SKKN Một số biện pháp khắc phục sai lệch về giọng hát của học sinh ở trường THCS Phổ Thuận

30 980 1
SKKN Một số biện pháp khắc phục sai lệch về giọng hát của học sinh ở trường THCS Phổ Thuận

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD- ĐT ĐỨC PHỔ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS PHỔ THUẬN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số biện pháp khắc phục sai lệch về giọng hát của học sinh ở trường Trung học cơ sở Phổ Thuận Lĩnh vực: Môn Âm Nhạc Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Kiều 1 N Ă M H Ọ C : 2 0 1 4 - 2 0 1 5 PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật, nó gắn liền với cuộc sống con người, có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi giới. Để góp phần nâng cao nhận thức cũng như tính ham hiểu biết của mọi người về Âm nhạc thì chúng ta cần bắt đầu từ việc giảng dạy bộ môn Âm nhạc ở trường Trung học cơ sở. Đối với các nước tiên tiến thì trẻ em đã được tiếp xúc với bộ môn Âm nhạc từ rất lâu và ngay ở cấp Mầm non, nhưng đối với nước ta thì bộ môn Âm nhạc mới được phổ cập ở bậc Trung học cơ sở từ năm học 2002-2003. Trong hơn 10 năm qua bên cạnh việc đào tạo các giáo viên Âm nhạc có chuyên môn thì các cấp còn cố gắng thay đổi các biện pháp dạy học như: Dạy học tích hợp; Dạy học lồng ghép các Di sản văn hóa phi vật thể; Dạy học chương trình địa phương; Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh mục đích để nâng cao hiệu quả cho bộ môn. Tinh thần đổi mới phương pháp dạy học là biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, tự khám phá và xây dựng kiến thức của người học nhằm ứng dụng vào thực tiễn dưới sự dẫn dắt khéo léo của giáo viên. Những nơi có trường nằm ở vùng ven, vùng sâu chắc hẳn học sinh chưa được tiếp xúc nhiều với Âm nhạc thì đòi hỏi người giáo viên dạy Âm nhạc phải có trình độ học thức về nghiệp vụ sư phạm cao, có hiểu biết nhất định về Âm nhạc cơ bản, hiểu về tâm sinh lí phát triển của các em lứa tuổi Trung học cơ sở để không những giảng dạy tốt mà còn để từ đó rút ra một số biện pháp, phương pháp của bộ môn nghệ thuật này nhằm giúp các em nắm vững những kiến thức sơ giản về âm nhạc, đồng thời giúp các em yêu thích môn học và góp phần vào nhiệm vụ giáo dục toàn diện. Ở bậc Trung học cơ sở các em còn đang ở trong độ tuổi phát triển về tâm sinh lí đặc biệt là giọng nói. Có nhiều em thay đổi hẳn giọng nói, gây nhiều mặc cảm tự ti cho các em khi tiếp xúc với người khác. Khi học môn Âm nhạc 2 thì yêu cầu các em cần phải thể hiện chất giọng của mình trước tập thể nhất là khi học hát các em thường phát âm, nhả chữ sai lệch về cao độ dẫn đến âm sắc không diễn tả được. Vì vậy chúng ta không thể bỏ qua một yếu tố quan trọng của âm thanh, đó là âm sắc. Trong thực tế không có hai giọng hát hoàn toàn giống nhau, sự khác biệt ở đây chính là âm sắc. Mỗi giọng hát có một âm sắc đặc biệt, qua âm sắc ta nhận ra được giọng hát quen biết. Không phải sức mạnh của âm thanh hay âm vực là giá trị bậc nhất của giọng hát, mà giá trị này dành cho âm sắc. Một giọng hát không khỏe lắm nhưng âm sắc đẹp sẽ hấp dẫn hơn nhiều so với một giọng hát khỏe nhưng âm sắc không đẹp. Tóm lại, âm