Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 60 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
60
Dung lượng
353,5 KB
Nội dung
LỊCH SỦ LỚP 5 “BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI” TRƯƠNG ĐỊNH I-MỤC TIÊU : Học xong bài này , học sinh biết : - Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Kì . - Với lòng yêu nước , Trương Định đã không tuân theo lệnh vua , kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống thực dân Pháp xâm lược . II-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC : - Hình trong SGK phóng to . - Bản đồ hành chính Việt Nam . - Phiếu học tập : III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A- Mở bài: Kiểm tra bài cũ : Bài mới : *Hoạt động 1 : ( làm việc cả lớp ) Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu bài và kết hợp dùng bản đồ để chỉ địa danh Đà Nẵng . -Sáng 1/9/1858 , thực dân Pháp chính thúc nổ súng tấn công Đà Nẵng , mở đầu cuộc xâm lược nước ta . Tại đây quân Pháp đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của quân dân ta nên chúng không thực hiện được kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh . -Năm sau , Pháp phải chuyển hướng đánh vào Gia Định , nhân dân Nam Kì khắp nơi đứng lên chống Pháp xâm lược , đáng chú ý nhất là phong trào kháng chiến của nhân dân dưới sự chỉ huy của Trương Định . B – Phát triển bài: Nhiệm vụ học tập của học sinh : +Khi nhận được lệnh của triều đình , Trương Định có điều gì phải băn khoăn suy nghĩ ? +Trước những băn khoăn đó , nghĩa quân và dân chúng đã làm gì ? + Trương Định đã làm gì để đáp lại tấm lòng tin yêu của nhân dân ? -Chuẩn bị tập vở , dụng cụ học tập . -Băn khoăn , suy nghĩ của Trương Định khi nhận đươc lệnh vua ban xuống : giữa lệnh vua và lòng dân , Trương Định không biết hành động như thế nào cho phải lẽ . -Nghĩa quân và nhân dân suy tôn Trương Định làm “Bình Tây đại nguyên soái” - Cảm kích trước tấm lòng của nghĩa quân và dân chúng , Trương Định đã không tuân lệnh vua , ở lại cùng nhân dân chống giặc Pháp . *Hoạt động 2 ( làm việc theo nhóm ) Gợi ý trả lời những câu hỏi đã nêu ở phần nhiệm vụ học tập của học sinh . +Nhấn mạnh : -Năm 1862 giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân ta của nhân dân ta đang dâng cao , thực dân Pháp gặp nhiều khó khăn lúng túng thì triều đình nhà Nguyễn vội vã kí hiệp ước , trong đó có điều khoản : nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kì ( Gia Định , Định Tường , Biên Hoà ) cho thực dân Pháp . Triều đình nhà Nguyễn cũng dùng niều biện pháp nhắm chấm dứt phong trào chống Pháp ở 3 tỉnh miền Đông . Để tách Trương Định ra khỏi phong trào đấu tranh của nhân dân , triều đình đã thăng chức cho ông làm Lãnh binh An Giang ( 1 trong 3 tỉnh miền Tây Nam Kì là Vĩnh Long , An Giang , Hà Tiên ) và yêu cầu phải đi nhận chức ngay . -Dưới chế độ phong kiến , không tuân lệnh vua là phạm tội lớn như tội khi quân , phản nghịch sẽ bị trừng trị . *Hoạt động 3 ( làm việc cả lớp ) -Đại diện học sinh trình bày kết quả làm việc của mình . *Hoạt động 4 ( làm việc cả lớp ) -Em có suy nghĩ như thế nào trước việc Trương Định không tuân lệnh triều đình quyết tâm cùng nhân dân ở lại chống Pháp ? -Em có biết đường phố , trường học nào mang tên Trương Định ? -Em có biết gì về Trương Định ? -Thảo luận chung . C – Phần kết thúc -Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK . -Chuẩn bị bài sau . NGUYỄN TRƯỜNG TỘ MONG MUỐN CANH TÂN ĐẤT NƯỚC I-MỤC TIÊU : Học xong bài này , học sinh biết : - Những đề nghị chủ yếu để canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ . - Nhân dân đánh giá về lòng yêu nước của người đề xướng canh tân đất nước . II-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC : - Hình trong SGK . III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A- Mở bài: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiểm tra bài cũ : Bài mới : B – Phát triển bài: *Hoạt động 1 ( làm việc cả lớp ) Giáo viên giới thiệu bài mới nhằm nêu được : +Bối cảnh nước ta nửa sau thế kỷ XIX +Một số người có tinh thần yêu nước , muốn làm cho đất nước giàu mạnh để tránh họa xâm lăng ( trong đó có Nguyễn Trường Tộ ) Nhiệm vụ học tập của học sinh : +Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ là gì ? +Những đề nghị đó có được triều đình thực hiện không ? +Nêu cảm nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ ? -Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước . *Hoạt động 2 ( làm việc theo nhóm ) Gợi ý : -Ý 1 : +Mở rộng quan hệ ngoại giao , buôn bán với nhiều nước . +Thuê chuyên gia nươc ngoài giúp ta phát triển kinh tế . +Xây dựng quân đội hùng mạnh . +Mở trường dạy cách sử dụng máy móc , đóng tàu , đúc súng . . . -Ý 2 : +Triều đình bàn luận không thống nhất , vua Tự Đức cho rằng không cần nghe theo Nguyễn Trường Tộ . +Có điều đó là vì vua quan nhà Nguyễn bảo thủ . -Ý 3 : + Nguyễn Trường Tộ có lòng yêu nước , muốn canh tân để đất nước phát triển . +Khâm phục tinh thần yêu nước của Nguyễn Trường Tộ . -Thảo luận trả lời các câu hỏi trên . *Hoạt động 3 ( làm việc cả lớp ) -Lí do triều đình không muốn canh tân đất -Các nhóm trình bày kết quả thảo luận . nước ? -Vua quan nhà Nguyễn lạc hậu , không hiểu được những đổi thay của các nước trên thế giới . Ngay cả những sự việc như đèn treo ngược , không có dầu vẫn sáng ( đèn điện ) ; xe đạp hai bánh chuyển động rất nhanh mà không bị đổ . . . vua quan nhà Nguyễn vẫn không tin điều đó là sự thật .Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ không muốn có sự thay đổi . Vua Tự Đức cho rằng không cần nghe theo Nguyễn Trường Tộ , những phương pháp cũ đã đủ để điều khiển quốc gia rồi . *Hoạt động 4 ( làm việc cả lớp ) -Tại sao Nguyễn Trường Tộ lại được người đời kính trọng ? -Trước họa xâm lăng , bên cạnh hững người Việt Nam yêu nước cầm vũ khí lên chống Pháp như : Trương Định , Nguyễn Công Trực , Nguyễn Hữu Huân . . . còn có những người đề nghị canh tân đất nước , mong muốn dân giàu , nước mạnh như Nguyễn Trường Tộ . C – Phần kết thúc -Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK . -Chuẩn bị bài sau . CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ I-MỤC TIÊU : Học xong bài này , học sinh biết : - Cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại tổ chức , đã mở đầu cho phong trào Cần Vương ( 1885-1896) - Trân trọng , tự hào về truyền thống yêu nước , bất khuất của dân tộc . II-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC : - Lược đồ kinh thành Huế năm 1885 . - Bản đồ hành chính Việt Nam . - Hình trong SGK . - Phiếu học tập của học sinh . III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A- Mở bài: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A-Kiểm tra bài cũ : B-Bài mới : *Hoạt động 1 ( làm việc cả lớp ) Giới thiệu bài : Giáo viên trình bày một số nét chính về tình hình nước ta sau khi triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Pa-tơ-nốt ( 1884 ) công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn đất nước ta . Tuy triều đình đầu hàng nhưng nhân dân ta không chịu khuất phục . Lúc này , các quan lại trí thức nhà Nguyễn đã phân hoá thành hai phái : phái chủ chiến và phái chủ hòa . B – Phát triển bài: Nhiệm vụ học tập của học sinh : +Phân biệt điểm khác nhau giữa phái chủ chiến và phái chủ hoà trong triều đình Nguyễn . +Tôn Thất Thuyết đã làm gì để chuẩn bị chống Pháp ? +Tường thuật lại cuộc phản công kinh thành Huế +Ý nghĩa cuộc phản công kinh thành Huế . *Hoạt động2 ( làm việc theo nhóm ) Gợi ý trả lời : 1)+Phái chủ hoà chủ trương hòa với Pháp . +Phái chủ chiến chủ trương chống Pháp . 2)+ Tôn Thất Thuyết bí mật lập căn cứ kháng chiến . 3)+Tường thuật lại diễn biến theo các ý : thời gian hành động của Pháp , tinh thần quyết tâm chống Pháp của phái chủ chiến ; điều thể hiện lòng yêu nước của một bộ phận quan lại trong triều đình Nguyễn , khích lệ nhân dân đấu tranh chống Pháp . -Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước . -Thảo luận các nhiệm vụ học tập . -SGK/8 *Hoạt động3 ( làm việc cả lớp ) Nhấn mạnh : Tôn Thất Thuyết quyết định đưa vua Hàm Nghi và đoàn tùy tùng lên vùng rừng núi Quảng Trị ( trong xã hội phong kiến , việc đưa vua và đoàn tùy tùng ra khỏi kinh thành là một sự kiện hết sức quan trọng ) +Tại căn cứ kháng chiến , Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi thảo chiếu “ Cần -Các nhóm trình bày kết quả thảo luận . Vương” kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua đánh Pháp . +Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu : giới thiệu hình ảnh một số nhân vật lịch sử ( kết hợp sử dụng bản đồ ) *Hoạt động 4 ( làm việc cả lớp ) -Em biết gì thêm về phong trào Cần Vương ? C – Phần kết thúc -Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK . -Chuẩn bị bài sau . XÃ HỘI VIỆT NAM CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX I-MỤC TIÊU : Học xong bài này , học sinh biết : - Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX , nền kinh tế , xã hội nước ta có nhiều biến đổi do chính sách khai thác thuộc địa của Pháp . - Bước đầu nhận biết về mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội ( kinh tế thay đổi đồng thời xã hội cũng thay đổi theo ) II-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC : - Hình trong SGK phóng to . - Bản đồ Hành chính Việt Nam ( để giới thiệu các vùng kinh tế ) - Tranh ảnh , tư liệu phản ánh về sự phát triển kinh tế , xã hội ở Việt Nam thời bấy giờ ( nếu có ) III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A- Mở bài: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A-Kiểm tra bài cũ : B-Bài mới : *Hoạt động 1 ( làm việc cả lớp ) Giới thiệu bài theo hướng: Sau khi dập -Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước tắt phong trào đấu tranh vũ tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp đã làm gì? Việc làm đó có tác động như thế nào đến tình hình kinh tế, xã hội nước ta ? Nhiệm vụ học tập của học sinh : +Những biểu hiện về sự thay đổi trong nền kinh tế ở nước ta cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX . +Những biểu hiện về sự thay đổi trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX . +Đời sống của công nhân , nôngdân thời kì này . *Hoạt động 2 ( làm việc theo nhóm ) Gợi ý : +Trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, nền kinh tế Việt Nam có những ngành nào là chủ yếu? Những ngành kinh tế nào mới ra đời? Ai sẽ được hưởng các nguồn lợi do sự phát triển kinh tế ? +Trước đây xã hội Việt Nam có những giai cấp nào ? Đến đầu thế kỉ XX, xuất hiện thêm những giai cấp nào, tầng lớp mới nào? Đời sống của công nhân và nông dân Việt Nam ra sao ? -Thảo luận các nhiệm vụ học tập . -SGK/10,11 *Hoạt động 3 ( làm việc cả lớp ) -Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện phần trình bày. -Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận . *Hoạt động 4 ( làm việc cả lớp ) Giáo viên tổng hợp các ý kiến của học sinh, nhấn mạnh những biến đổi về kinh tế, xã hội ở nước ta đầu thế kỉ XX . C – Phần kết thúc -Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK . -Chuẩn bị bài sau . PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU I-MỤC TIÊU : Học xong bài này , học sinh biết : - Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam đầu thế kỉ XX . - Phong trào Đông Du là một phong trào yêu nước nhằm mục đích chống thực dân Pháp . II-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC : - Ảnh trong SGK phóng to . - Bản đồ thế giới để xác định vị trí Nhật bản . - Tư liệu về Phan Bội Châu và phong trào Đông Du ( nếu có ) III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A- Mở bài: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A-Kiểm tra bài cũ : B-Bài mới : *Hoạt động 1 ( làm việc cả lớp ) Giới thiệu bài : Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta nhân dân ta từ Nam chí Bắc đã đứng lên kháng chiến chống Pháp , nhưng tất cả các phong trào đấu tranh đều bị thất bại . -Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước . -Đến thế kỉ XX xuất hiện hai nhà yêu nước tiêu biểu là Phan Bội Châu là Phan Châu Trinh . Hai ông đã đi theo xu hướng cứu nước mới . B – Phát