Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 32 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
32
Dung lượng
15,94 MB
Nội dung
SKKN: “Kinh nghiệm về tổ chức thu và quản lí thu, chi phục cụ công tác XHHGD tại trường Mầm non thị Đức Phổ” MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN Trang 2 PHẦN 2: 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN: 4 CHƯƠNG 2: 7 2.1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 7 2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 7 2.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 7 2.4 THỰC TRANG: 8 2.5. KINH NGHIỆM NGHIÊN CỨU: 10 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17 CHƯƠNG 4: TIỂU KẾT 23 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO: 27 1 SKKN: “Kinh nghiệm về tổ chức thu và quản lí thu, chi phục cụ công tác XHHGD tại trường Mầm non thị Đức Phổ” PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Dân gian ta có câu: “ Tiền tài là huyết mạch”. Đúng vậy, mọi vấn đề nếu không có tiền thì khó có thể giải quyết được. Đó là qui luật tất yếu, cũng có thể nói là qui luật sinh tồn của con người và xã hội. Tuy nhiên, chúng ta có thể xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau. Về mặt xã hội, tài chính đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp giáo dục. Song với nhiệm vụ giáo dục, tài chính chỉ đóng vai trò hỗ trợ để phát triển mà thôi. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, các trường mầm non đã nhận được sự quan tâm, đóng góp của nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước với các hình thức: tiền, hiện vật, đất đai, công lao động, Để tăng cường công tác quản lý, sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện trong trường học, đảm bảo đúng mục đích và đem lại hiệu quả thiết thực nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục. Vì vậy, nâng cao việc tổ chức thực hiện công tác thu và quản lý thu, chi trong trường mầm non là vấn đề quan trọng và cấp thiết. Để khi tổ chức thực hiện không thất thu, không thất thoát, mà ngược lại được quần chúng, nhân dân, phụ huynh tin tưởng, và sự tin tưởng ấy trên cơ sở của việc thực hiện chi, chi thế nào để phía đóng góp nhận thấy rằng người ta được hưởng lợi thực sự, chi thế nào để bảo tồn uy tín của người cán bộ quản lí, hay nói đúng hơn là bảo tồn uy tín của một nhà trường, bằng cách nào để người cán bộ quản lí là đối tác tin cậy của phụ huynh. Để từ đó, cũng có thể phụ huynh sẽ là người góp phần rất lớn trong công tác thu, có nghĩa là họ sẽ là người vận động giúp nhà trường thực hiện. Vì thế, sau nhiều năm làm nhiệm vụ quản lý, trong công tác quản lý thu-chi, tôi luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà tôi cho là “ Tâm huyết” vì tôi luôn xác định nhiệm vụ này đã góp phần rất lớn cho sự phát triển cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục và chăm sóc trẻ. Do vậy, tôi xin mạnh dạn trình bày đề tài “Kinh nghiệm về công tác thu và quản lí thu, chi phục vụ công tác xã hội hoá 2 SKKN: “Kinh nghiệm về tổ chức thu và quản lí thu, chi phục cụ công tác XHHGD tại trường Mầm non thị Đức Phổ” giáo dục tại trường Mầm non thị trấn Đức Phổ”, nhằm góp phần chia sẻ kinh nghiệm cùng các đồng nghiệp trong và ngoài huyện. 3 SKKN: “Kinh nghiệm về tổ chức thu và quản lí thu, chi phục cụ công tác XHHGD tại trường Mầm non thị Đức Phổ” PHẦN 2 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN Nghị quyết 90/CP của Chính phủ (ngày 21-5-1998) đã chỉ rõ: Bản chất của xã hội hóa công tác giáo dục là “huy động toàn xã hội làm công tác giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước”. Xã hội hóa giáo dục cũng chính là thực hiện chính sách công bằng trong giáo dục. Thông qua việc phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách”, người giàu giúp người nghèo, vùng giàu giúp vùng nghèo. Tiến hành xã hội hóa giáo dục cần thực hiện hiệu quả các nội dung: giáo dục hóa xã hội; cộng đồng hóa trách nhiệm; đa dạng hóa các loại hình trường lớp; đa phương hóa nguồn lực; thể chế hóa sự quản lý của Nhà nước. Xã hội hóa giáo dục là tư tưởng chỉ đạo chiến lược, một giải pháp tổng thể, chủ lực để giải quyết bài toán giáo dục, kể cả khi nhân dân có mức thu nhập cao, ngân sách Nhà nước dồi dào chứ không phải là một biện pháp tạm thời có ý nghĩa tình thế khi Nhà nước thiếu ngân sách. Vì vậy các hình thức xã hội tham gia cùng làm giáo dục ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, trở thành nhân tố mới góp phần giải quyết hàng loạt vấn đề cụ thể trong công tác giáo dục, khắc phục một số khó khăn lớn, tạo điều kiện cơ bản cần thiết để làm giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện mục tiêu dân trí, nhân lực và nhân tài . Xã hội hóa giáo dục là một giải pháp phù hợp với giáo dục phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa, góp phần giải quyết những khó khăn của từng địa phương, làm cho giáo dục phục vụ tốt các mục tiêu kinh tế- xã hội địa phương , góp phần vào tiến bộ xã hội và công bằng xã hội. Kinh nghiệm của địa phương làm tốt xã hội hóa công tác giáo dục đã chứng minh 4 SKKN: “Kinh nghiệm về tổ chức thu và quản lí thu, chi phục cụ công tác XHHGD tại trường Mầm non thị Đức Phổ” điều đó. Vì vậy, xã hội hóa công tác giáo dục ngày càng phát triển rộng khắp trên cả huyện, tỉnh . Đến nay đã có trên 2/3 số xã ở trong địa bàn huyện Đức Phổ đã tổ chức đại hội giáo dục, thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục. Giáo dục đang trở thành sự nghiệp của toàn xã hội. Bậc học Giáo dục mầm non cũng không nằm ngoài quĩ đạo ấy, là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc dân, song do tính chất của bậc học là một bậc học không “bắt buộc” cho nên trẻ ở lứa tuổi mầm non đang được chăm sóc ở nhiều hình thức tổ chức khác nhau, môi trường khác nhau, đặc biệt trước thời kỳ đổi mới ( năm 1987) nhà trẻ mẫu giáo được bao cấp hoàn toàn. Nay chuyển sang cơ chế mới cần xác định rõ mục tiêu chiến lược phát triển mầm non. Phải thiết lập một hệ thống chính sách phát triển MN phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội nhằm tạo điều kiện cho gần 4000 trẻ em từ lứa tuổi nhà trẻ- mẫu giáo ở huyện Đức Phổ được hưởng quyền lợi về chăm sóc giáo dục và phát triển hài hòa về thể lực và trí tuệ. Tất cả những vấn đề nêu trên đòi hỏi cán bộ quản lý giáo dục cần phải nghiên cứu cách tiếp cận phù hợp để có thể duy trì được “sự cân bằng động giữa giáo dục – xã hội” trong bối cảnh hiện nay. Chúng ta biết rằng xã hội hóa giáo dục (XHHGD) là làm cho giáo dục trở thành của xã hội, hay nói cách khác là huy động toàn xã hội tham gia làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Các cấp ủy và tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội - kinh tế, các gia đình và cá nhân đều có trách nhiệm tích cực góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục, đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực cho giáo dục; kết hợp giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội; tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh mọi nơi. Trong khi nguồn lực của nhà nước đầu tư cho giáo dục vẫn còn hạn hẹp thì việc huy động đẩy mạnh XHHGD là rất cần thiết. Xác định tầm quan trọng của công tác XHHGD, tại địa bàn thị trấn Đức Phổ nói chung và trường Mầm non thị trấn nói riêng, trong những năm học qua chúng tôi luôn quan tâm và coi đây là một nhiệm vụ song song với nhiệm vụ đổi 5 SKKN: “Kinh nghiệm về tổ chức thu và quản lí thu, chi phục cụ công tác XHHGD tại trường Mầm non thị Đức Phổ” mới phương pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường. Từ đó tìm ra giải pháp hữu hiệu để thực hiện tốt công tác XHHGD, huy động mọi người tham gia làm giáo dục từng bước có hiệu quả. Tuy nhiên, đế công tác XHHGD đạt hiệu quả, sau nhiều năm làm công tác quản lý, tôi thấy rằng thời gian trải nghiệm để có kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực là cả một quá trình không ít thời gian nan đối với ngành học mầm non nói chung. Trong đó, lĩnh vực quản lý tài chính thu – chi thì người CBQL cũng cần phải sáng tạo, ngoài tính nguyên tắc của tài chính, phải nhạy bén, nhìn nhận thực tế, tâm lý của con người, làm việc gì cũng cần bàn bạc, có kế hoạch , phương pháp, qui trình, thời gian và đối tác, đồng thời phải mang tính khoa học, khi triển khai, cần theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở, đánh giá, phát huy, tuyên dương, khen thưởng, đưa công tác thu vào lĩnh vực thi đua, thực hiện tốt mối quan hệ đa chiều để tạo uy tín cho nhà trường .Việc gì cũng được “Dân biết , dân bàn, dân làm ,dân kiểm tra” thì tất yếu sẽ tốt đẹp, bằng ngược lại…! Trong thực tế, vấn đề nầy cần được xác định rõ tư tưởng chính trị của mỗi người CBQL, nếu nói suông thì sẽ không có kinh nghiệm thực tiễn. Lý luận có vai trò rất lớn để chúng ta nắm bắt và áp dụng trong thực tiễn, làm một việc gì cũng phải từ vốn hiểu biết mà ra, hiểu được thì làm được. Đối với vấn đề tổ chức thực hiện công tác thu và quản lý thu – chi trên lý luận đôi khi ta thấy dễ, song những thực trạng từ đối tượng thu, đối tượng được giao nhiệm vụ thu đến việc quản lý thu- chi, làm thế nào cho vừa thu có hiệu quả, mà chi sao cho trách nhiệm, sao cho không thất thu, không thất thoát, chi sao cho đảm bảo kế hoạch, minh bạch ,công khai, phải lấy kết quả để minh chứng. Phần thực tiễn chỉ có hai yêu cầu nhất định đối với từng thành phần, người nộp thì phải nộp đủ, người chi phải có trách nhiệm. Người đóng góp thì muốn thấy kết quả, người có nhiệm vụ thu - chi phải biết lắng nghe và tạo uy tín thực sự, nếu hai yếu tố nầy thực hiện đảm bảo thì trong lý luận và thực tiển đã có sự cân đối bền vững. 6 SKKN: “Kinh nghiệm về tổ chức thu và quản lí thu, chi phục cụ công tác XHHGD tại trường Mầm non thị Đức Phổ” CHƯƠNG 2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU – ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU – PHẠM VI NGHIÊN CỨU – THỰC TRẠNG – KINH NGHIỆM NGHIÊN CỨU 2.1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Như ở phần đặt vấn đề có nêu : “Tiền tài là huyết mạch” bởi trong nhiều năm qua, trường mầm non nếu không coi trọng công tác thu thì làm sao có để chi, và cũng từ phương châm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Trên cơ sở XHHGD thì ngoài sự quan tâm đầu tư của các cấp chính quyền, việc đóng góp của các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân và các bậc phụ huynh đã giúp nhà trường trong cái “Trăm thứ phải lo” và trong cái “nỗi niềm trăm thứ đó”, là vấn đề bức thiết, thể hiện rõ hơn trách nhiệm của người CBQL trong công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và cũng qua đó, thực hiện chủ trương xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.Và muốn thực hiện được mục đích to lớn đó, người CBQL phải nghiên cứu và vận dụng khả năng, áp dụng phương pháp thích nghi, biện pháp khả thi , để tổ chức thực hiện công tác thu và quản lý thu – chi có hiệu quả. 2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Công tác thu và quản lý thu, chi nguồn XHHGD của trường Mầm non thị trấn Đức Phổ tác động đến quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của nhà trường thông qua việc tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm non. Một số kinh nghiệm, biện pháp trong việc tổ chức thực hiện công tác thu và quản lý thu, chi nguồn XHHGD ở trường Mầm non thị trấn Đức Phổ - huyện Đức Phổ - tỉnh Quảng Ngãi về việc đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trường mầm non xây dựng một môi trường giáo dục Xanh - Sạch - Đẹp và An toàn 2.