sắc là điều kiện tự nhiên cơ bản nhất của giọng hát. Muốn học hát phải có giọng, mà ở đây trước hết là âm sắc đẹp. Bởi vậy, trong khi học tập và biểu diễn cần phải gìn giữ và phát triển cho giọng hát ngày càng đẹp và phong phú về âm sắc. Nếu thấy có những hiện tượng sai lệch về kỹ thuật, ảnh hưởng xấu tới âm sắc, phải kịp thời sửa chữa ngay. Một số người vì không nắm vững kỹ thuật, do chưa được học tập đầy đủ, hoặc học không đúng phương pháp đã mắc phải một số những sai lệch về âm sắc, như tập hát giọng cổ, giọng mũi, một số những sai lệch khác về kỹ thuật và đó cũng là những sai lệch mà học sinh Trung học cơ sở mắc phải nhiều nhất. Muốn khắc phục được những sai lệch này, điều trước tiên là người hát phải tự nhận biết được những sai lệch mà mình mắc phải, sau đó tìm nguyên nhân gây ra những sai lệch đó để có biện pháp khắc phục cho phù hợp, hiệu quả. Việc dạy hát của người giáo viên không chỉ nhằm giúp các em thấy được cái hay, cái đẹp trong âm 3 Hình 1 nhạc mà còn thấy được cái đẹp trong chính giọng hát của mình. Như chúng ta đã nói, muốn có một giọng hát đẹp thì các em phải được sửa chữa giọng hát của mình thường xuyên trong các tiết học Âm nhạc, việc sửa chữa này rất khó và cần diễn ra dưới sự hướng dẫn của người thầy. Từ những lí do đó đã tạo động lực giúp bản thân tôi muốn đi sâu nghiên cứu và khai thác đề tài “Một số biện pháp khắc phục sai lệch về giọng hát của học sinh ở trường Trung học cơ sở Phổ Thuận”. Đề tài này nhằm khảo sát tình hình chung về kỹ thuật hát của học sinh cũng như những sai lệch mà các em mắc phải trong quá trình học Âm nhạc ở trường Trung học cơ sở Phổ Thuận và trọng tâm là tìm ra các biện pháp để khắc phục những sai lệch về giọng hát của các em nhằm giúp cho các em tự tin, mạnh dạn xử lí những vấn đề thường gặp trong khi học hát, giúp các em phát triển tốt năng khiếu của mình đồng thời góp phần hướng dẫn các em mạnh dạn tham gia vào sinh hoạt âm nhạc quần chúng. 1.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Học sinh Trung học cơ sở 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Trường Trung học cơ sở Phổ Thuận – Đức Phổ - Quảng Ngãi. Từ năm học 2011 – 2012 đến nay 4 PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 2.1.1. Các khái niệm liên quan Âm sắc (Timbre) là chỉ sắc thái khác nhau của từng loại giọng hát hay từng loại nhạc cụ. Có thể có những âm thanh giống nhau về cao độ, trường độ, cường độ nhưng khác nhau về âm sắc. Ví dụ cùng một cao độ nhưng giọng nam và giọng nữ khác nhau. Trong âm nhạc, âm sắc được biết là phẩm chất của một nốt nhạc hoặc âm thanh. Âm sắc giúp phân biệt được những loại giọng hát và nhạc cụ khác nhau. Những tính chất vật lí của âm thanh ảnh hưởng đến sự nhận thức âm sắc bao gồm phổ âm và quãng âm. Trong thanh âm nhạc, âm sắc được biết đến như là “chất lượng” của âm thanh hay “màu sắc” của âm thanh. Ví dụ, âm sắc là cái mà người ta có thể dùng để phân biệt một kèn Saxophone và một kèn Trumpet trong một nhóm chơi nhạc Jazz, ngay cả khi hai loại nhạc cụ này đang chơi những nốt nhạc có cùng cường độ và cao độ. Âm sắc được gọi là “kiểu sọt rác đa phương hướng của những người nghiên cứu âm thanh” vì