triển bài: Giáo viên giao nhiệm vụ học tập cho học sinh : + Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông du nhằm mục đích gì ? +Kể lại những nét chính về phong trào Đông du . +Ý nghĩa của phong trào Đông du . *Hoạt động 2 ( làm việc theo nhóm ) -Thảo luận các ý nêu trên *Hoạt động 3 ( làm việc cả lớp ) *Hoạt động 4 ( làm việc cả lớp ) -Phong trào Đông du kết thúc như thế nào? -Tại sao chính phủ Nhật bản thỏa thuận vơi Pháp chống lại phong trào Đông du , trục xuất Phan Bội Châu và những người du học ? -Lo ngại trước sự phát triển của phong trào Đông du , thực dân Pháp đã cấu kết với Nhật chống lại phong trào . Năm 1908 , chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất những người yêu nước Việt Nam và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật Bản . *Hoạt động 5 ( làm việc cả lớp ) Giáo viên nhắc lại những nội dung chính . Nêu thêm một số vấn đề : +Hoạt động của Phan Bội Châu có ảnh hưởng như thế nào tới phong trào cách mạng nước ta đầu thế kỉ XX ? +Ở địa phương em có những di tích gì về Phan Bội Châu hoặc đường phố , trường học mang tên Phan Bội Châu không ? C – Phần kết thúc -Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK . -Chuẩn bị bài sau . QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC I-MỤC TIÊU : Học xong bài này , học sinh biết : - Nguyễn Tất Thành chính là Bác Hồ kính yêu . - Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài là do lòng yêu nước thương dân , mong muốn tìm con đường cứu nước mới . II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Ảnh phong cảnh quê hương bác , bến Cảng Nhà Rồng đầu thế kỉ XX , tàu Đô đốc La-tu-sơ Tờ-rê-vin . - Bản đồ Hành chính Việt Nam ( để chỉ địa danh thành phố Hồ Chí Minh ) III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A- Mở bài: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A-Kiểm tra bài cũ : B-Bài mới *Hoạt động 1 ( làm việc cả lớp ) Giới thiệu bài : +Cho học sinh nhắc lại những phong trào chống thực dân Pháp đã diễn ra . +Vì sao các phong trào đó thất bại ? +Vào đầu thế kỉ XX , nước ta chưa có con đường cứu nước đúng đắn . Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã quyết chí ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tội Việt Nam . Học sinh có nhiệm vụ : +Tìm hiểu về gia đình , quê hương của Nguyễn Tất Thành . +Mục đích ra đi nươc ngoài của Nguyễn Tất Thành là gì ? +Quyết tâm của Nguyễn Tất Thành muốn ra nước ngoài để tìm đường cứu nước được biểu hiện ra sao ? *Hoạt động 2 ( làm việc cá nhân hoặc thảo luận nhóm ) Gợi ý : + Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19-05-1890 tại xã Kim Liên , Huyện Nam Đàn , tỉnh Nghệ An . Cha là Nghuyễn Sinh Sắc ( một nhà nho yêu nước , đỗ phó -Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước . [...]... đợt tấn công của ta trong chi n dịch Điện Biên Phủ +Đợt 1 , bắt đầu từ ngày 13-3 +Đợt 2 , bắt đầu từ ngày 30-3 +Đợt 3 , bắt đầu từ ngày 1 -5 và đến ngày 7 -5 thì kết thúc thắng lợi -Nêu ý nghĩa lịch sử của chi n thắng lịch -Chi n thắng lịch sử Điện Biên Phủ có sử Điện Biên Phủ ? thể ví với chi n thắng nào trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta ? ( Chi n thắng Bạch Đằng , Chi Lăng , Đống Đa ) -Các... CHÍN NĂM KHÁNG CHI N BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC 19 45 - 1 954 I-MỤC TIÊU : Học xong bài này , học sinh biết : - Những sự kiện lịch sử từ năn 19 45- 1 954 ; lập được một bảng thống kế một số sự kiện theo thời gian ( gắn với các bài đã học ) - Kĩ năng tóm tắt các sự kiện lịch sử trong giai đoạn lịch sử này II-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC : - Bản đồ Hành chính Việt Nam ( để chỉ ra một s địa danh gắn với sự kiện lịch sử tiêu... 12-9-1946 , nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chi n toàn quốc - Tính thần chống Pháp của nhân dân Hà Nội và một số địa phương trong những ngày đầu toàn quốc kháng chi n II-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC : - Ảnh tư liệu về những ngày đầu toàn quốc kháng chi n ở Hà Nội , Húê , Đà