Tiền do khách hàng nộp séc séc chuyển khoản hoặc séc bảo chi vào NHA, đã hạch toán ghi có vào TKTG của khách hàng và ghi nợ TK TTLH nhờ NHB thu hộ nhưng chưa thu được.. Là
Trang 1BỘ ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN QUẢN TRỊ RỦI RO NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CÓ ĐÁP ÁN
BỘ ĐỀ GỒM 3 PHẦN:
PHẦN I: NHÓM CÂU HỎI DỂ (92 CÂU) PHẦN II: NHÓM CÂU HỎI TRUNG BÌNH (230 CÂU) PHẦN III: NHÓM CÂU HỎI KHÓ (138 CÂU)
-+ -PHẦN I: Nhóm câu hỏi dễ (92 câu):
Câu 1: Chức năng đặc biệt của NH là gì?
A Là trung gian tài chính
B Là trung gian phân bổ tín dụng, là đối tượng và đồng thời là trung gian chuyển tải chínhsách tiền tệ
C Là trung gian thanh toán và cung cấp các dịch vụ thanh toán
D Tất cả các ý trên
Câu 2: Theo quy dịnh tại thông tư 13 thì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các TCTD là bao nhiêu?
A 7%
B 8%
C 9%
D 10%
Câu 3: Theo thông tư 13 các TCTD được cho vay tối đa đối với một khách hàng là:
A 10% vốn tự có của TCTD
B 15% vốn tự có của TCTD
C 20% vốn tự có của TCTD
D 25% vốn tự có của TCTD
Câu 4: Thông tư 13 quy định tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của TCTD đối với một khách
hàng không được vượt quá:
A 15% vốn tự có của TCTD
B 20% vốn tự có của TCTD
C 25% vốn tự có của TCTD
Trang 2D 30% vốn tự có của TCTD
Câu 5: Tổng dư nợ cho vay của TCTD đối với một nhóm KH liên quan không được vượt quá:
A 25% vốn tự có của TCTD
B 30% vốn tự có của TCTD
C 40% vốn tự có của TCTD
D 50% vốn tự có của TCTD
Câu 6: Theo quy định tại thông tư 13 tỷ lệ về khả năng chi trả của TCTD tối thiểu bằng
Câu 9: Theo thông tư 13, tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh của tổ chức TD đối với một nhóm khách
hàng có liên quan không được vượt quá bao nhiêu % vốn tự có của TCTD?
A 25%
B 15%
C 50%
D 60%
Câu 10: Tông dư nợ cho vay của chi nhánh NH nước ngoài đối với một khách hàng không được vượt
quá bao nhiêu % vốn tự có của NH nước ngoài?
A 10%
B 15%
C 20%
D 30%
Câu 11: Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh NH nước ngoài đối với môt nhóm khách hàng có liên quan
khong được vượt quá bao nhiêu % VTC cua NH nước ngoài?
A 20%
B 25%
C 30%
D 50%
Trang 3Câu 12: Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của chi nhánh NH nước ngoài đối với một nhóm khách
hàng có liên quan không được vượt quá bao nhiêu % vốn tự có của NH nước ngoài?
A 30%
B 40%
C 50%
D 60%
Câu 13: Các khoản tài trợ tín dụng thuộc chính sách tín dụng như: Cung cấp các khoản TD ưu đãi cho
người nghèo, TD sinh viên…được thực hiện qua NH nào?
A NHCSXH
B NHNo&PTNT
C NH phát triển
D Tất cả các ý trên
Câu 14: Các khoản tài trợ tín dụng thuộc chính sách tín dụng như: Cấp các khoản TD đặc biệt cho
nông nghiệp, nông thôn, nông dân vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số…được thực hiện qua NH nào?
A NHCSXH
B NHNo&PTNT
C NH phát triển
D Tất cả các ý trên
Câu 15: Các khoản tài trợ tín dụng thuộc chính sách tín dụng như: Cung cấp các khoản tín dụng ưu đãi
và bảo lãnh vay vốn trong lĩnh vực XNK, cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các lĩnh vực mà nhà nước
ưu tiên phát triển… được thực hiện qua NH nào?
A NHCSXH
B NHNo&PTNT
C NH phát triển.
D Tất cả các ý trên
Câu 16: Các khoản tài trợ TD đến được một số lĩnh vực chính sách qua các NH như thế nào?
A NHCSXH: Cung cấp các khoản TD ưu đãi cho người nghèo, TD sinh viên…
B NHNo&PTNT: Cấp các khoản TD đặc biệt cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân vùng sâuvùng xa, dân tộc thiểu số…
C NH phát triển: Cung cấp các khoản tín dụng ưu đãi và bảo lãnh vay vốn trong lĩnh vực XNK, cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các lĩnh vực mà nhà nước ưu tiên phát triển
D Tất cả các ý trên
Câu 17: Nét đặc thù trong kinh doanh NH là:
A Kinh doanh một loại hàng hoá đặc biệt
B “Đi vay” để “cho vay”
C Kinh doanh lãi suất
D Tất cả đều đúng
Câu 18: Rủi ro lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng là:
A Rủi ro lãi suất
B Rủi ro tín dụng
C Rủi ro thanh khoản
D Rủi ro tỷ giá
Câu 19: Để phòng tránh rủi ro tín dụng các NH thường sử dụng biện pháp gì?
A Đa dạng hoá danh mục đầu tư
B Đánh giá phân loại khách hàng và đầu tư có trọng điểm
C Trích lập dự phòng rủi ro
D Gồm A và B
Trang 4Câu 20: Nội dung cơ bản của quy chế về an toàn trong hoạt động kinh doanh của NH là:
A Quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của NH
B Quy định về các điều kiện để đảm bảo an toàn cho các NHTM
C Quy định về các tỷ lệ, định mức và các điều kiện để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của NH
D Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 21: Những rủi ro chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của NH là:
A Rủi ro LS và rủi ro TD
B Rủi ro LS, rủi ro TD, rủi ro thanh khoản
C Rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính và rủi ro hoạt động
D Rủi ro LS, rủi ro TD, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ gía và rủi ro tác nghiệp.
Câu 22: Giải pháp xử lý khi TCTD có vốn chủ sở hữu quá lớn là:
A Giữ nguyên quy mô TS, giảm vốn CSH bằng cách mua lại một số cổ phiếu của NH
B Giữ nguyên quy mô TS, giảm vốn CSH bằng cách trả cổ tức nhiều hơn cho cổ đông, làmgiảm lợi nhuận giữ lại cho NH
C Giữ nguyên vốn chủ sở hữu, nhưng tăng quy mô tài sản NH bằng cách tăng HĐV sau đómở rộng quy mô TD hoặc mua chứng khoán
D Cả A,B,C đều được
Câu 23: Giải pháp xử lý đối với trường hợp vốn CSH quá thấp là:
A Giữ nguyên quy mô TS, tăng vốn CSH bằng cách phát hành cổ phiếu bổ sung
B Giữ nguyên quy mô TS, tăng vốn CSH bằng cách trả cổ tức ít hơn cho cổ đông, làm tănglợi nhuận giữ lại cho NH
C Giữ nguyên vốn CSH, nhưng giảm TS có của NH bằng cách giảm quy mô TD hoặc bán cácchứng khoán trong danh mục đầu tư sau đó dừng tiền th được để giảm TS nợ
D Cả A,B,C đều được
Câu 24: Giải pháp xử lý đối với trường hợp vốn CSH quá cao là:
A Giữ nguyên quy mô TS, tăng vốn CSH bằng cách mua lại một số cổ phiếu của NH
B Giữ nguyên quy mô TS, giảm vốn CSH bằng cách trả cổ tức nhiều hơn cho cổ đông, làm giảm lợi nhuận giữ lại cho NH
C Giữ nguyên vốn chủ sở hữu, nhưng giảm quy mô tài sản NH bằng cách mở rộng quy mô
TD hoặc mua chứng khoán
D.Cả A,B,C đều được
Câu 25: Giải pháp xử lý đối với trường hợp vốn CSH quá thấp là:
A Giữ nguyên quy mô TS, giảm vốn CSH bằng cách phát hành cổ phiếu bổ sung
B Giữ nguyên quy mô TS, giảm vốn CSH bằng cách trả cổ tức ít hơn cho cổ đông, làm tănglợi nhuận giữ lại cho NH
C Giữ nguyên vốn CSH, nhưng giảm TS có của NH bằng cách giảm quy mô TD hoặc bán các chứng khoán trong danh mục đầu tư sau đó dùng tiền thu được để giảm TS nợ
D.Cả A,B,C đều được
Câu 26: Sắp xếp các TS sau theo thứ tự thanh khoản giảm dần: a/ TD thương mại; b/ Chứng khoán; c/
Dự trữ; d/ Tài sản hữu hình
A c,b,a,d
B a,c,b,d
Trang 5C c,a,b,d
D a,b,c,d
Câu 27: Tại sao nói sự phát triển của thị trường tín dụng qua đêm làm cho NH có xu hướng giảm duy
trì dự trữ vượt mức?
A Vì thị trường tín dụng qua đêm sẵn sàng đáp ứng ngay nhu cầu vốn thanh khoản hàng ngày của TCTD
B Vì lãi suất trên thị trường cho vay qua đêm rẻ hơn so với việc NH phải dự trữ vượt mứctrong một thời gian dài mà không thu được một đồng lãi nào
C Vì thủ tục vay vốn đơn giản và nhanh chóng
D Tất cả các ý trên
Câu 28: Khi khách hàng ký phát một tờ séc chuyển khoản sẽ làm ảnh hưởng như thế nào đến dự trữ
của NH?
A Tăng dự trữ
B Giảm dự trữ
C Vừa tăng vừa giảm
D Không thay đổi
Câu 29: Khi khách hàng nộp vào NH một tờ séc bảo chi do NH khác phát hành sẽ làm ảnh hưởng thế
nào đến dự trữ của NH?
A Tăng dự trữ
B Giảm dự trữ
C Không thay đổi
D Vừa tăng vừa giảm
Câu 30: Khi khách hàng nộp vào NH một tờ séc bảo chi do NH khác phát hành, sau khi hạch toán sẽ
làm ảnh hưởng thế nào đến dự trữ của NH?
A Tăng dự trữ
B Giảm dự trữ
C Không thay đổi
D Vừa tăng vừa giảm
Câu 31: Khi khách hàng của NHA ký phát một tờ séc chuyển khoản và tờ séc này đã được khách hàng
nộp vào NHB và NHB đã gửi đến NHA để đòi tiền, sau khi HT dự trữ của NHA sẽ?
A Tăng dự trữ
B Giảm dự trữ
C Vừa tăng vừa giảm
D Không thay đổi
Câu 32: Khi khách hàng của NHA ký phát một tờ séc chuyển khoản và tờ séc này đã được khách hàng
nộp vào NHB và NHB đã gửi đến NHA để đòi tiền, sau khi HT dự trữ của NHB sẽ?
A Tăng dự trữ
B Giảm dự trữ
C Vừa tăng vừa giảm
D Không thay đổi
Trang 6Câu 33: Khi khách hàng B nộp vào NHX một tờ séc chuyển khoản do KHA có tài khoản mở tại NHX
ký phát Sau khi HT, dự trữ của NH sẽ?
A Tăng dự trữ
B Giảm dự trữ
C Vừa tăng vừa giảm
D Không thay đổi
Câu 34: Một khách hàng đến NH xin bảo chi séc từ TKTG của mình, dự trữ của NH sẽ:
A Tăng
B Giảm
C Không biến động
D Vừa tăng vừa giảm
Câu 35: Nếu NH duy trì dự trữ dư dật thì một dòng tiền gửi rút ra sẽ tác động như thế nào tới các hạng
mục khác trên cân đối?
A Làm thay đổi hạng mục khác trên cân đối bởi các tài khoản liên quan
B Không ảnh hưởng gì tới các hạng mục khác trên cân đối
C Không làm thay đổi các hạng mục khác trên cần đối khi dòng tiền gửi rút ra nhỏ hơn mức dự trữ dư dật
D Dù dòng tiền rút ra là bao nhiêu thì vẫn ảnh hưởng tới dự trữ và làm thay đổi các hạng mụckhác trên cân đối
Câu 36: Một khách hàng đến NH xin rút TG tiết kiệm để trả nợ tiền vay, dự trữ của NH sẽ:
A Tăng
B Giảm
C Không biến động
D Vừa tăng vừa giảm
Câu 37: Dự trữ của NH bao gồm các tài khoản nào?
A Tiền mặt tại quỹ
B Tiền gửi tại NHTW
C Tiền mặt tại quỹ của các NHTM và các loại tiền gửi của NHTM tại NHTW
D Tiền gửi thanh toán của NH
Câu 38: Tiền trong quá trình thu của NHTM là:
A Tiền đang vận chuyển trên đường
B Tiền do khách hàng nộp séc (séc chuyển khoản hoặc séc bảo chi) vào NHA, đã hạch toán ghi có vào TKTG của khách hàng và ghi nợ TK TTLH (nhờ NHB thu hộ) nhưng chưa thu được.
C Tiền NHB đòi nợ NHA nhưng chưa đòi được
D Tiền KH nhờ thu hộ nhưng chưa thu được
Câu 39: Rủi ro tín dụng trong KD ngân hàng được hiểu là?:
A Các khoản cho vay của NH không thu được nợ
B Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NH
Trang 7C Các khoản cho vay, bảo lãnh và các hoạt động tín dụng khác gây tổn thất cho ngân hàng
D Không ý nào đúng
Câu 40: Lý do các NH thường yêu cầu khách hàng vay phải duy trì tài khoản tiền gửi thanh toán tại
NH mình là gì?
A Có thêm nguồn tiền tạm thời nhàn dỗi trên TKTG thanh toán của khách hàng
B Dễ dàng giám sát người vay Kiểm soát được dòng tiền thông qua hoạt động của TKTGTT
C Phòng ngừa, hạn chế rủi ro TD
D Tất cả các ý trên
Câu 41: Lý do phải quản lý vốn chủ sở hữu?