nó chỉ ra những khía cạnh khác liên quan của một âm thanh. Âm sắc là cái thuộc về bẩm sinh, tức là talent. Người ta có thể luyện tập để mở rộng âm vực, lên nốt này nốt kia nhưng không thể luyện tập để thay đổi âm sắc của mình. Cũng chính nhờ có âm sắc mà mỗi bạn hát (ca sĩ) đã tạo được dấu ấn riêng trong bài hát mình thể hiện. Học sinh Trung học cơ sở thường xuất hiện hiện tượng vỡ giọng ở các em nam lớp 8, 9 còn ở các em nữ thì ít gặp hơn. Khi vỡ giọng, thì quãng giọng của các em sẽ bị thấp đi. Cần phải chấp nhận một thực tế rằng khi trưởng thành thì giọng hát đấy mới thật sự là giọng hát của mình. Còn ở tuổi mới lớn thì một đứa trẻ hát giọng nam cao ngày xưa bây giờ bỗng nhiên bị trầm hẳn 5 và chỉ có thể học để duy trì giọng trầm ấy ở mức tốt nhất chứ không cách nào để cao lại như ngày xưa. Chuyện vỡ giọng chỉ là một vấn đề, quan trọng hơn là việc học hát sẽ thay đổi theo những thay đổi của giọng nói. Có thể lúc trước các em hát tương đối tốt, hát hay nhưng bây giờ việc hát trở nên khó khăn và rất khó nghe. Bên cạnh đó những chất giọng khác nhau như giọng mũi hay giọng cổ cũng chính là sai lệch về âm sắc của giọng hát khiến các em có cảm giác rất khó chịu khi hát. Ở trên lớp trong tiết học hát giáo viên thường dạy hát theo lối hát tập thể nên rất khó phân biệt được em nào hát đúng em nào hát sai. Tuy nhiên vẫn nổi lên ở một số vị trí các em hát không đúng, nghe không rõ ràng, sai cao độ thì giáo viên cũng nên chú trọng đúng mức những vấn đề đó, nếu không giải quyết để lâu ngày sẽ tạo cho các em một thói quen không tốt từ đó tạo nên những sai lệch trong giọng hát của các em. Để làm cho các em yêu thích nghệ thuật âm nhạc, hình thành ở các em một tâm hồn trong sáng, một thị hiếu âm nhạc lành mạnh, cách tư duy sắc sảo, lòng khát khao sáng tạo, giàu tình cảm, nhanh nhẹn, hoạt bát và sống vui tươi là vấn đề mà tất cả giáo viên dạy môn Âm nhạc phải trăn trở làm thế nào để thực hiện tốt nhiệm vụ đó. Hơn nữa, môn Âm nhạc phát triển tối đa những tố chất sinh lý, những phẩm chất tâm lý của lứa tuổi học sinh, tạo điều kiện để các em phát triển giọng hát cũng như yêu thích giọng hát của chính mình. Như nhận xét của Kapalepxky – nhạc sĩ lỗi lạc, nhà sư phạm vĩ đại, người có công rất lớn trong việc phổ cập Âm nhạc đến với công chúng nước Nga: “Việc học Toán quan trọng với trẻ em thế nào, thì việc học Âm nhạc cũng quan trọng đối với các em thế ấy. Trong khi học Toán giúp các em phát triển về tư duy logic thì việc học Âm nhạc sẽ giúp các em phát triển về tư duy thẩm mĩ ’’ Từ những luận điểm trên, việc “Giúp học sinh nhận ra những sai lệch về giọng hát của mình để tìm cách khắc phục ở trường Trung học cơ sở’’ là rất cần thiết. 6 2.1.2. Các bộ phận chính yếu của bộ máy phát âm - Bộ phận cung cấp làm hơi - Bộ phận phát thanh - Bộ phận truyền tăng âm - Bộ phận phát âm (nhã chữ) - Bộ phận dội âm (công minh) Âm sắc của mỗi giọng hát bao gồm sự phối hợp nhịp nhàng và đúng cách của tất cả các bộ phận nói trên. Mỗi học sinh đều có quyền được hưởng sự dìu dắt, sửa chữa để khắc phục nhược điểm trong giọng hát của mình từ phía giáo viên. Một giọng hát bao gồm hai tính chất: - Chất giọng (âm sắc): Là thiên phú, là bẩm sinh, dù có luyện tập thế nào cũng không thể nào thay đổi được chất giọng. - Cách hát: Có thể luyện tập + Phát âm rõ chữ; hát đóng miệng để hát rõ phụ âm cuối + Phát âm cho tròn chữ và tách chữ + Hát đúng và giữ đúng cao độ + Hát đúng nhịp, tốc độ. Giáo viên phải giúp các em hiểu được giọng hát đẹp là giọng hát có âm thanh vang, khỏe, tròn đầy, ấm áp, mềm mại, uyển chuyển; vị trí âm thanh nông, cao và nhẹ nhàng. Giáo viên cần giúp các em có cả giọng hát đẹp và giọng hát hay. Vậy giọng hát hay là giọng hát phải có hồn: Biết nhã chữ khi nhanh, gọn, khi dần chậm để tạo nhấn nhá; biết ngắt ca từ đúng chỗ; vững nhịp. Người giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc cần giúp học sinh của mình khắc phục những sai lệch trong giọng hát để hướng các em đến với giọng hát đẹp hay giọng hát hay của chính mình. Bởi nếu các em cứ hát sai lệch mà không được sửa chữa lâu ngày sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến âm sắc giọng hát 7 của các em và như thế vô tình chúng ta đã “hủy hoại những giọng ca vàng” trong tương lai mà không hề hay biết. 2.2. THỰC TRẠNG Âm nhạc là bộ môn khá thú vị nhưng đòi hỏi sự cần cù, chịu khó và hứng thú cao nếu không các em sẽ dễ chán và dẫn đến tình trạng sợ học. Âm nhạc là một nhu cầu nhận thức hoạt động và giải trí của xã hội loài người. Âm nhạc Trung học cơ sở không nhằm mục đích đào tạo các em thành những ca sĩ, nghệ sĩ chuyên nghiệp mà chủ yếu thông qua bộ môn nhằm tác động vào thế giới tinh thần của các em, giúp các em có sự phát triển hài hòa, toàn diện về nhân cách. Khi tiếp xúc với bộ môn học sinh có thể thấy được âm nhạc là một liều thuốc tinh thần, tạo sự hưng phấn trong học tập và cảm nhận được phần nào sự hấp dẫn của thế giới âm nhạc: “Tiếng hát vẫn là hoa thơm, là không khí và là ánh sáng mặt trời của trái đất”. Âm nhạc được đưa vào giảng dạy trong trường Trung học cơ sở nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh. Học hát giúp cho các em thêm yêu thích môn học, thêm yêu cuộc sống. Tạo cho các em có một thị hiếu âm nhạc đúng đắn, qua việc trình bày bài hát giúp các em thêm tự tin, tham gia vào các hoạt động của lớp, trường. Bên cạnh đó môn Âm nhạc còn phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc tạo ra tình huống và giải quyết vấn đề; huy động sự tham gia của nhiều giác quan tạo điều kiện dễ hiểu, dễ nhớ và nhớ lâu, làm phát triển năng lực chú ý, năng lực quan sát, óc tò mò khoa học của các em giúp các em tiếp thu tốt các môn khoa học khác. Bản thân nghệ thuật âm nhạc nói chung và môn Âm nhạc ở trường Trung học cơ sở nói riêng là nguồn cảm hứng, là sự kích thích, sự say mê học tập của học sinh. Đặc biệt học sinh Trung học cơ sở là lứa tuổi có nhiều thay đổi về đặc điểm tâm sinh lý, các em bắt đầu có sự e ngại khi đứng trình diễn trước mọi người, một số em đã tỏ ra không thích khi trình bày một bài hát trước tập thể lớp, chất giọng cũng có sự thay đổi, có em đã thể hiện giọng điệu của người lớn, sự hồn nhiên của trẻ em đã có sự giảm sút. Vì vậy việc hướng dẫn các em hát đúng sẽ giúp 8 học sinh vừa nhận biết vừa phát triển cảm xúc, phát triển năng khiếu cho các