Dược phẩm là một loại hàng hóa có tính chất đặc biệt không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con người, không chỉ được sử dụng phục vụ cho người tiêu dùng là dân cư mà còn là hàng hóa thiết yếu đối với bất kỳ quốc gia nào.
Trang 1MỞ ĐẦU
Dược phẩm là một loại hàng hóa có tính chất đặc biệt không chỉ ảnh hưởngđến sức khỏe và tính mạng của con người, không chỉ được sử dụng phục vụ chongười tiêu dùng là dân cư mà còn là hàng hóa thiết yếu đối với bất kỳ quốc gia nào.Phạm vi và nhu cầu sử dụng thuốc là vô cùng lớn
Việt Nam là nước có dân số khá đông 86 triệu người, khí hậu nóng ẩm dẫn đếnnhiều dịch bệnh Một thị trường rộng lớn và nhiều tiềm năng nhưng ngành dượcnước ta vẫn chưa khai thác được Phần lớn dược phẩm phải nhập khẩu, Việt Nammới chỉ sản xuất được các loại thuốc thông thường Vậy công nghiệp dược ViệtNam đang đứng ở vị trí nào?
Theo cách đánh giá của WHO (World Health Organization) công nghiệp dượccác nước được chia ra thành 4 cấp độ: cấp độ 1 (hoàn toàn nhập khẩu), cấp độ 2(sản xuất được một số generic, đa số phải nhập khẩu), cấp độ 3 (có công nghiệpdược nội địa sản xuất generic, xuất khẩu được một số dược phẩm), cấp độ 4 (sảnxuất được nguyên liệu và phát minh ra thuốc mới) Công nghiệp dược Việt Namđứng ở vị trí 2,5 – 3 theo thang phân loại 1- 4 của WHO (báo cáo của TS.Cao MinhQuang cục trưởng cục quản lý dược Việt Nam trong hội nghị ngành dược) Dượcnội địa mới đáp ứng được hơn 50℅ nhu cầu trong nước mà chủ yếu là các loạithuốc thông thường thiếu các loại thuốc đặc trị có giá trị cao Phân khúc thuốcchuyên khoa chủ yếu do dược nước ngoài chiếm giữ
Khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO, thuế và các hàng rào bảo hộ khác giảmxuống dẫn đến sự tràn ngập của dược nước ngoài không chỉ chiếm giữ phân khúcthuốc đặc trị mà còn “lấn sân” sang phân khúc thuốc thông thường đã đẩy dược nộiđịa gặp rất nhiều khó khăn Trong thời kỳ hội nhập, mọi doanh nghiệp phải cạnhtranh một cách công bằng, với một quốc gia đang phát triển và không có công nghệnguồn như Việt Nam thì việc ngành dược xác định được bước đi đúng và trọngđiểm đầu tư là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của ngành
Để dược phẩm Việt Nam có thể tồn tại và phát triển chúng ta cần phải trả lờimột loạt các câu hỏi sau Đó là:
- Dược phẩm Việt Nam đang đứng ở vị trí nào: được đánh giá thông qua
các tiêu chí như doanh thu, thị phần, giá cả, chất lượng, mẫu mã, vàthương hiệu của sản phẩm?
- Các yếu tố nào tác động đến sự tồn tại và phát triển của ngành dược?
Trang 2- Làm thế nào để dược phẩm Việt Nam phát huy được các lợi thế sẵn có,
tận dụng được cơ hội để khắc phục khó khăn đang gặp phải?
Mục đích của đề tài nghiên cứu “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của dượcphẩm Việt Nam” là sử dụng phương pháp mô tả và phương pháp kế thừa để phântích thực trạng hiện nay của dược phẩm Việt Nam từ đó cung cấp thêm thông tin vềnăng lực cạnh tranh của lĩnh vực dược phẩm cho công tác xây dựng chiến lược và
đề xuất các hướng ưu tiên phát triển đối với ngành dược trong tổng thể các ngànhkinh tế quốc dân; đề xuất các giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh trong lĩnhvực dược phẩm, góp phần tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân
Do dược phẩm rất rộng nên trong đề tài này em chỉ xin đi sâu nghiên cứu vềnăng lực cạnh tranh của thuốc tân dược Việt Nam
Đề tài được cấu trúc như sau Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu thamkhảo đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam.
Chương II: Phân tích năng lực cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam.
Chương III: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS NguyễnTiến Dũng và các anh chị trong Ban Thông Tin và Hợp tác quốc tế, Viện Chiếnlược phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứunày Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏinhững thiếu sót Em rất mong PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng và các anh chị trong Banđóng góp ý kiến để em tiếp tục hoàn thành đề tài nghiên cứu này
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viênĐoàn Thị Thùy Dương
Trang 3CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
I Dược phẩm và phân loại dược phẩm
1 Quan niệm về dược phẩm và phân loại
1.1 Khái niệm về dược phẩm:
Một trong các đối tượng nghiên cứu của báo cáo này là dược phẩm, vì thế cầnlàm rõ khái niệm về dược phẩm Dược phẩm có thể hiểu theo hai nghĩa, thứ nhất làcông dụng chữa bệnh và thứ hai là sản phẩm của quá trình sản xuất, được lưu thông,phân phối và buôn bán trên thị trường
* Thứ nhất, đứng từ góc độ công dụng mà nhìn nhận, dược phẩm là một khái
niệm khá phức tạp Theo Bộ y tế, dược phẩm là thuốc và các hoạt động liên quanđến thuốc
Thuốc là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho người nhằm mục đích phòngbệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể bao gồmthuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, trừ thực phẩmchức năng
Vắc xin là chế phẩm chứa kháng nguyên tạo cho cơ thể khả năng đáp ứngmiễn dịch, được dùng với mục đích phòng bệnh
Sinh phẩm y tế là sản phẩm có nguồn gốc sinh học được dùng để phòng bệnh,chữa bệnh và chẩn đoán bệnh cho người
Nguyên liệu làm thuốc là chất tham gia vào thành phần cấu tạo sản phẩmtrong quá trình sản xuất thuốc
Thuốc thành phẩm là dạng thuốc đã qua tất cả các giai đoạn sản xuất, kể cảđóng gói trong bao bì cuối cùng và dán nhãn
Những hoạt động liên quan đến thuốc gồm các hoạt động từ khâu sơ chế, sảnxuất đến bao gói để có được thành phẩm bán trên thị trường
* Thứ hai, “dược phẩm” là một loại hàng hóa
Dược phẩm cũng như tất cả các loại hàng hóa khác được sản xuất và kinhdoanh trên thị trường, chịu tác động của các quy luật thị trường như quy luật giá trị,quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh… Song dược phẩm là một loại hàng hóa đặcbiệt có những đặc điểm riêng khác với các loại hàng hóa thông thường khác
Đặc điểm 1: Dược phẩm là loại sản phẩm có liên quan trực tiếp đến sức khỏe
và tính mạng của con người Đây là sự khác biệt cơ bản nhất của dược phẩm so với
Trang 4các loại hàng hóa khác Vì vậy dược phẩm được xếp vào loại hàng hóa có điều kiện.Điều này được hiểu là để sản xuất và kinh doanh dược phẩm thì trước khi đi vàohoạt động, các tổ chức cá nhân kinh doanh phải đảm bảo đủ các điều kiện như conngười phải có trình độ chuyên môn về dược, doanh nghiệp phải đủ điều kiện vềtrang thiết bị y tế, phải được các cơ quan thẩm quyền về y tế cấp giấy chứngnhận… Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh dược phẩm thì các tổ chức
cá nhân phải chịu sự quản lý, giám sát chặt chẽ của Nhà nước mà cụ thể là Bộ y tế(Cục quản lý dược Việt Nam) Xuất phát từ đặc điểm này, các tổ chức cá nhân khitiến hành sản xuất kinh doanh dược phải luôn đặt mục tiêu chất lượng lên hàng đầu
Đặc điểm 2: Giữa thuốc và bệnh nhân có môi giới trung gian là thầy thuốc Cả
thầy thuốc và người bệnh đều bị thụ động, phụ thuộc vào người khác Cứu sốngngười là thiên chức xã hội giao cho người thầy thuốc, chữa trị cho những người nàokhông tùy thuộc vào ý muốn bản thân thầy thuốc Còn người tiêu dùng (bệnh nhân)dùng thuốc không phải tự mình lựa chọn mà do thầy thuốc quyết định Do đó khibệnh nhân dùng thuốc phải được sự chỉ dẫn về loại thuốc, liều lượng, cách dùng vàtác dụng có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc
Đặc điểm 3: Phạm vi và nhu cầu sử dụng thuốc là rất lớn Nhu cầu sử dụng
dược phẩm phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau như: dân số, điều kiện tự nhiên,mức gia tăng thu nhập của người dân… Tùy theo điều kiện kinh tế mà mỗi người
có nhu cầu thuốc khác nhau Thông thường, những người có thu nhập cao thích lựachọn các loại thuốc ngoại (giá thành cao) trong khi đó những người có thu nhậpthấp thì lựa chọn các sản phẩm có giá thấp hơn (thuốc nội)
→ Đứng từ góc độ thị trường mà xem xét, những đặc điểm nêu trên của dược
phẩm có thể dẫn tới a) Độc quyền trong sản xuất và kinh doanh dược phẩm; b) Bí mật công nghiệp trong chế biến và sản xuất; c) Năng lực cạnh tranh của dược phẩm không chỉ phụ thuộc vào chất lượng, giá cả, mà còn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của đội ngũ thày thuốc của từng quốc gia.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh, cần giảm độc quyền, công khai về công nghệ, đồng thời nâng cao năng lực và nhận thức của đội ngũ thày thuốc
1.2 Phân loại dược phẩm (đứng từ góc độ sản xuất)
Do thị trường dược phẩm hiện nay quá rộng lớn (có thể xem như rừng thuốc)
ta không thể nào nhớ hết từng món thuốc Do đó việc phân loại dược phẩm là rấtquan trọng Phân loại dược phẩm giúp người tiêu dùng đặc biệt là các bác sĩ, y tá…biết được một thuốc nằm trong nhóm thuốc nào, biết tính chất chung của nhóm
Trang 5thuốc đó, từ đó có thể suy ra tính chất của một thuốc cụ thể để lựa chọn trong sửdụng Dưới đây là 3 cách phân loại dược phẩm Việt Nam cơ bản nhất.
Theo cách thức sử dụng, dược phẩm chia thành hai loại: thuốc OTC (hàng
không kê toa, chủ yếu bán ở các nhà thuốc bán lẻ) và thuốc điều trị (thuốc có kê toa,
sử dụng trong bệnh viện và các trung tâm y tế)
Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, thống kê thuốc kê toa và thuốc không kê toachỉ mang ý nghĩa tương đối do các loại thuốc điều trị vẫn được bán tự do trên thịtrường Do đó với cách phân loại này có thể tạm thống kê theo thuốc phân phối vào
hệ thống bệnh viện và thuốc phân phối ra thị trường Theo thống kê của Cục quản lýdược Việt Nam, năm 2008, giá trị tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện là 12.322 tỷVND (tương đương 760 triệu USD), chiếm khoảng 50% giá trị tiền thuốc toàn thịtrường
Theo bản quyền chế tác thuốc, dược phẩm được chia thành: thuốc generic
(hết bản quyền sở hữu thuốc gốc) và hàng patent (có bản quyền)
Hiện nay, ngành dược trong nước đang chủ yếu sản xuất thuốc generic có giátrị không cao và chiếm tới 69% tổng thị trường thuốc với các chủng loại liên quannhiều đến thuốc kháng sinh, thuốc thông thường (vitamin, giảm đau, hạ sốt)
Theo tây y hay y học cổ truyền, dược phẩm được chia thành: thuốc tân dược
(gồm các loại thuốc được sản xuất từ các chất hóa học tổng hợp và thuốc có sự kếthợp dược liệu với các hoạt chất hóa học tổng hợp) và thuốc đông y (gồm các loạithuốc được sản xuất từ nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, thực vậthoặc khoáng chất, được bào chế theo lý luận và phương pháp y học cổ truyền củacác nước phương Đông)
Do sản phẩm dược phẩm là khá rộng nên đề tài nghiên cứu này chỉ tập trungvào nghiên cứu khái quát về năng lực cạnh tranh của thuốc tân dược Việt Nam, haynói một cách khác là tân dược được sản xuất trong nước
Tân dược là gì đứng từ góc độ là sản phẩm của sản xuất ? Khác với thuốc đông y, tân dược thường được sản xuất trong các nhà máy, đòi hỏi độ chính xác cao, trình độ công nghệ cao Phần lớn các dây truyền sản xuất tân dược được tự động hóa Như vậy, trình độ sản xuất cũng là một yếu tố quan trọng đối với năng lực cạnh tranh của tân dược.
Trang 62 Quan niệm về cạnh tranh và các cấp độ của cạnh tranh
2.1 Quan niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
Cạnh tranh: Theo ngôn ngữ dân gian, cạnh tranh là sự ganh đua giữa các nhà
doanh nghiệp trong việc giành giật và giữ chân khách hàng nhằm nâng cao vị thếcủa mình trên thị trường, để đạt được một mục tiêu kinh doanh cụ thể như lợinhuận, doanh số hoặc thị phần
Cạnh tranh được các nhà kinh tế học chia thành cạnh tranh hoàn hảo và cạnhtranh không hoàn hảo, cạnh tranh dọc và cạnh tranh ngang Cạnh tranh được nẩysinh từ các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể của nền kinh tế thị trường cùng theođuổi mục đích tối đa hóa lợi nhuận Cạnh tranh là động lực phát triển của nền kinh
tế, thúc đẩy thị trường phát triển, từ đó thúc đẩy xã hội phát triển Theo thời gian,tính chất cạnh tranh trong nền kinh tế sẽ ngày càng quyết liệt hơn
Năng lực cạnh tranh: Năng lực cạnh tranh được nhắc đến rất nhiều trên báo
chí cũng như các phương tiện thông tin đại chúng khác Song, năng lực cạnh tranhvẫn là một khái niệm lỏng lẻo, có nhiều cách hiểu thậm chí rất khác nhau Theo họcgiả kinh tế Michael Porter, là một người nổi tiếng trong lĩnh vực kinh tế ông cũngkhông đưa ra định nghĩa về năng lực cạnh tranh Ông cho rằng: không có một địnhnghĩa thật sự về năng lực cạnh tranh và không có lý thuyết nào giải thích nó đượcchấp nhận một cách phổ biến
Theo tạp chí kinh tế và phát triển, số 84 tháng 6 năm 2004, Ths Phạm ĐìnhHuỳnh có đưa ra khái niệm như sau: “ Năng lực cạnh tranh là khả năng đạt được vàduy trì thị phần có lãi ”
Còn theo OECD thì năng lực cạnh tranh là sức sản xuất ra thu nhập tương đốicao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho doanh nghiệp, cácngành, các địa phương, các quốc gia và khu vực phát triển bền vững trong điều kiệncạnh tranh quốc tế
Từ những khái niệm chung về năng lực cạnh tranh của hàng hóa nêu trên, chothấy năng lượng cạnh tranh phụ thuộc vào điều kiện, bối cảnh phát triển của đấtnước trong từng thời kỳ, có thể đánh giá bằng các chỉ tiêu kinh tế xã hội cụ thể như:
- Thị phần của sản phẩm trên thị trường so với sản phẩm cùng loại;
- Động thái thay đổi thị phần theo thời gian
Năng lực cạnh tranh có thể chia làm ba loại, năng lực cạnh tranh quốc gia,năng lược cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh sản phẩm Trên thực tế,năng năng cạnh tranh của sản phẩm là chung nhất, là thước đo đánh giá năng lực
Trang 7cạnh tranh của doanh nghiệp, còn năng lực cạnh tranh của quốc gia là do đóng góp
từ năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Nhận định này, sẽ được làm rõ thêmtrong mục các cấp độ cạnh tranh sau đây
2.2 Các cấp độ của cạnh tranh
Một nền kinh tế muốn có năng lực cạnh tranh cao phải có nhiều doanh nghiệp
có năng lực cạnh tranh cao, với nhiều sản phẩm và dịch vụ có lợi thế cạnh tranh trênthị trường
2.2.1 Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia
Năng lực cạnh tranh quốc gia là yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh củatất cả các sản phẩm trên thị trường nội địa và xuất khẩu Có rất nhiều cách hiểu vềnăng lực cạnh tranh cấp quốc gia
Theo Asia Development Outlook 2003 là khả năng cạnh tranh của một nước
để sản xuất các hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được thử thách của thị trường quốc tế.Đồng thời, duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của công dân nước đó Mặtkhác, năng lực cạnh tranh quốc gia phản ánh khả năng của một nước để tạo ra việcsản xuất sản phẩm, phân phối sản phẩm và dịch vụ trong thương mại quốc tế, trongkhi kiếm được thu nhập tăng lên từ nguồn lực của nó
Theo diễn đàn kinh tế thế giới 1997 (WEF), thì năng lực cạnh tranh quốc giađược hiểu là “sức mạnh thể hiện trong hiệu quả kinh tế vĩ mô, đó là năng lực củamột nền kinh tế đạt được và duy trì mức tăng trưởng bền vững, thu hút đầu tư, bảođảm ổn định kinh tế xã hội, nâng cao đời sống người dân trên cơ sở xác định cácchính sách, thể chế bền vững tương đối và các đặc trưng kinh tế khác”
Theo diễn đàn kinh tế thế giới WEF, năng lực cạnh tranh của quốc gia được
đo bằng tám chỉ tiêu: mức độ mở của nền kinh tế, vai trò của Nhà nước, vai trò củathị trường tài chính, môi trường công nghệ, kết cấu hạ tầng, chất lượng quản trị kinhdoanh, hiệu quả và tính linh họat của thị trường lao động, môi trường pháp lý
2.2.2 Năng lực cạnh tranh ngành
Một quốc gia muốn có nền kinh tế phát triển, có năng lực cạnh tranh cao thìquốc gia đó cần phải có nhiều doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao Có thể hiểunăng lực cạnh tranh ngành (hay doanh nghiệp) là
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mởrộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trongnước và nước ngoài Ngoài ra, còn thông qua một số tiêu chí khác như: nguồn lực
về vốn, công nghệ, con người, quản lý; chất lượng và giá cả sản phẩm; hệ thống
Trang 8phân phối và dịch vụ sau bán hàng của doanh nghiệp; chiến lược kinh doanh củadoanh nghiệp.
Theo mô hình kim cương của Micheal Porter, lợi thế cạnh tranh của một doanhnghiệp, một ngành không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố bên trong nội bộ doanhnghiệp mà còn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài trong môi trường kinh doanhquốc gia bao gồm: các điều kiện về yếu tố sản xuất, sức cầu về hàng hóa, các ngànhphụ trợ, môi trường cạnh tranh ngành và vai trò của Chính Phủ
2.2.3 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Năng lực cạnh tranh của ngành hay doanh nghiệp lại được thể hiện thông quanăng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của nó Đây cũng là cái thể hiện rõ nhấtnăng lực cạnh tranh của các chủ thể nói chung
Theo tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 317, tháng 10 năm 2004 của TS NguyễnVăn Thanh: “Năng lực cạnh tranh cấp sản phẩm được hiểu là khả năng sản phẩm cóđược nhằm duy trì được vị thế của nó một cách lâu dài trên thị trường cạnh tranh” Năng lực cạnh tranh sản phẩm được nhận biết thông qua lợi thế cạnh tranhcủa sản phẩm đó với các sản phẩm khác cùng loại
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm có thể được đánh giá thông qua: giá sảnphẩm, sự vượt trội về chất lượng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm, thươnghiệu… so với đối thủ cạnh tranh trên cùng một phân đoạn thị trường vào cùng mộtthời điểm
2.2.4 Mối quan hệ giữa ba cấp cạnh tranh
Có thể nói ba cấp độ của năng lực cạnh tranh mặc dù có sự độc lập tương đốinhưng giữa chúng vẫn tồn tại mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau Năng lực cạnhtranh của sản phẩm là yếu tố cơ bản, cốt lõi tạo nên năng lực cạnh tranh của ngành(doanh nghiệp), và tổng hợp lại góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của quốcgia Ngược lại năng lực cạnh tranh của quốc gia sẽ tạo điều kiện nâng cao năng lựccạnh tranh ngành (doanh nghiệp), và chính năng lực cạnh tranh của doanh nghiệpkhi được nâng cao sẽ tạo nên sức hút, sự hấp dẫn với sản phẩm, dịch vụ của ngườitiêu dùng từ đó tạo nên năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Như trên đã trình bày, năng lực cạnh tranh sản phẩm là quan trọng nhất, vì thếbáo cáo này tập trung vào trình bày các kết quả nghiên cứu về năng lực cạnh tranhcủa sản phẩm (lấy ví dụ là thuốc tân dược)
Trang 93 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc môitrường vĩ mô, các nhân tố thuộc nội bộ ngành cũng như các yếu tố trong bản thânnội tại doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm
3.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
* Các yếu tố kinh tế: Các yếu tố kinh tế thuộc môi trường vĩ mô như: tốc độ
tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, lãi suất ngân hàng, tỷ giá hốiđoái….có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Lãi suất ngân hàng: lãi suất ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnhtranh của sản phẩm Tỷ lệ lãi suất là rất quan trọng khi người sản xuất cũng nhưngười tiêu dùng thường xuyên vay tiền để thanh toán các khoản mua bán hàng hóacủa mình Đồng thời, lãi suất còn quyết định mức chi phí về vốn và do đó quyếtđịnh mức đầu tư Nếu lãi suất ngân hàng cho vay cao sẽ dẫn đến chi phí đầu vàotăng lên, giá thành sản phẩm cũng vì thế tăng lên Do đó năng lực cạnh tranh củahàng hóa sẽ giảm đi nhất là khi đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh về vốn Vàngược lại, nếu lãi suất ngân hàng thấp sẽ làm giảm chi phí đầu vào, giá thành sảnphẩm hạ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có khả năng mở rộng sản xuất và cạnhtranh với các đối thủ khác trên thị trường bằng công cụ giá
Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là sự so sánh về giá trị của đồng tiền trongnước với đồng tiền của quốc gia khác Thay đổi tỷ giá hối đoái có tác động trực tiếpđến năng lực cạnh tranh của sản phẩm đặc biệt đối với các sản phẩm phải nhập khẩunguyên liệu đầu vào hay các sản phẩm có lợi thế về xuất khẩu Nếu đồng nội tệ lêngiá, sẽ khuyến khích nhập khẩu vì hàng nhập khẩu sẽ giảm và như vậy khả năngcạnh tranh của các sản phẩm trong nước sẽ bị giảm ngay trên thị trường trong nước;đồng thời xuất khẩu sẽ giảm do sản phẩm trong nước tăng giá Và ngược lại, khiđồng nội tệ giảm giá thì khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường nội địa vàthị trường xuất khẩu cũng sẽ tăng lên
Tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người: nền kinh tế pháttriển, thu nhập bình quân đầu người cao dẫn đến khả năng tiêu thụ hàng hóa cao.Nền kinh tế phát triển cùng với các yếu tố như lãi suất ngân hàng, tỷ giá hối đoái,…
ổn định sẽ tạo cơ hội tốt cho các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, thu hút đầu tưnước ngoài Từ đó dẫn tới nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm
* Các yếu tố chính trị, pháp luật
Trang 10Yếu tố chính trị, pháp luật được thể hiện ở mức độ ổn định chính trị của quốcgia, cơ sở hành lang pháp lý… Các sản phẩm muốn được đưa ra tiêu thụ trên thịtrường phải tuân theo các quy định của Chính phủ về chất lượng, mẫu mã…Nhữngquy định này có thể là cơ hội hoặc mối đe dọa với các sản phẩm Đây cũng là yếu tốảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, mức đầu tư vốn của nước ngoài vào việc phát triển sản phẩm đồng thời ảnhhưởng đến mức độ chi mua hàng hóa của người tiêu dùng.
* Các yếu tố về văn hóa xã hội
Tất cả các doanh nghiệp đều phải phân tích các yếu tố xã hội để nhận biết các
cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra đối với sản phẩm của mình Khi một hay nhiều yếu
tố thay đổi chúng có thể tác động đến các sản phẩm như trình độ dân trí, tập quánthị hiếu của người tiêu dùng, truyền thống văn hóa dân tộc… Các yếu tố văn hóa xãhội thường biến đổi hoặc tiến triển chậm nên đôi khi thường khó nhận biết Cùngvới sự phát triển kinh tế, sự biến động về các yếu tố văn hóa xã hội ngày càng có tácđộng mạnh hơn đến sự ra đời và tiêu thụ của các sản phẩm
Đây là yếu tố không những có tác động đáng kể tới sự lựa chọn và tiêu dùnghàng hóa của người tiêu dùng mà còn tác động lớn đến các quyết định của doanhnghiệp khi lựa chọn biểu tượng logo, mẫu mã, kiểu dáng cho sản phẩm…
* Yếu tố về môi trường kinh doanh quốc tế
Mỗi doanh nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, mỗi nền kinh tếlại là một bộ phận cấu thành nền kinh tế thế giới Những thay đổi về môi trườngquốc tế có thể xuất hiện cả những cơ hội cũng như nguy cơ về việc mở rộng thịtrường tiêu thụ sản phẩm trong nước và ngoài nước Hiện nay, trong thời kì hộinhập kinh tế quốc tế khi Việt Nam đã gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới và khuvực như ASEAN, WTO…thì các doanh nghiệp mà đặc biệt là sản phẩm của ta sẽchịu tác động lớn của hệ thống luật pháp thế giới Môi trường kinh doanh quốc tế là
cơ hội để sản phẩm Việt Nam có thể vươn ra thị trường rộng lớn nhưng cũng lànhững thách thức khó khăn buộc các doanh nghiệp phải nâng cao được năng lựccạnh tranh cho sản phẩm của mình
3.2 Các yếu tố thuộc nội bộ ngành
Theo Michael Porter của trường quản trị kinh doanh Harvard thì trong nội bộngành chúng ta quan tâm đến các khía cạnh sau:
* Áp lực từ phía khách hàng: Khách hàng được xem như là sự đe dọa mang
tính cạnh tranh khi họ đẩy giá cả xuống hoặc khi họ yêu cầu chất lượng sản phẩm
Trang 11và dịch vụ tốt hơn làm cho chi phí sản phẩm tăng lên Ngược lại, nếu người mua cónhững yếu thế sẽ tạo cơ hội để tăng giá sản phẩm mang lại lợi nhuận cho doanhnghiệp Đây là yếu tố quyết định trực tiếp việc sản phẩm có năng lực cạnh tranh lớnhay không.
* Áp lực từ nhà cung cấp: Nhà cung cấp là những cá nhân hoặc tổ chức trong
nước hay ngoài nước chuyên cung cấp vật tư thiết bị, nguồn nhân lực, tài chính…đểmột doanh nghiệp có thể hoạt động Việc nhà cung cấp đẩy mức giá lên cao sẽ đẩygiá sản phẩm tăng lên làm giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm Đồng thời nhàcung cấp là một trong những nhân tố quan trọng quyết định chất lượng của sảnphẩm Vì vậy, để giảm áp lực từ phía nhà cung cấp đồng thời để tránh rủi ro thì cácdoanh nghiệp cần phải quan hệ với các tổ chức cung cấp các nguồn hàng khác nhau.Đây là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm
* Áp lực từ sản phẩm cạnh tranh: Sản phẩm cạnh tranh là những sản phẩm
cùng loại, có cùng tính năng tác dụng của các đối thủ cạnh tranh và cùng được tiêuthụ trên một thị trường Nếu trên thị trường có càng nhiều sản phẩm cạnh tranh vàcác sản phẩm có sức cạnh tranh thực sự thì càng gây sức ép cho sản phẩm củadoanh nghiệp Sản phẩm có thể cạnh tranh bằng giá hoặc bằng các yếu tố như chấtlượng, mẫu mã, thương hiệu… Mà hiện nay khi đời sống ngày càng được nâng caothì sự cạnh tranh bằng các yếu tố chất lượng, mẫu mã, thương hiệu càng mạnh mẽhơn so với cạnh tranh bằng giá Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh của sảnphẩm thì các doanh nghiệp phải thường xuyên đầu tư đổi mới công nghệ
* Áp lực từ đối thủ tiềm ẩn: Đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện không ở
trong ngành nhưng sản xuất cùng một loại sản phẩm và có khả năng tham gia hoạtđộng kinh doanh trong ngành đó Khi có đối thủ mới tham gia trong ngành có thể làyếu tố làm giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm hiện đang trong ngành từ đó làmgiảm lợi nhuận của của doanh nghiệp do họ dựa vào khai thác các năng lực sản xuấtmới với mong muốn giành được một phần thị phần.Do đó, để bảo vệ cho vị trí cạnhtranh của sản phẩm doanh nghiệp thường quan tâm đến việc duy trì hàng rào hợppháp ngăn sự xâm nhập từ bên ngoài
Theo nhà kinh tế học Joe Bain, ông xác định ba yếu tố trở ngại chủ yếu đối vớiviệc nhảy vào một ngành kinh doanh: sự ưa chuộng sản phẩm, ưu thế về chi phíthấp, tính hiệu quả của sản xuất lớn Nếu các doanh nghiệp có được những lợi thếnày sẽ giữ được vị trí cạnh tranh cho sản phẩm của mình và buộc sản phẩm của cácdoanh nghiệp mới thâm nhập vào đương đầu với những khó khăn lớn
Trang 12* Áp lực từ các doanh nghiệp trong nội bộ ngành: Sự cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp trong ngành là yếu tố quan trọng tạo ra cơ hội hoặc đe dọa cho cácdoanh nghiệp Nếu sự cạnh tranh là yếu thì sẽ là cơ hội để nâng giá sản phẩm tănglợi nhuận cho doanh nghiệp còn ngược lại, nếu sự cạnh tranh là gay gắt thì cácdoanh nghiệp sẽ hạ giá sản phẩm để cạnh tranh về giá do đó có nguy cơ làm giảmlợi nhuận của doanh nghiệp
3.3 Các yếu tố thuộc nội bộ doanh nghiệp
* Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực được coi là vấn đề vô cùng quan trọng đối
với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và sản phẩm Một nguồn nhân lực kémkhông đáp ứng được nhu cầu của thị trường sẽ là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sựthất bại của doanh nghiệp Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp được chia thành haicấp
Đội ngũ quản lý: gồm ban lãnh đạo và đội ngũ trực tiếp quản lý sản xuất, kinhdoanh sản phẩm Đây là đội ngũ có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất kinhdoanh và xu hướng phát triển sản phẩm trong tương lai Nếu họ là những người cókinh nghiệm, có khả năng nhìn xa trông rộng và đưa ra các quyết định đúng đắn thìdoanh nghiệp đó sẽ có những sản phẩm có sức cạnh tranh cao
Đội ngũ trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh: đội ngũ này chi phối trực tiếpđến năng lực cạnh tranh của sản phẩm thông qua các yếu tố như: năng suất laođộng, trình độ tay nghề, kỉ luật lao động, ý thức trách nhiệm, sự sáng tạo của họ….Các yếu tố này kết hợp với yếu tố khoa học công nghệ sẽ ảnh hưởng đến số lượng,chất lượng, giá thành sản phẩm… góp phần quyết định nâng cao năng lực cạnhtranh của sản phẩm
* Quy mô sản xuất kinh doanh:
Cơ sở hạ tầng: là yếu tố hỗ trợ quan trọng giúp tạo nên năng lực cạnh tranh củasản phẩm Cơ sở hạ tầng hiện đại sẽ làm tăng năng suất lao động, hiệu quả sản xuấtcao hơn, hao phí nhỏ… dẫn tới số lượng sản phẩm tăng, chi phí cận biên giảm vànhư vậy giá thành sản phẩm hạ nhờ đó nâng sức cạnh tranh của sản phẩm so với đốithủ
Khoa học công nghệ: đây là yếu tố đại diện cho sự sáng tạo, tiên tiến, cho sảnphẩm mới cũng như loại bỏ những sản phẩm cũ, lạc hậu; tạo cho doanh nghiệp chỗđứng vững chắc trên thị trường Một sản phẩm mới ra đời không thể thiếu được sựđóng góp của quá trình nghiên cứu và phát triển ( R&D) sản phẩm Công nghệ hiệnđại sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã phù hợp
Trang 13với thị hiếu của người tiêu dùng, giá thành hạ do năng suất lao động tăng, hao phínhỏ…
* Tình hình tài chính: tài chính là yếu tố có vai trò quan trọng đảm bảo cho
việc duy trì, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nếu mộtdoanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, khả năng huy động vốn lớn sẽ cho phépdoanh nghiệp có điều kiện để mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, đadạng hóa đổi mới, nâng cao chất lượng của sản phẩm; có khả năng thực hiện tốtcông tác bán hàng và dịch vụ sau bán… tạo nên khả năng cạnh tranh cao hơn chosản phẩm
II Các tiêu chí và phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm
1 Phương pháp luận phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh
1.1 Đánh giá hiện trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm dược
a) Vị trí của đánh giá hiện trạng năng lược cạnh tranh: Nâng cao năng lực cạnhtranh là vấn đề rất phức tạp và khó khăn, dựa trên mối quan hệ biện chứng giữanguyên nhân và kết quả Nguyên nhân là cái có trước, nên nguyên nhân tạo ra nănglực cạnh tranh phải tìm ở hiện trạng, trước khi đề xuất các giải pháp nhằm nâng caonăng lực cạnh tranh Vì thế, cần tìm nguyên nhân dẫn tới năng lực cạnh tranh từhiện trạng trong mối quan hệ với ngành nghề sản xuất kinh doanh dược phẩm b) Vai trò của đánh giá hiện trạng ngành dược và năng lực cạnh tranh: Pháthiện mối quan hệ năng lực cạnh tranh với các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu như côngnghệ sản xuất, kinh doanh, quản lý, tổ chức Đánh giá hiện trạng là cơ sở để tìm ranguyên nhân dẫn đến sự hình thành năng lực cạnh tranh và tìm ra những giải phápthích hợp để đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
Ưu điểm và hạn chế của đánh giá hiện trạng: Từ những phân tích nêu trên chothấy ưu điểm của đánh giá hiện trạng là nó chỉ rõ được mối quan hệ nguyên nhân,kết quả ở hiện tại Từ hiện trạng tổng hợp được các hệ số, thể hiện mối quan hệ quathực tế làm định mức cho dự báo năng lực cạnh tranh Tuy vậy hạn chế của đánh giáhiện trạng là vật chất luôn luôn biến động, lịch sử không phải là bài học tốt chođánh giá năng lực cạnh tranh trong tương lai Vì vậy, cần có một số giải pháp đểkhắc phục những hạn chế này
Nguyên tắc vận dụng đánh giá hiện trạng vào phân tích và đánh giá năng lựccạnh tranh là phải phát hiện cái mới và điều chỉnh cái cũ cho phù hợp với môitrường cạnh tranh ngày càng tăng
Trang 14Đánh giá hiện trạng phải mang tính hệ thống, có nghĩa là lấy năng lực cạnhtranh làm mục tiêu chung của hệ thống, trên cơ sở đó xem xét các phân hệ ảnhhưởng hay quyết định đến mục tiêu một cách toàn diện Các phân hệ chính của hệthống phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh bao gồm khu vực sản xuất dượcphẩm, linh vực kinh doanh và phân phối (thương mại), khu thể chế kinh tế của nhànước và của thị trường, cơ chế chính sách ưu tiên của nhà nước.
