SKKN KINH NGHIỆM SỬA LỖI CHÍNH TẢ CHO HỌC SINHTRONG GIẢNG DẠY NGỮ VĂN 7

18 419 0
SKKN KINH NGHIỆM SỬA LỖI CHÍNH TẢ CHO HỌC SINHTRONG GIẢNG DẠY NGỮ VĂN 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KINH NGHIỆM SỬA LỖI CHÍNH TẢ CHO HỌC SINHTRONG GIẢNG DẠY NGỮ VĂN 7 I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1. Lý do chọn đề tài: I.1.1. Cơ sở lý luận : Học sinh học chữ và rèn luyện viết chính tả ngay từ khi học lớp 1. Trong suốt thời gian học Tiểu học, công việc này diễn ra đều đặn và thường xuyên trong chơng trình. Đến lớp 7 thì việc rèn luyện chính tả dừng lại để học các môn văn hoá. Trong chương trình Văn – Tiếng Việt bậc trung học cơ sở không đề cập đến việc rèn chính tả cho học sinh nữa. Điều đó cũng phù hợp với đặc điểm chương trình giáo dục. Bởi việc viết chính tả chỉ tồn tại ở Tiểu học, lên bậc trung học cơ sở học sinh đã thành thạo chính tả từng con chữ. Song, việc dừng hẵn không đề cập đến chính tả ở bậc học sau đã làm cho một số đông học sinh tuỳ tiện khi viết chữ. Năm học 2002 – 2003 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra việc luyện chính tả vào Trung học cơ sở do bộ môn Ngữ Văn đảm nhiệm. Điều này là một việc làm hết sức cần thiết và phù hợp với thực tế học sinh của chúng ta hiện nay. Việc viết sai chính tả còn tồn tại ở số đông học sinh, kể cả bậc trung học phổ thông. Qua thực tế giảng dạy và chấm sửa chữa bài cho học sinh, tôi nhận thấy rằng tình trạng viết sai chính tả rất nhiều. Các em học yếu, kém viết sai chính tả là một lẽ, ngay cả các em học sinh khá, thậm chí cả học sinh giỏi cũng viết sai chính tả. Khi hỏi các em tại sao thì bản thân các em đó không lý giải được hoặc có chăng thì cho là quen tay. Bởi vì bản thân các em không hiểu được là sai hay đúng. Việc viết sai chính tả của Hoàng Việt Tùng Trường PTCS Hà Lâu 1 học sinh hiện nay chúng ta có thể bắt gặp bất cứ ở văn bản nào, bất cứ ở môn học gì dù đó là môn xã hội hay môn tự nhiên. Đây là một thực trạng chung của nhiều trường trung học cơ sở. Qua báo chí, qua các kỳ thi đại học, qua điều tra cụ thể, ta nghe nhiều lời phàn nàn về lỗi chính tả của các em. I.1.2. Cơ sở thực tiễn : Chữ viết là hệ thống ký hiệu đồ hoạ đã được sử dụng để cố định hoá ngôn ngữ âm thanh. Chức năng của chữ viết là đại diện cho lời nói. So với lời nói thì chữ viết xuất hiện sau. Vì vậy, chữ viết phải phụ thuộc vào lời nói. Khi chữ viết và lời nói không có sự phù hợp nữa thì phải cải tiến chữ viết. Chữ quốc ngữ (Tiếng Việt) là hệ thống chữ viết ghi âm. Trong đó chính tả là sự chuẩn hoá hình thức của ngôn ngữ tiếng Việt. Đó là một hệ thống các quy tắc về cách viết các âm vị, âm tiết, từ, cách dùng các dấu câu, lối viết hoa. Từ đó, chính tả có vai trò rất lớn trong việc thể hiện thông tin của chữ viết. Viết đúng chính tả sẽ làm cho việc truyền tin một cách chính xác đến người nhận, người nghe. Ngược lại, trong một số trờng hợp sai chính tả sẽ dẫn đến nhiều cách hiểu trái ngược thông tin định chuyển tải, có khi dẫn đến sự hiểu lầm tai hại . Trong nhà trường, vai trò của chính tả rất quan trọng. Một văn bản viết đúng chính tả thể hiện một nhận thức đúng đắn về tiếng Việt. Viết đúng chính tả cũng là một phần góp cho sự trong sáng của tiếng Việt. Cụ thể ở trường PTCS Hà Lâu, nơi tôi đang công tác, 100% học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số, việc đi học đã là một cố gắng vô cùng to lớn của bản thân các em. Còn việc học thì thật sự là gian nan, vất vả, đặc Hoàng Việt Tùng Trường PTCS Hà Lâu 2 biệt việc các em mắc lỗi chính tả là nỗi băn khoăn, trăn trở của nhiều thầy cô giáo. Là một giáo viên dạy văn, đã hết sức coi trọng việc sửa lỗi chính tả cho học sinh và bước đầu thấy được kết quả khả quan, ý thức được điều đó tôi đã mạnh dạn áp dụng việc vừa dạy kiến thức văn học vừa kết hợp việc rèn chữ cho học sinh qua từng bài dạy, tiết dạy, thông qua việc chấm, chữa bài cho các em học sinh. Tất cả những gì tôi đã thể hiện là để chuẩn chính tả cho các em học sinh trong trường trung học cơ sở. I.2. Mục đích nghiên cứu: Dựa trên cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn, đề tài sẽ chỉ rõ những loại chính tả cơ bản mà học sinh thường mắc phải. Đồng thời chỉ ra những nguyên nhân mắc lỗi và những biện pháp khắc phục. I.3. Thời gian - địa điểm: I.3.1. Thời gian: Năm học 2010 - 2011. I.3.2.Địa điểm: Trường PTCS Hà Lâu I.3.3. Phạm vi đề tài: Chương trình học tập của học sinh THCS (cụ thể là môn Ngữ Văn 7). I.3.3.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu: Lỗi chính tả phụ âm đầu, lỗi viết hoa, I.3.3.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Khối 7 - Trường PTCS Hà Lâu I.3.3.3. Giới hạn về khách thể khảo sát: Học sinh khối 7. Hoàng Việt Tùng Trường PTCS Hà Lâu 3 *Kết luận: Kinh nghiệm này là một nghiên cứu giúp ích cho quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh. Việc xác định rõ lý do đưa ra sẽ giúp nhận định đúng mục đich khi nghiên cứu. Khi hiểu đúng và sâu sắc, đồng thời xác định rõ các đối tượng cùng khách thể tham gia vấn đề nghiên cứu và thực hiện. Từ đó giáo viên có thể đề xuất các phương pháp, cách thức sửa chữa lỗi của học sinh cho phù hợp. II. PHẦN NỘI DUNG II.1.Chương 1: Tổng quan : Kinh nghiệm sửa lỗi chính tả cho học sinh trong giảng dạy ngữ văn 7 II.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1 . Đặc điểm đầu tiên của chuẩn chính tả là tính chất bắt buộc gần như tuyệt đối của nó. Đặc điểm này đòi hỏi người viết bao giờ cũng phải viết đúng chính tả. Chữ viết có thể cho hợp lý, nhưng khi đã được thừa nhận thì người cầm bút không được tự ý viết khác đi. Ai cũng biết rằng viết “ghế”, “ghen” không hợp lý và tiết kiệm bằng “gế”, “gen” nhưng chỉ có cách viết thứ nhất mới được coi là đúng chính tả. Vì vậy, khi nói đến chuẩn chính tả là nói đến tính chất pháp lệnh. Trong chính tả không có sự phân biệt hợp lý hay không hợp lý, hay - dở mà chỉ có phân biệt đúng - sai , Đối với chính tả, yêu cầu cao nhất là cách viết thống nhất, thống nhất trong mọi văn bản mọi địa phương. 2 . Do chuẩn chính tả có tính chất bắt buộc gần như tuyệt đối, cho nên nó ít bị thay đổi như các chuẩn mực khác của ngôn ngữ. Nói cách khác, chuẩn chính tả có tính chất ổn định, tính chất cố hữu khá rõ . Hoàng Việt Tùng Trường PTCS Hà Lâu 4 II.1.2. Cơ sở lí luận : Một số quy định về chuẩn chính tả: (Theo UB khoa học xã hội và Bộ Giáo dục) 1 . Thống nhất viết nguyên âm: (Âm chính) / i / bằng chữ cái i . Ví dụ: Lí luận, kĩ thuật, thẩm mĩ …v.v. - Khi cần phân biệt “uy” với “ui” nh “tuý” với “túi” thì vần “uy” vẫn viết như cũ. Hoặc uy trong quy luật, quy tắc + i hoặc y đứng một mình hoặc đứng đầu âm tiết vẫn viết theo thói quen cũ. Ví dụ: ý kiến, ỉ ụi …v.v. 2 . Khi trong thực tế đang tồn tại hai hình thức chính tả mà chỉ xác định được một chuẩn mực duy nhất thì chấp nhận cả hai hình thức ấy: Ví dụ : eo sèo / eo xèo ; sứ mạng / sứ mệnh .v.v. 3 . Về cách viết hoa tên riêng tiếng Việt: a . Tên người và tên nơi chốn : Viết hoa tất cả các chữ cái đầu của từ mà không dùng gạch nối : Ví dụ: Trần Quốc Toản; Bình trị Thiên …v.v. b . Tên tổ chức, cơ quan : Viết hoa chữ cái đầu trong tổ hợp từ dùng làm tên : Ví dụ : Đảng cộng sản Việt Nam; Trường Đại học Bách khoa .v.v. 4 . Về cách viết tên riêng không phải tiếng Việt: Hoàng Việt Tùng Trường PTCS Hà Lâu 5 a . Nếu chữ nguyên ngữ dùng chữ cái Latin thì giữ nguyên chữ viết như nguyên ngữ Ví dụ : Paris b . Nếu chữ nguyên ngữ dùng một hệ thống chữ cái khác thì áp dụng lối chuyển từ chính thức sang chữ Latin Ví dụ : Lomonoxov, Moskow. c . Nếu chữ viết nguyên ngữ không phải là chữ ghi âm bằng chữ cái (ghi từng âm hoặc dùng cách phiên âm chính thức bằng chữ cái Latin) Ví dụ : Tokyo d . Những tên riêng đã có hình thức quen thuộc thì nói chung không cần thay đổi Ví dụ : Pháp; Anh; Hi lạp; Lỗ Tấn …v.v. e . Chỉ viết hoa âm tiết đầu Ví dụ : Puskin 5 . Về việc dùng dấu nối: a . Dùng dấu nối trong các liên doanh như: Khoa học - kĩ thuật; Quảng Nam - Đà Nẵng …v.v. b . Dùng dấu nối khi chỉ giới hạn về không gian, thời gian, số lượng: Ví dụ : Chuyến tàu Hà Nội - Huế; Thời kỳ 1945 - 1954; Sản lượng 5 - 7 tấn …v.v. c . Khi phân biệt ngày, tháng, năm: Hoàng Việt Tùng Trường PTCS Hà Lâu 6 Ví dụ : 02 - 9 - 1945; 30 - 4 - 1975 …v.v. * Kết Luận: Việc xác định đúng những quy tắc khi viết - nói, giúp học sinh cũng như giáo viên có phát âm chuẩn, tránh được những “hạt sạn” khi sử dụng tiếng Việt của chúng ta. Điều quan trọng là phải sử dụng đúng những quy tắc chính tả, thậm chí cần nhớ một cách máy móc, đối với những lỗi khó nhớ. II.2. Chương 2: Một số lỗi chính tả thường gặp ở học sinh và biện pháp sửa chữa: II.2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Giáo viên trong quá trình giảng dạy tại các lớp, giáo viên sẽ thống kê, tổng hợp các lỗi mà học sinh hay mắc phải, sau đó ghi chép lại và đưa ra các biện pháp khắc phục cho học