NỘI DUNG (Giải quyết vấn đề)

Một phần của tài liệu SKKN Một số biện pháp khắc phục sai lệch về giọng hát của học sinh ở trường THCS Phổ Thuận (Trang 26)

- Đối với giáo viên và học sinh: Giáo viên và học sinh phải thực hiện tốt

NỘI DUNG (Giải quyết vấn đề)

2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN

Âm sắc (Timbre) là chỉ sắc thái khác nhau của từng loại giọng hát hay từng loại nhạc cụ. Có thể có những âm thanh giống nhau về cao độ, trường độ, cường độ nhưng khác nhau về âm sắc. Ví dụ cùng một cao độ nhưng giọng nam và giọng nữ khác nhau. Trong âm nhạc, âm sắc được biết là phẩm chất của một nốt nhạc hoặc âm thanh. Âm sắc giúp phân biệt được những loại giọng hát và nhạc cụ khác nhau. Trong thanh âm nhạc, âm sắc được biết đến

như là “chất lượng” của âm thanh hay “màu sắc” của âm thanh. Học sinh

Trung học cơ sở thường xuất hiện hiện tượng vỡ giọng ở các em nam lớp 8, 9 còn ở các em nữ thì ít gặp hơn. Khi vỡ giọng, thì quãng giọng của các em sẽ bị thấp đi. Chuyện vỡ giọng chỉ là một vấn đề, quan trọng hơn là việc học hát sẽ thay đổi theo những thay đổi của giọng nói. Ở trên lớp trong tiết học hát giáo viên thường dạy hát theo lối hát tập thể nên rất khó phân biệt được em nào hát đúng em nào hát sai. Tuy nhiên vẫn nổi lên ở một số vị trí các em hát không đúng, nghe không rõ ràng, sai cao độ thì giáo viên cũng nên chú trọng

em một thói quen không tốt từ đó tạo nên những sai lệch trong giọng hát của các em. Hơn nữa, môn Âm nhạc phát triển tối đa những tố chất sinh lý, những phẩm chất tâm lý của lứa tuổi học sinh, tạo điều kiện để các em phát triển giọng hát cũng như yêu thích giọng hát của chính mình. Như nhận xét của Kapalepxky – nhạc sĩ lỗi lạc, nhà sư phạm vĩ đại, người có công rất lớn trong

việc phổ cập Âm nhạc đến với công chúng nước Nga: “Việc học Toán quan

trọng với trẻ em thế nào, thì việc học Âm nhạc cũng quan trọng đối với các em thế ấy. Trong khi học Toán giúp các em phát triển về tư duy logic thì việc học Âm nhạc sẽ giúp các em phát triển về tư duy thẩm mĩ ’’

2.2. THỰC TRẠNG

Qua thực tiễn giảng dạy ở trường Trung học cơ sở nhiều năm, bản thân tôi nhận thấy:

- Về phía đội ngũ giáo viên: Trong những năm gần đây mỗi trường thường được bố trí ít nhất là một giáo viên có chuyên nghành Âm nhạc, còn lại là một số giáo viên khác chuyên môn phụ trách. Vì thế việc khắc phục những sai lệch về giọng hát cho học sinh ít được chú trọng, hầu hết giáo viên thường chú tâm vào việc dạy cho học sinh hát đúng giai điệu và lời ca. Hơn nữa việc sửa sai cho học sinh cần phải được người giáo viên có năng lực và có lòng say mê, yêu nghề mới thực hiện được, sửa sai phải đúng kỹ thuật mới mang lại hiệu quả.

- Về phía học sinh: Đa số các em đều yêu thích bộ môn, đặc biệt các em có năng khiếu đều rất muốn đi sâu để tìm hiểu về bộ môn này nhưng bộ phận học sinh này rất ít. Tuy nhiên ở lứa tuổi này một phần là do các em bị vỡ giọng, một phần là đặc điểm tâm sinh lí các em ngại trình diễn trước mọi người và phần lớn là các em không thích giáo viên sửa sai cho mình quá nhiều, các em sợ bạn bè cùng lớp cười mình nếu mình hát sai, khi được giáo viên sửa sai nhiều lần và nhất là những học sinh yếu kém thì việc sửa chữa giọng hát càng khó hơn, các em vừa không có năng khiếu vừa không có tính

kiên trì, thời gian trên lớp lại rất ít không đủ để giáo viên chỉnh sửa cho tất cả các em.

Một phần của tài liệu SKKN Một số biện pháp khắc phục sai lệch về giọng hát của học sinh ở trường THCS Phổ Thuận (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w