A Tránh sự phá sản của ngân hàng
B Đảm bảo tỷ lệ an toàn theo luật định
C Đảm bảo tỷ lệ sinh lời hợp lý cho cổ đông
D Tất cả các ý trên
Câu 42: Lý do phải quản lý tài sản Có?
A Đảm bảo cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn
B Nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận
C Giảm thiểu rủi ro và có TS dự phòng thanh khoản hợp lý
D B và C
Câu 43: Mục đích quản lý tài sản Nợ là:
A Tìm kiếm nguồn vốn rẻ
B Cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn
C Giúp các NH không phụ thuộc vào nguồn vốn sẵn có
D Tất cả các ý trên
Câu 44: Lý do Ngân hàng yêu cầu khách hàng vay phải có tài sản thế chấp?
A Vì tài sản thế chấp có ý nghĩa rất lớn đối với ngân hàng
B Vì nó là nguồn thu nợ thứ hai khi khách hàng gặp rủi ro không trả được nợ
C Vì quy chế cho vay của NH đã quy định như vậy
D Tất cả các ý trên
Câu 45: Trong rủi ro lãi suất, rủi ro tái tài trợ tài sản Nợ là:
A Ngân hàng dùng vốn ngắn hạn để tài trợ cho vay, đầu tư có kỳ hạn dài hơn
B A và lãi suất trên thị trường tăng
C A và lãi suất trên thị trường giảm
D Cả B và C
Câu 46: Trong rủi ro lãi suất, rủi ro tái tài trợ tài sản Có là:
A Ngân hàng dùng vốn huy động trung và dài hạn để đầu tư, cho vay với kỳ hạn ngắn hơn
B A và lãi suất trên thị trường tăng
C A và lãi suất trên thị trường giảm
D Cả B và C
Trang 8Câu 47: Trong trường hợp nền kinh tế lạm phát, lãi suất thay đổi, ngân hàng sẽ chủ trương thế nào
trong kinh doanh để phòng tránh rủi ro LS?
A Huy động vốn dài hạn với lãi suất cố định, cho vay dài hạn với lãi suất thả nổi
B Huy động vốn ngắn hạn , cho vay dài hạn với lãi suất cố định
C Huy động vốn ngắn hạn, cho vay ngắn hạn hoặc dài hạn với lãi suất thả nổi
D A và C
Câu 48 : Trường hợp nào sau đây có thể dẫn đến rủi ro lãi suất?
A Mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản Nợ và tài sản Có
B Biến động lãi suất trên thị trường
C Mất cân đối trong lợi thế cạnh tranh giữa các ngân hàng
D Không ý nào đúng
Câu 49: Tài sản Nợ nhạy cảm với LS bao gồm:
A TG không kỳ hạn;
B TG có kỳ hạn ngắn < 1 năm
C Chứng chỉ TG 5 năm LS thả nổi điều chỉnh 1 năm 1 lần
D Tất cả các ý trên
Câu 50: Rủi ro LS do sự biến động của tiền tệ thường xảy ra trong trường hợp nào?
A Lạm phát tăng
B Cơ cấu TS Nợ và TS Có của NH không hợp lý
C Trình độ quản lý thấp kém
D Cả 3 ý trên
Câu 51: Để đo lường rủi ro lãi suất bằng mô hình định giá lại, cần phải thực hiện:
A Phân loại tài sản Có và tài sản Nợ
B Xác định khe hở nhạy cảm lãi suất
C Phân tích sự chênh lệch về kỳ hạn giữa tài sản Nợ và tài sản Có
D A và B
Câu 52: Khi chênh lệch giữa giá trị TS Có nhạy cảm với lãi suất và giá trị TS Nợ nhạy cảm với lãi
suất (GAP) > 0, thì rủi ro lãi suất xảy ra khi:
A Lãi suất trên thị trường không đổi
B Lãi suất trên thị trường giảm
C Lãi suất trên thị trường tăng
D Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 53: Biện pháp phòng chống rủi ro lãi suất:
A Duy trì sự cân xứng về kỳ hạn của TSN và TSC
B Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt
C Sử dụng các hợp đồng phái sinh
D Tất cả các PA trên
Câu 54: Tài sản Có nhạy cảm với LS bao gồm:
A Tín dụng ngắn hạn; Tín dụng tiêu dùng dài hạn LS thả nổi điều chỉnh 6 tháng 1 lần
Trang 9B TD trung, dài hạn LS thả nổi điều chỉnh hàng năm
C Bao gồm tất cả các loại tín dụng của NH
D Gồm A và B
Câu 55: Thời lượng của một TS được hiểu là:
A Thước đo thời gian tồn tại luồng tiền của TS này
B Thời gian tồn tại luồng tiền được tính trên cơ sở các giá trị hiện tại của nó
C Là thời gian tồn tại thực tế của một TS
D Là thước đo thời gian tồn tại luồng tiền của TS này, được tính trên cơ sở các giá trị hiện tại của nó.
Câu 56: Tại sao đối với NHTM việc định giá tài sản theo thị giá lại có ý nghĩa hơn việc sử dụng giá trị
ghi sổ trong việc ra quyết định tài chính?
A Vì thị giá TS là giá trị thực của TS tại thời điểm định giá (giá trị thị trường)
B Vì giá trị ghi sổ là giá trị hạch toán ban đầu của tài sản (giá trị lịch sử)
C Vì khi LS thay đổi, thị giá của TS cũng thay đổi theo trong khi giá trị ghi sổ là cố định
D Tất cả các ý trên
Câu 57: Những ưu điểm trong việc sử dụng giá trị ghi sổ so với sử dụng thị giá:
A Cung cấp thông tin về cơ cấu TSN và TSC sẽ được định giá lại
B Dễ dàng xác định được sự thay đổi của thu nhập ròng về lãi suất mỗi khi LS thay đổi
C Cả A và B
D Không có ưu điểm nào
Câu 58: Rủi ro LS thường xảy ra khi nào?
A Khi LS Tăng
B Khi LS giảm
C Khi LS tăng và NH thực hiện tái tài trợ TS nợ
D Khi LS giảm và NH thực hiện tái đầu tư TS có
Câu 59: Giải pháp tối ưu cho việc phòng ngừa rủi ro LS của các NH là?
A Làm cân xứng về kỳ hạn của hai vế bảng cân đối
B Sử dụng các hợp đồng phái sinh
C Làm cân xứng về thời lượng của TS ở hai vế bảng cân đối
D Tất cả các ý trên
Câu 60: Nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro về LS trong các NHTM là gì?
A Do sự biến động của LS trên thị trường
B Do cơ cấu của TSN và TSC của NH không hợp lý
C Do sự biến động của LS và cơ cấu TSN và TSC của NH không phù hợp với sự biếnđộng tăng hoặc giảm của LS
D Tất cả các ý trên
Câu 61: LS thị trường tăng, thu nhập của NH sẽ biến động như thế nào khi NH duy trì TSN lớn hơn
TSC?
A Tăng
Trang 10B Giảm
C Có thể tăng, có thể giảm
D Không biến động
Câu 62: LS thị trường giảm, thu nhập của NH sẽ biến động như thế nào khi NH duy trì TSN lớn hơn
TSC?
A Tăng
B Giảm
C Có thể tăng, có thể giảm
D Không biến động
Câu 63: LS thị trường giảm, thu nhập của NH sẽ biến động như thế nào khi NH duy trì TSC lớn hơn
TSN?
A Tăng
B Giảm
C Có thể tăng, có thể giảm
D Không biến động
Câu 64: LS thị trường tăng, thu nhập của NH sẽ biến động như thế nào khi NH duy trì TSC lớn hơn
TSN?
A Tăng
B Giảm
C Có thể tăng, có thể giảm
D Không biến động
Câu 65: Những TSC hoặc TSN nào sau đây thích hợp với kỳ định giá lại là hàng năm?
1 Tín phiếu Kho bạc kỳ hạn 91 ngày
2 Trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 1 năm
3 Trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 20 năm
4 Trái phiếu Công ty thời hạn 20 năm LS thả nổi, định giá lại hàng năm
5 Tín dụng bất động sản, kỳ hạn 30 năm, LS thả nổi, định giá lại 6 tháng/1 lần
6 Cho vay qua đêm trên Interbank
7 Tiền gửi kỳ hạn 9 tháng, LS cố định
8 Tiền gửi kỳ hạn 12 tháng, LS cố định
A Tất cả
B 1, 5,6,9
C 1,2,4,5,6
D 1,2,4,5,6,7,8
Câu 66: Mức độ rủi ro giảm giá trị tài sản khi LS tăng phụ thuộc vào yếu tố nào?
A Phụ thuộc vào giá trị ghi sổ của TS
B Phụ thuộc vào thời lượng của TS
C Phụ thuộc vào mức độ giảm của LS
D Phụ thuộc vào tất cả các yếu tố trên
Trang 11Câu 67: Thế nào là lượng hoá rủi ro LS đối với một TS?
A Là việc tính toán giá trị của một tài sản trên cân đối khi LS thay đổi
B Là việc xác định thị giá của TSN hoặc TSC khi lãi suất tăng hoặc giảm để có biện pháp phòng ngừa rủi ro
C Là việc xác định sự tăng giảm thu nhập ròng của NH khi LS thay đổi
D Tất cả các ý trên
Câu 68: Thế nào là lượng hoá rủi ro LS đối với một danh mục TS?
A Là việc tính toán giá trị của nhiều tài sản trên cân đối khi LS thay đổi
B Là việc tính toán giá trị của cả TSN và TSC trên bảng cân đối khi LS thay đổi
C Là việc xác định thị giá của cả TSN và TSC khi LS thay đổi để có biện pháp phòng ngừa rủi ro
D Tất cả các ý trên
Câu 69: NH huy động vốn thời hạn 1 năm, lãi suất 8%/năm NH dùng nguồn vốn này để đầu tư cho
vay trung hạn, lãi suất của khoản cho vay được ấn định là 9%/năm, kỳ hạn 2 năm Điều gì sẽ xảy ranếu lãi suất huy động tăng lên 9% vào năm thứ 2?
A Ngân hàng sẽ chịu rủi ro lãi suất
B Thu nhập của NH sẽ giảm tương ứng với 1% LS tăng
C NH sẽ phải hứng chịu rủi ro LS vì thu nhập của NH sẽ giảm tương ứng với 1% LS tăng khi NH thực hiện tái tài trợ tài sản nợ
D Tất cả các ý trên
Câu 70: NH huy động vốn với lãi suất huy động ấn định là 8,5%/năm, kỳ hạn nguồn vốn huy động là
2 năm NH dùng nguồn vốn này để đầu tư cho vay ngắn hạn, lãi suất của khoản đầu tư là 9%/năm, thờihạn 1 năm Điều gì sẽ xảy ra nếu lãi suất thị trường giảm còn 8% vào năm thứ 2
E Ngân hàng sẽ chịu rủi ro lãi suất
F Thu nhập của NH sẽ giảm tương ứng với 1% LS tăng
G NH sẽ phải hứng chịu rủi ro LS vì thu nhập của NH sẽ giảm tương ứng với 1% LS giảm khi NH thực hiện tái đầu tư tài sản Có
H Tất cả các ý trên
Câu 71: NH huy động vốn với lãi suất huy động ấn định là 8,5%/năm, kỳ hạn nguồn vốn huy động là
2 năm NH dùng nguồn vốn này để đầu tư cho vay ngắn hạn, lãi suất của khoản đầu tư là 9%/năm, thờihạn 1 năm Điều gì sẽ xảy ra nếu lãi suất thị trường của các khoản đầu tư tăng 10% vào năm thứ 2?
A Ngân hàng sẽ phải hứng chịu rủi ro lãi suất
B Ngân hàng sẽ tăng lợi nhuận tương ứng với 1% lãi suất tăng thêm vào năm thứ hai
C NH sẽ không phải hứng chịu rủi ro LS khi tái đầu tư TS Có
D Gồm B và C
Câu 72: NH huy động vốn với lãi suất huy động ấn định là 8,5%/năm, kỳ hạn nguồn vốn huy động là
1 năm NH dùng nguồn vốn này để đầu tư cho vay trung hạn, lãi suất cố định của khoản đầu tư là 9%/năm, thời hạn 2 năm Điều gì sẽ xảy ra nếu lãi suất huy động giảm còn 8% vào năm thứ 2?
A Ngân hàng sẽ không phải hứng chịu rủi ro lãi suất khi thực hiện tái tài trợ TS Nợ
B Ngân hàng sẽ tăng lợi nhuận tương ứng với 0,5% lãi suất tăng thêm vào năm thứ hai do tiếtgiảm được chi phí huy động vốn
Trang 12C NH sẽ phải tái tài trợ TSN nhưng không phải hứng chịu rủi ro và còn tăng lợi nhuận vì chi phí HĐV giảm.
D Không đáp án nào đúng
Câu 73: NH huy động vốn với lãi suất huy động ấn định là 8,5%/năm, kỳ hạn nguồn vốn huy động là
1 năm NH dùng nguồn vốn này để đầu tư cho vay trung hạn, lãi suất thả nổi là 9%/năm, điều chỉnhhàng năm thời hạn cho vay 2 năm Điều gì sẽ xảy ra nếu LS thị trường tăng đồng loạt 1% vào năm thứ2?
A Ngân hàng sẽ phải hứng chịu rủi ro lãi suất
B Ngân hàng sẽ tăng lợi nhuận tương ứng với 1% lãi suất tăng thêm vào năm thứ hai
C Lợi nhuận của NH không tăng, không giảm và NH sẽ không phải hứng chịu rủi ro LS khi tái tài trợ TS Nợ vì cho vay trung, dài hạn áp dụng LS thả nổi.
