Hoạt động tài chính có vai trò quyết định đối với quá trình sản xuất của doanh nghiệp
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Dưới tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, xu hướngtoàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đã đặt ra cho doanh nghiệp một sức ép vô cùnglớn; Đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải không ngừng tự đổi mới, tự hoàn thiện để
có chỗ đứng trên thị trường Ở Việt Nam, khi chuyển sang nền kinh tế thị trườngthì sự bao cấp của Nhà nước đối với các doanh nghiệp đã được xoá bỏ.Vì vậy,
cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước diễn ra như là một qui luật, một xu hướngtất yếu khách quan Khi không còn sự bao cấp, bảo hộ của Nhà nước, buộcdoanh nghiệp phải tự đứng vững trên đôi chân của mình Các nhà quản lý doanhnghiệp phải luôn chủ chủ động, tích cực, nhạy bén, chính xác và tỉnh táo trongcác quýêt định liên quan đến hoạt động của doanh nghiêp Cơ sở của những điềunày là sự am hiểu về thị trường, biết phân tích các điểm mạnh cũng như cáckhiếm khuyết của công ty, từ đó, phát huy các thế mạnh, khắc phục hạn chếnhững mặt yếu, tìm ra những giải pháp để phát triển doanh nghiệp ngày càng có
uy tín trên thương trường, tạo ưu thế trước đối thủ cạnh tranh Điều này đòi hỏicác nhà quản lý phải nắm chắc các mặt hoạt động về Marketing, chính sách vềlao động tiền lương, công tác quản lý vật tư, tình hình tài chính của doanhnghiêp
Trong thời gian thực tập tại Công ty CP Bánh kẹo Hải Hà, qua tìm hiểu vàphân tích, em thấy rằng “ Vấn đề tài chính “ của công ty còn nhiều yếu kém.Trong khi hoạt động tài chính luôn giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động củadoanh nghiệp, chi phối tất cả các khâu trong quá trình sản xuất- kinh doanh, nóquyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp Đặc biệt trong xu thếhội nhập khu vực và quốc tế, trong điều kiện cạnh tranh diễn ra khốc liệt thì chấtlượng của hoạt động tài chính trở nên quan trong hơn bao giờ hết Vì vậy em
quyết định chọn đề tài chuyên đề “Các giải pháp nâng cao chất lưọng hoạt
động tài chính nhằm thúc dẩy hiệu quả kinh doanh của Công ty CP Bánh kẹo Hải Hà sau cổ phần hoá”
Trang 2Dựa vào việc phân tích và dự báo tình hình tài chính của doanh nghiệp cácnhà quản trị sẽ biết được tiềm năng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh,khả năng sinh lời cũng như những rủi ro của doanh nghiệp Có được sự phântích tình hình tài chính và nắm được tình hình của doanh nghiệp từ đó đưa ra cácquyết định, các đối sách tốt nhất mang lại kết quả tốt nhất cho doanh nghiệptrước các biến động ngày càng phức tạp của thị trường và của nền kinh tế nước
Em xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn
Đình Kiệm đã trực tiếp hướng dẫn em viết Chuyên đề này và các thầy cô trong
Khoa Tài chính Doanh nghiệp, Học viện Tài chính Hà Nội đã tạo điều kiệnthuận lợi để em hoàn thành chuyên đề theo yêu cầu
Em xin chân thành cám ơn các cán bộ công nhân viên phòng Tiếp thị Bánhàng, phòng Tài chính Kế toán, phòng Tổ chức Hành chính, phòng Kế hoạchVật tư Công ty CP Bánh kẹo Hải Hà đã tạo điều kiện và giúp đỡ em rất nhiều để
em hoàn thành chuyên đề này
Em xin chân thành cảm ơn !
Trang 3CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG
I HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG
1 Khái niệm hoạt động tài chính doanh nghiệp
Hoạt động tài chính có vai trò quyết định đối với quá trình sản xuất củadoanh nghiệp Đó là sự tác động có hệ thống của chủ thể quản lý lên các hoạtđộng tài chính của doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.Nhiệm vụ của các nhà quản lý là nghiên cứu các mối quan hệ tài chính phát sinhtrong phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó ra quyết định tài chínhnhằm tối đa hoá lợi nhuận
2 Nội dung hoạt động tài chính
Các quan hệ tài chính doanh nghiệp được thể hiện trong cả quá trình sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các nhà quản lý doanh nghiệpphải xử lý các quan hệ tài chính thông qua việc giải quyết những vấn đề chủ yếusau:
Doanh nghiệp nên đầu tư dài hạn vào đâu, đầu tư bao nhiêu, qui mô rasao, có phù hợp với loại hình sản xuất mà doanh nghiệp lựa chọn hay không.Đây chính là chiến lược đầu tư dài hạn của doanh nghiệp và là cơ sở để dự toánvốn đầu tư
Nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể khai thác là nguồn nào? Các nhà quản
lý quan tâm đến việc làm thế nào để có được vốn để đầu tư dài hạn Cơ cấu vốncủa doanh nghiệp thể hiện tỷ trọng của nợ và vốn của chủ do chủ và cổ đôngcung ứng Nhà quản lý tài chính phải cân nhắc tính toán để quyết định doanhnghiệp nên vay bao nhiêu? Duy trì cơ cấu giữa nợ và vốn của chủ như thế nào làphù hợp? Nguồn vốn nào là tốt cho doanh nghiệp?
