. Đã có rất nhiều học thuyết về việc nâng cao động lực cho người lao động nhưng việc áp dụng vào mỗi doanh nghiệp là khác nhau.
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Giải pháp nâng cao động lực cho cán bộ công nhân viên chức trong nhà xuất bản xây dựng MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Năm 2007 khi Việt Nam chính thức ra nhập WTO đã đánh dấu bước ngoặt to lớn cả về kinh tế, chính trị. Vươn ra biển lớn đòi hỏi các doanh nghiệp phải có năng lực cạnh tranh mạnh. Muốn vậy, họ phải không ngừng đổi mới kỹ thuật và quan trọng là phải tạo động lực cho người lao động làm việc với sự sáng tạo lớn.Vậy làm thế nào để phát huy năng lực của người lao động một cách tối đa. Đã có rất nhiều học thuyết về việc nâng cao động lực cho người lao động nhưng việc áp dụng vào mỗi doanh nghiệp là khác nhau. Nhà xuất bản xây dựng trong tình hình chung đó cũng đang phải chịu sự cạnh tranh lớn từ các nhà xuất bản khác. Là doanh nghiệp nhà nước tự hoạch toán tài chính, không còn được sự bao cấp của nhà nước, hơn nữa việc thực hiện công ước Bern từ năm 2004 đã đạt ra rất nhiều thách thức. Do đó, cần phải có những chính sách khuyến khích người lao động có như vậy mới xây dựng được sự vững mạnh, tạo những bước tiến vững chắc cho nhà xuất bản xây dựng trong công cuộc đổi mới. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý nguồn nhân lực trong tình hình trong nước và thế giới, sau một thời gian thực tập trong nhà xuất bản xây dựng được tiếp xúc với thực tế và vận dụng những kiến thức đã học trong chuyên ngành quản lý công của mình tôi đã chọn đề tài: “ Các biện pháp nâng cao động lực cho cán bộ công nhân viên chức trong nhà xuất bản 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 xây dựng ” để làm báo cáo chuyên đề thực tập. Tôi xin cảm ơn TS Bùi Đức Thọ đã hướng dẫn cũng như tận tình chỉ bảo để tôi có thể hoàn thành báo cáo một cách tốt nhất * Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ lý luận của việc nâng cao động lực cho người lao động trong nhà xuất bản xây dựng và đánh giá đúng thực trạng hoạt động của nhà xuất bản để đề xuất một số giải pháp cơ bản về nâng cao động lực cho cán bộ công nhân viên trong nhà xuất bản * Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời còn sử dụng các phương pháp như: so sánh, thống kê, logic lịch sử và sử dụng các tài liệu có liên quan. * Kết cấu của báo cáo gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận của việc nâng cao động lực cho người lao động Chương 2: Thực trạng các chính sách của nhà xuất bản xây dựng làm tăng động lực cho cán bộ công nhân viên Chương 3 : Các giải pháp cơ bản nâng cao động lực làm việc cho cán bộ công nhân viên trong nhà xuất bản xây dựng 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Chương 1. Cơ sở lý luận cho việc nâng cao động lực cho người lao động 1.1 Các quan niệm về người lao động Ngành kinh tế học quan niệm con người là người lao động, là yếu tố sản xuất có giá trị tương đương với tiền vốn, đất đai, nhưng rốt cuộc lại không phải là tiền vốn mà cũng chẳng phải là đất đai. Con người có tư tưởng, có sức sống, có khả năng nhận thức và cải tạo thế giới khách quan. Tìm hiểu và nắm vững con người chính là tố chất cơ bản cần có của người lãnh đạo. Từ khi ngành quản lý học ra đời, các nhà quản lý học trong những giai đoạn lịch sử khác nhau có những nhận thức khác nhau về con người. Cách nhìn nhận con người khác nhau sẽ quyết định phương thức quản lý khác nhau, hình thức khích lệ khác nhau mà người quản lý lựa chọn. Lý luận thứ nhất cho rằng người lao động là người làm thuê Chủ nghĩa tư bản cho con người quyền tự do cá nhân, nhưng đối với người lao động thì tự do lại biến thành bán sức lao động của mình. Bởi vì người lao động là người không có gì trong tay, bị tước đoạt tư liệu sản xuất và nguồn sống, nếu không bán sức lao động thì lấy gì để tồn tại. Các nhà tư bản có thể dùng tiền để mua sức lao động, cũng giống như mua một mặt hàng nào đó. Sở dĩ các nhà tư bản mua sức lao động là vì trong quá trình người lao 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 động kết hợp với tư liệu sản xuất sẽ tạo ra giá trị lớn hơn giá phải mua ban đầu và giá trị thặng dư cũng cung cấp cho nhà tư bản sử dụng. Trong các doanh nghiệp thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản, người lao động chẳng qua chỉ là một người làm thuê, một công cụ biết nói mà thôi. Để khai thác triệt để giá trị thặng dư, các nhà tư bản đã sử dụng những thủ đoạn độc ác để kiểm soát người lao động, ví như tăng cường độ lao động, kéo dài thời gian lao động, trả tiền lương ít, phạt nặng. Trong con mắt người quản lý hoặc ông chủ các doanh nghiệp thời đó, những người đi làm thuê là những người tham ăn lười làm, thích ngồi chơi xơi nước. Hình thức quản lý đối với những người làm thuê này chỉ bằng cách áp chế, ra lệnh, trừng phạt thì mới có thể hoàn thành công việc, nếu không họ sẽ không chịu nghe lời, lười biếng, làm sai làm hỏng, thậm chí còn cãi lộn. Cách nhìn nhận của người quản lý đối với nhân viên như vậy được gọi là “ lý luận X ”. Giả thiết của lý luận X là: - Cách đối xử: cho rằng tất cả đều là người xấu. - Xu hướng: Nói chung mọi người đều là người xấu - Vì người lao động không thích làm việc, một trong những hình thức nhằm đạt mục tiêu quản lý là phải tăng cường dùng vũ lực, áp chế, ra lệnh và trừng phạt để uy hiếp người lao động Những người quản lý lựa chọn lý luận X, họ cảnh giác với mọi hành động của nhân viên và cấp dưới, họ rất thận trọng với tất cả nhân viên. Nếu cấp dưới không tuân theo những mệnh lệnh của họ thì sẽ bị trừng phạt nặng nề. Với cách đối xử với nhân viên như vậy, chính nhà quản lý đã làm mai một tính tích cực, tính chủ động và tính sáng tạo của người lao động. Mối quan hệ 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 giữa người quản lý và người lao động cực kỳ căng thẳng, người lao động coi công việc như là phương tiện kiếm sống mà thôi, còn người quản lý thì lúc nào cũng chỉ tìm cách kiểm soát người lao động. Tất nhiên cũng có ý kiến cho rằng những người lao động này rất dễ quản lý. Bởi vì, thứ nhất họ không có trình độ văn hóa; thứ hai họ không có tiền nên rất dễ thuyết phục, rất dễ đáp ứng nhu cầu, chỉ cần đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của họ như nhu cầu ăn mặc là có thể bắt họ làm việc. Vì vậy ở một số nơi, mặc dù các ông chủ rất thô bạo, thậm chí hay đánh chửi người lao động, nhưng vì ở đó thu nhập tốt nên rất nhiều người lao động chịu nhẫn nhục, thậm chí còn phải liều mạng đến làm việc, bán sức lao động, đổ máu để kiếm tiền. Lý luận thứ hai cho rằng người lao động là nhà kinh tế Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hiện đại hóa, các nhà quản lý học cho rằng, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là giai đoạn rất thịnh hành của giới doanh nghiệp. Giới doanh nghiệp bắt đầu tiếp nhận giả thiết liên quan đến người lao động “ nhà kinh tế ” do các nhà quản lý học đưa ra. Trong đó quan điểm về “ nhà kinh tế ” của Taylor là một điển hình. Taylor cho rằng mục đích của các doanh nghiệp là thu được lợi nhuận cao nhất, còn mục đích của người lao động là có thu nhập cao, do đó muốn phát huy tinh thần tích cực của người lao động thì phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu của họ. Ví dụ, để có thể điều khiển công việc của người lao động có hiệu quả hơn so với bình thường thì cần phải khích lệ người lao động làm việc chăm chỉ, chấp hành mệnh lệnh, chịu sự quản lý của người lãnh đạo. Kết quả là người lao động sẽ nhận được chế độ đãi ngộ tốt và tiền lương cao; chủ lao động thì cũng tăng được lợi nhuận, thuận tiện trong quản lý. 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Đối với giả thiết về “ nhà kinh tế ” người quản lý doanh nghiệp đã trở thành tiêu chuẩn làm việc đầu tiên, hơn nữa có thể tiến hành phân tích, xác nhận và lựa chọn những người lao động phù hợp với yêu cầu trong một khoảng thời gian, sau đó đào tạo thêm để đạt được mục tiêu của công việc, cuối cùng là đưa ra hình thức khen thưởng để phát huy tính tích cực của người lao động, làm cho họ chấp hành mệnh lệnh, giúp họ nâng cao hiệu suất công việc. Một nhà máy có hiệu quả kinh tế cao ở Trung Quốc chủ yếu sử dụng hình thức tính lương theo định mức. Từ khi bắt đầu tuyển công nhân vào làm việc ở nhà máy, họ đã sắp xếp mức lương hợp lý cho mỗi người và đặt ra cho mỗi người một định mức công việc, nếu công nhân không hoàn thành định mức thì tiền lương sẽ rất thấp, nếu hoàn thành thì sẽ đảm bảo mức tiền lương cơ bản, nếu vượt định mực sẽ tính theo phần trăm vượt định mức. Với biện pháp này, ngay trong thời kỳ đầu đã phát huy tối đa tinh thần tích cực của công nhân, đối với những công nhân thành thạo được thưởng khi vượt định mức, càng làm cho họ phấn đấu làm thêm giờ thêm việc, còn đối với những công nhân còn non yếu trong nghề thì cũng không chịu thua kém. Người quản lý chỉ việc kiểm tra chất lượng, không cần phải thúc giục, quát tháo công nhân làm việc nữa. Tất nhiên, khi hình thức lao động vẫn còn bị coi là cách để kiếm sống, nếu thu nhập không cao mà lại phải đối mặt với thị trường sản phẩm vật chất phong phú thì những hoạt động của con người sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố kinh tế. Do đó, các doanh nghiệp đã lấy chế độ tiền lương theo sản phẩm và công việc, lương theo định mức làm kinh nghiệm quản lý hàng đầu và phương pháp này rất được phổ biến. Tất nhiên, khích lệ không chỉ bao gồm tăng lương, thưởng, hay tính lương theo định mức. Lựa chọn biện pháp nào để đáp ứng nhu cầu về kinh tế 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 cho người lao động và nhằm khích lệ người lao động, thì biện pháp nâng lương sẽ cho thấy hiệu quả rõ hơn cả. Tất nhiên, giả thiết “ nhà kinh tế ” đã lấy động cơ kinh tế để quản lý người lao động, đó là một quan điểm tiến bộ và sáng tạo. Giả thiết này đã tạo nên một hình thức quản lý, đó là doanh nghiệp nên lấy tiền lương để làm nguồn động viên cho người lao động và nâng hiệu suất lao động, đồng thời dựa vào quyền hạn và quy định để lãnh đạo nhân viên. Điều quan trọng trong công tác quản lý là nâng cao hiệu quả, hoàn thành nhiệm vụ. Đặc trưng của quản lý là xác định phạm vi công việc, tăng cường các biện pháp và quy định trong quản lý. Dùng hình thức khen thưởng bằng tiền để khích lệ nhân viên và có hình thức kỷ luật thích đáng đối với những người có thái độ tiêu cực. Lý luận thứ ba cho rằng người lao động là của xã hội Những năm 30 của thế kỷ XX là giai đoạn làm thay đổi cái nhìn phiến diện của