sinh. II.2.2.Các nội dung cụ thể trong đề tài: 1 . Lỗi chính tả do sai nguyên tắc chính tả hiện hành: a . Lỗi do đánh sai vị trí dấu thanh điệu: Ví dụ : “hoá” thì viết là “hóa”; “quý” thì viết là “qúy”. b . Lỗi do không nắm được quy tắc phân bố các ký hiệu cùng biểu thị một âm: Ví dụ : nghành (ngh không đi trớc a); kách (k không đi trước a trừ kali) c . Lỗi do không nắm được quy tắc viết hoa Ví dụ : Trần bình trọng ; Nam định …v.v. Hoàng Việt Tùng Trường PTCS Hà Lâu 7 Để khắc phục lỗi này, chỉ cần cho học sinh ghi nhớ và tuân thủ những đặc điểm và nguyên tắc kết hợp, quy tắc viết hoa của chữ viết. 2. Lỗi chính tả do viết sai với phát âm chuẩn : Đặc điểm phát âm đặc trưng cho từng vùng khác với phát âm chuẩn là nguyên nhân dẫn đến những cách viết sai chính tả. Có thể quy những lỗi loại này thành ba dạng chủ yếu : a . Lỗi viết sai phụ âm đầu: - Lỗi do không phân biệt đợc tr và ch: Do cách phát âm của học sinh không phân biệt đợc tr - ch. Có thể giúp các em nhớ một số quy tắc nhỏ để phân biệt tr – ch. + Tr không kết hợp với những vần bắt đầu bằng: oa , oă , oe , uê (choáng, choai …v.v.) + Từ láy phụ âm đầu phần lớn là ch (Những từ láy phụ âm đầu là tr rất ít: trơ trọi, trống trãi …v.v.) - Lỗi do không phân biệt s và x: + Hiện tượng này cũng là do đặc điểm phát âm không phân biệt, ở lỗi này cần cho học sinh hiểu và nhớ một số quy tắc phân biệt giữa s và x như sau: + S không kết hợp với các vần: oa , oă , oe , uê (xuề xoà , xoay xở , xoen xoét …v.v.) (Từ láy phụ âm đầu có cả s và x). Từ láy bộ phận vẫn thờng là x: loăn xoăn, loà xoà Hoàng Việt Tùng Trường PTCS Hà Lâu 8 + Về nghĩa: Tên thức ăn thờng viết là x: xôi, xúc xích, lạp xờng v.v. + Những từ chỉ hơi ra: xì, xỉu, xọp, xẹp v.v. + Những từ chỉ sụp xuống viết với s: sục , sụp , sẩy v.v + Những từ chỉ quan hệ ngữ pháp phần lớn là đi với s: sự , sẽ , sắp , sao v.v. + Lỗi do không phân biệt r , gi với d: Giúp học sinh nhớ một số quy tắc để phân biệt r , gi với d như sau: + R và gi không kết hợp với những vần : oa , oă , uâ , oe , uê , uy. + Xét về nguồn gốc, không có từ Hán Việt đi với r. Trong Hán - Viẹt , d đi với thanh ngã và nặng , gi đi với thanh hỏi và sắc . + Trong từ láy bộ phận vần : r láy với b và c, còn gi và d không láy: bứt rứt, bủn rủn .v.v. r và d láy với i, còn gi không láy: liu diu, lim dim … v.v. Nếu một số từ có hai hình thức viết, một trong hai hình thức đó viết với tr thì từ đó cũng viết với gi: giăng - trăng; giầu - trầu; giai - trai ….v.v. b . Lỗi viết sai phần vần (Viết sai âm cuối hoặc âm chính) Ví dụ: yêu / iêu ; ơu / iêu v.v. c. Lỗi viết sai thanh điệu: Hoàng Việt Tùng Trường PTCS Hà Lâu 9 Lỗi viết sai thanh điệu do sự phát âm không phân biệt giữa thanh hỏi và thanh ngã. Để khắc phục lỗi này có thể giúp học sinh nhớ hai quy tắc: Các chữ khởi đầu bằng nguyên âm chỉ mang dấu hỏi, không mang dấu ngã: ả, ỷ lại, ảnh …v.v. (Trừ 5 từ ngoại lệ: ẵm, ễ mình, ễnh bụng, ễnh - ơng, ỡn ngực) Các chữ Hán