Trang 4Nhà quản lý sẽ quản lý hoạt động tài chính hàng ngày như thế nào? Đâythực chất là việc quản lý tài sản lưu động của doanh nghiệp, hay là quản lý cáctài sản ngắn hạn Hoạt động tài chính ngắn hạn gắn liền với các dòng tiền nhậpquĩ và dòng tiền xuất quĩ Các nhà quản lý sẽ phải giải quyết những vấn đề phátsinh trong quản lý tài sản lưu động như: doanh nghiệp nên nắm giữ bao nhiêutiền và dự trữ? Doanh nghiệp có nên bán chịu không? Doanh nghiệp sẽ tài trợngắn hạn bằng cách nào?
Hoạt động tài chính thực chất là việc đảm bảo đủ nguồn vốn tài chínhcho tổ chức với sự hợp lý giữa nguồn tài chính dài hạn và ngắn hạn cũng nhưđảm bảo khả năng thanh toán tốt nhất, huy động vốn với chi phí thấp nhất, đảmbảo cho các nguồn vốn được sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả
2.1 Xác định mục tiêu của hoạt động tài chính
Doanh nghiệp tồn tại và phát triển vì nhiều mục tiêu khác nhau như: tối đahoá lợi nhuận, tối đa hoá doanh thu trong mối quan hệ với nhiều rằng buộc vềlợi ích … song mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị tài sảncho chủ doanh nghiệp Mục tiêu tài chính của các công ty cổ phần là nhằm giảiquyết tốt các mối quan hệ kinh tế phát sinh giữa công ty với ngân sách nhànước, giữa công ty với cán bộ công nhân viên của công ty và giữa các cổ đôngtrong công ty
Trong hoạt động tài chính doanh nghiệp, nhà quản lý phải cân nhắc các yếu
tố bên trong, và các yếu tố bên ngoài trước khi đưa ra quyết định làm tăng giá trịtài sản của chủ sở hữu, phù hợp với lợi ích của chủ sở hữu Các quyết định tàichính trong doanh nghiệp là: các quyết định về đầu tư, quyết định về huy độngvốn, quyết định về phân phối, ngân quỹ Tất cả các quyết định này có mối quan
hệ chặt chẽ lẫn nhau
Trang 52.2 Phân tích tài chính
2.2.1 Khái niệm niệm phân tích tài chính
Phân tích tài chính cung cấp một bức tranh tổng thể về tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh…Đó là một quátrình nhà quản lý tài chính sử dụng các phương pháp, các công cụ cho phép xử
lý thông tin về kế toán, các thông tin về quản lý nhằm đánh giá tình hình tàichính khả năng, tiềm lực cũng như mức độ rủi ro, hiệu quả hoạt động của tổchức
Trọng tâm của phân tích tài chính là phân tích báo cáo tài chính,các chỉ tiêuđặc trưng tài chính.Qua đó có thể đánh giá một cách toàn diện, khái quát hoạtđộng tài chính của tổ chức, từ đó ra các quyết định tài chính, quyết định tài trợ
và đầu tư hiệu quả
2.2.2 Nội dung phân tích tài chính
2.2.2.1 Đọc báo cáo tài chính
Các báo cáo tài chính được tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉtiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình phân bổ tài sản, tình hình vàkết quả sản xuất kinh doanh, tình hình lưu chuyển các dòng tiền và các thông tintổng quát khác về tình hình doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Chính vìvậy, các báo cáo tài chính có vai trò quan trọng đối với công tác quản lý trongdoanh nghiệp đó:
- Các báo cáo tài chính phản ánh khá trung thực, đầy đủ, toàn diện tìnhhình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Mà hoạt động tàichính có mối liên hệ trực tiếp, qua lại với hoạt động sản xuất kinh doanh Do đó,tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng đến tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác độngthúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh
Trang 6- Các chỉ tiêu, số liệu trên các báo cáo tài chính là cơ sở quan trọng để tính
ra các chỉ tiêu kinh tế khác nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả củaviệc sử dụng tài sản, cơ cấu tài sản, nguồn vốn cũng như khả năng sinh lợi củadoanh nghiệp Từ đó, có những quyết định quản lý thích hợp về điều chỉnh cơcấu, cách điều hành sản xuất kinh doanh, các hướng đầu tư… để đạt được cácmục tiêu đề ra của doanh nghiệp
- Các báo cáo tài chính là căn cứ để cung cấp các thông tin cần thiết chonhiều đối tượng khác nhau, như: các nhà quản lý trong doanh nghiệp, các cơquan quản lý của nhà nước, các nhà đầu tư, các nhà cung cấp, các khách hàng…Mỗi đối tượng quan tâm đến báo cáo tài chính với các mục đích khác nhau.Nhưng nói chung, mục đích cuối cùng của các đối tượng là tìm hiểu, nghiên cứucác thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để phục vụ choviệc ra quyết định của mình
- Các báo cáo tài chính còn là căn cứ để xây dựng các kế hoạch kinh tế,
kỹ thuật, tài chính của doanh nghiệp từ đó đưa ra các biện pháp nhằm tăngcường khả năng quản lý doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh,tăng lợi nhuận
Trang 7- Các hệ số vể khả năng quản lý vốn vay: đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng vềviệc quản lý nợ của doanh nghiệp.
- Các hệ số về khả năng sinh lời: nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sảnxuất kinh doanh tổng hợp nhất của doanh nghiệp
- Sơ đồ DuPont và mối liên hệ giữa chúng
Tuỳ theo từng mục đích phân tích tài chính mà nhà phân tích chú trọngnhiều hơn tới nhóm hệ số này hay nhóm hệ số khác
Để có được các số liệu phản ánh trung thực tình trạng tài chính của doanhnghiệp thì trước khi tiến hành phân tích phải chuyển bảng cân đối kế toán thànhbảng cân đối tài chính và báo cáo kết quả kinh doanh thành báo cáo thu nhập.2.2.2.2.1 Phân tích các hệ số về cơ cấu tài sản và nguồn vốn:
Các hệ số cấu trúc được thiết lập từ các số liệu trên bảng cân đối tài chính,riêng biệt đối với từng bên tài sản và nguồn vốn, trên cơ sở đó so sánh giá trị củamột hoặc một số mục với tổng số Với hệ thống các chỉ số này bảng cân đối tàichính sẽ chuyển từ dạng giá trị sang dạng % Điều này cho phép thực hiện việcđánh giá biến động theo thời gian
- Các hệ số cấu trúc bên tài sản là đặc trưng kỹ thuật, kinh tế trong hoạtđộng sản xuất, kinh doanh
Trang 8Các hệ số cấu trúc bên nguồn vốn thể hiện chính sách tài chính về độ ổnđịnh trong tài trợ và độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp.
+ Độ ổn định nguồn tài trợ V1 và V2:
+ Độ tự chủ tài chính tổng quát V3 và V4:
+ Độ tự chủ tài chính dài hạn V5, V6, V7:
2.2.2.2.2 Phân tích các hệ số về khả năng thanh toán:
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh rõ nét chất lượng củacông tác tài chính Nếu hoạt động tài chính tốt, thì doanh nghiệp ít công nợ, khảnăng thanh toán dồi dào, ít chiếm dụng vốn cũng như ít bị chiếm dụng vốn
Trang 9Ngược lại, nếu hoạt động tài chính kém hiệu quả thì sẽ dẫn đến tình trạngchiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ phải thu, phải trả sẽ dây dưa, kéodài.
Chỉ số hiện hành = Tổng TSLĐ & ĐTGH
Tổng nợ ngắn hạn
T ỷ số hiện hành =
TSC Đ-H H àng t ồn kho Tổng nợ ngắn hạn
T ỷ số thanh toán
TSLĐ - HTK Tổng nợ ngắn hạn
T ỷ số thanh toán
Vốn bằng tiền Tổng nợ ngắn hạn
Hệ số công nợ = Các khoản phải thu
Các khoản phải trả
2.2.2.2.3 Phân tích các hệ số về hoạt động:
Các hệ số này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của doanhnghiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các tàisản khác nhau Trên thực tế cho thấy tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh củatừng doanh nghiệp mà mức độ hoạt động sẽ được biểu thị khác nhau Nhưngthông qua sự biến động về mức độ hoạt động cũng chứng minh được hiệu quảkinh doanh, hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực tài chính
Vòng quay HTK =
Doanh thu thuần
Hang ton kho
Trang 102.2.2.2.4 Phân tích các hệ số về khả năng quản lý vốn vay:
Tổng nợ
Tổng tài sản
Khả năng thanh toán lãi vay
=
Lợi nhuận trước LV&T
Lãi vay
Khả năng thanh toán tổng quát =
Tổng tài sản
Nợ phải trả
Trang 112.2.2.2.5 Phân tích các hệ số về khả năng sinh lời:
Các hệ số sinh lời là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh trong một kỳ nhất đinh, là đáp số sau cùng của hiệu quả kinhdoanh Phân tích khả năng sinh lợi cho phép doanh nghiệp đánh giá được tìnhtrạng tăng trưởng, giúp doanh nghiệp điều chỉnh lại cơ cấu tài chính và hoạchđịnh chiến lược ngăn ngừa rủi ro ở mức độ tốt nhất, cũng như đề xuất hướngphát triển trong tương lai
2.2.2.2.6 Các đẳng thức DuPont và mối liên hệ giữa các chỉ số:
Mục đích của việc phân tích DuPont là phục vụ cho việc sử dụng vốn chủ
sở hữu sao cho có hiệu quả sinh lời là nhiều nhất
Lợi nhuận biên
Trang 122.2.2.3 Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích báo cáo tài chính:
Trước tiên, xác định giá trị phản ánh trên các báo cáo tài chính là giá trịnào? Theo giá trị lịch sử, theo giá trị hiện hành, theo giá trị cố định? Đây làdoanh nghiệp đang hoạt động hay đang ở giai đoạn thanh lý hay đang cần đầu tưmới?
Có nhiều công cụ và kỹ thuật chuẩn hoá khác nhau có thể sử dụng trongphân tích báo cáo tài chính Với mục đích làm nổi bật được thực trạng và triển
vọng của hoạt động tài chính, vạch rõ những mặt tích cực, tồn tại, xác định
nguyên nhân và ảnh hưởng của các yếu tố từ đó đề ra các biện pháp nhằm nângcao hơn nữa hiệu quả của doanh nghiệp Có nhiều phương pháp được sử dụngtrong phân tích báo cáo tài chính, như: phương pháp so sánh, phương pháp đồthị, phương pháp nội suy, phương pháp ngoại suy, phương pháp tương quan,…
Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu ROE
cộng với trừ đi
chia cho chia cho
Tổng chi phí Doanh thu
Khấu hao
chứng khoán dễ bán
Khoản phải thu
Hàng tồn kho
Trang 13Tuy nhiên, trong phân tích báo cáo tài chính chúng ta thường tiến hànhtheo phương pháp so sánh là chủ yếu Phương pháp so sánh tuyệt đối và tươngđối theo chiều ngang hoặc chiều dọc.
- Phân tích so sánh số tuyệt đối cho thấy độ lớn của các chỉ tiêu, các khoảnmục phí chi phí, tài sản công nợ vốn liếng được phản ánh trong các báo cáo tàichính
- Phân tích so sánh số tương đối là phân tích dựa vào các tỷ lệ được tínhtoán theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc của các báo cáo tài chính
So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng loại trong tổng số,
so sánh theo chiều ngang để thấy được biến động của từng loại
Cụ thể:
+ So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xuhướng thay đổi về mặt tài chính của doanh nghiệp Trên cơ sở đó, doanh nghiệp
có những biện pháp trong kỳ tới
+ So sánh số thực hiện kỳ này với số trung bình ngành để thấy được tìnhhình tài chính của doanh nghiệp đang ở tình trạng như thế nào so với các doanhnghiệp khác cùng ngành
+ So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy được khả năng hoànthành kế hoạch từ đó tìm ra yếu tố ảnh hưởng tới kết quả đạt được
2.3 Hoạch định tài chính
Hoạch định tài chính là công việc đầu tiên, có ý nghĩa quyết định trongquy trình quản lý tài chính của một tổ chức Lập kế hoạch tài chính bao gồm cácbước:
- Dự toán thu chi của ngân sách
- Lựa chọn phương án hoạt động tài chính trong tương lai cho tổ chức
- Ấn định sự kiểm soát đối với các hoạt động trong tổ chức
Trang 142.3.2 Nội dung của hoạch định tài chính
- Dựa vào mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức, xác địnhmục đích, nhiệm vụ của việc lập dự toán Từ đó, có chính sách phân phối, sửdụng ngân sách một cách hiệu quả
- Việc lập kế hoạch tài chính phải căn cứ vào kết quả phân tích tình hìnhthực hiện các kế hoạch dự toán tài chính của tổ chức trong năm trước, dựa vàokhả năng tài chính, diễn biến thị trường, các thành tựu về khoa học công nghệ,chính sách Nhà nước, và các yếu tố về kinh tế, chính trị trong và ngoài nước cóảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của tổ chức Từ đó rút ra những thông tin
bổ sung cần thiết cho việc lập dự toán thu chi trong kỳ kế hoạch
- Xác định khả năng, mức độ, lĩnh vực cần khai thác nguồn thu, đồng thờixác định được nhu cầu lĩnh vực cần phân phối đầu tư Việc lập kế hoạch phảidựa vào hệ thống chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức thu chi, lấy đó làmcăn cứ khoa học và cơ sở pháp lý
Trang 152.4 Kiểm tra tài chính
2.4.1 Vai trò
Kiểm tra tài chính là một hoạt động quan trọng của nhà quản lý Nó cónhiệm vụ tìm ra những khuyết điểm, và sai lầm để sửa chữa ngăn ngừa sự viphạm
- Kiểm tra tài chính giúp các nhà quản lý hoàn thiện các quyết định trongquản lý Kiểm tra tài chính thẩm định sự phù hợp của phương pháp mà cán bộquản lý sử dụng để hoàn thành mục tiêu về quản lý tài chính
- Kiểm tra tài chính tạo ra sự cân đối trong phân phối các nguồn tài chính,tạo ra hiệu quả trong việc sử dụng các quỹ tiền tệ, bảo toàn vốn và làm tăngthêm nguồn tài chính cho tổ chức Kiểm tra tài chính đảm bảo cho các kế hoạchđược thực hiện với hiệu quả cao
- Tạo ra sự bình đẳng về pháp luật giữa các doanh nghiệp, các tổ chức vàtạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thànhphần kinh tế, thể hiện tính tự chủ của người quản lý
- Kiểm tra tài chính giúp nhà quản lý và tổ chức theo sát và đối phó với sựthay đổi của môi trường
- Kiểm tra tài chính tạo tiền đề cho quá trình hoàn thiện và đổi mới trongcông tác quản lý tài chính
2.4.2 Đặc điểm của kiểm tra tài chính
- Kiểm tra đã thực hiện chức năng giám đốc của tài chính trong quá trìnhvận động Kiểm tra tài chính là kiểm tra bằng đồng tiền trong lĩnh vực phân phốicủa nguồn tài chính để tạo lập và sử dụng quĩ tiền tệ Kiểm tra tài chính là một
bộ phận của kiểm tra bằng đồng tiền tệ, thông qua sự chu chuyển thực tế củađồng tiền, kiểm tra tài chính giúp cho việc tạo lập và sử dụng nguồn tài chínhtheo đúng mục tiêu đã đề ra
Trang 16- Kiểm tra tài chính gắn liền với việc tạo lập và sử dụng quĩ tiền tệ Kiểmtra tài chính là kiểm tra bằng đồng tiền thông qua các chỉ tiêu tài chính Các chỉtiêu tài chính luôn là những chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh một cách toàn diện tìnhhình kinh tế, tình hình thực hiện kế hoạch của tổ chức Như vậy, kiểm tra tàichính mang tính tổng hợp và thường xuyên trong mọi hoạt động.