D Không đáp án nào đúng
Câu 74: NH huy động vốn dài hạn với lãi suất thả nổi điều chỉnh 1 năm 1 lần, LS năm đầu là 8%/năm,
kỳ hạn nguồn vốn huy động là 10 năm NH dùng nguồn vốn này để đầu tư cho vay ngắn hạn, lãi suấtcủa khoản đầu tư hiện tại là 9%/năm, thời hạn 1 năm Điều gì sẽ xảy ra nếu lãi suất thị trường giảmđồng loạt 1% vào năm thứ 2?
A Ngân hàng sẽ phải hứng chịu rủi ro lãi suất vì thu nhập giảm
B NH sẽ không phải hứng chịu rủi ro LS khi tái đầu tư TS Có
C Ngân hàng sẽ giảm lợi nhuận tương ứng với 1% lãi suất giảm vào năm thứ hai
D Không đáp án nào đúng
Câu 75: Những hạn chế của mô hình định giá lại là gì?
A Mô hình định giá lại chỉ phản ảnh một phần rủi ro LS đối với NH mà ko đề cập đến giá trị thị trường
B Việc phân nhóm tài sản theo một khung kỳ hạn nhất định đã p/a sai lệch thông tin về cơ cấucác TSN và TSC trong cùng một nhóm
C Kỳ hạn đến hạn của TSC và TSN có thể là dài hạn trên 1 năm nhưng chúng vẫn phát sinh
do tâm lý của người gửi hoặc người vay do ảnh hưởng của LS
D Tất cả các ý trên
Câu 76: Những đặc điểm của mô hình định thời lượng?
A Thời lượng tăng lên cùng với kỳ hạn của TS có thu nhập cố định nhưng với một tỷ lệ giảm dần
B Khi LS thị trường tăng thì thời lượng giảm
C Lãi suất Coupon càng cao thì thời lượng càng giảm
D Tất cả các ý trên
Câu 77: Sự khác nhau về giao dịch giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai?
A HĐ tương lại được giao dịch có tổ chức tại sơ giao dịch Còn HĐ kỳ hạn là sự thoả thuận song phương và được giao dịch trên thị trường phi tổ chức.
B HĐ tương lai được giao dịch trên thị trường phi tổ chức còn hợp đồng kỳ hạn được giao dịch có tổ chức tại sở giao dịch
C Không có sự khác biệt
D Không có ý nào đúng
Câu 88: Sự khác nhau về giá của hợp đồng giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai?
A Giá của HĐ tương lai là cố định Còn giá của HĐ kỳ hạn là sự thoả thuận song phương và thay đổi hàng ngày
B Giá của HĐ kỳ hạn là cố định còn giá của hợp đồng tương lai là thay đổi hàng ngày theo điều kiện thị trường
C Không có sự khác biệt
D Không có ý nào đúng
Trang 13Câu 79: Sự khác nhau về nội dung giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai?
A HĐ tương lại là HĐ được tiêu chuẩn hoá còn HĐ kỳ hạn là những HĐ tuỳ ý, phụ thuộc vào thoả thuận giữa người mua và người bán
B Đối tượng chịu rủi ro của HĐ kỳ hạn là các đối tác tham gia hợp đồng còn HĐ tương lai không có rủi ro
C Cả A và B
D Không có sự khác biệt
Câu 80: Giả sử lãi suất thị trường dự báo sẽ tăng trong tương lai các nhà QTNH sẽ quyết định thế nào
để phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng kỳ hạn trái phiếu?
A Bán kỳ hạn các trái phiếu theo giá hiện tại
B Bán trái phiếu cho người mua theo giá thoả thuận tại thời điểm đáo hạn trong hợp đồng
C Mua kỳ hạn các trái phiếu theo giá hiện tại
D Không ý nào đúng
Câu 81: Giả sử lãi suất thị trường dự báo sẽ giảm trong tương lai các nhà QTNH sẽ quyết định thế nào
để phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng các HĐ kỳ hạn?
A Ký các hợp đồng bán kỳ hạn các trái phiếu theo giá hiện tại
B Ký các hợp đồng mua kỳ hạn các trái phiếu theo giá hiện tại
C Ký các hợp đồng mua kỳ hạn trái phiếu theo giá thoả thuận tại thời điểm đáo hạn
D Không ý nào đúng
Câu 82: Các NHTM sẽ thực hiện phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng các HĐ kỳ hạn tiền gửi khi nào?
A Khi NH phải thực hiện tái tài trợ tài sản nợ với dự đoán LS tăng trong tương lai
B Khi NH phải thực hiện tái đầu tư TSC với dự đoán LS sẽ tăng trong tương lai
C Khi NH phải thực hiện tái tài trợ TS nợ với dự đoán LS sẽ giảm trong tương lai
D Khi NH phải thực hiện tái đầu tư TSC với dự đoán LS sẽ giảm trong tương lai
Câu 83: Các NHTM sẽ thực hiện phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng các HĐ kỳ hạn LS khi nào?
A Khi NH huy động vốn với LS thả nổi nhưng lại cho vay với LS cố định
B Khi NH muốn hoán đổi LS cho phù hợp với tính chất cố định hay thả nổi của nguồn vốn huy động
C Khi NH huy động vốn với LS cố định nhưng lại cho vay với LS thả nổi
D Khi NH phải thực hiện tái đầu tư TSC với dự đoán LS sẽ giảm trong tương lai
Câu 84: Sự khác biệt giữa hợp đồng lãi suất kỳ hạn và HĐ tiền gửi kỳ hạn?
A HĐ kỳ hạn tiền gửi là liên quan đến tiền gốc và lãi TG, còn HĐ lãi suất kỳ hạn chỉ liên quan đến LS
B HĐ kỳ hạn TG là sự thoả thuận giữa NH và bên đối tác có sự giao nhận cả gốc và lãi
TG, còn HĐLS kỳ hạn chỉ liên quan đến việc trao đổi phần chênh lệch LS (không có giao nhận tiền gốc) để phòng ngừa rủi ro LS.
C Cả A và B
D Không ý nào đúng
Câu 85: Thế nào là việc “bán khống” khi khách hàng thực hiện mua bán các hợp đồng tương lai?
A Là việc khách hàng không thực hiện bán các hợp đồng có thật
B Là việc khách hàng bán các hợp đồng không có thật trong tương lai
C Là việc khách hàng bán các hợp đồng có thật trong tương lai nhưng hiện tại thì chưa thực hiện mua hợp đồng đó.
D Là việc khách hàng bán các hợp đồng không có thật trong hiện tại và cả trong tương lai
Trang 14Câu 86: Các ngân hàng thường sử dụng công cụ phái sinh là hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro
LS khi nào?
A Khi có sự không cân xứng về thời lượng của TS và có sự biến động của lãi suất
B Khi các nhà quản trị NH dự báo có sự biến động của LS trên thị trường
C Khi có sự chênh lệch về giá trị TSN và TSC trên bảng cân đối
D Không ý nào đúng
Câu 87: Các phương pháp phòng ngừa rủi ro LS bằng các hợp đồng tương lai?
A Phòng ngừa ví mô và phòng ngừa vi mô
B Phòng ngừa phổ thông và phòng ngừa chọn lọc
C Cả A và B
D Không đáp án nào đúng
Câu 88: Sự khác biệt giữa phòng ngừa phổ thông và phòng ngừa chọn lọc?
A Phòng ngừa phổ thông là phòng ngừa vĩ mô và vi mô còn phòng ngừa chọn lọc là phòng ngừa có tính toán
B Phòng ngừa phổ thông là các phương pháp phòng ngừa thông dụng nhất còn phòng ngừachọn lọc là phòng ngừa có lựa chọn các loại TS cần thiết phải phòng ngừa kể cả phòngngừa quá mức
C Cả A và B
D Không đáp án nào đúng
Câu 89: Hợp đồng quyền chọn là gì?
A Là một công cụ tài chính cho phép người sử dụng được mua một tài sản nhất định có sự thoảthuận về giá cả từ trước tại một thời điểm nhất định trong tương lai
B Là một công cụ tài chính cho phép người mua HĐ có quyền mua hoặc bán một tài sản tạimức giá cố định đã được thoả thuận từ trước tại một thời điểm nhất định trong tương lai
C Là một công cụ tài chính cho phép người sử dụng có quyền mua hoặc bán một tài sản với một mức giá cố định đã được thoả thuận từ trước trong hợp đồng tại một thời điểm nhất định trong tương lai.
Câu 90: Lý do phải hạn chế các hợp đồng quyền chọn bán?
A Vì các NH thực hiện các HĐ quyền chọn không nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro
B Vì các HĐ quyền chọn đôi khi phải hứng chịu rất nhiều rủi ro
C Vì khi các NH SD hợp đồng quyền chọn nhằm mục đích đầu cơ thì phải đối mặt với rủi ro là rất lớn
D Tất cả các ý trên
Câu 91: Đặc trưng cơ bản của Hợp đồng hoán đổi lãi suất?
A Người mua HĐ nhằm chuyển đổi LS huy động cố định sang LS thả nổi còn người bán thìnhằm mục đích ngược lại
B Người mua HĐ nhằm chuyển đổi LS huy động thả nổi sang LS cố định để phù hợp với tính chất cố định của nguồn thu từ TS có, còn người bán thì nhằm mục đích ngược lại
C Người mua và người bán hợp đồng đều nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro LS
D Tùy tình hình thực tế của mỗi NH mà người mua và bán HĐ có mục đích khác nhau
Câu 92: Theo quy định hiện hành, nợ nhóm nào sau đây phải trích lập dự phòng cụ thể?
Trang 15A Nợ nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5
B Nợ nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3
C Nợ nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4
D Nợ nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5
BỘ ĐỀ TRẮC NGHIỆM MÔN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG RỦI RO
Nhóm câu hỏi trung bình (230 câu):
Câu 1: Hiện nay, theo quy định của Ngân hàng nhà nước, nợ nhóm 5 là nợ:
A Nợ đủ tiêu chuẩn
B Nợ có khả năng mất vốn
C Nợ nghi ngờ
D Nợ cần chú ý
Câu 2: Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, rủi ro từ hoạt động nào thường chiếm tỷ trọng chi
phí lớn nhất?
A Rủi ro lãi suất
B Rủi ro tín dụng
C Rủi ro hối đoái
D Rủi ro thanh khoản
Câu 3: Trong rủi ro tín dụng, biện pháp khai thác nợ được sử dụng khi:
A Khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng chưa thực sự nghiêm trọng
B Khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng thực sự nghiêm trọng
C Ngân hàng không còn khả năng thu hồi nợ gốc và lãi
D Không đáp án nào đúng
Câu 4: Theo quy định hiện nay, dự phòng nợ khó đòi được coi là:
A Chi phí hoạt động của ngân hàng
B Quỹ dự phòng tài chính
C Khoản bù đắp thua lỗ trong hoạt động kinh doanh của NH
D Quỹ dự phòng chung
Câu 5: Theo quy định hiện nay những nhóm nợ nào phải trích lập dự phòng chung:
A Nơ nhóm 1 đến nhóm 5
B Nợ nhóm 2 đến nhóm 5
C Tất cả các nhóm nợ nội bảng và ngoại bảng
D Tất cả các nhóm nợ nội ngoại bảng trừ nhóm 5
Câu 6: Món nợ ngắn hạn 10 tỷ đồng, quá hạn 30 ngày; tài sản bảo đảm là vàng, trị giá là 10 tỷ đồng,
biết tỷ lệ khấu trừ TSĐB là 95% Ngân hàng phải trích lập dự phòng cụ thể bao nhiêu?
A 30 triệu đồng
B 25 triệu đồng
C 50 triệu đồng
Trang 16D Không có phương án nào đúng
Câu 7 : Trường hợp nào sau đây có thể dẫn đến rủi ro tín dụng?
A Mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản Nợ và tài sản Có
B Mất cân đối về quy mô tiền gửi và quy mô tài sản Có sinh lợi
C Thiếu sự giám sát tín dụng Lãi suất tăng, giảm đột ngột
D Gồm tất cả các phương án trên
Câu 8: Rủi ro nguồn vốn được thể hiện thông qua biểu hiện nào dưới đây?
A Nguồn vốn bị tồn đọng, không cho vay được
B Nguồn vốn không đáp ứng tốt cho nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng
C NH cho vay được nhưng thu nhập từ hoạt động cho vay không đủ bù đắp cho chi phí huy độngvốn
D A và C
Câu 9: Ngân hàng có thể sử dụng phương pháp nào để đo lường rủi ro tín dụng?
A Sử dụng mô hình GAP
B Phân tích tín dụng, Chấm điểm tín dụng
C Thường xuyên kiểm tra, giám sát khoản cho vay
D A và B
Câu 10: Để khuyến khích mở rộng TD đối với nền kinh tế NHNN thường sử dụng công cụ:
A Tăng lãi suất cơ bản; Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các NHTM
B Giảm lãi suất cơ bản; Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các NHTM
C Tăng LSCB, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc các NHTM
D Giảm LSCB, tăng tỷ lệ DTBB các NHTM
Câu 11: Khái niệm về rủi ro tín dụng?
A Là khả năng khách hàng nhận vốn vay nhưng không thanh toán đầy đủ gốc, lãi khi đến hạn
B Là khi khách hàng vay vốn không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ dẫn đến tổn thất chongân hàng
C Là khi khách hàng nhận vốn vay không trả nợ hoặc không thanh toán đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi cho NH gây tổn thất cho NH.
