NGUYỄN KIM HUỆ PHÂN TÍCH LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ CỦA DỰ ÁN KHU XỬ LÝ BÙN TỪ CÁC NHÀ MÁY NƯỚC THỦ ĐỨC LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012... NGUYỄN TẤN BÌNH TP.Hồ Chí Minh– N
Trang 1NGUYỄN KIM HUỆ
PHÂN TÍCH LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ CỦA DỰ ÁN KHU XỬ LÝ BÙN TỪ CÁC NHÀ MÁY NƯỚC THỦ ĐỨC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN TẤN BÌNH
TP.Hồ Chí Minh– Năm 20
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
-
NGUYỄN KIM HUỆ
PHÂN TÍCH LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ CỦA DỰ ÁN KHU XỬ LÝ BÙN TỪ CÁC NHÀ MÁY NƯỚC THỦ ĐỨC
Chuyên ngành: Chính sách công
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 GS TS DAVID O.DAPICE
2 ThS NGUYỄN XUÂN THÀNH
TP.Hồ Chí Minh– Năm 2012
Trang 3LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 8 năm 2012
Tác giả luận văn
Nguyễn Kim Huệ
Trang 4LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt khoá học này
Tôi xin trân trọng cảm ơn Thầy Nguyễn Xuân Thành và Thầy David O.Dapice đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn này
Xin cảm ơn các anh chị công tác tại Nhà máy nước Thủ Đức và Nhà máy nước BOO Thủ Đức
đã hỗ trợ, cung cấp số liệu dự án để tôi thực hiện luận văn này
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các anh, chị học viên MPP3 vì những hỗ trợ trong quá trình học
Trân trọng cảm ơn
Trang 5TÓM TẮT LUẬN VĂN Hiện nay bùn thải từ các Nhà máy cấp nước tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn hàng ngày được
xả thải trực tiếp ra môi trường mà không qua một quy trình xử lý nào Trước tình hình đó, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã giao cho Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn tiến hành nghiên cứu, đề xuất xây dựng Khu Xử lý bùn từ các Nhà máy nước Thủ Đức, cụm nhà máy có quy mô công suất lớn nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tổng mức đầu tư của dự án là 27.523.691 USD, trong đó 90% dự kiến được vay từ nguồn vốn ODA và 10% còn lại vay từ nguồn vốn Chính phủ
Kết quả phân tích tài chính dự án, đơn giá xử lý bùn có thể được áp dụng là 199,08 USD/tấn bùn khô Với đơn giá xử lý này, NPV tài chính bằng 0 Tuy nhiên, để tạo động cơ cho SAWACO đầu tư dự án, đơn giá xử lý bùn đề xuất là 214 USD/tấn bùn khô, với đơn giá này, xác suất để NPV tài chính dương là 70,34%, vững mạnh hơn về mặt tài chính
Kết quả phân tích kinh tế dự án cho kết quả NPV kinh tế bằng 0 tại đơn giá xử lý bùn kinh tế bằng 256,66 USD/tấn bùn khô, và mức đơn giá này là khả thi và phù hợp
Đề xuất triển khai dự án Cộng thêm một mức phụ thu bằng 425 VND/m3 vào giá nước sạch
để bù vào chi phí xử lý bùn, với mức đơn giá xử lý áp dung bằng 214 USD/tấn bùn khô
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC HÌNH VẼ viii
CHƯƠNG 1 1
GIỚI THIỆU 1
1.1 Bối cảnh nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.4 Cấu trúc của luận văn 2
CHƯƠNG 2 4
TỔNG QUAN DỰ ÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4
2.1 Giới thiệu dự án 4
2.1.1 Các thông tin cơ bản của dự án 4
2.1.2 Phạm vi dự án 6
2.1.3 Mục tiêu của dự án 8
2.1.4 Cấu trúc dự án 8
2.2 Khung phân tích 8
2.2.1 Phân tích tài chính 8
2.2.1 Phân tích kinh tế 10
2.3 Ước lượng khối lượng bùn thải từ các giai đoạn phát triển của các NMN Thủ Đức .12
2.3.1 Phương pháp ước lượng 12
2.3.2 Mô tả các số liệu 13
2.3.3 Kết quả ước lượng khối lượng bùn thải phát sinh 15
CHƯƠNG 3 17
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 17
3.1 Mô tả các thông số vĩ mô 17
3.1.1 Tỷ giá 17
3.1.2 Chỉ số lạm phát 17
3.2 Chi phí tài chính 17
3.2.1 Chi phí đầu tư 17
3.2.2 Chi phí vận hành 18
3.3 Cơ cấu vốn của dự án 18
3.4 Thuế 19
3.5 Doanh thu tài chính 19
3.6 Kết quả phân tích tài chính 19
3.7 Phân tích rủi ro 21
3.7.1 Phân tích độ nhạy đơn giá xử lý bùn 21
3.7.2 Phân tích độ nhạy chi phí đầu tư 22
3.7.3 Phân tích độ nhạy chi phí vận hành 22
3.7.4 Phân tích độ nhạy sản lượng bùn phát sinh 23
3.7.5 Phân tích độ nhạy tỷ lệ lạm phát 23
Trang 73.7.6 Phân tích kịch bản 24
3.7.7 Phân tích mô phỏng Monte Carlo 25
3.8 Kết luận về kết quả phân tích tài chính 26
CHƯƠNG 4 28
PHÂN TÍCH KINH TẾ DỰ ÁN 28
4.1 Mục tiêu phân tích kinh tế 28
4.2 Xác định tỷ giá hối đoái kinh tế 28
4.3 Xác định lợi ích kinh tế dự án 29
4.3.1 Nhận diện các lợi ích kinh tế 29
4.3.2 Ước lượng các lợi ích kinh tế 29
4.4 Xác định chi phí kinh tế dự án 32
4.4.1 Chi phí xây dựng 32
4.4.2 Chi phí thiết bị 32
4.4.3 Chi phí tư vấn xây dựng 34
4.4.4 Chi phí dự phòng 34
4.4.5 Chi phí vận hành 34
4.5 Một số thông số khác 35
4.5.1 Chỉ số lạm phát 35
4.5.2 Chi phí vốn kinh tế 35
4.5.3 Giá kinh tế của đất 35
4.6 Kết quả phân tích kinh tế dự án 35
4.7 Phân tích phân phối 36
4.8 Kết luận về kết quả phân tích 39
CHƯƠNG 5 41
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 41
5.1 Kết luận 41
5.2 Khuyến nghị chính sách 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
PHỤ LỤC 44
Trang 8DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADB : Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asian Development Bank)
CDM : Công ty Camp Dresser & McKee International Inc
DSCR : Hệ số an toàn trả nợ (Debt Service Converage Ratio)
FER : Tỷ giá hối đoái tài chính (Financial Exchange Rate)
IRR : Suất sinh lời nội tại (Internal Rate of Return)
NMN : Nhà máy nước
NPV : Giá trị hiện tại ròng (Net Present Value)
ODA : Viện trợ phát triển (Official Development Assistance)
PAC : Chất keo tụ (Poly Aluminium Chloride)
SAWACO : Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn
SER : Tỷ giá hối đoái kinh tế (Shadow Exchange Rate)
SS : Chất rắn lơ lửng (Suspended Solids)
UBND : Uỷ ban Nhân dân
USD : Đô la Mỹ (United States Dollar)
VAT : Thuế Giá trị gia tăng
VND : Việt Nam đồng
WACC : Chi phí vốn bình quân trọng số (Weighted Average Cost of Capital)
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Công suất cấp nước của các NMN Thủ Đức, m3/ngày 7
Bảng 2.2 Mô tả các hạng mục lợi ích và chi phí tài chính 9
Bảng 2.3 Mô tả các hạng mục lợi ích kinh tế và chi phí kinh tế 11
Bảng 2.4 Lưu lượng nước thô các NMN Thủ Đức, m3/ngày……… 13
Bảng 2.5 Liều lượng PAC sử dụng tại các NMN Thủ Đức 14
Bảng 2.6 Nồng độ SS trong nước thô các NMN Thủ Đức, mg/l 14
Bảng 2.7 Ước lượng khối lượng bùn thải phát sinh từ các NMN Thủ Đức 15
Bảng 3.1 Các hạng mục đầu tư của dự án, USD 18
Bảng 3.2 Chi phí vận hành của dự án 18
Bảng 3.3 Thông tin các khoản vay của dự án 19
Bảng 3.4 Tiến độ giải ngân vốn dự án 19
Bảng 3.5 Ngân lưu tài chính của dự án, USD 20
Bảng 3.6 Kết quả phân tích độ nhạy đơn giá xử lý bùn thải tài chính 21
Bảng 3.7 Kết quả phân tích độ nhạy chi phí đầu tư tài chính 22
Bảng 3.8 Kết quả phân tích độ nhạy chi phí vận hành 23
Bảng 3.9 Kết quả phân tích độ nhạy thay đổi lượng bùn phát sinh 23
Bảng 3.10 Kết quả phân tích kịch bản tỷ lệ lạm phát USD 24
Bảng 3.11 Kết quả phân tích kịch bản tài chính 24
Bảng 4.1 Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo nghị định 04/2007/NĐ-CP 30 Bảng 4.2 Tóm tắt mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải 30
Bảng 4.3 Thông số kỹ thuật máy bơm tại trạm bơm Hoá An 32
Bảng 4.4 Hệ số chuyển đổi và tỷ phần ngoại thương 33
Bảng 4.5 Kết quả phân tích kinh tế dự án, USD 36
Bảng 4.6 Kết quả phân tích phân phối, USD 38
Bảng 4.7 Tóm tắt lợi ích và thiệt hại các nhóm đối tượng, USD 39
Trang 10DANH MỤC HÌNH VẼHình 2.1 Sơ đồ vị trí Khu Xử lý bùn 4 Hình 2.2 Mô hình công nghệ của dự án 5 Hình 3.1 Kết quả chạy mô phỏng NPV theo quan điểm tài chính 25 Hình 3.2 Kết quả chạy mô phỏng NPV theo quan điểm tài chính ở đơn giá xử lý 214
USD/tấn bùn khô 26
Trang 11CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 Bối cảnh nghiên cứu
Bùn thải phát sinh từ quá trình xử lý nước cấp là một vấn đề môi trường mà các nhà máy cấp nước đang phải đối mặt Bùn thải từ các nhà máy nước (NMN) hiện nay đều không được xử lý
mà xả thải trực tiếp ra môi trường, mang đến nguy cơ cao gây ô nhiễm nguồn nước
Các NMN Thủ Đức là những nhà máy có công suất lớn nhất trong hệ thống các nhà máy cấp nước phục vụ cho khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) Hiện nay, bùn thải từ các nhà máy này được xả thẳng ra sông Đồng Nai Và lượng bùn thải từ các NMN gia tăng theo kế hoạch mở rộng và đầu tư mới các nhà máy cấp nước Khối lượng bùn thải trung bình từ các NMN Thủ Đức đến năm 2025 có thể đạt mức 117.364 tấn bùn khô/năm Bản thân bùn thải chứa nhiều thành phần chất ô nhiễm như các kim loại nặng As, Pb, Zn, Fe…; do đó một khối lượng bùn thải lớn như trên sẽ là những nguồn gây ô nhiễm đến môi trường tiếp nhận
Nhận thấy nguy cơ gây ô nhiễm cao, UBND Tp.HCM đã giao cho Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO), phối hợp với đơn vị tư vấn là Công ty Camp Dresser & McKee International Inc (CDM) nghiên cứu dự án Khu Xử lý bùn từ Các Nhà máy nước Thủ Đức, trong luận văn này được gọi là Khu Xử lý bùn Hiện nay dự án đang trong quá trình hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi để trình các Cơ quan chức năng thẩm định và phê duyệt
Tuy nhiên, với bối cảnh chính sách hiện nay, dự án sẽ có thể đối mặt với các khó khăn sau đây:
Thứ nhất là khó khăn về khía cạnh tài chính Vì xử lý bùn thải từ NMN là một vấn đề hoàn toàn mới ở Việt Nam, chưa có một mức giá xử lý để tham chiếu nên việc xác định mức giá hợp lý là một nhiệm vụ khó khăn cho dự án
Thứ hai, Việt Nam chưa có một văn bản pháp luật nào quy định liên quan đến bùn thải
và quản lý bùn thải từ các NMN Cho đến thời điểm hiện tại 06/2012, bùn thải từ các NMN Thủ Đức không nằm trong diện cần phải được xử lý trước khi thải bỏ ra môi trường theo quy định của Pháp luật Việt Nam Đồng thời, việc xả bỏ bùn thải từ các NMN cũng chưa phải
Trang 12đóng phí bảo vệ môi trường; các NMN chưa phải chịu một sức ép nào về mặt pháp luật cũng như tài chính để phải xử lý bùn thải
Với những khó khăn trên, vấn đề đặt ra là nên áp dụng đơn giá xử lý bùn thải bao nhiêu là phù hợp và để dự án sớm được triển khai, mang lại những ngoại tác tích cực cho môi trường và cộng đồng
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn được thực hiện nhằm bổ sung các cơ sở thông tin, hỗ trợ cho chủ đầu tư trước khi đưa ra quyết định triển khai dự án
Khía cạnh tài chính của dự án sẽ được xem xét thông qua việc xác định mức giá xử lý phù hợp cho dự án
Dự án sẽ được xem xét trên cơ sở phân tích lợi ích và chi phí, đánh giá tính hiệu quả
mà dự án mang lại cho toàn nền kinh tế
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn hướng đến trả lời các câu hỏi:
(1) Căn cứ vào phân tích khả thi tài chính thì đơn giá xử lý bùn bằng bao nhiêu để SAWACO sẵn sàng đầu tư cho hoạt động xử lý bùn?
(2) Căn cứ vào phân tích khả thi kinh tế, thì mức đơn giá xử lý bùn kinh tế mà tại đó NPV kinh tế bằng 0 có khả thi và phù hợp?
1.4 Cấu trúc của luận văn
Luận văn bao gồm 06 chương với bố cục như sau:
Chương 1 Giới thiệu
Giới thiệu một cách cơ bản bối cảnh nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu của luận văn Trên cơ sở
đó xác định câu hỏi nghiên cứu cần phải trả lời, cũng như cấu trúc của luận văn để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu trên
Chương 2 Tổng quan Dự án và Phương pháp luận
Mô tả các thông tin cơ bản của dự án cũng như thực trạng xử lý bùn thải từ các NMN Thủ Đức Ước lượng khối lượng bùn thải trong tương lai Trình bày khung phân tích cho luận văn Chương 3 Phân tích tài chính,
Trang 13Tiến hành xác định các lợi ích và chi phí trên quan điểm tài chính của dự án Lập dòng ngân lưu và tiến hành phân tích độ nhạy, rủi ro
Xác định đơn giá xử lý bùn
Chương 4 Phân tích kinh tế
Tiến hành xác định các lợi ích và chi phí trên quan điểm nền kinh tế của dự án Lập dòng ngân lưu và tiến hành phân tích rủi ro, phân tích độ nhạy
Xác định đơn giá xử lý bùn kinh tế Phân tích và đánh giá tính khả thi của đơn giá vừa xác định được
Chương 5 Kết luận và Khuyến nghị chính sách
Trên cơ sở các kết quả đã phân tích, luận văn đưa ra các đề xuất chính sách, hỗ trợ cho các quyết định về triển khai dự án của Chủ đầu tư
Trang 14CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN DỰ ÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN Chương 2 mô tả các thông tin cơ bản của dự án cũng như thực trạng xử lý bùn thải từ các NMN Thủ Đức Khung phân tích áp dụng cho luận văn cũng được đề cập trong chương này 2.1 Giới thiệu dự án
2.1.1 Các thông tin cơ bản của dự án
Chủ đầu tư dự án: SAWACO là chủ đầu tư của dự án SAWACO hiện cung cấp nước sạch cho hơn 7 triệu người dân của Tp.HCM, với 4 nhà máy hiện hữu và các nhà máy nước sắp được xây dựng và kết nối vào hệ thống
Vị trí triển khai dự án: Khu Xử lý bùn sẽ được xây dựng trên một khu đất trống được UBND Tp.HCM bàn giao cho các NMN Thủ Đức phục vụ cho Dự án Khu đất này cách NMN khoảng 400m về hướng Đông Bắc (Hình 2.1)
Trang 15 Công nghệ của dự án: Bùn thải phát sinh từ bể lắng và bể lọc của các NMN sẽ được thu gom về bể điều hoà để đi đến các khâu xử lý tiếp theo với mục tiêu là loại bỏ lượng nước
dư thừa trong bùn Công nghệ được chọn bao gồm 2 quy trình diễn ra nối tiếp nhau là cô đặc trọng lực và lọc ép băng chuyền Bể cô đặc trọng lực vận hành giống bể lắng, tại đây bùn lắng xuống đáy do trọng lực và nước được tách chảy ra máng tràn Bùn có thể được cô đặc từ nồng
độ chất rắn 3% lên đến 30% Bùn sau cô đặc được đưa tới máy lọc ép băng chuyền, và được tháo nước liên tục khi bị ép dưới áp lực của các bánh lăn Bánh bùn được tách nước có thể đạt nồng độ chất rắn từ 60% - 80% Mô hình công nghệ dự án thể hiện như Hình 2.2
Hình 2.2 Mô hình công nghệ của dự án
Nguồn: Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn, Tổ chức Thương mại và Phát triển Hoa Kỳ (2011), Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cho Khu Xử lý bùn từ các Nhà máy Xử lý nước
Chi phí đầu tư: Chi phí đầu tư theo giá năm 2011 cho dự án là 27.523.691 USD
Trang 16 Tiến độ triển khai dự án: Dự án Khu Xử lý bùn sẽ được phân kỳ thực hiện trong hai giai đoạn:
* Phân kỳ thứ nhất, từ tháng 01/2014 đến tháng 01/2018: Xây dựng các khu chức năng xử
lý bùn cho NMN Thủ Đức giai đoạn 1, 2, 3&4 Xử lý một lượng bùn với tổng khối lượng khoảng 98.089 kg bùn khô/ngày
* Phân kỳ thứ hai, từ tháng 01/2022 đến tháng 01/2025: Xây dựng các khu chức năng xử
lý bùn cho NMN Thủ Đức giai đoạn 5, xử lý thêm một lượng bùn khoảng 19.275 kg bùn khô/ngày
2.1.2 Phạm vi dự án
Khu Xử lý bùn được triển khai nhằm xử lý bùn thải từ hai NMN hiện hữu là NMN Thủ Đức (giai đoạn 1), NMN BOO Thủ Đức (giai đoạn 2) và cho các giai đoạn mở rộng, nâng cấp các NMN sau đó (giai đoạn 3, 4, 5)
Phạm vi của dự án hiện tại chỉ dừng đến công đoạn loại bỏ nước khỏi bùn thải, các phương án tận dụng hoặc thải bỏ bánh bùn sau khi loại nước sẽ được đề cập ở các nghiên cứu sau
2.1.2.1 Nhà máy nước Thủ Đức
NMN Thủ Đức thuộc quyền quản lý của SAWACO, được đầu tư xây dựng vào năm 1974 Năm 1995, công suất của NMN được nâng lên 650.000 m3/ngày, và đến năm 2004 được Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ cho dự án cải tạo, nâng cấp tăng công suất lên 750.000
m3/ngày như hiện nay
Vị trí: NMN Thủ Đức đặt tại phường Linh Trung, Thủ Đức, cách trung tâm Tp.HCM khoảng 16 km về hướng Đông Bắc
Nguồn nước thô: Nguồn nước thô được lấy từ sông Đồng Nai, từ trạm bơm Hoá An trên sông Đồng Nai, cách NMN khoảng 12 km
Hệ thống xử lý bùn hiện hữu: Các bể lắng hiện hữu của NMN Thủ Đức có đáy bằng và không có thiết bị cào bùn Thông thường, bùn lắng sẽ được xả bỏ khi lớp bùn cao cách mặt nước khoảng 2m, chảy vào một cửa cống và từ đó chảy ra ngoài khu vực Nhà máy, tới một nhánh của Suối Cái, cuối cùng chảy tới khu vực hạ nguồn sông Đồng Nai, tại Quận 9, Tp.HCM
Trang 172.1.2.2 Nhà máy nước BOO Thủ Đức
Khởi công xây dựng vào năm 2006 và bắt đầu vận hành từ ngày 30/4/2009 với công suất thiết
kế 300.000 m3/ngày NMN BOO Thủ Đức thuộc quản lý của liên doanh gồm 6 Nhà đầu tư: Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Tp.HCM, Tổng Công ty Xây dựng số 1, Quỹ Đầu
tư Phát triển Đô thị Tp.HCM, Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh, Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức và Công ty Cổ phần Nước và Môi trường
Vị trí: NMN BOO Thủ Đức nằm giáp với NMN Thủ Đức về hướng Bắc, thuộc địa phận phường Linh Trung, quận Thủ Đức
Nguồn nước thô: nước thô được bơm từ sông Đồng Nai, tại trạm bơm Hoá An, cách NMN khoảng 12 km
Hệ thống xử lý bùn hiện hữu: Các bể lắng của NMN BOO Thủ Đức được trang bị hệ thống cào bùn tự động nên cách 3 giờ, bùn thải sẽ được tự động thải bỏ ra mương dẫn về bể lưu trữ bùn Tại bể lưu trữ bùn có bố trí 2 hệ thống bơm chìm với các sensor tự động, sẽ tự động bơm bùn vào đường ống xả vào cùng cửa cống đổ ra Suối Cái của NMN Thủ Đức 2.1.2.3 Các dự án mở rộng NMN Thủ Đức
Theo Dự thảo Quy hoạch Tổng thể Hệ thống Cấp nước của Tp.HCM đến năm 2025, Dự án NMN Thủ Đức sẽ được mở rộng trong năm 2012, còn gọi là giai đoạn 3; và năm 2016 hay còn gọi là giai đoạn 4 Mỗi giai đoạn mở rộng sẽ tăng công suất cấp nước thêm 300.000 m3/ngày Đến năm 2022, NMN Thủ Đức tiến hành mở rộng giai đoạn 5, tăng công suất thêm 300.000
m3/ngày Quy mô công suất cấp nước của các NMN Thủ Đức sau các giai đoạn mở rộng được thể hiện ở Bảng 2.1
Bảng 2.1 Công suất cấp nước của các NMN Thủ Đức, m3/ngày
NMN giai đoạn 1 (NMN Thủ Đức) 750.000 750.000 750.000 NMN giai đoạn 2 (BOO Thủ Đức) 300.000 300.000 300.000
Trang 18Theo như Bảng 2.1, đến năm 2025, công suất cấp nước của các NMN Thủ Đức xấp xỉ gấp 2 lần so với công suất cấp nước hiện nay
Về công nghệ xử lý, các giai đoạn 3,4,5 đều sử dụng công nghệ giống với công nghệ đang được áp dụng tại NMN BOO Thủ Đức
2.1.3 Mục tiêu của dự án
Dự án Khu xử lý bùn được đề xuất với hoạt động trực tiếp là xử lý và thải bỏ bùn thải từ các NMN Thủ Đức một cách hiệu quả và kinh tế nhất, giúp cải thiện điều kiện sức khoẻ cộng đồng và vệ sinh môi trường đô thị của Tp.HCM và lưu vực sông Đồng Nai
2.1.4 Cấu trúc dự án
Dự án Khu Xử lý bùn từ các NMN Thủ Đức là một dự án thành phần trong tổng thể Dự án Khu Xử lý bùn từ các Nhà máy Xử lý nước, xử lý bùn cho 3 trong số các nhà máy cấp nước cho SAWACO là: các NMN Thủ Đức, NMN Tân Hiệp và NMN Kênh Đông
Về cơ chế quản lý dự án, UBND Tp.HCM giao cho SAWACO trực tiếp chịu trách nhiệm đề xuất, triển khai và vận hành dự án
Về cơ chế huy động vốn cho dự án, SAWACO tìm kiếm các nguồn tài trợ từ vốn ODA, dự định sẽ vay 90% từ nguồn vốn ODA; 10% còn lại sẽ được tài trợ từ nguồn vốn vay của Chính phủ
Ngày 15/03/2012, SAWACO đã ký bản ghi nhớ với công ty Balteau BAM của Bỉ để công ty này làm đơn vị trung gian đứng ra làm thủ tục vay vốn ODA từ Chính phủ Bỉ tài trợ cho phần thiết bị của dự án Khu Xử lý bùn từ các Nhà máy Xử lý nước Và hiện nay, SAWACO đang tiếp tục thực hiện các thủ tục để xin vay phần vốn còn lại từ ADB (Nguồn:
http://cafef.vn/2012031609047690ca33/gan-50-trieu-do-la-xu-ly-bun-cac-nha-may-nuoc.chn , truy cập ngày 20/04/2012)
Trang 19tăng thêm của giá nước sạch do chi phí xử lý bùn sẽ vẫn đảm bảo trong khả năng chi trả của người tiêu dùng
Bảng 2.2 Mô tả các hạng mục lợi ích và chi phí tài chính
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Chi phí đầu tư
o Chi phí xây dựng
o Chi phí thiết bị
o Chi phí tư vấn
o Chi phí dự phòng
Ngân lưu tài chính ròng = Lợi ích – chi phí
NPV = Chiết khấu dòng ngân lưu tài chính ròng theo Chi phí vốn bình quân trọng số WACC
Phân tích tài chính sẽ sử dụng hai tiêu chí là NPV tài chính và IRR tài chính để đánh giá NPV (Net Present Value) chính là giá trị hiện tại của ngân lưu ròng, giá trị này được xác định bằng giá trị hiện tại của ngân lưu vào trừ giá trị hiện tại của ngân lưu ra theo một suất chiết khấu thích hợp Vì dòng ngân lưu thể hiện chi phí/lợi ích tại các thời điểm khác nhau trong suốt vòng đời của dự án nên các dòng ngân lưu sẽ được chiết khấu về cùng một thời điểm để làm cơ sở xác định được giá trị lợi ích ròng của dự án
IRR (Internal Rate of Return) là suất chiết khấu làm cho NPV của dự án bằng 0 IRR cũng là một tiêu chí thẩm định dự án và nó cùng với NPV là hai cơ sở để ra quyết định
Hai tiêu chí này được xác định bởi các công thức sau đây:
Trang 20Bi: lợi ích tài chính ở năm thứ i
Ci: chi phí tài chính ở năm thứ i
rf: suất chiết khấu
n: số năm dự án
Bên cạnh đó, hệ số an toàn trả nợ (Debt Service Converage Ratio, DSCR) cũng là một tiêu chí
để đánh giá khả năng trả nợ của dự án DSCR hàng năm được xác định bằng khoản tiền mặt sẵn có để trả nợ chia cho ngân lưu trả nợ của năm đó DSCR nhỏ hơn 1 thì dự án không tạo đủ ngân lưu để trả nợ
Suất chiết khấu được sử dụng cho phân tích tài chính là chi phí vốn bình quân trọng số (Weighted Average, Cost of Capital_ WACC) Vì dự án đặc thù 100% là vốn vay, nên chi phí vốn bình quân trọng số chính bằng suất chiết khấu của dòng ngân lưu nợ vay hợp nhất; đồng thời, luận văn chỉ phân tích các dòng ngân lưu trên quan điểm tổng đầu tư
2.2.1 Phân tích kinh tế
Phân tích kinh tế tiến hành đánh giá dự án trên quan điểm của cả nền kinh tế, xác định lợi ích ròng mà dự án mang lại cho nền kinh tế Các lợi ích ròng được đo lường bằng cách so sánh giữa kịch bản có và không có dự án
Đơn giá xử lý bùn kinh tế sẽ được xác định trên cơ sở sao cho NPV kinh tế bằng 0
Các lợi ích kinh tế sẽ được ước lượng cho mức giảm chi phí vận hành từ tuần hoàn và tận dụng một lượng nước đáng kể từ dự án cho hệ thống xử lý nước cấp Bên cạnh đó, lợi ích kinh
tế còn từ mức giảm thiệt hại do ô nhiễm nguồn nước khi có dự án so với trường hợp không có
dự án Và lợi ích kinh tế từ việc giảm tình trạng bồi lắng dòng sông
Chi phí kinh tế sẽ được tính từ việc chuyển đổi chi phí tài chính của đầu tư cố định và chi phí tài chính vận hành, bảo trì
Trang 21Bảng 2.3 Mô tả các hạng mục lợi ích kinh tế và chi phí kinh tế
Doanh thu xử lý bùn kinh tế
Các hạng mục lợi ích kinh tế
+ Lợi ích từ giảm nguy cơ ô nhiễm nước sông
+ Lợi ích từ giảm tình trạng bồi lắng dòng sông
+ Lợi ích từ tiết kiệm chi phí khi thu hồi và tái sử dụng nước từ xử lý bùn thải
Các tiêu chuẩn đánh giá khía cạnh kinh tế như sau:
- Giá trị hiện tại ròng NPV
NPV kinh tế là tiêu chí cơ bản để đánh giá tính khả thi của dự án trên phương diện của toàn bộ nền kinh tế Một dự án được chấp thuận triển khai trên cơ sở NPV kinh tế phải không được âm khi chiết khấu với một suất chiết khấu thích hợp, chính là chi phí cơ hội kinh tế của vốn NPV kinh tế được xác định bằng công thức sau:
= (1 + )−Trong đó:
Trang 22NPVe: NPV kinh tế
Bi: lợi ích kinh tế ở năm thứ i
Ci: chi phí kinh tế ở năm thứ i
re: suất chiết khấu
n: số năm hoạt động của dự án
- Suất sinh lợi nội tại IRR
Xét trên khía cạnh của nền kinh tế, dự án khả thi khi IRR kinh tế lớn hơn chi phí cơ hội kinh tế của vốn
IRR kinh tế được xác định từ công thức tương quan sau:
= 0 = (1 +− )2.3 Ước lượng khối lượng bùn thải từ các giai đoạn phát triển của các NMN Thủ Đức 2.3.1 Phương pháp ước lượng
Khối lượng bùn thải phát sinh là thông số quan trọng, là cơ sở để tính toán, thiết kế qui mô công suất thiết bị cũng như hoạt động của Khu Xử lý bùn Phần lớn bùn từ các NMN được phát sinh từ quá trình keo tụ, do đó thành phần chất rắn lơ lửng trong nước là chỉ số trực tiếp quyết định lượng bùn phát sinh; và nó sẽ được ước lượng dựa trên lượng chất PAC được dùng cho phản ứng keo tụ
Khối lượng bùn thải phát sinh được xác định dựa trên khối lượng dung dịch PAC được sử dụng như là chất keo tụ
= (0,8 × + + ) Trong đó:
S: khối lượng bùn thải ra (kg/ngày)
Q: lưu lượng nước thô đầu vào của nhà máy cấp nước (triệu lít/ngày)
C: liều lượng dung dịch PAC sử dụng (mg/l)
SS: nồng độ chất rắn lơ lửng trong nước đầu vào của các nhà máy cấp nước (mg/l) A: hoá chất bổ sung, thông thường là vôi (mg/l) Đối với các NMN Thủ Đức, trong quy trình xử lý, vôi được cung cấp bổ sung vào sau các giai đoạn tạo kết tủa và sinh bùn tại bể
Trang 23lắng và bể lọc; nên lượng vôi không có những tác động đến lượng bùn sinh ra Vì thế, bỏ qua thông số A
Hộp 2.1 Giới thiệu về Chất rắn lơ lửng SS (Suspended Solids)
Chất rắn lơ lửng trong nước có thể là các hạt chất vô cơ, hữu cơ không hòa tan Các hạt có bản chất vô cơ có thể là các hạt đất sét, phù sa, hạt bùn,… Hạt có bản chất hữu cơ thường là những sợi thực vật, tảo,… Chất rắn lơ lửng thường có trong nước mặt do hoạt động xói mòn
Ngoài các hạt chất lơ lửng có nguồn gốc tự nhiên, nhiều chất rắn lơ lửng còn phát sinh từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người
Chất rắn lơ lửng được xác định bằng cách lọc mẫu nước qua giấy lọc sợi thủy sinh (glass fiber filter) có cỡ lỗ xốp khoảng 1,2 μm hoặc màng polycacbonat, sau đó sấy khô giấy lọc ở nhiệt
độ 1030C đến 1050C và cân để xác định lượng chất rắn lơ lửng
Chất rắn lơ lửng là một chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá chất lượng nước Trong nhiều trường hợp, chất rắn lơ lửng còn được sử dụng với ký hiệu là TSS (Total Suspended Solids)
Nguồn: tham khảo từ Phạm Thị Hà, Lê Thị Mùi (2008), Bài Giảng Hóa Môi trường, Đại học
Đà Nẵng
2.3.2 Mô tả các số liệu
2.3.2.1 Lưu lượng nước thô đầu vào
Lưu lượng nước thô đầu vào sẽ được xác định dựa trên lưu lượng nước cấp sản xuất dự kiến của các NMN Theo kết quả thống kê lưu lượng nước thô đầu vào và lưu lượng nước sạch sản xuất của NMN Thủ Đức trong hai năm 2010, 2011 thì tỷ lệ mối tương quan giữa lưu lượng nước thô/ lưu lượng nước sạch là 1,01 (chi tiết thể hiện ở Phụ lục 2.2, Phụ lục 2.3)
Như vậy, lưu lượng nước thô được xác định bằng công thức:
ô= ạ × 1,01 Trong đó:
Qthô: lưu lượng nước thô đầu vào, m3/ngày
Qsạch: lưu lượng nước sạch sản xuất, m3/ngày
Kết quả tính toán lưu lượng nước thô của các NMN Thủ Đức sau các giai đoạn mở rộng được thể hiện ở Bảng 2.4
Trang 24Bảng 2.4 Lưu lượng nước thô các NMN Thủ Đức, m3/ngày
Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu ở Bảng 2.1
2.3.2.2 Liều lượng dung dịch PAC sử dụng
NMN Thủ Đức và BOO Thủ Đức đều sử dụng PAC làm chất keo tụ Lượng PAC sử dụng tại NMN Thủ Đức được thu thập theo số liệu thống kê hàng tháng trong 2 năm 2010, 2011 Các
số liệu từ BOO Thủ Đức được thu thập trong năm 2011 Chi tiết ở Phụ lục 2.1, 2.2 &2.3 Kết quả tính toán liều lượng PAC trung bình sử dụng tại các NMN thể hiện ở Bảng 2.5 Bảng 2.5 Liều lượng PAC sử dụng tại các NMN Thủ Đức
Nguồn: Phòng Kỹ thuật NMN BOO Thủ Đức, Phân xưởng Điều hành NMN Thủ Đức, tháng 3/2012
2.3.2.3 Nồng độ SS trong chất lượng nước thô
NMN Thủ Đức và BOO Thủ Đức sử dụng chung nguồn nước thô sông Đồng Nai Hiện nay, các NMN đều tiến hành quan trắc chất lượng nước thô định kỳ Với chỉ tiêu SS, NMN Thủ Đức quan trắc hàng ngày, còn BOO Thủ Đức quan trắc với tần suất hàng tuần Kết quả quan trắc nồng độ SS trong chất lượng nước thô các NMN Thủ Đức được thể hiện chi tiết ở Phụ lục 2.4, 2.5 và 2.6
Từ kết quả quan trắc thu thập được, diễn biến nồng độ SS trong nước thô của NMN Thủ Đức
và BOO Thủ Đức được trình bày trong Bảng 2.6
Bảng 2.6 Nồng độ SS trong nước thô các NMN Thủ Đức, mg/l
Trang 25Theo Bảng 2.6 cho thấy, mặc dù cùng sử dụng chung nguồn nước thô từ sông Đồng Nai, tuy nhiên nồng độ SS quan trắc được tại 2 NMN có sự chênh lệch Điều này có thể xuất phát từ nguyên nhân do nước thô đi vào BOO Thủ Đức có thời gian lưu tại bể chứa tại NMN Thủ Đức trước khi tự chảy từ NMN Thủ Đức về BOO Thủ Đức có thể xảy ra trường hợp tiếp nhận thêm bụi từ môi trường ngoài Ngoài ra vì tần suất quan trắc của 2 NMN khác nhau và các sai
số phân tích cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến những sai khác này
2.3.3 Kết quả ước lượng khối lượng bùn thải phát sinh
Khối lượng bùn thải phát sinh tại NMN Thủ Đức và BOO Thủ Đức sẽ được ước tính dựa trên
số liệu riêng của từng nhà máy
Đối với các NMN giai đoạn 3,4,5 vì dự kiến được nâng cấp với công nghệ và công suất cấp nước tương đương với NMN BOO Thủ Đức, đồng thời tất cả các NMN này đều lấy nguồn nước thô từ sông Đồng Nai tại trạm bơm Hoá An nên lượng bùn thải ra từ các giai đoạn 3, 4, 5 được giả định có giá trị bằng lượng bùn thải từ NMN BOO Thủ Đức
Từ các dữ liệu thu thập được, kết quả tính toán khối lượng bùn phát sinh từ các NMN Thủ Đức được thể hiện ở Bảng 2.7
Bảng 2.7 Ước lượng khối lượng bùn thải phát sinh từ các NMN Thủ Đức
Nguồn: Tác giả tính toán từ các dữ liệu thu thập được
Theo Bảng 2.7, khối lượng bùn thải phát sinh từ các NMN Thủ Đức hiện nay là 59.539 kg bùn khô/ngày, và có thể tăng lên hơn 2 lần, đạt mức 117.364 kg bùn khô/ngày vào năm 2025 Đây chính là lượng bùn đầu vào của dự án Khu Xử lý bùn
Như vậy, bắt đầu với các thông tin cơ bản của dự án, Chương 2 đã khái quát được Khu Xử lý bùn là một dự án xử lý môi trường với nguồn vốn vay 100% (trong đó 90% vay từ ODA và
Trang 2610% vay từ Chính phủ) Khối lượng bùn phát sinh là thông số đầu vào quan trọng của dự án
và được xác định tại từng giai đoạn mở rộng của các NMN Dự án sẽ được đánh giá tính khả thi dựa trên quan điểm của toàn bộ nền kinh tế và dựa trên quan điểm tài chính NPV và IRR
là hai tiêu chí cơ bản để đánh giá tính khả thi về kinh tế và tài chính của dự án
Trang 27CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Chương 3 đi vào xác định các lợi ích và chi phí trên quan điểm tài chính của dự án Lập dòng ngân lưu và phân tích các kết quả đạt được
3.1 Mô tả các thông số vĩ mô
Tất cả chi phí và lợi ích tài chính của dự án sẽ được tính theo giá danh nghĩa
3.1.1 Tỷ giá
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ ở mức 20.828 VND/USD, áp dụng cho ngày 12/06/2012 theo văn bản số 168/TB-NHNN, ban hành ngày 11/06/2012
3.1.2 Chỉ số lạm phát
Chỉ số lạm phát VND và lạm phát USD được xác định dựa theo báo cáo thường niên của IMF
"International Monetary Fund, World Economic Outlook Database, April 2011" Trong báo cáo này dự báo chỉ số lạm phát đến năm 2016 Chỉ số của các năm kể từ 2017 trở về sau giả định bằng với chỉ số lạm phát năm 2016 Chi tiết xem ở Phụ lục 3.2
3.2 Chi phí tài chính
Chi phí tài chính của dự án gồm các chi phí cụ thể sau:
3.2.1 Chi phí đầu tư
Theo mục 2.1.1 ở phần trên thì chi phí đầu tư tài chính dự án tính theo giá năm 2011 Như vậy, chi phí đầu tư sẽ được điều chỉnh theo lạm phát về đến thời điểm phân tích dự án là năm
Trang 28Bảng 3.1 Các hạng mục đầu tư của dự án, USD
Bảng 3.2 Chi phí vận hành của dự án
Chi phí trực tiếp gồm: chi phí điện, chi phí nước, chi phí nhân công
Chi phí trực tiếp gồm: chi phí điện, chi phí nước, chi phí nhân công Nguồn: Tổng hợp từ Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn, Tổ chức Thương mại và Phát triển Hoa Kỳ (2011), Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cho Khu Xử lý bùn từ các Nhà máy Xử lý nước
3.3 Cơ cấu vốn của dự án
Nguồn vốn cho dự án được vay từ nguồn vốn ODA và vay từ Chính phủ Việt Nam
Nguồn vốn ODA chiếm 90% tổng vốn của dự án, gồm vay từ chính phủ Bỉ và vay từ ADB Thông tin chi tiết các khoản vay được thể hiện rõ ở Bảng 3.3
Trang 29Bảng 3.3 Thông tin các khoản vay của dự án
Trên cơ sở tiến độ triển khai dự án, giả định tiến độ giải ngân vốn cho dự án như sau:
Bảng 3.4 Tiến độ giải ngân vốn dự án
Nguồn: Tác giả giả định
Dự án sử dụng 100% vốn vay, nên chi phí vốn bình quân trọng số của dự án sẽ chính bằng giá trị IRR của dòng ngân lưu nợ vay hợp nhất, IRR = 3,34%
3.4 Thuế
Dự án sẽ chịu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế VAT Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%, VAT 10%
3.5 Doanh thu tài chính
Doanh thu duy nhất từ dự án là nguồn thu từ chi phí xử lý bùn Vì ở Việt Nam chưa có một mức giá xử lý bùn để tham chiếu nên mức giá xử lý bùn sẽ được xác định để NPV tài chính bằng 0
ℎ ℎ = ℎô ượ ù ℎả đượ ử ý × ứ á ử ý ù 3.6 Kết quả phân tích tài chính
Để xác định được đơn giá xử lý mà tại đơn giá đó NPV bằng 0, sử dụng hàm Goal seek trong Excel cho biến NPV bằng 0 bằng cách thay đổi đơn giá xử lý bùn, xác định được tại đơn giá
xử lý bùn bằng 199,08 USD/tấn bùn khô, NPV tài chính của dự án bằng 0
Trang 30Kết quả phân tích tài chính của dự án được trình bày tóm tắt ở Bảng 3.5
Bảng 3.5 Ngân lưu tài chính của dự án, USD
Năm Doanh thu Chi phí hoạt động Thuế thu nhập doanh nghiệp Chi phí đầu tư Ngân lưu tự do của dự án
Nguồn: Tác giả tính toán từ các dữ liệu thu thập
Như vậy, tại mức giá xử lý bùn bằng 199,08 USD/tấn bùn khô, NPV dự án bằng 0 Và với mức giá xử lý bùn này, IRR đạt 3,34% bằng với mức chi phí vốn bình quân trọng số
Các nhà máy nước sẽ chi trả khoản chi phí để xử lý bùn nên chi phí hoạt động của nhà máy nước sẽ tăng lên, dẫn đến mức giá của nước cấp cũng tăng theo Cuối cùng, người tiêu dùng chính là đối tượng chi trả cho chi phí xử lý bùn
Từ mối tương quan giữa lưu lượng nước cấp và lượng bùn dự báo qua các thời kỳ, xác định được cứ trung bình 17,024 m3 nước sạch được sản xuất thì sẽ làm phát sinh 1 kg bùn khô Tuy nhiên, theo Báo cáo tình hình hoạt động cấp nước của SAWACO năm 2011, tỷ lệ thất thoát nước trung bình trong năm 2011 là 38,42% Như vậy chỉ có trung bình 10,483 m3 nước sạch đến tay người tiêu dùng sẽ gánh chịu chi phí xử lý 1kg bùn khô Kết quả tính toán cụ thể trình bày ở Phụ lục 3.1
Với đơn giá xử lý 199,08 USD/tấn bùn khô, khoảng tăng giá nước sạch để trang trải cho chi phí xử lý bùn được xác định bằng:
Trang 31199,08/(10,483 * 1.000) = 0,019 USD/m3 nước sạch, tương đương 396 VND/m3 nước sạch Mức giá nước sạch trung bình năm 2011 trên địa bàn Tp.HCM theo quyết định 103/2009/QĐ-UBND là 8.700 VND/m3, do đó mức giá nước sạch mới sau khi đã cộng thêm chi phí xử lý bùn là 9.096 VND/m3 nước sạch
Theo Nguyễn Xuân Thành (2011), Nghiên cứu tình huống Nhà máy nước BOO Thủ Đức, mức sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng và bằng 11.687 VND/m3 Như vậy mức giá mới là 9.096 VND/m3 vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức giá sẵn lòng chi trả của người dân Đơn giá xử lý bùn 199,08 USD/tấn bùn khô là khả thi
Xét hệ số an toàn trả nợ của dự án, ta thấy chỉ có 5 năm (2034 - 2038) là DSCR > 1,2; và 4 năm (2016, 2017, 2026, 2027) DSCR nằm trong khoảng giá trị từ 1 – 1,2 Tất cả 14 năm còn lại đều có chỉ số DSCR nhỏ hơn 1, với giá trị nhỏ nhất là 0,24 vào năm 2023; có nghĩa là những năm này dự án không tạo đủ ngân lưu để trả nợ, dự án không khả thi xét về tỷ lệ an toàn trả nợ
3.7 Phân tích rủi ro
Phân tích rủi ro sẽ được tiến hành nhằm đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến tính khả thi về mặt tài chính của dự án trên cơ sở phân tích độ nhạy, phân tích kịch bản và phân tích Monte Carlo
3.7.1 Phân tích độ nhạy đơn giá xử lý bùn
Xử lý bùn thải từ các NMN là một hoạt động chưa từng có tiền lệ tại Việt Nam, do đó chưa có một quy định nào của Nhà nước về đơn giá xử lý bùn thải, cũng như chưa có một mức giá thị trường cho hoạt động này Trong khi đó, chi phí xử lý bùn thải là nguồn thu chính và duy nhất của dự án, sự biến động trong đơn giá xử lý bùn sẽ ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án Kết quả phân tích độ nhạy đơn giá xử lý bùn thải theo giá tài chính được trình bày ở Bảng 3.6 Bảng 3.6 Kết quả phân tích độ nhạy đơn giá xử lý bùn thải tài chính
Ghi chú: “-“ là không xác định
Trang 32Kết quả cho thấy, NPV tài chính và IRR tài chính của dự án nhạy với biến đơn giá xử lý bùn NPV tài chính nhận giá trị 0 tại mức giá 199,08 USD/tấn bùn khô Và NPV có giá trị âm đến hơn 37 triệu USD khi đơn giá giảm còn 150 USD/tấn bùn khô
3.7.2 Phân tích độ nhạy chi phí đầu tư
Ở mô hình cơ sở, chi phí đầu tư dự kiến được lập theo đơn giá năm 2011, trong khi đến năm
2014 dự án mới đi vào triển khai xây dựng, khi đó đơn giá xây dựng, mức lương cơ bản cũng như các chi phí khác có thể tăng lên hoặc giảm xuống Với biên độ dao động trong khoảng 20% là biên độ dao động phổ biến của các dự án xây dựng ở Việt Nam, kết quả phân tích độ nhạy chi phí đầu tư, tại đơn giá xử lý bùn bằng 199,08 USD/tấn bùn khô được trình bày trong Bảng 3.7
Bảng 3.7 Kết quả phân tích độ nhạy chi phí đầu tư tài chính
3.7.3 Phân tích độ nhạy chi phí vận hành
Mô hình cơ sở, chi phí vận hành được lập theo đơn giá năm 2011, trong khi đến năm 2018 dự
án mới đi vào vận hành; đồng thời sẽ tồn tại những sai số khi điều chỉnh từ chi phí của các nhà máy tương tự tại Hồng Kông, Singapore nên chi phí vận hành có thể tăng lên hoặc giảm xuống Với biên độ dao động trong khoảng 20%, kết quả phân tích độ nhạy chi phí đầu tư, tại đơn giá xử lý bùn bằng 199,08 USD/tấn bùn khô được trình bày trong Bảng 3.8
Trang 33Bảng 3.8 Kết quả phân tích độ nhạy chi phí vận hành
3.7.4 Phân tích độ nhạy sản lượng bùn phát sinh
Sản lượng bùn được dự báo trên cơ sở nồng độ SS trong nước thô đầu vào và dựa trên lưu lượng PAC sử dụng Trong tương lai, chất lượng nguồn nước sông Đồng Nai có thể bị thay đổi, hoặc các NMN Thủ Đức có thể chuyển sang sử dụng nguồn cung cấp nước thô khác, dẫn đến những biến động về nồng độ SS, cũng như các NMN có thể chuyển sang sử dụng hóa chất keo tụ khác, thay thế cho PAC; lượng bùn phát sinh có thể tăng lên hoặc giảm xuống Với biên
độ dao động khoảng 25%, kết quả phân tích độ nhạy lượng bùn phát sinh được trình bày trong Bảng 3.9
Bảng 3.9 Kết quả phân tích độ nhạy thay đổi lượng bùn phát sinh
Trang 34Bảng 3.10 Kết quả phân tích kịch bản tỷ lệ lạm phát USD
3.7.6 Phân tích kịch bản
Dựa trên kết quả phân tích độ nhạy, tiến hành phân tích kịch bản với các biến đơn giá xử lý bùn, tổng vốn đầu tư và chi phí vận hành Đây là những biến tác động mạnh đến tính khả thi tài chính của dự án và là những biến có thể tác động và kiểm soát
Phân tích tiến hành với ba kịch bản: kịch bản xấu, kịch bản cơ sở và kịch bản tốt
Kịch bản xấu là kịch bản mà các biến sẽ nhận những giá trị làm giảm tính khả thi của dự án Ngược lại, ở kịch bản tốt, các biến sẽ nhận các giá trị làm tăng tính khả thi của dự án Các giá trị của các kịch bản và kết quả phân tích trình bày trong Bảng 3.11
Bảng 3.11 Kết quả phân tích kịch bản tài chính
Giá trị các biến
Đơn giá xử lý
Trang 353.7.7 Phân tích mô phỏng Monte Carlo
Ứng dụng chương trình phân tích rủi ro Crystal Ball thực hiện phân tích rủi ro bằng mô phỏng Monte Carlo để dự báo về xác suất xảy ra của NPV theo sự biến động của các biến rủi ro Các biến rủi ro trong phân tích mô phỏng theo quan điểm tài chính gồm có đơn giá xử lý bùn, tổng vốn đầu tư và chi phí vận hành
Đơn giá xử lý bùn, giả định có phân phối xác suất chuẩn, với giá trị kỳ vọng là giá trị hoán chuyển 199,08 USD/tấn bùn khô, độ lệch chuẩn 19,908
Tổng vốn đầu tư dao động với biên độ ± 20%, giả định có phân phối xác suất tam giác, với giá trị có khả năng xảy ra cao nhất là giá trị hiện tại, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất lần lượt tương ứng mức 80% và 120% của giá trị đầu tư hiện tại
Chi phí vận hành dao động với biên độ ± 20%, giả định phân phối xác suất tam giác, với giá trị có khả năng xảy ra cao nhất là giá trị hiện tại, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất lần lượt tương ứng mức 80% và 120% của chi phí vận hành hiện tại
Kết quả phân tích được trình bày ở Hình 3.1
Hình 3.1 Kết quả chạy mô phỏng NPV theo quan điểm tài chính
Thống kê
Số lần thử Giá trị trung bình
Số trung vị
Số yếu vị
Độ lệch chuẩn Phương sai
Độ lệch
Độ nhọn
Hệ số biến thiên Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất
Bề rộng khoảng Sai số chuẩn trung bình
Xác suất để kết quả dương
Giá trị dự báo 10.000 -284.687 -15.912 - 18.322.372 335.709.318.337.911
-0,0881 3,03 -64,36 -74.164.542 64.823.738 133.988.280 183.224 49,93%
Thực hiện 10.000 phép thử trên mô hình Monte Carlo cho thấy NPV tài chính nhận giá trị dương với xác suất 49,93%, không thể hiện được tính vững mạnh về mặt tài chính, SAWACO
sẽ không đầu tư vì rủi ro Vì vậy, cần điều chỉnh lại đơn giá xử lý bùn để xác suất NPV tài chính nhận giá trị dương ở mức khoảng 70% trở lên, để dự án vững mạnh hơn về tài chính
Trang 36Bằng cách lần lượt điều chỉnh giá trị kỳ vọng của đơn giá xử lý bùn lên các mức cao hơn giá trị hoán chuyển 199,08 USD/tấn bùn khô, với các giá trị là 200, 210, 214, 215 USD/tấn bùn khô; sau đó thực hiện phép phân tích Monter Carlo tương ứng, kết quả thu được cho thấy, tại mức đơn giá xử lý bùn là 214 USD/tấn bùn khô, xác xuất để NPV tài chính nhận giá trị dương
Số trung vị
Số yếu vị
Độ lệch chuẩn Phương sai
Độ lệch
Độ nhọn
Hệ số biến thiên Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất
Bề rộng khoảng Sai số chuẩn trung bình
Xác suất để kết quả dương
Giá trị dự báo 10.000 10.100.317 10.553.127
- 19.100.212 364.818.081.052.952
-0,1277 2,99 1,89 -69.249.770 75.196.105 144.445.875 191.002 70,34%
Với đơn giá xử lý 214 USD/tấn bùn khô, khoảng tăng giá nước sạch để trang trải cho chi phí
xử lý bùn bằng 0,0204 USD/m3 nước sạch, tương đương 425 VND/m3 nước sạch
Mức giá nước sạch mới là 9.125 VND/ m3 nước sạch, vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức giá sẵn lòng chi trả của người dân là 11.687 VND/ m3 nước sạch
Vậy, để SAWACO sẵn sàng đầu tư vào dự án thì đơn giá bùn xử lý đề xuất ở mức 214 USD/tấn bùn khô, tương ứng giá nước sạch sẽ tăng thêm 425 VND/m3 nước sạch
3.8 Kết luận về kết quả phân tích tài chính
Trên cơ sở các phân tích ở trên, một số kết luận được rút ra như sau:
Thứ nhất, theo mô hình cơ sở, Dự án sẽ khả thi về mặt tài chính ở đơn giá xử lý bùn 199,08 USD/tấn bùn khô Cùng với đó, dựa trên kết quả phân tích mô phỏng Monte Carlo, để SAWACO sẵn sàng đầu tư dự án thì dự án đòi hỏi không chỉ cần khả thi (xác suất NPV dương đạt xấp xỉ 50%), mà dự án còn đòi hỏi vững mạnh về tài chính (xác suất NPV dương cần đạt
Trang 37hơn 70%), vì thế đơn giá xử lý bùn cần phải được điều chỉnh cao hơn, đề xuất ở mức 214 USD/tấn bùn khô, giá nước sinh hoạt mới là 9.125 VND/m3, vẫn nằm trong mức sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng là 11.687 VND/m3 Đây chính là vấn đề của câu hỏi chính sách số 1
Trang 38CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KINH TẾ DỰ ÁN Chương 4 trình bày các bước xác định lợi ích và chi phí trên quan điểm nền kinh tế của dự án
và phân tích các kết quả đạt được Đánh giá sự phù hợp của đơn giá xử lý bùn kinh tế dựa trên mức giá nước sạch tăng lên để bù đắp cho chi phí xử lý bùn
4.1 Mục tiêu phân tích kinh tế
Xác định trên quan điểm của toàn bộ nền kinh tế, mối tương quan giữa lợi ích và chi phí Nếu lợi ích lớn hơn chi phí, nghĩa là việc thực hiện dự án sẽ mang lại phúc lợi cho nền kinh tế, đây
là cơ sở để quyết định triển khai dự án
Xác định những điều chỉnh cần thiết đối với mức phí bảo vệ môi trường
4.2 Xác định tỷ giá hối đoái kinh tế
Dự án đặc thù các khoản thu và chi được tính bằng cả nội tệ và ngoại tệ, do đó cần phải sử dụng tỷ giá hối đoái để chuyển đổi các dòng ngân lưu về cùng một loại tiền tệ Trong phạm vi luận văn, tiền tệ sử dụng là USD
Tỷ giá hối đoái được sử dụng trong phân tích tài chính gọi là tỷ giá hối đoái tài chính (Financial exchange rate, FER), và được xác định bằng mức tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước quy định
Đối với phân tích kinh tế, tỷ giá áp dụng phải phản ánh được chi phí cơ hội của ngoại tệ mà dự
án sử dụng hay tạo ra, gọi là tỷ giá hối đoái kinh tế (Shadow exchange rate, SER) Giữa SER
và FER có một mức chênh lệch, gọi là hệ số điều chỉnh tỷ giá hối đoái HSE
Hệ số điều chỉnh tỷ giá hối đoái được xác định bằng phương pháp thâm hụt ngoại tệ, với giai đoạn 2006 – 2010 Theo Vũ Công Tuấn (2007), Phân tích kinh tế dự án đầu tư, NXB Tài Chính; hệ số điều chỉnh tỷ giá được xác định theo công thức sau:
HSE = giá trị trung bình cộng của tỷ lệ “Tổng dòng ra/tổng dòng vào” từng năm = 1,0775 Các tính toán được trình bày cụ thể ở Phụ lục 4.1
Mức phí thưởng ngoại hối = HSE – 1 = 7,75%
Trang 394.3 Xác định lợi ích kinh tế dự án
4.3.1 Nhận diện các lợi ích kinh tế
Các lợi ích kinh tế của dự án sẽ được nhận diện trên cơ sở so sánh tình trạng và các tác động khi có dự án và khi không có dự án Các lợi ích kinh tế có thể nhận được khi Khu Xử lý bùn được triển khai:
Lợi ích từ giảm thiểu ô nhiễm nguồn tiếp nhận bùn thải, cụ thể là sông Đồng Nai
Lợi ích từ việc giảm các tác động bất lợi đến hệ thuỷ sinh của nguồn tiếp nhận
Lợi ích từ giảm tình trạng bồi lắng dòng sông Đồng Nai
Lợi ích từ chi phí tiết kiệm được khi thu hồi và tái sử dụng nước từ quá trình xử lý bùn thải như là nguồn nước thô đầu vào các NMN
4.3.2 Ước lượng các lợi ích kinh tế
Trên cơ sở các lợi ích kinh tế được nhận diện ở mục 4.3.1, đi vào giới hạn các lợi ích kinh tế chính có thể ước lượng được trong phạm vi của luận văn
4.3.2.1 Lợi ích từ giảm thiểu ô nhiễm nguồn tiếp nhận bùn thải là sông Đồng Nai
Hiện tại, khi chưa có dự án, bùn thải từ các NMN được xả thẳng trực tiếp ra sông Đồng Nai Các chất ô nhiễm có trong bùn thải, được tích tụ lâu ngày với khối lượng lớn có thể gây ô nhiễm nguồn nước sông Đồng Nai, ảnh hưởng đến hệ thuỷ sinh vật và môi trường Do đó, khi xây dựng khu xử lý bùn, sẽ chấm dứt tình trạng xả trực tiếp bùn ra sông, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước sông Đồng Nai
Phương pháp ước lượng: ước lượng dựa trên mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải Theo quy định tại Nghị định 67/2003/NĐ-CP về Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, mức phí này là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, sử dụng cho đầu tư mới, nạo vét cống rãnh, duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước tại các địa phương Do đó, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải khi được xác định đúng mức giá trị có thể được hiểu là chi phí để khắc phục ô nhiễm, phản ánh thiệt hại do ô nhiễm gây ra
Định mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải được quy định tại Nghị định
04/2007/NĐ-CP, được trình bày ở Bảng 4.1
Trang 40Bảng 4.1 Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo nghị định 04/2007/NĐ-CP
Mức thu (VND/kg chất gây ô nhiễm)
Mức phí được xác định theo công thức sau:
Mức phí đối với từng chất gây ô nhiễm được xác định theo công thức sau:
Trường hợp nước thải có nhiều chất gây ô nhiễm thì số phí bảo vệ môi trường bằng tổng số phí của từng chất gây ô nhiễm
Mức phí tính toán được tóm tắt ở Bảng 4.2
Bảng 4.2 Tóm tắt mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
Giai đoạn
Khối lượng chất ô nhiễm