- Kiểm tra tài chính được áp dụng trên phạm vi tất cả các lĩnh vực tronghoạt động kinh tế tài chính Vì vậy, thông qua hoạt động này, ngăn ngừa đượcnhững tác động, ảnh hưởng xấu trong hoạt động sản xuất- kinh doanh và ảnhhưởng không tốt đến quá trình thực hiện chính sách, các chế độ, kỷ luật về tàichính Kiểm tra tài chính giúp nhà quản lý điều hành và kiểm soát các mặt hoạtđộng sản xuất kinh doanh của tổ chức Qua đó, phát hiện kịp thời những hạn chếcủa tổ chức, từ đó có những tác động phù hợp nhằm bảo toàn và nâng cao nănglực hiệu quả sử dụng vốn , cuối cùng là ra quyết định tài chính một cách kịpthời, hiệu lực
- Kiểm tra tài chính đảm bảo quyền lợi cho mọi thành viên trong tổ chức
- Kiểm tra tài chính thúc đẩy sự thực hiện kế hoạch của tổ chức, đảm bảotính mục đích của tiền vốn, làm tăng hiệu quả kinh tế, xã hội , góp phần thựchành tiết kiệm, tôn trọng kỷ luật tài chính của Nhà nước, chế độ Nhà nước đãđịnh
2.4.3 Nguyên tắc của kiểm tra tài chính
Là những tiêu chuẩn , căn cứ cho tổ chức kiểm tra và đánh giá hiệu quảhoạt động của tổ chức
- Nguyên tắc tuân thủ pháp luật
Khi thực hiện chức năng kiểm tra tài chính các tổ chức phải tuân thủ theopháp luật để đảm bảo tính công bằng, tính độc lập của chủ thể tài chính và đềcao tinh thần trách nhiệm, phát huy hiệu lực của công tác kiểm tra tài chính
Trang 17- Nguyên tắc chính xác – khách quan – công khai - thường xuyên và phổcập
Kiểm tra tài chính trước hết phải đề cao tính chính xác và nghiêm túc trongquá trình kiểm tra Có như vậy thì kiểm tra mới là hoạt động có ý nghĩa Tínhkhách quan đảm bảo quá trình kiểm tra phải phản ánh đúng sự thật, vô tư, khôngthiên lệch Điều này yêu cầu đối với nhà quản lý là không chỉ có thái độ đúngđắn khi hành xử, công tư phân minh rõ ràng mà còn đòi hỏi cán bộ làm công tácđiều tra phải có trình độ nhất định, có năng lực chuyên môn và nghiệp vụchuyên môn giỏi để có thể nhận thức tình hình
Công khai tài chính bao gồm: công khai quyết định kiểm tra, nội dung đốitượng kiểm tra, công khai kết quả kiểm tra…
Kiểm tra tài chính phải được tiến hành một cách thường xuyên, sau mộtkhoảng thời gian nhất định Kiểm tra phải được tiến hành một cảch rộng rãi, trênphạm vi rộng, nhiều đối tượng có liên quan đến hoạt động tài chính
- Nguyên tắc hiệu lực và hiệu quả
Tính hiệu lực yêu cầu công tác kiểm tra phải có khả năng tác động tới việccải tiến hoạt động của tổ chức Kết quả của quá trình kiểm tra phải đưa ra đượccác biện pháp cải thiện, chấn chỉnh tình hình.Tính hiệu quả đòi hỏi kiểm tra phải
có tác dụng đề phòng, ngăn ngừa những thiếu sót, nêu ra được những nguy cơtiềm tàng, và nâng cao chất lượng Tính hiệu quả và hiệu lực luôn gắn liền vớinhau
Đồng thời để nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả, tính khách quan và chínhxác, cần phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động trong quá trình quản lý.Phải động viên đông đảo quần chúng lao động cùng tham gia kiểm tra Đó vừa
là nguyên tắc vừa là phương pháp thu được kết quả cao
2.4.4 Nội dung của kiểm tra tài chính
*Kiểm tra trước khi thực hiện kế hoạch tài chính
Trang 18Đây là loại hình kiểm tra được thực hiện trước các hoạt động tài chính,trước khi có nghiệp vụ tài chính phát sinh Trước khi tiến hành xây dựng, xétduyệt và quyết định dự toán ngân sách của tổ chức, tiến hành công tác kiểm tra.Mục đích của kiểm tra trước khi thực hiện kế hoạch tài chính là xác địnhmột cách chính xác mục tiêu tài chính trong các ngành, các doanh nghiệp, đảmbảo cho kế hoạch tài chính phù hợp với chiến lược phát triển của tổ chức.
* Kiểm tra thường xuyên quá trình thực hiện kế hoạch
Kiểm tra thường xuyên quá trình thực hiện kế hoạch là công tác kiểm trangay trong các hoạt động tài chính, trong các nghiệp vụ tài chính chưa phát sinh.Mục đích bảo toàn, phát triển sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả.Đánh giá được ưu, nhược điểm trong quản lý tài chính,đưa ra các giải pháptài chính, các quyết định tài chính một cách chính xác và kịp thời
Nội dung:
- Kiểm tra các hoạt động thu- chi tài chính
- Kiểm tra về thanh toán, về kết cấu tài chính, về khả năng sinh lời thôngqua phân tích các hệ số tài chính …
- Kiểm tra việc phân phối và sử dụng các quĩ tiền tệ đánh giá khả năng hoạtđộng và dự báo xu thế hoạt động của tổ chức
Trang 19*Kiểm tra sau khi thực hiện kế hoạch tài chính
Kiểm tra sau khi thực hiện kế hoạch tài chính là kiểm tra được tiến hànhsau khi kết thúc giai đoạn thực hiện kế hoạch tài chính, sau khi các nghiệp vụ tàichính diễn ra, được hạch toán, ghi chép vào hệ thống bảng biểu
Mục đích: xem xét tính đúng đắn, hợp lý, xác thực của các hoạt động tàichính, các số liệu, tài liệu tổng hợp được đưa ra trong sổ sách, bảng biểu Đồngthời, tổng kết rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng thực hiện kếhoạch trong các kỳ tiếp theo
Nội dung
- So sánh, đối chiếu các chỉ tiêu tài chính với các chỉ tiêu kinh tế xã hội,giữa số phát sinh thực tế với số chỉ tiêu kế hoạch tài chính
- Phát hiện đúng những kết quả cũng như những thiếu sót trong thực hiện
kế hoạch, phát hiện những sai sót trong hoạt động quản lý tài chính của doanhnghiệp…
- Đưa ra các vấn đề cần nghiên cứu, từng bước hoàn chỉnh các chính sách,chế độ tài chính phù hợp với cơ chế mới
2.4.5 Phương pháp kiểm tra tài chính
- Kiểm tra toàn diện: kiểm tra mọi hoạt động của tổ chức, kiểm tra toàn bộnghiệp vụ tài chính của tổ chức
- Kiểm tra chuyên đề
Kiểm tra chỉ tập trung vào một số nghiệp vụ tài chính nhất định hoặc kiểmtra một bộ phận quan trọng nào đó có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinhdoanh của tổ chức
- Kiểm tra điển hình
Trang 20Kiểm tra điển hình là kiểm tra chọn ra một mẫu điển hình theo một tiêuchuẩn nào đó Qua đó, có thể phát hiện được những tồn tại của tổ chức từ đó cóbiện pháp thích hợp để điều chỉnh.
- Kiểm tra qua chứng từ
Đây là phương thức kiểm tra một cách gián tiếp, dựa vào các số liệu nhưbảng biểu, sổ sách … để xem xét tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, côngtác quản lý tài chính của doanh nghiệp
- Kiểm tra thực tế
Kiểm tra thực tế là phương thức kiểm tra trực tiếp tại hiện trường, nơi diễn
ra hoạt động cần đến sự kiểm tra
Tóm lại, Trong nền kinh tế thị trường, khi mà yếu tố cạnh tranh hết sức gaygắt, thì quản lý tài chính hiệu quả là điều kiện sống còn đối với doanh nghiêp.Điều này đòi hỏi các nhà quản lý phải biết sử dụng những phương pháp, công cụtài chính một cách hợp lý nhằm đảm bảo họat động tài chính của doanh nghiệpđươc diễn ra một cách trôi chảy, hiệu quả, nhằm tối đa hoá lợi nhuận cho doanhnghiệp
II NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP SAU CỔ PHẦN HOÁ
1 Đặc trưng cơ bản hoạt động tài chính doanh nghiệp Nhà Nước
Doanh nghiệp Nhà nước là loại hình doanh nghiệp một chủ sở hữu, thuộcquyền sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện nắm quyền sở hữu, quản lý
Nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp
Nhà nước giao vốn cho người quản lý, điều hành doanh nghiệp Còn vớicông ty cổ phần thì chủ sở hữu không giao vốn cho người quản lý điều hànhdoanh nghiệp
Trang 21Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp baogồm các bộ phận chủ yếu:
Vốn góp ban đầu
Lợi nhuận không chia
Tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu mới
Đối với doanh nghiệp Nhà nước, vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tư củaNhà nước Chủ sở hữu các doanh nghiệp Nhà nước là Nhà nước Trong tìnhhình hiện nay, cơ chế quản lý tài chính nói chung, cơ chế quản lý vốn của doanhnghiệp nói riêng đang có những thay đổi để phù họp với tình hình thưc tế
Tự tài trợ bằng lợi nhuận không chia- nguồn vốn nội bộ là một phươngthức tạo nguồn tài chính quan trọng và khá hấp dẫn của các doanh nghiệp Đốivới doanh nghiệp Nhà nước thì việc tái đầu tư phụ thuộc không chỉ vào khảnăng sinh lợi của bản thân doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào chính sáchkhuyến khích tái đầu tư của Nhà nước
Nhà nước can thiệp vào quản lý tài chính về hiện vật và giá trị:
- Nhượng bán, thanh lý tài sản và toàn bộ dây truyền sản xuất chính
- Xử lý tài sản tổn thất
- Góp vốn liên doanh
- Quyết định các dự án đầu tư
- Chỉ phân cấp cho hội đồng quản trị, tổng công ty đối với dự án nhóm Phân phối lợi nhuận
Đối với doanh nghiệp Nhà nước, quy định trình tự phân phối lợi nhuận sauthuế, tỷ lệ trích vào các quĩ doanh nghiệp Với công ty cổ phần, quyết định việc
sử dụng lợi nhuận sau thuế mức cổ tức hang năm của từng loại cổ phiếu
Trang 22Báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp Nhà nước không phải thôngqua chủ sở hữu còn với công ty cổ phần, báo cáo tài chính do đại hội cổ đôngthông qua.
Trong nền kinh tế thị trường, chính phủ thường đầu tư thành lập nhữngdoanh nghiệp Nhà nước trong những ngành chậm thu hồi vốn, khó thu hút vốn
từ khu vực tư nhân Thuận lợi của các doanh nghiệp Nhà nước là chính có thểnhận được sự trợ giá ưu đãi về thuế và trong một số trường hợp có những doanhnghiệp hoạt động không vì mục đích lợi nhuận riêng mà vì lợi ích chung của nềnkinh tế
Do những ưu thế riêng của doanh nghiệp Nhà nước như vậy, nên hiệu quảkinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước thường thấp hơn khu vực tư nhân.Các doanh nghiệp Nhà nước gặp khó khăn khi huy động nguồn kinh phí từ cácthị trường tài chính
2 Những vấn đề về hoạt động tài chính doanh nghiệp sau cổ phần hoá
Khi doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần thì có sự khácbiệt rất lớn trong quản lý hoạt động tài chính Công ty cổ phần hoàn toàn tự chủ
về tài chính, tự lo liệu, giải quyết các vấn đề tài chính, tìm kiếm các nguồn vốn
bổ sung, tự chủ và tự chịu trách nhiệm đầy đủ trong việc sử dụng vốn và kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh
Những vấn đề trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp sau cổ phần hóalà:
- Các nguồn tạo vốn, tổ chức sử dụng vốn
Công ty cổ phần được toàn quyền tổ chức sử dụng vốn Nhà nước tham giaquản lý với vai trò là cổ đông của công ty Trong điều kiện nền kinh tế thịtrường, điệu kiện cạnh tranh gay gắt thì yêu cầu đặt ra với bất kỳ doanh nghiệpnào là phải kinh doanh có lãi, mức doanh thu lợi nhuận phải bù đắp được chi phí
Trang 23tính tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, dẫnđến mất khả năng thanh toán, chi trả, dẫn tới phá sản Chính vì vậy, công ty cổphần phải rất chú trọng vào việc tổ chức sử dụng vốn góp của các cổ đông saocho hiệu quả.
- Phân phối lợi nhuận để lại
Sự phân phối sử dụng lợi nhuận còn lại của công ty cổ phần khác nhiều sovới doanh nghiệp Nhà nước Sau khi nộp thuế cho Nhà nước, việc sử dụng lợinhuận của công ty cổ phần do các cổ đông quyết định
Lợi nhuận để lại của các công ty cổ phần được trích lập vào các quĩ: quỹ dựtrữ, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ trả tức cổ phần, trái phiếu…
- Chế độ trả lương, thưởng cho những người lao động, thành viên HĐQT,giám đốc, …
- Xử lý các vấn đề về tài chính khi công ty cổ phần giải thể hoặc phá sản
Trang 24CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
I Khái quát về công ty Bánh kẹo Hải Hà
1 Giới thiệu chung về công ty Bánh kẹo Hải Hà:
1.2 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất:
1.2.1 Hình thức tổ chức xí nghiệp:
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà được tổ chức và hoạt động tuân theoLuật Doanh nghiệp 2005 Các hoạt động của Công ty tuân theo Luật Doanhnghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều lệ của Công ty Điều lệ Công ty bảnsửa đổi đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngay 24/03/2007 là cơ sở chiphối cho mọi hoạt động của Công ty
1.2.2.Các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp
Sản xuất, kinh doanh bánh kẹo và chế biến sản phẩm
Kinh doanh xuất nhập khẩu
Đầu tư xây dựng, cho thuê văn phòng,nhà ở,trung tâm thương mại
Trang 251.3 Cơ cấu quản lý của Công ty
Đại hội đồng cổ đông
Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng cuaCông ty theo Luật doanh nghiệp và Điều lệ của Công ty ĐHĐCĐ là cơ quanthông qua chủ chương chính sách đầu tư dài hạn trong việc phát triển Công ty,quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều hành sản xuất kinh doanhcủa Công ty
Ban kiểm soát:
Do ĐHĐCĐ bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh,quản trị và điều hành của công ty
Ban điều hành:
Do HĐQT bổ nhiệm gồm có một Tổng giám đôc, hai Phó Tổng giám đốc,một Kế toán trưởng Tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm là người đại diện theopháp luật của Công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT, quyết định tất cả các vấn
đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty Phó Tổng giám đốc và Kếtoán trương do HĐQT bổ nhiệm theo đề xuất của Tổng giám đốc
Trang 26Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty
Trang 27II Thực trạng hoạt động tài chính của Công ty Bánh kẹo Hải Hà
1 Tình hình thực hiện mục tiêu tài chính của công ty
Trong năm 2006 vừa qua, nhìn chung công ty cũng đạt một số thành quảnhất định về tài chính Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động tài chính vẫn cònnhiều yếu kém Điều này được thể hiên thông qua một số chỉ tiêu: hiệu quả sảnxuất kinh doanh không cao, chi phí sản xuất quá lớn, cơ cấu vốn bất hợp lý,quản lý vốn còn nhiều hạn chế….Như vậy doanh nghiệp vẫn chưa thục hiện tốtmục tiêu tài chính đã đặt ra
Trong năm 2007, mục tiêu tài chính của công ty là:
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
2 Phân tích tình hình tài chính năm 2006của công ty:
2.1 Báo cáo tài chính và nhận xét sơ bộ:
Theo nguyên tắc đã được nêu trong phần cơ sở lý luận, tiến hành chuyểnđổi bảng cân đối kế toán thành bảng cân đối tài chính để có các số liệu phản ánhchân thực tình hình tài chính doanh nghiệp Đặc biệt là khi xem xét về thời hạncủa từng khối chỉ tiêu bên tài sản cũng như bên nguồn vốn Cụ thể trong bảngcân đối kế toán của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà được điều chỉnh vàchuyển thành bảng cân đối tài chính như sau:
Trang 28Bảng cân đối tài chính
Tại ngày 31/12/2007 (Đơn vị: triệu đồng)
Báo cáo thu nhập
Trang 29Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Giá trị chênh
2.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty trong năm vừa qua:
Phân tích tài chính của doanh nghiệp là một yêu cầu cần thiết đối với mỗidoanh nghiệp Phân tích tài chính cho phép nhận định được một cách tổng quáttình hình phát triển kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả kinh tế tài chính,cũng như khả năng thanh toán, khả năng vay tín dụng, sự hình thành nguồn vốnkinh doanh ban đầu và sự phát triển về vốn Điều này giúp cho những nhà quyếtđịnh lựa chọn phương án kinh doanh tốt và đánh giá chính xác thực trạng, tiềmnăng của doanh nghiệp
2.2.1 Phân tích tình hình cơ cấu tài sản và nguồn vốn:
- Phân tích tình hình cơ cấu tài sản:
Theo công thức về hệ số cơ cấu tài sản và nguồn vốn đã trình bày trongphần cơ sở lý luận, áp dụng cho Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà ta có bảng hệ
số cấu trúc của công ty tại thời điểm đầu và cuối năm 2006 như sau:
Trang 30T1 (Tiền và ĐTTCNH/Tổng TS) 72% 56.65%T2 (Các khoản phải thu/Tổng TS) 38.03% 13.36%
Qua bảng số liệu trên về phần TSLĐ và ĐTNH thì tỷ lệ tiền và ĐTTCNHtrên tổng tài sản chiếm tỷ lệ thấp, trong năm tỷ lệ này giảm từ 72% ở đầu nămxuống còn 56.65% ở cuối năm Điều này phản ánh khả năng linh hoạt của công
ty là thấp và có xu hướng giảm đi Tỷ lệ các khoản phải thu giảm từ 38.03%xuống còn 13.36% do khách hàng nợ ít đi và giảm các khoản chi phí trả trước,như vậy đây là một điều rất tốt Trong phần TSLĐ thì tỷ lệ hàng tồn kho củadoanh nghiệp chiếm tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tiền và ĐTTCNH và tỷ lệ khoản phảithu, điều này do đặc trưng của công ty là một đơn vị sản xuất kinh doanh nên cólượng nguyên vật liệu dự trữ và hàng tồn kho lớn Tỷ lệ hàng tồn kho cuối nămtăng lên, nguyên nhân chủ yếu là do nguyên vật liệu và hàng tồn kho của công tytăng lên chưa thể khẳng định được tình trạng là tốt hay xấu
Phần tài sản cố định và đầu tư dài hạn thì tỷ lệ giá trị còn lại TSCĐ củacông ty lớn hơn 70%, như vậy đây là một cơ cấu hợp lý, vì Công ty cổ phầnBánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp sản xuất là chủ yếu Tỷ lệ này tăng từ70.10% ở đầu năm lên 72.6% ở cuối năm, do trong năm 2006 TSCĐ hữu hìnhtăng lên, vì công ty có sự đầu tư thêm về nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết
bị, phương tiện vận tải truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý Điều này phản ánhnăng lực sản xuất của công ty trong tương lai sẽ tăng lên Trong khi giá trịTSCĐ tăng lên thì ĐTTCDH trên tổng TS lại giảm từ 7.88% xuống 6.28% Trênthực tế thì do tổng tài sản ở cuối năm tăng lên nhưng trong năm công ty khôngđầu tư thêm vào việc góp vốn liên doanh
Qua phân tích cơ cấu tài sản của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà nhìnchung chiếm tỷ lệ hợp lý, vì đặc thù của công ty là một đơn vị sản xuất là chính.Còn tỷ lệ các cơ cấu thì tăng, giảm một lượng ít phản ánh xu thế đi lên củadoanh nghiệp