Việt bắt đầu bằng các phụ âm: m, n, nh, l, v, d, ng chỉ mang dấu ngã không mang dấu hỏi: mã lực, lãnh tụ, vĩ nhân …v.v. (chỉ có một trờng hợp ngoại lệ: cây ngải ) Phần lớn từ láy điệp vần mang thanh hỏi. II.3.Chương 3: Phương pháp nghiên cứu – kết quả nghiên cứu : II.3.1. Phương pháp nghiên cứu: 1 . Thường xuyên kiểm tra vở ghi và vở bài tập của học sinh. Mục đích là kịp thời uốn nắn, chỉ lỗi chính tả cho học sinh, giúp các em nhận ra sự viết sai của mình, từ đó tự sửa chữa ngay, tránh lặp lại. Khuyến khích việc viết đúng, viết đẹp của học sinh. 2. Khi chấm bài kiểm tra, ngoài việc nhận xét nội dung bài làm, phải luôn chỳ trọng đến việc phát hiện ra lỗi chính tả và sửa cho các em, đồng thời ghi rõ yêu cầu học sinh phải sửa chữa ngay những lỗi trên . Ví dụ : (Bài viết gồm 5 lỗi) Hướng dẫn các em trình bày cách sửa lỗi như sau: a . Lỗi thanh điệu: mỉ mản = mĩ mãn b . Lỗi phần vần: hòn tòn = hoàn toàn; mát rựi = mát rợi Hoàng Việt Tùng Trường PTCS Hà Lâu 10 [...]...c Lỗi phụ âm đầu : sạch xẽ = sạch sẽ; cảm dác = cảm giác Từ cách phát hiện lỗi chính tả và sắp xếp cho nó vào các lỗi thông thờng nào đến việc sửa cho đúng chính tả mà học sinh sẽ nhớ để tránh viết sai 3 Cần và rất nên có điểm thưởng, điểm phạt ở các bài kiểm tra về vấn đề trình bày và chuẩn chính tả Đây cũng là một trong những việc làm để khuyến khích học sinh viết đúng chính tả 4 Ở các giờ... quan Kết quả cụ thể là : Đầu năm học 2010 - 2011: Khối 7 có 35 / 42 em thường viết sai chính tả Trong đó : 7 em học lực khá 15 em học lực trung bình Hoàng Việt Tùng 14 Trường PTCS Hà Lâu 13 em học lực yếu Cuối học kì II: Số em học sinh viết sai lỗi chính tả đã giảm đáng kể: chỉ còn 15 em III PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ III.1 Kết luận: Chữ viết của chúng ta (chữ quốc ngữ) là chữ theo nguyên tắc ghi âm... rèn luyện, khắc phục cho học sinh bằng các bài tập, các phiếu học tập, về các lỗi mà học sinh thường mắc phải như đã nêu ở trên - Phối hợp với chuyên môn rèn luyện tính tự giác cho học sinh II.3.2.5 Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất Từ việc làm trên, việc làm mà tôi luôn luôn áp dụng đối với học sinh ở bất cứ lúc nào có thời gian và có cơ hội để sửa lỗi chính tả mà các em mắc phải... hạn chế nên việc học tập của học sinh có kết quả không cao so với các địa bàn xung quanh Cụ thể số lượng học sinh mắc sai lỗi còn rất nhiêu, do sự pha trộn giữa ngôn ngữ bản địa với chữ Quốc Ngữ II.3.2.3 Đánh giá thực trạng : - Từ nhận thức trên nhằm tìm ra một số biện pháp khắc phục những lỗi chính tả từ đó giúp học sinh có ý thức chủ động khi viết, nói Đó là phương tiện để chắp cánh cho các em bay... Cho nên khi viết văn bản cần ghi lại đúng hình thức cấu tạo của chữ viết Nếu viết sai sẽ không hiểu được chính xác và không làm cho người đọc văn bản lĩnh hội được nội dung, ý nghĩa Như thế sẽ làm cho sự giao tiếp không đạt đợc hiệu quả mong muốn Từ lý do trên, tôi thấy việc nhắc nhở và giúp các em học sinh viết đúng chính tả là việc cấp bách và cần thiết Giúp cho các em hiểu và sử dụng đúng ngôn ngữ. .. ngữ tiếng Việt - thứ ngôn ngữ giàu đẹp của dân tộc ta III.2 Kiến nghị: * Đối với phòng giáo dục - Tổ chức những chuyên đề trao đổi kinh nghiệm, bàn luận tìm ra cách khắc phục những lỗi thường mắc phải trong sử dụng chữ viết, để nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn * Đối với phụ huynh: - Quan tâm đến việc học của con em mình, đầu tư nhiều hơn về thời gian cho con em mình học tập Hoàng Việt Tùng 15... Ở dạng bài tập này học sinh phải phân biệt được rõ lỗi để sửa lại cho đúng 6 Kết hợp với các giáo viên bộ môn để cùng giúp học sinh viết cho đúng hoặc tạo điều kiện để các em tự giúp nhau viết cho đúng chính tả II.3.2.Kết quả nghiên cứu thực tiễn II.3.2.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu : - Trường PTCS Hà Lâu, nằm trên địa bàn xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Tiên Yên, 100% học sinh của trường... hành tập nói (Phân môn tập làm văn ) tôi đã rất chú ý rèn và sửa chữa cách phát âm cho đúng giữa s và x, tr và ch, d và r và phân biệt giữa thanh hỏi với thanh ngã 5 Ra thêm các dạng bài tập rèn chính tả để học sinh có thể tự làm ở nhà Đây là biện pháp rất có hiệu quả mà lại không mất thời gian trên lớp Biện pháp này vừa giúp học sinh viết đúng chính tả, vừa rèn luyện cho các em thói quen trình bày... tộc thiểu số (dân tộc Dao chiếm đa phần, Tày) Học sinh đi học cách xa trường, phải qua sông, qua suối rất khó khăn, có nơi học sinh phải vượt hơn 7 km đường mới tới được trường để học - Gia đình phụ huynh học sinh đa phần là thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo (341/4 17 hộ chiếm tỉ lệ 82% ) Nhận thức của đại đa số người dân chưa cao,chưa nhận thức rõ động cơ để học tập II.3.2.2 Thực trạng : Hoàng Việt Tùng... tháng 4 năm 2011 Người viết đề tài Hoàng Việt Tùng IV PHẦN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Từ điển Tiếng Việt (NXB Văn hóa – Thông tin Năm 2001) - Sách giáo khoa Ngữ văn 7 (NXBGD Năm 2009) - Sách giáo viên Ngữ văn 7 (NXBGD Năm 2009) - SGK Ngữ văn địa phương Quảng Ninh - Tập một (NXBGD Năm 2009) V NHẬN XÉT CỦA HĐ KH CẤP TRƯỜNG, PHÒNG GD&ĐT: Hoàng Việt Tùng . KINH NGHIỆM SỬA LỖI CHÍNH TẢ CHO HỌC SINHTRONG GIẢNG DẠY NGỮ VĂN 7 I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1. Lý do chọn đề tài: I.1.1. Cơ sở lý luận : Học sinh học chữ và rèn luyện viết chính tả ngay từ khi học. phương pháp, cách thức sửa chữa lỗi của học sinh cho phù hợp. II. PHẦN NỘI DUNG II.1.Chương 1: Tổng quan : Kinh nghiệm sửa lỗi chính tả cho học sinh trong giảng dạy ngữ văn 7 II.1.1. Lịch sử vấn. giáo viên dạy văn, đã hết sức coi trọng việc sửa lỗi chính tả cho học sinh và bước đầu thấy được kết quả khả quan, ý thức được điều đó tôi đã mạnh dạn áp dụng việc vừa dạy kiến thức văn học vừa

Ngày đăng: 07/08/2015, 18:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan