TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ IKEA – NHÀ BÁN LẺ TOÀN CẦU

20 1.3K 1
TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ IKEA – NHÀ BÁN LẺ TOÀN CẦU

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH MÔN HỌC : QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 10: IKEA – NHÀ BÁN LẺ TOÀN CẦU GVHD : Th.S CAO QUỐC VIỆT NHÓM : 06 Nguyễn Trung Phước Trịnh Ngọc Chính Nguyễn Văn Đắng Nguyễn Ngọc Hoài Khang Nguyễn Thị Trà Mi Trần Văn Thành Nguyễn Thị Ngọc Trâm Trần Hà Việt TP.Hồ Chí Minh, tháng 05, năm 2015 QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD : Th.S CAO QUỐC VIỆT DANH SÁCH NHÓM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ST T SBD HỌ VÀ TÊN CHỮ KÝ MỨC ĐỘ THAM GIA GHI CHÚ 01 54 Nguyễn Trung Phước Trưởng nhóm 02 06 Trịnh Ngọc Chính 03 18 Nguyễn Văn Đắng 04 30 Nguyễn Ngọc Hoài Khang 05 42 Nguyễn Thị Trà Mi 06 66 Trần Văn Thành 07 78 Nguyễn Thị Ngọc Trâm 08 90 Trần Hà Việt LỜI MỞ ĐẦU Kinh doanh quốc tế là một lĩnh vực hấp dẫn mang lại lợi nhuận dồi dào cho quốc gia và nguồn thu nhập cao cho các công ty, doanh nghiệp tham gia. Do đó, quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu là một xu thế tất yếu mà hầu như tất cả các quốc gia hoặc các công ty, tập đoàn kinh tế chấp nhận và thực hiện nhằm tạo ra lợi nhuận đồng thời nâng cao vị thế của mình trên trường thế giới cũng như trong nước. Khi chính phủ mở cửa hội nhập cho các doanh nghiệp tham gia vào thị trường quốc tế thì cũng chính là lúc mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường ra nước ngoài để tìm kiếm cơ hội và nâng cao lợi nhuận. Tuy nhiên đây là một việc không hề dễ dàng. Để trở thành một công ty đa quốc gia thành công cần phải có một chiến lược kinh doanh quốc tế thật sự đúng đắn và phù hợp. Vì vậy việc lựa chọn một chiến lược kinh doanh quốc tế phù hợp là một bước khởi đầu vô cùng quan trọng. NHÓM 06 Trang 2 QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD : Th.S CAO QUỐC VIỆT IKEA (Ingvar Kamprad Elmtaryd Agunnaryd) là một tập đoàn quốc tế của Thụy Điển, chuyên thiết kế đồ nội thất bán lắp ráp, thiết bị và phụ kiện nhà. Trong quá trình hình thành và phát triển, IKEA đã thực hiện nhiều chiến lược kinh doanh khác nhau và đã trải qua không ít thăng trầm. Cuối cùng, họ cũng đã lựa chọn một chiến lược kinh doanh quốc tế thật sự phù hợp với dòng sản phẩm của mình. Đó là chiến lược xuyên quốc gia, với chiến lược này đã đưa IKEA trở thành tập đoàn bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới. Vì vậy trong bài tiểu luận này, nhóm tác giả đưa ra phân tích đề tài “IKEA - Nhà bán lẻ toàn cầu” nhằm mục đích tìm hiểu về các chiến lược kinh doanh quốc tế, trong đó đi sâu vào phân tích chiến lược xuyên quốc gia và cách thức triển khai chiến lược này của IKEA để có thành công như hiện nay. Qua đó kết hợp các kiến thức đã học được để phân tích và đúc kết các bài học kinh nghiệm áp dụng vào thực tiễn. NHÓM 06 Trang 3 QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD : Th.S CAO QUỐC VIỆT CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. Khái niệm hoạt động kinh doanh quốc tế . Kinh doanh quốc tế là tất cả các hoạt động giao dịch, kinh doanh diễn ra giữa một quốc gia với các quốc gia khác nhằm đạt được các mục tiêu về kinh tế của cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức của quốc gia đó. 2. Động cơ phát triển hoạt động kinh doanh quốc tế [1] a. Mở rộng thị trường kinh doanh. Các doanh nghiệp luôn mong muốn doanh số và phạm vi tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của mình được tăng lên và mở rộng không ngừng để có thể thu về nhiều lợi nhuận hơn, điều này phụ thuộc vào số lượng người quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Thị trường nội địa không thể thực hiện được những mong muốn của doanh nghiệp vì bị giới hạn cả về nhu cầu lẫn sức mua và chỉ khi doanh nghiệp vươn ra thị trường quốc tế thì những mong muốn đó mới thành hiện thực bởi vì số lượng khách hàng, sức mua và khả năng cung ứng của khách hàng ở thị trường này luôn lớn hơn nhiều so với thị trường nội địa của quốc gia đó. Điều này là động cơ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế. Bên cạnh thị trường bị giới hạn thì thị trường nội địa khi bão hòa buộc các doanh nghiệp phải tìm kiếm cho mình thị trường nước ngoài. Một khi tham gia thị trường quốc tế bên cạnh những áp lực thì nó cũng tạo cho doanh nghiệp những mảnh đất màu mở, thị trường đầy hứa hẹn cho hoạt động kinh doanh của họ. b. Giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Mong muốn của các doanh nghiệp là vô hạn trong khi các điều kiện nguồn lực của quốc gia đáp ứng cho doanh nghiệp lại là có giới hạn tại một không gian, thời điểm cụ thể. Chính vì thế để có thêm nhiều nguồn lực phục vụ cho doanh nghiệp thì điều tất yếu phải tìm ở các quốc gia khác. Có thể kể đến ở đây như : thị trường tiêu thụ sản phẩm dịch vụ rộng lớn, nguồn lao động dồi dào giá rẻ, nguyên nhiên liệu phong phú, đa dạng, , một khi đã sử dụng tốt những lợi thế này thì việc tăng lợi nhuận nhờ giảm chi phi là điều tất yếu sẽ đến với doanh nghiệp. Thay vì sản xuất sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp trong nước và xuất ra thị trường nước ngoài thì hiện nay các doanh nghiệp đã tiến hành sản xuất sản phẩm dịch vụ ngay ở thị trường các nước khác và tiêu thụ tại quốc gia đó. NHÓM 06 Trang 4 QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD : Th.S CAO QUỐC VIỆT c. Mở rộng và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh. Bênh cạnh mong muốn mở rộng thị trường của doanh nghiệp, giảm chi phí, tăng lợi nhuận thì động cơ không kém quan trọng mà doanh nghiệp hướng đến là sự ổn định của doanh số sản phẩm dịch vụ, khắc phục hay hạn chế những rủi ro trong kinh doanh của mình. Việc tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế giúp doanh nghiệp đa dạng hóa hình thức và phạm vi kinh doanh để giải quyết tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực của quốc gia, đa dạng hóa hoạt động thương mại và đầu tư giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng “ bỏ hết trứng vào một rổ ”, phân tán được rủi do của mình, hơn thế nữa thông qua thị trường nước ngoài mà doanh nghiệp có thể tối đa hóa lợi nhuận của mình khi khai thác hiệu quả lợi thế so sánh của mỗi quốc gia. d. Tăng năng lực cạnh tranh Việc tận dụng được nguồn lực dồi dào từ các quốc gia khác, giảm thiểu được rủi ro trong hoạt động kinh doanh bên cạnh việc được giảm hàng rào thuế quan, sự bảo hộ của chính phủ, áp dụng các hạn ngạch,… khi tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế,….các doanh nghiệp sẽ cạnh tranh công bằng và mạnh mẽ hơn với các doanh nghiệp khác. Bên cạnh những thuận lợi thì dưới áp lực từ thị trường nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp xác định được vị thế của mình và có những biện pháp cải tiến sản phẩm dịch vụ của mình để tăng năng lực cạnh tranh. 3. Lợi thế của doanh nghiệp khi tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế. a. Nội địa. Với những nguồn lực mà doanh nghiệp sẵn có ở thị trường nội địa như : nhân lực, vật lực, cơ sở hạ tầng có sẵn, sự am hiểu thị trường trong nước thì đây là một lợi thế lớn trong việc canh tranh với các doanh nghiệp khác khi tham gia vào quốc qua đó. b. Thị trường quốc tế: Một khi doanh nghiệp đã tham gia vào sân chơi quốc tế sẽ đồng nghĩa với việc bên cạnh doanh nghiệp đó gắn các hoạt động kinh doanh của mình với thị trường trong nước cũng như với thị trường của các quốc gia khác. Song hành với những thuận lợi là những khó khăn, những áp lực mà thị trường quốc tế đem lại cho doanh nghiệp như : cắt giảm thuế quan, giảm và bỏ hàng rào phi thuế quan, giảm hạn chế đối với thương mại dịch vụ, ….Không những thế việc tham gia thị trường quốc tế thì doanh nghiệp tận dụng được những NHÓM 06 Trang 5 QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD : Th.S CAO QUỐC VIỆT nguồn lực từ những quốc gia khác như : thu hút nguồn vốn đầu tư, tiếp cận được với công nghệ hiện đại, học tập kinh nghiệm quản lý từ các đối tác từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh, năng lực trong hoạt động kinh doanh,… Có được một thị trường tiêu thụ sản phẩm dịch vụ rộng lớn, khai thác lợi thế hiện có mà thị trường nội chưa khác thác được hay chưa khai thác hết như chuyển giao được các lợi thế ra khỏi lãnh thổ của quốc gia mình. Giảm được rủi ro trong kinh doanh Mở rộng chu kỳ sống của sản phẩm, thay vì vòng đời ngắn ngủi khi ở thị trường trong nước thì khi ra thị trường nước ngoài chu kỳ được kéo dài, điều này đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. 4. Lựa chọn loại hình chiến lược [2],[3] Với những lợi thế mà thị trường nội địa và quốc tế đem lại khi doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế nhằm tối đa hóa lợi nhuận thì việc lựa chọn cho doanh nghiệp một chiến lược phù hợp để phát huy những điểm mạnh, hạn chế những điểm yếu , tạo ra và nắm lấy những cơ hội, đối đầu với thách thức là một vấn đề then chốt quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp. Khó khăn cho doanh nghiệp là việc họ luôn phải phân tích thị trường quốc tế trên các khía cạnh như : cơ hội tăng trưởng, cắt giảm chi phí và rủi ro khi tạo sự khác biệt trong bối cảnh phải thỏa mãn nhu cầu trái ngược giữa liên kết toán cầu và đáp ứng địa phương mà cụ thể hơn là đối diện với hai áp lực chính, áp lực giảm chi phí và áp lực thích nghi với địa phương. Trong những thị trường đầy cạnh tranh khi hoạt động kinh doanh quốc tế thì đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực hết mình để giảm chi phí và tạo ra giá trị sản phẩm. Vấn đề đặt ra là sản phẩm dịch vụ có chi phí thấp mà không phù hợp với vùng miền thì có giúp doanh nghiệp thực hiện được những mong muốn của mình, và đến đây doanh nghiệp phải đối mặt với áp lực thứ hai là áp lực thích nghi với địa phương, điều này buộc các doanh nghiệp phải tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình và có chiến lược tiếp thị khác nhau giữa các quốc gia với nhau. Chính những áp lực này gây ảnh hưởng rất lớn đến việc chọn lựa chiến lược thích hợp cho doanh nghiệp mình để tạo ra ưu thế canh tranh trên thị trường quốc tế mà cụ thể là những chiến lược được phân tích dưới đây : NHÓM 06 Trang 6 QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD : Th.S CAO QUỐC VIỆT a. Chiến lược tiêu chuẩn hóa toàn cầu. Là chiến lược mà dưới góc nhìn của doanh nghiệp xem thị trường toàn cầu như một thị trường thống nhất, giống nhau và không có sự khác biết gì giữa các quốc gia khi nói đến thị hiếu và sở thích của khách hàng, nếu có chăng thì khách hàng vẫn chấp nhận vì sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp có chất lương tương đối tốt với giá thấp. Vì thế mà sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có quy mô toàn cầu được tiêu chuẩn hóa, đồng nhất và không có sự khác nhau. Một khi theo đuổi chiến lược này thì mục tiêu trước hết của doanh nghiệp là muốn mình có chi phí thấp nhất của ngành đó trên toàn cầu. Và với mục tiêu đề ra buộc các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một quy trình tạo lập giá trị từ R&D, sản xuất, đến các hoạt động Marketing phải tập trung một nơi phù hợp nhất mà những nơi này có thể nằm rải rác ở phạm vi toàn cầu. Chuỗi giá trị của doanh nghiệp sẽ được kết nối và liên kết chính thức với nhau dưới sự đảm bảo hoạt động hiệu quả của trụ sở chính của doanh nghiệp thông qua các quy trình đã được tiêu chuẩn hóa. Chiến lược này phù hợp với các doanh nghiệp có những sản phẩm, dịch vụ có nhiều sức ép về hiệu quả, giảm chi phí trong quá trình vận hành hoạt động của mình, bên cạnh đó là nhu cầu nội địa không có, không đáng kể, hoặc có sự cạnh tranh tốt hơn về giá so với những sản phẩm thay thế tại địa phương. Với nhưng ưu thế thì nhược điểm rõ nhất của chiến lược này là sở thích của người mua giữa các thị trường ở những quốc gia khác nhau đã không được doanh nghiệp quan tâm đến. Ngoại trừ những thay đổi mà không làm chi phí tăng lên thì chiến lược này không cho phép doanh nghiệp thay đổi sản phẩm dịch vị của mình và nó sẽ là sự thất bại nếu doanh nghiệp nào áp dụng với những nơi đòi hỏi tính thích nghi địa phương và nội địa hóa cao. b. Chiến lược địa phương hóa. Khác với chiến lược tiêu chuẩn hóa toàn cầu thì chiến lược địa phương hóa là chiến lược mà các doanh nghiệp chọn lựa sẽ phải có những chiến lược riêng biệt thích ứng với từng quốc gia mà doanh nghiệp cung cấp sản phẩm dịch vụ của mình. Sự phù hợp với thị hiếu và sở thích của từng quốc gia mục tiêu quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, phát triển và Marketing cho sản phẩm của mình. Sẽ có những công ty con hoặc liên doanh được thành lập ở những thị trường khác nhau và các nhân sự quản trị có sự gần NHÓM 06 Trang 7 QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD : Th.S CAO QUỐC VIỆT gũi, nhiều kinh nghiệm về thị trưởng sở tại về văn hóa, chính trị, tập quán tiêu dùng,… sẽ được coi trọng. Chiến lược này sẽ được các doanh nghiệp chọn lựa khi sản phẩm và dịch vụ của mình chịu sức ép thích nghi và điều chỉnh theo những yêu cầu của địa phương nhưng lại không bị sức ép từ chi phí thấp. Việc thực hiện chiến lược này sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được những rủi ro chính trị, tỷ giá hối đoái,…tạo lập được uy tín cho doanh nghiệp tại nước đầu tư do những công ty con đặt ở sở tại thực hiện. Với những lợi thế to lớn mà chiến lược này đem lại thì doanh nghiệp cũng chịu không ít bất lợi như việc không thể khai thác được lợi ích kinh tế từ việc tạo quy mô trong hoạt động phát triển, sản xuất và marketing sản phẩm dịch vụ của mình mà đổi lại là một sự cồng kềnh trong các hoạt động vì mỗi công ty con tại địa phương xây dựng cho mình một quy trình riêng biệt, điều này làm tăng chi phí cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp để bù đắp vào. Hơn thế nữa là khó thực hiện được các định hướng, các kế hoạch đặt ra, sự kỳ vọng của trụ sở chính doanh nghiệp. c. Chiến lược quốc tế. Là chiến lược mà các doanh nghiệp thường hay sử dụng khi bước chân ra sân chơi quốc tế vì chiến lược này thực hiện dựa trên các năng lực cốt lõi của doanh nghiệp, các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sau khi thành công ở thị trường nội địa thì được xuất khẩu , phân phối ra thì trường nước ngoài, việc khai thác năng lực cốt lõi của mình tạo cho doanh nghiệp một thế mạnh trong cạnh tranh với các đối thủ ở các quốc gia đó không có, hoặc có nhưng yếu. Với những lợi thế đó thì doanh nghiệp không phải chịu áp lực từ sức ép nội địa hóa sản phẩm dịch vụ và sức ép từ việc giảm chi phí. Từ trụ sở chính của doanh nghiệp, các chính sách được hoạch định theo một chiều đến tất cả các thị trường ở tất cả các nước mà doanh nghiệp đó có sản phẩm, dịch vị của mình hiện hữu. Tuy có được những lợi thế lớn nhưng với xu thế hiện nay thì nhu cầu và thị hiếu, sở thích của các quốc gia luôn phát triển và lớn mạnh đã đặt doanh nghiệp vào thế khó, gặp nhiều thách thức, dễ bị thua thiệt một khi gặp những doanh nghiệp có những điều chỉnh linh hoạt, năng động để giải quyết những vấn đề đã nêu trên. d. Chiến lược xuyên quốc gia. Trong môi trường toàn cầu hiện nay, sự canh tranh giữa các doanh nghiệp ở thị trường nội địa đã khốc liệt thì khi bước ra thị trường quốc tế sự khốc liệt đó càng mạnh và NHÓM 06 Trang 8 QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD : Th.S CAO QUỐC VIỆT quyết liệt hơn, môi trường hiện nay là môi trường của người tiêu dùng, thị trường và các ngành công nghiệp có mối liên hệ mật thiết và tương tác với nhau, vậy làm thế nào để doanh nghiệp tạo cho mình lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác để có thể sống sót và đặt được những mục tiêu đã đề ra? Doanh nghiệp phải thực hiện được việc giảm áp lực chi phí và thích nghi với địa phương, đó cũng là quan điểm của chiến lược xuyên quốc gia. Chiến lược làm giảm chi phí dựa trên những kinh nghiệm và kinh tế vùng, giúp doanh nghiệp có thể tập trung đáp ứng được yêu cầu địa phương, tận dụng những lợi thế nguồn lực nội địa như : nguồn vốn, lao động, sự hỗ trợ từ chính phủ,… Điểm đặc thù so với các chiến lược khác là chiến lược này buộc các doanh nghiệp phải đi sâu vào bản chất của toàn cầu hóa để việc học hỏi, phát triển và thay đổi luôn được liên tục. Năng lực cốt lõi của doanh nghiệp không thực hiện một chiều như chiến lược toàn cầu hóa mà các kỹ năng mới, sáng tạo và hiệu quả ở bất kỳ nơi nào trong toàn bộ hệ thống vận hành của doanh nghiệp cũng được chọn lọc khai thác và phát triển thêm năng lực cốt lõi của doanh nghiệp từ đó truyền đến khắp các hệ thống toàn cầu của doanh nghiệp, là sự kết hợp nhuần nhuyễn cả 2 cách là “ top – down” và “ bottom – up”. Với những thuận lợi mà chiến lược đem lại thì thách thức lớn với doanh nghiệp là xây dựng quá trình điều phối các chuỗi giá trị của doanh nghiệp trên toàn cầu, qua đó phát huy được những lợi thế mà chiến lược đem lại. NHÓM 06 Trang 9 QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD : Th.S CAO QUỐC VIỆT CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 1. Tóm tắt tình huống : Tổng quan về IKEA Thị trường mục tiêu. Chiến lược tiêu chuẩn hóa toàn cầu của IKEA với chuỗi giá trị của mình đã đem đến những thành quả nhất định. Những bài học kinh nghiệm của IKEA và sự thay đổi từ chiến lược tiêu chuẩn hóa toàn cầu sang chiến lược xuyên quốc gia để thích ứng với thị trường thế giới. 2. Phân tích chiến lược mở rộng toàn cầu của IKEA a. Lý do, thế mạnh của IKEA khi mở rộng ra toàn cầu. IKEA mở rộng ra toàn cầu để tập trung tăng khả năng sinh lời và tăng trưởng lợi nhuận. Họ mở rộng thị trường cho các sản phẩm của mình bằng cách bán những sản phẩm này ra thị trường quốc tế, thay vì chỉ bán trong nội địa. Ngay từ đầu, với triết lý mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm nội thất có thiết kế trang nhã, chức năng tuyệt vời và giá thành rẻ để hầu hết mọi người đều có thể sở hữu, IKEA đã lựa chọn con đường hướng tới số đông, mang đến lợi thế về quy mô sản xuất số lượng sản phẩm lớn. Họ tập trung sản xuất các sản phẩm phục vụ tầng lớp trung lưu toàn cầu, những người đang tìm kiếm các mặt hàng gia dụng và đồ gỗ giá thấp nhưng thiết kế bắt mắt. Công ty áp dụng một công thức căn bản như nhau trên toàn cầu để giảm chi phí trong việc thiết kế các cửa hàng. Họ mở những cửa hàng rộng lớn được bày trí trong sắc xanh-vàng của lá cờ Thụy Điển, chào bán 8.000 đến 10.000 mặt hàng từ những tủ bếp đến các chân nến. Sử dụng hình thức quảng bá vui nhộn để thu hút dòng người vào mua sắm. Cách sắp xếp các gian hàng nội thất buộc khách tham quan phải ghé thăm toàn bộ các quầy hàng nếu muốn tới quầy tính tiền. Mở thêm những nhà hàng, những khu vui chơi dành riêng cho trẻ em tạo điều kiện cho khách hàng ở lại mua sắm càng lâu càng tốt. Bảo đảm sản phẩm thiết kế thể hiện được sự đơn giản, gọn nhẹ mang phong cách Thụy Điển. NHÓM 06 Trang 10 [...]... 52,72 %, IKEA đã làm thay đổi thị trường toàn cầu: nhiều nhà bán lẻ đồ gỗ nhỏ đã biến mất, và tạo ra xu hướng cho sự tăng trưởng của những nhà bán lẻ có quy mô lớn, sự gia tăng số lượng những nhà bán lẻ quốc tế Hình 2: Số cửa hàng và doanh số trên toàn cầu của IKEA - Bất chấp khủng hoảng kinh tế thế giới ,doanh thu của IKEA những năm gần đây vẫn giữ được độ ổn định nhất định Doanh thu chưa thuế của IKEA. .. NHÓM 06 Trang 17 QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD : Th.S CAO QUỐC VIỆT Hình 3: Doanh thu của IKEA qua các năm NHÓM 06 Trang 18 QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD : Th.S CAO QUỐC VIỆT KẾT LUẬN Trong xã hội ngày nay, các MNC buột phải tạo ra các lợi thế cạnh tranh ngành, đồng thời cố gắng duy trì, phát triển nó Chính vì thế chúng ta mới thấy được việc lựa chọn một chiến lược kinh doanh quốc tế phù hợp đối... triệt để NHÓM 06 Trang 19 QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD : Th.S CAO QUỐC VIỆT TÀI LIỆU THAM KHẢO : [1] : http://www.e-ptit.edu.vn/hoctap/hoclieu/QTKDQT.pdf [2 ] :http://www.dankinhte.vn/cac-loai-hinh-chien-luoc -kinh- doanh- quoc-te/ [3] : Chương 12, Quản trị kinh doanh quốc tế Tác giả : Charles W.L.Hill, NXB Kinh tế Tp.HCM http://www .ikea. com/ms/en_GB/this-is -ikea/ about-the -ikea- group/index.html NHÓM... chính của IKEA vẫn tới từ châu Âu nhưng Mỹ hiện nay được coi là một thị trường vững chắc và đã vươn lên xếp thứ 2 trong các thị trường quan trọng 6 Vị thế sau khi thực hiện chiến lược Hãy điểm qua tình hình kinh doanh của IKEA để xem mức độ tăng tưởng của công ty như thế nào để khẳng định vững chắc vị thế nhà bán lẻ đồ gỗ toàn cầu NHÓM 06 Trang 16 QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD : Th.S CAO QUỐC VIỆT... chuyển hàng hóa trên toàn thế giới Ngày nay, công ty có năm nhà cung cấp khung ghế tại Châu Âu, ba nhà cung cấp ở Mỹ và hai nhà cung cấp ở Trung Quốc Để giảm chi phí cho vải cotton bọc ghế, IKEA tập trung sản xuất tại bốn nhà cung cấp chính ở Trung Quốc và châu Âu b Lợi ích từ việc mở rộng ra toàn cầu của IKEA Việc mở rộng ra toàn cầu cho phép IKEA có thể tận dụng sản phẩm và năng lực cốt lõi của mình... tại Châu Âu, ba nhà cung cấp ở Mỹ và hai nhà cung cấp ở Trung Quốc cùng với bốn nhà cung cấp vải cotton bọc ghế chính ở Trung Quốc và châu Âu đã làm cho sản phẩm ghế sofa đôi Klippan giảm giá xuống khoảng 40% trong thời gian 6 năm (từ 1999 đến 2006) NHÓM 06 Trang 11 QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD : Th.S CAO QUỐC VIỆT IKEA còn xóa bỏ đi khoảng cách với các nhà cung cấp của mình bằng cách mua nguyên... Trang 12 QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD : Th.S CAO QUỐC VIỆT Nhận ra được điều đó IKEA đã thiết kế lại sản phẩm để phù hợp với người tiêu dùng tại Mỹ - Thu lợi ích từ học tập toàn cầu Qua các thất bại ở thị trường Mỹ, Trung Quốc về kích cỡ, địa điểm, cách bày trí IKEA đã điều chỉnh chiến lược của mình để giới thiệu những sản phẩm phù hợp với sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng tại các quốc gia... địa phương Điều này làm cho doanh số của IKEA tăng lên đáng kể, vì Trung Quốc và Mỹ là hai trong những thị trường đông dân nhất thế giới hiện nay NHÓM 06 Trang 13 QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD : Th.S CAO QUỐC VIỆT 4 Vị thế chiến lược của IKEA trước và sau khi tham gia thị trường Mỹ: Trước khi xâm nhập thị trường Hoa Kỳ vào năm 1985, thì vị thế của IKEA được biết đến là một nhà cung cấp đồ gỗ hàng đầu...QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD : Th.S CAO QUỐC VIỆT Đồng thời, với mạng lưới 1.300 các nhà cung cấp tại 53 quốc gia, IKEA đặc biệt chú ý đến việc tìm kiếm nhà sản xuất phù hợp với từng loại sản phẩm để cắt giảm chi phí, với mục tiêu giảm giá bán sản phẩm từ 2-3% mỗi năm Tiêu biểu nhất là dòng sản phẩm ghế sofa đôi Klippan... mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp a Ưu, Nhược Điểm Của Chiến Lược Xuyên Quốc Gia  Ưu điểm: - Có khả năng khai thác kinh tế địa phương Với mạng lưới 1.300 nhà cung cấp tại 53 quốc gia, IKEA sử dụng các nhà sản xuất phù hợp cho mỗi loại sản phẩm của mình Chuyển vùng sản xuất sản phẩm tại các trụ sở ở các nước, giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí vận chuyển - Có khả năng khai thác đường cong kinh nghiệm . TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH MÔN HỌC : QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 10: IKEA – NHÀ BÁN LẺ TOÀN CẦU GVHD : Th.S CAO QUỐC VIỆT NHÓM. hình kinh doanh của IKEA để xem mức độ tăng tưởng của công ty như thế nào để khẳng định vững chắc vị thế nhà bán lẻ đồ gỗ toàn cầu NHÓM 06 Trang 16 QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD : Th.S CAO QUỐC. Th.S CAO QUỐC VIỆT CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. Khái niệm hoạt động kinh doanh quốc tế . Kinh doanh quốc tế là tất cả các hoạt động giao dịch, kinh doanh diễn ra giữa một quốc gia với các quốc gia

Ngày đăng: 05/08/2015, 14:16

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

    • 1. Khái niệm hoạt động kinh doanh quốc tế .

    • 2. Động cơ phát triển hoạt động kinh doanh quốc tế [1]

      • a. Mở rộng thị trường kinh doanh.

      • b. Giảm chi phí, tăng lợi nhuận.

      • c. Mở rộng và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh.

      • d. Tăng năng lực cạnh tranh

      • 3. Lợi thế của doanh nghiệp khi tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế.

        • a. Nội địa.

        • b. Thị trường quốc tế:

        • 4. Lựa chọn loại hình chiến lược [2],[3]

          • a. Chiến lược tiêu chuẩn hóa toàn cầu.

          • b. Chiến lược địa phương hóa.

          • c. Chiến lược quốc tế.

          • d. Chiến lược xuyên quốc gia.

          • CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG

            • 1. Tóm tắt tình huống :

            • 2. Phân tích chiến lược mở rộng toàn cầu của IKEA

              • a. Lý do, thế mạnh của IKEA khi mở rộng ra toàn cầu.

              • b. Lợi ích từ việc mở rộng ra toàn cầu của IKEA

              • 3. Chiến Lược Xuyên Quốc Gia Của IKEA

                • a. Ưu, Nhược Điểm Của Chiến Lược Xuyên Quốc Gia

                • b. Lý Do Lựa Chọn Chiến Lược Xuyên Quốc Gia

                • 4. Vị thế chiến lược của IKEA trước và sau khi tham gia thị trường Mỹ:

                • 5. Chiến lược IKEA hiện nay

                  • a. Tập trung vào những sản phẩm mạnh nhất của IKEA

                  • b. Kiên quyết giữ giá thấp

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan