m 488,80 > 8S8.B8 Labe 1 Hare
3.3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến Anthranoỉd trong hạt thảo quyết minh:
Chọn thảo quyết minh là đối tượng nghiên cứu vì thảo quyết minh có chứa Anthranoid là thành phần chính, có cấu trúc khung ổn định.
- Kết quả định lượng Anthranoid dạng tự do ở mức nhiệt độ khoảng 160°c (tương đương với phương pháp sao vàng của YHCT) giảm khoảng 60% so mẫu sống - không thống nhất kết quả với tác giả nghiên cứu trước [20] khi sao vàng hàm lượng anthranoid dạng tự do giảm khoảng 22,2%. Có thể khi sao vàng không xác định được nhiệt độ trong quá trình sao, đánh giá dựa vào cảm quan (màu vị thuốc), mà màu của hạt thảo quyết minh vốn có là lục tối (tối hơn màu vàng). Do đó kết quả gây sai số lớn.
* Định tính:
- Bằng các thuốc thử chung: Tất cả MNC đều cho phản ứng dương tính với Anthranoid, kể cả mẫu sấy 200°C; 220°c (cho màu cháy đen). Điều này chứng tỏ ở mức nhiệt độ nghiên cứu, Anthranoid vẫn còn trong vị thuốc. - Trên sắc ký đổ SKLM mẫu sấy ò nhiệt độ 200°C; 220°c khi định tính ở dạng
tự do và dạng toàn phần có một số vết mất đi (vị trí 3,4), nhưng lại xuất hiện vết mới so mẫu sống, 100°C; 160°c. Như vậy thấy rõ các thành phần Anthranoid thay đổi khác hẳn so với mẫu sống dưới tác động của nhiệt độ. Điều đó có thể giải thích đến sự thay đổi về tác dụng sinh học.
* Định lượng:
- Như vậy có 2 yếu tố ảnh hưởng rõ rệt đến hàm lượng Anthranoid là nhiệt độ và thời gian duy trì nhiệt độ:
+ Ở ÌOOPC hàm lượng Anthranoid thay đổi không đáng kể so vói mẫu sống. + Ở 160°c thời gian dài hơn 20phút lượng Anthranoid dạng tòan phần
giảm khoảng 30%, dạng tự do giảm khoảng 60% so mẫu sống.
+ Ở nhiệt độ khoảng 220°c lượng Anthranoid giảm nhiều: dạng toàn phần và dạng tự do giảm khoảng 60% so mẫu sống, ở nhiệt độ 220°C/30 hàm lượng Anthranoid ở dạng toàn phẩn và dạng ôxy hoá là
0,09%. Có thể ở nhiệt độ này toàn bộ Anthranoid ở dạng toàn phần đã chuyển sang dạng .ôxy hoá.
Điều này có thể giải thích ở nhiệt đ ộ cao Anthranoid đã bị thăng hoa hay chuyển hoá trong điều kiện có không khí và nhiệt độ cao, phù hợp với việc sử dụng của YHCT: sống, sao vàng có tác dụng thanh can sáng mắt; thán sao có tác dụng an thần (không chỉ định để nhuận tẩy).
Hàm lượng Anthranoid nhỏ có gây tác dụng tẩy nhưng có thể cải thiện hấp thu thức ăn và thuốc.
Phần 4
K ẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỂ XUẤT
4.1. K ết lu â n :
Qua quá trình thực hiện đề tài "Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến Anthranoid trong hạt thảo quyết minh, chúng tôi có một số kết luận sau:
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự đổi màu của dược liệu: "cấu trúc" khác nhau thì nhiệt độ gây nên sự thay đổi màu là khác nhau. So sánh với tiêu chuẩn thành phẩm sao của YHCT cho thấy bảng 19.
Bảng 19: Nhiệt độ và thời gian sấy của nhóm "cấu trúc”
MNC
Nhiệt độ/thời gian sấy đối các nhóm "cấu trú c"
Tinh bột Cellulose Mỏng manh
Cho màu vàng Cho màu đen
150° - 160°C/20', 30’ 220°C/2Ơ - 30' 130° - 1400C/2Ơ, 30' 200°- 210°C/20' - 30' 130°C/20', 30' 210°C/20\ 30’
- Định tính bằng thuốc thử chung cho thấy Anthranoid vẫn tổn tại trong toàn
bộ các MNC sấy ở nhiệt độ 100°c, 160°c, 200°c, 220°c.
- Bằng SKLM kết quả phân tích cho thấy thành phần Anthranoid khác nhau: + Mâu sấy 100° - 160°c/10 thành phần không thay đổi so với mẫu
sống: 10 vết (dạng toàn phần)
+ Mâu sấy 200° - 220°c / 30 phút thành phẩn thay đổi so mẫu sống: 4 vết (dạng toàn phần).
.Vị trí các vết trên sắc ký đồ SKLM, thay đổi có chất mất đi có chất mới hình thành.
Nhiệt độ càng cao, Anthranoid càng giảm.
+ Hàm lượng Anthranoid/ thảo quyết minh sống: dạng toàn phần 0,16%, dạng tự do 0,11%, dạng ôxy hoá là 0,12%.
+ Mâu sấy ở 160PC/20' (tương đương với phương pháp sao vàng của YHCT) hàm lượng Anthranoid dạng toàn phần 0,12%, dạng tự do 0,06%.
+ Mẫu sấy 220°c/10, 20 (tương đương với phương pháp sao cháy YHCT) hàm lượng Anthranoid dạng tự do 0,02%. ở 22ơ*cy30 hàm lượng Anthranoid ở dạng toàn phần và dạng ôxy hoá là 0,09%.