1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VẤN ĐỀPHÁT TRIỂN VỐN TỪVỰNG CHO HỌC SINH LỚP 9 - THCS (TRƯỜNG HỢP TỈNH TÂY NINH)

141 503 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Văn Hồng VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VỐN TỪ VỰNG CHO HỌC SINH LỚP 9 - THCS (TRƯỜNG HỢP TỈNH TÂY NINH) Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học môn văn Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRỊNH SÂM Thành phố Hồ Chí Minh - 2008 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hiện na y, khả năng vận dụng và diễn đạt tiếng Việt của thanh thiếu niên học sinh rất yếu kém. Đã có nhiều ý kiến báo động về vấn đề này. Có thể nói đây là vấn đề phức tạp, bởi vì quá trình hình thành cũng thường gắn liền với quá trình phát triển tư duy, nhân cách của học sinh và chiụ sự tác động của nhiều nhân tố như gia đình, xã hội, trường học. Đây chính là những môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến việc trau dồi và phát triển vốn từ cho học sinh. Mỗi môi trường đều có sự khác nhau về tính chất hoạt động, về đối tượng, về yêu cầu, về mức độ gia o tiếp nên rõ ràng có sự tác động khác nhau đến ngôn ngữ của các em, mà từ, do nhiều lí do khác nhau, là cơ sở hỗ trợ đắc lực cho những đối tượng nà y hoạt động giao tiếp. Trong giáo dục phổ thông, việc phát triển năng lực ngôn ngữ nói chung, phát triển vốn từ nói riêng cho học sinh phải từ nhiều góc độ khác nhau, từ lâu đã được các nhà giáo dục học quan tâm đến. Tuy nhiên phải thẳng thắn thừa nhận rằng do kết cấu chương trình, do số tiết dành cho phân môn Tiếng Việt hiện nay hạn chế (140 tiết trong tổng số 561 tiết của ba phân môn (Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn), tỉ lệ 24,95%, chỉ chiếm tỉ lệ ¼ trong tổng số tiết của môn Ngữ văn) nên vấn đề phát triển vốn từ cho học sinh chưa được chú ý đúng mức. Trên cơ sở kế thừa thành tựu của các công trình đi trước, việc tiếp tục nghiên cứu xây dựng và phát triển vốn từ vựng cho học sinh THCS nói chung, học sinh lớp 9 nói riêng là một việc làm cần thiết. Nếu làm tốt công việc khảo sát cũng như đề xuất được những loại bài tập thích ứng chắc chắn sẽ mang lại nhiều kết quả bổ ích cho giáo viên dạy môn Ngữ văn ở cấp THCS. Cần thấy trong nghiên cứu và phát triển vốn từ vựng, từ thường được hiện thực hoá trong giao tiếp, cụ thể là trong tạo lập câu và trong tạo lập văn bản. Do vậy, bên cạnh việc khảo sát vốn từ một cách tĩnh tại tách rời khỏi ngữ cảnh giao tiếp thì việc khảo sát nó trong hoạt động hà nh chức cũng được luận văn chú ý đến. Nói rõ hơn, luận văn sẽ nghiên cứu sự phát triển vốn từ trên cả bình diện ngôn ngữ và lời nói . Như ta đã biết, ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp là ba bộ phận của ngôn ngữ và đều được giảng dạy ở trường phổ thông. Tuy nhiên từ bấy lâu nay, trong chương trình giáo dục phổ thông nói chung, Tiếng Việt vẫn chưa được xem là một phân môn. Chúng ta chưa hề dành cho một vị trí nào với tư cách là một phân môn của việc dạy và học Ngữ văn. Trong hơn 60 năm qua (từ 1945 đến nay), nền giáo dục của ta đã trải qua 5 cuộc cải cách: Cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất (bắt đầu từ 1950); Cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai (bắt đầu từ 1956); Cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba (bắt đầu từ 1979); Cuộc cải cách giáo dục lần thứ tư (bắt đầu từ 1981): Tiểu học (1981); THCS (1986); Trung học phổ thông chuyên ban (1996); Cuộc cải cách giáo dục lần thứ năm (bắt đầu từ 2002): (Bộ Giáo dục & Đào tạo gọi đó l à đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa) + 2002: Tiểu học và THCS; + 2006: Trung học phổ thông phân ban. Qua 5 lần thực hiện cải cách giáo dục, môn Tiếng Việt được quan niệm như thế nào? Vị trí của nó được xác lập ra sao trong mối quan hệ 3 phân môn? Ở Cấp Tiểu học (cấp 1), từ trước đó cho đến năm 1981, nhà trường phổ thông dạy c ho học sinh cả Văn và Tiếng, nhưng thực ra Tiếng vẫn bị xem nhẹ, chưa phải là một môn học. Ở Cấp THCS, việc dạy và học tiếng Việt trong nhà trường phổ thông từ trước cải cách giáo dục (1986) chỉ đựợc gọi là phần “ngữ pháp”, có nghĩa nó chỉ là một phần kiến thức và được gán ghép chung trong cái tên gọi là môn Giảng văn. Mãi đến năm 1986, thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc Lần thứ V, Bộ Giáo dục – Đào tạo (lúc bấy giờ gọi là Bộ Giáo dục) triển khai chương trình cải cách giáo dục, phân môn Tiếng Việt mới hiện ra rõ nét hơn gọi là Văn Tiếng Việt để cho được rạch ròi hơn đâu là Văn, đâu là Tiếng. Các nhà khoa học đã nêu lên nhiều lí do, nhiều quan điểm về việc “Vì sao gọi là Văn – Tiếng Việt ?”. Cuộc cải cách lần này không chỉ thay đổi về tên gọi của môn Văn, mà nó còn xác định rõ vị trí, vai trò và chức năng của mỗi phân môn trong ngôi nhà chung. Đến năm 2002, thực hiện giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành triển khai chương trình sách giáo khoa THCS. Bộ sách giáo khoa Ngữ văn THCS đư ợc biên soạn theo Chương trình THCS ban hành kèm theo Quyết định số 03/2002/QĐ-BGD&ĐT, ngày 24 tháng 01 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là một quá trình đổi mới về nhiều lĩnh vực của giáo dục mà tâm điểm của quá trình này là đổi mới chương trình giáo dục từ Tiểu học tới THCS. Theo cách gọi của Bộ thì đây là “cuộc thay sách”(Bộ không gọi là cải cách. Thực ra bản chất của nó như là một cuộc cá ch mạng mang tính toàn diện từ chương trình, sách giáo khoa cho đến phương pháp dạy học tích hợp). Cuộc thay sách lần này đang được thực hiện đại trà trong nhà trường phổ thông- cấp THCS. Phân môn Tiếng Việt, theo Lê Xuân Thại cho rằng đúng hơn là Việt ngữ học [36, tr.13]. Thuật ngữ này đã xuất hiện ở các trường đại học, được xếp vị trí đầu tiên trong cái tên gọi là Ngữ văn. Biểu hiện rõ nhất của bộ sách giáo khoa là việc sát nhập ba phần m à lâu nay vẫn gọi là ba phân môn (Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn) vào một chỉnh thể Ngữ văn. Do đó từ chỗ ba bộ sách Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn thì nay chỉ còn một bộ sách duy nhất là Ngữ văn. Việc thay đổi tên gọi của sách giáo khoa biểu hiện sự ch uyển đổi đáng kể về quan điểm ở nhiều mặt như cấu trúc sách giáo khoa, tổ chức bài học cũng như về nội dung và hình thức hoạt động dạy và học. Ở Cấp Trung học phổ thông, từ trước những năm 90, Tiếng Việt cũng chưa phải là một phân môn và nó càng mờ nhạt ở bậc học này. Đến năm 1990, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thay sách sách giáo khoa và thí điểm chương trình phâ n ban thì Tiếng Việt mới được khẳng định là một phân môn bên cạnh Văn và Làm văn, có chương trình và sách giáo khoa riêng, tên phân môn Tiếng Việt được in ở trang bìa . Như vậy suốt một chặng đường dài khoảng gần 50 năm, môn Tiếng Việt mới được khai sinh, có tư cách pháp nhân, được xem là một môn học, để đảm đương nhiệm vụ dạy Tiếng trong nhà trường phổ thông, giúp học sinh có công cụ phát triển tư duy, tiếp nhận các lượng trí thức cuả các môn học khác. Cách gọi tên và khẳng định vị thế của Tiếng Việt trong chương trình phổ thông biểu hiện một sự chuyển biến rất lớn về qua n điểm đánh giá, nhìn nhận vai trò và vị trí của tiếng Việt trong nhà trường của giới khoa học, của các nhà sư phạm, của các cấp quản lí giáo dục và cả lãnh đạo cấp ủy, ủy ban nhân dân các cấp, vì đó là sự tự hào dân tộc. Sự thay đổi đó khẳng định rất rõ tầm quan trọng của việc dạy học tiếng Việt trong nhà trường phổ thông nói chung, rộng và xa hơn nữa n ó có tầm quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, chính trị và văn hóa của đất nước. Nhìn chung, theo quan niệm từ trước đến nay thì việc dạy và học tiếng Việt trong nhà trường phổ thông là dạy và học về từ ngữ, ngữ pháp, đó là công cụ để thực hành, giao tiếp trên các bình diện khác nhau, đồng thời để tạo lập ngôn bản viết và ngôn bản nói. Trong hai nội dung từ ngữ và ngữ pháp thì từ ngữ là cơ sở, là nền tảng cho việc thực hành tiếng Việt. Từ là đơn vị cơ sở, từ đó xâ y dựng nên câu và phát triển thành những đoạn, bài văn.Trong giao tiếp, từ là đơn vị nhỏ nhất. Nó là yếu tố định danh. Hơn thế nữa, việc tích luỹ vốn từ, việc sử dụng chúng một cách hiệu quả trong giao tiếp c ó liên quan đến quá trình thụ đắc tri thức của học sinh nói riêng, con người nói chung. Quan sát thực tiễn cho ta thấy người bản ngữ cũng như người học ngoại ngữ, hễ vốn từ vựng càng phong phú bao nhiêu thì khả năng diễn đạt càng lớn bấy nhiêu, và tư duy càng phát triển. Cho nên phát huy từ vựng không chỉ đơn thuần dừng lại ở chức năng định da nh mà xa hơn nữa là phát huy khả năng diễn đạt, khả năng thực hành trong giao tiếp dưới mọi hình thức. Theo quan sát của chúng tôi, đối với quá trình giảng dạy môn Ngữ văn tại các trường trung học cơ sở, mặc dầu giáo viên có nhiều cố gắng trong việc thực hiện giảng dạy chương trình Tiếng Việt cho học sinh, nhưng rõ ràng do số lượng bài tập nhiều so với quỹ thời gian của chương trình đã phân bổ, đồng thời các dạng bài tập từ vựng áp dụng cho học sinh để nâng cao năng lực sử dụng từ chưa được phong phú nên phân môn này còn nhiều hạn chế. Là một người làm công tác quản lí và chỉ đạo dạy và học môn Ngữ văn trung học, chúng tôi rất quan tâm đến đề tài này. Nội dung mà luận văn cố gắng vươn tới là: a/ Xem xét thực trạng dùng từ của học sinh lớp 9 – TH CS trên một số địa bàn cụ thể khác nhau; b/ Góp thêm một tiếng nói về việc phát triển giảng dạy vốn từ cho học sinh lớp 9 - THCS. Đó chính là lí do chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Phát triển vốn từ vựng cho học sinh lớp 9 –THCS ” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình . 2. Mục đích nghiên cứu Với tư cách là một hệ thống định danh, từ vựng là cơ sở để học tốt các môn học khác. Nếu không hiểu nghĩa của từ, vốn từ nghèo thì sẽ bị hạn chế về mặt tiếp nhận tri thức trong quá trình học tập, trong các hoạt động văn hoá, sẽ bị hạn chế trong giao tiếp và tạo lập văn bản. Trong quá trình nghiên cứu, chúng ta sẽ thấy rõ mối quan hệ chặt chẽ của từ vựng với các yêu cầu nhận biết và nắm bắt tri thức của các lĩnh vực bằng các phương pháp đặc trưng của nó, đặc biệt là đối với học sinh lớp 9, đối tượng đang ở giai đoạn cuối của thiếu niê n và sắp bước vào ngưỡng cửa bậc học trên. Việc nghiên cứu để phát triển vốn từ cho đối tượng này là hết sức cần thiết, cũng là một bước ngoặt lớn để giúp các em bước vững chắc vào cấp học mới – trung học p hổ thông. Như vậy, luận văn không đi vào những vấn đề m ang tính lí thuyết. Tại đây, luận văn chấp nhận những quan niệm về từ ở sách giáo khoa Ngữ văn THCS hiện hành, coi đó như là bộ khung lí thuyết, nhằm xác định hai bình diện cơ bản sau: 2.1. Tình hình sử dụng từ của học sinh lớp 9 (qua bài l àm của 1.000 học sinh của một số trường ở các vùng giáo dục khác nhau tại Tây Ninh); 2.2. Các biện pháp phát triển vốn từ vựng cho học sinh lớp 9. 3. Phương pháp nghiên cứu và việc sưu tầm tư liệu Vì đề tài trải dài trên nhiều bình diện nên trong quá trình nghiên cứu đề tài này, l uận văn sẽ nghiên cứu một số quan điểm của các nhà khoa học, các nhà sư phạm, các quan điểm khác, đồng thời nghiên cứu, so sánh, đối chiếu, phân tích, thể nghiệm sư phạm ở một số trường THCS, để từ đó quy lại chung thành một vấn đề mang tính thống nhất và đề ra một vài phương pháp, biện pháp, trong đó đá ng chú ý các phương pháp lớn như sau: - Phương pháp hệ thống cấu trúc; phương pháp thống kê. Và một số thủ pháp cụ thể như sau: - Miêu tả; phân loại, . Về việc sưu tầm tài liệu, luận văn dựa trên cơ sở những quan điểm, n hững phương pháp cơ bản đã được khẳng định trong sách gi áo khoa, sách giáo viên môn Ngữ văn THCS hiện hành, các tài liệu bồi dưỡng, .của Bộ Giáo dục & Đào tạo đã triển khai cho các giáo viên; ngoài ra chúng tôi tham khảo thêm các đề tài thạc sĩ, tiến sĩ của những người đi trước có liên quan tới vấn đề đang được luận văn đề cập đến. Đồng thời qua kết quả khảo sát bài làm của 1000 học sinh lớp 9 ở 5 trường THCS thuộc 3 vùng giáo dục khác nhau, sẽ giúp cho chúng tôi rút ra được một số vấn đề liên qua n đến luận văn. 4. Phạm vi nghiên cứu Luận văn sẽ nghiê n cứu một số biện pháp phát triển vốn từ vựng cho học sinh lớp 9- THCS, đây là vấn đề tương đối chuyên sâu. Tuy phạm vi ở lớp 9 nhưng luận văn cũng phải quan tâm đến phạm vi kiến thức học sinh đã được học ở các lớp 6, 7, 8 trong cùng cấp học, đồng thời để có cơ sở tổng kết dạng t hu thập tài liệu tiến hành bằng nhiều cách với nhiều dạng bài khác nhau ở nhiều trường khác nhau, ở nhiều môn học khác nhau, số lượng khảo sát là 1.000 bài, bao gồm tất cả các loại từ: từ ghép, từ láy, từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa, từ đồng âm, ., kể cả lớp từ địa phương. Bên cạnh đó, mọi biện pháp phát triển vốn từ cũng đều xuất phát từ kết quả khảo sát trên. 5. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Phát triển vốn từ là một giải pháp để giúp học sinh nâng cao vốn từ, có điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập các môn văn hoá khác. Tham khảo các công trình nghiên cứu của những người đi trước thì chỉ có 2 đề tài sau đây là tương đối gần gũi, có thể tham khảo được: - Nguyễn Văn Dung (1997), Vấn đề phát t riển vốn từ ngữ c ho học sinh phổ thông THCS, Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Sư phạm tp- HCM; - Lê Hữu Tỉnh (2001), Hệ thống bài tập rèn luyện năng lực từ ngữ cho học sinh tiểu học, Luận án Tiến sĩ, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tuy nhiên, do nhiều lí do khác nhau, hai đề tài luận văn vừa nêu trên tập trung đến một số trọng tâm sau: - Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Văn Dung thì lại bao trùm cả toàn cấp học THCS , từ lớp 6 đến lớp 9, không chuyên bàn đối tượng lớp 9, đồng thời phạm vi của luận văn tác giả nghiên cứu là chương trình môn Văn – Tiếng Việt trước cải cách năm 2000; - Luận án tiến sĩ của Lê Hữu Tỉnh t hì chỉ đề cập đến hệ thống bài tập ở cấp tiểu học. Trước khi đi và o bàn luận những vấn đề cụ thể, thiết tưởng cũng nên đề cập đến một số vấn đề liên quan. Từ vựng là bình diện qua n yếu của ngôn ngữ. Tại đây, chúng bộc lộ nhiều đặc điểm không chỉ bó hẹp trong phạm vi ngôn ngữ. Tiếng Việt cũng vậy. Cùng với sự phát triển của xã hội, kho từ vựng tiếng Việt chúng ta ngày càng giàu lê n. Việc nghiên cứu và tìm ra biện pháp để phát triển vốn từ cho học sinh việc làm rất cần thiết và phù hợp với nhu cầu của xã hội. Việc nghiê n cứu từ vựng tiếng Việt từ trước đến nay đã có khá nhiều công trình khoa học. Nó đã trở thành vấn đề đáng quan tâm của những nhà ngôn ngữ học, không chỉ trong nước mà cả ở nước ngoài. Theo Nguyễn Thiện Giáp thì Nguyễn Văn Tu là “Người đầu tiên xây dựng môn Từ vựng học tiếng Việt ’’.[14, tr.110] Năm 1968, Nguyễn Văn Tu biên soạn cuốn “Từ vựng học tiếng Việt hiện đại” được Nhà Xuất bản Đại học & THCN xuất bản. Đây là cuốn sách giáo khoa đầu tiên về từ vựng học tiếng Việt ở Đại học Tổng hợp Hà Nội. Đến năm 1976, ông biên soạn và xuất bản cuốn “Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại”, năm 1978 cuốn sách này đư ợc tái bản.Công trình khoa học này không chỉ đánh dấu bước tiến mới trong công tác khoa học của ông mà còn là bước tiến của khoa Từ vựng học tiếng Việt đang còn mới mẻ. Từ năm 1978 trở đi đã có một loạt sách, luận văn phó tiến sĩ nghiên cứu về từ vựng tiếng Việt đã ra đời (Nguyễn Thiện Giáp, Hoàng Văn Hành, Lê Quang Thiêm, Hồ Lê, .). Những người Việt ở nước ngoài đã đánh giá đó là những công trình “khá t ân tiến” và “đáng nể ”. Có vài cuốn từ vựng học của Nguyễn Văn Tu, Hồ Lê được giới thiệu và đánh giá tốt trong tạp chí “ language”của Hội Ngôn ngữ học Mĩ (Language năm 1978, 1979, số 4). Năm 1983, nhóm tác giả Phan Thiều, Nguyễn Quốc Tuý, Nguyễn Thanh Tùng cho ra đời cuốn sách “Giảng dạy từ ngữ ở trường phổ th ông”. Đây là một trong rất ít cuốn sách bàn đến vấn đề dạy học tiếng Việt. Nội dung cuốn sách tập trung bàn về nội dung và phương pháp giảng dạy từ ngữ trong nhà trường; giảng dạy từ ngữ trong Giảng văn; sơ lược về giảng dạy từ ngữ trong Tập làm văn. Do là một trong số rất ít tài liệu tham khảo, là cẩm nang giúp ích rất nhiều c ho giáo viên nên nó trở thành tài liệu rất quý hiếm lúc bấy giờ. Hội thảo khoa học toàn quốc về “Đổi mới phương pháp dạy học Văn v à Tiếng Việt ở trường THCS” do Vụ Giáo viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm – Đại học Quốc Gia Hà Nội tổ chức ngày 20 và 21 tháng 12 năm 1996. Trong 66 bản báo cáo gởi về Ban tổ chức thì chỉ có 17 báo cá o được chọn đọc tại hội thảo. Trong 17 bản báo cáo được Ban tổ chức chọn đọc tại hội thảo thì chỉ có 9 báo cáo khoa học liên quan đến môn Tiếng Việt, song hầu hết chỉ đề cập vấn đề phương pháp dạy học theo kiểu bài, theo mô hình mà không đi vào bàn vấn đề dạy học và phát triển vốn từ cho học sinh. Tuy nhiên chỉ có một báo cáo khoa học duy nhất của Lê A có đề cập qua về vấn đề này, tuy độ dà i chưa tới nửa trang in (Đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt theo hướng dạy học lấy học sinh làm trung tâm); Hội thảo khoa học toàn quốc về “Đổi mới phương pháp dạy học Văn v à Tiếng Việt ở trường THCS” do Vụ Giáo dục Trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm – Đại học Quốc Gia Hà Nội tổ chức tháng 12 năm 1999. Trong hơn 70 bản báo cáo gởi về Ban tổ chức thì chỉ có 36 báo cáo được chọn đọc tại hội thảo. Trong số 36 báo cáo khoa học đọc tại hội thảo chỉ có hai báo cáo: về Từ ngữ - Ngữ pháp (Phan Văn Huyên, Đổi mới phương pháp dạy học Từ ngữ - Ngữ pháp ở trường THCS) và về mở rộng vốn từ Hán -Việt (Nguyễn Văn D ung, Vài ý kiến về dạy học kiểu bài mở rộng yếu tố Hán Việt). Qua những hội thảo, những công trình nghiê n cứu của các nhà khoa học, các nhà ngôn ngữ học, ta thấy rõ một điều rằng nội dung của các hoạt động trên tuy có bàn đến vấn đề dạy học Tiếng Việt, nhưng cũng chỉ ở chừng mức là vấn đề phương pháp luận mang tính chung nhất, còn lại chuyên bàn đến m ôn Văn là chính. Bản thân tác giả luận văn đã nhiều lần dự hội nghị, hội thảo do Bộ Giáo dục & Đào tạo hoặc các trường đại học triệu tập ở phạm vi toàn quốc, nhưng quả nhiên, việc nghiên cứu và giảng dạy về từ vựng ở phổ thông vẫn còn là một đề tài mở. Từ những t hực tế xảy ra ở các bậc học trong nhà trường phổ thông cho đến sinh viên ở các trường đại học, ngay cả sinh viên ở khoa Ngữ văn cũng đã mắc phải những hạn chế về cách dùng từ, lỗi chính tả, đặt câu. Trong một bài trả lời phỏng vấn của Báo Thể thao – Văn hoá, cũng như sa u những chuyến ra Bắc vào Nam, từ Hà Nội lại trở vào thành phố Hồ Chí Minh, Cao Xuân Hạo đã thấy được nguy cơ suy đồi của tiếng mẹ đẻ (theo Dương Tường, (02/ 2002), “Tiếng Việt S.O.S”, ngonngu.net). Hiện tượng viết sai, nói sai tiếng Việt đang rất phổ biến, không chỉ thể hiện ở tầng lớp bình dân mà còn xảy ra cả ở tầng lớp trí thức, những sinh viên, học sinh. Những hiện tượng sai phạm xảy ra trong giao tiếp hàng ngày (khẩu ngữ)cũng như trên sách báo, trên các phương tiện thông tin đại chúng, có thể nói xảy ra ở các lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, những lỗi thô [...]... 1.6 Chương trình THCS 1.7 Môn Ngữ văn ở trường THCS 1.8 Việc giảng dạy từ ngữ lớp 9 ở trường THCS 1 .9 Tiểu kết Chương 2: KHẢO SÁT SỰ SỬ DỤNG TỪ NGỮ CỦA HỌC SINH LỚP 9 THCS 2.1 Nhận xét chung 2.2 Bảng tổng hợp số lỗi về từ vựng 2.3 Tình trạng mắc lỗi của học sinh (9 loại từ) 2.4 Tiểu kết Chương 3 : MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO HỌC SINH LỚP 9 THCS 3.1 Nhận xét chung 3.2 Vấn đề phương pháp... các nhà ngôn ngữ nước ngoài chú ý đến Cụ thể là các công trình nghiên cứu về từ vựng học, ngữ nghĩa học của các tác giả như : A.I.Xmia-nít-xki( 195 6), N.M.San-xki( 196 4), Đ.N Smê-li-ôp( 196 4), A.V.Ca-linin( 197 1),.v.v…; trong các bài viết của R.A.Bu-đa-gôp ( 197 5, V.A.Mi-khailôp( 198 3) Giáo sư người Pháp Rô-be Mac- tanh ( 197 6) đã nghiên cứu giải quyết hiện tượng trái nghĩa trong quan hệ hữu cơ với suy diễn... vào vấn đề phương pháp dạy học theo đơn vị bài học mà chỉ đi vào biện pháp phát triển vốn từ cho học sinh lớp 9 mà thôi Có nghĩa là qua một số luận điểm, quan niệm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, luận văn chỉ đề xuất một số dạng bài tập và kết hợp thêm một số phương pháp để nâng cao hiệu quả việc rèn luyện từ ngữ cho học sinh lớp 9 mà luận văn đã chọn như tên đề tài Quan điểm của luận văn về phát triển. .. của những kiều bào đang sinh sống ở nước ngoài, đồng thời tổng hợp những công trình nghiên cứu có liên quan đến việc dạy và học tiếng Việt, nhất là những hạn chế trong việc sử dụng từ, luận văn tập trung nghiên cứu đến đối tượng học sinh lớp 9 THCS Đây là đối tượng học sinh cuối cùng của một cấp học, chuẩn bị bước vào một cấp học cao hơn – trung học phổ thông, mà ở cấp Trung học phổ thông thì trong... biện pháp qua các bài tập giúp học sinh dùng chính xác từ vựng trong quá trình giao tiếp và tạo cơ sở vững chắc cho các em tạo lập ngôn bản và văn.bản Cơ sở đề ra giải pháp là: - Bám sát chương trình môn Ngữ văn lớp 9 hiện hành; - Tham khảo các loại bài tập trong sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập có liên quan đến Từ từ lớp 6 đến lớp 9; - Nghiên cứu lí do tại sao học sinh lại hạn chế trong việc... trường THCS 3.3 Vai trò của người thầy trong giờ dạy Tiếng ở trường THCS 3.4 Hoạt động của người học trong giờ học Tiếng ở trường THCS 3.5 Phương tiện dạy học trong giờ dạy học Tiếng ở trường THCS 3.6 Một số dạng bài tập đề xuất của luận văn để phát triển vốn từ 3.7 Các hình thức hoạt động khác 3.8 Xây dựng từ theo trường từ vựng 3 .9 Từ trong các phong cách chức năng 3.10 Một số ghi nhận từ Tây Ninh... năng nghe-nói-đọc-viết được xem như là những trạm trung chuyển của quá trình giao tiếp Do đó, để thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy -học Tiếng Việt trong nhà trường phổ thông đạt hiệu quả, giáo viên cần chú ý đến chức năng giao tiếp của ngôn ngữ Giao tiếp là hoạt động tạo cơ hội, là điều kiện để học sinh sử dụng vốn từ mà mình đang sở hữu Tương tác giao tiếp sẽ làm cho trí não của học sinh hoạt... việc dạy tiếng Việt cho học sinh Hạn chế nổi bật nhất là thiếu chú ý rèn cho các em kĩ năng nói và đọc khi giao tiếp trên văn bản hoặc khi trả bài cũ, hoặc giao tiếp trong các hoạt động tổ, nhóm hoặc lớp Điều này đã làm ảnh hưởng không ít đến tính hiệu quả tiếp nhận của học sinh, dẫn đến tiêu cực trong việc nâng cao vốn từ ngữ cho các em, cũng đồng nghĩa với việc hạn chế sự phát triển của tư duy và... CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS 1.1 Giới thuyết chung Xét về góc độ lí luận, việc dạy tiếng mẹ đẻ trong nhà trường phổ thông nói chung có một xu hướng thường hay quan tâm và nhấn mạnh việc dạy các tri thức ngôn ngữ học cho học sinh, xem nhẹ việc rèn luyện bốn kĩ năng nghe-nói-đọc-viết Theo quan niệm của chúng tôi, trong những lần công tác, tiếp xúc hoặc dự giờ của giáo viên Ngữ văn ở các trường THCS thì đa số... Nguyễn Văn Tu ( 197 8), Tổng thuật trong Từ vựng học tiếng Việt (Nguyễn Thiện Giáp, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội xuất bản) rằng đa số những nhà nghiên cứu đều chia ra hai loại chính Cụ thể : - Nguyễn Văn Tu gọi là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập Ông còn gọi là là từ ghép hợp nghĩa và từ ghép bổ nghĩa; - Hồ Lê chia ra từ ghép chính phụ và từ ghép song song; - Đỗ Hữu Châu chia ra từ ghép hợp nghĩa và . ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Văn Hồng VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VỐN TỪ VỰNG CHO HỌC SINH LỚP 9 - THCS (TRƯỜNG HỢP TỈNH TÂY NINH). học sinh lớp 9 – TH CS trên một số địa bàn cụ thể khác nhau; b/ Góp thêm một tiếng nói về việc phát triển giảng dạy vốn từ cho học sinh lớp 9 - THCS.

Ngày đăng: 15/04/2013, 11:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê A - Chủ biên (2005), Phương pháp dạy học tiếng Việt , Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tiếng Việt
Tác giả: Lê A - Chủ biên
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
2. Diệp Quang Ban, Nguyễn Ngọc Hoá (1995), Dạy sách giáo khoa chỉnh lí môn Tiếng Việt ở trường THCS , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy sách giáo khoa chỉnh lí môn Tiếng Việt ở trường THCS
Tác giả: Diệp Quang Ban, Nguyễn Ngọc Hoá
Năm: 1995
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS môn Ngữ văn, Lưu hành nội bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường "THCS" môn Ngữ văn
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2002
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004–2007) môn Ngữ văn, (Quyển 1), Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004–2007) môn Ngữ văn
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004–2007) môn Ngữ văn, (Quyển 2), Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004–2007) môn Ngữ văn
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
6. Đỗ Việt Hùng (1998),“ Phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh trong việc dạy học tiếng Việt”, Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1997- 2000 cho giáo viên PTTH và THCB, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh trong việc dạy học tiếng Việt”, "Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1997- 2000 cho giáo viên PTTH và THCB
Tác giả: Đỗ Việt Hùng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
7. Nguyễn Huy Cẩn (1992),“Một số vấn đề cấp thiết trong việc nghiên cứu ngôn ngữ trẻ em hiện nay”, Văn học và ngôn ngữ học, tập 5, Nxb Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề cấp thiết trong việc nghiên cứu ngôn ngữ trẻ em hiện nay”, "Văn học và ngôn ngữ học, tập 5
Tác giả: Nguyễn Huy Cẩn
Nhà XB: Nxb Viện Thông tin Khoa học xã hội
Năm: 1992
8. Đỗ Hữu Châu (1986), Các bình diện của từ và từ trong tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các bình diện của từ và từ trong tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1986
9. Đỗ Hữu Châu (1987),Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1987
10. Cục Đào tạo Bồi dưỡng (1983), Phương pháp giảng dạy Tiếng Việt và Văn học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp giảng dạy Tiếng Việt và Văn học
Tác giả: Cục Đào tạo Bồi dưỡng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1983
11. Nguyễn Văn Dung (1997), Vấn đề phát triển vốn từ ngữ cho học sinh phổ thông THCS, Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề phát triển vốn từ ngữ cho học sinh phổ thông THCS
Tác giả: Nguyễn Văn Dung
Năm: 1997
12. Hữu Đạt (1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ Việt Nam
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996
13. Dương Kì Đức, Nguyễn Văn Dựng, Vũ Quang Hào (1988), Từ điển trái nghĩa, Nxb Đại học và Giáo dục Chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển trái nghĩa
Tác giả: Dương Kì Đức, Nguyễn Văn Dựng, Vũ Quang Hào
Nhà XB: Nxb Đại học và Giáo dục Chuyên nghiệp
Năm: 1988
14. Nguyễn Thiện Giáp (1978), Từ vựng tiếng Việt, Nxb trường Đại học Tổng hợp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb trường Đại học Tổng hợp Hà Nội
Năm: 1978
15. Nguyễn Thiện Giáp (1985), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng học tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1985
16. Phạm Minh Hạc (2003), Một số gợi ý về đổi mới phương pháp dạy học dưới góc độ Tâm lí học, Tạp chí Giáo dục, (số 59) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số gợi ý về đổi mới phương pháp dạy học dưới góc độ Tâm lí học
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Năm: 2003
17. Hoàng Văn Hành chủ biên (1994), Từ điển Từ láy Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Từ láy Tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Văn Hành chủ biên
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1994
18. Hồ Lê (1976), Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Hồ Lê
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1976
19. Hồ Lê, Trần Thị Ngọc Lang, Tô Đình Nghĩa (2005), Lỗi từ vựng và cách khắc phục, Nxb Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lỗi từ vựng và cách khắc phục
Tác giả: Hồ Lê, Trần Thị Ngọc Lang, Tô Đình Nghĩa
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2005
20. Hội Ngôn ngữ học Hà Nội (2001), Hà Nội- Những vấn đề ngôn ngữ văn hoá, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Nội- Những vấn đề ngôn ngữ văn hoá
Tác giả: Hội Ngôn ngữ học Hà Nội
Nhà XB: Nxb Văn hoá Thông tin
Năm: 2001

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG TỔNG HỢP VỀ TỪ - VẤN ĐỀPHÁT TRIỂN VỐN TỪVỰNG  CHO HỌC SINH LỚP 9 - THCS (TRƯỜNG HỢP TỈNH TÂY NINH)
BẢNG TỔNG HỢP VỀ TỪ (Trang 22)
BẢNG TỔNG HỢP VỀ TỪ - VẤN ĐỀPHÁT TRIỂN VỐN TỪVỰNG  CHO HỌC SINH LỚP 9 - THCS (TRƯỜNG HỢP TỈNH TÂY NINH)
BẢNG TỔNG HỢP VỀ TỪ (Trang 22)
Bảng 1.1. So sánh các sắp xếp về từ của hai chương trình giáo dục - VẤN ĐỀPHÁT TRIỂN VỐN TỪVỰNG  CHO HỌC SINH LỚP 9 - THCS (TRƯỜNG HỢP TỈNH TÂY NINH)
Bảng 1.1. So sánh các sắp xếp về từ của hai chương trình giáo dục (Trang 45)
Bảng 1.1. So sánh các sắp xếp về từ của hai chương trình giáo dục - VẤN ĐỀPHÁT TRIỂN VỐN TỪVỰNG  CHO HỌC SINH LỚP 9 - THCS (TRƯỜNG HỢP TỈNH TÂY NINH)
Bảng 1.1. So sánh các sắp xếp về từ của hai chương trình giáo dục (Trang 45)
Việc học những hiện tượng này qua hình thức liệt kê để so sánh đơn giản sẽ - VẤN ĐỀPHÁT TRIỂN VỐN TỪVỰNG  CHO HỌC SINH LỚP 9 - THCS (TRƯỜNG HỢP TỈNH TÂY NINH)
i ệc học những hiện tượng này qua hình thức liệt kê để so sánh đơn giản sẽ (Trang 49)
Sơ đồ 1.2. Hoạt động giao tiếp của học sinh tại trường học - VẤN ĐỀPHÁT TRIỂN VỐN TỪVỰNG  CHO HỌC SINH LỚP 9 - THCS (TRƯỜNG HỢP TỈNH TÂY NINH)
Sơ đồ 1.2. Hoạt động giao tiếp của học sinh tại trường học (Trang 50)
sinh hình thành và rèn luyện tốt khả năng tư duy, năng lực sử dụng tiếngViệt trong học tập cũng như trong đời sống...” [43, tr.37] - VẤN ĐỀPHÁT TRIỂN VỐN TỪVỰNG  CHO HỌC SINH LỚP 9 - THCS (TRƯỜNG HỢP TỈNH TÂY NINH)
sinh hình thành và rèn luyện tốt khả năng tư duy, năng lực sử dụng tiếngViệt trong học tập cũng như trong đời sống...” [43, tr.37] (Trang 59)
Bảng 1.2. Thống kê số tiết môn ngữ văn - VẤN ĐỀPHÁT TRIỂN VỐN TỪVỰNG  CHO HỌC SINH LỚP 9 - THCS (TRƯỜNG HỢP TỈNH TÂY NINH)
Bảng 1.2. Thống kê số tiết môn ngữ văn (Trang 59)
Bảng 1.3. Thống kê số tiết của mỗi khối lớp trong năm học - VẤN ĐỀPHÁT TRIỂN VỐN TỪVỰNG  CHO HỌC SINH LỚP 9 - THCS (TRƯỜNG HỢP TỈNH TÂY NINH)
Bảng 1.3. Thống kê số tiết của mỗi khối lớp trong năm học (Trang 60)
Bảng 1.3. Thống kê số tiết của mỗi khối lớp trong năm học - VẤN ĐỀPHÁT TRIỂN VỐN TỪVỰNG  CHO HỌC SINH LỚP 9 - THCS (TRƯỜNG HỢP TỈNH TÂY NINH)
Bảng 1.3. Thống kê số tiết của mỗi khối lớp trong năm học (Trang 60)
KHẢO SÁT SỰ SỬ DỤNG TỪ NGỮ CỦA HỌC SINH LỚP 9 – THCS  - VẤN ĐỀPHÁT TRIỂN VỐN TỪVỰNG  CHO HỌC SINH LỚP 9 - THCS (TRƯỜNG HỢP TỈNH TÂY NINH)
9 – THCS (Trang 67)
Bảng 2.1. Thống kê số trường THCS được khảo sát - VẤN ĐỀPHÁT TRIỂN VỐN TỪVỰNG  CHO HỌC SINH LỚP 9 - THCS (TRƯỜNG HỢP TỈNH TÂY NINH)
Bảng 2.1. Thống kê số trường THCS được khảo sát (Trang 67)
Bảng 2.1. Thống kê số trường THCS được khảo sát - VẤN ĐỀPHÁT TRIỂN VỐN TỪVỰNG  CHO HỌC SINH LỚP 9 - THCS (TRƯỜNG HỢP TỈNH TÂY NINH)
Bảng 2.1. Thống kê số trường THCS được khảo sát (Trang 67)
2.2. Bảng tổng hợp số lỗi về từ vựng - VẤN ĐỀPHÁT TRIỂN VỐN TỪVỰNG  CHO HỌC SINH LỚP 9 - THCS (TRƯỜNG HỢP TỈNH TÂY NINH)
2.2. Bảng tổng hợp số lỗi về từ vựng (Trang 68)
Bảng 2.2: Tổng hợp số lỗi về từ vựng - VẤN ĐỀPHÁT TRIỂN VỐN TỪVỰNG  CHO HỌC SINH LỚP 9 - THCS (TRƯỜNG HỢP TỈNH TÂY NINH)
Bảng 2.2 Tổng hợp số lỗi về từ vựng (Trang 68)
BẢNG SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THỤĐỘNG PHÁP DẠY HỌC THỤĐỘNG  - VẤN ĐỀPHÁT TRIỂN VỐN TỪVỰNG  CHO HỌC SINH LỚP 9 - THCS (TRƯỜNG HỢP TỈNH TÂY NINH)
BẢNG SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THỤĐỘNG PHÁP DẠY HỌC THỤĐỘNG (Trang 101)
BẢNG SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀ PHƯƠNG  PHÁP DẠY HỌC THỤ ĐỘNG - VẤN ĐỀPHÁT TRIỂN VỐN TỪVỰNG  CHO HỌC SINH LỚP 9 - THCS (TRƯỜNG HỢP TỈNH TÂY NINH)
BẢNG SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THỤ ĐỘNG (Trang 101)
- Hình thức dạy học đơn điệu, không tích hợp được nhiề u hình  thức;  - VẤN ĐỀPHÁT TRIỂN VỐN TỪVỰNG  CHO HỌC SINH LỚP 9 - THCS (TRƯỜNG HỢP TỈNH TÂY NINH)
Hình th ức dạy học đơn điệu, không tích hợp được nhiề u hình thức; (Trang 102)
BẢNG THỐNG KÊ SỐ TIẾT VỀ TỪ VỰNG THCS - VẤN ĐỀPHÁT TRIỂN VỐN TỪVỰNG  CHO HỌC SINH LỚP 9 - THCS (TRƯỜNG HỢP TỈNH TÂY NINH)
BẢNG THỐNG KÊ SỐ TIẾT VỀ TỪ VỰNG THCS (Trang 132)
BẢNG THỐNG KÊ SỐ TIẾT VỀ TỪ VỰNG THCS - VẤN ĐỀPHÁT TRIỂN VỐN TỪVỰNG  CHO HỌC SINH LỚP 9 - THCS (TRƯỜNG HỢP TỈNH TÂY NINH)
BẢNG THỐNG KÊ SỐ TIẾT VỀ TỪ VỰNG THCS (Trang 132)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w