D Tất cả các ý trên đều được
Câu 12: Giới hạn rủi ro tín dụng bao gồm:
A Rủi ro từ các khoản cho vay không thu được nợ gốc, lãi
B Rủi ro phát sinh từ các khoản bảo lãnh, cam kết
C Rủi ro phát sinh từ các khoản tài trợ TM, tín dụng thuê mua
D Tất cả các ý trên
Câu 13: Trong các điều kiện vay vốn sau điều kiện nào là quan trọng nhất để phòng tránh rủi ro
A Có dự án phương án khả thi và có hiệu quả
B Có khả năng tài chính tốt để có thể trả nợ đúng hạn cả gốc và lãi
C Có tài sản đảm bảo cho khoản vay
D Không có điều kiện nào là quan trọng nhất
Trang 17Câu 14: Xử lý nợ theo hướng khai thác là:
A Là việc NH không áp dụng các công cụ pháp luật để xử lý nợ
B Là việc cho phép khách hàng đưa ra “cam kết tự nguyện trả nợ”
C Là việc NH tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp về vốn để sản xuất kinh doanh lấy nguồn thu để tựtrả nợ ngân hàng
D Tất cả các ý trên
Câu 15: Mục đích của việc xử lý nợ theo hướng khai thác là
A Có thêm TSBĐ và loại bỏ được sự phòng thủ của khách hàng
B Có được lợi thế về sự lạc quan của khách hàng
C Tạo được uy tín và hình ảnh tốt đối với khách hàng trong tương lai
D Tất cả các ý trên
Câu 16: Các nguyên tắc quản lý rủi ro bao gồm:
A Rủi ro cần được lượng hoá và đánh giá nó trước khi chấp nhận
B Rủi ro cần dược lượng hoá; Thông tin kế toán cập nhật và chính xác; Chia sẻ thông tin theocấp và các ghi chép những thay đổi quy mô hoặc bản chất của rủi ro
C A và Thông tin kế toán cập nhật và chính xác; Chia sẻ thông tin theo cấp và các ghi chép những thay đổi quy mô hoặc bản chất của rủi ro
D Tất cả các ý trên
Câu 17: Các căn cứ để trích lập dự phòng rủi ro:
A Căn cứ vào số dư nợ tại thời điểm trích
B Căn cứ vào giá trị tài sản thế chấp phải khấu trừ
C Căn cứ vào thực trạng từng nhóm nợ
D Tất cả các ý trên
Câu 18: Các tổ chức TD được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong các trường hợp nào?
A Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; cánhân bị chết hoặc mất tích
B Các khoản nợ thuộc nhóm 5 được các TCTD xác định là không còn khả năng trả nợ
C Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý,
D Tất cả các ý trên.
Câu 19: Vì sao các TCTD phải trích lập dự phòng rủi ro TD?
A Vì xác suất rủi ro TD là rất lớn
B Vì các TCTD phải thực hiện theo quy định
C Để có nguồn dự phòng xử lý rủi ro bù đắp các khoản nợ không thu hồi được.
D Tất cả các ý trên,
Câu 20: Theo quy định hiện hành tại VB 493, các TCTD phải trích lập dự phòng chung như thế nào?
A 0,75% trên tổng dư nợ TD nội bảng
B 0,75% trên tổng dư nợ nội, ngoại bảng tại thời điểm trích
C 0,75% trên tổng dư nợ TD nội, ngoại bảng trừ nợ nhóm 5.
D 75% trên tổng dư nợ nội, ngoại bảng tại thời điểm trích trừ nợ nhóm 5
Câu 21: Giải pháp xử lý rủi ro đối với các khoản nợ không có khả năng thu hồi đối với các TCTD?.
Trang 18A Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro
B Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro và vốn tự có khi quỹ dự phòng không đủ để bù đắp.
C Dùng lợi nhuận để lại để bù đắp,
D Tất cả các ý trên
Câu 22: Giải pháp xử lý rủi ro đối với các khoản nợ không có khả năng thu hồi đối với các TCTD khi
nguồn dự phòng rủi ro không đủ để xử lý?
A Dùng lợi nhuận hàng năm và vốn tự có của đơn vị.
B Dùng vốn chủ sở hữu của đơn vị
C Dùng vốn của NSNN
D Tất cả các ý trên
Câu 23: Các TCTD được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng:
A Hàng tháng
B Hàng quý
C 6 tháng 1 lần
D Hàng năm
Câu 24: Khái niệm về thanh khoản dưới góc độ tài sản là gì?
A Là khả năng NH đáp ứng đầy đủ và kịp thời các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong quá trìnhhoạt động kinh doanh như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán và các giao dịch tài chính khác
B Là khả năng NH đáp ứng đầy đủ và kịp thời các tài sản nợ và tài sản có phát sinh trong quátrình hoạt động kinh doanh của NH
C Là khả năng chuyển hoá thành tiền của tài sản và ngược lại
D Tất cả các đáp án đều đúng
Câu 25: Khái niệm về thanh khoản dưởi góc độ ngân hàng là gì?
A Là khả năng NH đáp ứng đầy đủ và kịp thời các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán và các giao dịch tài chính khác
B Là khả năng NH đáp ứng đầy đủ và kịp thời các tài sản nợ và tài sản có phát sinh trong quátrình hoạt động kinh doanh của NH
C Là khả năng chuyển hoá thành tiền của tài sản và ngược lại
D Tất cả các đáp án đều đúng
Câu 26: Cung thanh khoản là gì?
A Là lượng tiền gửi vào NH để NH sử dụng
B Là số tiền có sẵn hoặc có thể có trong thời gian ngắn để NH sử dụng
C Là lượng tiền ra khỏi NH
D Là số tiền NH có nhu cầu chi trả ngay lập tức hoặc trong một thời gian ngắn
Câu 27: Cầu thanh khoản là gì?
A Là lượng tiền gửi vào NH để NH sử dụng
B Là số tiền có sẵn hoặc có thể có trong thời gian ngắn để NH sử dụng
C Là lượng tiền ra khỏi NH
D Là số tiền NH có nhu cầu chi trả ngay lập tức hoặc trong một thời gian ngắn
Trang 19Câu 28: Trạng thái thanh khoản ròng là gì?
A Là chênh lệch giữa tổng cầu và tổng cung thanh khoản tại một thời điểm
B Là chênh lệch giữa tổng cung và tổng cầu thanh khoản
C Là chênh lệch giữa tổng cung và tổng cầu thanh khoản tại một thời điểm
D A hoặc C đều được
Câu 29: Rủi ro thanh khoản là gì?
A Là khả năng NH không đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính một cách tức thời hoặc phảihuy động vốn với giá cao hoặc phải bán tài sản với giá thấp
B Là khả năng NH không đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính một cách tức thời, phải huy động vốn với giá cao hoặc phải bán tài sản với giá thấp
C Là những rủi ro NH phải gánh chịu khi gặp vấn đề về thanh khoản
D Cả 3 đáp án trên đều được
Câu 30: Rủi ro thanh khoản xảy ra khi nào?
A Khi NH bị thâm hụt thanh khoản
B Khi NH thặng dư thanh khoản
C Khi thặng dư (dự trữ quá mức) và khi thâm hụt
D Khi NH mất khả năng thanh toán
Câu 31: Những vấn đề NH phải gánh chịu khi xảy ra rủi ro thanh khoản là gì?
A Chuyển hoá tài sản thành tiền với giá thấp hoặc chi phí cao
B Tiếp cận thị trường tiền tệ để tăng vốn với những điều kiện khắt khe hơn
C Mất uy tín với khách hàng truyền thống Đình trệ hoạt động dẫn đến giảm thu nhập
D Tất cả các ý trên
Câu 32: Các dấu hiệu nhận biết rủi ro thanh khoản?
A NH bất ngờ huy động vốn với LS cao hoặc vay NHTƯ với khối lượng lớn và thường xuyênhơn hoặc chấp nhận lỗ khi bán tài sản
B Từ chối các khoản cho vay
C Sự biến động của giá cổ phiếu và lòng tin của dân chúng bị giảm sút
D Tất cả các ý trên
Câu 33: Đặc trưng cơ bản của rủi ro thanh khoản là gì:
A Sự không cân xứng về kỳ hạn giữa TSN và TSC
B Tính lỏng của TS Có ít hơn tính lỏng của TSN
C Tính lỏng của TS Nợ ít hơn tính lỏng của TSC
D Tất cả các ý trên
Câu 34: Rủi ro thanh khoản phát sinh bên TSC là gì:
A Là hiệu ứng các khoản tiền gửi rút ra quá mức dự tính
B Là các khoản tín dụng cho vay ra không thu được đúng hạn để thực hiện các cam kết TD
C Là các khoản tín dụng chậm trả
D Là hiệu ứng các khoản TG rút ra quá mức dự tính trong khi các khoản cho vay ra không thuđược đúng hạn
Trang 20Câu 35: Rủi ro thanh khoản phát sinh bên TSN là gì:
A Là hiệu ứng các khoản tiền gửi rút ra quá mức dự tính
B Là các khoản tín dụng cho vay ra không thu được đúng hạn
C Là sự không cân xứng giữa kỳ hạn của các khoản tiền gửi và các khoản tiền vay
D Là hiệu ứng các khoản TG rút ra quá mức dự tính trong khi NH không còn nguồn dự trữ đểthanh toán
Câu 36: Đặc trưng cơ bản của rủi ro thanh khoản là gì?
A Tính lỏng của tài sản Nợ thấp hơn tính lỏng của tài sản Có
B Tính lỏng của tài sản Nợ cao hơn tính lỏng của tài sản Có
C Ngân hàng không thực hiện được nghĩa vụ tài chính với khách hàng
D Không có đáp án nào đúng
Câu 37: Vị thế thanh khoản ròng của một NH được xác định bởi:
A Nguồn cung thanh khoản
B Nguồn cầu thanh khoản
C Nguồn cung thanh khoản và nguồn cầu thanh khoản
D Chênh lệch giữa nguồn cung thanh khoản và nguồn cầu thanh khoản
Câu 38: Thâm hụt thanh khoản có nghĩa là
A NH có nguồn cung thanh khoản lớn hơn cầu thanh khoản
B NH có nguồn cung thanh khoản nhỏ hơn nguồn cầu thanh khoản
C NH có nguy cơ bị mất khả năng thanh toán nếu không tìm được nguồn TT bổ sung
D B&C
Câu 39: Để quản lý rủi ro thanh khoản có thể sử dụng các biện pháp nào?
A Quản lý tài sản Nợ và tài sản Có
B Xác định khe hở lãi suất
C Quản lý thanh khoản kết hợp
D A và C
Câu 40: Nguyên nhân tiền đề dẫn đến rủi ro thanh khoản là gì?
A Do NH huy động và đi vay vốn với thời hạn ngắn để đầu tư cho vay ra với thời hạn dài
B Do sự nhạy cảm của TS với sự thay đổi của LS
C Do những trục trặc về thanh khoản khiến lòng tin của dân chúng bị lung lay
D Do tất cả các ý trên
Câu 41: Nguyên nhân hoạt động dẫn đến rủi ro thanh khoản là gì?
A Do khách hàng gửi tiền đồng loạt rút ra một khoản tiền lớn buộc NH phải đi vay bổ sungvới LS cao hoặc bán bớt TS với giá rẻ
B Do KH thực hiện các cam kết TD cùng lúc khiến NH phải chuyển hoá các TS khác thànhtiền để đáp ứng nhu cầu thanh khoản hoặc đi vay các NH khác với LS cao
C Gồm cả A và B
D Không ý nào đúng
Câu 42: Tài sản có có tính lỏng thấp đó là những tài sản:
Trang 21A Tiền mặt, tiền gửi NHNN và TG thanh toán
B Các khoản đầu tư mua sắm TSCĐ
C Các khoản tài trợ tín dụng
D B&C
Câu 43: Phương án quản lý rủi ro thanh khoản đối với hiệu ứng rút tiền là:
A Đi vay với thời hạn ngắn
B Phát hành kỳ phiếu ngắn hạn, hay phát hành một số trái phiếu có thời hạn dài
C Cả hai phương án trên
D Không phương án nào đúng
Câu 44: Phương án quản lý rủi ro thanh khoản để thực hiện các cam kết tín dụng:
A Duy trì một lượng dự trữ TM tại NHTƯ và TM tại quỹ để đáp ứng nhu cầu thanh khoản tứcthì
B Duy trì một lượng tài sản có tính thanh khoản cao để sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu thanhkhoản
C Đi vay với thời hạn ngắn
D A và B
Câu 45: Tài sản có tính thanh khoản cao là những tài sản:
A Có thể chuyển hoá thành TM nhanh chóng
B Có chi phí chuyển nhượng thấp và giá cả thị trường hợp lý
C Được giao dịch trên một thị trường hoàn hảo
D Tất cả các ý trên
Câu 46: Trạng thái thanh khoản ròng là:
A Chênh lệch giữa nguồn cung thanh khoản với nguồn cầu thanh khoản
B Là chênh lệch giữa nguồn thanh khoản phải thực hiện với nguồn thanh khoản đã thực hiện
C Chênh lệch giữa nguồn cầu thanh khoản và nguồn cung thanh khoản
D Không đáp án nào đúng
Câu 47: Duy trì dự trữ vượt mức có được coi là một trong những biện pháp để phòng ngừa rủi ro
thanh khoản các TCTD?
A Có
B Không
C Chưa chắc chắn
D Không có đáp án nào đúng
Câu 48: Chiến lược quản lý rủi ro thanh khoản bên TSC của các NHTM nhằm:
A Hình thành một danh mục tài sản có thanh khoản để đáp ứng nhu cầu dự trữ bắt buộc
B Hình thành một danh mục tài sản có thanh khoản để đáp ứng nhu cầu thanh khoản diễn rahàng ngày
C Cả A và B
D Không đáp án nào đúng
Câu 49: Chiến lược quản lý rủi ro thanh khoản bên TSN của các NHTM nhằm:
Trang 22A Hình thành một danh mục TS Nợ sao cho giảm được lượng TS thanh khoản phải duy trì bên TS có
B Hình thành một danh mục TSN cân đối với các TSC
C Cả A và B
D Không đáp án nào đúng
Câu 50: Có mấy phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản?