1.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Có rất nhiều các chỉ tiêu để đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm cả vềđịnh lượng lẫn định tính Nhưng ta có thể kể tới một số chỉ tiêu quen thuộc như sau:
1.2.1 Mức doanh thu của sản phẩm qua từng năm
Doanh thu là chỉ tiêu tổng hợp thể hiện sản lượng và giá bán sản phẩm qua cácnăm Thông qua chỉ tiêu doanh thu từng năm, ta có thể biết được kết quả kinh doanh
là tăng hay giảm, có chiều hướng tốt hay xấu Nhưng để xét xem việc kinh doanhsản phẩm đó có hiệu quả hay không thì cần phải xét đến chi phí để sản xuất ra sảnphẩm, từ đó biết được lợi nhuận mà doanh nghiệp thu lại được Doanh thu nhiềuhơn và có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí sẽ là cơ sở để các doanhnghiệp ra quyết định mở rộng đầu tư sản xuất sản phẩm đó Một sản phẩm duy trìđược doanh thu và lợi nhuận tăng cao thì đồng nghĩa với việc sản phẩm đó có nănglực cạnh tranh cao và ngược lại Đây là một trong những chỉ tiêu cơ bản nhất đểđánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm khi tham gia thị trường
1.2.2 Thị phần của sản phẩm trên thị trường qua từng năm
Thị phần thể hiện khả năng chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm Một sản phẩm
có thị phần lớn và tăng dần sẽ là một sản phẩm có uy tín với người tiêu dùng, đượcnhiều người tiêu dùng lựa chọn
Thị phần đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm Thị phần càng lớn thìnăng lực cạnh tranh của sản phẩm càng cao và ngược lại Tuy nhiên với các sảnphẩm mới xâm nhập thị trường thì không thể lấy chỉ tiêu này để đánh giá được màphải kết hợp thêm chỉ tiêu Tốc độ tăng trưởng của doanh thu hay thị phần
Nếu sản phẩm có tốc độ tăng thị phần cao thì sản phẩm có năng lực cạnh tranhcao và ngược lại
1.2.3 Chất lượng sản phẩm so với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh
Khi đời sống của người dân ngày càng nâng cao hay đối với những nước cóthu nhập cao thì giá cả không phải mối quan tâm hàng đầu của họ nữa Người tiêudùng quan tâm nhiều đến chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là sự kết hợp
Trang 15hài hòa của năng suất lao động, trình độ công nghệ, mức độa an toàn của sản phẩm,các biện pháp bảo vệ thực vật… Mặt khác, khi hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra, đểnâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thì yếu tố chất lượng sản phẩm đóng gópquan trọng cho sự tồn tại của sản phẩm trên thị trường Sản phẩm đó không chỉ đạttiêu chuẩn quốc gia mà phải đạt tiêu chuẩn quốc tế Khi đó, chất lượng sản phẩmnói lên năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
1.2.4 Giá cả sản phẩm
Đây là chỉ tiêu định lượng mà ta dễ dàng nhận thấy nhất
Nếu các nhân tố khác không đổi thì sản phẩm nào có được giá bán thấp hơn sẽ
có được năng lực cạnh tranh tốt hơn Các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành của sảnphẩm là chi phí sản xuất, nhu cầu về sản phẩm…Trong đó chi phí sản xuất là yếu tốnảh hưởng lớn nhất đến giá bán sản phẩm Chi phí sản xuất thấp hơn sẽ làm giá bánsản phẩm thấp hơn, nó sẽ có sức cạnh tranh tốt hơn về giá Vì vậy, giá là một công
cụ cạnh tranh hữu hiệu trên thị trường
1.2.5 Mức hấp dẫn của sản phẩm về mẫu mã, kiểu dáng…so với đối thủ cạnh tranh
Được đánh giá thông qua kiểu dáng, màu sắc, bao bì sản phẩm Trong cuộcsống hiện đại thì tiêu chí này ngày càng có vai trò quan trọng Một sản phẩm cómẫu mã, màu sắc, kiểu dáng đẹp sẽ có sức hấp dẫn lớn đối với khách hàng Mặc dùđây chỉ là chi tiêu định tính nhưng là yếu tố không thể thiếu tạo nên sức cạnh tranhcủa sản phẩm
1.2.6 Thương hiệu của sản phẩm
Thương hiệu là một khái niệm khá trừu tượng, nó “ vô hình ” nhưng là cái đích
mà sản phẩm luôn muốn hướng tới
Một sản phẩm chỉ có được thương hiệu khi có được lòng tin và ấn tượng tốtcủa khách hàng Người tiêu dùng yên tâm khi sử dụng và họ sẵn sàng trả giá caohơn Thương hiệu là một phương tiện giúp nhà sản xuất hay các nhà phân phối làmnổi bật tính riêng biệt cũng như ưu thế của sản phẩm của mình so với đối thủ cạnhtranh Một thương hiệu thành công là một thương hiệu luôn có lượng lớn kháchhàng trung thành
Vì vậy thương hiệu có ý nghĩa to lớn đối với năng lực cạnh tranh của sản phẩm
và ngày càng trở nên quan trọng trong điều kiện hội nhập
2 Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Phương pháp hệ số lợi thế so sánh biểu lộ (RCA)
Trang 16i i
i i
N X
N X RCA
Nếu RCA > 0 thì sản phẩm i của nước đó có năng lực cạnh tranh
Nếu RCA < 0 thì sản phẩm i của nước đó không có năng lực cạnh tranh
Nếu RCA ≈ 0 thì tình trạng không rõ ràng
Phương pháp đánh giá theo hệ số cạnh tranh có ưu điểm đơn giản, dễ thực hiện
và không cần nhiều số liệu Tuy nhiên, hệ số này chỉ hoàn toàn dựa vào kim ngạchxuất nhập khẩu mà không tính toán tới hàng loạt các yếu tố tác động tới năng lựccạnh tranh của sản phẩm như: các chính sách của Chính Phủ (thuế quan, hạn ngạch,trợ cấp hỗ trợ xuất nhập khẩu…)
III Vai trò và ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực dược phẩm
1 Việt Nam là nước đông dân, nhiều loại bệnh tật cần có một ngành dược tầm
cỡ đủ sức cạnh tranh trên thế giới
Việt Nam nằm trong cực đông nam của bán đảo Đông Dương, vùng nhiệt đớigió mùa nóng ẩm với ba mặt giáp biển Do đó nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa,
độ ẩm tương đối trung bình khoảng 84% một năm, lượng mưa hàng năm ở mọivùng đều lớn dao động từ 120 – 300 cm và một số nơi có thể gây ra lũ Địa hìnhtương đối cao nhiều đồi núi, cao nguyên đặc biệt diện tích rừng và vùng rừng chiếmkhoảng 30% diện tích Với đặc điểm vị trí địa lý và khí hậu như vậy dẫn đến ViệtNam thường có nhiều dịch bệnh xuất hiện Vì vậy nhu cầu thuốc là rất lớn
Theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số diễn ra vào giữa năm 2009, nước tahiện nay có khoảng 86 triệu dân và dân số vẫn không ngừng tăng Đồng thời, khiđời sống ngày càng được nâng cao người tiêu dùng càng chú trọng nhiều hơn đếnchăm sóc sức khỏe Không phải chỉ khi có bệnh người ta mới tìm đến thuốc màngay cả khi khỏe mạnh các loại thuốc dùng phòng chống bệnh tật hay tăng cường
Trang 17sức khỏe cũng được sử dụng rất nhiều Do đó, Việt Nam là một thị trường rộng lớn
có nhiều tiềm năng mà ngành dược cần khai thác
2 Sự phát triển của ngành dược phẩm góp phần tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân
Như đã nói ở trên, Việt Nam là một trong những quốc gia đông dân của thếgiới và có tốc độ tăng dân số khá cao Số lượng người ở độ tuổi lao động hàng nămlớn và không ngừng tăng Điều đó tạo nên một áp lực rất lớn cho nền kinh tế khi sốlượng việc làm thì không quá nhiều trong khi lực lượng lao động lại quá đông Việc
dư thừa lao động trong xã hội sẽ dẫn đến các hậu quả sau:
Thứ nhất, hiện tượng thất nghiệp ở những người đã qua đào tạo làm hao tổnlớn thời gian, tiền bạc… của cá nhân cũng như Nhà nước Đây là một sự lãng phínguồn lực nghiêm trọng
Thứ hai, hiện tượng thất nghiệp ở những người lao động thủ công Hiện tượngnày sẽ làm cho chênh lệch thu nhập trong xã hội ngày càng cao Số lượng này lớn
có thể gây ra sự mất an ninh trật tự xã hội bởi các tệ nạn như: cờ bạc, trộm cắp…
Vì vậy, giải quyết lượng lao động dư thừa là vô cùng quan trọng, và phát triểndược phẩm sẽ là một trong những hướng giải quyết vấn đề đó
3 Năng lực cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam còn thấp so với các đối thủ cạnh tranh.
Hiện nay, mặc dù dược phẩm mà đặc biệt là thuốc tân dược Việt Nam đã cónhiều bước tiến lớn trong sự phát triển nhưng vẫn còn đang phải “ loay hoay ” trênthị trường Nước ta mới chỉ sản xuất được các loại thuốc thông thường như hạ sốt,giảm đau,…còn các loại thuốc đặc trị vẫn phải nhập của nước ngoài với mức giácao Do đó trên thị trường dược phẩm Việt Nam, thuốc nội không thể cạnh tranhđược với thuốc ngoại cả về chất lượng, chủng loại, mẫu mã…
Đồng thời, như đã nói ở trên, dược phẩm là một mặt hàng quan trọng liên quantrực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con người và Việt Nam là một thị trường rộnglớn nhiều tiềm năng
Vì vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam là nhiệm
vụ rất quan trọng cần phải giải quyết
Trang 184 Yêu cầu hội nhập đối với các mặt hàng nói chung và dược phẩm nói riêng ngày càng cao
Ngày 25-7-1995, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp hộicác quốc gia Ðông-Nam Á (ASEAN) và ký Nghị định thư tham gia Chương trình
ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT)/Hiệp định khu vực mậu dịch tự doASEAN (AFTA) (CEPT/AFTA) Chúng ta cũng là một trong số 25 thành viên sánglập Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM) vào tháng 3-1996 và tham gia Diễn đàn Hợptác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) từ tháng 11-1998 Việt Nam đangtích cực đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Và vào ngày 7tháng 11 năm 2006 Việt Nam đã chính thức gia nhập vào cuộc chơi toàn cầu này.Điều này đã mở ra cho nền kinh tế Việt Nam những cơ hội và thách thức mới.Trong đó dược phẩm cũng không nằm ngoại lệ
Sau khi gia nhập WTO,bên cạnh nhiều điều kiện hội nhập sâu vào trong nềnkinh tế thế giới, Việt Nam sẽ phải chịu sự cạnh tranh diễn ra gay gắt hơn, với nhiều
"đối thủ" hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn Đồng thời, Việt Nam phải cam kết
mở cửa thị trường, giảm thuế và các hàng rào bảo hộ khác, minh bạch hóa chínhsách Dược phẩm là một loại hàng hóa đặc biệt nên đi kèm theo nó là rất nhiều cácquy định của thế giới về tiêu chuẩn chất lượng mà trong điều kiện hiện nay thì cácdoanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược phẩm đáp ứng được không nhiều Và thực
tế đó đã khiến cho dược phẩm trong nước gặp không ít khó khăn
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DƯỢC PHẨM
VIỆT NAM
I Quá trình hình thành và phát triển của dược phẩm
1 Giai đoạn trước năm 1954
Đây là giai đoạn mà đói nghèo, bệnh tật, thất học, sinh đẻ nhiều là cái vòngluẩn quẩn của người Việt Nam Trước tình hình đó, Ngành Y tế đã xác định đượchướng đi của ngành: tất cả phục vụ cho tiền tuyến, tổ chức và hoạt động của ngànhphải hướng về nông thôn nơi sinh sống của 90% dân số, phòng bệnh là chính, tựlực cánh sinh và dựa vào dân Trong cuộc chiến tranh đầy khó khăn, gian khổ kéodài suốt 9 năm, Ngành Y tế cách mạng vẫn duy trì và không ngừng phát triển cáchoạt động chuyên môn, động viên nhân dân tham gia các phong trào vệ sinh phòngbệnh, sử dụng nhiều hình thức thích hợp để tuyên truyền giáo dục cho nhân dân
Trang 19những kiến thức trong việc giữ gìn sức khỏe Các viện vi trùng học tiếp tục sảnxuất các loại vaccin phòng bệnh tả, đậu mùa, thương hàn, đảm bảo tiêm chủng chotoàn dân các vùng tự do, vùng sau lưng địch Các bệnh viện, trường đại học, trunghọc, được di chuyển vào sâu trong rừng, sơ tán phân tán vào nhà dân hoặc đượcxây dựng trong các hang động để không làm gián đoạn công tác cấp cứu, khámchữa bệnh, công tác đào tạo cán bộ Các phòng bào chế vẫn tiếp tục sản xuất thuốcthông thường bằng nguyên liệu tại chỗ và các loại thuốc tê, thuốc mê góp phầnđáng kể vào việc xử lý vết thương chiến tranh Một số cơ sở tự sản xuất được bơmtiêm, kim tiêm, kìm, kẹp
Năm 1950 lần đầu tiên những lọ pênixilin được sản xuất từ phòng bào chếTrường Đại học Y khoa ở Việt Bắc đã mang lại nhiều kết quả trong việc chốngnhiễm trùng các vết thương ở chiến trường miền Nam xuất hiện phương pháp trịliệu Filatov, toa thuốc Nam căn bản góp phần to lớn vào việc giải quyết các khókhăn về thuốc
2 Giai đoạn 1954 – 1975
Trong 10 năm, 1954 - 1964, Ngành Y tế đã tập trung xây dựng và phát triển y
tế ở nông thôn làm cho bộ mặt nông thôn ở miền Bắc thay đổi rõ rệt Năm 1961 lầnđầu tiên chúng ta sản xuất được vaccin sabin phòng bệnh bại liệt, rồi vaccin BCG
để đến ngày nay chúng ta có quyền tự hào đã thanh toán được bệnh đậu mùa(1987) và bệnh bại liệt (2000)
Nhưng năm 1964, đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại bằng khôngquân ở miền Bắc vô cùng ác liệt Trước tình hình đó Ngành Y tế đã xác định đượccon đường đi thích hợp là phải chuyển hướng và hoạt động của ngành từ thời bìnhsang thời chiến, làm thế nào để công việc cấp cứu, mổ xẻ được tiến hành ngay tạichỗ Cơ sở y tế cũng nằm trong mục tiêu đánh phá của máy bay Mỹ nên phải sơtán, phân tán về nông thôn Phòng mổ, nhà hộ sinh phải đưa xuống hầm hào dướimặt đất hoặc vào các hang đá Ngành Y tế đã tăng cường cán bộ, phương tiện, đưanhững kỹ thuật cơ bản về cho xã, sản xuất huyến thanh tại huyện, phát động phongtrào vệ sinh yêu nước chống Mỹ trong cả nước
Miền Bắc vừa lo giải quyết các vấn đề về cấp cứu phòng không, chống chiếntranh phá hoại, vừa hết lòng chi viện cho miền Nam về cán bộ, thuốc men, trangthiết bị Lực lượng y tế cách mạng ở miền Nam, sau một thời gian dài hoạt động bímật,đã xuất hiện công khai sau khi Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miềnNam Việt Nam được thành lập Với tinh thần tự lực tự cường, với sự chi viện của
Trang 20miền Bắc, mặc dầu phải chịu đựng những hy sinh, tổn thất to lớn về cán bộ và cơ
sở vật chất, y tế cách mạng miền Nam ngày càng lớn mạnh và phát triển rộng khắpThực trạng của ngành dược phẩm Việt Nam
3 Giai đoạn từ 1975 đến nay
Bước vào thời kỳ đổi mới, Ngành Y tế phải đối phó với những tác động củanền kinh tế thị trường, từng bước tháo gỡ khó khăn để thích ứng với cơ chế thịtrường, đáp ứng được mong muốn của người dân ngày càng nhiều và càng cao vềchăm sóc sức khỏe đã bị giảm sút sau 30 năm chiến tranh Do xác định đượcphương châm: đa dạng hoá các hoạt động của ngành, xã hội hoá công tác y tế, nênđến nay công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đã tiến được một bước dài, bao gồmmột hệ thống các cơ sở y tế nhà nước, y tế tư nhân, hướng tới việc phục vụ nhândân với số lượng nhiều hơn và chất lượng cao hơn, hiệu quả hơn và công bằnghơn Phương pháp quản lý các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước cũng thay đổibằng cách thu một phần viện phí của người bệnh, xây dựng hệ thống bảo hiểm y tế,cho phép mở rộng bệnh viện tư, phòng khám tư, nhà thuốc tư Nhiều tổ chức cánhân đứng ra thành lập quỹ hỗ trợ bệnh nhân nghèo, nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y
tế cho người nghèo, cấp thuốc miễn phí cho người nghèo
Sáu bệnh truyền nhiễm ở trẻ em trước đây đứng đầu danh sách các bệnh có tỷ
lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cao, nay nhờ việc tiêm chủng rộng rãi chúng ta đãthanh toán được bệnh bại liệt, khống chế được bệnh uốn ván sơ sinh, ho gà, bạchhầu Từ việc tiêm phòng sáu loại vaccin do ta tự sản xuất: viêm gan siêu vi trùng
và viêm não Nhật Bản, các chương trình phòng chống bệnh sốt rét, bệnh lao, bướu
cổ do thiếu Iốt, nhiễm HIV/AIDS, thanh toán bệnh phong đạt kết quả khả quan.Nhìn chung, trong quá trình hình thành và phát triển, ngành dược Việt Nam
đã cố gắng khắc phục những khó khăn và trở ngại trong từng giai đoạn để hoànthành nhiệm vụ của mình
II Thực trạng dược phẩm Việt Nam
Như đã nói ở trên, sản phẩm dược phẩm rất đa dạng, theo xuất sứ có thể chiadược phẩm thành hai loại: thuốc đông y và thuốc tân dược và đề tài này nghiên cứu
về thuốc tân dược của Việt Nam
1 Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc tân dược ở Việt Nam.
Năm 2008 là một năm đầy biến động của nền kinh tế toàn cầu “Khủng hoảngtài chính”, “giảm phát kinh tế”, “phá sản”, vv là những cụm từ được nhắc đếnnhiều nhất trong gần 100 năm qua Năm 2009 nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy sự
Trang 21phát triển kinh tế được áp dụng nhưng nhìn chung nền kinh tế toàn cầu vẫn đangtrong giai đoạn dần hồi phục Việt Nam đã là thành viên của WTO, cho nên mặc dùViệt Nam mới hội nhập nhưng cũng đã chịu những ảnh hưởng sâu sắc Cũng nhưnhiều ngành khác, các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm gặp rất nhiều khó khăn
do diễn biến phức tạp của thời tiết, dịch bệnh, và việc ảnh hưởng của sự suy giảmkinh tế toàn cầu Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia dược Việt Namđược xem là đang nằm trong giai đoạn tăng trưởng
Tình hình tiêu dùng thuốc tân dược của Việt Nam.
Trong những năm gần đây, khi đời sống ngày càng được nâng cao thì ngườidân ngày càng gia tăng các khoản chi tiêu về dịch vụ y tế, đặc biệt là chi tiêu chodược phẩm
Bảng 1: Tiêu dùng thuốc trong nước giai đoạn 2001 – 2008
Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam
Thông qua tiêu dùng thuốc trong nước như bảng trên ta có thể thấy rằng giaiđoạn từ 2001-2008, tiêu thụ thuốc tân dược của Việt Nam đạt mức tăng trưởng bìnhquân hàng năm là 19,9% Nếu như năm 2002 mới chỉ tăng 11,3% so với năm trước
đó, thì đến năm 2008 đã tăng 25,5% so với năm 2007 Tổng doanh thu toàn thịtrường năm 2008 đạt mức 1,4 tỷ USD, chiếm 1,6% GDP của cả nước Nếu như năm
2001 việc chi tiêu cho tiền thuốc theo đầu người mới chỉ ở mức 6,0 đô la Mỹ, thìnăm 2008 con số này đã lên tới 16,45 đô la Mỹ, tăng gấp gần 3 lần năm 2001 Nếu
so sánh với phần thu nhập tăng thêm, thì có thể nhận thấy rằng người dân đang có
xu hướng chi tiêu ngày càng nhiều hơn cho dược phẩm
Tình hình sản xuất thuốc:
Trang 22Trước nhu cầu sử dụng dược phẩm ngày càng gia tăng đã làm cho ngành dượcphẩm đẩy mạnh sản xuất Trong giai đoạn từ 2001 – 2008, công nghiệp dược nộiđịa phát triển vững chắc cả về lượng và chất, sản lượng thuốc tân dược trong nướccũng đã có tăng trưởng vượt bậc Sản lượng thuốc nội địa đã tăng từ 170,390 triệu
đô la Mỹ ( 2001 ) lên đến 715,435 triệu đô la Mỹ chiếm khoảng 50,18% thị trườngdược phẩm năm 2008 Hiện nay, sản xuất dược trong nước đã đảm bảo đáp ứngđược khoảng 50,2% nhu cầu trong nước
Hoạt động sản xuất thuốc trong nước đã bắt đầu có nhiều tiến triển Các cơ sởsản xuất kinh doanh thuốc đã có thể dần dần bắt kịp với nhu cầu tiêu dùng dượcphẩm trong nước Đồng thời tốc độ tăng trưởng sản xuất và kinh doanh cũng tănglên từ 2001 đến 2007 (126,34%) Do khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra nên năm
2008 tốc độ tăng trưởng giảm so với năm 2007 còn 119,11% Vượt qua khủnghoảng, chắc rằng với tốc độ tăng trưởng như vậy trong tương lai dược phẩm ViệtNam sẽ đạt được mức tăng trưởng song hành với mức tăng về nhu cầu sử dụngdược phẩm của người dân
Bên cạnh việc tăng trưởng về sản lượng sản xuất, các doanh nghiệp dược cũngđẩy mạnh việc đa dạng hóa các dòng sản phẩm Trong 3 năm trở lại đây, mỗi năm
có khoảng 2.000 loại thuốc mới đăng ký và được cấp phép đăng ký lưu hành, trongkhi vào thời điểm năm 2003 mỗi năm chỉ có khoảng 700 sản phẩm mới được đăng
ký mỗi năm Hiện nay cả nước có 171 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm, trong đó
92 doanh nghiệp sản xuất tân dược, còn lại là các doanh nghiệp về đông dược.Ngoài ra còn có 6 doanh nghiệp sản xuất vaccine và sinh phẩm y tế Trong thời gianvừa qua, đa số doanh nghiệp dược đã tích lũy được nguồn vốn khá lớn từ việc giatăng sản lượng tiêu thụ và thu hút nguồn vốn đầu tư của nước ngoài, nhờ vậy màcác doanh nghiệp trong nước có đủ khả năng để tiếp tục đầu tư nâng cao năng lựcsản xuất
Chủng loại và chất lượng sản phẩm.
