Muốn được như vậy, ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn và trang bị máy móc hiện đại thì quan trọng nhất là các Doanh nghiệp Dệt May Việt Nam phải nâng cao chất lượng sản phẩm.Nâng ca
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ MAY & THỜI TRANG
***************
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY
CÔNG TÁC KIỂM TRA INLINE TRONG PHÂN XƯỞNG MAY TẠI
NHÀ MÁY MAY JEANS XUẤT KHẨU
GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG
SVTT : VŨ THỊ AN MSSV : 11709007 LỚP: 11709
TPHCM, THÁNG 4 NĂM 2014
Trang 2NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
……… NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 3………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
LỜI CẢM ƠN
Trang 4Sau 2 tháng thực tập tại Nhà Máy May Jean Xuất Khẩu Số 01 thuộc Tổng Công Ty
Cổ Phần Quốc Tế Phong Phú, chúng em đã áp dụng được những lý thuyết đã học vào thực tế, tích lũy thêm kinh nghiệm và rút ra kinh nghiệm thực tiễn mà chúng em còn chưanắm rõ, nhất là củng cố được tay nghề, có thêm vững tin vào tương lai của mình
Em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô giáo Khoa May Thời Trang - Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật HCM đặc biệt là cô Trần Thanh Hương - Giáo Viên hướng dẫn
Đồ án công nghệ may đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian vừa qua đồng thời hướng dẫn chúng em dễ dàng tiếp cận
đề tài tại Công ty Phong Phú và mong rằng chúng em sẽ tiếp tục nhận được sự chỉ bảo của thầy cô trong bước đường sau này
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công Ty Cổ Phần Quốc tế Phong Phú, lãnh đạo các Phòng Ban & Công Ty đã tạo điều kiện cho chúng em được thực tập trong suốt thời gian vừa qua, tận tình chỉ bảo chúng em có thêm hiểu biết và đã cung cấp tài liệu để chúng em tham khảo và học hỏi Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn chị Nguyễn Thị Nhan – Giám Đốc công ty cùng toàn thể các anh chị hướng dẫn chúng em trong thời gianthực tập vừa qua
Thời gian thực tập ở Quý công ty có hạn, nên “Đồ án về Công tác kiểm tra inline tại nhà máy may jeans xuất khẩu-Công ty Phong Phú” của em không tránh khỏi thiếu sót, rấtmong nhận được sự nhận xét và góp ý từ Quý thầy cô cũng như Quý công ty để Đồ án môn Công nghệ may của em được hoàn thiện hơn
Cuối cùng, em xin chúc Quý thầy cô Khoa May Thời Trang – Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật HCM nhiều sức khỏe, công tác tốt
Chúc Quý công ty đạt nhiều thành tích hơn nữa, phát triển và gặt hái nhiều thành công
Trang 5MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Trang 6Nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước hoà nhập với nền kinh tế khu vực thế giới.
Góp phần vào sự phát triển chung của đất nước, các doanh nghiệp Dệt –
May giữ vai trò quan trọng Hàng năm, các doanh nghiệp Dệt May đã giải quyết được việc làm cho hơn 1 triệu lao động, nhất là lao động nông thôn, góp phần giảm gánh nặng việclàm cho đất nước Trong lĩnh vực xuất khẩu, ngành Dệt – May là một trong những ngàng mang lại doanh thu cao nhất
Là một trong những ngành công nghiệp quan trọng của nền kinh tế quốc dân, ngành Công nghiệp Dệt – May hiện nay đang phát triển mạnh Việt Nam có hơn 1000 Nhà máy Dệt May, thu hút hơn 50 vạn lao động, chiếm gần 25% tổng
số lao động trong toàn ngành công nghiệp Không những đáp ứng nhu cầu may mặc trong nước mà còn chiếm tỷ lệ lớn kim nghạch xuất khẩu của quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong sự ổn định và phát triển xã hội Đặc biệt, trong thời kì phát triển hội nhập và xu hướng toàn cầu hoá như hiện naythì ngành Dệt May Việt Nam hiện nay đang được xem là ngành sản xuất mũi nhọn và có tiềm lực phát triển khá mạnh Chính sách mở cửa thị trường của nhà nước đã tạo cho hàng hoá ở nước ta phong phú đa dạng với nhiề
u chủng loại mặt hàng trong và ngoài nước Qua đó cũng tạo điều kiện để các nghề trong nước cạnh tranh và học hỏi những kinh nghiệm của nhau Nước
ta là một nước đang phát triển, có nguồn công nhân trẻ, cần cù chịu khó, sáng tạo trong lao động nên cùng với sự quan tâm của nhà nước và các nhà đầu tư đã tạo cho ngành Dệt May của nước ta phát triển một cách
nhanh chóng
Chính sách mở cửa thị trường của nhà nước đã tạo cho hàng hoá ở nước ta phong phú và đa dạng nhiều chủng loại Qua đó cũng tạo điều kiện cho ngành Dệt May cọ sát, học hỏi kinh nghiệm với các doanh nghiệp khác trong
và ngoài nước
Hiện nay, đặc biệt là khi nước ta đã trở thành thành viên chính thức của
tổ chức thương mại thế giới (WTO), nên đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn học hỏi, cạnh tranh, vươn lên tìm chỗ đứng trên thị trường sản phẩm may mặc với các doanh nghiệp nước ngoài Muốn được như vậy, ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn và trang bị máy móc hiện đại thì quan trọng nhất là các Doanh nghiệp Dệt May Việt Nam phải nâng cao chất lượng sản phẩm.Nâng cao chất lượng sản phẩm chính
là nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật, dễ dàng hội nhập cũng như cạnh tranh với các Doanh nghiệp trong và ngoài nước, giúp đất nước ta có thêm uy tín chính trị và ngày càng phát triển hơn.Để chất lượng sản
Trang 7phẩm được nâng cao, các Doanh nghiệp cần có đội ngũ kiểm tra chất lượng chặt chẽ, kiểm soát quá trình sản xuất sản phẩm, có như vậy chất lượng mới dễ dang được nâng cao.Chính vì vậy, được sự cho phép của Ban chủ nhiệm Khoa Công Nghệ May và Thời Trang Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật và công ty Cổ Phần Quốc Tế Phong Phú, em xin tiến hành đề tài: “ Công tác kiểm tra inline trong phân xưởng may tại Nhà máy may jeans xuất khẩu – Công ty cổ phần Quốc Tế Phong Phú đối với Mã hàng PU 964721’’:
Trang 8PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
I Giới thiệu về công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm:
I.1 Các khái niệm cơ bản:
* Tính chất là đặc tính khách quan của sản phẩm, là phương diện biểu hiện của sảnphẩm khi tồn tại và sử dụng, là nguồn gốc để phân biệt sản phẩm này với sản phẩmkhác
- Ở một sản phẩm có rất nhiều tính chất nhưng chất lượng sản phẩm không bao trùmmọi tính chất của sản phẩm mà chỉ gồm những tính chất làm cho sản phẩm thỏa mãnnhu cầu nhất định phù hợp với công dụng xác định
* Chỉ tiêu chất lượng là đặc trưng định lượng của những tính chất xác định cấu thànhchất lượng sản phẩm Đặc trưng này được xem xét phù hợp với điều kiện sản xuất và sửdụng của sản phẩm
- Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm gắn liền với từng loại sản phẩm cụ thể được thể hiệnbằng những tiêu chuẩn kỹ thuật và dựa vào tính chất cơ, lý, hóa, sinh của sản phẩm đểxác định
- Nếu tính chất là phạm trù khách quan của sản phẩm thì chỉ tiêu chất lượng là địnhlượng phụ thuộc vào điều kiện và phương pháp xác định chúng Chỉ tiêu chất lượngthường bao gồm tên gọi chỉ tiêu, nội dung chỉ tiêu và giá trị của chỉ tiêu
- Tất cả mọi sản phẩm là công cụ lao động đều phải có những yêu cầu chung về chấtlượng : độ tin cậy và độ bền vững của sản phẩm Sản phẩm không đảm bảo được haiyếu tố trên thì tất cả mọi chỉ tiêu chất lượng khác sẽ không còn nội dung và ý nghĩa nữa
* Chất lượng sản phẩm là toàn bộ những tính năng của sản phẩm tạo nên sự hữu dụng
của nó, được đặc trưng bằng những thông số kĩ thuật, những chỉ tiêu kinh tế có thể đo lường và tính toán được, nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định phù hợp với công dụng của sản phẩm
- Chất lượng sản phẩm được hình thành trong quá trình sản xuất và được khẳng định, đánh giá đầy đủ trong quá trình sử dụng Vì vậy khi nghiên cứu chất lượng sản phẩm cầnphân biệt tính năng sản xuất và tính năng sử dụng của sản phẩm và mối quan hệ giữa chúng
Trang 9I.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm:
-Chất lượng nguyên, vật liệu phụ trợ xác định trực tiếp đến chất lượng sản phẩm ( vải,phụ liệu)
- Chất lượng của trang thiết bị trong dây chuyền sản xuất và thiết bị phụ trợ khác… bảođảm sự ổn định các chỉ tiêu vào trình độ kỹ thuật tiên tiến ban đầu, vào sự duy trì vàtiếp tục hoàn thiện, vào chế độ bảo trì…
- Chất lượng phương pháp công nghệ, cụ thể là chất lượng tài liệu ấn định về kỹ thuật
để sản xuất sản phẩm đó, các chỉ dẫn về qui trình công nghệ, chế độ điều khiển quảnlý…
- Chất lượng công tác của những người thực hiện công việc Đó là chất lượng lao động
và kỷ luật công nghệ của từng người ở nhiệm vụ được phân công, đồng thời điều kiệnđảm bảo cho chất lượng làm việc như sắp xếp công việc phù hợp với đào tạo, và sự đàotạo tiếp tục để đáp ứng công việc đòi hỏi
- Phương pháp và cách tiến hành kiểm tra đo lường các chỉ tiêu chất lượng
Các yếu tố này gọi là các yếu tố nguyên nhân của chất lượng sản phẩm trong quá trìnhcông nghệ Đó chính là nhân tố để tác động nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm
II GIỚI THIỆU CÔNG TY CP QUỐC TẾ PHONG PHÚ VÀ NHÀ MÁY JEANS XUẤT KHẨU SỐ 01:
Trang 10II.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Phong Phú:
Thành lập từ năm 2007 là đơn vị thành viên của Tổng Công ty CP Phong Phú, Công ty
Cổ phần Quốc tế Phong Phú là bước phát triển mới của Tổng Công ty trong lĩnh vực pháttriển chuỗi giá trị may mặc - được xác định là ngành cốt lõi của Tổng Công ty Sau khithành lập Công ty được tiếp nhận quản lý hai Nhà máy May từ Tổng công ty Phong Phú
đó là nhà máy May Phong Phú Guston Molinel chuyên sản xuất Workwear xuất khẩusang thị trường Châu Âu và Nhà máy May Jeans Xuất Khẩu chuyên sản xuất hàng Jeansxuất khẩu sang thị trường Mỹ Năm 2009, Công ty thành lập thêm nhà máy Wash thờitrang tại Quận Thủ Đức và đang thực hiện đầu tư các dự án khác tại các địa điểm Thànhphố Hồ Chí Minh và các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Thuận, LongAn…
Bước vào giai đoạn thử thách mới, lãnh đạo và toàn thể CBCNV Công ty Cổ phầnQuốc tế Phong Phú đã và đang phát huy những lợi thế sẵn có biến thách thức thành cơhội để hoàn thành tốt sứ mệnh của mình theo đúng mục tiêu định hướng của Tổng công
ty CP Phong Phú khẳng định được thương hiệu “Phong Phú Jeans” trên toàn quốc Vừaqua công ty đã vinh dự nhận danh hiệu “Top 10 doanh nghiệp tiêu biểu toàn diện ngànhmay Việt Nam” do Thời báo Kinh tế Sài Gòn Hiệp Hội dệt may Việt Nam và Hiệp Hội
Da giày Việt Nam phối hợp tổ chức
Với những kết quả đó, Công ty đã làm hài lòng các khách hàng khó tính trong vàngoài nước Uy tín được nâng cao, có nhiều Lãnh đạo và các vị khách quý ghé thăm,tham quan và làm việc
Sau khoảng thời gian tổ chức lại hệ thống may mặc cũng như khởi động hàng loạtcác dự án may mặc để nâng cao năng suất đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của kháchhàng Đầu năm 2012 đánh dấu một bước phát triển mới của Công ty khi tiếp tục duy trì
và phát triển lên tầm cao mới các Chi nhánh/Nhà máy đã được xây dựng và đưa vào hoạtđộng như:
a Chi nhánh Tp HCM
b Nhà máy May Xuất Khẩu Phong Phú Long An
c Nhà máy May XK Phong Phú Nha Trang
d Nhà máy May XK Phong Phú Đà Nẵng
e Nhà Máy Thời Trang Phong Phú
f Nhà máy May Thời Trang Phong Phú - Thủ Đức
Trang 11g Nhà may May Jean Xuất Khẩu (Khu A – Khu B).
Song song đó trong năm 2012 lần lượt cho ra đời các Nhà máy:
a Nhà máy May Thun Xuất Khẩu Phong Phú Sài Gòn
b Nhà máy Phong Phú - Phú Yên
c Điểm nghiên cứu ứng dụng và phát triển thời trang Phong Phú v.v
Ngoài ra, Công ty cũng đặc biệt chú trọng tới thị trường nội địa phục vụ tiêu dùng
trong nước nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của nhà nước "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” Công ty đã mạnh dạn thành lập Công ty Cổ phần Thời Trang Quốc Tế Phong
Phú để đẩy mạnh thị trường nội địa Hiện nay sản phẩm mang thương hiệu của PHONGPHÚ như: POP, Enriche, Town Streets, Jolie Maison…đã xuất hiện ở hầu hết ở các vùngmiền trong cả nước và được người tiêu dùng ưa chuộng do tính thời trang, giá cả phùhợp, chất lượng vượt trội Từ những kết quả đạt được, Công ty đã mở nhiều đại lý cửahàng không những trên địa bàn Tp HCM mà còn ở các tỉnh như Bình Dương, Đồng Nai,Long An…và các Trung tâm thương mại, chuỗi hệ thống siêu thị trên toàn quốc
Lịch sử hình thành công ty trải qua các giai đoạn:
Giai đoạn từ 1964 – 1975
Năm 1964
Thành lập Nhà máy Dệt Sicovina – Phong Phú (tiền thân của Tổng công ty CP Phong Phú) trực thuộc Công ty Kỹ nghệ bông vải sợi Việt Nam do chính quyền Sài Gòn cũ trực tiếp quản lý
Trang 12Năm 1992 - 1993
Hòa mình cùng cả nước theo cơ chế thị trường và từng bước thực hiện chính sách đổi mới của Đảng - Nhà nước, nhà máy được chính thức đổi tên thành Công ty Dệt PhongPhú (Quyết định số 583 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ, nay là Bộ Công thương).Đến năm 1993, Công ty thành lập lại Doanh nghiệp Nhà nước (Theo Quyết định số 410/CNNTCLĐ của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ, nay là Bộ Công thương)
Quy mô công ty: 5 Nhà máy thành viên và 2 đơn vị liên doanh hợp tác gia công xuất khẩu với tổng số CB.CNV là 4.351 người
Năm 1993-2002
Thực hiện chính sách đổi mới, Phong Phú là một trong những đơn vị năng động, sáng tạo, liên tục hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao từ 10 đến 15% Với thế mạnh chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng sợi, vải, khăn, sản phẩm may mặc Phong Phú đã mang đến cho người tiêu dùng trong và ngoài nước sự lựa chọn phong phú về mẫu mã sản phẩm cùng với sự vượt trội về chất lượng
Giai đoạn từ 2003 – 2006
Năm 2003
Là năm đánh dấu bước ngoặt mới, một bước phát triển vượt trội của Phong Phú Toàn
bộ khối sản xuất được tái cấu trúc theo hướng chuyên môn hóa theo từng ngành hàng
cụ thể gồm: hệ thống sản xuất sợi – chỉ may, vải, khăn và may mặc Bên cạnh đó với chiến lược phát triển đa ngành, Phong Phú liên doanh liên kết với các đối tác tiềm
Trang 13năng không chỉ trên lĩnh vực dệt may mà còn mở rộng sang lĩnh vực bất động sản và đầu tư tài chính.
Năm 2005
Thực hiện thí điểm mô hình Công ty mẹ - Công ty con
Góp vốn thành lập Công ty CP Đầu tư Phát triển Phong Phú
Mua cổ phần của Công ty CP KNTP Phú Yên (sở hữu 54.58% tổng CP)
Giai đoạn từ 2007 đến nay
Năm 2007
Thực hiện chủ trương cổ phần hóa và mô hình Công ty mẹ - Công ty con, Công ty được chính thức chuyển đổi cơ cấu tổ chức quản lý thành Tổng công ty và được Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) quyết định thành lập Tổng công ty Phong Phú.Thành lập Công ty CP Dệt vải Phong Phú; Công ty CP Dệt gia dụng Phong Phú; Công ty CP Quốc tế Phong Phú; Công ty CP Vải thời trang Phong Phước; Công ty CPXúc tiến thươngmại và Đầu tư Phong Phú
