Công tác quy hoạch vùng nuô

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở TỈNH THÁI BÌNH (Trang 47 - 48)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP

6. Công tác quy hoạch vùng nuô

Để hạn chế, khắc phục sự suy thoái của môi trường vùng nuôi thủy sản nước lợ trong tỉnh công tác quy hoạch, cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng của các vùng nuôi giữ vai trò hết sức quan trọng và cấp thiết để đảm bảo cho sản xuất phát triển một cách bền vững, ổn định và có hiệu quả. Vì vậy, trên cơ sở quy hoạch phát triển ngành đã được UBND tỉnh phê duyệt, cần thực hiện quy hoạch chi tiết cho từng vùng. Cụ thể:

- Với các khu vực ngoài đê quốc gia: trong khi chờ đợi có quy hoạch chi tiết được phê duyệt, trước mắt các địa phương huy động mọi khả năng về lao động, tiền vốn để cải tạo công trình đã và đang bị xuống cấp như: tôn cao đê bao vùng, bờ ao, tu sửa cống đầu mối, nạo vét mương chính, các mương dẫn nước vào ao. Khi có quy hoạch việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng vùng nuôi theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng đầu tư.

- Với khu vực chuyển đổi: hoàn chỉnh thi công một số hạn mục công trình đã có trong quy hoạch bao gồm: cống đầu mối, công trình điện, đường giao thông trong vùng nuôi ở một số xã Thái Đô, Thuỵ Xuân, Thuỵ Trường huyện Thái Thuỵ, xã Nam Cường, Nam Thắng, Đông Minh, Đông Hải huyện Tiền Hải để sớm phát huy có hiệu quả. Đồng thời điều chỉnh bổ sung các hạng mục công trình: mương, cống, hệ thống cấp nước ngọt để giảm độ mặn ở thời điểm cuối vụ tôm sú tạo môi trường thích hợp cho nuôi vụ 2 với các đối tượng cua, cá khác.

- Để có ao nuôi phù hợp, các dịa phương vận động nhân dân dồn ghép các ao có diện tích nhỏ thành ao có diện tích lớn từ 0,3 – 0,5 ha và độ sâu 1,2 – 1,5 m đảm bảo giảm thiểu sự biến động của các yếu tố thị trường.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở TỈNH THÁI BÌNH (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w