Truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào giá nhập khẩu và các nhân tố ảnh hưởng tại Việt Nam

62 366 1
Truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào giá nhập khẩu và các nhân tố ảnh hưởng tại Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH oOo TÔN THẤT TOÀN TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀO GIÁ NHẬP KHẨU VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh - Tháng 9/2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH oOo TÔN THẤT TOÀN TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀO GIÁ NHẬP KHẨU VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT TP.Hồ Chí Minh - Tháng 9/2013 LỜI CẢM ƠN Trước hết tác giả xin gửi lời cám ơn đến các Thầy cô của Trường Đại học Kinh tế TP. HCM đã tận tình giảng dạy trong thời gian tác giả học tập và nghiên cứu tại trường. Tác giả cảm ơn chân thành đến người hướng dẫn khoa học, PGS. TS. Phan Thị Bích Nguyệt, về những ý kiến đóng góp, những chỉ dẫn có giá trị giúp tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả xin gửi lời cám ơn đến gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã hết lòng ủng hộ và động viên tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2013 Học viên Tôn Thất Toàn LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả với sự hướng dẫn của PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt. Số liệu thống kê được lấy từ nguồn đáng tin cậy, nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào cho tới thời điểm hiện nay. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2013 Tác giả Tôn Thất Toàn MỤC LỤC Trang Tóm tắt 1 1. TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 2 1.1. Khái niệm 2 1.2. Mối quan hệ giữa truyền dẫn tỷ giá và giá hàng hóa nhập khẩu 2 1.3. Cơ chế truyền dẫn tỷ giá hối đoái 3 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái 5 1.5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu truyền dẫn tỷ giá hối đoái 6 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 7 2.1. Các nghiên ở các nước phát triển 7 2.2. Các nghiên cứu ở các nước đang phát triển 9 2.3. Các nghiên cứu trong nước 11 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13 3.1. Mô hình nghiên cứu 13 3.2. Dữ liệu nghiên cứu 14 3.3. Kiểm định nghiệm đơn vị 15 3.4. Kiểm định đồng liên kết 24 4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 30 4.1. Ước lượng hệ số truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào giá nhập khẩu trong dài hạn 30 4.2. Những nhân tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến hệ số truyền dẫn tỷ giá hối đoái . 35 5. KẾT LUẬN 50 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT - CPI: Chỉ số giá tiêu dùng - DOLS: Dynamic Ordinary Least Squares - ERPT: Truyền dẫn tỷ giá hối đoái - GSO: Tổng cục thống kê - IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế - IMP: Chỉ số giá nhập khẩu - OLS: Ordinary Least Squares - PPI: Chỉ số giá sản xuất - USCPI: Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ - USPPI: Chỉ số giá sản xuất của Mỹ - USD: Đô la Mỹ - VND: Đồng Việt Nam - WCPI: Chỉ số giá tiêu dùng quốc tế DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang - Bảng 3.1: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị 15 - Bảng 3.2: Kết quả kiểm định đồng liên kết theo phương pháp Johansen và Juselius (1990) 25 - Bảng 4.1: Mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào giá nhập khẩu trong dài hạn bằng mô hình Dynamic Ordinary Least Squares (DOLS) trong trường hợp sử dụng USCPI đại diện cho chi phí nhà xuất khẩu 32 - Bảng 4.2: Mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào giá nhập khẩu trong dài hạn bằng mô hình Dynamic Ordinary Least Squares (DOLS) trong trường hợp sử dụng USPPI đại diện cho chi phí nhà xuất khẩu 32 - Bảng 4.3: Mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào giá nhập khẩu trong dài hạn bằng mô hình Dynamic Ordinary Least Squares (DOLS) trong trường hợp sử dụng WCPI đại diện cho chi phí nhà xuất khẩu 33 - Bảng 4.4: Trường hợp sử dụng USCPI đại diện cho chi phí nhà xuất khẩu 35 - Bảng 4.5: Trường hợp sử dụng USPPI đại diện cho chi phí nhà xuất khẩu 36 - Bảng 4.6: Trường hợp sử dụng WCPI đại diện cho chi phí nhà xuất khẩu 36 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Tỷ giá đối đoái là một trong những vấn đề quan trọng của kinh tế vĩ mô. Ngân hàng nhà nước sử dụng tỷ giá hối đoái làm một trong những công cụ để điều hành nền kinh tế. Tùy theo từng giai đoạn phát triền của nền kinh tế ngân hàng nhà nước sẽ linh hoạt điều hành chính sách tỷ giá hối đoái nhằm đạt được mục tiêu của kinh tế vĩ mô góp phần tăng trưởng kinh tế. Khi tỷ giá hối đoái tăng lên hay giảm xuống sẽ ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa trong nước. Mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến giá hàng hóa nhập khẩu trong trong dài hạn bao nhiêu? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái này? Để trả lời cho các câu hỏi trên, tác giả thực hiện nghiên cứu: “TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀO GIÁ NHẬP KHẨU VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI VIỆT NAM”. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Thứ nhất: Đo lường mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến giá nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn năm 2001 - 2011. Thứ hai: Xác định các yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến mức độ tác động của tỷ giá hối đoái đến giá nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn năm 2001 - 2011. 3. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu Tác giả đã sử dụng các đối tượng trong nghiên cứu của mình nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài như: - Chỉ số giá nhập khẩu (IMP) - Chỉ số giá sản xuất (PPI) - Tỷ giá hối đoái song phương VND/USD (EX) - Chỉ số giá sản xuất của Mỹ (USPPI) - Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ (USCPI) - Chỉ số giá tiêu dùng quốc tế (WCPI) - Biến động cung tiền (M2V) - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) - Biến động chỉ số giá tiêu dùng (CPIV) - Biến động tỷ giá hối đoái (EXV) - Độ mở của nền kinh tế (OPEN) 3.2 Phương pháp nghiên cứu: Tác giả thực hiện phân tích thực nghiệm bằng phương pháp Dynamic Ordinary Least Squares (DOLS) được đề xuất bởi Stock và Watson (1993) để tính toán hệ số truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào giá nhập khẩu trong dài hạn của Việt Nam giai đoạn 2001Q1 – 2011Q4. Ngoài ra tác giả sử dụng mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (Ordinary Least Square – OLS) để xác định các nhân tố kinh tế vĩ mô tác động đến mức động truyền dẫn tỷ giá hối đoái (ERPT). 4. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, tóm tắt, tài liệu tham khảo, bố cục của luận văn gồm những phần chính sau: Phần 1. Tổng quan về truyền dẫn tỷ giá hối đoái như: Khái niệm, mối quan hệ giữa truyền dẫn tỷ giá và giá hàng hóa nhập khẩu, cơ chế truyền dẫn tỷ giá hối đoái, các nhân tố ảnh hưởng đến truyền dẫn tỷ giá hối đoái. Phần 2. Tổng quan về các nghiên cứu trước đây: Tác giả sẽ trình bày những nghiên cứu và kết quả tiêu biểu của những tác giả nước ngoài cũng như trong nước mà tác giả tìm hỉểu được. Phần 3. Phương pháp nghiên cứu: Phần này sẽ trình bày về mô hình nghiên cứu và dữ liệu dùng để thực hiện nghiên cứu. Phần 4. Nội dung và kết quả nghiên cứu: Ở nội dung này sẽ thể hiện kết quả đo lường mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào giá hàng hóa nhập khẩu (ERPT) và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ERPT tại Việt Nam trong giai đoạn 2001Q1- 2011Q4. Phần 5. Kết luận: Nội dung này sẽ trình bày tóm lược lại toàn bộ kết quả nghiên cứu của đề tài, những hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo. Trang 1 Tóm tắt Mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái và giá nhập khẩu là một chủ đề được nhiều nhà kinh tế học trên thế giới nghiên cứu và thảo luận. Tác giả thực hiện phân tích thực nghiệm bằng phương pháp Dynamic Ordinary Least Squares (DOLS) được đề xuất bởi Stock và Watson (1993) để tính toán hệ số truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào giá nhập khẩu trong dài hạn của Việt Nam giai đoạn 2001-2011. Kết quả đạt được, trong dài hạn mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào giá hàng hóa nhập khẩu là cao. Tác giả cũng tiến hành phân tích bằng phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất Ordinary Least Square (OLS) xác định các nhân tố kinh tế vĩ mô như biến động cung tiền, biến động lạm phát, biến động tỷ giá hối đoái và độ mở cửa của nền kinh tế tác động đến độ lớn của hệ số truyền dẫn này. [...]... trong nước tại các nước phát triển Các nghiên cứu về truyền dẫn tỷ giá hối đoái tại các nước đang phát triển tập trung vào cơ chế truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng Ito và Sato (2006) nghiên cứu truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào các chỉ số giá trong nước tại các quốc gia ở Châu Á 1.2 Mối quan hệ giữa truyền dẫn tỷ giá và giá hàng hóa nhập khẩu Trong... hình đo lường mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái (ERPT) và mối quan hệ giữa giá nhập khẩu với tỷ giá hối đoái giữa quốc gia xuất khẩu và quốc gia nhập khẩu Khi nghiên cứu về vấn đề truyền dẫn tỷ giá hối đoái tại các nước phát triển, các nhà kinh tế học thường nghiên cứu đến vấn đề ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái lên chỉ số giá nhập khẩu và mức ấn định giá bán của nhà xuất khẩu Theo nghiên cứu... mô hình và kết quả nghiên cứu của Ghosh và Rajan (2007, 2009) để nghiên cứu hệ số truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào giá nhập khẩu tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001-2011 Bài viết sử dụng phương trình (6) để kiểm tra truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào giá nhập khẩu của Việt Nam với tỷ giá hối đoái song phương với đô la Mỹ (VND/USD) Để sử dụng phương trình (6) để ước lượng truyền dẫn tỷ giá hối đoái điều... truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá nhập khẩu (IMP), chỉ số giá sản xuất (PPI) và chỉ số giá tiêu dung (CPI) của Việt Nam trong giai đoạn từ quý 1 năm 2001 đến quý 4 năm 2011 Kết quả mô hình định lượng cho thấy mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu là lớn nhất; mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá sản xuất cũng lớn không kém mức truyền dẫn đến chỉ số giá nhập khẩu và thấp... của mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái và các chỉ số giá trong nước ở Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh và không phải nhỏ nếu so với các nước khác Do đó các cú sốc về tỷ giá hối đoái chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các chỉ số giá trong nước, qua đó sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế Truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu là lớn nhất, tiếp theo là chỉ số giá sản xuất và cuối cùng là chỉ số giá tiêu... VỀ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1.1 Khái niệm về truyền dẫn tỷ giá hối đoái Tùy theo mục tiêu nghiên cứu mà các nhà kinh tế học đưa ra những khái niệm về truyền dẫn tỷ giá hối đoái khác nhau Goldberg và Knetter (1996), Amit Ghosh và Ramkishen S Rajan (2008) nghiên cứu về truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào giá cả hàng hóa tập trung vào xem xét sự thay đổi của giá cả hàng hóa đối với sự thay đổi của tỷ giá. .. quả là xuất khẩu và tổng cầu sẽ tăng, kết quả là sẽ làm cho giá cả nội địa tăng lên An (2006) tỷ giá hối đoái được truyền dẫn đến giá cả trong nước qua ba kênh: giá tiêu dùng nhập khẩu, giá nguyên liệu đầu vào nhập khẩu và giá hàng hóa trong nước khi tính bằng đồng tiền nước ngoài Theo Hyder và Shah (2004), truyền dẫn tỷ giá hối đoái trực tiếp khi tỷ giá hối đoái biến động sẽ ảnh hưởng đến giá cả trong... quả này gọi là truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến giá nhập khẩu Sự thay đổi của giá nhập khẩu gần như được truyền dẫn và giá sản xuất và giá tiêu dùng nếu các nhà sản xuất tăng giá của họ tương ứng với sự tăng lên trong giá nhập khẩu Kênh truyền dẫn gián tiếp: Kênh truyền dẫn này chủ yếu đề cập đến tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế Tỷ giá hối đoái tăng (đồng nội tệ bị mất giá) làm cho giá cả hàng hóa... lớn của mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu là cao nhất, sau đó đến chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng; mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu là khá cao ở các nước bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tiền tệ; mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá tiêu dùng nhìn chung tương đối thấp ở các nước được khảo sát ngoại trừ Indonesia Ito, Sasaki, và Sato (2005)... giá trong các giao dịch giữa quốc gia nhập khẩu và xuất khẩu Goldberg and Knetter đã định nghĩa truyền dẫn tỷ giá hối đoái (ERPT) là phần trăm thay đổi của giá cả nhập khẩu tính theo đồng tiền của quốc gia nhập khẩu khi tỷ giá hối đoái giữa quốc gia nhập khẩu và xuất khẩu thay đổi 1%.1 Jonathan McCarthy (2000, 2006) nghiên cứu sự tác động của biến động tỷ giá hối đoái và giá nhập khẩu đến tỷ lệ lạm . truyền dẫn tỷ giá hối đoái như: Khái niệm, mối quan hệ giữa truyền dẫn tỷ giá và giá hàng hóa nhập khẩu, cơ chế truyền dẫn tỷ giá hối đoái, các nhân tố ảnh hưởng đến truyền dẫn tỷ giá hối đoái. . cứu: “TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀO GIÁ NHẬP KHẨU VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI VIỆT NAM . 2. Mục tiêu nghiên cứu: Thứ nhất: Đo lường mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến giá nhập khẩu. QUAN VỀ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 2 1.1. Khái niệm 2 1.2. Mối quan hệ giữa truyền dẫn tỷ giá và giá hàng hóa nhập khẩu 2 1.3. Cơ chế truyền dẫn tỷ giá hối đoái 3 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng

Ngày đăng: 09/08/2015, 13:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan