1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Cách chữa các lỗi chính tả thông thường

12 211 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 108,5 KB

Nội dung

A. ĐẶT VẤN ĐỀ: I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Quan niệm của Mĩ học truyền thống cho rằng cái hay bao giờ cũng được nảy sinh và tồn tại trên cơ sở của cái đúng. Nó phải lấy cái đúng làm điểm xuất phát và là sự thể hiện ở cấp độ cao của chuẩn mực ngôn ngữ. Các môn khoa học nói chung đều phải đạt tới sự chính xác tuyệt đối của các tri thức. Riêng đối với lĩnh vực văn học, ngoài chuẩn mực về cái đúng còn phải vươn tới chuẩn mực của cái hay. Cái hay tạo nên sự khác biệt, dấu ấn của tác phẩm. Chất liệu để tạo nên cái hay của tác phẩm văn học chính là các hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ. Tài năng của nhà văn phải thể hiện trước hết ở năng lực sử dụng hệ thống ngôn ngữ sao cho có hiệu quả cao nhất. Đối với học sinh THCS, việc nhận thức về cái hay và cái đúng mới chỉ dừng lại ở mức độ thấp, sơ đẳng. Việc tiếp nhận và vận dụng các hình thức ngôn ngữ, các quy tắc chính tả còn hạn chế. Chính vì vậy các em thường mắc phải các lỗi chính tả trong quá trình học tập và trở thành một vấn đề cần phải quan tâm. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ: Thực tế của quá trình dạy học ở trường THCS cho thấy, các em học sinh, kể các em học sinh khối lớp 9, vẫn chưa thực sự nắm được các quy tắc về chính tả, vẫn mắc phải nhiều lỗi chính tả trong các bài kiểm tra của mình, kể cả những lỗi hết sức thông thường, giản đơn. Việc mắc các lỗi chính tả này là do thói quen sử dụng ngôn ngữ của học sinh nhưng nó làm cho nội dung diễn đạt không được trọn vẹn. Đôi khi nó còn gây hiểu nhầm cho người đọc và gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi cho người chấm bài… Từ đó làm ảnh hưởng tới kết quả học tập nói chung của người học. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể lí giải bằng những cách khác nhau nhưng nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là do ý thức sử dụng ngôn ngữ của người học. Trong quá trình học tập, học sinh dễ tiếp xúc với nhiều phương ngữ khác nhau do đặc điểm phức tạp của tình hình dân cư. Từ đó tạo cho các em nhiều thói quen ngôn ngữ không tốt. Các em ít phân biệt được sự khác nhau giữa ngôn ngữ của đời sống hằng ngày với ngôn ngữ khoa học nên tuỳ tiện trong cách sử dụng. Cũng có thể lỗi này một phần do giáo viên. Một số giáo viên, đặc biệt là giáo viên tiểu học, ngay từ đầu đã không chú trọng đúng mức tới việc rèn luyện ngôn ngữ của học sinh, giáo viên nói và viết chưa đúng chuẩn làm cho học sinh bắt chước, học theo và trở thành một thuộc tính cố hữu trong tư duy của các em. Vì vậy khi đánh giá thực trạng của vấn đề, chúng ta phải trung thực và thẳng thắn nhìn nhận vấn đề để từ đó có thể tìm ra những giải pháp phù hợp, hiệu quả. III. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐÃ ÁP DỤNG: Các giáo viên dạy Ngữ văn ở trường THCS, trong quá trình dạy học và kiểm tra của mình, ngoài việc cung cấp nội dung kiến thức cho người học còn phải luôn luôn chú ý tới việc chữa các lỗi chính tả cho học sinh bằng các hình thức khác nhau. Những người biên soạn sách giáo khoa đã phân bố tương đối hợp lí ( kể cả giảm tải chương trình ) các tiết chương trình địa phương, các tiết luyện nói, luyện viết ,chữa chính tả cho học sinh…. Dựa vào sự phân bố của nội dung chương trình, các giáo viên đã tổ chức cho các em luyện tập theo các mẫu đã cho; cũng có khi các em tự ghi chép, tự sửa các lỗi chính tả mắc phải trong bài làm của mình. Có người kì công hơn cho học sinh lập cuốn sổ tay chính tả và có sự theo dõi, kiểm tra, đánh giá theo định kì. Cách thường gặp nhất là giáo viên chỉ và sửa lỗi cho học sinh trong quá trình chấm các bài kiểm tra, bài viết của các em ( qua loa vài ba từ rồi bỏ ở đấy … ). Nhìn chung những cách làm trên đã phần nào giúp học sinh có ý thức viết đúng chính tả trong bài làm của mình. Nhưng thực tế công việc này làm mất rất nhiêù thời gian và còn mang tính nhất thời vì nó chỉ dừng lại ở một số học sinh. Các em lại quên và rồi lại tiếp tục mắc các lỗi chính tả khác trong những bài làm tiếp theo. Từ những vấn đề nêu trên và từ thực tế quá trình dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS, tôi lựa chọn chuyên đề “Cách chữa các lỗi chính tả thông thường” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn giúp các bạn đồng nghiệp có cách nhìn đúng về vấn đề này và có thêm ít kinh nghiệm để hướng dẫn học sinh khắc phục các lỗi chính tả thường gặp, tạo ra những tiến bộ mới trong việc học tập môn Ngữ văn của các em. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I. Cơ sở lí luận: Theo thuật ngữ của Ngôn ngữ học, “Chính tả là sự chuẩn hoá hình thức chữ viết của một ngôn ngữ bao gồm hệ thống các quy tắc về âm vị, âm tiết, dùng dấu câu, viết hoa…” Vấn đề chuẩn chính tả Tiếng Việt được nhiều người quan tâm nghiên cứu và tìm hiểu, từ đó có rất nhiều công trình nghiên cứu được công bố. Có thể kể đến công trình của các nhà Ngôn ngữ học Đoàn Thiện Thuật, Mai Ngọc Chừ, Đặng Thị Lanh, Hoàn Châu… Đặc biệt là cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” của tác giả Đỗ Hữu Châu. Các sách “Tiếng Việt thực hành” của các Trường Đại học và Cao đẳng sư phạm cũng rất quan tâm tới vấn đề rèn luyện chính tả cho học sinh. Sách Ngữ văn, sách giáo viên và sách thiết kế Ngữ văn 6, 7, 8, 9 cũng đề cập tới vấn đề này. Các công trình nghiên cứu nói trên đều thống nhất về đặc điểm của chuẩn chính tả là tính bắt buộc và tính ổn định. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách khách quan thì những công trình này vẫn chưa đi vào trọng tâm vấn đề và chưa thống nhất được ý kiến về cách chữa lỗi, mỗi người đưa ra một quan niệm riêng dựa trên những cơ sở khác nhau. Việc đó gây ra cho người học và người dạy không ít khó khăn. Vận dụng những nội dung nghiên cứu trong các công trình nói trên và quá trình tích luỹ của bản thân, tôi xin được trình bày một số nội dung cụ thể như sau: II. NỘI DUNG VẤN ĐỀ: Các lỗi chính tả mà học sinh mắc phải trong quá trình học tập của mình khá nhiều, tuy nhiên có thể quy làm ba nhóm lỗi chủ yếu sau: 1. Các lỗi về dấu thanh: Lỗi này chủ yếu là lẫn lộn giữa dấu hỏi(?) và dấu ngã(~), đặc biệt phổ biến ở vùng nông thôn Nam Bộ ( Cà Mau – Bạc Liêu ). Để chữa lỗi này, ta có thể dùng một số mẹo sau: a. Mẹo tương ứng thanh điệu trong từ láy. Đặc điểm nổi bật của từ láy tiếng Việt là luôn có sự tương ứng về thanh điệu. Các thanh điệu trong từ láy tiếng Việt bao giờ cũng cùng một nhóm. Người ta chia nhóm thanh điệu trong từ láy tiếng Việt như sau: Nhóm: huyền, ngã, nặng. Nhóm: sắc, hỏi, không. Có thể dễ dàng nhớ mẹo này như sau: “Chị huyền mang nặng ngã đau Hỏi không sắc thuốc lấy đâu mà lành” Theo mẹo này, khi gặp một tiếng, ta còn lưỡng lự không biết dấu gì thì ta thử tìm từ láy tương ứng với nó. + Nếu tiếng kia có dấu huyền hoặc nặng thì nó mang dấu ngã. Ví dụ: nũng nịu, rộng rãi, lộng lẫy. + Nếu tiếng kia có dấu không hoặc sắc thì nó mang dấu hỏi. Ví dụ: ngớ ngẩn, vớ vẩn, sáng sủa, nhỏ nhen… b. Mẹo theo tiếng gốc cùng hay gần nghĩa: Các tiếng gốc cùng hay gần nghĩa với nhau sẽ mang dấu cùng nhóm với nhau. Ví dụ: cũng- cùng; dẫu-dầu; mõm-mòm… c. Mẹo “ mình nên nhớ viết là dấu ngã” Đối với các từ Hán Việt, trong trường hợp phân vân nên viết dấu hỏi hay ngã ta làm như sau: + Nếu tiếng đó bắt đầu bằng một trong những âm trong câu trên đây như : m, n, l, d, ng, nh thì được viết dấu ngã. + Các trường hợp còn lại thì viết với dấu hỏi. Ví dụ: Với m: mãn cảm, mãnh liệt, mỹ lệ… Với n: nữ nhi, nỗ lực, noãn bào… Vói nh: nhẫn nại, nhãn quan, tham nhũng… Với v: uy vũ, vĩ đại, vãng lai, viễn thị… Với l: lữ khách, lễ độ, thành luỹ… Với d: dũng mãnh, hoang dã, kiều diễm… Với ng: bản ngã, ngoại ngữ, ngưỡng mộ… Một số trường hợp ngoại lệ: không được viết phụ âm đầu là một trong bảy phụ âm nói trên nhưng vẫn được viết là dấu ngã như: phẫu thuật, linh cữu, tống tiễn, hoả tiễn, kĩ năng, bãi khoá, ấu trĩ, huyễn tưởng, hữu dụng, công quỹ, hỗn chiến, thực tiễn… 2. Các lỗi về vần: a. Lỗi lẫn lộn iêu-iu-ưu: Chúng ta còn nhớ: vần iu chỉ xuất hiện trong một số từ ngữ như: líu lưỡi, bĩu môi, địu gạo, ỉu xìu, chịu chơi, chịu đựng… Ngoài ra, nó chỉ xuất hiện trong từ láy âm như: phụng phịu, đìu hiu, hắt hiu, dịu dàng… Đối với các từ Hán Việt thì bao giờ cũng có thể viết ưu hay iêu. Ví dụ: trìu tượng, bưu điện, hưu trí, lưu lạc, hiếu chiến, diễu hành, hiệu trưởng, quan liêu… b. Lỗi lẫn lộn iêu-ươu- ưu: Người miền Bắc hay lẫn lộn ươu và iêu. Người miền Nam hay lẫn lộn ươu với ưu. Để khắc phục lỗi này cần nhớ: + Vần ươu chỉ xuất hiện hạn chế trong các từ như: cái bướu, con hươu, chai rượu, con khướu. + Các từ Hán Việt không viết với vần ươu. 3. Các lỗi về phụ âm đầu: a. Lẫn lộn L và N: Lỗi này phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ, ta có thể khắc phục lỗi này bằng cách sau: a.1. Mẹo láy âm: Khi ở vị trí thứ nhất trong một từ láy âm, L có thể láy với các âm đầu khác còn N thì không có khả năng này. Nếu gặp một tiếng mà ta còn phân vân thì ta hãy tạo một từ láy âm, nếu tiếng đó có thể đứng trước thì viết là L. Ví dụ: lắp bắp, lốm đốm, lờ đờ, lúi húi, loay hoay, la cà, lục cục, lò dò, liu điu… Khi tiếng đó đứng ở vị trí thứ hai, ta lại có quy tắc khác N láy âm với Gi và âm đầu Z còn L láy với các âm khác . Ví dụ: Lông bông, lảng bảng, chói lọi. Giẫy nẩy, gian nan, áy náy. a.2. Mẹo âm đệm: L có thể đứng trước âm đệm (O,U) còn N thì không thể. a.3 Mẹo đồng nghĩa: Khi nó đồng nghĩa với một tiếng khác viết với âm Nh thì được viết là L. Ví dụ: lài- nhài, lầm –nhầm, lanh- nhanh. b. Lẫn lộn Tr và Ch: Lỗi này phổ biến ở vùng Đồng bằng Sông Cữu Long có cả Bạc Liêu. Ta chữa lỗi này bằng các cách sau: b.1 Mẹo láy âm: Trong tiếng Việt, Ch láy âm với các phụ âm khác trừ 4 ngoại lệ: trọc lóc, trụi lũi, trót lọt, trẹt lét. Như vậy, nếu gặp một tiếng mà ta còn phân vân giữa Tr và Ch mà có thể láy âm với các phụ âm khác thì đó là Ch. Ví dụ: chơi bời, cheo leo, chểnh mảng, lanh chanh, lổm chổm… b.2. Mẹo thanh điệu trong từ Hán Việt: Những từ Hán Việt mang dấu nặng và dấu huyền đều chỉ đi với Tr chứ không đi với Ch. Ví dụ: trịnh trọng, trị giá, truyền thống, phong trào… b.3. Mẹo đồng nghĩa: Khi còn phân vân một tiếng chưa biết viết Tr hay Ch, nếu thấy nó đồng nghĩa với một tiếng viết âm Gi thì tiếng đó viết với Tr. Ví dụ: tranh giành, tra-già , trùn –giun, trầu-giầu…. b.4. Mẹo nhóm nghĩa: + Mẹo cha-chú: Những từ chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình thì viết với Ch chứ không viết với Tr. Ví dụ: cha, chú, chị, chồng, cháu, chắt, chút, chít,… + Mẹo chum-chạn: Các đồ dùng trong gia đình được viết với Ch chứ không viết với Tr. Ví dụ: cái chum, cái chạn, cái chai, chiếc chiếu, cái chổi. Ngoại lệ: cái tráp. c. Lẫn lộn S và X: Lỗi này cũng phổ biến ở vùng Đồng bằng Sông Cữu Long có cả Bạc Liêu. c.1. Mẹo láy âm: Chỉ có X mới láy âm với các âm đệm khác. S không có khả năng này. Ví dụ: bờm xờm, bung xung, lao xao, loà xoà, xích mích, xo ro… c.2. Mẹo kết hợp âm đệm: S không đi với 4 vần: oa, oã, oe, uê. Khi gặp 4 vần này thì viết là X. Ví dụ: xoa tay, xoay xở, tóc xoăn, xuề xoà. Ngoại lệ: soát trong, soát vé, kiểm soát. Soạn trong: soạn bài, sửa soạn. c.3. Mẹo nhóm nghĩa: Tên các thức ăn và các dụng cụ nấu ăn đều viết là X. Ví dụ: xôi, xa lát, xúc xích, cái xoong, cái xiên… Các từ còn lại viết là S. + Danh từ chỉ người: sư sãi, đại sứ. + Danh từ chỉ sự vật: sen, sim, sắn. + Danh từ chỉ đồ vật: sọt, sợi dây, súc vải. + Danh từ chỉ các hiện tượng tự nhiên: sao, sương, sông, suối. Những nội dung trình bày ở trên là những mẹo nhỏ giúp chúng ta xác định ranh giới cho các từ và có cách chữa các lỗi sai một cách phù hợp cho học sinh. III. QUÁ TRÌNH THỬ NGHIỆM: Trong quá trình dạy học của mình, tôi đã nắm vững những mẹo nhỏ này và sử dụng khá thành thạo các thao tác đó. Kết hợp với các tiết trả bài, các tiết chương trình địa phương và các tiết luyện tập, tôi đã lần lượt cho học sinh làm quen và luyện tập theo các mẫu này theo từng mức độ nhận thức của các em nhưng ở các lớp cuối là tương đối khó cho các em nắm vững vì năng lực có hạn như lớp 7 3-4 hiện nay. Việc cho học sinh thảo luận, giải quyết những yêu cầu của giáo viên theo từng nhóm thật sự đạt được kết quả đáng ghi nhận. Năm học Lớp Sĩ số Điểm trung bình Giỏi Khá Trung bình Yếu kém 2009- 2010 7 3 36 04 12 20 2009- 2010 7 4 38 03 10 25 2010- 2011 7 3 35 01 06 18 10 2010- 2011 7 4 36 08 17 11 2011- 2012 7 3 39 2011- 2012 7 4 40 IV. HIỆU QUẢ MỚI: Đối với những thầy giáo, cô giáo, món quà quý giá nhất mà họ nhận được chính là những thành tích học tập của học sinh. Bởi đó là câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất cho quá trình dạy học, giáo dục của giáo viên. Đối với bản thân tôi, khi áp dụng đề tài này vào quá trình dạy học, tôi cũng không tránh khỏi những băn khoăn, lo lắng, thậm chí còn phải đối mặt với những cách phát âm mà ăn sâu vào tiềm thức của các em nên sửa chữa lỗi chính tả cho học sinh không phải là chuyện đơn giản nhưng buộc người giáo viên cần phảo thực hiện. Nhưng đến nay tôi đã tự tin vào bản thân và công việc mà tôi đang làm. Bởi lẽ tôi đã nhận được những tín hiệu hết sức tốt đep. Các bài kiểm tra thường xuyên và định kì của học sinh hai lớp vẫn còn mắc các lỗi chính tả nói trên. Nhưng các em có ý thức hơn trong việc sử dụng ngôn ngữ, biết chọn lọc, phân biệt ngôn ngữ nói và viết và dần dần ít mắc lại những lỗi đã gặp trước đó. C. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: I. Kinh nghiệm cụ thể: Qua những nội dung trình bày ở trên, ta thấy việc dạy cho học sinh nắm vững các quy tắc chính tả, nắm các cách sửa các lỗi chính tả mắc phải là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Việc này không chỉ riêng đôi với môn Ngữ văn mà đối với tất cả các môn học và cả quá trình học tập. Đó là công việc quen thuộc và thường xuyên của giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn ở bậc THCS. Việc hệ thống hoá những vấn đề nêu trên thành những nội dung cụ thể giúp cho các giáo viên dễ nắm bắt, dễ hiểu. Từ đó, họ có sự linh hoạt trong cách vận dụng cho phù hợp với từng lớp, từng học sinh. Dù sáng kiến này chỉ năm trong khuôn khổ của một sáng kiến dạy học môn Ngữ văn nhưng tôi rất mong muốn nhận được sự quan tâm của quý thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp. II. Muốn sử dụng chuyên đề: Theo tôi, để sử dụng hiệu quả chuyên đề này thì vấn đề cơ bản nhất là ở giáo viên Ngữ văn. Các thầy cô giáo dạy Ngữ văn ở các trường THCS phải là những tấm gương về chuẩn mực sử dụng ngôn ngữ, có những hiểu biết cơ bản và sâu sắc về ngôn ngữ học, về các quy tắc chính tả. Đồng thời phải có năng lực sư phạm cần thiết để linh hoạt trong việc vận dụng các hình thức. Khi giao những nhiệm vụ cho học sinh, giáo viên phải có sự kiểm tra, đánh giá thường xuyên để kịp thời nắm bắt những chuyển biến của học sinh III. Kết luận và kiến nghị: [...]...Tóm lại, ta không thể đánh giá một em học sinh học tốt môn Ngữ văn khi bài làm của em đó đầy những lỗi chính tả, viết câu sai quy tắc ngữ pháp Đó là đòi hỏi, là yêu cầu cơ bản đối với tất cả học sinh Yêu cầu đó liên quan tới nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên Vì vậy nhất thiết phải rèn luyện được cho các em những kĩ năng này Chúng ta là những giáo viên Ngữ văn, hơn ai hết, ta phải thật sự hiểu sâu sắc . các lỗi chính tả khác trong những bài làm tiếp theo. Từ những vấn đề nêu trên và từ thực tế quá trình dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS, tôi lựa chọn chuyên đề Cách chữa các lỗi chính tả thông. thấp, sơ đẳng. Việc tiếp nhận và vận dụng các hình thức ngôn ngữ, các quy tắc chính tả còn hạn chế. Chính vì vậy các em thường mắc phải các lỗi chính tả trong quá trình học tập và trở thành một. thấy, các em học sinh, kể các em học sinh khối lớp 9, vẫn chưa thực sự nắm được các quy tắc về chính tả, vẫn mắc phải nhiều lỗi chính tả trong các bài kiểm tra của mình, kể cả những lỗi hết

Ngày đăng: 07/08/2015, 10:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w