Nẵng - Băng ghi âm lời Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chi n - Tư liệu về những ngày đầu kháng chi n bùng nổ tại địa phương - Phiếu... rút lui -Đánh bại cuộc tấn công lớn của thực dân Pháp , bảo vệ được cơ quan đầu não của cuộc kháng chi n +Chi n thắng này có tác động gì đến cuộc kháng chi n của nhân dân ta ? C – Phần kết thúc: -Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK -Chuẩn bị bài sau CHI N TRANH BIÊN GIỚI THU – ĐÔNG 1 950 I-MỤC TIÊU : Học xong bài này , học sinh biết : - Tại sao ta quyết định mở chi n dịch Biên giơí thu – đông 1 950 - Ý nghĩa... Biên giơí thu – đông 1 950 - Ý nghĩa của chi n thắng Biên giới thu – đông 1 950 - Nêu sự khác biệt giữa chi n thắng Việt Bắc thu – đông 1947 và chi n thắng Biên giới thu – đông 1 950 II-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC : - Bản đồ Hành chính Việt Nam ( để chỉ biên giới Việt – Trung ) - Lược đồ chi n dịch Biên giới thu – đông 1 950 - Tư liệu về chi n dịch Biên giới thu – đông 1 950 - Phiếu học tập cho học sinh III-CÁC... Cách mạng tháng Tám là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội - Ngày 19-08 trở thành ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám nước ta - Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Tám ( sơ giản ) - Liên hệ với các cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương - Phiếu học tập của học sinh II-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC : - Ảnh tư liệu về Cách mạng tháng Tám ở Hà Nội và tư liệu lịch sử về ngày khởi nghĩa giành chinh quyền... LƯỢC VÀ ĐÔ HỘ(1 858 – 19 45) I-MỤC TIÊU : - Học xong bài này , học sinh nhớ lại những mốc thời gian , sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ năm 1 858 -19 45 và ý nghĩa của những sự kiện lịch sử đó II-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC : - Bản đồ Hành chính Việt Nam - Bảng thống kê các niên đại và sự kiện đã học ( từ bài 1 đến bài 10 ) III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1-Phương pháp chủ yếu của bài này là đàm thoại Giáo viên gợi ý... việc cả lớp ) Giới thiệu bài : Nêu đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta sau khi cuộc kháng chi n chống Pháp thắng lợi Nhiệm vụ bài học : +Vì sao đất nước bị chia cắt ? +Một số dẫn chứng về việc Mĩ – Diệm tàn sát đồng bào ta +Nhân dân ta phải làm gì để xoá bỏ nỗ đau chia cắt ? *Hoạt động 2 ( làm việc theo nhóm ) Tìm hiểu tình hình nước ta sau chi n -Thảo luận thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1 954 -Hãy... +Diễn biến sơ lược của chi n dịch Điện Biên Phủ +Ý nghĩa lịch sử của chi n thắng Điện Biên Phủ *Hoạt động 2 ( làm việc theo nhóm ) -Thảo luận nhóm Nhóm 1 : Chỉ ra những chứng cứ để khẳng định rằng “ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ” là pháo đài kiên cố nhất của Pháp tại chi n trường Đông Dương trong những năm 1 953 -1 954 Nhóm 2 : Tóm tắt những mốc thời gian quan trọng trong chi n dịch Điện Biên Phủ... kiện , nhân vật tiêu biểu trong chi n dịch Điện Biên Phủ Nhóm 4 : Nêu nguyên nhân thắng lợi của chi n dịch Điện Biên Phủ Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện phần trình bày -các nhóm trình bày *Hoạt động 3 ( làm việc theo nhóm hoặc -Thảo luận đôi cả lớp ) -Nêu diễn biến sơ lược của chi n dịch -Sử dụng lược đồ , thuật lại diễn biến Điện Biên Phủ ? của chi n dịch Điện Biên Phủ , sau đó . VÀ ĐÔ HỘ(1 858 – 19 45) I-MỤC TIÊU : - Học xong bài này , học sinh nhớ lại những mốc thời gian , sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ năm 1 858 -19 45 và ý nghĩa của những sự kiện lịch sử đó . II-ĐỒ. kết quả thảo luận . *Hoạt động 3 ( làm việc cả lớp ) -Ý nghĩa lịch sử sự kiện ngày 2-9 ? -Sự kiện ngày 2-9-19 45 có tác động như thế nào tới lịch sử nước ta ? -Nêu cảm nghĩ của mình về hình ảnh. biểu của Cách mạng tháng Tám là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội . - Ngày 19-08 trở thành ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám nước ta . - Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Tám ( sơ giản