Thuốc sản xuất trong nước đang cố gắng thoát ra khỏi những danh mục hoạtchất generic, hướng tới những nhóm thuốc đang tăng tỷ lệ sử dụng, thuốc chuyênkhoa (như : thuốc tim mạch, tiểu đường, thần kinh, nội tiết, ) Các dạng bào chếcũng được phát triển hơn (như : thuốc tác dụng kéo dài, thuốc tiêm đông khô, thuốcsủi bọt, )
Trang 23Chất lượng thuốc trong nước đã được cải thiện rõ rệt Theo thống kê của Bộ y
tế, đến cuối năm 2009 số nhà máy sản xuất dược phẩm trong nước đạt tiêu chuẩnGMP (Good Manufacturing Practice – Thực hành tốt sản xuất thuốc) là 92 nhà máy.Thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ bắt đầu chú trọng đến các tiêu chuẩnnày trong vài ba năm gần đây, nhưng cũng đang nỗ lực để gia tăng sức cạnh tranhnhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm dược nội địa Ngoài thực hiệntheo tiêu chuẩn GMP, chất lượng dược phẩm còn được quản lý theo ISO 9001:2000(hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về quản lý), ISO 14000:2004 (hệ thống tiêu chuẩnquốc tế về môi trường),…
Mặc dù đang trong giai đoạn phát triển, nhưng dược phẩm Việt Nam vẫn phảiphụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài Do ngành công nghiệp hóadược của Việt Nam còn hạn chế, nên có đến 90% nguyên liệu cho sản xuất thuốctân dược phải nhập khẩu Với việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhậpkhẩu, sản xuất dược nội địa có thể sẽ gặp nhiều rủi ro như rủi ro về giá cả nguyênliệu, rủi ro về chất lượng nguyên liệu…
Hệ thống phân phối sản phẩm
Dược phẩm tiếp cận người tiêu dùng qua hệ thống điều trị và hệ thống phânphối thương mại
Hệ thống điều trị bao gồm các bệnh viện, các cơ sở điều trị tại các cấp Tổng
số cơ sở khám chữa bệnh tại Việt Nam năm 2007 là 13.438 đơn vị - Đây là kênhphân phối mà hầu hết các công ty dược luôn mong muốn và quan tâm phát triển do
số lượng tiêu thụ rất lớn Các doanh nghiệp dược tiếp cận và mở rộng thị trườngthông qua hình thức chi hoa hồng hoặc chiết khấu cho các bác sĩ và dược sĩ của cácbệnh viện
Bảng 2: Các cơ sở trong hệ thống điều trị
Trang 24Hệ thống thương mại: bao gồm các chi nhánh, đại lý, nhà phân phối và các nhà
thuốc Hiện nay các doanh nghiệp dược trong nước đang nỗ lực xây dựng kênhphân phối thương mại để giảm bớt sự phụ thuộc vào kênh phân phối điều trị vốnđang bị cạnh tranh ngày càng khốc liệt Hệ thống phân phối này chủ yếu đang là sânchơi của các nhà phân phối nội địa trong khi chỉ có ba nhà phân phối nước ngoài ởthị trường là Zeullig Pharma, Diethelm, Megaproduct
Bảng 3: Cơ cấu hệ thống phân phối thương mại.
R&D nội địa chưa phát triển
Công nghiệp hóa dược của Việt Nam còn khá yếu với công nghệ lạc hậu dongành công nghiệp hóa dược chưa thực sự được chú trọng đầu tư Dược Việt Nammới chỉ tập trung vào công nghiệp bào chế, trùng lắp trong dòng sản phẩm, chưachú trọng phát triển nguồn dược liệu, ít chú ý vào các loại thuốc chuyên khoa đặctrị Hiện tại, dược phẩm Việt Nam mới chỉ đang ở giai đoạn bậc 2.5 trên thang đotối đa bậc 5 về tiến bộ công nghệ Ở giai đoạn này, hầu như thuốc sản xuất là loạigeneric (các thuốc đã hết bản quyền công nghệ gốc) Với việc sản xuất hànggeneric, có thể cho rằng dược nước ta nghiên cứu và sản xuất sản phẩm mới chỉ
dừng lại ở mức ‘R&C’ (nghiên cứu và sao chép).
Thống kê chi phí của một số doanh nghiệp dược đầu ngành dưới đây đã phảnánh thực tế những hạn chế về R&D dược phẩm nói chung
Bảng 4: Chi phí cho R&D của một số doanh nghiệp
Trang 25% chi phí nghiên cứu/doanh thu 1% 5% 2%
Nguồn: Tạp chí thương mại
2 Kết quả hoạt động xuất – nhập khẩu dược phẩm Việt Nam
Cùng với tốc độ phát triển kinh tế của cả nước, dược phẩm Việt nam đã khôngngừng phát triển, đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng caonăng lực cạnh tranh, hiệu quả hoạt động và xây dựng thương hiệu trên thị trường.Lượng thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng được 50.2% nhu cầu tiêu dùng (năm2009) và dành cho xuất khẩu sang các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực và trênthế giới Mặc dù doanh thu xuất khẩu thuốc của doanh nghiệp dược nước ta còn nhỏnhưng đây là nền tảng để thúc đẩy phát triển ngành dược và tiến tới xây dựngthương hiệu dược phẩm của Việt Nam
Về xuất khẩu:
Theo Cục quản lý dược Việt Nam, xuất khẩu dược phẩm trong những năm gầnđây cũng có nhiều khởi sắc, tổng giá trị xuất khẩu năm 2007 đạt 22,1 triệu USD,tăng 22,1% so với năm 2006 và năm 2008 trị giá tiền thuốc xuất khẩu đạt 33,32triệu USD thấp hơn 17,1% so với kế hoạch năm 2008 (39,0 triệu) do ảnh hưởng củacuộc khủng hoảng kinh tế thế giới Tuy nhiên, so với giá trị sản xuất thuốc trongnước, con số này còn quá khiêm tốn Xuất khẩu dược phẩm năm 2008 chỉ mới đạt
tỷ trọng 5,6% so với tổng giá trị dược phẩm sản xuất trong nước Các doanh nghiệp
đã cố gắng duy trì củng cố và phát triển các thị trường xuất khẩu truyền thống nhưkhu vực Châu Âu: Nga, Ukraina, Moldova, một số nước Đông Âu cũ; khu vựcChâu Á: Lào, Campuchia, Myanma, Malayxia; khu vực Châu Phi: Congo, Nigeria Công ty Dược Hậu Giang cho biết, mấy năm trở lại đây công ty này đã xuấtkhẩu được một số đơn hàng sang Nga, Campuchia, tuy nhiên số lượng xuất khẩucòn rất nhỏ Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của công ty là Kim Tiền Thảo, thuốckháng sinh, một số loại vitamin tổng hợp và một số mặt hàng khác theo yêu cầu củađối tác Các đối tác của công ty chủ yếu là các Việt kiều, mua hàng của công ty rồi
bán các nước sở tại
Hình 1: Biểu đồ xu hướng về kim ngạch xuất khẩu dược phẩm Việt Nam.
Trang 26Lượng thuốc xuất khẩu
Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam
Theo biểu đồ trên có thể thấy rằng trong những năm gần đây kim ngạch dượcphẩm được xuất khẩu ra nước ngoài đang có xu hướng tăng lên Giai đoạn từ năm
2004 đến năm 2006, kim ngach xuất khẩu có tăng nhưng mức tăng không cao: năm
2005 tăng 1.227 triệu USD so với năm 2004 ( 7.47% ), và năm 2006 tăng 1.671triệu USD so với năm 2005 ( 9.46% ) Nhưng đến năm 2007, kim ngạch xuất khẩutăng mạnh 22.1 triệu USD và tăng vọt vào năm 2008 ( tăng 12.22 triệu USD so vớinăm 2007 ( 57.92% ) Nguyên nhân dẫn đến kết quả này có thể là do việc Việt Namgia nhập WTO đã tạo điều kiện cho dược phẩm Việt Nam được tiếp cận với các thịtrường lớn, nhiều tiềm năng, với điều kiện cạnh tranh công bằng hơn Việc xuấtkhẩu các mặt hàng dược phẩm ra thị trường thế giới cho thấy chất lượng sản phẩmdược Việt Nam ngày càng được nâng cao và bước đầu được thị trường thế giới chấpnhận
Về nhập khẩu
Theo Cục quản lý dược Việt Nam, năm 2008 Việt Nam đã nhập khẩu 923,288triệu USD trong đó nguyên liệu là 163,536 triệu USD, thành phẩm là 759,752 triệuUSD tăng 13,8% so với năm 2007 Do ngành dược Việt Nam chủ yếu sản xuấtthuốc generic nên vẫn còn nhiều loại thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc mới vẫn phảinhập khẩu, đặc biệt là thuốc hiếm nhập khẩu cho nhu cầu điều trị tại bệnh viện Thị trường dược Việt Nam với dân số đông và năng lực sản xuất nội địa đangcòn nhiều hạn chế nên đang là một thị trường rất hấp dẫn đối với các công ty dượcnước ngoài Những tập đoàn dược có tên tuổi lớn như Sanofi-Aventis, GSK,
Trang 27Servier, Pfizer, Novatis Group … đã xuất hiện tại Việt Nam và hoàn toàn chiếmlĩnh thị trường trong nước cho phân khúc thuốc đặc trị cũng như đang thâm nhậpsâu hơn nữa phân khúc thuốc phổ thông Hầu hết các tập đoàn dược chủ yếu đanghoạt động tại Việt Nam dưới hình thức Văn phòng đại diện và ủy quyền cho cáccông ty dược trong nước để nhập khẩu hàng, sử dụng chủ yếu các nhà phân phốinước ngoài để phân phối đến các nhà thuốc bán lẻ.
Theo cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam, từ1/9/2009, các công ty dược phẩm nước ngoài có quyền mở chi nhánh tại Việt Nam
và được tham gia nhập khẩu trực tiếp dược phẩm Thêm vào đó, Việt Nam đang tiếptục phải giảm thuế cho sản phẩm y tế là 5% và 2,5% cho thuốc nhập khẩu trongvòng 5 năm sau khi gia nhập WTO Như vậy, thị trường dược đang mở rộng cửacho các công ty nước ngoài, đặc biệt là trong lĩch vực nhập khẩu và hậu cần(logistic) Trước đây các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)trong lĩnh vực dược vào Việt Nam đầu tư nhà máy sản xuất thì nay có khoảng 70%
- 80% doanh nghiệp FDI này chuyển dần sang lĩnh vực lưu thông phân phối dượcphẩm
Theo dự báo của BMI ( công ty Business Monitor International Ltd), vào năm
2013, kim ngạch nhập khẩu thuốc sẽ vượt 1,37 tỷ USD trong khi xuất khẩu dượcphẩm chỉ đạt 216 triệu USD
Hình 2: 10 quốc gia xuất khẩu dược phẩm lớn nhất vào Việt Nam.
23 25 27 34 37 41 50
Nguồn: Tạp chí thương mại
Các tập đoàn nước ngoài gia tăng thị phần tại Việt Nam nhờ vào lợi thế về tàichính và sản phẩm: Nguồn lực tài chính mạnh đã cho phép các tập đoàn này chi hoahồng ở mức cao cho các bệnh viện và nhà phân phối, cũng như tăng cường tài trợcho các trường y – dược, các cuộc hội thảo khoa học; Các sản phẩm nước ngoài hầu
Trang 28hết có giá trị cao và đa dạng về chủng loại, hiện diện ở tất cả các phân khúc từ phổthông đến đặc trị, trong khi thuốc nội chủ yếu chỉ bao gồm các loại thuốc thôngthường.
III Phân tích năng lực cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam
1 Mức doanh thu của dược phẩm Việt Nam qua các năm
Trong những năm gần đây, công nghiệp dược nội địa phát triển vượt bậc cả vềchất và lượng Các sản phẩm trong nước đã được người tiêu dùng quan tâm và sửdụng với số lượng khá lớn Với dân số hơn 86 triệu người, Việt Nam là một thịtrường rộng lớn nhiều tiềm năng Mỗi năm đem lại cho ngành dược một lượngdoanh thu khá lớn
Hình 3: Tăng trưởng tiêu dùng và sản xuất thuốc.
1425.657 1136.353
956.353 817.396
707.535 608.699 525.807
472.356
715.435 600.63
475.403 395.157
305.95 241.87
200.29 170.39
Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam.
Theo thống kê của Bộ Y tế, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng tăng mạnh trongnăm 2008: tổng giá trị khoảng 1.425 triệu USD tăng 25,4% so với năm 2007 Đểđáp ứng nhu cầu đó, thuốc nội địa cũng ngày càng gia tăng sản xuất: thuốc sản xuấttrong nước năm 2008 đạt giá trị 715.435 tăng 25,4% so với năm 2007
Bên cạnh việc tăng trưởng về sản lượng sản xuất, các doanh nghiệp dược cũngđẩy mạnh việc đa dạng hóa các dòng sản phẩm Trong 3 năm trở lại đây, mỗi năm
có khoảng 2.000 loại thuốc mới đăng ký và được cấp phép đăng ký lưu hành, trongkhi vào thời điểm năm 2003 mỗi năm chỉ có khoảng 700 sản phẩm mới được đăng
ký mỗi năm
2 Thị phần dược phẩm Việt Nam
Trang 29Thị trường dược Việt Nam với dân số đông và năng lực sản xuất nội địa đangcòn nhiều hạn chế nên đang là một thị trường rất hấp dẫn với dược phẩm nướcngoài
Hình 4: doanh thu của một số công ty dược ở Việt Nam
9302
16243 17214 18930 21176
Nguồn: Tạp chí thương mại.
Theo thống kê trên, doanh thu lớn chủ yếu thuộc về các tập đoàn nước ngoài.Đây là điều tất yếu vì Việt Nam là một thị trường giàu tiềm năng và vẫn có thể tiếptục khai thác được, đồng thời dược phẩm trong nước còn chưa có khả năng cungcấp các loại thuốc đặc trị có giá trị cao
Hình 5:Các nhóm thuốc trong nước và nước ngoài đăng ký trong năm 2008
552 223
84 51
260 16
34 83 38 61 48 28 4 4
453 105
99 96 84 66 59 44 39 34 32 21 20 10
Chống nhiễm khuẩ- ký sinh trùng, vius
Vitamin và thuốc bổ Thuốc tác dụng trên dạ dày, ruột
Thuốc tim mạch
Hạ nhiệt - giảm đau - chống viêm phi steroid
Thuốc tâm thần, an thần
Hormon và cấu trúc hormon
Thuốc đường hô hấp Thuốc gan - mật Chống dị ứng Thuốc tác dụng đến máu
Thuốc về mắt Chống động kinh Dung dịch điều chỉnh nước và điện giải
Thuốc nước ngoài Thuốc trong nước
Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam
Trang 30Theo thống kê của Cục quản lý dược Việt Nam, năm 2008 số lượng các nhómthuốc đăng ký là khá lớn Trong đó, thuốc tân dược trong nước vẫn chủ yếu tậptrung vào các loại thuốc thông thường chống viêm nhiễm, giảm đau, hạ sốt, thuốc
bổ chiếm đến hơn 50% số lượng đăng ký thuốc nội địa năm 2008 Đối với nướcngoài thì số lượng đăng ký cũng tập trung nhiều vào các loại chống viêm nhiễmnhưng đồng thời các loại thuốc đặc trị cũng được tiến hành đăng ký nhiều gấp hơnhai lần thuốc nội địa như thuốc an thần, tâm thần (thuốc nội địa: 16 đăng ký, thuốcngoại: 66 đăng ký); thuốc chống động kinh (thuốc nội địa: 4 đăng ký, thuốc ngoại:
20 đăng ký)… Điều này chứng tỏ, thuốc ngoại đang có xu hướng “ lấn sân ” sangphân khúc thị trường thuốc thông thường Đây sẽ là khó khăn lớn cho dược phẩmnội địa khi phải cạnh tranh với dược phẩm nước ngoài được đầu tư nguồn vốn lớn
và khoa học kĩ thuật hiện đại
Không chỉ trong khâu sản xuất mà ngay cả trong khâu phân phối thuốc ngoạicũng đang “ lấn át ” thuốc nội
Hệ thống bệnh viện là một trong những đối tượng khách hàng quan trọng của
dược phẩm Theo đánh giá về thị phần các loại thuốc được sử dụng trong bệnh việnhiện nay bao gồm cả thuốc nội và thuốc ngoại được sử dụng trong hình sau:
Hình 6 : Cơ cấu phân phối thuốc trong bệnh viện 2008
Thuốc nội Thuốc ngoại
Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam
Như vậy có thể thấy rằng thuốc nội địa áp đảo thuốc ngoại về số lượng (chiếmtới 60.7%) nhưng giá trị thuốc nội chỉ chiếm 16.6% trong khi thuốc ngoại là 83.4%.Nguyên nhân là do trong bệnh viện hầu hết mục đích sử dụng các loại thuốc thường
là dùng cho các bệnh đặc trị Trong khi dược phẩm trong nước chủ yếu là các loạithuốc thông thường với giá trị thấp Điều này gây hạn chế lớn đối với dược nội địa
Để có thể cung cấp được các loại dược phẩm cho bệnh viện, các doanh nghiệp phải
Trang 31cạnh tranh tương đối khó khăn do hầu hết thị phần này do các doanh nghiệp nướcngoài chiếm giữ, với các loại thuốc đặc trị Trong những năm gần đây khi các bệnhviện tiến hành đấu thầu thuốc nên đã làm tăng sức ép cạnh tranh đối với các doanhnghiệp Nhưng nó đồng thời cũng là cơ hội mới đối với những doanh nghiệp có khảnăng cung cấp các loại dược phẩm với chất lượng cao và giá thuốc hợp lý Tuynhiên để có thể đáp ứng được các yêu cầu về sản phẩm cung cấp cho khối bệnhviện, dược nội địa phải có các chiến lược cạnh tranh cụ thể hơn
Hệ thống thương mại bao gồm các doanh nghiệp phân phối, đại lý và các cơ sở
bán lẻ Nếu xét về thị phần các loại thuốc trong nước và nước ngoài tại hệ thốngphân phối thương mại hiện nay có thể thấy rằng số lượng dược nội địa chiếm tỷ lệkhá lớn trong khi giá trị lại không cao so với dược nước ngoài
Hình 7: Cơ cấu phân phối thuốc trong hệ thống thương mại 2008
Thuốc nội Thuốc ngoại
Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam.
Phần lớn các nhà thuốc trên thị trường chính là người tiếp xúc trực tiếp với cáctrình dược viên Các nhà thuốc sẽ chịu trách nhiệm đưa thuốc tới tận tay người tiêudùng Như biểu đồ trên có thể thấy rằng phần lớn các nhà thuốc phân phối chủ yếu
là các loại thuốc ngoại do các loại này đem lại lợi nhuận cao, dễ tiêu thụ, phần chiếtkhấu mà các hãng dược phẩm nước ngoài trả cho các cơ sở kinh doanh cũng khácao Cũng chính vì vậy để có thể kéo dài được mối liện hệ đối với các nhà thuốc cácdoanh nghiệp sản xuất trong nước phải cạnh tranh về giá cả các mặt hàng có thểđảm bảo được thị phần Do các doanh nghiếp sản xuất trong nước phần lớn là chưa
có khả năng đáp ứng được nhu cầu về thuốc đặc trị nên hiện nay thị phần dành chocác loại thuốc biệt dược do công ty nước ngoài chiếm giữ
3 Giá cả dược phẩm.
Trang 32Theo thống kê của Cục quản lý dược Việt Nam, thuốc nội địa đã đáp ứng được50,2% nhu cầu trong nước Các loại mặt hàng do doanh nghiệp sản xuất thuốc trongnước cung cấp vẫn là các loại thuốc thông thường và có giá thành tương đối thấp sovới các sản phẩm cùng loại do nước ngoài cung cấp Các sản phẩm này vẫn được thịtrường tin dùng là do thuốc nội có giá thành không cao trong khi chất lượng vẫn bảođảm, phù hợp với mức sống cũng như khả năng chi trả của người dân Việt Nam.Trong khi giá nguyên liệu sản xuất kháng sinh ngày một tăng thì một số nhà sảnxuất có thể coi đây là cơ hội để chiếm lĩnh thị trường Nguyên liệu Amoxicillin,Ampicillin do Việt Nam sản xuất có giá thấp, chính vì vậy các doanh nghiệp trongnước đã tiếp tục thực hiện cạnh tranh để có thể chiếm được thị phần nhỏ về các loạithuốc thông dụng Tuy nhiên khi chỉ sản xuất ban đầu là các dạng thuốc cơ bảncũng đồng nghĩa với việc dư cung do các mặt hàng này được nhiều doanh nghiệptrong nước cùng tham gia sản xuất và cung cấp.
Đồng thời do công nghiệp hóa dược của Việt nam hiện nay còn hạn chế, nên
có đến 90% nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược phải nhập khẩu Việc phụ thuộcnhiều vào nguyên liệu nhập khẩu dẫn đến các rủi ro gây ảnh hưởng đến giá thuốctrên thị trường như: rủi ro về tỷ giá, rủi ro về biến động giá nguyên vật liệu… Vìvậy, các doanh nghiệp sản xuất luôn ở trong thế bị động; chỉ một sự thay đổi nhỏtrong giá nhập dược liệu sẽ làm biến động giá thuốc trên thị trường
Hình 8: Thay đổi giá nguyên liệu năm 2008 so với 2007.
80% 34%
Nguồn: Tạp chí thương mại.
Năm 2008, các nguyên liệu nhập khẩu chính như kháng sinh tăng trung bình2% (đặc biệt Cephalexin Bp có giá trị nhập khẩu cao đã tăng giá đến 11,7%),vitamin tăng 34% và nguyên liệu của thuốc giảm đau, hạ sốt tăng 80% Ðây lànguyên nhân chính gây ra những điều chỉnh mạnh về giá thuốc trên thị trường ViệtNam năm 2008
Trang 33Để khắc phục được tình trạng này, các doanh nghiệp sản xuất phải có kế hoạchchủ động để đối phó với mọi biến động của thị trường Đông thời, Việt Nam cótiềm năng lớn về nguồn dược liệu, nhưng hiện nay chưa thực sự được chú tâm quyhoạch và khai thác Điều này gây nên một sự lãng phí lớn.
4 Chất lượng sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh
Trong những năm qua chất lượng thuốc tân dược trong nước đã từng bướcthay đổi chất lượng theo chiều hướng tiến bộ
Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của mình các doanh nghiệp đãtập trung đầu tư cho việc sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP Số lượng các doanh nghiệpsản xuất đạt tiêu chuẩn GMP tăng dần qua các năm, điều này đã thể hiện các doanhnghiệp dược Việt Nam đã thực sự nhập cuộc với sự cạnh tranh trên thị trường
Bảng 5: Số lượng doanh nghiệp đạt GMP, GSP, GLP qua các năm
Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam.
Việc thực hiện GP’s đã thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, cùng với việc
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đã tạo điều kiện để chất lượng thuốc tươngđồng với các nước về kỹ thuật và chỉ tiêu chất lượng Các phòng kiểm tra chấtlượng của các nhà máy GMP được đầu tư trang thiết bị đạt GLP đáp ứng yêu cầukiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào cũng như kiểm tra chất lượng sản phẩmtrước khi đưa ra thị trường, đây là một yếu tố quan trọng để giúp quản lý và đảmbảo chất lượng thuốc Đến hết năm 2008, 89 nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP đã chiếmkhoảng 90% tổng trị giá thuốc sản xuất trong nước
Hệ thống kiểm nghiệm thuốc ngày càng được tăng cường và hiện đại Nhiềutrung tâm kiểm nghiệm cấp tỉnh có khả năng kiểm nghiệm các thuốc thiết yếu Cáctrung tâm kiểm nghiệm cũng đã triển khai công tác kiểm tra chất lượng theo quichế, kiểm nghiệm sàng lọc để ngăn ngừa thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốcquá hạn sử dụng, thuốc bất hợp pháp lưu hành trên thị trường
Bảng 6: Số liệu về tỷ lệ mẫu thuốc không đạt chất lượng qua các năm
Năm Tổng số mẫu lấy để Số mẫu không Tỷ lệ thuốc không đạt
Trang 34kiểm tra chất lượng đạt TCCL TCCL (%)
Nguồn: Cục Quản lý dược
Thuốc không đạt chất lượng năm 2008 chiếm tỷ lệ 2,94% so với số lượngmẫu lấy kiểm tra chất lượng trên toàn quốc, thấp hơn so với năm 2007 (3,30%).Trong đó kháng sinh 26,9% (25/93 mẫu), kháng viêm 12,9% (12/93 mẫu), thuốctiêu hoá 11,8% (11/93 mẫu) với các chỉ tiêu không đạt chất lượng là hàm lượng, độ
ẩm, độ hoà tan và độ tan rã ; tỷ lệ thuốc đông dược và dược liệu 26,7% (22/93 mẫu)với các vi phạm về chất lượng ở chỉ tiêu độ ẩm và độ nhiễm khuẩn Thuốc đôngdược phần lớn được sản xuất ở các doanh nghiệp chưa đạt GMP, phòng kiểm trachất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu nên tỷ lệ thuốc đông dược không đạt chấtlượng chiếm tỷ lệ cao: 22/49 mẫu thuốc sản xuất trong nước phải thu hồi Điều đóminh chứng cho lộ trình thực hiện GP’s là đảm bảo trước hết cho chất lượng thuốcsản xuất và lưu hành trên thị trường
Bảng 7 : Số liệu về thuốc không đạt chất lượng phải thu hồi qua các năm
Nguồn: Cục Quản lý dược
Năm 2008, Cục QLD đã đình chỉ lưu hành và thu hồi 93 lô thuốc trong đó 49
lô thuốc sản xuất trong nước và 44 lô thuốc nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam
5 Mức hấp dẫn của sản phẩm về chủng loại, mẫu mã, bao gói so với đối thủ cạnh tranh
Dược phẩm là một loại hàng hóa đặc biệt có tác động trực tiếp đến tính mạng
và sức khỏe của người tiêu dùng nên dược phẩm có quy định chặt chẽ về chất lượngthuốc và thời hạn sử dụng hay còn gọi là “ tuổi thọ của thuốc ” Trong thời hạn sửdụng thuốc sẽ phát huy tốt tác dụng, nếu quá thời hạn thuốc đó có thể giảm chấtlượng hoặc gây tác động xấu tới sức khỏe Có nhiều loại thuốc dễ bị biến dạng dướitác động của môi trường nếu không được bảo quản đúng điều kiện, vì vậy, thuốcphải được đóng bao gói đúng quy định và có kho bảo quản đảm bảo tiêu chuẩn
Trang 35Bao gói là yếu tố rất quan trọng đối với các sản phẩm tân dược của các doanhnghiệp trong ngành và chất lượng bảo quản thuốc Vì mỗi loại sản phẩm khác nhaulại cần có cách thức bảo quản khác nhau: dạng bìa, vỏ hộp nhựa, bình thủy tinh,bình nhựa Mỗi loại cần có tiêu chuẩn để đảm bảo yêu cầu an toàn riêng của ngành
y tế Do tính chất cá biệt về mặt bao bì nên các doanh nghiệp ít có khả năng tự giacông bao bì cho sản phẩm của mình Chính vì vậy mà thuốc tân dược phải chịu sức
ép lớn từ các nhà cung cấp bao bì cho ngành tân dược
6 Thương hiệu thuốc Việt Nam
Thương hiệu là giá trị kết tinh của quá trình hoạt động, là yếu tố quyết định sựphát triển của mỗi doanh nghiệp Thương hiệu chính là một điều kiện quan trọngnâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, đồng thời thể hiện uy tín của sản phẩmđược người tiêu dùng tin tưởng Để có thể tạo được thương hiệu cho sản phẩm thìngoài việc phải đảm bảo chất lượng sản phẩm thì khâu phân phối và quảng cáođóng vai trò vô cùng quan trọng giúp quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng mộtcách nhanh chóng và hiệu quả
Để có thể mở rộng mạng lưới phân phối thuốc, các doanh nghiệp đã áp dụngchính sách tỷ lệ chiết khấu đối với khách hàng mua với số lượng lớn và điều tra thịtrường để có thể tiến gần đến thị trường hơn Tuy nhiên nếu so với các doanhnghiệp nước ngoài thì việc tiếp cận này còn khá chậm và chưa thực sự đáp ứngđược yêu cầu thực tế Việc điều tra nhu cầu thị trường chủ yếu hiện nay là do cáccông ty thương mại thực hiện, tuy nhiên sự gắn kết giữa nhà sản xuất và người phânphối lại chưa chặt chẽ Điều này đã tạo ra một sự lệch lạc về thông tin thị trườngtương đối lớn cho các doanh nghiệp trong ngành Mặc dù các nhà sản xuất dượcphẩm hiện nay luôn có bộ phận nghiên cứu thị trường, tuy nhiên họ lại phụ thuộcquá nhiều vào các đơn đặt hàng của các công ty thương mại và một phần thông tin
từ các nhà thuốc Chính vì thế mà đôi khi có sự lệch lạc về nhu cầu dược phẩm dẫnđến khả năng tiếp cận thị trường để đáp ứng đúng và kịp thời nhu cầu của ngườitiêu dùng của dược nội địa còn kém Như vậy vấn đề chính ở đây đó là điều kiệntiên quyết để người tiêu dùng biết và sử dụng là việc tiếp cận nhu cầu thực sự củathị trường phải được tập trung và chú ý một cách thỏa đáng
Quảng cáo là một công cụ hữu hiệu để tạo nên hình ảnh cho sản phẩm Mặc dùtrong thời gian vừa qua các doanh nghiệp đã tiến hành nhiều hoạt động quảng bánhư hội chợ, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tài trợ cho cáchoạt động xã hội…nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả Do người dân không thể tự kê
Trang 36đơn thuốc cho mình mà phải thông qua các bác sĩ hoặc dược sĩ Chính vì vậy màviệc thông tin quảng cáo thuốc thường hướng vào các bác sĩ Đồng thời do thiếuhiểu biêt về các kiến thức y dược học nên người tiêu dùng sẽ không thể hiểu đượchết tác dụng mà loại dược phẩm đó đem lại Các doanh nghiệp trong nước hiện naycũng đã bắt đầu sử dụng đội ngũ trình dược viên để có thể tiếp cận với các bác sĩ,các nhà thuốc…Tuy nhiên như vậy chưa đủ vì các doanh nghiệp trong nước khôngthể cạnh tranh bằng cùng một phương thức với các doanh nghiệp dược nước ngoàivốn đã có kinh nghiệm và tiềm lực mạnh về tài chính Đây có thể coi là một điểmhạn chế của dược phẩm Việt Nam khi tiến hành cạnh tranh trên thị trường.
Tình hình sản xuất kinh doanh thuốc phát triển, theo đó hoạt động thông tinquảng cáo thuốc cũng phát triển, số lượng hồ sơ đăng ký thông tin quảng cáo tănglên đáng kể (123 %) so với năm 2007, trong đó thông tin quảng cáo thuốc nướcngoài tăng 136% so với năm 2007 Đồng thời số lượng các quảng cáo vi phạm quychế cũng có xu hướng tăng lên nhưng không nhiều Số liệu cụ thể như sau:
Bảng 8: Tình hình thông tin quảng cáo thuốc
Nguồn: Cục Quản lý dược
Bảng 9: Số liệu về tình hình vi phạm quy chế Thông tin quảng cáo
Năm Công ty trong nước
vi phạm
Công ty nướcngoài vi phạm
Nguồn: Cục Quản lý dược
Những doanh nghiệp như: Dược Đồng Tháp, Dược Hậu Giang, Công ty dượcphẩm Hà Tây hiện nay đang được thị trường biệt đến khá nhiều Các sản phẩm củacông ty này có thể được coi là những sản phẩm có thương hiệu đã tạo dựng đượcchỗ đứng trên thị trường Vậy tại sao các doanh nghiệp này lại có thể thành côngkhi tiến hành xây dựng thương hiệu của mình như vậy? Nguyên nhân là ở chỗ, cáccông ty này không chỉ biết dừng ở việc củng cố và nâng cao chất lượng của sản