1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt

26 1,4K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 224 KB

Nội dung

Để có được các thành quả về giáo dục học sinh nói chunghay những thành tích cao của học sinh giỏi nói riêng, ngay từ cấp Tiểu học cácnhà trường phải có sự quan tâm, chú ý từ các buổi học

Trang 1

III Đặc điểm và tình hình bồi dưỡng học sinh giỏi của trường Tiểu

V Các biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng

học sinh giỏi Tiếng Việt

10

3 Xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình bồi dưỡng học sinh

giỏi môn Tiếng Việt

14

4 Bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh 16

6 Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn cho học sinh 18

7 Phối hợp với phụ huynh học sinh trong công tác bồi dưỡng học

sinh giỏi

20

8 Kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng học sinh giỏi 20

Trang 2

Phiếu đăng kí viết sáng kiến kinh nghiệm 24

Trang 3

PHẦN I MỞ ĐẦU.

1 Lí do chọn đề tài.

Trong giai đoạn hiện nay việc phát hiện và đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi

có tầm quan trọng đặc biệt nhằm tạo ra thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đấtnước là những người có trình độ học vấn cao, có năng lực, có bản lĩnh, có nhâncách tốt đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệphóa hiện đại hóa đất nước Chính vì vậy, việc phát hiện, bồi dưỡng và đào tạonhân tài cho đất nước là một chủ trương lớn của ngành giáo dục và đào tạo Nóchiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay Bởi vậy việc bồidưỡng học sinh giỏi đã trở thành một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầucủa các nhà trường phổ thông nói chung và nhà trường tiểu học nói riêng tronggiai đoạn hiện nay

Phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài là nhiệm vụ cao cả của toàn xãhội, song trách nhiệm trực tiếp là của những người làm công tác giáo dục Bởivậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ rõ “…trường tiểu học và mỗi giáo viên tiểu họcđều có nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi”

Nhận thức được vấn đề này, lịch sử Việt Nam đã ghi công nhiều người tàinăng và coi việc đào tạo nhân tài là quốc sách của nhà nước Ngày nay vấn đềbồi dưỡng nhân tài được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm Tại văn kiện đạihội Đảng VIII đã nêu “Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo là quốcsách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩycông nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người -yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững

Bậc tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, bồidưỡng học sinh giỏi ở tiểu học là nền móng cho chiến lược đào tạo người tài củađất nước Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi ở cấp Tiểu học là việc làm cầnthiết và có ý nghĩa Để có được các thành quả về giáo dục học sinh nói chunghay những thành tích cao của học sinh giỏi nói riêng, ngay từ cấp Tiểu học cácnhà trường phải có sự quan tâm, chú ý từ các buổi học hằng ngày của các khốilớp và ở tất cả các môn học trong nhà trường Việc giáo dục học sinh hằng ngàytrên lớp có chất lượng chính là tạo một nền móng vững chắc cho sự phát triểnđúng đắn và lâu dài Mặt khác nội dung, phương pháp giáo dục đại trà và bồidưỡng học sinh giỏi cũng như hình thức tổ chức phải phong phú và phù hợp vớiđặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học, gây được hứng thú học tập cho học sinhmới đem lại hiệu quả trong giáo dục

Bản thân tôi nhiều năm qua được giao nhiệm vụ giảng dạy và bồi dưỡnghọc sinh giỏi, năm học 2013 – 2014 được giao nhiệm vụ giảng dạy và bồi dưỡnghọc sinh giỏi lớp 5 Tôi luôn trăn trở đi sau tìm hiểu nội dung chương trìnhTiếng Việt bậc Tiểu học cả đại trà và nâng cao, tìm nội dung, phương pháp, hình

Trang 4

thức phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình để việc giảng dạy và bồi dưỡngđạt hiệu quả cao nhất Và bản thân cũng nhận thấy rằng mục tiêu của việc bồidưỡng học sinh giỏi tiếng Việt không phải để tạo ra các nhà văn, nhà thơ, nhàngôn ngữ học mặc dù trên thực tế trong những học sinh này cũng có những emsau này sẽ trở thành những tài năng văn học, ngôn ngữ học mà mục tiêu của việcbồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt là để hình thành và phát triển ở học sinh các

kĩ năng sử dụng tiếng Việt để học tập và giao tiếp; thông qua việc dạy và họctiếng Việt, góp phần rèn luỵên các thao tác của tư duy, cung cấp cho học sinhnhững kiến thức sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn họccủa Việt Nam và nước ngoài; bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thóiquen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhâncách của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Trường tiểu học Tam Hồng 1, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc là ngôitrường có truyền thống và bề dày thành tích trong công tác bồi dưỡng học sinhgiỏi Trong năm học 2013-2014, bản thân được nhà trường tin tưởng giao nhiệm

vụ giảng dạy và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi lớp 5 với niềm tin sẽ là ngườiviết tiếp trang vàng trong sổ truyền thống của nhà trường Từ truyền thống tốtđẹp trong công tác bồi dưỡng học sinh của trường Tiểu học Tam Hồng 1, từniềm say mê của bản thân cũng như từ vai trò và ý nghĩa của tiếng Việt trongviệc hình thành và phát triển kĩ năng, nhân cách của học sinh nên tôi mạnh dạn

lựa chọn đề tài: “Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt”

2 Mục đích nghiên cứu.

- Đề tài nghiên cứu phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việtnhằm góp phần nâng cao chất lượng học sinh giỏi cũng như nâng cao chất lượngdạy học ở các nhà trường, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục Tiểuhọc trong giai đoạn hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Là học sinh giỏi lớp 5B Trường tiểu học Tam Hồng 1

- Đi sâu nghiên cứu đề tài, sử dụng các phương pháp bồi dưỡng để phát huytính sáng tạo, chủ động, tích cực trong học tập của học sinh nhằm đạt kết quảcao trong các kì thi như chọn học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, thi trạng nguyênnhỏ tuổi, …

- Kế hoạch thực hiện đề tài tiến hành trong năm học 2013- 2014

4 Phương pháp nghiên cứu.

* Để nghiên cứu thực tế tôi đã sử dụng những phương pháp như sau:

- Phương pháp nghiên cứu: Đọc các tài liệu, giáo trình có liên quan đến vấn

đề nghiên cứu để làm cơ sở giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu

- Phương pháp điều tra: Nhằm phát hiện các vấn đề cần giải quyết, nguyênnhân, chuẩn bị cho các bước nghiên cứu tiếp theo

Trang 5

- Phương pháp đàm thoại: Trao đổi với học sinh để tìm hiểu tâm tư nguyệnvọng, những khó khăn vướng mắc của các em Trao đổi với ban giám hiệu nhàtrường, với bạn bè đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm trong giảng dạy

- Phương pháp quan sát: Quan sát học sinh qua mỗi tiết học để phát hiệnnhững thuận lợi, khó khăn trong quá trình học tập của học sinh

- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm: Để kiểm nghiệm tính thực thi,khả năng và tác dụng của phương pháp, cách thức tổ chức dạy mà mình đã lựachọn vận dụng trong quá trình dạy học

5 Phạm vi đề tài.

- Do điều kiện thời gian cũng như kinh phí và năng lực có hạn, trong khuônkhổ của đề tài này, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu một số vấn đề về công tácbồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt của trường Tiểu học Tam Hồng 1 –Yên Lạc – Vĩnh Phúc trong thời gian qua Vì vậy, những biện pháp mà chúngtôi đề xuất chưa mang tính khái quát cho tất cả các trường Tiểu học Tuy nhiênkết quả của đề tài có thể sử dụng cho những trường Tiểu học có điều kiện vàhoàn cảnh như trường Tiểu học Tam Hồng 1

PHẦN II : NỘI DUNG

I Cơ sở lí luận.

Như chúng ta đã biết, đứng trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vậtlịch sử, các nhà tâm lý học khoa học coi sự phát triển tâm lý gắn liền với sự xuấthiện những đặc điểm tâm lý mới về chất, những cấu tạo tâm lý mới ở những giaiđoạn lứa tuổi khác nhau Bất cứ ở mức độ nào của trình độ phát triển đi trướccũng là sự chuẩn bị và chuyển hoá cho trình độ sau cao hơn Sự phát triển tâm lýdiễn ra từ thấp tới cao theo từng giai đoạn như một quá trình, trong đó có nhữngbước nhảy, những “khủng hoảng” và những đột biến Sự phát triển tâm lý trongtừng giai đoạn lứa tuổi phụ thuộc vào hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi đó

Những đặc điểm tâm lý cơ bản của học sinh tiểu học:

- Tri giác: mang tính cụ thể, ít đi vào chi tiết, mang tính không phủ định, ítphân hoá Tri giác của học sinh các lớp đầu bậc tiểu học gắn chặt với hành động,với hoạt động thực tiễn của trẻ

- Chú ý: Không chủ định, thiếu bền vững, dễ bị phân tán

- Trí nhớ: Phát triển hơn lứa tuổi mẫu giáo, tuy nhiên trí tưởng tưởng ở lứatuổi học sinh tiểu học còn tản mạn, hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, hay thayđổi, chưa bền vững Càng về cuối bậc học, tưởng tượng của trẻ càng gần hiệnthực hơn, phản ánh đầy đủ và đúng đắn thực tế khách quan hơn

- Tư duy: Chuyển dần từ tính cụ thể trực quan sang tính trừu tượng, kháiquát

Dựa vào những đặc điểm về sự phát triển tâm sinh lí của lứa tuổi học sinhtiểu học mà giáo viên phải xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng, phương

Trang 6

pháp, hình thức bồi dưỡng phải phù hợp với những đặc điểm tâm sinh lí của họcsinh tiểu học.

II Cơ sở thực tiễn.

Ngày nay, văn hóa, kinh tế, xã hội đều phát triển mạnh đặc biệt là khoa học

kĩ thuật phát triển nhanh như vũ bão Nên việc đào tạo nhân tài cho đất nướcđược cả xã hội quan tâm, Kết quả giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi trongcác nhà trường hiện nay không phải chỉ là kết quả của thầy, của trò, của nhàtrường và phụ huynh học sinh nữa mà nó là kết quả được cả xã hội quan tâm vàchú ý tới Chính vì vậy mà việc giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi vai trò và

vị trí vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay đặc biệt trong giáo dục phổthông thì việc giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi của bậc tiểu học được quantâm và chú trọng hơn cả bởi lẽ bậc tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thốnggiáo dục quốc dân, bậc học đặt nền móng cho giáo dục phổ thông Chính vì vậygánh nặng này lại được đặt lên vai các nhà giáo Mỗi thầy cô giáo phải thấy rõđược vai trò trách nhiệm của mình trong giáo dục hiện nay

Trường tiểu học là nơi đầu tiên tham gia vào viêc học với tư cách là hoạtđộng chủ đạo Nhờ có các nội dung giáo dục toàn diện mà các em có điều kiệnbộc lộ năng khiếu tài năng Nếu cha mẹ, bạn bè và thầy cô cảm nhận, phát hiện,nâng đỡ bồi dưỡng mầm mống năng khiếu kích thích niềm say mê học tâp thìbiểu hiện của năng khiếu sẽ ngày càng rõ hơn Năng khiếu được bồi dưỡng sớm

sẽ định hướng phát triển và dần định hình trở thành học sinh năng khiếu, ngượclại năng khiếu của các em không được phát hiện hay không được quan tâm bồidưỡng thì năng khiếu của các em mất dần, mầm mống năng khiếu tuy có nhưng

sẽ bị mai một, thui chột đi

Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở tiểu học là phát huy hết khả năng pháttriển tiềm tàng của trẻ, là tạo nguồn học sinh giỏi cho các cấp học tiếp theo, thựchiện chiến lược “ bồi dưỡng nhân tài cho đất nước” Mặt khác tổ chức bồi dưỡnghọc sinh giỏi là một tiêu chí không thể thiếu để đánh giá sự phát triển của mộtnhà trường Mỗi học sinh giỏi không những là niềm tự hào của cha mẹ, thầy cô

mà còn là niềm tự hào của cả cộng đồng

Ban Giám hiệu nhà trường chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo việc bồi dưỡnghọc sinh giỏi, vì vậy cần phải biết tác động tới các yếu tố của quá trình bồidưỡng học sinh giỏi như: giáo viên giỏi, học sinh giỏi, cha mẹ học sinh, chươngtrình bồi dưỡng, tài liệu tham khảo… sao cho phát huy được các điều kiện thuậnlợi để việc bồi dưỡng học sinh giỏi của trường đạt kết quả cao nhất

III Đặc điểm và tình hình bồi dưỡng học sinh giỏi của Trường tiểu học Tam Hồng 1.

Tam Hồng là một xã nằm ở vị trí trung tâm của huyện Yên Lạc với diệntích rộng, dân số đông (hơn 1 vạn), điều kiện kinh tế phát triển khá mạnh, điều

kiện giao thông, đường sá đi lại rất thuận tiện Đảng bộ, chính quyền và nhân

Trang 7

dân xã Tam Hồng đã được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trangtrong kháng chiến chống thực dân Pháp.

Trong công tác giáo dục, nhà trường Tiểu học Tam Hồng 1 đã và đang cónhững thuận lợi cơ bản đó là: Đảng bộ và chính quyền xã Tam Hồng nhận thứcđúng đắn về vai trò của giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước; đã quan tâm, chăm lo xây dựng cơ sở vật chất và chỉ đạo nhà trường thựchiện đúng quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng Trong những năm qua,Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tam Hồng đã đầu tư cho giáo dục ở cáccấp học nói chung và giáo dục bậc Tiểu học nói riêng để nhà trường Tiểu họcTam Hồng 1 đạt chuẩn Quốc gia

Tình hình chính trị - xã hội trong xã ổn định Phong trào xây dựng làng - xãvăn hoá, gia đình văn hoá phát triển mạnh Nhân dân địa phương cần cù chịukhó, một lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, đã có nhận thức đúng vềquan điểm giáo dục của Đảng Phong trào khuyến học, khuyến tài ở địa phương

và các dòng họ phát triển tốt

Tình hình đội ngũ giáo viên trong trường đều có chuyên môn vững vàng,ham học hỏi, không ngừng trau rồi chuyên môn nghiệp vụ Tập thể cán bộ giáoviên của trường luôn nỗ lực thi đua “dạy tốt - học tốt”, phấn đấu tạo môitrường giáo dục tốt nhất, nhiều năm liền có học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh,cấp Quốc gia Có được những thành quả đó là nhờ vào sự miệt mài phấn đấukhông ngừng của đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường và của các cấp quản

Với quan điểm chỉ có phát triển học sinh giỏi trên cơ sở, nền tảng chấtlượng đại trà vững chắc và có đội ngũ giáo viên dạy giỏi, môi trường xã hội giáodục sâu rộng Việc lập kế hoạch phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ đầumỗi năm học là việc làm cần thiết của nhà trường Trường có kế hoach tổ chứcphát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi từ lớp 1, chỉ đạo từng giáo viên đưa vào kếhoạch giảng dạy và phụ trách lớp, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đã trở thànhcông việc thường xuyên ở tất cả các lớp và cũng là trách nhiệm của mỗi giáoviên đứng lớp Hơn nữa để có đội tuyển học sinh giỏi và chất lượng cao, tuykhông có hình thức lớp chọn nhưng cứ vào đầu năm học nhà trường chủ độnglàm công tác tư tưởng cho phụ huynh, cộng tác với phụ huynh để có được sựđầu tư về vật chất cũng như tinh thần cho con em học tập

Giáo viên tham gia bồi dưỡng đội tuyển là những người có trình độ kiếnthức vững vàng, nắm chắc chuyên môn nghiệp vụ, có tâm huyết trong việc giáodục giảng dạy, có điều kiện đầu tư cho nghề dạy học, có kinh nghiệm trong việcrèn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi

Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và đi sâu, đi sát công tác bồidưỡng học sinh giỏi động viên khích lệ kịp thời đối với giáo viên và học sinh.Học sinh trường tiểu học Tam Hồng 1 ngoan ngoãn, có truyền thống hiếuhọc

Trang 8

IV Thực trạng bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt trường tiểu học Tam Hồng 1.

Qua nhiều năm trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi trường tiểu học TamHồng 1, qua dự giờ thăm lớp, qua tham khảo ý kiến đồng nghiệp xem bài làmcủa học sinh môn Tiếng Việt tôi nhận thấy cả giáo viên và học sinh có nhữngtồn tại và vướng mắc như sau:

- Thời gian dành cho việc bồi dưỡng môn Tiếng Việt còn ít và ít hơn rấtnhiều so với thời gian bồi dưỡng môn Toán mà khối lượng kiến thức trong mônTiếng Việt thì khá nhiều nên không thể đi sâu hết các chủ điểm, các dạng bàitrong môn Tiếng Việt nên kết quả đạt được trong nhiều năm qua của môn TiếngViệt vẫn chưa được như mong đợi của nhà trường cũng như của phụ huynh vànhân dân xã Tam Hồng mong đợi Kết quả mấy năm gần đây như sau:

Năm học

Tổng

số họcsinh

- Giáo viên chưa thực sự đi sâu, nghiên cứu nắm vững cấu trúc chươngtrình sách giáo khoa, và nội dung bồi dưỡng môn Tiếng Việt nên chưa tìm đượcphương pháp dạy học phù hợp, chưa gây được hứng thú học tập cho học sinh vàchưa phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh trong môn Tiếng Việtnên chưa đạt được kết quả như mong đợi

- Một số học sinh không nắm vững kiến thức cơ bản, tiếp thu bài còn máymóc, chỉ biết làm theo mẫu mà chưa biết cách làm thực sự vì các em chưa đượckhắc sâu kiến thức

- Tháng 8 năm 2013 tôi đã cho học sinh làm thử một bài kiểm tra với thờigian 60 phút Đề bài gồm có 4 bài trong đó có một bài về từ, một bài về câu, mộtbài về cảm thụ văn, một bài tập làm văn (viết đoạn văn ngắn) Đề được đồngnghiệp và học sinh đánh giá là cơ bản

* Kết quả thu được như sau:

(Tổng số học sinh dự thi là 23 em)

Trang 9

0 0 6 26 12 52,3 5 21,7Nhìn vào số liệu khảo sát thu được, tôi thực sự lo lắng Vì tôi thấy một số

em còn chưa nắm chắc phần từ và câu (Chưa phân biệt được từ chia theo cấu tạo

và từ chia theo từ loại, Chưa xác định được chính xác các bộ phận chính và phụcủa câu), Các em chưa thực sự biết cách làm bài cảm thụ văn, chưa hiểu một sốkhái niệm (Các biện pháp nghệ thuật, hình ảnh đẹp, từ đắt… ) Do đó các emkhông hứng thú, suy nghĩ còn nông cạn dẫn đến bài viết còn tản mạn, lệch với ýnghĩa của bài Các em chỉ quen với việc trả lời câu hỏi có tính gợi mở mà chưaquen với những câu hỏi có tính khái quát Rất nhiều em chưa có kĩ năng viếtvăn, bài văn còn sơ sài, các ý sắp xếp chưa được khoa học, chưa bộc lộ đượccảm xúc thật của mình khi viết văn

+ Chưa biết cách trình bày bài tập về từ và câu, chưa biết viết một đoạncảm thụ văn hay một bài văn

+ Chưa đam mê và hứng thú với môn Tiếng Việt

- Giáo viên:

+ Giáo viên chưa thực sự đam mê đối với môn Tiếng Việt Chính vì vậykhông thể truyền cho học sinh sự đam mê đối với Tiếng Việt dẫn đến học sinhkhông thấy được cái trong sáng và giàu đẹp của Tiếng Việt Không say mê vớimôn Tiếng Việt mà còn ngại học Tiếng Việt

+ Giáo viên còn chú trọng vào môn Toán nhiều hơn môn Tiếng Việt rấtnhiều

+ Giáo viên chưa vận dụng triệt để đổi mới phương pháp vào giảng dạy vàbồi dưỡng học sinh giỏi

+ Một số ít giáo viên trong giảng dạy môn Tiếng Việt chưa theo quan điểmtích hợp mà chương trình sách giáo khoa biên soạn Ví dụ như: Khi dạy các từđồng nghĩa (trắng xóa, trắng ngần, trắng muốt ) giáo viên dạy trong phân mônLuyện từ và câu mà học sinh hiểu và nắm vững thì khi viết văn hay cảm thụ văncác em sẽ sử dụng chính xác nghĩa của các từ đó chẳng hạn trong bài văn tả

Trang 10

người các em viết: “Mỗi khi mẹ cười lại để lộ ra hàm răng không đều lắm nhưngtrắng muốt.” Trong giờ trả bài cho học sinh giáo viên phải nhận xét cách sửdụng từ của học sinh chính xác và nêu các từ đó, nghĩa của nó Như vậy sẽ tạocho học sinh thói quen vận dụng các kiến thức trong các phân môn đã học vàobài làm văn Các em thấy được mối quan hệ giữa các phân môn trong mônTiếng Việt theo quan điểm tích hợp mà sách giáo khoa Tiếng Việt đã xây dựng

và biên soạn

+ Khi dạy phân môn Tập đọc chưa coi trọng phần cảm thụ văn mà giáoviên chỉ chú ý nhiều đến kĩ năng đọc còn phần cảm thụ văn hạn chế, chưa đi sâudẫn đến năng lực cảm thụ văn của các em có nhiều hạn chế…

+ Trong các tiết Tập làm văn chưa hướng dẫn học sinh vận dụng các biệnpháp nghệ thuật, cách dùng từ đặt câu … Đã học trong các phân môn TiếngViệt vào bài Tập làm văn

- Gia đình:

+ Một số gia đình chưa quan tâm tạo điều kiện và đầu tư cho việc học củacon em mình như: chuẩn bị các tài liệu và sách tham khảo, …

+ Một số gia đình phó mặc việc học tập và giáo dục các em cho nhà trường

V Các biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt

Trước những thực trạng và nguyên nhân như vậy tôi thấy mình cần phảiđầu tư thời gian nghiên cứu đưa ra được một số biện pháp khắc phục, vận dụngvào thực tế quá trình giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinhgiỏi môn Tiếng Việt như sau:

1 Bồi dưỡng năng lực của giáo viên

Bằng kinh nghiệm và vốn sống thực tế, ông cha ta từ ngàn đời xưa đã đúckết lại câu tục ngữ rằng: “Không thầy đố mày làm nên”cho thấy vai trò củangười thầy là hết sức quan trọng Bởi vì người thầy có vai trò dẫn dắt học sinhchiếm lĩnh kiến thức một cách chủ động, sáng tạo Người thầy là một trongnhững nhân tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục Muốn có trò giỏitrước hết phải có thầy giỏi nên bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc nhiều khókhăn và thử thách không phải bất kì người giáo viên nào cũng làm được Để cóđược hiệu quả trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi thì người giáo viên phải làngười có năng lực chuyên môn vững vàng, có năng lực sư phạm, có kinhnghiệm trong thực tế trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi …

a Biện pháp bồi dưỡng năng lực chuyên môn:

* Năng lực chuyên môn:

- Có trình độ văn hoá sâu rộng, có vốn hiểu biết trên nhiều lĩnh vực

- Có kiến thức về tâm lý học, giáo dục học, phương pháp giáo dục, phươngpháp dạy học

* Biện pháp bồi dưỡng:

Trang 11

- Xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng của cá nhân ngay từ đầu năm.

- Tự bồi dưỡng trau rồi chuyên môn qua đọc tài liệu, sách, báo, các phươngtiện thông tin đại chúng, mạng Internet toàn cầu…để có vốn kiến thức, vốn hiểubiết sâu rộng về nhiều lĩnh vực như tâm sinh lí học sinh tiểu học, các phươngpháp, các hình thức dạy học đạt hiệu quả cao

- Có tủ sách riêng

- bồi dưỡng qua các buổi sinh hoạt chuyên môn như chuyên đề tổ chuyênmôn, cụm chuyên môn… Giúp ta hiểu sâu hơn về các phần kiến thức, các cáctrình bày diễn đạt khác nhau nhưng giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ nhất

- Bồi dưỡng thông qua các cuộc thi do các cấp tổ chức, sau mỗi cuộc thi,sau mỗi lần đi chấm thi là một đợt sinh hoạt chuyên môn vô cùng bổ ích giúp tahiểu ra rất nhiều về chuyên môn như là hiểu được cơ cấu của đề, các kiến thứctrọng tâm của từng phần, từng mảng trong chương trình Sau mỗi đợt chấm thilại học hỏi được các cách trình bày, diễn đạt, hành văn ….rất đa dạng và phongphú qua bài làm của học sinh

- Bồi dưỡng qua thực tế giảng dạy của bản thân, vì khi dạy bản thân ngườigiáo viên phải tìm tòi, nghiên cứu, phân tích, lựa chọn, tổng hợp kiến thức đểdạy cho học sinh nên qua đó trình độ chuyên môn của giáo viên mới được nânglên một cách rõ rệt

Ví dụ:

Khi dạy bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 tôi mới đi sâu nghiên cứu tìm hiểu

về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa giúp tôi thấy rõ được sự khác biệt của từ đồng

âm và từ nhiều nghĩa mà trước đây khi dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi ở các lớpdưới tôi chưa có dịp tiếp cận nhiều

- Học hỏi những giáo viên có kinh nghiệm lâu năm trong công tác bồidưỡng học sinh giỏi

- Tích cực tham dự các lớp học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, trình

độ kiến thức, các lớp tập huấn giáo viên dạy giỏi do Phòng , Sở giáo dục VĩnhPhúc tổ chức hàng năm

- Phải có quyển sổ riêng để giải bài tập Tiếng Việt, ghi lại những câu vănhay…

Nhờ có các biện pháp bồi dưỡng thiết thực đó đã giúp quá trình bồi dưỡngcủa tôi thành quá trình tự bồi dưỡng và năng lực chuyên môn của tôi ngày mộtvững vàng hơn

b Bồi dưỡng năng lực sư phạm:

* Năng lực sư phạm:

- Năng lực hiểu học sinh trong quá trình giảng dạy và giáo dục

- Năng lực đánh giá học sinh

- Năng lực đáp ứng nhu cầu hiểu biết của học sinh

Trang 12

- Năng lực thiết lập mối quan hệ thuận lợi với học sinh.

- Năng lực thiết kế và triển khai hoạt động giảng dạy và giáo dục

Dạy học là một nghề vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật.Tính khoa học ở đây là năng lực chuyên môn, còn tính nghệ thuật chính là nănglực sư phạm Để đảm bảo việc dạy tốt đem lại hiệu quả chất lượng cao đòi hỏingười giáo viên phải có cả hai Song đặc thù của bậc tiểu học lại mang tính nghệthuật nhiều hơn Để tiến hành bồi dưỡng năng lực sư phạm của bản thân tôi tiếnhành như sau:

- Tổ chức tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý học sinh, về khả năng thiết kế cáchoạt động dạy học để có điều kiện tích luỹ thêm vốn kinh nghiệm của mình

- Tham gia các buổi thao giảng, hội giảng có dịp thể hiện các kỹ năng sưphạm cao nhất

- Dự giờ thăm lớp đồng nghiệp thường xuyên rút kinh nghiệm về kiến thức

và đặc biệt là phương pháp giảng dạy để tích luỹ thêm kinh nghiêm cho bảnthân

- Thực hiện ứng xử sư phạm, cách đối xử với học sinh, xử lý các tìnhhuống xảy ra ở tháng học trước giúp giáo viên có thêm năng lực sư phạm củamình

- Thường xuyên tự bồi dưỡng để hoàn thiện mình hơn

c Tổ chức bồi dưỡng kinh nghiệm thực tế

- Tích cực học tập, trao đổi kinh nghiệm với giáo viên của những trường cóthành tích bồi dưỡng học sinh giỏi.Giáo viên phải có sổ tích luỹ ghi chép cácthông tin, giải các bài tập Tiếng Việt khó, các đề thi qua các năm ở bậc tiểu học.Nhờ đó giúp giáo viên hiểu được cấu trúc của đề thi, nắm được các phần kiếnthức trọng tâm mà đề thi hay hỏi giúp giáo viên lựa chọn được kiến thức trọngtâm của chương trình để dạy học sinh và sẽ có được kết quả cao sau mỗi lần thi

- Tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm đặc biệt là sáng kiến kinh nghiệmtrong việc bồi dưỡng học sinh giỏi

d Tổ chức bồi dưỡng các kiến thức hỗ trợ

Giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi cần có vốn hiểu biết rộng, do đó bảnthân đã thường xuyên bồi dưỡng kiến thức hỗ trợ như: Tin học, ngoại ngữ bằng cách:

- Tạo điều kiện về mặt thời gian để học thêm về ngoại ngữ, tin học Tíchcực học hỏi, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy

- Học tập, sưu tầm các thông tin khoa học kỹ thuật

2 Phát hiện, tuyển chọn học sinh giỏi.

a Phát hiện học sinh có khả năng trở thành học sinh giỏi môn Tiếng Việt.

Trang 13

Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng những học sinh có khả năng vềmôn Tiếng Việt thường có những biểu hiện như yêu thích đối với các tiết họccủa các phân môn trong môn Tiếng Việt Các em có lòng say mê văn học, cóhứng thú với nghệ thuật ngôn từ yêu thích thơ ca, ham đọc sách, thích nghe kểchuyện, có những em ước mơ thành nhà văn hay trở thành cô giáo dạy văn-Tiếng Việt, phần lớn các em không hờ hững trước vẻ đẹp của ngôn từ, vănchương Các em thích ghi nhớ và ghi chép những câu văn hay Các em có nhữngphẩm chất tư duy có tính thống nhất: tư duy phân loại, phân tích, trừu tượng hoá,khái quát hoá Có năng lực quan sát, nhận xét ngôn từ của mọi người và củachính mình Có em biết quan sát hiện thực, biết liên tưởng giàu cảm xúc Ví dụkhi làm đề Tập làm văn: “Em hãy tả cảnh đêm trăng đẹp trên quê hương em”.

Có em viết phần mở bài như sau: “ Người ta yêu buổi sáng với những giọtsương long lanh còn biếng lười nằm trên phiến lá, yêu buổi trưa với tiếng ve râmran trong tán phượng hồng, yêu buổi chiều với những cánh diều dạo chơi trênbầu trời lộng gió Với tôi, tôi yêu tất cả, yêu nhất là những đêm trăng đẹp trênquê hương tôi”.Từ đó ta thấy các em có khả năng tư duy nghệ thuật, biết cáchnói văn chương Những học sinh giỏi Tiếng Việt thường nắm chắc về từ, về câubiết sử dụng nhiều tính từ, từ láy, từ tượng thanh, từ tượng hình, câu có nhiềuthành phần phụ trong viết văn Các câu văn của các em rõ ràng, mạch lạc vềnghĩa, bộc lộ được tâm tư, suy nghĩ của mình về đối tượng được nói tới Để pháthiện được đúng những học sinh có năng lực Tiếng Việt, cần có sự điều tra, cácphép đo nhằm khảo sát, tìm hiểu hứng thú, tìm hiểu thông qua phụ huynh đểnắm tình hình học tập của trẻ để tránh phát hiện chưa đúng những em có khảnăng trở thành học sinh giỏi môn Tiếng Việt

Phát hiện và tuyển chọn đúng mang ý nghĩa định hướng phát triển đúngđắn cho một nhân cách Vì thế phát hiện và tuyển chọn được học sinh năngkhiếu vô cùng quan trọng, là một trong những yếu tố then chốt góp phần thànhcông trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt Đồng thời nó mang ýnghĩa giáo dục rất lớn Định hướng sai khả năng phát triển của học sinh tiểu họcgây nên sự miễn cưỡng, gò bó, rất có hại cho một nhân cách đang hình thành vàphát triển của các em

b Tuyển chọn học sinh giỏi.

Để tuyển chọn chính xác đúng đối tượng, không chọn nhầm hay bỏ xót việcphát hiện, tuyển chọn được thực hiện các bước sau:

- Bước 1: Giáo viên phụ trách lớp tiến hành khảo sát chất lượng học sinhbằng cách kiểm tra những nội dung kiến thức cơ bản trong chương trình học,kiến thức nâng cao bằng các hình thức kiểm tra viết, thảo luận trao đổi hằngngày Sau đó lập danh sách học sinh giỏi của lớp mình phụ trách với số lượngkhông hạn chế Đây là một việc làm hết sức cần thiết bởi chỉ có giáo viên phụtrách lớp trực tiếp giảng dạy mới đánh giá chính xác đối tượng học sinh giỏi

- Bước 2: Tổ chức thi chọn

Ngày đăng: 10/08/2015, 09:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w