em, giúp các em hiểu thêm về giá trị mà âm nhạc mang lại, tạo cho các em có nguồn tri thức cơ bản về âm nhạc. Nói đến việc học âm nhạc thì ở mỗi vùng miền, thành phố hay nông thôn lại có cách tiếp cận khác nhau. Ở thành phố có rất nhiều các trung tâm giải trí, các khu sinh hoạt vui chơi nên đáp ứng được nhu cầu tiếp cận âm nhạc của học sinh, đồng thời học sinh thành phố cũng mạnh dạn hơn học sinh ở các vùng nông thôn, vùng núi xa xôi, vùng khó khăn. Tuy nhiên đặc điểm giọng hát và đặc điểm tâm sinh lí của học sinh ở lứa tuổi Trung học cơ sở là hoàn toàn giống nhau. Việc nghiên cứu đề tài Một số biện pháp khắc phục sai lệch về giọng hát của học sinh ở trường Trung học cơ sở Phổ Thuận nhằm gây sự chú ý cho các em, giúp các em phát triển, yêu thích giọng hát của mình và đam mê hơn với bộ môn nghệ thuật này. Trường Trung học cơ sở Phổ Thuận nằm giáp ranh giữa 2 huyện Đức Phổ và Mộ Đức, địa bàn khá rộng và không tập trung, con em học sinh gồm rất nhiều thành phần cả nông dân, trí thức, buôn bán và đi làm ăn xa. Có nhiều gia đình cũng rất quan tâm đến việc học của con em mình, song cũng có không ít những trường hợp chỉ lo làm ăn mà giao việc hướng dẫn học tập của con cái lại cho nhà trường khiến cho việc rèn luyện ý thức học tập cho các em gặp nhiều khó khăn. Sau 10 năm giảng dạy bộ môn âm nhạc, bản thân nhận thấy một số vấn đề sau: - Đội ngũ giáo viên: Trong những năm gần đây mỗi trường thường được bố trí ít nhất là một giáo viên có chuyên nghành Âm nhạc, còn lại là một số giáo viên khác chuyên môn phụ trách. Vì thế việc khắc phục những sai lệch về giọng hát cho học sinh ít được chú trọng, hầu hết giáo viên thường chú tâm vào việc dạy cho học sinh hát đúng giai điệu và đúng lời ca. Hơn nữa việc sửa sai cho học sinh cần phải được người giáo viên có năng lực và có lòng say mê, yêu nghề mới thực hiện được, sửa sai phải đúng kỹ thuật mới mang lại hiệu quả, bên cạnh đó thuyết phục được các em kiên trì theo đuổi việc sửa sai của giáo viên cũng không hề đơn giản. Để việc sửa sai diễn ra một cách tự 9 nhiên nhất không chỉ có sự nổ lực từ phía giáo viên mà cần có sự quyết tâm và ủng hộ của học sinh thì mới thành công. - Về cơ sở vật chất: Đối với các môn học nói chung và môn Âm nhạc nói riêng, thiết bị đồ dùng dạy học là phương tiện bổ trợ đắc lực cho công tác giảng dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh. Khi có đồ dùng trực quan trên lớp học sinh học tập rất thích thú và cũng làm giảm bớt áp lực cho giáo viên. Việc chú trọng sử dụng đàn, tranh ảnh hay giáo án điện tử cũng giúp cho học sinh có thể tự mình phần nào khắc phục được những sai lệch về giọng hát của chính mình. Tuy nhiên cho đến nay thì đồ dùng dạy học căn bản chỉ có một cây đàn phím điện tử và một số tranh các bài hát trong chương trình âm nhạc lớp 8 và lớp 9, còn lớp 6 và lớp 7 chưa có, tư liệu và tranh ảnh cũng chưa được trang bị, máy móc còn thiếu nên việc khắc phục sai lệch về giọng hát bằng con đường trực quan cũng gặp nhiều khó khăn. - Về phía học sinh: Đa số các em đều yêu thích bộ môn, đặc biệt các em có năng khiếu đều rất muốn đi sâu để tìm hiểu về bộ môn này nhưng bộ phận học sinh này rất ít. Tuy nhiên ở lứa tuổi này một phần là do các em bị vỡ giọng, một phần là đặc điểm tâm sinh lí các em ngại trình diễn trước mọi người và phần lớn là các em không thích giáo viên sửa sai cho mình quá nhiều, các em sợ bạn bè cùng lớp cười mình nếu mình hát sai, khi được giáo viên sửa sai nhiều lần và nhất là những học sinh yếu kém thì việc sửa chữa giọng hát càng khó hơn, các em vừa không có năng khiếu vừa không có tính kiên trì, thời gian trên lớp lại rất ít không đủ để giáo viên chỉnh sửa cho tất cả các em. Bên cạnh đó hiện nay đa số học sinh thích hát theo giọng của một ca sĩ nào đó mà mình thần tượng, không cần biết là cách hát đó có đúng hay phù hợp với lứa tuổi không. Từ khi bộ môn Âm nhạc được phổ cập cho đến nay thì chất lượng bộ môn chưa cao, vẫn còn tỉ lệ học sinh yếu nhất là tình trạng học sinh hát sai lệch về giọng mũi, giọng cổ, sai lệch về cao độ vẫn còn mà giáo viên không kiểm soát được. Trong 2 năm trở lại đây hình thức đánh giá Đạt và Chưa đạt đã hạn chế 10 [...]... sát về giọng hát của học sinh năm học 2011-2012: Chất lượng giọng hát của học sinh Các mức độ yêu cầu (Tính chất lượng phần trăm trên tổng số 100%) Sai lệch về âm sắc của giọng cổ Chiếm khoảng 75% Sai lệch về âm sắc của giọng mũi Chiếm khoảng 30% Sai lệch về hát không chuẩn xác cao độ Chiếm khoảng 85%-90% Bảng 1 2.3 CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH 2.3.1 Khắc phục những sai lệch về âm sắc của giọng cổ: tập hát. .. dụng các biện pháp khắc phục những sai lệch về giọng hát cho học sinh nêu trên trong quá trình dạy Âm nhạc thì số lượng học sinh hát sai lệch về âm sắc có giảm đáng kể * Chất lượng bộ môn Âm nhạc năm học 2013 - 2014 như sau: Các mức độ yêu cầu Chất lượng giọng hát của học sinh (Tính chất lượng phần trăm trên tổng số 100%) Sai lệch về âm sắc của giọng cổ Chiếm khoảng 31% Sai lệch về âm sắc của giọng mũi... đấu học tập của học sinh, cũng chính điều này làm cho học sinh càng xem nhẹ bộ môn dẫn đến việc dạy cũng như việc cố gắng khắc phục những sai lệch về giọng hát cho học sinh của giáo viên thêm phần khó khăn và vất vả * Chất lượng khảo sát về giọng hát của học sinh năm học 2011-2012: Chất lượng giọng hát của học sinh Các mức độ yêu cầu (Tính chất lượng phần trăm trên tổng số 100%) Sai lệch về âm sắc của. .. trong việc sửa sai về giọng hát cho học sinh, giúp học sinh nhận ra đó là việc làm rất thiết thực và bổ ích Ngày nay với sự đổi mới của phương pháp dạy học và dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh thì việc khắc phục những sai lệch về giọng hát cho học sinh có phần thuận lợi hơn, bởi đây là cách dạy cho từng đối tượng học sinh mà không nhất thiết học sinh nào cũng phải giống học sinh nào,... độ Bảng 2 Qua phân tích số liệu ở trên cho thấy: 18 - Trước khi giáo viên áp dụng chuyên đề khắc phục sai lệch về giọng hát cho học sinh ở trường Trung học cơ sở thì đa số là các em hát sai cao độ (hát “phô”), hầu hết các em chưa biết cách lấy hơi, hát các nốt cao thì đa số là hát giọng cổ hơn nữa một số em không biết là mình đang hát giọng gì, các em cứ thích hát ép giọng và mở khẩu hình không đúng... thác đề tài Một số biện pháp khắc phục sai lệch về giọng hát của học sinh ở trường Trung học cơ sở Phổ Thuận PHẦN II NỘI DUNG (Giải quyết vấn đề) 2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN Âm sắc (Timbre) là chỉ sắc thái khác nhau của từng loại giọng hát hay từng loại nhạc cụ Có thể có những âm thanh giống nhau về cao độ, trường độ, cường độ nhưng khác nhau về âm sắc Ví dụ cùng một cao độ nhưng giọng nam và giọng nữ khác... PHÒNG GD- ĐT ĐỨC PHỔ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS PHỔ THUẬN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số biện pháp khắc phục sai lệch về giọng hát của học sinh ở trường Trung học cơ sở Phổ Thuận Lĩnh vực: Môn Âm Nhạc Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Kiều NĂM HỌC: 2014-2015 24 PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Nghệ thuật âm nhạc đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội nói... ngoài nhà trường Từ năm học 2011 - 2012 đến nay, tôi đã thực hiện sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp khắc phục sai lệch về giọng hát của học sinh ở trường Trung học cơ sở Phổ Thuận Qua thời gian thực hiện tôi thấy các em có sự tiến bộ rõ rệt trong học tập và rèn luyện kĩ năng ca hát cũng như phát triển tình cảm thẩm mĩ âm nhạc của mình Đặc biệt khi nghe giáo viên khen ngợi, khích lệ thì các em học trung... áp dụng kết hợp đổi mới phương pháp dạy học, học mà chơi, chơi mà học trong các tiết học, đặc biệt là sử dụng đồ dùng dạy học nhằm giúp học sinh tìm ra những khuyết điểm trong giọng hát của mình và cố gắng khắc phục những khuyết điểm đó trong quá trình học 2.3.1 Cách khắc phục những sai lệch về âm sắc của giọng cổ 11 Hình 2 Giọng cổ là một sai lệch khá phổ biến Âm sắc giọng cổ không trong sáng, không... được học tập đầy đủ, hoặc học không đúng phương pháp đã mắc phải một số những sai lệch về âm sắc, như tập hát giọng cổ, giọng mũi, một số những sai lệch khác về kỹ thuật và đó cũng là những sai lệch mà học sinh Trung học cơ sở mắc phải nhiều nhất Việc dạy hát của người giáo viên không chỉ nhằm giúp các em thấy được cái hay, cái đẹp trong âm nhạc mà còn thấy được cái đẹp trong chính giọng hát của mình . của học sinh ở lứa tuổi Trung học cơ sở là hoàn toàn giống nhau. Việc nghiên cứu đề tài Một số biện pháp khắc phục sai lệch về giọng hát của học sinh ở trường Trung học cơ sở Phổ Thuận nhằm. PHỔ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS PHỔ THUẬN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số biện pháp khắc phục sai lệch về giọng hát của học sinh ở trường Trung học. ngoài nhà trường. Từ năm học 2011 - 2012 đến nay, tôi đã thực hiện sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp khắc phục sai lệch về giọng hát của học sinh ở trường Trung học cơ sở Phổ Thuận. Qua

Ngày đăng: 05/08/2015, 14:34

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN I

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

  • PHẦN II

  • 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN

  • 2.2. THỰC TRẠNG

  • 2.3. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH

  • 2.4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

  • PHẦN III

  • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan