Đánh giá hoạt động nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Thái Bình. Thời gian nghiên cứu giai đoạn từ 2004 đến nay.
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong cơ cấu nền kinh tế nói chung đặc biệt là cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiện đang có những bước chuyển biến rõ rệt để tăng hiệu quả kinh tế. Trong những năm gần đây, nuôi trồng thuỷ sản đã phát triển mạnh trong phạm vi cả nước. Diện tích nuôi trồng nuôi trồng thuỷ sản tăng bình quân 4 %/năm. Hàng năm ngành thuỷ sản mang lại hàng chục triệu USD đóng góp vào GDP của tỉnh, đồng thời tạo công ăn việc làm cho những người dân. Được sự quan tâm của Nhà nước và lãnh đạo tỉnh, người dân nuôi trồng thuỷ sản Thái Bình nhận được nhiều chính sách ưu tiên trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách cho vay vốn…Do đó, nghề nuôi trồng đã phát triển về diện tích, năng suất và hiệu quả nuôi trồng. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trung bình hàng năm đạt 7 – 8 triệu USD. Tuy nhiên khi mà ngành thuỷ sản đang có những định hướng mở rộng quy mô khai thác đánh bắt và chế biến thì ở tỉnh Thái Bình ngư dân lại chú trọng đến việc nhân giống, nuôi trồng những loại thuỷ sản có giá trị kinh tế cao mang lại những lợi ích rõ rệt. Khi lượng khai thác ngày càng cạn kiệt, nguồn tài nguyên biển đang cạn dần thì những ngư dân Thái Bình đã và đang chuyển sang một mô hình nuôi trồng thuỷ sản mới và đã đạt được những kết quả khả quan. Với những mặt hiệu quả như vậy nhưng ngư dân ở đây lại chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính nên chất lượng và sản lượng chưa cao, trong khi đó khoa học kỹ thuật lại chưa đến được với ngư dân Thái Bình. Để nhìn lại đánh giá và tìm kiếm những vấn đề mà ngư dân bấy lâu vẫn chưa được giải đáp em đã lựa chọn đề tài: “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở TỈNH THÁI BÌNH”. Nguyễn Thị Trang Lớp: KTPT 47B 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP 2. Mục đích nghiên cứu Để tìm hiểu rõ hơn lý luận và thực tiễn về phát triển ngành thuỷ sản nói chung và nuôi trồng thuỷ sản nói riêng. Đánh giá thực trạng hoạt động nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Thái Bình. Đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản. 3. Phạm vi nghiên cứu Đánh giá hoạt động nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Thái Bình. Thời gian nghiên cứu giai đoạn từ 2004 đền nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp duy vật biện chứng Phương pháp thống kê Phương pháp phân tích tổng hợp Phương pháp so sánh. CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG *** I. Khái quát chung ngành thuỷ sản 1. Vài nét về ngành thuỷ sản Thuỷ sản là ngành kinh tế lâu đời trong nông nghiệp nhất là những vùng, những quốc gia có diện tích và điều kiện thuận lợi. Ngành thuỷ sản là ngành gắn liền với nước và các động vật thuỷ sinh. Theo giáo trình “Kinh tế thuỷ sản” của Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân “ngành thuỷ sản là một ngành sản xuất vật chất độc lập và cũng là ngành sản xuất vật chất hỗn hợp gồm nhiều ngành sản xuất chuyên môn nhỏ hẹp”. Nguyễn Thị Trang Lớp: KTPT 47B 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Thuỷ sản là ngành sản xuất vật chất độc lập bởi quá trình tồn tại và phát triến của con người gắn liền với các hoạt động sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi và khai thác các nguồn lợi từ thuỷ sản. Con người ngày càng biết lợi dụng khả năng tiềm tàng về sinh vật sống trong môi trường nước để tiến hành khai thác, nuôi trồng, chế biến chúng phục vụ cho nhu cầu đời sống của mình. Do đối tượng lao động là các sinh vật thuỷ sinh nên các hoạt động sản xuất của ngành thuỷ sản gắn liền với đất và nước. Thuỷ sản là ngành bao gồm những ngành sản xuất chuyên môn nhỏ hẹp như: nuôi trồng, khai thác và chế biến. Sản phẩm thuỷ sản là các loại tôm, cá, cua, ba ba, ngao, sò…ở nước ngọt, mặn, lợ thu được do nuôi trồng hoặc khai thác tự nhiên. Nuôi trồng thủy sản là một trong những chuyên ngành nhỏ hẹp, thu hút nhiều lao động. Nuôi thủy sản chia làm 3 loại hình: - Nuôi thuỷ sản nước ngọt: Là hoạt động kinh tế khai thác con giống trong vùng nước ngọt tự nhiên, sản xuất giống nhân tạo và ương nuôi các loài thuỷ sản (mà nơi sinh trưởng cuối cùng của chúng là trong nước ngọt) để chúng đạt tới kích cỡ thương phẩm. Ở đây, nước ngọt được hiểu là môi trường nước có độ mặn thấp hơn 0,5‰. Một số loại hình nuôi thuỷ sản nước ngọt: a. Nuôi thuỷ sản ao hồ nhỏ: Các loài cá trắm, chép, trôi, mè, mè Vinh, trê lai, rô phi, tra, ba sa, v.v… là những đối tượng nuôi ổn định trong nghề nuôi thuỷ sản ao hồ nhỏ. Nguồn giống sinh sản nhân tạo hoàn toàn chủ động, năng suất bình quân đạt hơn 3 tấn/ha. Riêng cá tra nuôi trong ao (hầm) với những ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, có thể cho năng suất tới 300 tấn/ha mỗi năm. Gần đây, một số loài mới nhập nuôi hoặc mới tạo ra như cá trôi Ấn Độ (rohu), mrigala, cá chép lai ba máu, . đang được phát triển nhanh. Nguyễn Thị Trang Lớp: KTPT 47B 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP b. Nuôi cá mặt nước lớn (nuôi trong hồ tự nhiên, hồ chứa): Hình thức nuôi lồng, bè trong sông, suối, hồ chứa rất phát triển với các đối tượng có giá trị kinh tế cao như cá tra, basa, rô phi, trắm cỏ, chép lai, trôi Ấn Độ, v.v… c. Nuôi cá ruộng trũng và vùng ngập lũ: Được tiến hành theo mô hình nuôi cá-lúa, tôm - lúa, luân canh hoặc xen canh. Đây chính là hướng chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động, xoá đói giảm nghèo ở nông thôn. Đối tượng nuôi chủ lực trong ruộng và vùng ngập lũ hiện nay là các loài cá nước ngọt và tôm càng xanh. Phát triển nuôi thuỷ sản trong ruộng trũng đã trở thành một hướng quan trọng để điều chỉnh cơ cấu canh tác, làm tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, cải thiện điều kiện kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nâng cao giá trị xuất khẩu. Các đối tượng khác là lươn, ếch, ba ba, cá sấu,… cũng đang được nuôi ở nhiều nơi. - Nuôi thuỷ sản nước lợ: Là hoạt động kinh tế ương, nuôi các loài thuỷ sản trong vùng nước lợ cửa sông, ven biển. Ở đây “nước lợ” được hiểu là môi trường có độ mặn dao động mạnh theo mùa. Đối tượng nuôi chủ yếu các loài tôm: Tôm sú (P. monodon), tôm he (Penaeus merguiensis), tôm bạc thẻ (P. indicus), tôm nương (P. orientalis), tôm rảo (Metapenaeus ensis) và một số loài cá như cá vược (chẽm), cá mú (song), cá chình .Hình thức nuôi gồm chuyên canh một đối tượng và xen canh, luân canh giữa nhiều đối tượng hoặc nuôi trong rừng ngập mặn. Gần đây, mô hình nuôi hữu cơ (nuôi tôm trong điều kiện gần như tự nhhiên, không sử dụng hoá chất, kháng sinh, chất kích thích) bắt đầu được áp dụng và mở rộng ở Đồng bằng sông Cửu Long. - Nuôi, trồng động, thực vật nước mặna. a. Nuôi thuỷ sản nước mặn (nuôi biển): Là hoạt động kinh tế ương nuôi các loài thuỷ sản mà nơi sinh trưởng cuối cùng của chúng là ở biển. Hình thức nuôi chủ yếu là lồng bè hoặc nuôi trên bãi triều. Đối tượng nuôi chính là Nguyễn Thị Trang Lớp: KTPT 47B 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP tôm, tôm hùm, cá biển (cá mú, cá giò, cá hồng, cá cam…), nhuyễn thể (nghêu, sò huyết, ốc hương, trai ngọc…). b. Trồng rong câu, rong sụn: Những tỉnh trồng rong câu chủ yếu ở Việt Nam là Hải Phòng, Thừa Thiên Huế và Bến Tre. Rong sụn là loài mới được nhập và trồng có kết quả, đang được nhân rộng ở nhiều địa phương ở miền Trung và Nam Bộ. Nhìn chung, với những nỗ lực trong việc mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản; ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất giống; chú trọng những đối tượng nuôi thế mạnh của từng vùng; áp dụng phương thức nuôi tiên tiến, đem lại hiệu quả cao, nhất là áp dụng công nghệ nuôi công nghiệp chu trình khép kín, ít thay nước đối với đối tượng tôm sú; phát triển các khu nuôi trồng thuỷ sản công nghệ cao, v.v… hoạt động nuôi, trồng các loài động, thực vật thuỷ sinh đã thu được kết quả vượt bậc, tỷ lệ sản lượng thuỷ sản nuôi trồng trong tổng sản lượng thuỷ sản đã tăng từ 29,16% năm 2001 đến 35,08% năm 2003. Như vậy để phát triển ngành thuỷ sản thì không thể chỉ quan tâm đến khai thác truyền thống mà hiện nay và sau này cần tập trung các nguồn lực vào phát triển hai tiểu ngành nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Đặc biệt ưu tiên phát triển nuôi trồng thuỷ sản vì phát triển tiểu ngành này có ý nghĩa chiến lược trong quá trình phát triển ngành thuỷ sản nói chung. 2. Đặc điểm của ngành thuỷ sản 2.1. Đối tượng sản xuất là các sinh vật trong nước Các loài động thực vật sống trong môi trường nước mặt là đối tượng sản xuất của ngành thuỷ sản. Môi trường nước mặt cho sản xuất thuỷ sản gồm có biển các mặt nước trong nội địa. Những sinh vật sống trong môi trường nước, với tính cách là đối tượng lao động của ngành thuỷ sản, có một số đặc điểm đáng lưu ý sau: Nguyễn Thị Trang Lớp: KTPT 47B 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP - Về trữ lượng, khó xác định một cách chính xác trữ lượng thuỷ sản có trong một ao hồ hay ngư trường. Đặc biệt ở các vùng mặt nước rộng lớn, các sinh vật có thể di chuyển tự do trong ngư trường hoặc di cư từ vùng này sang vùng khác không phụ thuộc vào danh giới hành chính. Hướng di chuyển của các luồng tôm cá chịu tác động của nhiều nhân tố như thời tiết khí hậu, dòng chảy và đặc biệt là nguồn thức ăn tự nhiên. Để bảo vệ, tái tạo và khai thác có hiệu các nguồn lợi thuỷ sản, một mặt cần phân chia ranh giới mặt nước, mặt biển, vùng biển giữa các địa phương hay các quốc gia nhưng mặt khác cũng cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các địa phương. - Các loài sinh vật trong nước sinh trưởng và phát triển chịu sự tác động nhiều của điều kiện thời tiết, khí hậu, dòng chảy, địa hình thuỷ văn… Trong nuôi trồng thuỷ sản, cần tạo những điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển cao của các loại thuỷ sản như: tạo dòng chảy bằng máy bơm, tạo ôxy bằng quạt sục nước. - Các sản phẩm thuỷ sản sau khi thu hoạch hoặc đánh bắt đều rất dễ ươn thối, hư hỏng vì chúng đều là những sản phẩm sinh vật đã bị tách ra khỏi môi trường sống. Để tránh tổn thất trong sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các khâu từ khai thác, nuôi trồng đến chế biến và kinh doanh tiêu thụ sản phẩm; từ khai thác đến đầu tư tái tạo nguồn lợi, đầu tư cơ sở hạ tầng dịch vụ một cách đồng bộ. 2.2. Thuỷ vực là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế Các loại mặt nước bao gồm: sông, hồ, ao, mặt nước ruộng, cửa sông, biển…gọi chung là thuỷ vực được sử dụng vào nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. Tương tự như ruộng đất sử dụng vào nông nghiệp, thuỷ vực là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu không thể thay thế của ngành thuỷ sản. Tuy nhiên, nước là yếu tố quan trọng đối với mọi ngành kinh tế, thậm chí là điều kiện của sự sống. Do vậy thuỷ vực có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác Nguyễn Thị Trang Lớp: KTPT 47B 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP nhau của con người như để điều hoà môi trường, đáp ứng nhu cầu giao thông thuỷ, du lịch sinh thái sông nước…Thông thường, thuỷ vực được sử dụng theo hướng đa mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả sủ dụng chúng. Để sử dụng có hiệu quả và bảo vệ thuỷ vực trong ngành thuỷ sản cần chú ý đến những vấn đề sau: - Thực hiện quy hoạch các loại hình thuỷ vực và xác định hướng sử dụng thuỷ vực cho ngành thuỷ sản. Trong quy hoạch cần chú ý những thuỷ vực có mục đích chính vào nuôi trồng thuỷ sản cần kết hợp với các hướng kinh doanh khác. - Chú trọng việc bảo vệ môi trường nước, kể cả nước biển. Thực hiện những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn mọi nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước. Mặt khác, phải thường xuyên cải tạo thuỷ vực, tăng nguồn dinh dưỡng cho các loại thuỷ sinh vật nhằm nâng cao năng suất sinh học của thuỷ vực. - Sử dụng thuỷ vực một cách tiết kiệm, đặc biệt cần hạn chế chuyển đổi mục đích sử dụng thuỷ vực là các ao, hồ, các thùng đấu…sang đất xây dựng cơ bản hay mục đích khác. 2.3. Ngành thuỷ sản là ngành sản xuất vật chất có tính hỗn hợp, tính liên ngành cao Với tính cách là một ngành sản xuất vật chất, ngành thuỷ sản bao gồm nhiều hoạt động sản xuất cụ thể có tính chất tương đối khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau như: khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ thuỷ sản. Khi trình độ lực lượng sản xuất thấp kém, các hoạt động sản xuất cụ thể nói trên chưa có sự tách biệt rõ rang, thậm chí còn lồng vào nhau. Trong điều kiện như vậy, khối lượng sản phẩm sản xuất ra còn ít với chất lượng thấp và chủ yếu đáp ứng như cầu thị trường nhỏ hẹp. Ngày nay, dưới tác động mạnh mẽ của sự phát triển lực lượng sản xuất và phân công Nguyễn Thị Trang Lớp: KTPT 47B 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP lao động xã hội làm cho các hoạt động sản xuất thuỷ sản được chuyên môn hoá ngày càng cao. Các hoạt động chuyên môn hoá khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ thuỷ sản có trình độ và quy mô phát triển tuỳ thuộc vào nhu cầu thị trường và mỗi hoạt động lại dựa trên nền tảng nhất định về cơ sở vật chất kỹ thuật và phương pháp công nghệ, tạo nên những ngành chuyên môn hoá hẹp có tính chất độc lập tương đối. Tính hỗn hợp và tính liên ngành cao của các hoạt động sản xuất có tính chất của một ngành sản xuất công nghiệp, vừa có tính chất của sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu sản xuất ngành thuỷ sản (hay còn gọi là cơ cấu ngành) và tập hợp các bộ phận những hoạt động sản xuất thuỷ sản tương tự nhau và mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận đó hợp thành hệ thống sản xuất kinh doanh thuỷ sản. 2.4. Sản xuất kinh doanh thuỷ sản đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn, độ rủi ro cao Hầu hết các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thuỷ sản đều đỏi hỏi đầu tư ban đầu vốn lớn. Trong hoạt động nuôi trồng, nếu không kể những hoạt động nuôi cá trong ao hồ có sẵn, nuôi cá ruộng, nuôi nồng ở sông, suối thì hầu hết các hoạt động đầu tư nuôi thuỷ sản đều cần vốn lớn như: đào ao thả cá trên đất canh tác hiệu quả thấp được chuyển đổi mục đích sử dụng; đầu tư cải tạo đầm nuôi thủy sản ở ven biển, cửa sông… Trong hoạt động đánh bắt, nhất là đánh bắt xa bờ đòi hỏi vốn đầu tư đóng mới tàu thuyền lên tới hàng tỷ đồng. Nhu cầu đầu tư vốn ban đầu tương đối lớn cho phát triển các hoạt động kinh tế như trên là vượt quá khà năng tự tích luỹ và đầu tư của từng chủ thể kinh tế trong ngành thuỷ sản, đặc biệt là khả năng của các hộ. Do vậy, để phát triển thuỷ sản, Nhà nước phải xây dựng và thực hiện chính sách cho vay vốn theo các chương trình phát triển riêng của từng Nguyễn Thị Trang Lớp: KTPT 47B 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ngành này như: cho vay trong chương trình khai thác xa bờ, tín dụng đầu tư xây dựng các cơ sở hậu cần dịch vụ nghề cá theo quy hoạch… Sản xuất nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nhất là điều kiện thuỷ văn, bão lũ. Đối với nước ta có bờ biển dài, diễn biến bão lũ phức tạp đã gây thiệt hại nặng cho nghề nuôi trồng thuỷ sản của cả một vùng hay một địa phương. Trong nhiều trường hợp, thiên tai có thể gây thiệt hại cả đến tính mạng của các ngư dân, nhất là ngư dân đánh bắt ngoài khơi. Để hạn chế những hậu quả này, cần chứ ý những vân đề chủ yếu là: - Cần đầu tư các phương tiện thực hiện dự báo khí tượng thuỷ văn phát hiện và cảnh báo sớm các thiên tai. Xây dựng các vùng tránh bão cho tàu thuyền đánh cá, - Ban hành và thực thi những chính sách ưu đãi cho các vùng, hoạt động kinh doanh nuôi trồng, khai thác thuỷ sản, khắc phục rủi ro hay thiên tai nhằm nhanh chóng ổn định đời sống phát triển sản xuất. - Từng bước nghiên cứu xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành thuỷ sản. 3. Vai trò của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân 3.1. Ngành thuỷ sản cung cấp những sản phẩm thực phẩm quý cho tiêu dùng của dân cư, cung cấp nguyên liệu cho phát triển một số ngành khác Các kết quả nghiên cứu của các chuyên gia về dinh dưỡng đã khẳng định hầu hết các loại thuỷ sản đều là loại thực phẩm giàu đạm, dễ tiêu hoá, phù hợp với sinh lý dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi. Càng ngày thuỷ sản càng được tin tưởng như một loại thực phẩm ít gây bệnh tật và ít chịu ảnh hưởng của ô nhiễm hơn. Xét về thành phần dinh dưỡng cho thấy: so với các loại thịt, các loại thực phẩm là thuỷ sản có chứa ít chất mỡ hơn, nhiều chất khoáng hơn nhưng chất đạm cũng khá cao. Ví dụ trong thịt bò, tỷ lệ tính Nguyễn Thị Trang Lớp: KTPT 47B 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP theo phần trăm của đạm là 16,2 – 19,2%, của mỡ là 11 – 28%, chất khoáng là 0,8 – 1%, cũng tương tự như tỷ lệ nói trên trong cá thu có tỷ lệ là: 18,6%, 0,4% và 1,2%; ở cá mối là: 16,4%, 1,6 – 2,3% và 1,2 %; ở cá hồng là 17,8%, 5,9% và 1,4% . Ngành thuỷ sản cung cấp một phần thức ăn cho chăn nuôi đặc biệt cho chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Bột cá và các phế phẩm, phụ phẩm thuỷ sản chế biến là nguồn thức ăn giàu đạm được sử dụng làm thức ăn hoặc để chế biến thức ăn phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm. Theo tính toán của FAO, hàng năm có khoảng trên 25% sản lượng thuỷ sản được sử dụng trực tiếp vào chế biến thức ăn chăn nuôi. Ngành thuỷ sản cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và một số ngành công nghiệp khác. Nguồn nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến thực phẩm gồm tôm, cá, nhuyễn thể, rong biển…các nguyên liệu thuỷ sản còn được sử dụng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp dược phẩm, mỹ nghệ… 3.2. Ngành thuỷ sản phát triển sẽ có những đóng góp quan trọng trong tăng trưởng của toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp nói chung Ngành thuỷ sản là ngành kinh tế có khả năng tạo ra nhiều giá trị gia tăng. Vì vậy, phát triển mạnh ngành thuỷ sản, đặc biệt phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản, sẽ góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp. Để đánh giá vai trò của các khu vực, của ngành kinh tế, người ta thường sử dụng hai chỉ tiêu chủ yếu, đó là tốc độ tăng trưởng của từng ngành, khu vực và tỷ trọng của từng ngành, từng khu vực trong toàn bộ nền kinh tế. Khi sử dụng hai chỉ tiêu nêu trên, cần chú ý hai trường hợp: tốc độ tăng trưởng cao nhưng tỷ trọng nhỏ hoặc nếu tỷ trọng lớn nhưng tốc độ tăng trưởng thấp thì mức độ đóng góp vào tốc độ tăng trưởng chung là thấp. Ngày nay, người ta đưa ra phương pháp đánh giá mới, đó là tỷ trọng đóng góp của Nguyễn Thị Trang Lớp: KTPT 47B 10 [...]... càng cao của thị trường - Kỹ thuật nuôi: kỹ thuật nuôi có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất của nuôi trồng thuỷ sản, người nuôi trồng phải nắm bắt được kỹ thuật nuôi thì mới đảm bảo được cho con giống sinh trưởng và phát triển tốt 4.3.5 Hình thức tổ chức nuôi trồng Các hình thức nuôi cũng ảnh hưởng không nhỏ đến ngành thuỷ sản Nó quyết định năng suất, sản lượng nuôi trồng Có các loại sau: - Nuôi quảng... CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP năng, thế mạnh ở đây như: các dự án nuôi tôm sú, nuôi ngao, Bên cạnh đó, nhiều công ty tư nhân đã đầu tư vào nuôi trồng thuỷ sản ở Thái Bình kết hợp với kinh doanh du lịch Bảng 7: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2007 – 2008 STT A 1 2 3 4 B 1 2 3 Chỉ tiêu Nuôi trồng mặn, lợ Diện tích nuôi cá Diện tích nuôi tôm Trong đó diện tích tôm sú Diện tích nuôi ngao Diện tích ương nuôi thuỷ Đơn... tích cấy lúa, đất đai Thái Bình thích hợp cho các loại cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả nhiệt đới, trồng hoa, trồng cây cảnh 2.2 Tài nguyên nước Nguồn nước cho nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ ven biển ở đây bao gồm nước mặn là chủ yếu do hệ thống các vùng ngập mặn ven bờ ở Tiền Hải và Thái Thụy Đối với việc nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt thì hệ thống sông, ngòi ở đây rất nhiều với... các vùng nuôi trồng