A 4 phương pháp
B 5 phương pháp
C 6 phương pháp
D 7 phương pháp
Câu 51: Chiến lược quản lý rủi ro thanh khoản với TS nợ bao gồm:
A Phát triển thị trường bán lẻ
B Đa dạng hoá nguồn vốn
C Tăng cường thu hút nguồn vốn dài hạn với LS cố định
D Tất cả các ý trên
Câu 52: Rủi ro hối đoái là:
A những sự cố xảy ra trong hoạt động kinh doanh hối đoái có thể gây nên những tổn thất cho ngân hàng
B Sự biến động của tỷ giá làm giảm lợi nhuận của NH
C Sự không cân xứng giữa TSC và TSN của bang CĐ ngoại tệ
D Tất cả các ý trên
Câu 53: Nguyên nhân dẫn tới rủi ro hối đoái có thể xuất phát từ:
A Ngân hàng thực hiện giao dịch ngoại tệ cho khách hàng và bản thân ngân hàng
B Ngân hàng huy động vốn bằng ngoại tệ
C Đầu tư tài sản Có bằng ngoại tệ
D Tất cả các đáp án trên
Câu 54: Trong các hợp đồng phái sinh được sử dụng để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro hối đoái thì yếu tố
giúp cho ngân hàng có thể hạn chế được rủi ro là:
A Số lượng ngoại tệ giao dịch đã được thỏa thuận trước
B Thời gian thực hiện hợp đồng đã được thỏa thuận trước
C Tỷ giá thực hiện được thỏa thuận trước
D Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 55: Trạng thái ngoại tệ ròng là
A Chệnh lệch giữa TSC và TSN nội bảng
B Chênh lệch giữa TSC và TSN nội bảng và ngoại bảng
C Chênh lệch giữa TSC và TSN (cả nội và ngoại bảng) tại một thời điểm
D Tất cả các đáp án trên đều được
Câu 56: Trạng thái ngoại tệ trường ròng là
A Chênh lệch dương giữa TSC và TSN nội bảng và ngoại bảng
B Chênh lệch dương giữa TSC và TSN (cả nội và ngoại bảng) tại một thời điểm
Trang 23C Chênh lệch âm giữa TSC và TSN nội bảng và ngoại bảng tại một thời điểm
D Không đáp án nào đúng
Câu 57: Nếu trạng thái ngoại hối ròng của NH là trạng thái đoản ròng, rủi ro hối đoái xảy ra khi:
A Tỷ giá trên thị trường tăng
B Tỷ giá trên thị trường không đổi
C Tỷ giá trên thị trường giảm
D Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 58: Nếu trạng thái ngoại hối ròng của NH là trạng thái trường ròng, rủi ro hối đoái xảy ra khi:
A Tỷ giá trên thị trường tăng
B Tỷ giá trên thị trường không đổi
C Tỷ giá trên thị trường giảm
D Không đáp án nào đúng
Câu 59: Nội dung phòng ngừa rủi ro hối đoái ngoại bảng:
A Duy trì cân xứng ngoại hối giữa tài sản Có và tài sản Nợ
B Duy trì trạng thái tài sản Có lớn hơn TS Nợ
C Duy trì Tài sản Nợ ngoại tệ lớn hơn Tài sản Có ngoại tệ
D Sử dụng các hợp đồng phái sinh
Câu 60: Phương pháp phòng ngừa rủi ro hối đoái nội bảng là:
A Duy trì sự cân xứng về trạng thái ngoại hối giữa tài sản Có và tài sản Nợ
B Sử dụng các hợp đồng phái sinh
C Duy trì trạng thái ngoại hối trường ròng
D Duy trì trạng thái ngoại hối đoản ròng
Câu 61: Điều kiện để ngân hàng phải hứng chịu rủi ro tỷ giá khi duy trì trạng thái ngoại tệ đoản ròng?
A Tỷ giá không biến động
B Tỷ giá biến động tăng
C Tỷ giá biến động giảm
D Tỷ giá biến động tăng hoặc giảm
Câu 62: Để có được trạng thái ngoại tệ cân bằng, các NH cần phải làm gì?
A đồng thời làm cân xứng giữa “TSN và TSC nội bảng” và làm cân xứng giữa “doanh số muavào và DS bán ra” đối với từng ngoại tệ
B Làm cho trạng thái nội bảng và ngoại bảng ngược dấu với nhau
C Sử dụng các HĐ phái sinh
D gồm A và B
Câu 63: Mức độ rủi ro của tỷ giá phụ thuộc vào?
A Độ lớn của trạng thái ngoại tệ
B Mức độ biến động của tỷ giá
C Trạng thái trường ròng hoặc đoản ròng
D A và B
Câu 64: Phương pháp phòng ngừa ngoại bảng?
A Sử dụng các hợp đồng phái sinh
B Sử dụng hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng hoán đổi
C Sử dụng hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn
Trang 24D Tất cả các PA trên
Câu 65: Thời điểm phát sinh trạng thái ngoại tệ đối với các hợp đồng phái sinh là:
A Ngay sau khi ký hợp đồng
B Tại thời điểm thanh toán
C Tại thời điểm phát sinh giao dịch
D Không phát sinh trạng thái ngoại tệ đối với các HĐ phái sinh
Câu 66: Tổng trạng thái ngoại tệ mở là:
A Tổng TS nợ – Tổng tài sản có
B Tổng doanh số mua vào – tổng doanh số bán ra
C Tổng trạng thái ngoại tệ nội bảng + Tổng trạng thái ngoại tệ ngoại bảng
D Tất cả các ý trên
Câu 67: Khi NH duy trì trạng thái ngoại tệ nội bảng trường ròng và trạng thái ngoại tệ ngoại bảng
đoản ròng thì rủi ro tỷ giá:
A Chắc chắn sẽ xảy ra
B Chắc chắn không xảy ra
C Không thể khảng định là có rủi ro hay không
D Có thể xảy ra khi trạng thái trường và đoản là ngang nhau
Câu 68: Khi NH duy trì trạng thái ngoại tệ ngoại bảng trường ròng và trạng thái ngoại tệ nội bảng
đoản ròng thì rủi ro tỷ giá:
A Chắc chắn sẽ xảy ra nếu trạng thái trường lớn hơn trạng thái đoản
B Chắc chắn sẽ xảy ra nếu trạng thái đoản lớn hơn trạng thái trường
C Chắc chắn sẽ xảy ra nếu trạng thái trường bằng trạng thái đoản
D Không thể xảy ra
Câu 69: Khi NH duy trì trạng thái ngoại tệ nội bảng trường ròng và trạng thái ngoại tệ ngoại bảng
đoản ròng thì rủi ro tỷ giá:
A Không thể xảy ra nếu trạng thái trường ngang bằng với trạng thái đoản
B Không thể xảy ra nếu trạng thái trường lớn hơn trạng thái đoản
C Chắc chắn sẽ xảy ra nếu trạng thái đoản lớn hơn trạng thái trường
D Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 70: Khi NH duy trì trạng thái ngoại tệ nội bảng trường ròng và trạng thái ngoại tệ ngoại bảng
đoản ròng thì rủi ro tỷ giá:
A Không thể xảy ra nếu trạng thái trường nội bảng ngang bằng với trạng thái đoản ngoại bảng
B Sẽ xảy ra nếu trạng thái trường nội bảng lớn hơn trạng thái đoản ngoại bảng
C Không thể xảy ra nếu trạng thái đoản ngoại bảng lớn hơn trạng thái trường nội bảng
D Tất cả các ý trên đều sai
Câu 71: Các hoạt động ngoại bảng làm phát sinh trạng thái ngoại tệ mở bao gồm:
A Các hợp đồng ngoại tệ chưa đến hạn thanh toán
B Các HĐ ngoại tệ đã đến hạn thanh toán
C Các HĐ ngoại tệ đã được ký kết nhưng chưa hạch toán
Trang 25D Tất cả các ý trên
Câu 72: Các NHTM tham gia thị trường ngoại tệ thông qua các hoạt động nào?
A Mua hộ bán hộ ngoại tệ cho KH nhằm phục vụ cho xuất nhập khẩu
B Mua bộ, bán hộ ngoại tệ cho KH và cho chính NH nhằm phục vụ cho nhu cầu XNK và đầu tư của KH và phục vụ cho mục tiêu phòng ngừa rủi ro hoặc mục tiêu kiếm lời của NH.
C Mua bán ngoại tệ nhằm cân bằng trạng thái ngoại tệ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá
D Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 73: Trạng thái ngoại tệ mở đối với một ngoại tệ bao gồm:
A Trạng thái ngoại tệ nội bảng và trạng thái ngoại tệ ngoại bảng của ngoại tệ đó
B Tổng trạng thái ngoại tệ nội bảng và trạng thái ngoại tệ ngoại bảng của cả bảng cân đối
C Cả A và B
D Không ý nào đúng
Câu 74: Điều kiện để có rủi ro ngoại tệ là:
A Phải có trạng thái ngoại tệ mở
B Tỷ giá phải biến động
C Phải có trạng thái ngoại tệ mở và tỷ giá phải biến động
D Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 75: Điều kiện để tránh rủi ro tỷ giá bao gồm:
A Phải duy trì trạng thái ngoại tệ nội bảng và trạng thái ngoại tệ ngoại bảng bằng 0
B Tổng trạng thái ngoại tệ mở phải lớn hơn 0
C Cả A và B
D Không ý nào đúng
Câu 76: Sự biến động của tỷ giá phụ thuộc vào các nguyễn nhân nào?
A Yếu tố kinh tế: Khủng hoảng, lạm phát, LS biến động
B Yếu tố chính trị: Thuế quan, hạn ngạch
C Văn hóa xã hội: Tâm lý ưa dùng hàng ngoại
D Tất cả các nguyên nhân trên
Câu 77: Một Ngân hàng đã dùng nguồn VND để đầu tư cho vay ngoại tệ bằng USD thời hạn 1 năm.
Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá ngân hàng này sẽ thực hiện chiến lược gì?
A Mua hợp đồng quyền chọn bán vào thời điểm khoản vay đến hạn
B Mua hợp đồng quyền chọn mua vào thời điểm khoản vay đến hạn
C Mua hợp đồng quyền chọn bán vào thời điểm khoản vay đến hạn với tỷ giá > hoặc bằng tỷ giá giao ngay tại thời điểm cho vay.
D Vừa mua vừa bán hợp đồng quyền chọn mua
Câu 78: Một Ngân hàng đã đi vay 100 triệu USD để đầu tư cho khách hàng vay bằng VND Để phòng
ngừa rủi ro tỷ giá NH sẽ làm gì?
A Mua hợp đồng quyền chọn mua
B Mua hợp đồng quyền chọn bán
C Mua và bán hợp đồng quyền chọn mua
Trang 26D Mua và bán hợp đồng quyền chọn bán
Câu 79: Một Ngân hàng đã đi vay 100 triệu USD thời hạn 1 năm để đầu tư cho khách hàng vay bằng
VND thời hạn 1 năm Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá NH sẽ làm gì?
A Mua hợp đồng quyền chọn mua vào thời điểm khoản vay đến hạn
B Mua hợp đồng quyền chọn bán
C Mua quyền chọn mua với tỷ giá thấp hơn hoặc bằng tỷ giá khi cho vay và bán hợp đồng quyền chọn mua với tỷ giá cao hơn tỷ giá hợp đồng mua quyền chọn mua
D Không ý nào đúng
Câu 80: Phát biểu nào sau đây về hợp đồng tương lai là đúng nhất?
A Là giao dịch tiền tệ được thực hiện trong tương lai
B Là giao dịch tiền tệ được thực hiện trong tương lai về việc mua bán với số lượng cụ thể
C Gồm B và giá được xác đinh tại thời điểm ký hợp đồng
D Gồm C và ngày giờ giao nhận theo quy định của từng sở giao dịch
Câu 81: Phân biệt hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai?
A Về cơ bản không có gì khác nhau
B Về nguyên tắc sử dụng thì tương tự như nhau
C Khác nhau ở chỗ giao dịch HĐ tương lai là giao dịch được chuẩn hoá và được giao dịch tập trung trên sàn giao dịch của Sở giao dịch tiền tệ tương lai Còn hợp đồng kỳ hạn thì không
D B và C
Câu 82: Thế nào là hợp đồng quyền chọn?
A Là giao dịch ngoại tệ trong đó người mua HĐ có quyền nhưng không có nghĩa vụ phải thực hiện giao dịch đã cam kết với bên bán
B Là giao dịch ngoại tệ trong đó bên bán có nghĩa vụ phải thực hiện giao dịch đã cam kết khi bên mua có yêu cầu theo tỷ giá đã thỏa thuận trước
C Là giao dịch ngoại tệ trong đó người mua HĐ có quyền nhưng không có nghĩa vụ phải thực hiện giao dịch đã cam kết với bên bán còn người bán có nghĩa vụ phải thực hiện giao dịch
đã cam kết khi bên mua có yêu cầu theo tỷ giá đã thỏa thuận trước
D Tất cả các ý trên
Câu 83: Đặc điểm cơ bản của hợp đồng quyền chọn?
A Người mua quyền chọn luôn quan tâm đến quyền thanh toán nếu thấy có lợi
B Người mua luôn quan tâm đến quyền từ chối thanh toán nếu thấy bất lợi
C Người mua quyền chọn luôn quan tâm đến quyền thanh toán nếu thấy có lợi và quyền
từ chối thanh toán nếu thấy bất lợi
D Tất cả các ý trên
Câu 84: Thế nào là giao dịch hoán đổi tiền tệ?
A Là gd được thực hiện đồng thời cả hai gd mua và gd bán cùng lúc
B Là gd được thực hiện đồng thời cả hai gd mua và gd bán cùng một số lượng đồng tiền này với một đồng tiền khác, có kỳ hạn TT của 2 gd khác nhau và tỷ giá của 2 gd được xác định tại thời điểm ký hợp đồng
C Là gd được thực hiện đồng thời cả hai gd mua và gd bán cùng lúc với sự tham gia của haiđồng tiền khác nhau
D Tất cả các ý trên
Câu 85: Những đặc điểm cơ bản của hợp đồng hoán đổi tiền tệ?
Trang 27A Đồng thời thực hiện cả giao dịch mua và bán ngoại tệ tại hai thời điểm khác nhau
B Là giao dịch chỉ có hai đồng tiền tham gia
C Tỷ giá thực hiện là tỷ giá thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng tại thời điểm ký kết hợpđồng hoán đổi
D Tất cả các ý trên
Câu 86: Theo quyết định 1081/2002 của Thống đốc NHNN quy định về trạng thái ngoại tệ thì các
TCTD được phép duy trì trạng thái ngoại tệ tối đa là bao nhiêu % trên tống vốn tự có của TCTD?
A 20%
B 25%
C 30%
D 40%
Câu 87: Nguyên tắc tính tổng trạng thái ngoại tệ là:
A Quy đổi trạng thái nguyên tệ của từng loại ngoại tệ
B Cộng các trạng thái ngoại tệ dương với nhau và cộng các trạng thái ngoại tệ âm với nhau
C Quy đổi trạng thái nguyên tệ của từng loại ngoại tệ và bù trừ các trạng thái ngoại tệ với nhau
D Tất cả các ý trên
Câu 88: Một NH duy trì trạng thái ngoại tệ trường ròng là 100 triệu USD và tỷ giá giao ngay giảm từ
21.000 VND/1 USD xuống còn 20.500 VND/1 USD thì thu nhập của NH:
A Lỗ 5.000 VNĐ
B Lãi 5.000 VND
C Lỗ 50.000 VND
D Lãi 50.000 VND
Câu 89: Một NH duy trì trạng thái ngoại tệ đoản ròng là 100 triệu USD và tỷ giá giao ngay giảm từ
21.000 VND/1 USD xuống còn 20.500 VND/1 USD thì thu nhập của NH:
A Lỗ 5.000 VNĐ
B Lãi 5.000 VND
C Lỗ 50.000 VND
D Lãi 50.000 VND
Câu 90: Một NH duy trì trạng thái ngoại tệ trường ròng là 100 triệu USD và tỷ giá giao ngay tăng từ
21.000 VND/1 USD lên 21.500 VND/1 USD thì thu nhập của NH:
A Lỗ 5.000 VNĐ
B Lãi 5.000 VND
C Lỗ 50.000 VND
D Lãi 50.000 VND
Câu 91: Một NH duy trì trạng thái ngoại tệ đoản ròng là 100 triệu USD và tỷ giá giao ngay tăng từ
21.000 VND/1 USD lên 21.500 VND/1 USD thì thu nhập của NH:
A Lỗ 5.000 VNĐ
B Lãi 5.000 VND
C Lỗ 50.000 VND
Trang 28D Lãi 50.000 VND
Câu 92: Quản trị rủi ro các phương thức thanh toán quốc tế là:
A Rủi ro phát sinh trong nghiệp vụ TTQT
B Các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế
C Là việc tìm ra các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong các phương thức thanh toán quốc tế để phòng ngừa và hạn chế rủi ro
D Tất cả các ý trên
Câu 93: Phương thức ứng trước trong thanh toán quốc tế là:
A Người bán ứng trước hàng hoá cho người mua ngay sau khi ký hợp đồng
B Người mua ứng trước một phần hay toàn bộ giá trị hợp đồng mua bán hàng hoá cho người bán trước khi hàng hoá được chuyển giao cho người mua
C Người mua ứng trước tiền hàng hoá dịch vụ cho người bán ngay sau khi ký hợp đồng
D Người mua ứng trước tiền hàng hoá dịch vụ cho người bán căn cứ vào đơn đặt hàng
Câu 94: Thời điểm thanh toán trong phương thức ứng trước là:
A Ngay khi có đơn đặt hàng
B Trước khi ký hợp đồng và nhận hàng
C Sau khi ký hợp đồng hoặc trước khi nhận hàng một thời gian nhất định do hai bên thoả thuận trong hợp đồng.
D Ngay sau khi ký hợp đồng
Câu 95: Đặc điểm cơ bản của phương thức ứng trước là:
A Thủ tục đơn giản
B Quy trình thanh toán nhanh gọn
C Các bên thường tin tưởng lẫn nhau
D Tất cả các ý trên
Câu 96: Ưu điểm của phương thức ứng trước đối với nhà nhập khẩu là:
A Khả năng chắc chắn nhận được hàng hoá ngay cả khi nhà xuất khẩu vì một lý do nào đókhông còn muốn giao hàng
B Do lợi thế trả tiền trước nên nhà nhập khẩu có thể thương lượng với nhà xuất khẩu để đượcgiảm giá hàng hoá
C Cả A và B
D Không có ưu điểm với nhà nhập khẩu
Câu 97: Ưu điểm của phương thức ứng trước đối với nhà xuất khẩu là:
A Tránh được rủi ro vỡ nợ từ phía nhà nhập khẩu
B Tiết kiệm được chi phí quản lý và kiểm soát tín dụng
C Do nhận được tiền trước nên trạng thái ngoại tệ của nhà xuất khẩu được tăng cường
D Tất cả các ý trên
Câu 98: Rủi ro của phương thức ứng trước đối với nhà nhập khẩu:
A Người bán không chịu giao hàng vì một lý do nào đó
B Những tổn thất phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hoá khi hàng hoá không đượcmua bảo hiểm
Trang 29C Cả A và B
D Không có rủi ro đối với nhà nhập khẩu
Câu 99: Rủi ro của phương thức ứng trước đối với nhà xuất khẩu:
A Nhà nhập khẩu đã đặt hàng nhưng vì lý do gì đó lại không chịu chuyển tiền để nhận hàng(nhà XK sẽ phải chịu chi phí bảo quản hàng hoá, chi phí lưu kho lưu bãi…)
B Nhà nhập khẩu trả lại hàng hoá do không đảm bảo chất lượng (ẩm mốc, hao hụt phát sinhtrong thời gian bảo quản, vận chuyển hàng)
C Không có rủi ro đối với nhà xuất khẩu
D A và B
Câu 100: Để phòng trách rủi ro khi thực hiện phương thức ứng trước, nhà nhập khẩu nên làm gì?
A Yêu cầu một bảo lãnh thực hiện hợp đồng hay một dạng bảo lãnh khác từ phía nhà xuấtkhẩu
B Yêu cầu nhà xuất khẩu phải mua bảo hiểm hàng hoá trong quá trình vận chuyển
C Yêu cầu một bảo lãnh thực hiện hợp đồng hay một dạng bảo lãnh khác từ phía nhà xuất khẩu và yêu cầu nhà xuất khẩu phải mua bảo hiểm hàng hoá trong quá trình vận chuyển
D Tất cả các ý trên
Câu 101: Trách nhiệm đối với nhà xuất khẩu khi thực hiện phương thức thanh toán ứng trước?
A Phải giao hàng ngay khi có xác nhận của NH phục vụ mình là tiền của người mua đã đượcchuyển và ghi có vào tài khoản của người bán
B Giao hàng theo đúng đơn đặt hàng cho người mua ngay sau khi nhận được tiền
C Giao hàng theo đúng thoả thuận đã ghi trong hợp đồng ngay sau khi nhận được tiền
D Giao hàng theo đúng thoả thuận đã ghi trong hợp đồng hoặc ngay sau khi có xác nhận của NH phục vụ mình là tiền đã được người mua chuyển vào tài khoản của người bán.
Câu 102: Phương thức ghi sổ trong thanh toán quốc tế là:
A Là phương thức thanh toán bằng cách ghi nợ tiền hàng hoá dịch vụ của người mua sau khigiao hàng
B Là phương thức thanh toán trong đó nhà xuất khẩu sau khi giao hàng cho người mua thì ghi vào sổ nợ (tài khoản do người mua mở) sau đó người mua sẽ thanh toán cho người bán theo định kỳ như đã thoả thuận
C Là phương thức thanh toán định kỳ theo sổ nợ của nhà nhập khẩu cho nhà xuất khẩu
D Tất cả các ý trên đều được
Câu 103: Đặc điểm của Phương thức ghi sổ trong thanh toán quốc tế là:
A Chỉ có hai bên tham gia thanh toán là nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu, không có sự thamgia của NH
B Hai bên phải thực sự tin tưởng lẫn nhau và chỉ được dùng trong mua bán hàng, đổi hànghay cho một loạt chuyến hàng thường xuyên, định kỳ trong một thời gian nhất định
C Chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên và tài khoản chỉ có giá trị theodõi không có hiệu lực thanh toán Giá hàng trong phương thức ghi sổ thường cao hơn giáhàng trả tiền ngay
D Tất cả các ý trên
Câu 104: Ưu điểm của Phương thức ghi sổ đối với nhà nhập khẩu là:
Trang 30A Không phải trả tiền trước khi nhận được hàng hoá và chấp nhận hàng hoá
B Giảm được áp lực tài chính do được thanh toán chậm, thủ tục thanh toán nhanh gọn dokhông có sự tham gia của NH
C Chưa phải trả tiền cho đến khi nhận hàng hoá và chấp nhận hàng hoá nên giảm được
áp lực tài chính do được thanh toán chậm, thủ tục thanh toán nhanh gọn giảm được chi phí giao dịch do không có sự tham gia của NH
D Tất cả các ý trên
Câu 105: Ưu điểm của Phương thức ghi sổ đối với nhà xuất khẩu là:
A Là phương thức bán hàng đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp, thường được thực hiện giữacác đối tác có độ tín nhiệm cao, không phát sinh rủi ro trong thanh toán
B Chi phí bán hàng thấp nên nhà xuất khẩu có thể giám giá nhằm tăng khả năng cạnh tranh vàthu hút thêm đơn hàng mới làm tăng doanh thu và lợi nhuận
C Không có sự tham gia của NH trong khau xử lý chứng từ nên giảm được thủ tục giấy tờ vàgiảm chi phí giao dịch
D Tất cả các ý trên
Câu 106: Rủi ro của Phương thức ghi sổ đối với nhà nhập khẩu là:
A Nhà nhập khẩu sẽ phải chịu rủi ro khi nhà xuất khẩu không giao hàng vì một lý do nào đó hoặc giao hàng không đúng thời gian, không đúng chủng loại và chất lượng.
B Nhà nhập khẩu sẽ phải chịu toàn bộ các rủi ro về hàng hoá trong quá trình vận chuyển
C Cả A và B
D Không có rủi ro đối với nhà nhập khẩu
Câu 107: Rủi ro của Phương thức ghi sổ đối với nhà xuất khẩu là:
A Sau khi nhận hàng hoá nhà NK có thể không thanh toán hoặc không thể thanh toán, hoặcchủ tâm trì hoãn kéo dài thời hạn thanh toán vì một lý do nào đó
B Nhà xuất khẩu có thể bị rỉ ro do nhà nhập khẩu dàn dựng tranh chấp về chất lượng hàng hoáhoặc khiếu nại về khiếm khuyết hay thiếu hụt hàng hoá như một nguyên cớ để yêu cầugiảm giá hoặc đòi bồi thường
C Cả A và B
D Không có rủi ro đối với nhà xuất khẩu
Câu 208: Để phòng tránh rủi ro của Phương thức ghi sổ đối với nhà xuất khẩu:
A Nhà XK phải mua bảo hiểm tín dụng
B Yêu cầu nhà nhập khẩu cấp một thư tín dụng dự phòng
C Yêu cầu người bảo lãnh thanh toán
D Gồm A và B
Câu 209: Để phòng tránh rủi ro phát sinh do việc tranh chấp hợp đồng trong Phương thức ghi sổ, các
bên cần thoả thuận rõ những vấn đề gì?
A Đồng tiền ghi nợ, căn cứ nhận nợ và giá trị hoá đơn cho người mua
B Phương thức thanh toán và định kỳ thanh toán
C Mức phạt chậm trả và hướng giải quyết khi xảy ra tranh chấp
D Tất cả các ý trên
Câu 110: Đặc điểm cơ bản của Phương thức chuyển tiền trong TTQT:
Trang 31A Là phương thức chuyển tiền đơn giản về thủ tục và thanh toán nhanh gọn
B Chỉ áp dụng đối với trường hợp hai bên mua bán tin tưởng lẫn nhau
C Thường trả tiền sau khi nhận hàng
Câu 112: Quy trình thanh toán chuyển tiền trong TTQT:
A Người mua hàng -> NHPV bên mua -> NHPV bên bán -> Người hưởng lợi-> giao hàng
B Giao hàng -> Người trả tiền -> NHPV bên mua -> NHPV bên bán -> người hưởng lợi
C Ký hợp đồng -> Giao hàng -> Thanh toán
D Ký hợp đồng -> Giao hàng -> Người mua hàng (hay người thanh toán) -> NHPV bên mua -> NHPV bên bán -> Người bán hàng (người hưởng lợi)
Câu 113: Đặc điểm của phương thức thanh toán nhờ thu trong TTQT:
A Áp dụng đối với hai bên mua bán tin cậy lấn nhau
B Là sự dung hoà giữa hai phương thức ghi sổ và ứng trước
C Giảm rủi ro cho cả nhà NK và nhà XK, hạn chế sự chậm chễ trong việc nhận tiền và nhậnhàng
D Tất cả cá ý trên
Câu 114: Quy trình thanh toán của Phương thức nhờ thu gồm có bao nhiêu bên tham gia?
A Ba
B Bốn
C Bốn hoặc năm
D Năm
Câu 115: Trong phương thức nhờ thu, “ngân hàng xuất trình” xuất hiện khi nào?
A Khi nhà xuất khẩu xuất trình nhờ thu để đòi tiền
B Khi người trả tiền không có quan hệ tài khoản với NH thực hiện
C Khi người trả tiền phải chuyển qua một NH khác có quan hệ tài khoản để xuất trình
D B và C
Câu 116: Trong phương thức nhờ thu, mối quan hệ cơ bản giữa người uỷ thác và người trả tiền là gì?
A Quan hệ mua – bán
B Quan hệ chủ nợ và con nợ
C Quan hệ thông qua các điều khoản thoả thuận trong hợp đồng mua bán
D Tất cả các ý trên
Câu 117: Có mấy loại nhờ thu trong phương thức thanh toán nhờ thu?
A Một
B Hai
Trang 32C Ba
D Bốn
Câu 118: Phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ, khi NH thu hộ nhận được bộ nhờ thu kèm
chứng từ đòi tiền NH sẽ xử lý:
A Gửi thông báo cho người trả tiền kèm bộ chứng từ đòi tiền
B Ghi nợ tài khoản của người trả tiền và chuyển tiền cho người uỷ thác
C NH thực hiện chỉ trao bộ chứng từ này cho người trả tiền khi người trả tiền đã thanh toán hoặc chấp nhận TT
D Tất cả các ý trên
Câu 119: Trong phương thức thanh toán nhờ thu, phương thức nhờ thu nào có rủi ro ít hơn?
A Nhờ thu phiếu trơn
B Nhờ thu đổi lấy chứng từ
C Mức độ rủi ro là như nhau
D Không có rủi ro trong phương thức thanh toán này
Câu 120: Trong phương thức thanh toán nhờ thu phiếu trơn, rủi ro chủ yếu thuộc về?
A Nhà xuất khẩu
B Nhà nhập khẩu
C Cả hai bên nhà nhập khẩu và xuất khẩu là như nhau
D Không có rủi ro
Câu 121: Trong phương thức thanh toán nhờ thu phiếu trơn, rủi ro chủ yếu đối với nhà xuất khẩu là:
A Năng lực tài chính của nhà nhập khẩu yếu kém hoặc nhà NK bị vỡ nợ
B Nhà NK chủ tâm lừa đảo, nhận hàng nhưng không chịu thanh toán hoặc tìm đủ mọi lý dođể từ chối thanh toán
C Cả A và B
D Không có rủi ro với nhà nhập khẩu
Câu 122: Trong phương thức thanh toán nhờ thu phiếu trơn, rủi ro chủ yếu đối với nhà nhập khẩu là:
A Nhà NK chưa nhận được hàng hoá nhưng đã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền
B Nhà NK buộc phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng trong khi hàng chưa được gửi đi hoặc hàng hoá gửi chậm, bị thiếu hụt không đảm bảo chất lượng.
C Cả A và B
D Không có rủi ro đối với nhà nhập khẩu
Câu 123: Nhờ thu theo điều kiện D/P và D/A khác nhau ở điểm gì?
A Nhờ thu theo điều kiện D/A rủi ro hơn D/P vì theo D/P nhà XK có thể kiểm soát được hànghoá thông qua NH cho đến khi NNK thanh toán tiền
B Nhờ thu theo điều kiện D/P, NH chỉ giao bộ CT cho NNK khi nhà NK đã thanh toán tiềncòn nhờ thu theo điều kiện D/A thì NNK chỉ cần ký chấp nhận hối phiếu là có thể nhậnchứng từ đi nhận hàng, NXK mất quyền KS hàng hoá cho đến khi nhận được tiền
C Cả A và B
D Không có gì khác nhau
Trang 33Câu 124: Rủi ro trong phương thức thanh toán nhờ thu theo điều kiện D/A đối với nhà xuất khẩu là:
A Người NK có thể từ chối TT vào ngày hối phiếu đến hạn với các lý do: Hàng hoá ko đúng
theo yêu cầu; nhà NK không thể tiêu thu được hàng; Nhà NK chủ tâm lừa đảo nhà XK (Nhà XK cóthể khởi kiện người NK nhưng rất tốn kém)
B Người NK có thể bị phá sản Trường hợp này nhà XK sẽ ko thể lấy được tiền
C Không thể có rủi ro đối với nhà XK
D Gồm A và B
Câu 125: Lợi ích của nhà XK trong việc sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu kèm CT là:
A Nhà XK chắc chắn rằng bộ CT chỉ được giao cho nhà NK khi NNK đã thanh toán hayCNTT
B Nhà XK có quyền đưa NNK ra toà nếu NNK ko trả tiền hối phiếu đã chấp nhận khi hốiphiếu đã đến hạn TT
C Có thể chỉ định người đại diện ở nước NNK thay mặt mình để gq trong trường hợp NNK
ko TT hoặc ko chấp nhận TT
D Tất cả các ý trên
Câu 126: Lợi ích của nhà NK trong việc sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu kèm CT là:
A Nhà NK được kiểm tra bộ CT tại NHXT trước khi TT hay chấp nhận TT
B Nhà NK được SD hay bán hàng hoá mà chưa phải TT cho đến khi hối phiếu đến hạn TT
C Nhà NK được kiểm tra bộ CT tại NHXT trước khi TT hay chấp nhận TT Riêng đối với nhờ thu D/A nhà NK được sử dụng hay bán hàng hoá mà chưa phải thanh toán cho đến khi hối phiếu đến hạn TT.
D Tất cả các ý trên
Câu 127: Rủi ro của nhà NK trong việc sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu kèm CT:
A Nhà NK có thể đứng trước rủi ro khi nhà XK lập bộ CT giả hay cố tình gian lận TM Các
NH ko chịu trách nhiệm về bất kỳ sự sai sót chứng từ nào hoặc phương tiện vận chuyển ko khớp
B Sau khi ký chấp nhận TT hối phiếu kỳ hạn (hay FH kỳ phiếu) nhà NK có thể bị nhà XK kiện
ra toà nếu ko TT hối phiếu khi đến hạn
C Cả A và B
D Không thể có rủi ro trong trường hợp này
Câu 128: Rủi ro của nhà XK trong việc sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu kèm CT:
A Khi NHTH trao bộ CT HH cho nhà NK trước khi nhà NK TT hoặc chấp nhận TT thì nhà XKgặp rất nhiều khó khăn trong việc khiếu nai NHTH
B Nếu NHTH sai sót trong việc thực hiện lệnh NT thì hậu quả phát sinh do nhà XK chịu Các NH
ko chịu trách nhiệm về bất kỳ sự chậm chễ hay thất lạc chứng từ nào
C Hàng hoá chỉ có thể đc giao cho (hay theo lệnh của) NHTH NHTH ko chịu bất cứ trách nhiệmnào về việc nhận hàng, lưu kho hay mua BH, bốc dỡ hàng hoá Nhà NK khước từ TT hay chấpnhận TT trong khi HH đã đc gửi đi từ trước Nhà XK có thể kiện nhà NK theo các HĐ đã ký,nhưng hành động này lại mất nhiều thời gian, trong khi đó HH có thể đã bốc dỡ và lưu kho
D Tất cả các ý trên.
Câu 129: Rủi ro cho các NH trong việc sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu:
a NHNT chỉ chịu rủi ro khi đã TT hay ứng trước tiền cho nhà XK trước khi nhận đượctiền từ NHTH Mọi hậu quả phát sinh do có hành động trái với các chỉ thị trong lệnhnhờ thu thì các NH phải tự gánh chịu
Trang 34b Nếu ko nhận được tiền từ NHTH, thì NHNT phải chịu rủi ro TD từ phía nhà XK NếuNHTH chuyển tiền cho NHNT trước khi nhà NK TT, thì phải chịu rủi ro nếu như nhà
NK từ chối không nhận CT và không TT hoăc ̣ không chấp nhận thanh toán
c Cả A và B
d NH không có rủi ro
Câu 130: Ưu điểm của Phương thức tín dụng chứng từ trong TTQT là :
A NNK chỉ phải thanh toán cho NXK khi NXK xuất trình bộ chứng từ phù hợp cho NH
B Đối với nhà XK: được NHPH bảo đảm thanh toán chắc chắn nếu xuất trình được bộ
CT XK phù hợp Còn đối với nhà NK: Được NHPH bảo đảm không phải trả tiền chừng nào chưa nhận được bộ CT NK phù hợp.
C Cả A và B
D Không phương án nào đúng
Câu 131: Tại sao lại gọi là Phương thức tín dụng chứng từ? :
A Vì đây là một hình thức vay vốn thông qua bộ chứng từ nhập khẩu
B Vì đây là một hình thức vay vốn thông qua bộ chứng từ xuất khẩu
C Vì tất cả các bên liên quan chỉ giao dịch với nhau bằng CT mà không liên quan đến hàng hoá, DV khác
D Tất cả các ý trên
Câu 132: Người ta nói: L/C là công cụ thanh toán, hạn chế và phòng ngừa rủi ro cho nhà XK và NK
nhưng L/C cũng có thể bị lợi dụng làm công cụ để gian lận, lừa đảo Điều này đúng hay sai?
A Đúng
B Sai
C Không thể khảng định
D Vừa đúng vừa sai
Câu 133: Có thể có bao nhiêu đối tác tham gia trong quy trình thanh toán L/C?
A Bốn
B Năm
C Sáu
D Bảy
Câu 134: Mục đích của việc thông báo L/C trong quy trình thanh toán L/C là gì?
A Để đảm bảo an toàn cho người thụ hưởng
B Mục đích là để xác nhận tính chân thật của L/C
C Cả A và B
D Chỉ đơn gián là thực hiện theo thoả thuận trong hợp đồng TM
Câu 135: Nhận định sau là đúng hay sai: Nếu có NHTB thứ hai thì quyền lợi và trách nhiệm không
thuộc về NHTB thứ nhất?
A Đúng
B Sai
C Vừa đúng vừa sai
D Không thể khảng định
Trang 35Câu 136: Nhận định nào là đúng nhất trong các nhận định sau:?
A Nếu NHTB ko phải là NHXN thì ko chịu trách nhiệm TT hay chiết khấu CT
B Nếu NHTB ko phải là NHXN thì phải chịu trách nhiệm TT hay chiết khấu CT
C Cả A và B
D Không đáp án nào đúng
Câu 137: Nhận định sau là đúng hay sai: Nếu NHTB là NHXN thì ko chịu trách nhiệm TT hay chiết
khấu CT?
A Đúng
B Sai
C Vừa đúng vừa sai
D Không thể khảng định
Câu 138: Những điều cần phòng ngừa khi thông báo L/C là gì?
A Nếu có một nghi ngờ nào về tính chân thực của người thụ hưởng, NHTB phải điện và TB ngay cho NHPH
B Phải thận trọng và quan tâm đến các L/C nhận được từ NH ko có quan hệ đại lý hay một NHkhông quen biết
C Một số NHPH L/C ko dẫn chiếu quy tắc áp dụng thì các điều khoản trong L/C là tối thượng
D Tất cả các ý trên
Câu 139: Để phòng tránh rủi ro, khi xác nhận L/C NH xác nhận cần lưu ý vấn đề gì?
A Không các nhận những L/C không dẫn chiếu rõ ràng các quy tắc thực hành L/C
B Ko xác nhận cho L/C có thể huỷ ngang và chỉ xác nhận khi có yêu cầu của NHPH
C Khi xác nhận L/C cần lưu ý các trường hợp NHPH là NH chưa được biết hoặc chứa đựngcác yếu tố rủi ro quốc gia, hoặc số tiền quá lớn
D Tất cả các ý trên
Câu 140: Nhận định sau là đúng hay sai: Rủi ro hoàn toàn thuộc về NHXN và QĐ cuối cùng có nên
xác nhận hay ko là tuỳ thuộc vào khả năng phân tích của NH?
A Đúng
B Sai
C Vừa đúng, vừa sai
D Tuỳ hoàn cảnh
Câu 141: Ngân hàng được chỉ định là NH nào?
A Là NH chỉ định một NH khác thay mặt mình tiếp nhận, kiểm tra và thanh toán hoặc chiếtkhấu bộ chứng từ xuât trình phù hợp
B Là NH tại đó L/C có giá trị thanh toán hoặc chiết khấu
C Cả A và B
D Không đáp án nào đúng
Câu 142: Ngân hàng được chỉ định là NH nào?
A Là NH được NHPH chỉ định thay mặt mình tiếp nhận, kiểm tra và thực hiện thanh toánhoặc chiết khấu bộ chứng từ xuất trình phù hợp
B Là NH tại đó L/C có giá trị thanh toán hoặc chiết khấu
Trang 36C Cả A và B đều được
D Không câu nào đúng
Câu 143: Ngân hàng chỉ định là NH nào?
A Là NH chỉ định một NH khác thay mặt mình tiếp nhận, kiểm tra và thanh toán hoặc chiếtkhấu bộ chứng từ xuât trình phù hợp
B Là NH phát hành được chỉ định một NH khác thay mặt mình tiếp nhận, kiểm tra và thựchiện việc thanh toán hoặc chiết khấu bộ chứng từ xuất trình phù hợp
C Cả A và B đều được
D Không câu nào đúng
Câu 144: Trách nhiệm của Ngân hàng được chỉ định là:
A Trong vòng 5 ngày làm việc phải kiểm tra bề mặt CT xuất trình (phù hợp hay ko phù hợp)
B Khi NHđCĐ QĐ CT phù hợp và TT hoặc CK thì phải chuyển giao CT đến NHXN hoặc NHPH
C Khi NHđCĐ QĐ CT xuất trình là ko phù hợp thì có thể từ chối thanh toán hoặc CK
D Gồm cả A,Bvà C
Câu 145: Ngân hàng được chỉ định có nghĩa vụ phải thanh toán hoặc chiết khấu khi nào?
A Khi bộ chứng từ xuất trình là phù hợp
B Khi NHđCĐ là NH xác nhận hoặc có sự đồng ý của NHđCĐ đã được TB cho người thụhưởng
C NHđCĐ không có nghĩa vụ phải thanh toán hoặc chiết khấu Trừ khi NHđCĐ là NHXN hoặc có sự đồng ý của NHđCĐ đã được TB cho người thụ hưởng
D Tất cả các ý trên
Câu 146: L/C ko huỷ ngang được sửa hổi hoặc huỷ bỏ khi nào?
A Có sự đồng thuận của: Người thụ hưởng
B Có sự đồng thuận của NHPH
C Có sự đồng thuận của các NH liên quan
D Có sự đồng thuận của người thụ hưởng và các NH liên quan
Câu 147: L/C huỷ ngang được sửa hổi hoặc huỷ bỏ khi nào?
A Có sự đồng thuận của: Người thụ hưởng
B Có sự đồng thuận của các NH liên quan
C Có thể sửa đổi hoặc huỷ bỏ bất kỳ lúc nào mà ko cần ý kiến của ngươi thụ hưởng
D Được huỷ ngang nhưng sửa đổi vẫn phải có sự đồng tình của người thụ hưởng
Câu 148: Có bao nhiêu loại L/C?
Trang 37C 4 loại
D 5 loại
Câu 150: L/C đặc biệt bao gồm những loại nào?
A L/C xác nhận, L/C giáp lưng, L/C, L/C dự phòng
B L/C xác nhận, L/C chuyển nhượng, L/C giáp lưng, L/C tuần hoàn, L/C dự phòng, L/C đốiứng, L/C điều khoản đỏ
C L/C chuyển nhượng, L/C giáp lưng, L/C tuần hoàn, L/C dự phòng, L/C đối ứng, L/C điều khoản đỏ
D L/C giáp lưng, L/C, L/C tuần hoàn, L/C dự phòng, L/C đối ứng, L/C điều khoản đỏ
Câu 151: Tại sao lại gọi là L/C điều khoản đỏ?
A Là L/C mà NHPH cho phép NHTB ứng trước cho người thụ hưởng để mua hàng hóa,nguyên liệu phục vụ SX hàng hóa theo L/C đã mở
B Với “điều khoản đỏ”, NHPH cam kết ứng một số tiền nhất định (lấy từ TK của người mở)của L/C khi nhận được các chứng từ theo thỏa thuận
C Vì trong nội dung L/C có một “điều khoản đỏ”, với điều khoản này, NHPH cam kết ứng trước một số tiền nhất định của L/C khi nhận được các chứng từ theo thủa thuận.
D Chỉ đơn giản là một tên gọi
Câu 152: Ưu điểm của phương thức tín dụng chứng từ đối với nhà nhập khẩu?
A Người NK sẽ nhận được các CT do mình quy định như NHPH ghi rõ trong L/C và đượcđảm bảo rằng sẽ chỉ bị ghi nợ tài khoản số tiền L/C khi tất cả các chỉ thị trong L/C được thựchiện đúng
B Người NK có khả năng bảo toàn được vốn vì ko phải ứng trước tiền Tận dụng được TDNH
C Đảm bảo được HH phù hợp với CT như HĐTM và vì có sự đảm bảo về TT nên có thểthương lượng về giá cả
D Tất cả các ý trên
Câu 153: Ưu điểm của phương thức tín dụng chứng từ đối với nhà xuất khẩu?
A Được đảm bảo TT khi xuất trình bộ CT phù hợp với các điều khoản của L/C mà ko cầnphải chờ đến khi người NK chấp nhận hàng hóa hay chấp nhận bộ chứng từ
B Tình Trạng tài chính của người mua được thay thế bằng cam kết của NHPH và người báncó thể mang hối phiếu đã được chấp nhận đến NH chiết khấu để nhận tiền tức thời
C Được đảm bảo quyền lợi bằng các điều khoản và điều kiện của L/C phù hợp với HĐ ngoại
D Tất cả các ý trên
Câu 154: Ưu điểm của phương thức tín dụng chứng từ đối với các NH?
A Thu phí từ việc phát hành L/C và các phí khác liên quan đến L/C Các khoản thu nhập liênquan đến việc chuyển đối ngoại tệ
B Tăng cường mối quan hệ với các NH đại lý làm tăng tiềm năng kinh doanh đối ứng giữacác NH với nhau Thông qua việc cung cấp DVTT giúp KH phát triển KD đồng thời cáchoạt động của NH cũng PT theo
C Cả A và B
D NH chỉ là trung gian thanh toán nên không liên quan gì đến các ưu nhược điểm của L/C
Câu 155: Rủi ro của phương thức tín dụng chứng từ đối với nhà nhập khẩu?
Trang 38A Nhà XK chủ tâm gian lận xuất tình bộ CT giả mạo có bề ngoài phù hợp với L/C trong khihàng hoá bị hư hại, thiếu mất hoặc không đảm bảo chất lượng Cán bộ NH mắc sai lầmtrong việc thanh toán ko phát hiện sai sót trong bộ CT xuất trình
B Những thay đổi trong hợp đồng ngoại ko được bổ sung sửa đổi L/C Nhà NK chưa nhậnđược bộ chứng từ cho đến khi hàng cập cảng Nếu ko nhận hàng đúng quy định thì sẽ phátsinh rủi ro trong việc bồi thường giữ tầu quá hạn
C Nếu ko quy định “bộ vận đơn đầy đủ” thì một người khác có thể lấy hàng hóa khi chỉ cầnxuất trình một phần bộ vận đơn trong khi nhà NK vẫn phải trả tiền hàng hóa
D Tất cả cá ý trên
Câu 156: Rủi ro của phương thức tín dụng chứng từ đối với nhà xuất khẩu?
A Thư TD có thể hủy ngang có thể được NHPH sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ bất cứ khi nàotrước khi nhà XK xuất trình bộ CT Nếu nhà XK xuất trình bộ CT ko phù hợp với L/C thìmọi khoản TT sẽ bị từ chối, nhà XK sẽ phải tự xử lý hàng hóa và chịu các chi phí lưu kho,lưu bãi…
B Nếu NHPH (và/hoặc NHXN) mất khả năng TT thì cho dù bộ CT xuất trình là hoàn hảo thìcũng không được TT Tương tự nếu NH chấp nhận hối phiếu kỳ hạn phá sản trước khi hốiphiếu đến hạn thì hối phiếu cũng ko được trả tiền
C Nếu nhà XK nhận được một L/C trực tiếp từ NHPH (ko thông qua NHTB) thì đó có thể làmột L/C giả Nhà XK phải yêu cầu có một NH trong nước xác nhận L/C hay phải được NHphục vụ mình xác minh L/C là thật
D Tất cả các ý trên
Câu 157: Rủi ro của phương thức tín dụng chứng từ đối với NHPH?
A NHPH phải thực hiện TT cho người thụ hưởng theo quy định của L/C ngay cả khi nhà NKchủ tâm ko TT hoặc ko có khả năng TT
B Có sự thông đồng lừa đảo giữa nhà XK và nhà NK hoặc nhà NK bị phá sản không thể TT
C Nếu NHPH trả tiền hay chấp nhận TT hối phiếu kỳ hạn mà ko có sự kiểm tra một cáchthích đáng bộ CT để bộ CT có lỗi nhà NK ko chấp nhận thì ko thể đòi tiền nhà NK
D Tất cả các trường hợp trên
Câu 158: Rủi ro của phương thức tín dụng chứng từ đối với NH xác nhận?
A Nếu bộ CT là hoàn hảo, thì NHXN phải trả tiền cho người XK bất luận là có đòi đc từ NHPHhay ko
B Nếu NHXN đã chấp nhận hối phiếu kỳ hạn mà bộ CT có lỗi sẽ ko thể đòi tiền NHPH
C Cả A và B
D NH xác nhận không thể có rủi ro
Câu 159: Rủi ro của phương thức tín dụng chứng từ đối với NH được chỉ định?
A Các NHđCĐ ko phải chịu trách nhiệm TT cho người xuất khẩu trước khi nhận được tiền
từ NHPH (trừ khi là NHXN) Tuy nhiên các NH này phải tự chịu rủi ro TD đối với NHPH hoặc nhà XK khi nhận chỉ thị ứng trước cho nhà XK trên có sở bộ CT xuất trình.
B Phải thanh toán vô điều kiện cho người hưởng lợi khi nhận được bộ chứng từ hoàn hảo
C Cả A và B
D Không có rủi ro đối với NHđCĐ
Câu 160: Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong phương thức TDCT?
A Thiếu hiểu biết về giao dịch L/C, UCP, ISBP và Incoterms
Trang 39B Doanh nghiệp ko có hoặc có ko hiệu quả bộ phận chuyên trách và quy trình giao dịch L/C tạiđơn vị
C Lỗi văn thư, văn phòng, đánh máy, in ấn…
D Tất cả các nguyên nhân trên
Câu 161: Các phương pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá ngoại bảng của các NHTM?
A Sử dụng hợp đồng ngoại hối kỳ hạn
B Sử dụng HĐ ngoại hối tương lai và HĐ quyền chọn
C Sử dụng hợp đồng hoán đổi
D Gồm tất cả các phương án trên
Câu 162: Nhận định nào sau đây về rủi ro tỷ giá là đúng nhất?
A Rủi ro tỷ giá sẽ xảy ra khi NH duy trì trạng thái mở ngoại tệ
B Rủi ro tỷ giá chỉ xảy ra khi NH duy trì trạng thái mở của ngoại tệ và tỷ giá phải biến động
C Rủi ro tỷ giá chỉ xảy ra khi NH duy trì trạng thái mở của ngoại tệ là dương khi tỷ giá giảmvà là âm khi tỷ giá tăng
D Tất cả các phương án trên đều đúng
Câu 163: Khi sử dụng hợp đồng quyền chọn để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, các NH có những chiến lược
nào?
A Mua hợp đồng quyền chọn
B Mua và bán hợp đồng quyền chọn
C Mua quyền chọn mua, bán quyền chọn bán và mua quyền chọn bán, bán quyền chọn mua
D Tất cả các phương án trên đều đúng
Câu164: Nợ đã xử lý rủi ro của các TCTD là:
A Các khoản nợ của khách hàng vay mà vì một lý do nào đó không còn khả năng trả nợ
B Các khoản nợ đã được TCTD trích quỹ thu nhập trả nợ thay khách hàng
C Gồm A và B
D Gồm A và TCTD đã sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý và theo dõi ngoại bảng để thu nợ tiếp khi có cơ hội.
Câu164: Nợ mất trắng của các TCTD là:
A Là các khoản nợ mà TCTD cho vay ra không thu về được cả gốc là lãi
B Là các khoản nợ mà TCTD phải thực hiện xoá nợ cho khách hàng từ nguồn dự phòng rủi rocủa TCTD hoặc theo chỉ đạo của Chính Phủ không còn theo dõi ngoại bảng
C Gồm A và B
D Gồm A và các khoản nợ này vẫn được theo dõi ngoại bảng để thu nợ tiếp khi có cơ hội
Câu166: Nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ là:
A Là khoản nợ mà tổ chức tín dụng chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho khách hàng
B Là khoản nợ mà tổ chức tín dụng chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ cho khách hàng
C Gồm A và được TCTD đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thờihạn trả nợ đã cơ cấu lại
Trang 40D Gồm B và được TCTD đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ đã cơ cấu lại
Câu167: Trích lập dự phòng rủi ro của các TCTD là:
A Là việc các TCTD trích từ lợi nhuận hàng năm một khoản tiền nhất định để dự phòng chonhững tổn thất có thể xảy ra trong tương lai
B Là việc các TCTD trích từ chi phí hoạt động kinh doanh một khoản tiền theo quy định để dựphòng cho những tổn thất có thể xảy ra trong tương lai
C Là việc các TCTD phải trích từ chi phí hoạt động kinh doanh một khoản tiền theo tỷ lệ trích lập được quy định bằng văn bản của NHNN để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra cho NH
D Tất cả các ý trên đều đúng
Câu168: Một NHTM có số liệu sau: Tổng dư nợ nội bảng là 1500 tỷ (trong đó nợ xấu là 10%, nợ
nhóm 5 chiếm 40% số dư nợ xấu); số dư bảo lãnh là 50 tỷ; L/C mở bằng vốn vay chưa nhận nợ là 50tỷ Các khoản dư nợ ngoại bảng đều được phân vào nhóm 1 Số tiền NHTM trên phải trích lập dựphòng chung là bao nhiêu? Biết tỷ lệ trích lập dự phòng chung hiện tại là 0.75%
A 10,8 tỷ
B 11.5 tỷ
C 11,55 tỷ
D 12 tỷ
Câu169: Giả sử tháng 10 chi nhánh NHTM A vừa giải ngân cho một khách hàng vay vốn 10 tỷ, thời
hạn cho vay 6 tháng, dư nợ hiện tại của khách hàng này là 50 tỷ, tất cả các khoản nợ đều chưa đến hạnthanh toán trong vòng 2 tháng tới Tháng 11, NHTM A nhận được thông tin khách hàng này đã phátsinh nợ nhóm 3 tại NHTM B do một dự án không thể thực hiện được Trong trường hợp này, NHTM
A sẽ phân loại toàn bộ dư nợ KH trên vào nhóm nợ nào để trích lập dự phòng rủi ro?
A Nhóm 1
B Nhóm 2
C Nhóm 3
D Nhóm 4
Câu170: NHTM A có số liệu sau: Tổng dư nợ cho vay 1.500 tỷ trong đó nợ nhóm 5 là 2% Trong đó
có 10 tỷ là các khoản nợ khoanh đang chờ C.Phủ xử lý NHTM A phải trích lập dự phòng cụ thể chonhóm nợ này là:
A 20 tỷ
B 10 tỷ
C 15 tỷ
D Phụ thuộc vào tình hình tài chính của NH đối với các khoản nợ khoanh chờ CP xử lý
Câu171: Các NHTM được sử dụng quỹ dự phòng chung để làm gì?
A Để xử lý các khoản nợ có vấn đề và khách hàng không thể trả nợ
B Để xử lý những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể theo chính sách xử lý rủi ro của các NHTM được NHNN phê duyệt.
C Để xử lý rủi ro đối với các khoản nợ đã được xác định trong quá trình phân loại nợ
D Tất cả các ý trên đều đúng
Câu172: Tỷ lệ tối đa áp dụng để xác định giá trị của tài sản bảo đảm là bất động sản được khấu trừ
khi trích lập dự phòng rủi ro là?