Phần 1 ĐẶT VÂN ĐỂ Hỏa chế là một trong ba phương pháp chế biến thuốc được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Thực chất của phương pháp này là sử dụng tác động của nhiệt độ ởnhững mức độ khác nhau. Những năm gần đây một số nhà nghiên cứu 10,21,24 cho thấy nhiệt độ có tác dụng mạnh đến TPHH của vị thuốc, dẫn đến sự thay đổi đáng kể đến tác động sinh học. Trên thực tế, thành phẩm chế biến theo phương pháp này chủ yếu được đánh giá bằng cảm nhận giác quan: màu sắc, mùi, vị. Vì thế chất lượng vị thuốc có thể không ổn định. Đặc biệt là một số vị thuốc vốn có màu sắc tối hơn màu sắc của tiêu chuẩn thành phẩm, gây khó khăn cho việc nhận biết cảm quan. Để góp phần hệ thống hoá, chúng tôi nghiên cứu đề tài Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến Anthranid trong hạt thảo quyết minh với mục đích: + Tiếp tục khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự đổi màu của một số vị thuốc so sánh màu với thành phẩm chế biến theo phương pháp cổ truyền. + Xác định định tính, định lượng Anthranoid của hạt thảo quyết minh trong các mẫu sấy ở nhiệt độ khác nhau trong thời gian khác nhau.
BỘ Y TÊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC D ược HÀ NỘI HOÀNG THỊ THU HƯƠNG Bưức ĐẦU NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN ANTHRANOID TRONG HẠT THẢO QUYẾT MINH (KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ KHOÁ 1996 - 2001) Người hướng dẫn: TS. PHÙNG HOÀ BÌNH TS. ĐỖ NGỌC THANH Nơi thực hiện: Bộ môn dược học cổ truyền Phòng thí nghiệm trung tâm Thòi gian thực hiện: Từ 01/3/2001 - 22/5/2001 ẠỌ-Ũ^- ■' \ ; V ' í s ' * Ị Hà Nội, tháng 5 - 2001 !/'■'; \l ! ■ ^ I LtịU M ề i eỏ M t đ ế i Với tấm lòng kính trong và biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy giáo: TS. Phùng Hòa Bình TS. Đổ Ngoe Thanh Những người thầy đã trưc tiếp hưóng dẫn tân tình chỉ bảo và dành nhiều thời gian giúp đở em trong suốt thời gian thưc hiên và hoàn thành công trình tốt nghiêp này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và cán bô nhân viên Bô môn Dươc hoc cổ truyền, phòng thí nghiêm trung tâm đã giúp đõ, tao điều kiên thuận lợi cho em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 200ỉ Sinh viên Hoàng Thị Thu Hương 1 2 2 3 8 8 9 11 13 15 15 15 16 18 18 20 34 37 37 38 MỤC LỤC Phần 1: Đặt vấn đề. Phần 2: Tổng quan. 2.1. Các phương pháp hoả chế. 2.2. Sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến màu sắc và TPHH của vị thuốc. 2.3. Vị thuốc Thảo quyết minh. 2.3.1.Đặc điểm thực vật. 2.3.2. Thành phần hóa học. 2.3.3. Tác dụng. 2.3.4. Chế biến. Phần 3: Thực nghiệm và kết quả. 3.1. Nguyên vật liệu và phương pháp nghiên cứu. 3.1.1. Nguyên vật liệu. 3.1.2. Phương pháp nghiên cứu. 3.2. Kết quả thực nghiệm và nhận xét. 3.2.1 Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự thay đổi màu sắc của vị thiiốc. 3.2.2.Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến Anthranoid trong hạt thảo quyết minh. 3.3. Thảo luận kết quả thực nghiệm. Phần 4: Kết luận - ý kiến đề xuất. 4.1. Kết luận. 4.2. Ý kiên đê xuất. CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTHH : Công thức hóa học dd : Dung dịch YHCT : Y học cổ truyền MNC : Mẫu nghiên cứu SKG : Sắc ký giấy SKLM : Sắc ký lớp mỏng TPHH : Thành phần hoá học uv : Tử ngoại vđ : Vừa đủ ( ’) : Phút Phần 1 ĐẶT VÂN ĐỂ Hỏa chế là một trong ba phương pháp chế biến thuốc được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Thực chất của phương pháp này là sử dụng tác động của nhiệt độ ở những mức độ khác nhau. Những năm gần đây một số nhà nghiên cứu [10,21,24] cho thấy nhiệt độ có tác dụng mạnh đến TPHH của vị thuốc, dẫn đến sự thay đổi đáng kể đến tác động sinh học. Trên thực tế, thành phẩm chế biến theo phương pháp này chủ yếu được đánh giá bằng cảm nhận giác quan: màu sắc, mùi, vị. Vì thế chất lượng vị thuốc có thể không ổn định. Đặc biệt là một số vị thuốc vốn có màu sắc tối hơn màu sắc của tiêu chuẩn thành phẩm, gây khó khăn cho việc nhận biết cảm quan. Để góp phần hệ thống hoá, chúng tôi nghiên cứu đề tài " Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến Anthranid trong hạt thảo quyết minh" với mục đích: + Tiếp tục khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự đổi màu của một số vị thuốc - so sánh màu với thành phẩm chế biến theo phương pháp cổ truyền. + Xác định định tính, định lượng Anthranoid của hạt thảo quyết minh trong các mẫu sấy ở nhiệt độ khác nhau trong thời gian khác nhau. 1 Phần 2 TỔNG QUAN 2.1. Các phương pháp hỏa chế. Hỏa chế là phương pháp chế biến sử dụng tác động của nhiệt độ khô [3] ở các mức nhiệt độ khác nhau vào vị thuốc với mục đích bảo quản, thay đổi thể chất, tính vị, tăng hiệu lực trị bệnh, tăng độ an toàn, giảm tác dụng không mong muốn của thuốc [3,10,20]. Hỏa chế là một trong ba phương pháp cơ bản trong chế biến cổ truyền các vị thuốc [3,20]. Trong số các vị thuốc thường dùng ít nhất có trên 100 vị thuốc được chế biến theo phương pháp hỏa chế [11]. Tiêu chuẩn thành phẩm chế biến theo phương pháp cổ truyền được đánh giá chủ yếu bằng cảm quan: màu sặc, mùi, vị. Trong đó màu sắc được coi là tiêu chuẩn quan trọng nhất, quan sát trong lòng vị thuốc, bề mặt ngoài của vị thuốc. Người ta đã phân loại phương pháp chế biến dựa theo màu: Màu dược liệu sống, màu vàng, vàng cháy cạnh, nâu đen, đen [11,18]. Thực chất màu sắc vị thuốc biểu hiện sự ảnh hưởng của nhiệt độ khi chế biến ở mức nhiệt độ khác nhau trong khoảng thời gian khác nhau: 2.1.1. Sao không có phụ liệu (sao trực tiếp): Là phương pháp saó mà dược liệu được truyền trực tiếp qua dụng cụ sao [3,12,19]. - Sao qua (vi sao): Nhiệt độ sao khoảng 50° - 80°c [3,19], màu của vị thuốc biến đổi không đáng kể. - Sao vàng (hoàng sao): Nhiệt độ sao khoảng 100° - 140°c. Sản phẩm có bề mặt ngoài màu vàng hoặc vàng đậm, bên trong có màu thuốc sống [3,19,20]. - Sao vàng sém cạnh: Nhiệt độ sao khoảng 100° - 140°c. Sản phẩm có bề mặt ngoài màu vàng, rìa cạnh đen [ 3,10,20]. 2 - Sao đen (hắc sao, sao tồn tính): Nhiệt độ sao khoảng 200° - 240°c [3,19]. Sản phẩm có bề mặt ngoài màu đen, bên trong có màu vàng [3,20]. - Sao cháy (thán sao): Nhiệt độ sao khoảng 200° - 240°c [3,19,20]. Sản phẩm có bề mặt ngoài màu đen, bên trong màu nâu đen (đen đến 70%) [20]. 