về hô hấp 2.2.4.2 Tiến trình tổ chức: ... cầu học sinh chuẩn bị đậu xanh chưa nảy mầm và đậu xanh ngâm trong nước ấm đã khi nảy mầm Tiến trình buổi thí nghiệm - GV ổn đinh trật tự, vị trí của các nhóm trong phòng thực hành, nhắc nhở về vệ sinh cũng như an toàn trong phòng thí nghiệm 17 - GV giới thiệu các dụng cụ, nguyên liệu thí nghiệm - GV trình bày các bước thí nghiệm - Yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm theo các bước - Yêu cầu học sinh... và ống 2 12 - Quan sát lọ nước vôi trong ở ống 3 2.1.3.5 Yêu cầu: - Trình bày hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm - Giải thích 2.1.4 Thí nghiệm 4: Thí nghiệm chứng minh quá trình hô hấp tỏa nhiệt 2.1.4.1 Mục đích: Chứng minh quá trình hô hấp tỏa nhiệt 2.1.4.2 Nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất: - 2 ống nghiệm lớn, giá thí nghiệm - Đậu xanh chưa nảy mầm và đậu xanh ngâm trong lọ nước ấm đã nảy mầm - Nút cao... lá thí nghiệm và một lá đối chứng ngâm vào dung dịch nước nóng 30s - Sau đó đun cách thủy trong cồn 90 độ để phá hủy diệp lục, làm lá cây có màu trắng - Rửa lại bằng nước cất - Lần lượt ngâm lá thí nghiệm và lá đối chứng trong dung dịch iot 2.1.5.4 Hướng dẫn quan sát: Quan sát màu sắc của 2 lá sau khi ngâm vào dung dịch iot 2.1.5.5 Yêu cầu Giải thích kết quả thí nghiệm 14 2.2 Sử dụng thí nghiệm để tổ . chủ để bài học. 9 Chương 2: Sử dụng thí nghiệm để tổ chức dạy học một số bài trong chương trình trung học phổ thông 2.1. Hệ thống thí nghiệm sử dụng trong dạy học chương trình trung học phổ thông 2.1.1 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TIỂU LUẬN SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC Tên đề tài: SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN NGÀNH:. Sử dụng thí nghiệm để tổ chức dạy học một số bài trong chương trình Sinh học phổ thông 2.2.1. Thí nghiệm 1 2.2.1.1. Mục đich: Sử dụng trong khâu thực hành vận dụng 2.2.1.2. Tiến trình tổ chức: Trước