thuỷ sản phân theo vùng sinh thái ở Thái Bình có 2 loại hình nuôi cụ thể như sau: * Nuôi trong đê cống: Vùng nuôi trong đê cống đã xuất hiện 3 phương thức nuôi là :Quảng canh, quảng canh cải tiến và bán thâm canh Đối tượng nuôi chủ yếu là các loài giáp xác: tôm, cua, cá nước lợ trong ao đầm Nuôi bán thâm canh đối với tôm sú và cá biển, ngao Đối với tôm và ngao, loại hình nuôi trong... ra Có được kết quả như vậy là do các nguyên nhân sau: Thứ nhất: một số hộ ngư dân đã chuyển thói quen đánh bắt, khai thác thủy sản tự nhiên sang nuôi trồng thuỷ sản theo quy trình nhất định Ngoài ra, một số diện tích trồng lúa, làm muối năng suất thấp cũng được người dân ở đây chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản Vì vậy hiệu quả của việc nuôi trồng thuỷ sản lớn hơn rất nhiều so với hiệu quả của việc khai... chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản Nguyễn Thị Trang 16 Lớp: KTPT 47B Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Nuôi trồng thuỷ sản diễn ra chủ yếu ở các hộ, trang trại Vì vậy, hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản phải phản ánh mức độ hiệu quả kinh tế cá biệt Có thể sử dụng hệ thống chỉ tiêu sau: Ký hiệu - Lợi nhuận sau thuế:... lượng, chất lượng cao và ngược lại nếu giống thuỷ sản không tốt, bị thoái hoá, bệnh tật thì sẽ gây khó khăn cho sản xuất và kinh doanh thuỷ sản - Công nghệ sau thu hoạch: đó là công nghệ bảo quản, chế biến và vận chuyển sản phẩm Nếu trình độ và quy mô của công nghệ sau thu hoạch lớn, hiện đại thì sẽ nâng cao được tỷ suất hàng hoá cũng như giá trị kinh tế của thuỷ sản làm cho sản phẩm thuỷ sản ngày càng... cho các trạm 110 KV, 35 KV và mạng lưới điện rộng khắp đủ khả năng đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt và phát triển sản xuất kinh doanh của tỉnh trong những năm tới 3.3 Vốn Để đưa ngành thuỷ sản Thái Bình nói chung và tiểu ngành nuôi trồng thuỷ sản nói riêng phát triển tương xứng với tiềm năng và thế mạnh vốn có của tỉnh thì vấn đề đặt ra cho các ngành, các cấp của tỉnh Thái Bình là phải quan tâm hơn nữa... Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ (2004 – 2008) Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Đơn vị Ha Ha Ha Ha Ha Diện tích mặt nước 3709 3709 3723 3745 3760 So với năm 2004 (%) 100 100,38 100,97 101,38 ( Nguồn: Sở NN & PTNT tỉnh Thái Bình) Hiện nay diện tích nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh có xu hướng tăng nên qua các năm Bên cạnh đó, diện tích nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh luôn đạt và vượt chỉ tiêu... ngành thuỷ sản là rất lớn, tổng số vốn đầu tư là 62100 triệu đồng trong đó vốn TƯ là 55200 triệu đồng, chiếm 88,9 % tổng số vốn đầu tư Vốn TƯ đầu tư chủ yếu vào xây dựng cơ sở hạ tầng II HIỆN TRẠNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN CỦA TỈNH THÁI BÌNH Nguyễn Thị Trang 25 Lớp: KTPT 47B Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP 1 Đối tượng nuôi Đối tượng nuôi trồng thuỷ sản . riêng. Đánh giá thực trạng hoạt động nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Thái Bình. Đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản. 3. Phạm vi. THỰC TẬP CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở TỈNH THÁI BÌNH *** I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG TỚI NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở TỈNH