II. HIỆN TRẠNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN CỦA TỈNH THÁI BÌNH
2. Hình thức nuô
Dựa vào đặc điểm sinh thái của từng vùng nuôi trồng thuỷ sản ở Thái Bình được phân bố thành 2 vùng nuôi như sau:
- Nhóm vùng I: Thuộc vùng đất, mặt nước ở khu vực của sông, bãi ngang ảnh hưởng trực tiếp của nước biển, ít ảnh hưởng của nguồn nước lục địa hoặc bị ảnh hưởng nhưng nhanh chóng trả lại đặc tính tự nhiên do tác động của biển. Nhóm vùng này có vị trí từ của biển ăn sâu vào lục địa khoảng từ 0 – 3 km:
+ Nước có độ mặn cao, thường đạt từ 15 - 20‰ chỉ chiếm khoảng 2 tháng trong năm.
+ PH của nước mang tính chất của nước biển, thường ổn định từ 5,1 – 6,7 + Sinh vật cư trú là những loài có nguồn gốc biển.
- Nhóm vùng II: thuộc vùng đất và mặt nước nằm ở lưu vực của các con sông, nằm sâu vào trong lục địa khoảng từ 3 – 5km. Nguồn nước tự nhiên đã bị pha trộn giữa nước biển và nước ngọt từ lục địa:
+ Độ mặn biến động từ 10 - 20‰.
+ Thời gian độ mặn từ 10 - 15‰ chiếm khoảng 2 – 3 tháng trong năm. + Chất đáy cát bùn hoặc bùn cát, cấp hạt trung bình.
+ PH của nước mang nguồn gốc của nước biển và nước nội địa pha trộn nên kém ổn định, nhất là vào mùa mưa.
+ Sinh vật cư trú có nguồn gốc từ biển nhưng ưa độ mặn thấp. Vùng này đặc trưng bởi sự có mặt của các loài cây thuộc hệ rừng ngập mặn.
Dựa vào giá trị kinh tế và đặc điểm sinh thái của đối tượng và đặc điểm của các vùng sinh thái mà trong thời gian qua, những người nuôi trồng thuỷ sản ở Thái Bình đã có những cách lựa chọn phương thức nuôi phù hợp cho từng vùng.
Bảng 5: Các đối tượng, phương thức, mùa vụ nuôi trồng thuỷ sản
Vùng nuôi Đối tượng nuôi Phương thức nuôi Vụ nuôi Các loài thuộc
giống tôm he
BTC – TC Vụ 1(tháng 3- 8)
I
Tôm rảo, tôm vàng
QCCT, BTC, TC Vụ 2(tháng 9 – 2 năm sau)
Ngao, sò, hàu QCCT, QC, BTC Quanh năm
Cá QCCT,BTC Quanh năm
Rong biển QC, QCCT Quanh năm
Các loài thuộc giống tôm he
QCCT, BTC, TC Vụ 1
II Tôm rảo, tôm
vàng, tôm sú
QCCT, BTC Vụ 2
Cua biển QCCT, QC Vụ 1, vụ 2
Cá QCCT, BTC Quanh năm
Chú thích: TC: nuôi thâm canh BTC: nuôi bán thâm canh QC: nuôi quảng canh
QCCT: nuôi quảng canh cải tiến
Trong những năm gần đây, người dân Thái Bình đã sử dụng diện tích nước mặn, lợ vào nuôi trồng thuỷ sản, chiếm một tỷ lệ tương đối lớn bằng 60% so với tiềm năng. Trong đó diện tích nuôi theo phương thức bán thâm canh và thâm canh chiếm 14,6%; quảng canh cải tiến chiếm 27,8%; quảng canh chiếm 58,2%. Công nghệ áp dụng chủ yếu phương pháp thay nước tích
cực nên năng suất không ổn định. Một số ít hộ nuôi đã áp dụng công nghệ nuôi ít thay nước và nuôi trong hệ kín, đây cũng là phương pháp nuôi tiến bộ nhất hiện nay.
Trong các vùng nuôi trồng thuỷ sản phân theo vùng sinh thái ở Thái Bình có 2 loại hình nuôi cụ thể như sau:
* Nuôi trong đê cống: Vùng nuôi trong đê cống đã xuất hiện 3 phương thức nuôi là :Quảng canh, quảng canh cải tiến và bán thâm canh.
Đối tượng nuôi chủ yếu là các loài giáp xác: tôm, cua, cá nước lợ trong ao đầm. Nuôi bán thâm canh đối với tôm sú và cá biển, ngao.
Đối với tôm và ngao, loại hình nuôi trong đê cống gồm 2 phương thức nuôi chính là: quảng canh cải tiến và bán thâm canh:
- Nuôi quảng canh cải tiến: năm 2005 có 467 ha: + Đầm có diện tích từ 1ha trở lên.
+ Nguồn giống tự nhiên và có thả bổ sung một số giống nhân tạo hoặc thu gom từ ngoài vào (đối với các đầm có diện tích lớn trên 10ha) hoặc thả đơn thuần giống nhân tạo hoặc giống thu gom. Mật độ giống dưới 9 con/m2 đối với tôm sú.
+ Có cho ăn thức ăn tự nhiên tổng hợp hoặc tự chế biến. + Năng suất đạt từ 200 – 450kg/ha kể cả sản phẩm tự nhiên
- Nuôi bán thâm canh: năm 2007 là 90 ha. + Diện tích đầm nuôi từ 1 – 3 ha
+ Bờ và cống được xây dựng kiên cố + Có hệ thống ao xử lý
+ Có thiết bị sục khí hoặc quạt nước.
* Nuôi bãi triều ngoài đê cống: đối tượng nuôi chủ yếu là sò, ngao. Ngao được bố trí nuôi ở các bãi có cấu trúc tầng mặt là cát bùn. Các loài sò được nuôi ở các bãi có cấu trúc tầng mặt là bùn cát.
+ Năng suất đạt từ 15 – 20 tấn/ha. + Đầu tư thấp, lãi suất cao.
+ Thời gian nuôi: mỗi chu kỳ từ 1 – 2 năm tuỳ thuộc vào cỡ giống ban đầu.