Năng suất, sản lượng nuôi trồng

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở TỈNH THÁI BÌNH (Trang 33 - 37)

II. HIỆN TRẠNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN CỦA TỈNH THÁI BÌNH

5. Năng suất, sản lượng nuôi trồng

Một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả nuôi trồng là sản lượng nuôi trồng được. Xét sản lượng của 2 vùng:

* Vùng ngoài đê quốc gia: vùng có diện tích tập trung lớn nhất tỉnh là 891 ha (xã Nam Phú, huyện Tiền Hải), nhỏ nhất là 32 ha (xã Thuỵ Hà, huyện Thái Thuỵ), xã có diện tích tập trung tương đối lớn như: Thuỵ Trường 240 ha, Thái Đô 240 ha, Nam Hưng 162 ha….Diện tích đầm ao nuôi trong vùng có quy mô khác nhau, trung bình từ 5 – 8 ha, lớn nhất 71 ha (xã Nam Phú), một số ít đầm 1 ha.

Vùng chuyển đổi: xã có vùng chuyển đổi từ sản xuất lúa sang nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất là HTX Thái Đô 275 ha. Khác với khu vực ngoài đê quốc gia, quy mô ao nuôi trong các vùng chuyển đổi nhỏ, manh mún, trung bình từ 0,15 – 0,7 ha, ao nhỏ nhất diện tích 700 – 720 m2.

Bảng 8: Kết quả nuôi trồng thuỷ sản ngoài đê quốc gia năm 2004 – 2008

tính 2004 2005 2006 2007 2008 1. Năng suất kg/ha

Tôm sú kg/ha 465,7 465 436,04 452,36 359,09

Tôm tự nhiên kg/ha 196,38 191,36 194,87 213,5 228,2 Thuỷ sản khác kg/ha 917,69 616,59 961,36 1013,6 1006,6

2. Sản lượng tấn 4722 3805 4780 5096 4775

Tôm sú tấn 1392 1390 1309 1358 1078

Tôm tự nhiên tấn 587 572 585 695 685

Thuỷ sản khác tấn 2743 1843 2886 3043 3012

(Nguồn: Sở NN & PTNT tỉnh Thái Bình)

Năng suất nuôi trồng nhìn chung có xu hướng tăng, không ổn định: tôm sú năm 2008 lại giảm 22,9% so với năm 2004. Tôm tự nhiên năm 2008 tăng 16,2% so với năm 2004, tăng 19,25% so với năm 2005. Vùng đầm ngoài đê quốc gia nuôi tổng hợp nhiều đối tượng. Những năm trước đây ngư dân chủ yếu tận dụng nguồn tôm cá tự nhiên vào đầm kết hợp với thả mật độ thấp với một số đối tượng nuôi như tôm Sú, cua Xanh, cá Rô phi đơn tính ở mức độ quảng canh cải tiến, rất ít hộ nuôi chuyên một đối tượng vì quy mô ao đầm nuôi quá lớn, ít có điều kiện đầu tư cơ sở vật chất. Đồng thời khó khăn trong việc điều hành quản lý sản xuất. Năng suất tôm Sú không ổn định, có xu hướng giảm dần năm 2005 năng suất 460 kg/ha, năm 2008 là 359,09 kg/ha bằng 77,11 % năm 2004. Tuy nhiên tôm tự nhiên (Rảo, Vàng, Giát, Gai) năng suất lại có xu hướng tăng dần, năm 2004 là 196,38 kg/ha, năm 2008 đạt 228,2 kg/ha bằng 116,2 % so với năm 2004. Nguyên nhân có thể do nghề: te kích điện có tính huỷ diệt khai thác ven bờ đã có từng bước giảm dần, rừng ngập mặn được phục hồi.

* Khu vực chuyển đổi: do điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật lên các hộ nuôi tôm sú chủ yếu nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến với mật độ thả tôm giống P15 dưới 10 con/m2 , một số

hộ nuôi bán thâm canh và thâm canh tôm sú, tôm thẻ chân trắng tuy có kết song không ổn định.

Bảng 9: Kết quả nuôi trồng thuỷ sản trong đê quốc gia năm 2004 – 2008

Danh mục Đơn vị tính Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1.Năng suất Kg/ha Tôm sú kg/ha 791,66 781,94 633,84 737,86 533,98 Cá, cua và thủy sản khác kg/ha 425 350 365 340 183 2.Sản lượng Tấn 708 669 559 617 585 Tôm su Tấn 570 563 457 532 385 Cá,cua và thủy sản khác Tấn 138 106 102 85 205

(Nguồn: Sở NN & PTNT tỉnh Thái Bình)

Qua các năm ta thấy năng suất tôm sú đạt từ 791,66 kg/ha/vụ, bình quân là 695,74 kg/ha, năm 2008 đạt 533,98 kg/ha thấp nhất trong 5 năm, bằng 67,54 % so với năm 2004, như xã Nam Cường, Nam Thịnh, Đông Hải, Thái Đô. Duy nhất chỉ có HTX Hải Châu – xã Đông Minh năng suất trung bình qua 5 năm đạt tương đối cao. 830 kg/ha/vụ, riêng năm 2008 năng suất đạt là 972 kg/ha/vụ.

Năng suất cua, cá các loại giảm dần qua các năm từ 425 kg/ha/vụ năm 2004 xuống còn 340 kg/ha/vụ vào năm 2007 và đạt thấp nhất năm 2008 chỉ còn 183 kg/ha, bằng 43,05 % so với năm 2004. Tuy năng suất đang có xu thế giảm nhưng giá trị thực tế thu được đều tăng, từ 68,3 triệu đồng/ha/năm vào năm 2005 lên 90,4 triệu đồng/ha/năm năm 2008. Nguyên nhân là do giá bán sản phẩm thủy sản trên thị trường đều tăng hơn so với các năm trước.

Nhận xét chung:

- Qua 5 năm sản xuất năng suất nuôi trồng của tỉnh không ổn định và đang có xu hướng giảm dần, đặc biệt năm 2008 năng suất trung bình vùng chuyển đổi và vùng ngoài đê quốc gia giảm nhiều so với năm 2004.

- Tổng sản phẩm trong 5 năm đạt 26317 tấn. Trong đó sản phẩm tôm sú 9108 tấn chỉ chiếm 34,6 % tổng sản lượng, giá trị sản phẩm đạt 154198 triệu đồng chiếm 44,7 % tổng giá trị thu nhập. Các sản phẩm như cua, cá, rong câu…đạt 17205 tấn chiếm 65,4 tổng sản lượng, giá trị sản phẩm 191067 triệu đồng bằng 55,3 % tổng giá trị (theo giá cố định năm 1994), trong đó:

+ Vùng ngoài đê quốc gia: tổng sản lượng đạt 23188 tấn, chiếm 88,11 % tổng sản lượng, giá trị sản lượng đạt 258462 triệu đồng, bằng 74,8 % tổng giá trị.

+ Vùng chuyển đổi: tổng sản lượng 3129 tấn, chiếm 11,89 % tổng sản lượng, giá trị sản lượng đạt 86803 triệu đồng bằng 25,2 % tong giá trị.

- Giá trị sản lượng thực tế thu hoạch trên 1 ha đối với các vùng sản xuất đạt được như sau:

+ Nuôi nước mặn: giá trị thực tế 1 ha nuôi ngao thịt đạt 86,86 triệu đồng năm 2004 tăng lên 137,1 triệu đồng năm 2007 và đạt mức cao 275 triệu đồng năm 2008.

+ Nuôi nước lợ: khu vực ngoài đê quốc gia giá trị thực tế 1 ha thu được từ 50 – 81 triệu đồng, trung bình đạt 62 triệu đồng. Khu vực chuyển đổi giá trị thực tế thu được từ 68 – 130 triệu đồng, mức trung bình khoảng 87 – 93 triệu đồng. Nhìn chung giá trị sản lượng trên 1 ha ở khu vực chuyển đổi cao hơn khu vực ngoài đê quốc gia nhưng có sự biến động lớn qua các năm do năng suất có xu hướng giảm dần, nhưng giá trị thực tế không có sự biến động lớn do giá bán sản phẩm thủy sản tăng lên so với các năm trước.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở TỈNH THÁI BÌNH (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w