Góp vốn thành lập Công ty CP Phát triển Nhà và đô thị Phú Quốc
Trang 14Năm 2009
Thực hiện xong Cổ phần hóa, tổ chức thành công Đại hội Cổ đông đầu tiên Hoàn tất đăng ký kinh doanh theo giấy phép mới số 4103012492 ngày 20/02/2009 Chính thức đổi tên thành Tổng công ty Cổ phần Phong Phú
Thành lập Công ty CP Đầu tư Phong Vân
Khởi công Dự án xây dựng khu nhà ở liên kế và chung cư Nhân Phú (tháng 7/2011) dành cho CB.CNV tại Q 9 - TP.Hồ Chí Minh
Ra mắt sản phẩm chăn, drap, gối, nệm mang thương hiệu Hera
Liên kết thành công sợi và vải Phong Phú tạo sản phẩm vải dệt từ sợi Siro cho thị trường
Khánh thành công trình 5.760 cọc sợi với dây chuyền thiết bị hiện đại, được công nhận là công trình tiêu biểu chào mừng 15 năm ngày thành lập Công đoàn Dệt may Việt Nam
Năm 2012
Tăng vốn điều lệ từ 500 tỉ đồng lên 625 tỉ đồng
Đưa vào khai thác giai đoạn 1 hai dự án bất động sản thông qua lễ mở bán dự án NhânPhú (1,4 ha) và
dự án Tăng Phú House (3,7 ha) tại Q.9 - TP.HCM
SƠ LƯỢC VỀ NHÀ MÁY MAY JEAN XUẤT KHẨU SỐ 01
Trang 151 Khát quát chung
- Ước tính năng lực sản xuất : 180,000 sản phẩm/ 1 tháng
- Số Giấy phép kinh doanh : 0304995318-007
Chứng nhận : BSCI (SA 8000, IS0, BSCI,
2 Thông tin liên lạc
3 Thông tin kinh doanh
LIMITED
4%, PINK 18%, LIMITED 13%, others 14%
II.2 Cơ cấu tổ chức:
Trang 16II.3 Thế mạnh của công ty:
-Dệt may là lĩnh vực sản xuất kinh doanh truyền thống lâu đời và cũng là thế mạnh của Phong Phú Với công nghệ hiện đại luôn được chú trọng đầu tư đổi mới và một bề bày kinh nghiệm được đúc kết gần 50 năm qua, Phong Phú tự hào mang đến những sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã phong phú và dịch vụ chuyên nghiệp, phù hợp với mọi nhu cầu
đa dạng của khách hàng
Lĩnh vực hoạt động chính là sản xuất, kinh doanh các sản phẩm may mặc ( quần áo jeans,kaki, dệt kim…) Thị trường xuất khẩu chính hiện tại là mỹ
Trang 17Tiếp nhận NPL TK Mẫu& chuẩn bị sản xuất
May
Giặt (nếu cần)Hoàn tất
Kiểm tra kim gãy (nếu yêu cầu)
Đóng gói
và châu âu với 3 dòng sản phẩm: cao cấp, trung bình, giá thấp công ty đã và đang từngbước xây dựng, ổn định hệ thống sản xuất sản phẩm jeans khép kín, cung cấp các giảipháp may mặc trọn gói nhằm đem lại sự hài lòng cao nhất cho quý khách hàng
-Với thế mạnh chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng sợi, vải, khăn, sản phẩm maymặc Phong Phú đã mang đến cho người tiêu dùng trong và ngoài nước sự lựa chọnphong phú về mẫu mã sản phẩm cùng với sự vượt trội về chất lượng
II.4 Sản phẩm chủ lực:
II.5 Sơ đồ qui trình sản xuất tại công ty:
II.6 Sơ đồ tổ chức hệ thống kiểm soát chất lượng:
Trang 18III.Tầm quan trọng của công tác đảm bảo chất lượng đến hiệu quả của quá trình trình tổ chức quản lý của doanh nghiệp may:
Trang 19- Việc không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng công nghiệp là xu hướng tất
yếu của sự phát triển của nên kinh tế XHCN, là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật và
có ảnh hưởng trực tiếp đến việc cải thiện đời sống nhân dân
- Công tác đảm bảo chất lượng góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm
lao động xã hội, thúc đẩy phát triển khoa học kĩ thuật, tạo điều kiện hạn chế ngoại
tệ để nhập khẩu tư liệu sản xuất
- Nó có ý nghĩa thiết thực góp phần cải thiện và phục vụ tốt đời sống của nhân dân
lao dộng, mở rộng quan hệ và hợp tác quốc tế, phát huy uy tín chính trị của nước
ta với thế giới bên ngoài
- Công tác tổ chức quản lý về chất lượng sản phẩm, không ngừng cải tiến và nâng
cao chất lượng sản phẩm phải được coi là một trong những nhiệm vụ cơ bản của công tác quản lý và kinh doanh Đối với người lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm không chỉ đơn thuần là nghĩa vụ, trách nhiệm đối với xã hội mà còn là tiêu chuẩn đạo đức để đánh giá ý thức, phẩm chất chính trị, trình độ giác ngộ và tinh thần làm chủ tập thể trong sản xuất
PHẦN II: TRIỂN KHAI CÔNG TÁC KIỂM TRA INLINE TRONG CHUYỀN MAY TẠI NHÀ MÁY JEANS XUẤT KHẨU
Trang 20Giới thiệu cơ cấu nhân sự bộ phận QC trong xưởng may 1
1 Cơ cấu nhân sự bộ phận QC inline tại xưởng may:
- Cơ cấu nhân sự của bộ phận QC thường không ổn định, bởi vì còn tùy thuộc vào
yêu cầu của từng khách hàng với công ty Dưới đây là DANH SÁCH QC TOÀN NHÀMÁY THEO NĂNG LỰC SẢN XUẤT VÀ TÌNH TRẠNG NHÂN SỰ HIỆN NAY:
theo địnhbiên
Danhsáchhiện có
Chênhlệch so vớiđịnh biên
3.Võ Thị Huệ
4.Thiêu Đức Thắng
QC ENDLINE
dụng2.Trương Thị Lệ Thu
3.Cao Thị Phúc
4.Nguyễn Kim Tuyết
5.Bùi Thị Xương Mai
Trang 216.Phạm Thị Trang
7.Hoàng Thị Huyền
3.Trần Thị Cẩm Thúy
QC NÚT + ỦI
dụng
Theo như danh sách trên ta thấy được QC trên chuyền gồm có :
+QC endline: Kiểm hàng trên chuyền
+QC inline: Kiểm tra tất cả các công đoạn của chuyền đó, đo thông số chi tiết, kiểm BTP, đánh giá lỗi công nhân, kiểm tra dán lỗi, viết báo cáo trong ngày.QC inline có thể thay thế làm việc của QC endline nhưng QC enline không thể làm thay thế tất cả các việc của
QC inline
+QC giao wash: Kí nhận sản phẩm trên chuyền và gia cho bên wash
+Quản lý: Quản lý các QC trong chuyền, giải quyết các sự việc liên quan đến QC
2.Trách nhiệm,quyền hạn của bộ phận QC inline tại xưởng:
2.1Trách nhiệm:
* QC inline:
-Theo dõi, kiểm tra tỉ lệ và đánh giá cụ thể tinh hình chất lượng sản phẩm trước khi chuyển xuống khâu hoàn tất sản phẩm
Trang 22-Theo dõi, tổng hợp, phân tích các phát sinh về chất lượng sản phẩm trong quá trình sảnxuất.
-Kiểm tra qui trình quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất
-Tổng hợp và báo cáo tình hình chất lượng theo giờ,ngày,tháng
-Cùng với các chuyền trưởng quản lý và giám sát việc thực hiện các nội qui về cấp phát vật tư, nguyên phụ liệu sản xuất
-Phổ biến và hướng dẫn đến từng chuyền sản xuất các yêu cầu về chất lượng sản phẩm.-Phát hiện kịp thời những sai hỏng và đề xuất biện pháp sửa chữa
-Lập biên bản những trường hợp sai qui trình kỹ thuật và qui rõ trách nhiệm thuộc về ai.-Tham gia giải quyết đơn khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm
-Tham gia sản xuất và tăng ca khi hàng gấp
*QC endline:
-Kiểm tra 100% chất lượng từng bước công việc trong sản phẩm của mã hàng
-Kiểm tra lại 100% các sản phẩm không đạt chất lượng mà kiểm hóa đã cho tái chế cho đến khi hàng đạt chất lượng
-Báo cáo sản lượng liên tục ( bằng cách ấn nút hiển thị trên chuyền) để chuyền trưởng cũng như quản đốc nắm rõ tiến độ làm việc của công nhân, kịp thời đôn đốc nhắc nhở
Trang 23-Kiến nghị và đề xuất với ban lãnh đạo công ty về việc khen thưởng, phạt chất lượng sản phẩm.
-Kiến nghị cho tái chế lô hàng nếu không đạt yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng và yêu cầu của khách hàng
Trang 24II.2 Các tiêu chuẩn chất lượng được áp dụng khi kiểm tra sản phẩm:
Thông thường, với các đối tác nước ngoài, họ thường có những tiêu chuẩn kiểm
tra chất lượng cho những sản phẩm riêng mang thương hiệu của họ.Tuy nhiên
với Mã hàng PU 964721, khách hàng không đưa yêu cầu riêng nên QC kiểm tra sảnphẩm theo tài liệu kĩ thuật xem có đạt hay không
+ Kiểm tra ánh màu: Theo bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu( bảng màu)
Trang 25+ Kiểm tra Thông số kích thước theo bảng thông số kích thước:
Trang 26+ Kiểm tra các đường may, đường diễu theo bảng quy cách may:
1.Mật độ mũi chỉ :
* Chỉ diễu: 8-9mũi/inch, Vắt sổ 1-13 mũi/inch
* Mật độ mũi chỉ phải đều trên sản phẩm
* Sử dụng chỉ tương ứng theo từng màu wash
2.Ép keo: * Lưng trong + ngoài
3.Đáy trước+sau *.Đường diễu không nhăn
*Cuốn 2 kim 1/4’’
*Khóa đáy trước lên 5/8’’ qua 1/2”
* Đáy sau không bai giãn, không nhăn, tạo V
*Đáy sau cong đúng form, không nhô giữa sau
4 Baget: * Diễu 2kim 1/8’’
*Diễu BG đúng form
*Tra dây kéo trên 5/8’’ thẳng xuống 1/2’’
*Bao túi vắt sổ
5.Túi trước: *Miệng túi 2k 1/8’’
*Đáp túi thả qua máy ép
*Lót túi không le mí
6.Túi đồng hồ: *Đóng túi 2k 1/8’’
*Miệng túi 1k 3/8’’
7.Túi sau: *Miệng túi và đóng túi 2k 1/8’’
*Chú ý: Kéo miệng túi sau khi đóng túi (rập ủi nhỏ hơn rập lấy dấu 3/16’’ tại miệng túi sau)
Trang 278.Decoup: *Tránh bị nhăn, vặn, gợn sóng
*Cuốn 2k 1/4’’
9.Lưng: * Khi khóa đầu lưng phải thẳng, không nghiêng, không được chúi xuống
*Đầu lưng bên trong không nhô lên khi mặc
*Lưng tại đáy không nhọn
*Tra đúng form lưng, không nhăn vặn, không bị giãn
10.Inseam: *Vắt sổ 5 chỉ Diễu 2k 1/8’’ móc xích, chỉnh chỉ tránh inseam nhăn/rút.11.Sườn ngoài: *Vắt sổ 3 chỉ, rẽ sườn
*Chú ý: ráp sườn nhặt chỉ tránh bị nhe
*Dài diễu sườn phải đều nhau và bằng nhau trước wash 5 ¾’’(theo thông
số dài diễu trong tài liệu)
12.Lai: *1k 1/2’’
13Vị trí gắn passant 2k 1/8” vắt sổ móc xích, dài 2 1/2’’*1/2’’: (sau wash)
*Passant trước: cách miệng túi trước 5/8’’
*Passant :cách sườn 1 1/4" , nằm trên decoup
*Passant chon, không đùn, không nghiêng, không bị le mí khi đánh bọ14.Vị trí gắn nhãn: *Nhãn chính: Giữa to bản lưng, cách giữa sau 1/2’’-5/8’’
*Nhãn Fit:Giữa to bản lưng và rộng lót túi ben trái người mặc, nhãn bọc bao nylon
*Nhãn care: * Gắn dưới lưng 1 1/4’’, và giữa túi đồng hồ, nhãn bọc bao nylon và may trước wash
*Nhãn joker: cách sườn khoảng 3 ½” không che nhãn Fit, đóng bằng chỉ với 3 cạnh như hình, bên trái người mặc
15.Bọ : *Tất cả bọ không rớt xuống thân
Trang 28*Bọ tại sườn 3/8*
16 *Chỉ may phối theo tài liệu, bảng màu
*Các chi tiết phải đối xứng nhau
+ Kiểm tra nút theo quy cách đóng nút:
HƯỚNG DẪN QUY CÁCH ĐÓNG NÚT
Mã hàng: P964721 - LIMITED
- Đóng nút đầu lưng:
* Nút 2 thành phần 32L: Đầu lưng x 1 (canh chữ) Đóng nút ở giữa to bản lưng, và thẳng
mí BG lên Đóng nút đầu lưng sao cho khi gài nút không bị hở dây kéo Đóng nút thẳng mép dây kéo, có đệm nhựa
-Đóng nút Rivet :
* Miệng túi trước 2x2: Đóng nút cách mép miệng túi, mép lưng, mép sườn 1/16”
*Túi đồng hồ x 2: Đóng nút cách mép miệng túi, cạnh túi 1/16”
*Túi sau bên sườn 1x2: Đóng cách mép miệng túi 1/16”, nằm giữa 2 đường chỉ đóng túi
*Ủi dặm lại miệng túi ĐH sau khi đóng Rivet
-Nút và rivet đóng sau wash
-Màu nút và Rivet sử dụng theo bảng màu
Lưu ý: Sản phẩm sau khi hoàn chỉnh nút không bị trầy xước, xoay, lỏng, méo, lủng rách sản phẩm
Trang 30II.3 Công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp :
* An toàn lao động:
Thực hiện huấn luyện và kiểm tra định kỳ
1 Mọi người lao động trước khi vào làm việc tại công ty phải được huấn
luyện và học tập nội quy an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, bảo hộ lao động và phải thực hiện nghiêm túc các nội quy đó trong quá trình làm việc
2 Hàng năm công ty tổ chức các đợt huấn luyện và kiểm tra định kỳ về
an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, bảo hộ lao động Mọi người lao động theo sự phân công của người quản lý trực tiếp, tham gia đầy đủ và đạt yêu cầu của các kỳ kiểm tra đó
Bảo hộ lao động
1 Trong thời gian làm việc tại các đơn vị sản xuất kinh doanh, người lao
động phải sử dụng đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động được cấp phát Nếu không sử dụng các trang thiết bị bảo hộ lao động thì không được làm việc
2 Người lao động làm các công việc trong điều kiện nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại phải được y tế cơ quan kiểm tra sức khoẻ nếu đủ điề kiện sức khoẻ mới được vào làm việc
3 Người lao động phải tham gia đầy đủ khám sức khoẻ định kỳ theo kế
hoạch của công ty
4.Người lao động được giao vận hành, sử dụng máy móc thiết bị phải qua
đào tạo, hướng dẫn, sau khi kiểm tra đạt yêu cầu thì người quản lý trực tiếp mới giao việc Người lao động thựchiện nghiêm chỉnh nội quy vận hành máy móc, thiết bị được giao Người lao động không tự ý bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị do mình vận hành nếu việc đó không thuộc trách nhiệm của mình
Nghĩa vụ và trách nhiệm khác
1 Người lao động có trách nhiệm báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi có sự cố, phát hiệnnguy cơ gây tai lạn lao động, hư hỏng máy móc thiết bị, nguy cơ cháy nổ Tích cực tham gia cấp cứu, khắc phục hậu qủa
khi xẩy ra sự cố cháy nổ, tai nạn lao động
Trang 312 Người lao động được từ chối làm việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai lan lao động, đe doạ nghiêm trọng tính mạng sức khoẻ của mình
phải báo cáo ngay sự việc với người quản lý trực tiếp Người lao động có quyền
từ chối trở lại nơi làm việc nếu thấy nguy cơ đó chưa được khắc phục
* Vệ sinh công nghiệp: Công ty đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải trong công nghiệp
và đã đi vào hoạt động đạt kết quả tốt Sau các công đoạn may, cắt vải, các dụng cụ, thiết
bị, khu vực làm việc điều được vệ sinh sạch sẽ 2h một lần
II.4 Công tác nhận, kiểm tra bán thành phẩm và phụ liệu trước khi tiến hành triển khai sản xuất:
* Kiểm tra NPL:
-Kiểm tra nguyên phụ liệu do bộ phận kho đảm trách, có sự giám sát của thủ kho
-Thủ kho có trách nhiệm giám định toàn bộ lô hàng dựa trên bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu, các tiêu chuẩn về chất lượng nguyên phụ liệu và số lượng trong Lệnh cấp phát để đảm bảo rằng: chỉ có những nguyên phụ liệu đạt chất lượng mới được đưa vào sản xuất
-Khi đo khổ vải, phải đo chính xác Khổ vải khi bào phải trừ hoặc báo độ rộng biên vải Chữ số khi trên cây vải phải rõ ràng, ghi số vào góc cây vải phía tay phải của người ghi vàghi vào mặt trái của vải
-Dùng máy soi lỗi vải hoặc để trên bàn để kiểm tra màu sắc, lỗi dệt…
Trang 32Máy kiểm vải với tốc độ kiểm vải tối đa 7-8 yrds/phút
-Các chủng loại nguyên phụ liệu trong kho phải được sắp xếp đúng qui cách, theo chủng loại riêng biệt và treo bảng hiệu để dễ thấy, dễ lấy, đảm bảo xuất hàng được chính xác Cần kiểm tra thời gian xổ vải theo qui định nhằm đảm bảo độ co giãn tự nhiên của vải Sau khi kiểm xong cần ghi vào biên bản kiểm vải
Trang 33Cần sắp xếp hợp lí và treo biển của các loại nguyên phụ liệu