2.1.1. Sao có phụ liệu (sao gián tiếp) Là phương pháp sao mà vị thuốc được truyền nhiệt gián tiếp qua phụ liệu trung gian như: cám, gạo, để tăng tác dụng kiện tỳ, nhiệt độ sao thường thấp. Khi sao cách cát, hoạt thạch, văn cáp thì người ta thường khống chế nhiệt độ ở khoảng 200° - 250°c nhằm phân bố nhiệt đồng đều cho vị thuốc. Ngoài ra còn có một số phương pháp khác: - Nung (đoàn): Dùng nhiệt độ cao có thể đến hàng ngàn độ chủ yếu đối với một số khoáng vật [16] như : cửu khẩu, mẫu lệ, thạch quyết minh. - Chế sương: là phương pháp nung kín để tinh chế một số khoáng vật mà hoạt chất có tính chất thăng hoa ở nhiệt độ cao như: lưu huỳnh, thuỷ ngân, asen [3]. - Nướng: làm chín thuốc, giảm tính mãnh liệt của thuốc. Thuốc thường được vùi trong tro bếp củi hoặc nướng trên than củi. 2.2. Sư ảnh hưởng của nhỉẽt đố đến màu sác và TPHH của vi thuốc 2.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự thay đổi màu sắc của vị thuốc Khi nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến màu sắc một số vị thuốc, một số tác giả [10,21] đã phân loại thành các nhóm khác nhau: " Cấu trúc tinh bột": Hoài sơn, ý đĩ nhân. "Cấu trúc cellulose": Hoàng kỳ, bạch truật, "Cấu trúc mỏng manh": Hoa hoè, kim ngân. Ở nhiệt độ khác nhau, trong khoảng thòi gian khác nhau, sự thay đổi màu sắc của vị thuốc ở các nhóm là khác nhau: - ở mức nhiệt độ thấp hơn 100°c, thường ít làm biến màu của vị thuốc (tương đương phương pháp sao qua của YHCT) [10]. 3 - ở mức nhiệt độ khoảng 120° - 160°c (tương đương phương pháp sao vàng của YHCT), thường làm vị thuốc có màu vàng rõ rệt (tuỳ từng loại dược liệu khác nhau) [10]: + VịứiuỐccócáitìứ:mỏngĩrianh:]Slhiêtđộtiiaigđua[igsao vànglà 11CP- 14CflG + Vị thuốc có câu trúc tinh bột: Nhiệt độ tương đương sao vàng là 15Ơ1 - 16CPc + Vị thuốc có cấu trúc cellulose: Nhiệt độ tương đương sao vàng là 120p - 140PC. - Ở khoảng nhiệt độ 170° - 220°c, thường làm vị thuốc chuyển sang màu đen (tương đương phương pháp sao cháy của YHCT) [10]: + Vị thuốc cấu trúc tinh bột: Nhiệt độ tương đương sao cháy là khoảng 220°C/25' đến 220°C/30\ + Vị thuốc cấu trúc Cellulose và cấu trúc mỏng manh nhiệt độ tương đương sao cháy khoảng 170° - 210°c. 2.2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến TPHH của vị thuốc. 2.2.2.I. Sự biến đổi về thành phần Khi nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến TPHH của vị thuốc ở mức độ và thời gian khác nhau, TPHH của vị thuốc có sự chuyển hóa từ chất này sang chất khác, hoặc tăng lên hoặc giảm xuống. Bằng SKLM, SKG cho thấy: - ở mức nhiệt độ dưới 100°c (tương đương phương pháp sao qua YHCT) TPHH thay đổi không đáng kể: + Trên sắc ký đồ SKG Flavonoid/ hoa hoè với hệ dung môi khai triển: CHCI3- CH3CHO - H20 (13:6:1), mẫu sống và mẫu sấy 80°c đều cho 3 vết tương đương nhau [10]. + Trên sắc ký đồ SKLM Aucubin và Alantoin trong mã đề ở nhiệt độ sấy 40°c và 80°c đều cho một vết tương đương nhau [17]. - ở mức nhiệt độ 120°c - 160°c (tương đương phương pháp sao vàng YHCT ) TPHH của vị thuốc có sự biến đổi: 4 + Anthranoid/ đại hoàng có số lượng vết trên sắc ký đồ SKLM với hệ dung môi khai triển: Toluen - ethylacetat - acid formic (5: 4:1) của mẫu sống và sấy thay đổi thể hiện bảng 1 [2]: Bans 1: Kết quả phân tích bằng SKLM Anthranoỉd / đại hoàng MNC Số vết Anthranoid Dạng toàn phần Dạng tự do Sống 6 2 Sấy 140°c/10' 2 1 Sấy 140°C/20’ 1 1 - Ở mức nhiệt độ 180°- 220°c (tương đương phương pháp sao cháy YHCT) TPHH của vị thuốc thay đổi rất lớn: + Bằng SKLM cho thấy Flavonoid/ hoa hoè với hệ dung môi khai triển: CHC13- CH3CHO - H20 (13:6:1), có số lượng vết tăng lên. Anthranoid/ đại hoàng với hệ dung môi khai triển: Toluen - ethylacetat - acid formic (5: 4:1), số lượng vết giảm xuống so với mẫu sống, thể hiện ồ bảng 2 [10,21]. Bảng 2: Kết quả phân tích bằng SKM của Anthranoid/ đại hoàng: - MNC Flavonoid/hoa hoè Anthranoid/đại hoàng Dạng toàn phần Dạng tự do Sống 3 6 2 Sấy 180°C-220°C/10,15,20 4 Sấy 180°c/10',20' 2 2 Sấy 180°C/30' 1 1 Sấy 220oC/10',20'30' 4 2 5 0 2.2.2.2. Sự biến đổi về hàm lượng Dưới tác động của nhiệt độ và khoảng thời gian khác nhau, hàm lượng các chất trong dược liệu thay đổi rõ ràng. Nhiệt độ càng cao thì càng gây sự thay đổi lớn. - Ở mức nhiệt độ dưới 100°c (tương đương phương pháp sao qua YHCT) hàm lượng các chất trong dược liệu thay đổi ít: + Khi nghiên cứu một số hoạt chất trong mã đề: thấy hàm lượng alantoin tương đối vững bền khi sấy ở nhiệt độ 40° - 80°c [17]. Kết quả thể hiện bảng 3. + Lượng Aucubin sấy ở 80°c có nhiều hơn dược liệu sấy ồ 40°c. Có thể là do ở 40°c enzym hoạt động tốt nên phân huỷ một phần hoạt chất [17]. Kết quả thể hiện bảng 3. ọ Bảng 3: Anh hưởng nhiệt độ sấy đến Aucubỉn và alantoỉn trong mã đề. Dược liệu Nhiệt độ °c Aucubin (mật độ quang) Alantoin Hàm lượng ( % ) Lá 80 0,55 0,33 40 0,52 0,29 Hoa 80 0,83 0,45 40 0,69 0,44 + Hàm lượng Flavonoid/hoa hoè mẫu sống là 31,41%. Khi sấy ở 100°c hàm lượng Flavonoid là 29,94% - Ở mức nhiệt độ 120°-160°c (tương đương phương pháp sao vàng YHCT) [10,20] hàm lượng các chất trong dược liệu thay đổi: . + Hàm lượng glycosid/hạnh nhân [22], Anthranoid/ thảo quyết minh [20] ở mẫu sống và sấy giảm dần. Kết quả thể hiện bảng 4. 6 [...]... số phương thuốc có thảo quyết minh [30] - Phương 1: Thảo quyết minh gan gà Thảo quyết minh: 40 - 12g ngâm trong nước 4 - 6 tiếng + gan gà 2,3 lá + Chế biến: Thảo quyết minh + gan gà cùng dầu ăn + muối xào chín + Công năng: Thanh nhiệt, sáng mắt - Phương 2: Thảo quyết minh sắc rong biển Thảo quyết minh : Rong biển 15g : 2g + Công năng: Hạ áp, giảm mỡ trong máu - Phương 3: Thảo quyết minh : 20g Sơn tra... Nhiệt độ sấy tương đương khoảng 150° - 160°c/ 2 ' -3 ' 0 0 - Sao cháy: + Vị thuốc "cấu trục mỏng manh": Nhiệt độ sấy tương đương khoảng 210°C/20' -30’ +• Vị thuốc "cấu trúc Cellulose": Nhiệt độ sấy tương đương khoảng 200° *-210°C/20' -30’ + Vị thuốc "cấu trúc tinh bột": Nhiệt độ sấy tương đương khoảng 220°C/20' - 30’ 3.2.2 Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến Anthranoỉd trong hạt thảo quyết minh 3.2.2.I... Nhiệt độ cao làm thay đổi nhiều về TPHH: Biến đổi về lượng, về chất, dẫn đến sự thay đổi về tác dụng của thuốc, tác dụng không mong muốn (độc tính ) Có chất bị phân huỷ, có chất tồn tại ở nhiệt độ gần 300°c Do đó sao cháy không phải là mất hết mà vẫn còn lất nhiều thành phần 2.3 VỊ thuốc Thảo quyết minh Là hạt của cây Thảo quyết minh (Cassia tora L.)- Thuộc họ vang (Caesalpiniaceae) Còn gọi quyết minh. .. 15 3.1.1.2 Phương tiện nghiên cứu - Máy quang phổ tử ngoại khả kiến u v - VIS Spectrophotometer Cary IE (Úc) - Đèn tử ngoại soi sắc ký Camag - Tử sấy Memmert có chế độ điều chỉnh nhiệt độ - Cân xác định độ ẩm Precisa PH 160 (Thuỵ Sĩ) - Bếp điện, nồi cách thuỷ - Các dụng cụ thuỷ tinh 3.1.2 Phương pháp nghiên cứu 3.1.2.1 Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự thay đổi màu sắc của vị thuốc Chọn 10 vị... [3] 12 + Hạt thảo quyết minh chữa đau khớp, trị siêu vi khuẩn herpes simplex [11] Ngoài ra còn được sử dụng trong chế biến thực phẩm 2.3.4 Chế biến 2.3.4.1 Tuỳ theo yêu cầu chữa bệnh có thể chế biến hạt thảo quyết minhcác dạng sau: - Vi sao, hoàng sao: Tác dụng nhuận tràng, thanh can, sáng mắt [3] - Sao cháy: Tác dụng an thần [20] - Ngâm thảo quyết minh (12g) trong rượu (4 - 5ml), dấm (5ml) trong 10... Bệnh béo phì - Phương 4: Thảo quyết minh sắc nhân quả đào Thảo quyết minh : 12g Nhân quả đào : 12g + Chủ trị: chữa bệnh tăng huyết áp, tắc mạch máu não 13 - Phương 5: Chữa cao huyết áp, đau mắt: Thảo quyết minh : 15g Hoàng bá : 5g Long đởm thảo : 3g Nước : 300ml + Chế biến: sắc còn 150ml chia 3 lần uống trong ngày - Phương 6 : Chữa khó ngủ, ngủ hay mê, tim hồi hộp: Thảo quyết minh : 20g Mạch môn : 15g... rubrofusarin - Trong lá thảo quyết minh có Kaemferol 3 - glucoside - glucoside dẫn chất Flavonoid [1,7,30] - Các dẫn chất không -phải Anthranoid trong hạt thảo quyết minh là rabrofusarin, nor - rubrofusarin, rubrofusarin - 6 gentiobisid [31] Công thức hoá học và tính chất 1 số Anthranoid được ghi ở bảng 7: 9 Cl Bảng 7 - CTHH vồ một số tính chá hoá lý của một sô'anứmmoiárong thảo quyết minh Anthraquinon... rất nhiều thành phần vẫn tồn tại Người ta đo nhiệt độ nóng chảy một số chất ở nhiệt độ rất cao: • Nhiệt độ nóng chảy quecxetin/hoa hoè là: t°nc = 317°c • Nhiệt độ nóng chảy luteolin là : t°nc = 336°c • Nhiệt độ nóng chảy Apigenin là : t°nc = 349°c Bảng 6: Nhiệt độ phân huỷ các Saponin trong vị thuốc Saponin Tên cây Nhiệt độ phân huỷ (°C) Saponin PD 263° - 266° Plantycodin A 227° - 233° Plantycodin... khuẩn: Nước chiết hạt thảo quyết minh có tác dụng ức chế vi khuẩn ngoài da, tác dụng ức chế này do Chrysophanol gây nên (đối với vi khuẩn gây ngứa và nổi ban đỏ) [13,14,30] 11 - Tác dụng hạ Cholesterol: Dùng lOg bột thảo quyết minh cho một con thỏ, thí nghiệm liên tục 3 tháng có tác dụng hạ cholesterol máu, tác dụng chống xơ cứng động mạch [30] - Tác dụng hạ áp: nưóc chiết hạt thảo quyết minh có tác dụng... trên màu sản phẩm (sao vàng,sao cháy) 16 3.I.2.2 Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến Anthranoid trong hạt thảo quyết minh * Định tính - Định tính bằng phản ứng Bortrager, phản ứng vi thăng hoa xác định sự có mặt của anthranoid - Định tính các hợp chất Anthranoid bằng SKLM: So sánh thành phần Anthranoid giữa mẫu sống với mẫu sấy ở nhiệt độ và thời gian khác nhau * Định lượng: bằng phương pháp quang phổ . Sư ảnh hưởng của nhỉẽt đố đến màu sác và TPHH của vi thuốc 2.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự thay đổi màu sắc của vị thuốc Khi nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến màu sắc một số vị thuốc,. sắc của tiêu chuẩn thành phẩm, gây khó khăn cho việc nhận biết cảm quan. Để góp phần hệ thống hoá, chúng tôi nghiên cứu đề tài " Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến Anthranid trong. TÊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC D ược HÀ NỘI HOÀNG THỊ THU HƯƠNG Bưức ĐẦU NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN ANTHRANOID TRONG HẠT THẢO QUYẾT MINH (KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ KHOÁ 1996 - 2001) Người