người quản lý đối với người lao động trước đây “ người lao động chẳng qua chỉ là một chủ thể kinh tế mà thôi ”. Chế độ tiền lương, điều kiện làm việc cho người lao động và hiệu quả sản xuất không có mối quan hệ trực tiếp, giai đoạn này công nhận rằng nhân viên trong công ty không chỉ là con người của kinh tế mà là một thực thể của xã hội, là “ con người của xã hội ” và từ đó đã hình thành hàng loạt các hình thức quản lý đối với con người của xã hội. Theo nghiên cứu thực tế trong giai đoạn này cho thấy, người quản lý đã chú ý đến việc nếu đáp ứng được những nhu cầu mang tính xã hội có khả năng khích lệ người lao động mạnh mẽ hơn cả thu nhập riêng cho người lao động. Tất cả mọi người trong xã hội đều nhận thức được rằng, chỉ cần coi trọng lợi ích tập thể thì sẽ đảm bảo được lợi ích cá nhân. 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Một vị lãnh đạo của doanh nghiệp Nhật Bản đã hỏi nhân viên rằng nếu nhà bạn và công ty cùng bị cháy một lúc thì bạn sẽ chữa cháy ở đâu trước? Nhân viên đều nói rằng sẽ chữa cháy cho công ty trước, bởi vì còn nhà máy thì không lâu sẽ lại có nhà riêng, nếu không còn nhà máy thì đến cái nhà nhỏ cũng không thể có được, đó là quan niệm “ dòng sông lớn sẽ làm đầy hồ nước nhỏ ”. Giả thiết của con người xã hội: - Về cơ bản mà nói, động cơ làm việc của con người xuất phát từ nhu cầu của xã hội và có được thông qua mối quan hệ với đồng nghiệp. - Kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp và hợp lý hóa công nghiệp đã làm mất đi ý nghĩa của bản thân công việc, do đó chỉ có thể tìm ý nghĩa của công việc trong các mối quan hệ xã hội. - Sức ảnh hưởng của các đồng nghiệp tới nhân viên đôi khi còn mạnh mẽ hơn những hình thức khích lệ bằng vật chất hay quản lý của người lãnh đạo. - Hiệu suất làm việc của nhân viên sẽ thay đổi theo mức độ đáp ứng nhu cầu mang tính xã hội của cấp trên đối với họ. Do vậy phải đưa ra hình thức quản lý hoàn toàn khác với hình thức quản lý “ con người kinh tế ”. Ngoài việc hoàn thành mục tiêu công việc, họ nhấn mạnh thêm rằng, cần phải chú ý hơn nữa tới nhu cầu của những con người làm công việc này. Không nên chỉ chú ý tới phương pháp chỉ đạo hay giám sát mà còn phải coi trọng mối quan hệ giữa các nhân viên, không nên chỉ chú ý tới khen thưởng cá nhân mà còn phải có hình thức khen thưởng đối với cả tập thể. 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Theo những giả thiết về “ con người xã hội ”, những nhân viên làm việc trong xã hội không phải là làm việc đơn độc và không có mối quan hệ nào khác mà họ chính là một thành viên trong một tập thể hay một tổ chức nào đó, họ là con người của xã hội. Trong xã hội, “ con người của xã hội ” không những có nhu cầu thu nhập cao để cải thiện điều kiện kinh tế, yêu cầu có được mức sống cao hơn, hơn nữa, đã là con người ai cũng mong muốn có được cuộc sống tinh thần phong phú, họ còn có rất nhiều nhu cầu và sở thích khác nữa, họ mong muốn có tình hữu nghị, sự an toàn ổn định và còn mong muốn trở thành con người của quần chúng. Con người của xã hội xuất hiện với vai trò là thành viên của một tập thể hay một tổ chức nào đó, hoạt động của họ bắt nguồn từ nhu cầu của xã hội. Bởi vì con người là của xã hội, có rất nhiều nhu cầu xã hội nên người quản lý doanh nghiệp không thể chỉ khích lệ đơn giản bằng cách nâng lương thưởng mà còn phải đáp ứng cho họ những nhu cầu về xã hội, khiến họ có cảm giác được đáp ứng đầy đủ. Chỉ có như vậy, tình cảm và tinh thần của nhân viên mới trở nên phấn chấn, phát huy cao độ tính tích cực, sức sáng tạo sẽ càng mạnh mẽ, công ty ngày càng có nhiều lợi nhuận. Những người quản lý phương Tây đã vận dụng những kết quả nghiên cứu trên để đưa ra hình thức khích lệ mới, lập ra phương án quản lý người lao động mới. Trước hết, người quản lý phải có kỹ năng xử lý mối quan hệ con người, tức là người quản lý chỉ có tay nghề kỹ thuật và kỹ năng quản lý thôi thì không đủ mà còn cần phải có khả năng quan sát sự thay đổi trong các mối quan hệ của nhân viên cấp trên và cấp dưới trong doanh nghiệp; kịp thời xử lý các mối quan hệ của con người trong xã hội, để từ đó có thể chăm sóc cho cả đời sống tinh thần của nhân viên và phát huy được tính tích cực của họ. 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Vị tổng giám đốc của tập đoàn Lenovo đã học được kỹ năng này. Ông cho rằng một người quản lý ưu tú phải có khả năng “ chỉ huy trận đánh ” , thành thạo trong việc thỏa hiệp. Thỏa hiệp chính là khả năng thuyết phục người khác phải chịu khuất phục, chỉ có như vậy mới có thể đoàn kết mọi người. Ông rất thích tranh luận với người khác, đồng thời cũng tạo thói quen tranh luận cho cấp dưới. Ông cho rằng người quản lý giỏi phải biết tìm hiểu tính cách và giá trị của người khác, như vậy sau này mới có thể tin tưởng cộng tác, để từ đó tạo nên khối đoàn kết giữa mọi người. Thứ hai, cho nhân viên tham gia thảo luận các chính sách. Thực tế đây là việc để cho nhân viên làm chủ, để họ tham gia đóng góp ý kiến cho những chính sách quan trọng đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, như vậy sẽ làm cho nhân viên có chung suy nghĩ với doanh nghiệp và có cảm nhận là con người của công chúng, để từ đó biết tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác. Trong các doanh nghiệp loại hình lớn và nhỏ ở Trung Quốc đều tổ chức đại hội công chức, đại diện của người lao động sẽ tham gia thảo luận những chính sách và những hoạt động quan trọng của doanh nghiệp. Như vậy sẽ giúp thay đổi mối quan hệ giữa người quản lý và người lao động, từ đó nâng cao tinh thần phấn đấu của toàn doanh nghiệp. Thứ ba, là sự thống nhất quan điểm giữa cấp trên và cấp dưới. Hình thức quản lý truyền thống trong doanh nghiệp là, cấp trên là người thực hiện các biện pháp quản lý, luôn ở phía trên, mọi việc đều được cho là đúng, cấp dưới là người chịu sự quản lý, luôn luôn chỉ biết vâng lệnh vô điều kiện, chấp hành mọi nhiệm vụ được giao. Phương án “ con người của xã hội ” lại yêu cầu, khi quyết định hay thay đổi mục tiêu tiêu chuẩn và phương pháp làm việc cần phải thống nhất quan điểm giữa cấp trên và cấp dưới, đưa ra lời giải thích rõ ràng cho cấp dưới lý do vì sao lại phải làm như vậy, đồng thời động viên nhân viên cấp dưới đề bạt ý kiến, từ đó mới có thể hòa hợp với tất cả mọi 10 [...]... - Xuất bản là công cụ quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài 2.1.4 Kết quả công tác xuất bản năm 2007 Quán triệt chỉ thị số 42/CT-TW của ban bí thư Trung ương Đảng về “ nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản ” nhà xuất bản xây dựng đã thực hiện công tác xuất bản một cách nghiêm túc, quản lý hoạt động xuất bản tập trung, triển khai hoạt động đồng bộ. .. xuất bản xây dựng 2.1 Giới thiệu chung nhà xuất bản xây dựng 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển nhà xuất bản xây dựng Quá trình phát triển của nhà xuất bản được chia ra làm 4 giai đoạn chính 26 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Giai đoạn 1977-1987: Đây là thời kỳ hoạt động xuất bản của nhà xuất bản xây dựng theo đơn đặt hàng của nhà nước, 1 năm xuất bản khoảng... được xuất bản kịp thời là công cụ làm việc của các cán bộ kỹ thuật và kỹ sư xây dựng trên các công trình xây dựng Các loại sách khoa học kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ trong các lĩnh vực xây dựng như: kiến trúc, quy hoạch, khảo sát, tư vấn thiết kế, thi công, vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị xây dựng, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, an toàn trong xây dựng, kinh tế tài chính và quản lý xây dựng, xây. .. xuyên giao dịch với các đại lý, công ty phát hành sách tư nhân Trong năm qua đơn vị đã đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xuất bản, trong biên tập, chế bản, quản lý Xây dựng định mức lao động hợp lý, áp dụng chế độ khoán sản phẩm cho người lao động của mỗi người Quan tâm đúng mức đến quyền lợi, nguyện vọng của cán bộ công chức, đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện, thu nhập... phát hành Công tác xuất bản đã bám sát các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, bám sát mục tiêu nhiệm vụ quản lý của bộ, phương hướng phát triển công nghệ và nhiệm vụ đào tạo của ngành Nhà xuất bản xây dựng chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch xuất bản, năng động sáng tạo trong hoạt động, tổ chức nghiên cứu thị trường, tìm mọi cách để đáp ứng nhu cầu bạn đọc Hiện nay sách của nhà xuất bản đã... đầu sách xuất bản là 185 cuốn đạt 110% kế hoạch năm - Số bản in là 285 ngàn bản in đạt 105% kế hoạch năm - Doanh thu là 10.5 tỷ đồng đạt 106% kế hoạch năm Nhà xuất bản xây dựng đã xuất bản kịp thời sách văn bản pháp quy xây dựng góp phần tích cực vào việc phổ biến các quy định pháp luật xây dựng vào trong cuộc sống Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng Việt Nam, tiêu chuẩn xây dựng ngành,... chế bản có chức năng thực hiện công tác chế bản của nhà xuất bản xây dựng, có các nhiệm vụ: - tổ chức thực hiện công tác chế bản bao gồm: nhập dữ liệu, dàn trang, quét hình, mi hình ra can các xuất bản phẩm - Sáng tác bìa sách - Nhận làm gia công chế bản cho khách hàng - Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tin học phục vụ cho công tác chế bản - Quản lý máy móc thiết bị, vật tư vật liệu chế bản Cơ cấu tổ chức. .. tổ chức tổng hợp có chức năng quản lý công tác tổ chức cán bộ, thực hiện công tác hành chính quản trị văn phòng, văn thư lưu trữ của nhà xuất bản xây dựng, có những nhiệm vụ chính: - Quản lý và thực hiện công tác tổ chức cán bộ - Quản lý và thực hiện công tác lao động tiền lương - Thực hiện công tác thông tin báo cáo tổng hợp - Thực hiện công tác thu thập dữ liệu thông tin phục vụ hoạt động của nhà nhà... lý tài sản nhà xưởng, trang thiết bị máy móc, vật tư, vật liệu in - Quản lý cán bộ công nhân lao động, an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ Cơ cấu tổ chức của xưởng in gồm: xưởng trưởng, phó xưởng trưởng, nhân viên kinh tế và công nhân ở các tổ sản xuất trực thuộc xưởng 2.1.3 Vai trò của hoạt động xuất bản Điều 1 chương 1 của luật xuất bản 1993 ghi rõ hoạt động xuất bản là hoạt động thuộc... một số chuyên viên Phòng sản xuất kinh doanh có chức năng quản lý công tác xuất bản của nhà xuất bản xây dựng, thực hiện công tác kinh doanh và phát hành ấn phẩm, có các nhiệm vụ chính: - Tổ chức tìm kiếm bản thảo, tìm kiếm công việc in - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh - Điều độ, đôn đốc đề tài, phối hợp các khâu biên tập, chế bản và in - Lập đơn giá của xuất bản phẩm, tính