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 7 SKKN: “Kinh nghiệm về tổ chức thu và quản lí thu, chi phục cụ công tác XHHGD tại trường Mầm non thị Đức Phổ” Do điều kiện về thời gian và khả năng của bản thân còn hạn chế nên tôi chỉ nghiên cứu một số biện pháp, kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện công tác thu và quản lý thu, chi nguồn XHHGD ở trường Mầm non thị trấn Đức Phổ nhằm tăng cường cơ sở vật chất nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường Mầm non thị trấn Đức Phổ - huyện Đức Phổ - tỉnh Quảng Ngãi Sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện áp dụng trong năm học 2013 - 2014 tại trường Mầm non thị trấn Đức Phổ, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. 2.4. THỰC TRẠNG: Trường Mầm non Thị trấn Đức Phổ là trường nằm trên trung tâm của huyện lỵ. Trường có 16 lớp với 3 điểm trường. Tổng diện tích 8545,5m 2 . Là trường học nằm ở huyện cực nam của tỉnh Quảng Ngãi nên phải gánh chịu điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân thấp so với trong khu vực. Người dân chủ yếu sống bằng buôn bán nhỏ lẻ, nghề nông; kinh tế chậm phát triển nhưng phong trào giáo dục ở địa phương nói chung, nhà trường nói riêng rất mạnh. Nhu cầu khát vọng cháy bỏng của các bậc phụ huynh ở địa phương là con cháu mình phải được ra lớp học và được nhà trường nuôi dạy đạt chất lượng tốt, bên cạnh đó chỉ đạo chung lãnh đạo ngành cấp trên đưa ra yêu cầu chuẩn đối với bậc học mầm non là phải đạt được yêu cầu tối thiểu theo qui định của Bộ Giáo dục và đào tạo. Nhưng với định mức ngân sách của huyện dành cho giáo dục mầm non còn thấp, phần lớn dựa vào địa phương và nhân dân trên địa bàn . Và hơn thế nữa, vượt qua những khó khăn của cuộc sống đời thường, đội ngũ giáo viên nhà trường trong nhiều năm qua đã lao động miệt mài trên 10 giờ/ ngày, bám trường bám lớp, nhiều gương tận tụy hết lòng chăm sóc giáo dục cháu đã được xã hội và phụ huynh ghi ơn. Tuy trong 3 năm gần đây, trường Mầm non thị trấn Đức Phổ là một đơn vị được xây dựng mới nhiều phòng học khang trang đẹp đẽ đúng quy cách song vẫn không đáp ứng nổi với sự gia tăng học sinh hàng năm và các điều kiện để cháu được ở bán trú (tăng 01 lớp với hơn 35 cháu ở bán trú). Cơ sở vật chất còn thiếu 8 SKKN: “Kinh nghiệm về tổ chức thu và quản lí thu, chi phục cụ công tác XHHGD tại trường Mầm non thị Đức Phổ” nên việc thu nhận trẻ vào học tại trường chưa cao, chỉ tiếp nhận được 75,6% trẻ đến trường. - Về cơ sở vật chất : Các điểm trường mặt bằng sân chưa được qui hoạch, nắng bụi, mưa thì ủng nước, cây xanh chưa nhiều chưa đáp ứng giờ hoạt động ngoài trời. Có 02 trên 03 điểm trường chưa có tường rào, cổng ngõ không an toàn cho trẻ, đồ dùng dạy học, đồ chơi chưa đa dạng, phong phú, chưa đồng bộ, đồ chơi ngoài trời còn thiếu . - Đội ngũ nhân viên cấp dưỡng không ổn định, có 7/9 nhân viên là hợp đồng với mức lương 1.500.000đ nhà trường chi trả lương từ nguồn đóng góp của cha mẹ học sinh, nhân viên đời sống còn gặp nhiều khó khăn không yên tâm công tác, luôn thuyên chuyển…làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ của nhà trường. Từ thực tế khó khăn ấy, và tự nhận thức đúng đắn “sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp quần chúng“, cấp ủy đảng chính quyền địa phương đã tổ chức “Đại hội giáo dục”. Đây cũng chính là đại hội huy động sức mạnh tổng lực và trí tuệ về nguồn lực để chăm lo sự nghiệp giáo dục tại địa phương. Đại hội giáo dục huyện Đức Phổ là một điển hình. Là một huyện với muôn vàn khó khăn, biết bao nhiêu việc phải giải quyết, nhưng một trong những công việc đầu tiên của huyện là tổ chức đại hội giáo dục. Từ đại hội này, đáp lời kêu gọi của đồng chí bí thư huyện ủy, toàn Đảng và nhân dân huyện Đức Phổ đã bày tỏ lòng quyết tâm, nêu cao trách nhiệm của cộng đồng chăm lo xây dựng sự nghiệp giáo dục huyện nhà. Kết quả bước đầu của xã hội hóa giáo dục tại trường mầm non thị trấn Đức Phổ là việc khởi công xây dựng 04 phòng học tầng tại điểm trường cơ sở 2. Tiếp theo đó là 04 phòng học tầng tại điểm trường cơ sở 1 do Ngân hàng Vietcombanh tài trợ với tổng kinh phí hơn 3 tỷ đồng bằng nguồn lực xã hội hóa. Hơn tất cả các bậc học khác, bậc học giáo dục mầm non đòi hỏi tính xã hội hóa rất cao. Với lứa tuổi mầm non sự gắn bó giữa gia đình và nhà trường là yếu tố mang tính quyết định cho sự phát triển toàn diện của đứa trẻ. Gia đình là cái 9 SKKN: “Kinh nghiệm về tổ chức thu và quản lí thu, chi phục cụ công tác XHHGD tại trường Mầm non thị Đức Phổ” nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người. Cha mẹ là người “thầy đầu tiên” của con trẻ, do vậy trong trách nhiệm của cộng đồng đối với sự nghiệp giáo dục mầm non thì vai trò của cha mẹ là hết sức quan trọng. Nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình, hội cha mẹ học sinh nhà trường đã chủ trương vận động cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội cùng nhà trường quản lý tốt việc chăm sóc giáo dục con em mình, theo dõi suốt chương trình học đến từng bữa ăn giấc ngủ và các hoạt động vui chơi của trẻ. Với những yêu cầu ngày càng cao vì chất lượng nuôi dạy trẻ, bên cạnh yếu tố có tính chất quyết định là đội ngũ giáo viên, thì yếu tố quan trọng hàng đầu là cơ sở vật chất nuôi dạy trẻ. Hơn ai hết, những người làm cha mẹ hiểu rất rõ điều đó. Và cũng chính vì vậy họ không chấp nhận để con em mình bị nuôi dạy trong một điều kiện thiếu thốn. Với sức mạnh của nguồn lực từ phụ huynh trong 3 năm (2012-2014), phụ huynh đã đóng góp hơn 100 triệu đồng và nhiều hiện vật khác cho việc sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm các trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, chăm lo phòng chống suy dinh dưỡng, giáo dục thể chất, tạo môi trường học tập “ xanh, sạch, đẹp, thân thiện” cho học sinh bên trong và ngoài lớp học Có được một mầm non phát triển vững chắc như hôm nay, với nhiều điểm trường, lớp học khang trang đầy đủ tiện nghi, các cháu được dạy ngoan, nuôi khỏe, chính là sự nổ lực phấn đấu của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý nhà trường, sự quan tâm của cấp Đảng, chính quyền địa phương, sự chung sức chung lòng của toàn xã hội mà quan trọng hơn là cả tấm lòng của các bậc phụ huynh học sinh. Xã hội hóa giáo dục mầm non chính là tâm huyết của cộng đồng. 2.5. KINH NGHIỆM NGHIÊN CỨU: Từ thực trạng nói trên, là người CBQL tôi luôn phải tự đặt ra cho mình một câu hỏi và phải tự trả lời. Bởi có như thế, mới đưa được vấn đề về với khía cạnh chủ quan để thực hiện nhiệm vụ mà người chủ tài khoản phải biết khẳng định chính mình, phải biết mình có được tin cậy hay không ? người CBQL cần phải 10 [...]... Đức Phổ” 28 SKKN: Kinh nghiệm về tổ chức thu và quản lí thu, chi phục cụ công tác XHHGD tại trường Mầm non thị Đức Phổ” XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP 29 SKKN: Kinh nghiệm về tổ chức thu và quản lí thu, chi phục cụ công tác XHHGD tại trường Mầm non thị Đức Phổ” XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP 30 SKKN: Kinh nghiệm về tổ chức thu và quản lí thu, chi phục cụ công tác XHHGD tại trường Mầm... ngành giáo dục và đào tạo Công tác thu và quản lý thu –chi là nhiệm vụ quan trọng, bởi nó góp phần thắng lợi cho nhiệm vụ giáo dục và nuôi dưỡng trong nhà trường mầm non Do đó, muốn có một kết quả thu và quản lý thu – chi tốt, chúng ta cần quan tâm đến một số vấn đề sau: 2.6.1 Công tác tổ chức thực hiện: 11 SKKN: Kinh nghiệm về tổ chức thu và quản lí thu, chi phục cụ công tác XHHGD tại trường Mầm non... trương và chỉ được tiến hành vận động và thực hiện sau khi có sự đồng ý của cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp - Sau khi hoàn thành công việc, nhà trường phải niêm yết công khai trên bảng tin của trường và báo cáo quyết toán số kinh phí đã huy động và kết quả thực hiện với các tổ chức, cá nhân đã đóng góp kinh phí 12 SKKN: Kinh nghiệm về tổ chức thu và quản lí thu, chi phục cụ công tác XHHGD tại trường. .. rệt Công tác tài chính luôn tuân thủ thu, chi theo qui chế Chi Bộ 4 năm liền đạt Chi bộ trong sạch vững mạnh Công đoàn 5 năm liền đạt công đoàn Xuất sắc 22 SKKN: Kinh nghiệm về tổ chức thu và quản lí thu, chi phục cụ công tác XHHGD tại trường Mầm non thị Đức Phổ” Chi Đoàn TNCSHCM đạt Xuất sắc CHƯƠNG IV TIỂU KẾT Để công tác XHHGD phát triển hiệu quả người CBQL mà đứng đầu là Hiệu trưởng cần coi trong. .. rồi trách nhiệm sẽ thu c về ai! điều này mỗi người Hiệu trưởng phải biết Và Hiệu trưởng muốn nắm chắc việc thu chi, mua sắm, cấp phát 14 SKKN: Kinh nghiệm về tổ chức thu và quản lí thu, chi phục cụ công tác XHHGD tại trường Mầm non thị Đức Phổ” về đâu! thì phải lập một sổ theo dõi tổng hợp bằng mẫu tự thiết lập để theo dõi cặp nhật thông tin ,số liệu nhằm quản lý tốt hơn cho công tác thu- chi 2.6.1.2... đảm trách 16 SKKN: Kinh nghiệm về tổ chức thu và quản lí thu, chi phục cụ công tác XHHGD tại trường Mầm non thị Đức Phổ” CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Từ những cách làm trên, trong những năm học qua và trong năm học 2012-2013 các cháu hứng thú đến trường học tập và vui chơi hơn, uy tín nhà trường được tăng lên rõ rệt, nhu cầu gửi con vào học tại trường của phụ huynh trong và ngoài thị trấn càng cao,... những tài sản lớn của nhà trường bị hư hỏng hay mất mát, tạo uy tín cho nhà trường và tăng 15 SKKN: Kinh nghiệm về tổ chức thu và quản lí thu, chi phục cụ công tác XHHGD tại trường Mầm non thị Đức Phổ” thêm niềm tin cho phụ huynh, để khi đóng góp, không có sự phàn nàn hay đánh giá nhà trường về mặt trách nhiệm - Nhân viên kế toán phải nắm rõ trách nhiệm trong quản lý tài chính thu – chi, vận dụng mọi... định về công tác thu, kế toán là người trực tiếp gặp gỡ với giáo viên trong công tác thu, có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể những yêu cầu của nhà trường trong công tác báo cáo thu, và nhiệm vụ chi đối với các thành phần tham gia làm nhiệm vụ thu- chi, hướng dẫn cụ thể những công việc có liên quan đến công tác tài chính nhà trường, biết tham mưu những vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ đảm trách 16 SKKN: Kinh. .. quả cao 23 SKKN: Kinh nghiệm về tổ chức thu và quản lí thu, chi phục cụ công tác XHHGD tại trường Mầm non thị Đức Phổ” PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Qua 4 năm thực hiện nguyên tắc thu và quản lý thu, chi nguồn phí XHHGD , nhà trường đã rút ra được một vài kinh nghiệm trong quá trình thực hiện như sau: Biện pháp có tính quyết định trong công tác tham mưu là phải hoạch... giáo dục thể chất để học sinh được vận động và phát triển Cùng với sự nỗ lực và tâm huyết của tập thể cán bộ giáo viên 21 SKKN: Kinh nghiệm về tổ chức thu và quản lí thu, chi phục cụ công tác XHHGD tại trường Mầm non thị Đức Phổ” nhân viên trong nhà trường, năm học vừa qua nhà trường đã huy động từ các Doanh nghiệp, Nhà tài trợ, cùng với sự đóng góp ngày công, hiện vật từ phụ huynh học sinh đã xây . nhiệm vụ giáo dục và chăm sóc trẻ. Do vậy, tôi xin mạnh dạn trình bày đề tài Kinh nghiệm về công tác thu và quản lí thu, chi phục vụ công tác xã hội hoá 2 SKKN: Kinh nghiệm về tổ chức thu và quản. thu và quản lý thu – chi tốt, chúng ta cần quan tâm đến một số vấn đề sau: 2.6.1. Công tác tổ chức thực hiện: 11 SKKN: Kinh nghiệm về tổ chức thu và quản lí thu, chi phục cụ công tác XHHGD. sở vật chất còn thiếu 8 SKKN: Kinh nghiệm về tổ chức thu và quản lí thu, chi phục cụ công tác XHHGD tại trường Mầm non thị Đức Phổ” nên việc thu nhận trẻ vào học tại trường chưa cao, chỉ tiếp