Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 91 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
91
Dung lượng
736,71 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HOÀNG THỊ MINH KHUÊ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH T Ế Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HOÀNG THỊ MINH KHUÊ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài Chính - Ngân hàng Mã s LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH T Ế NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. ĐOÀN ĐỈNH LAM Thành Phố Hồ Chí Minh - Năm 2012 ố : 60340201 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam ñoan nội dung luận văn “Giải pháp hạn chế rủi ro thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của tôi. Số liệu và thông tin trong luận văn là trung thực và ñược sử dụng từ các nguồn ñáng tin cậy. Tp. HCM, ngày 20 tháng 12 năm 2012 Ng ườ i th ự c hi ệ n lu ậ n v ă n HOÀNG THỊ MINH KHUÊ MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 3 1.1 Phương thức tín dụng chứng từ 3 1.1.1 Khái niệm 3 1.1.2 Đặc ñiểm của giao dịch tín dụng chứng từ 4 1.1.3 Nội dung L/C 5 1.1.4 Các bên tham gia giao dịch TDCT 5 1.1.5 Quy trình nghiệp vụ 8 1.1.6 Phân loại các hình thức TDCT 11 1.2 Các loại rủi ro trong thanh toán TDCT 13 1.2.1 Rủi ro quốc gia, rủi ro chính trị pháp lý 14 1.2.2 Rủi ro về quản lý ngoại hối 14 1.2.3 Rủi ro tác nghiệp 15 1.2.4 Rủi ro ñối tác 15 1.2.5 Rủi ro hối ñoái 15 1.3 Rủi ro ñối với các bên tham gia thanh toán TDCT 16 1.3.1 Ðối với ngân hàng phát hành 16 13.2 Đối với ngân hàng thông báo 17 1.3.3 Đối với ngân hàng chiết khấu L/C 18 1.3.4 Ðối với ngân hàng xác nhận 19 1.3.5 Đối với nhà nhập khẩu 19 1.3 6 Đối với nhà xuất khẩu 19 1.4 Nguyên nhân xảy ra rủi ro thanh toán ñối với ngân hàng 20 1.4.1 Nguyên nhân chủ quan 20 1.4.2 Nguyên nhân khách quan 21 1.5 Luật ñiều chỉnh của phương thức TDCT 21 1.5.1 Hệ thống pháp luật quốc tế 21 1.5.2 Hệ thống pháp luật quốc gia 23 1.5.3 Mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế 23 1.6 Tình huống kinh ñiển và bài học kinh nghiệm trong tranh chấp giữa các ngân hàng khi thanh toán TDCT 24 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM. 2.1 Tình hình TTQT theo phương thức TDCT tại các NHTM Việt Nam giai ñoạn 2007-2011 30 2.1.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu 30 2.1.2 Tình hình TTQT theo phương thức TDCT tại NHTM Việt Nam 31 2.1.3 Đánh giá hiệu quả hoạt ñộng thanh toán TDCT tại NHTM Việt Nam 33 2.2 Thực trạng rủi ro về thanh toán ñối với ngân hàng trong TDCT 34 2.2.1 Những rủi ro về thanh toán mà ngân hàng thường gặp 35 2.2.1.1 Rủi ro về tín dụng 35 2.2.1.2 Rủi ro về kỹ thuật 40 2.2.1.3 Rủi ro về thanh khoản 41 2.2.2 Nguyên nhân chính dẫn ñến rủi ro thanh toán tín dụng chứng từ 44 2.2.2.1 Sự vận dụng các quy tắc quốc tế trong ñánh giá bộ chứng từ 44 2.2.2.2 Về nguồn nhân lực 45 2.2.2.3 Công tác quản trị, ñiều hành 45 2.2.2.4 Năng lực quản trị rủi ro 46 2.2.2.5 Năng lực cạnh tranh của ngân hàng 46 2.2.2.6 Sự gian lận, lừa ñảo của nhà xuất nhập khẩu 46 2.2.2.7 Năng lực kinh doanh của khách hàng 48 2.2.2.8 Điều kiện kinh tế, môi trường bên ngoài 48 2.2.2.9 Môi trường pháp lý chưa ñầy ñủ, ñồng bộ và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế 49 2.3 Tình huống liên quan ñến trách nhiệm và rủi ro của ngân hàng trong tranh chấp thanh toán bằng TDCT 49 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 55 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM. 3.1 Định hướng hoạt ñộng TTQT theo phương thức TDCT ñối với các NHTM trong thời gian tới 56 3.1.1 Định hướng hoạt ñộng TTQT 56 3.1.2 Định hướng hoạt ñộng thanh toán bằng TDCT 58 3.2 Giải pháp hạn chế rủi ro thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT tại các NHTM Việt Nam 58 3.2.1 Các giải pháp về quy trình nghiệp vụ, tác nghiệp 58 3.2.2 Nhóm giải pháp liên quan con người 62 3.2.3 Nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng của ngân hàng 63 3.3 Một số kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong TTQT theo phương thức TDCT ñối với NHTM Việt nam 66 3.3.1 Kiến nghị với nhà nước 66 3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước 69 3.3.3 Kiến nghị với Bộ Công Thương 70 3.3.4 Kiến nghị với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu 70 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 75 KẾT LUẬN CHUNG 76 PHỤ LỤC 1 DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ Sơ ñồ 1.1 : Quy trình mở, thông báo và xác nhận L/C 8 Sơ ñồ 1.2 : Quy trình thanh toán theo L/C 9 HÌNH VẼ Hình 2.1 : Kim ngạch xuất nhập khẩu giai ñoạn 2007-2012 30 Hình 2.2 Tỷ lệ rủi ro trong quá trình tác nghiệp của các ngân hàng 35 Hình 2.3: Mức tăng/giảm bình quân tỷ giá USD/VND giai ñoạn 2007-2012 42 BẢNG BIỂU Bảng 2.1 : Kim ngạch thanh toán quốc tế của 5 NHTM giai ñoạn 2007-2011 33 Bảng 2.2 : Tỷ lệ thanh toán dùng L/C ở một số khu vực trên thế giới 34 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Cơ sở hình thành đề tài Các học giả tin rằng tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán cổ xưa, khởi nguồn từ thời Ai Cập cổ đại và Babylon, với hình thức khởi thủy là các thương phiếu. Lịch sử hình thành và phát triển của tín dụng chứng từ đi cùng với những bước thăng trầm của quá trình trao đổi buôn bán. Tín dụng chứng từ ra đời như một cứu cánh cho các lái buôn trên con đường kinh doanh đầy may rủi. Nhưng khi nhìn lại chặng đường phát triển của tín dụng chứng từ cho đến ngày hôm nay, có thể thấy rằng bản thân công cụ này cũng ngày càng trở nên phức tạp và chứa đựng không ít rủi ro. Làm sao để đưa công cụ này đáp ứng với kỳ vọng ban đầu của những người tạo ra nó, trong một môi trường kinh doanh đầy biến động không còn như xưa? Làm sao để ngân hàng hoàn thành tốt vai trò trung gian của mình, vừa mang lại lợi ích cho các bên, đồng thời, vừa bảo đảm lợi ích của bản thân? Đề tài được xây dựng nhằm đưa ra cái nhìn khái quát về những rủi ro mà ngân hàng phải đương đầu, tìm hiểu những nguyên nhân và đề ra những giải pháp thiết thực giúp các ngân hàng nắm vững và có thể hạn chế tối đa rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động và từ đó mang lại lợi ích cho chính mình, cho doanh nghiệp và cho đất nước. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Thứ nhất là phân tích tình hình thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, đi sâu mổ xẻ những rủi ro mà các ngân hàng đang và đã gặp phải khi tham gia thanh toán tín dụng chứng từ. Đặc biệt là rủi ro liên quan đến thanh toán liên ngân hàng. Thứ hai là tìm hiểu những nguyên nhân vì sao thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ, phương thức được mệnh danh là an toàn bậc nhất đối với các bên tham gia, lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Từ đó đề xuất một số giải pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro, nhằm hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ, trả nó về với đúng ý nghĩa ban đầu, là công cụ 2 thanh toán, không phải công cụ từ chối thanh toán như thực tiễn hoạt động này trong thời gian gần đây. 3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu của đề tài Phương pháp nghiên cứu: luận văn sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích các số liệu liên quan hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Ngoài ra, các phương pháp như so sánh, đối chiếu cũng được sử dụng nhằm tìm ra quy luật vận động của các yếu tố trong một giai đoạn cụ thể. Phạm vi nghiên cứu: hoạt động thanh toán quốc tế của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007-2011. 4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài nghiên cứu về bản chất những rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ, đặt trong bối cảnh hoạt động thực tiễn của ngân hàng thương mại Việt Nam, đi sâu vào phân tích nguyên nhân, để giúp cho ngân hàng hiểu rõ hơn về những rủi ro mà mình có thể gặp phải, từ đó có biện pháp thích hợp nhằm ngăn ngừa rủi ro, nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh toán quốc tế cho cả ngân hàng và doanh nghiệp. Bên cạnh đó đề xuất một số ý kiến với các Bộ ngành liên quan, nhằm tạo môi trường kinh tế lành mạnh, trang bị cho ngân hàng và doanh nghiệp những công cụ đủ mạnh để tự bảo vệ mình trong môi trường kinh doanh đầy bất ổn. 5. Kết cấu của luận văn Luận văn được chia thành 3 chương với nội dung cụ thể như sau: Chương 1: Lý luận chung về phương thức tín dụng chứng từ và rủi ro của ngân hàng trong phương thức tín dụng chứng từ Chương 2: Thực trạng rủi ro về thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM Việt Nam. 3 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 1.1 Phương thức tín dụng chứng từ Xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế đã mở ra cho nhân loại cánh cửa giao lưu đầy triển vọng, các nước đang xích lại gần nhau thông qua chiếc cầu nối thương mại quốc tế. Vượt qua không gian và thời gian, những luồng chu chuyển hàng hóa, dịch vụ và tiền tệ đã tạo ra sự gắn kết bền vững giữa cung và cầu ở những nước có trình độ kinh tế khác nhau và ngày càng trở nên phong phú, đa dạng kéo theo sự phức tạp ngày càng lớn trong mắt xích cuối cùng của quá trình trao đổi, thanh toán quốc tế. Điều đó đặt ra cho các ngân hàng thương mại phải phát triển các dịch vụ kinh tế đối ngoại một cách tương ứng, trong đó không thể không kể đến hoạt động thanh toán quốc tế với nhiều phương thức thanh toán đa dạng và phong phú. Trong các phương thức thanh toán này, tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất do những ưu việt của nó. Song tín dụng chứng từ không phải là nghiệp vụ đơn giản, trong thực tế công tác này đã gặp phải không ít những rủi ro gây thiệt hại cả về tài chính lẫn uy tín cho các ngân hàng thương mại cũng như các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp cần hiểu rõ đối tác về năng lực tài chính, tiểu sử về hoạt động sản xuất kinh doanh, lĩnh vực xuất nhập khẩu; khi ký hợp đồng phải chặt chẽ và tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn quốc tế, các nguồn luật cần tuân thủ để khi có xảy ra. 1.1.1 Khái niệm Theo ICC (2007, trang 10) “Tín dụng chứng từ (TDCT) là một sự thoả thuận bất kỳ, cho dù được mô tả hoặc gọi tên như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không huỷ ngang của ngân hàng phát hành về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp”. Đối với nhà xuất khẩu: được ngân hàng phát hành (NHPH) đảm bảo chắc chắn thanh toán nếu xuất trình bộ chứng từ phù hợp. [...]... ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng - Rủi ro từ người thụ hưởng L/C: thanh toán bằng TDCT chỉ dựa trên chứng từ, do đó, NHPH phải thực hiện thanh toán khi người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với L/C Trong trường hợp người thụ hưởng không giao hàng mà lại làm bộ chứng từ giả thì NHPH phải gánh chịu rủi ro thiệt hại toàn bộ trị giá bộ chứng từ - Rủi ro từ ngân hàng chiết khấu:... NHTM như: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, hoạt động TTQT chứa đựng một số rủi ro đặc thù sau đây: 14 1.2.1 Rủi ro quốc gia, rủi ro chính trị pháp lý: - Rủi ro quốc gia: là khả năng mà một quốc gia hoặc người đi vay của một quốc gia nhất định không muốn hoặc không thể thực hiện nghĩa vụ cam kết của mình với đối tác nước ngoài Rủi ro quốc gia... thông báo tín dụng và các sửa đổi mà không cam kết về thanh toán hoặc thương lượng thanh toán NHTB có thể sử dụng dịch vụ của một ngân hàng khác (NHTB thứ hai) để thông báo tín dụng và các sửa đổi cho người thụ hưởng Ngân hàng sử dụng dịch vụ của NHTB hoặc NHTB thứ hai để thông báo tín dụng thì cũng phải sử dụng các ngân hàng đó để thông báo các sửa đổi của tín dụng Ngân hàng xác nhận: Theo ICC (2007,... trị tại bất kỳ ngân hàng nào thì thông thường người thụ hưởng sẽ xuất trình chứng từ tại NHTB Nhưng đôi khi, L/C chỉ định một ngân hàng khác thanh toán bộ chứng từ, lúc này xuất hiện thêm ngân hàng trả tiền Ngân hàng trả tiền sau khi thanh toán bộ chứng từ hợp lệ, tuỳ theo chỉ thị của NHPH mà có thể đòi tiền NHPH hay một ngân hàng khác, gọi là ngân hàng hoàn trả Sự tham gia của số lượng các ngân hàng. .. giao hàng Quy trình thanh toán theo L/C Người mở/ nhà nhập khẩu 5 Người thụ hưởng/ nhà xuất khẩu Người bán giao hàng 6 Chứng từ 6 Chứng từ Thanh toán 7 Thanh toán 7 Thanh toán 7 Ngân hàng phát hành Ngân hàng thông báo/ xác nhận 6 Chứng từ Sơ đồ 1.2 Quy trình thanh toán theo L/C (5): Người bán giao hàng cho người mua (6): Thể hiện dòng lưu chuyển của bộ chứng từ Sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, ... ngân hàng: 6 Với điều kiện là các chứng từ quy định được xuất trình tới ngân hàng chỉ định hoặc tới NHPH và với điều kiện việc xuất trình là phù hợp, NHPH phải thanh toán nếu tín dụng có giá trị thanh toán NHPH bị ràng buộc không thể hủy bỏ đối với việc thanh toán kể từ khi ngân hàng đó phát hành tín dụng NHPH cam kết hoàn trả tiền cho một ngân hàng chỉ định mà ngân hàng này đã thanh toán hoặc đã thương. .. thương lượng thanh toán kể từ khi ngân hàng đó thực hiện xác nhận tín dụng 7 - NHXN cam kết hoàn trả tiền cho một ngân hàng chỉ định khác mà ngân hàng hàng này đã thanh toán hoặc đã thương lượng thanh toán cho một xuất trình phù hợp và đã chuyển giao các chứng từ cho NHXN” Trên thực tế, một ngân hàng chỉ đồng ý xác nhận L/C nếu nó cũng đồng thời là NHTB và chiết khấu bộ chứng từ Rủi ro của NHXN là... còn hạn chế trong việc nắm rõ thông tin về ngân hàng mở cũng như nhà nhập khẩu và thị trường nhập khẩu 1.4.2 Nguyên nhân khách quan - Các biến động về kinh tế chính trị (chiến tranh, bạo động, cấm vận,…) tại một quốc gia sẽ ảnh hưởng đến các cam kết thanh toán của ngân hàng mở trong phương thức tín dụng chứng từ - Các chính sách kinh tế của một quốc gia cũng ảnh hưởng rất nhiều; các quy định hạn chế. .. trở lại, ngân hàng không phải thanh toán hoặc thương lượng thanh toán cho các tín dụng đã hết hạn trong thời gian gián đoạn kinh doanh của ngân hàng Do đó, NHCK sẽ không thu hồi đuợc tiền từ NHPH khi gửi bộ chứng từ trong thời gian này - Rủi ro phát sinh từ người thụ hưởng: trong trường hợp L/C chiết khấu có truy đòi và NHCK đã thanh toán cho người thụ hưởng nhưng không thể đòi tiền NHPH/ ngân hàng hoàn... nhằm thực hiện chính sách phát triển kinh tế của quốc gia trong từng thời kỳ Những biện pháp này có thể tạo ra sự chậm trễ trong thanh toán, làm gia tăng chi phí và thời gian của các thương gia và nhà đầu tư quốc tế 15 1.2.3 Rủi ro tác nghiệp Rủi ro tác nghiệp là rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện nghiệp vụ Trong nghiệp vụ thanh toán tín dụng thư, rủi ro tác nghiệp xảy ra phần lớn là do trình . về phương thức tín dụng chứng từ và rủi ro của ngân hàng trong phương thức tín dụng chứng từ Chương 2: Thực trạng rủi ro về thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân. hàng thương mại Việt Nam. Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM Việt Nam. 3 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG. luận văn Giải pháp hạn chế rủi ro thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của tôi. Số liệu và thông tin trong luận