TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HSG ĐỊA LÝ 9

184 2.5K 0
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HSG ĐỊA LÝ 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HSG ĐỊA LÝ 9 * PHẦN I. NỘI DUNG KIẾN THỨC LỚP 6 VÀ BÀI TẬP ÁP DỤNG A. CÁCH XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN QUẢ ĐỊA CẦU VÀ TRÊN BẢN ĐỒ . ? Trái đất có dạng hình cầu, vậy làm thế nào để chúng ta xđ được phương hướng trên bản đồ và trên quả địa cầu? 1.Với quả địa cầu : + Lấy hướng tự quay QT của TĐ để chọn hướng Đ- T + Hướng vuông góc với hướng TQQT của TĐ là hướng Bắc-nam. Có 4 hướng cơ bản là: Bắc, Nam, Đông,Tây. 2.Trên bản đồ: - + Chính giữa bản đồ được coi là trung tâm . + Từ trung tâm bản đồ , xác định : Phía trên bản đồ là hướng Bắc . dưới Nam. Bên phải là hướng đông . trái tây. 3.XĐ phương hướng dựa vào hệ thống kinh tuyến và vỹ tuyến: - Hệ thống Kinh Tuyến luôn đi theo hướng Bắc -Nam. Vì vậy, đầu trên của Kinh Tuyến là hướng Bắc . Đầu dưới của Kinh Tuyến là hướng Nam. - Hệ thống Vĩ Tuyến luôn đi theo hướng Đông - Tây. vậy bên phải là hướng đông, bên trái là hướng tây. => Lưu ý : Riêng ở vùng cực Bắc và cực Nam : Ta chỉ xác định được hướng Bác và hướng Nầm không xác định được hướng Đông- Tây của 2 vùng cực. => Trong trường hợp, nếu bị lạc trong rừng khi chúng ta không có 1 phương tiện nào để xác định phương hướng : + Một là, ta đi theo hướng mặt trời mọc. + Hai là chúng ta quan sát, tìm 1 số gốc cây bị cắt rồi đi theo hướng các đường vân gỗ dày và mau . => Đó chính là hướng mặt trời mọc, để dần tìm ra phương hướng. ?Em hiểu thế nào là kinh độ và vĩ độ địa lý của 1điểm?. - Kinh độ của một điểm, là số độ chỉ khoảng cách từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc . - Vĩ độ của một điểm, là số độ chỉ khoảng cách từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc . ? Thế nào là toạ độ địa lý của 1 điểm?. 1 - Kinh độ và vĩ độ của điểm đó trên bản đồ gọi chung là toạ độ địa lý *GV. Ví dụ: C Cách viết TĐ ĐL:Kinh độ ở trên, vĩ độ ở dưới. *Bài tập áp dụng: 1. Bài tập 1 . Cho một số toạ dộ sau:A(10 0 nam) ; 40 0 đông B( 20 0 Bắc ) ; C( 110 0 Tây) 30 0 Nam. 60 0 đông D( 60 0 Bắc ; 100 0 Tây) ? Em hãy cho biết toạ độ nào đúng, toạ độ nào sai ? sai ở điểm nào? - Nguyên tắc viết toạ độ địa lý là kinh độ ở trên, vĩ độ ở dưới . Nên các cách viết trên đều sai, cách viết đúng phải lần lượt là: A( 40 0 đông) B( 20 0 T) C( 110 0 T) 10 0 nam 30 0 N 60 0 B D( 100 0 T) 60 0 B *2. Bài tập 2. Một máy bay xuất phát từ Hà Nội, bay theo hướng Bắc 1000 km, rồi rẽ sang hướng đông1000 km, sau đó rẽ xuống hướng Nam 1000 km và sang phía Tây 1000 km . Hỏi nó có về đúng Hà Nội không? Trả lời : - Muốn xác định hướng Bắc -Nam, chúng ta phải dựa vào hướng các kinh tuyến . Xác định hương đông - tây phải dựa vào hướng các vĩ tuyến. Do các kinh tuyến trên Bề Mặt Trái Đất chụm đầu ở cực, nên mạng lưới các vĩ tuyến trên Trái Đất không phải là mạng lưới ô vuông mà là mạng lưới các hình thang cân . VD: Cung 1 độ ở kinh tuyến dài khoảng 111.324 km, còn cung 1 độ ở vĩ tuyến chỉ dài khoảng 19.395 km. Từ 1 điểm xuất phát gần xích đạo, máy bay bay lên phía Bắc là bay theo hướng kinh tuyến về phía cực Bắc, khi bay xuống phía Nam cũng là bay theo hướng kinh tuyến nhưng về phía cực Nam. Hai đoạn thẳng này bằng nhau vì là hai cạnh bên của hình thang . Khi bay về phía Đông và phía Tây, tức là theo hướng vĩ tuyến, thì hai đoạn này là hai đáy lớn và đáy nhỏ của hình thang cân. Nếu mỗi đoạn đường đều dài 1000 km thì máy bay không thể về đúng nơi xuất phát ban đầu. *GV. Địa cầu là mô hình thu nhỏ của TĐ.Độ nghiêng của trục nối 2 đầu cực .Thực tế, trục TĐ là trục tưởng tượng .Trục nghiêng là trục tự quay (Nghiêng 66 độ 33 phút trên mặt phẳng quỹ đạo ). B. CÁC VẬN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT VÀ HỆ QUẢ CỦA NÓ. I. Trái Đất vận động tự quay quanh trục ?TĐ tự quay quanh trục của mình theo hướng nào và trong chu kỳ thời gian bao 2 lâu ? - TĐ tự quay quanh trục theo hướng từ T-Đ. - Thời gian tự quay 1 vòng theo chu kỳ là 24 giờ. ? BMTĐ được chia thành bao nhiêu khu vực giờ? Em hiểu thế nào là giờ GMT? - BMTĐ được chia thành 24 khu vực giờ Mỗi khu vực có 1 giờ riêng gọi là giờ khu vực . - Giờ GMT : Nghĩa là tại khu vực có đường kinh tuyến gốc đi qua chính giữa và đánh số 0 => Đó gọi là giờ quốc tế. * Ranh giới khu vực giờ gốc : 7 0 30 / T-> 0 0 -> 7 0 30 / Đ ? Em hiểu kinh tuyến đổi ngày là kinh tuyến bao nhiêu độ? - Kinh tuyến 180 độ. *Lưu ý: Các nước ở phía Đông bán cầu tính giờ sớm hơn các nước ở Tây bán cầu , nguợc laị .Vì vậy, các nước ở phía Đông khi sang phía Tây bán cầu thường bị chậm 1 ngày, vì phải đi qua kinh tuyến đổi ngày. * BT ÁP DỤNG: 1. Bài tập 1 . Cho biết: Niu- oóc (KV .19); Xao - pao- lô ( KV. 21.); Luân đôn (KV 0) ; Mát - xcơ- va ( KV. 2); (24); Việt Nam ( Khu vực 7 ) ; Tô- ki - ô ( KV. 9). Em hãy tính xem, một bức điện đánh từ Việt Nam lúc 12 giờ ngay 15 tháng 2 năm 2009. Các địa đểm trên sẽ nhận được bức điện đó vào những thời điểm nào? * Trả lời: Cách tính: - Chúng ta phải tính được khoảng cách giữa các địa điểm trên so với địa điểm gốc (Nơi đánh bức điẹn là Việt Nam) chênh nhau mấy khu vực giờ. Nếu ở phía Đông, khu vực giờ gốc so với số 0, thì ở phía Tây so với số 24. Vì 0 giờ hay 24 giờ hoặc 12 giờ đều cùng là 1 thời điểm . - Tiếp theo, chúng ta phải tính số khu vực giờ chênh lệch giữa các quốc gia: + Nếu ở phía Đông so với khu vực đánh điện gốc, thì ta lấy giờ gốc cộng với số khu vực chênh lệch. + Ở phía Tây, thì ta lấy giờ gốc trừ đi số khu vực chênh lệch *Cụ thể : - Bức điện đánh từ VNam lúc 12 giờ ngày 15/02/ 2009 thì: +Tô-ki-ô ( KV9) cách VNam (KV7) là 2 khu vực về phía Đông nên có giờ sớm hơn VNam là 2 giờ. => Ta có: 12+2= 14 giờ ngày 15/2/2009. +Mát xcơ va ( KV2) cách VNam (KV7) là 5 khu vực về phía Tây nên có giờ muộn hơn VNam là 5 giờ . => Ta có: 12- 5 =7 giờ ngày 15/2/2009. + Luân- đôn (KV. 0) cách VNam (KV7) là 7 khu vực về phía Tây nên có giờ muộn hơnVNam là 7 giờ. => Ta có: 12 giờ - 7 giờ = 5 giờ + Xao - pao - lô (Nam mỹ) (KV 21) cách Luân- đôn (KV24) là 3 khu vực và Luân- đôn cách VNam là 7 khu vực . Suy ra : Xao- pao- lô cách VNam là ( 3 +7) = 10 khu vực về phía Tây nên có giờ 3 muộn hơn VNam là 10 giờ. => Ta có: 12- 10= 2 giờ ngày 15/2/2009. * Bài tập 2: Một trận bóng đá ngoại hạng Anh diễn ra lúc 14 giờ ngày 17/2/2009 . Theo em , ở Việt Nam sẽ xem truyền hình trực tiếp trận bóng đá đó vào lúc mấy giờ? Ngày nào ? * Trả lời: Ta biết , Anh (Luân - đôn ) ở khu vực 0 giờ, Việt Nam(KV7) . Mà Việt Nam ở phía Đông sẽ sớm hơn Luân- đôn 7 giờ . => Ta có: 14 giờ + 7 (KV)= 21 giờ cùng ngày. ?Theo em, việc TĐ TQQT sinh ra những hệ quả ntn? 1. Hiện tượng ngày và đêm kế tiếp nhau liên tục khắp mọi nơi trên TĐ 2. Có các giờ khác nhau giữa các địa phương. 3. Làm lệch hướng các vật chuyển độn trên bè mặt TĐ. 4. Giúp điều hoà nhiệt độ giữa ngày và đêm. 5. Cơ sở để xây dựng lưới toạ độ . 6. Có cảm giác Mặt trời, mặt trăng,sao chuyển động giả ( chuyển động tịnh tiến). *BÀI TẬP ÁP DỤNG: 1. Bài tập 1. .Em hãy cho biết: Trên tuyến đường sắt Bắc- Nam (Việt Nam) đường ray bên phải hay bên trái sẽ mòn hơn ? Tại sao? .Trả lời: Cả hai bên đường ray đều mòn như nhau. => Vì: nước ta nằm ở Bắc bán cầu . Do Trái đất vận động tự quay quanh trục làm các vật chuyển động ở nửa cầu Bắc( nếu nhìn xuôi theo chiều chuyển động) sẽ bị lệch về bênphải. Quá trình tàu chuyển động từ Nam ra Bắc hoặc từ Bắc vào Nam cũng đều bị lệch về bên phải, nên hai bên đường ray sẽ mòn đều nhau. 2. Bài tập 2. ? Tại sao Trái đất chuyển động quanh trục mà chúng ta lại không cảm thấy gì? * Trả lời: Trong quá trình chuyển động tự quay quanh trục, Trái đất sinh ra sức hút, gọi là sức hút địa tâm. Chính sức hút đó có thể làm cho tất cả mọi vật trên bề mặt trai đất bị hút chặt vào bề mặt trái đất, nơi các vật thể đó tồn tại . Ví dụ : Các loài động vật : chim, chó, mèo, nhà cửa sông, núi, ao hồ, thậm chí cả nước biển đều bị hút vào bề mặt của Trái đất. Con người cũng như các đối tượng trên tất nhiên cũng bị sức hút của Trái đất hút chặt vào nơi mà họ đang sinh sống Cho nên khi TĐ đang chuyển động mà chúng ta vẫn không cảm thấy gì, không bị di chuyển theo 3. Bài tập 3: 4 Trong trường hợp đi dã ngoại, chúng ta bị mất phương hướng, nếu không có địa bàn, bản đồ làm thế nào để chúng ta xác định được phương hướng? a) Trong trường hợp đó, chúng ta phải lợi dụng vào việc quan sát đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây để xác định phương hướng Ví dụ: Cây gỗ nào hướng về phía mặt trời (Hướng Đ-T) thì phát triển nhanh, còn cây nào mọc về hướng Nam thì mọc thưa hơn . -> Có thể nhìn hình dáng của cây để xác định phương hướng: Cụ thể vỏ cây phía Bắc chắc và mọc rêu xanh, còn phía Nam thì lá cây tương đối rậm. b) Lợi dụng dịa hình để xác định phương hướng: Cụ thể, sườn núi phía Nam so với phía Bắc có nhiều cay hơn, cây rạm rạp hơn. Sườn phía Bắc thường tương đối ẩm ướt Hay các sườn đón nắng, đón gió ( Phía đông) cây cối phát triển xanh tốt và ở độ cao cao hơn các sườn đón nắng, dón gió -> Hoặc chúng ta có thể lợi dụng sao Bắc cực, hoặc Sao Thái dương vàđồng hồ để xác định phương hướng. * Lưu ý: Các phương pháp xác định phương hướng trên chỉ áp dụng ở Bắc bán cầu. ? Theo em, khi Trái Đất tự quay quanh trục và chuyển động quanh mặt trời có ý nghĩa ntn? 1) Khi quay trục của TĐ luôn nghiêng 1 góc 66 độ 33 phút và không đổi hướng đã giúp tạo ra các mùa khí hậu . 2) Với hình dạng khối cầu, khi quay TĐ tạo ra sự phân bố nhiệt độ không đều từ bề mặt xích đạo đến 2 cực đã tạo ra các đới khí hậu khác nhau; tạo ra các khu áp thấp và áp cao. 3) Gây nên sự chênh lệch khí áp tạo ra hệ thống các loại gió điều hoà nhiệt độ bề mặt TĐ. 4) Với tốc độ quay như trên, cùng các nhân tố chứa sắt và Ni- ken TĐ đã tạo ra quanh mình 1 từ trường cực mạnh mà không 1 hành tinh nào trong Hệ Mặt trời có được. Địa từ trường bao phủ không gian quanh TĐ giúp ngăn chặn các tia bức xạ có hại cho sự sống chiếu xuống mặt đất (Hay còn gọi là tầng ô zôn trong tầng bình lưu). SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI VÀ CÁC HỆ QUẢ ? TĐ chuyển động quanh mặt trời theo hướng ntn? Và theo 1 chu kỳ CĐ có thời gian là bao nhiêu ? - TĐ chuyển động quanh mặt trời theo hướng từ T - Đ ( cùng chiều với vận động tự quay quanh trục của TĐ), trên 1 quỹ dạo có hình E- líp gần tròn. - Thời gian TĐ chuyển động 1 vòng trên quỹ đạo, theo chu kỳ là 365 ngày 6 giờ. ? Mặt trời là 1 khối cầu phát nhiệt. Theo nguyên lý trên thì càng gần mặt trời thì nhiệt độ càng cao tức là trái đất nóng nhất là vào tháng giêng và lạnh nhất vào tháng 7. Thực tế có phải như vậy không, vì sao? - Trả lời: Thực tế, nhiệt độ bề mặt Trái Đất không phải như vậy, (Nghĩa là : nhiệt độ TĐ 5 nóng nhất vào tháng giêng, lạnh nhất vào tháng 7.) Nguyên nhân là: Sự nóng lạnh của khí hậu , tuy do nguồn nhiệt hấp thụ được từ mặt trời nhiều hay ít, nhưng khi TĐ gần hay xa mặt trời, không phải là nguyên nhân chủ yếu quyết định lượng nhiệt thu được nhiều hay ít. Nguyên nhân chính quyết định sự nóng lạnh của khí hậu trên bề mặt TĐ là do trục TĐ nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc là 66 dộ 33 phút Bắc tạo ra góc nhập xạ của ánh sáng mặt trời với bề mặt TĐ. Cụ thể, nơi nào có góc nhập xạ lớn thì tại khu vực đó ( Xích đạo và 2 chí tuyến B- Nam thì nhiệt độ thu nhận được càng nhiều - Là mùa nóng. Ngược lại, những nơi có góc nhập xạ nhỏ ( 2 vòng cực B- Nam), thì nơi đó nhận được ít nhiệt độ - là mùa lạnh. ? Vì sao xích đạo không phải là chỗ nóng nhất? - Mặc dù xích đạo là khu vực quanh năm đượcmặt trời chiếu sáng nhiều nhất nhưng không phải là chỗ nóng nhất, mà nóng nhất là ở các hoang mạc, sa mạc => Vì : Vành đai xích đạo phần lớn là biển và đại dương. Mặt nước biển khác mặt đất là nó truyền nhiệt xuống sâu và thường xuyên bốc hơi, đòi hỏi phải tiêu hao nhiều nhiệt, cộng thêm nhiệt dung riêng của nước biển lớn nên hấp thụ nhiệt chậm hơn mặt đất. Nên ban ngày, ở vùng biển, xích đạo nhiệt độ tăng chậm và mát mẻ hơn ở tren đất liền. Còn ở trên các sa mạc toàn cát và đá, không có nước cộng với nhiệt dung riêng của đất, cát nhỏ nên hấp thụ nhiệt nhanh, đất và cát truyền nhiệt kém nên khó truyền xuống dưới sâu, các hoang mạc không có nước để bốc hơi tiêu hao nhiệt lượng nen ban ngày nhiệt độ ở đây tăng lên rất cao Mặt đất, cát nóng bỏng Ngoài ra, ở vùng xích đạo mưa quanh năm mặc dù nhiệt độ cao nhưng vẫn mát mẻ, còn ở các h. mac, sa mạc hầu như khô hạn quanh năm, nhiệt độ cao, càng làm cho nơi đây nóng dữ dội hơn ? Vì sao vào ngày 22/06( Hạ chí) ở Bắc bán cầu chưa phải là ngày nóng nhất? - Vì a/s mặt trời khi chiếu xuống mặt đất phải qua 1 lớp khí quyển, lúc đó không khí hấp thụ 1 lượng nhiệt rất nhỏ, không đán kể. Chỉ sau khi mặt dất hấp thụ phần lớn lượng nhiệt mặt trời rồi bức xạ lại vào không khí, làm không khí nóng lên. Nghĩa là, sau ngày Hạchí(22/06), ở Bắc bán cầu, mặt đất sau khi tích luỹ được nhiều nhiệt mới làm cho nhiệt độ không khí nóng lên, tăng cao. Chứng tỏ, thời kỳ nóng nhất trong năm phải là sau ngày 22/06. Thông thường tháng nóng nhất trong 1 năm là vào tháng 7, lạnh nhất là vào tháng 1dươnglịch * Lưu ý, trong 1 ngày mặt đất nóng nhất là lúc 12 giờ, không khí nóng nhất là lúc 13 giờ ? Nguyên nhân nào sinh ra hiện tượng các mùa? Trình bày hiểu biết của em về hiện tượng các mùa? - Nguyên nhân: Chủ yếu do TĐ chuyển động quanh mặt trời. Khi chuyển động trên quỹ đạo, trục TĐ bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi và luôn hướng về 1 phía. Nên 2 nửa cầu Bắc- Nam luân phiên nhau ngả về phía mặt trời và chếch xa về phía mặt trời sinh ra các mùa nóng lạnh khác nhau trên TĐ. 6 - Hiện tượng các mùa: Sự phân bố a/s, nhiệt độ; cách tính mùa ở 2 nửa cầu Băc và Nam hoàn toàn trái ngược nhau. Cụ thể: Trên bề mặt Trái Đất có 2 mùa nóng lạnh, kéo dài trong 6 tháng đối lập nhau ở hai nửa cầu. 1) Ở nửa cầu bắc: Vào ngày hạ chí ( 22/06), mùa nóng từ 21/03 -> 23/09, vì nửa cầu bắc ngả về phía mặt trời nhiều hơn nên nhận được nhiều nhiệt. Thời gian này, nửa cầu Nam là mùa lạnh, do nhận được ít nhiệt hơn 2) Ở nửa cầu Nam Vào ngày Đông chí ( 22/12) mùa nóng từ 23/09 -> 21/03, vì nửa cầu Nam ngả về phía mặt trời nhiều hơn nên nhận được nhiều nhiệt. Thời gian này, nửa cầu Bắc là mùa lạnh, do nhận được ít nhiệt hơn * Lưu ý: Một số nước Châu á, còn chia 1 năm ra làm 4 mùa theo âm dương lịch ( Xuân, hạ, thu, đông). Thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa tính theo dương lịch và âm dương lịch cách nhau khoảng 45 ngày ? Giải thích câu tục ngữ: "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng 10 chưa cười đã tối " ? Câu nói trên chỉ đúng với nửa cầu nào? * Giải thích: a. Mùa hè: Ngày dài đêm ngắn( Tháng 5- Mùa hè). Vì mùa hè Trái Đất gần mặt trời và ngả về phía mặt trời nhiều nhất nên khoảng thời gian được chiếu sáng và diện tích chiếu sáng nhiều hơn. b. Mùa đông:(tháng 10) Ngày ngắn đêm dài . Vì mùa đông Trái Đất xa mặt trời, nên khoảng thời gian được chiếu sáng và diện tích được chiếu sáng ít hơn. * Lưu ý: Các mùa nóng, lạnh kéo dài trong 6 tháng lần lượt kế tiếp nhau ở 2 nửa cầu. Còn về mùa xuân , mùa hạ có độ dài ngày và đêm dài bằng nhau, ở cả 2 nửa cầu. * Câu nói trên chỉ đúng với nửa cầu bắc. 2. Giải thích: Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ: Càng xa xích đạo về 2 cực, hiện tượng ngày và đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ càng rõ nét. Cụ thể: a. Ở xích đạo, quanh năm có ngày và đêm dài bằng nhau. b. Tại 2 vòng cực Bắc và Nam: Có ngày hoặc đêm dài 24 giờ là 1 ngày . c. Tại vòng cực Bắc và vòng cực Nam, số ngày có ngày hoặc đêm dài 24 giờ càng tăng lên. d. Vào đến điểm cực Bắc- Nam: số ngày có ngày hoặc đêmdài 24 giờ càng tăng lên . ở 2 điểm cực số ngày hoặc đêm bằng 24 giờ kéo dài trog 6 tháng ( 186 ngày). ? Nếu TĐ vẫn chuyển động tịnh tiến quanh mặt trời, nhưng không chuyển động quanh trục thì điều gì sẽ xảy ra?. - Nếu Trái Đất vẫn chuyển động tịnh tiến quanh mặt trời, nhưng không chuyển 7 động quanh trục thì lúc đó trên Trái Đất vẫn có ngày đêm, nhưng 1 năm chỉ có 1 ngày, 1 đêm . => Cụ thể, ngày sẽ dài 6 tháng và đêm dài 6 tháng với tất cả mọi nơi trên TĐ. + Ban ngày( 6 tháng), mặt đất sẽ tích 1 lượng nhiệt vô cùng lớn và nóng lên dữ dội. + Ban đêm (6 tháng), mặt đất lại toả ra một lượng nhiệt rát lớn nên rất lạnh và trong điều kiện nhiệt độ chênh lệch lớn như vậy, sự sống trên TĐ không thể tồn tại. => Ngoài ra, sự chênh lệch nhiệt độ lớn sẽ gây ra sự chênh lệch lớn về khí áp giữa ngày và đêm, từ đó sẽ hình thành nên những luồng gió mạnh không thể tưởng tượg nổi trên Trái Đất, tạo nên nhiều gió bão ? Em hiểu hiện tượng " Đêm trắng" ở những vùng vĩ độ cao là như thế nào? - "Đêm trắng", là thuật ngữ dùng để chỉ hiện tượng ban đêm trời không tối hẳn như bình thường, mà có tình trạng : tranh tối tranh sáng như lúc hoàng hôn. Hiện tượng này chỉ xảy ra ở những vùng có vĩ độ cao, về mùa hạ khi ngày dài hơn đêm rõ rệt . * Nguyên nhân của tất cả các hiện tượng trên, là do độ nghiêng của trục TĐ trên mặt phẳng quỹ đạo trong quá trình vận động của TĐ quanh mặt trời sinh ra. VD: ở Xanh- pê- téc- pua (Nga), ở vĩ độ 60 độ B, mùa hạ có ngày rất dài . Ngày 22/06, mặt trời chỉ lặn lúc 21 giờ 14 phút và lại mọc lên ở chân trời lúc 2 giờ 16 phút . Trong gần 5 giờ đồng hồ gọi là đêm áy, thực ra hoàng hôn chỉ vừa mới tắt thì bình minh đã rạng, vì vậy gọi là hiện tượng " Đêm trắng". - Ở vùng cực, từ 66 dộ 33 phút đến cực có ngày mặt trời chưa kịp lặn xuống dưới chân trời đã lại mọc lên ngay, nghĩa là hoàn toàn không có đêm . Ở vùng này, mùa hạ có đêm ngắn bao nhiêu thì mùa đông có đêm dài bấy nhiêu . VAI TRÒ LỚP VỎ KHÍ - BIỆN PHÁP BẢO VỆ ? Theo em, lớp vỏ khí có vai trò ntn với đời sống con người? 1.Vai trò: - Giúp biến đổi năng lượng mặt trời và các tia bức xạ trong vũ trụ về các mặt lí, hoá học, giúp duy trì sự sống - Bao quanh Trái Đất như lớp kính của nhà kính, giúp giữ ấm cho bề mặt Trái Đất . - Giúp điều hoà sự phân bố nhiệt ẩm - Làm tấm chắn, chống lại các thiên thạch từ bên ngoài vũ trụ lao xuống Trái Đất - bảo vệ sự sống, ngăn cản các tia tử ngoại, chiếu xuống mặt đát gây bệnh tật cho con người. - Trong lớp vỏ khí gồm các chất có khả năng hấp thụ một phần ánh sáng mặt trời, giữ ấm cho bề mặt Trái Đất, gọi là nhà kính trong đó có khí Các - bon -ních - Lượng khí Các- bon- ních và các chất khí nhà kính tăng lên, dẫn đến khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời tăng, làm nhiệt độ toàn cầu nóng lên, làm biến đổi khí hậu toàn cầu ? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ và gìn giữ lớp vỏ khí - môi trường sống của chúng ta? - Hiện nay, bầu khí quyển của chúng ta đang bị ô nhiẽm nặng nề, lượng khí các bon níchvà nhiều khí thải độc hại khác ngày càng gia tăng nhanh chóng gây ra sự 8 nóng lên của khí hậu toàn cầu và làm thủng tầng ô- zon, làm mất đi vai trò to lớn, bảo vệ sự sống loài người: Tăng lượng tia cực tím chiếu xuống mặt đất, gây ra nhiều bệnh tật cho con người như bệnh ung thư da, hỏng mắt do đục thuỷ tinh thể Cần có nhiều thoả ước quốc tế và khu vực nhằm kiểm soát hiện tượng "Hiệu ứng nhà kính", chấm dứt thải các chất thải, khí thải gây ô nhiễm môi trường, phá huỷ tầng ô zôn ? Tại sao nói:" Nóng quá sinh gió"? - Ánh sáng mặt trời đốt nóng mặt dất, do tính chất bề mặt đệm khác nhau, chịu nhiệt không đều nên nhiệt độ không khí của các vùng nơi cao nơi thấp. => Khi nhiệt độ cao, không khí nở ra, khí áp giảm xuống . Chỗ nhiệt độ thấp, không khí co lại,mật độ không khí tăng lên, khí áp tăng cao, dẫn đến có sự chênh lệch khí áp giữa các vùng, sinh ra các luồng không khí chuyển mạnh từ vùng khí áp cao đến vùng khí áp thấp, như nước chảy từ cao xuống thấp đó chính là gió, nên nói " Nóng quá sinh gió " là rất hợp lí. ? Em hiểu vùng " vĩ độ ngựa " là vùng nào? * Từ cổ xưa, các thương nhân Châu Âu, đã biết lợi dụng gió Tín phong thổi đều đặn quanh năm dể gương buồm vượt biển buôn bán với ấn độ theo đường vòng qua cực Nam Châu âu, vì vậy gió Tín phong còn có tên gọi là gió Mậu dịch. Tín phong tuy thổi từ dải cao áp chí tuyến , nhưng bản thân vùng cao áp (30- 35 độ ở mỗi nửa cầu) lại thường lặng gió, trời luôn trong xanh không 1 gợn mây. Cuối thế kỷ 15, đoàn thuyền của Crít xtóp cô lôm bô( Tây Ban Nha) nhờ gió đó mà đi về phía Tây tìm ra Châu Mỹ. Nhiều thứ mang trên thuyền buôn của Châu âu có cả ngựa, mỗi khi đi qua vùng lặng gió thuyền thường phải chờ hàng tuần may ra mới có 1 đợt gió thổi qua để đưa thuyền đi tiếp được. Nhiều khi đợi gió quá lâu, ngựa hết cả cỏ ăn đã bị chết đói và chết khát, họ đành vứt ngựa xuống biển, xác ngựa nổi lềnh bền trên mặt nước. Vì vậy, sau này vùng lặng gió đó được mang 1 cái tên hết sức kỳ quặc là vùng "Vĩ độ ngựa" ? Vì sao, gió Mậu dịch ( Tín phong) lại thổi đều đặn quanh năm theo hướng Đông bắc ở Bắc bán cầu, hướng Đông nam ở Nam bán cầu? * Vùng xích đạo quanh năm được mặt trời chiếu sáng nhiều, lượng nhiệt cao, không khí nóng nên hình thành đai khí áp thấp. -> Không khí nóng bốc lên từ xích đạo toả ra dồn nén ở 2 vùng vỹ tuyến 30-35 độ ở mỗi nửa cầu nên mật độ không khí tăng lên , hình thành 2 đai cao áp. -> Gió thổi từ 2 đai cao áp 30-35 độ Bắc- Nam về hạ áp xích đạo hình thành gió Tín phong( Gió Mậu dịch). Do ảnh hưởng vận động tự quay của TĐ nên: + Bắc bán cầu, gió không thổi theo hướng Bắc - Nam mà lệch phải thành hướng Đông Bắc . + Nam bán cầu gió không thổi theo hướng Nam- Bắc mà lệch phải thành Đông nam. ? Căn cứ vào đâu để chia bề mặt TĐ thành các đới khí hậu? - Nhờ độ nhiêng của trục Trái Đất nên vùng được ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc trên mặt đất mở rộng lên đến các vĩ tuyến 25-27 độ B- N, dẫn đến bức xạ nhiệt 9 của mặt trời không tập trung quanh năm ở xích đạo mà được phân bố rộng ra toàn vùng nội chí tuyến . -> Đây là vùng nhận được nhiều nhiệt của mặt trời nhất nên Trái Đất luôn nóng quanh năm, trong đó có nước ta. -> Do sự khác nhau về góc độ chiếu sáng nên dã sinh ra sự khác biệt về khí hậu giữa các vùng, vì vậy sinh ra các đới khí hậu khác nhau trên bề mặt Trái Đất. ? Tóm lại, khi TĐ chuyển động quanh mặt trời sinh ra những hệ quả nào? 1. Có các mùa trên TĐ. 2.Có ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ. 3.Sinh ra các đới nhiệt khác nhau trên TĐ. 4. Có sự chênh lệch thời gian giữa nửa năm mùa nóng và nửa năm mùa lạnh. 5. Có chuyển độnh biểu kiến của mặt trời giữa 2 chí tuyến trong 1 năm * BÀI TẬP VẬN DỤNG: ? Phân tích 2 biểu đồ khí hậu của 2 địa điểm A và B. Từ đó suy ra: Biẻu đồ nào là biểu đồ khí hậucủa nửa cầu Bắc, biểu đồ khí hậu nào là ở nửa cầu Nam? * Lập bảng phân tích: NĐ VÀ L. MƯA BĐ ĐIỂM A. BĐ ĐIỂM B. 1. Tháng NĐ cao nhất ? 2. Tháng NĐ thấp nhất ? 3. Mùa mưa ? ( các tháng mưa nhièu) 4. Mùa khô ( các tháng mưa ít ). * T.5 ( 30,5 0 C ) * T.12,1(19,5 0 và 11,5 0 C ) - Mưa nhiều ( T6, 7, 8, 9,10) - Mưa ít, T.11 đến T.4 năm sau. - T.12, 1( 19,5 0 ) - T.7(9,5 0 ; 10,5 0 C) - Mưa nhiều (T. 10 đến T3 năm sau. - T.4 đến T.9. * Từ kết quả phân tích trên ta có thể kết luận: 1. Biểu đồ của địa điểm A là biểu đồ khí hậu của nửa cầu Bắc. Vì tháng nóng nhất là tháng 5- là thời điểm đang là mùa hè của Bắc bán cầu và những tháng trong mùa này có lượng mưa lớn hơn trong mùa đông. 2. Biểu đồ của địa điểm B là biểu đồ khí hậu của nửa cầu Nam. Vì tháng có nhiệt độ cao nhất la T. 12, T1 và những tháng này có lượng mưa lớn vì đó đang là mùa hè ở nửa cầu Nam. *GV. Em hãy điền độ dài ngày đêm vào bảng sau. Giải thích nguyên nhân vì sao như vậy? ( Dựa vào chuyển động của TĐ quanh mặt trời). T.GIAN BẮC BÁN CẦU NAM BÁN CẦU * 21/3 => 23/9 * Ngày dài, đêm ngắn. * Ngày dài nhất, * Ngày ngắn, đêm dài 10 [...]... có gió Phơn Tây Nam ở Bắc Trung Bộ PHẦN ĐỊA LÝ 8 ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM 19 HƯỚNG DẪN ĐỌC - RÈN KỸ NĂNG KHAI THÁC CÁC KIẾN THỨC TỪ ÁT LÁT ĐỊA LÝ VIỆT NAM I PHẦN KÝ HIỆU CHUNG a Thang màu sắc - Phân tầng địa hình: ? Em hiểu ntn về các màu sắc khác nhau trong thang màu sắc thể hiện tính phân tầng địa hình? - Trên bản đồ nói chung, có 2 cách thể hiện độ cao địa hình là thang màu và đường đồng mức Các... 08/08/ 196 7, gồm 5 thành viên : Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xinga-po, Phi-líp-pin, In-đơ-nê-xi-a Đến 198 4, có Bru-nây tham gia => Việt Nam, gia nhập tổ chức này năm 199 5, tiếp sau đó có các nước Lào, My-anma và Cam-pu-chia lần lượt tham gia Đến 199 9, ASEAN có tất cả 10 thành viên ( Như trên ) * Mục tiêu : Do nhiều ngun nhân, nên mục tiêu hoạt động của hội thay đổi theo thời gian Mục tiêuban đầu ( 196 7 )... MÙA Hạ 22/6 1 ngày 66o33/B Đơng 1 ngày 66o33/N Đơng 22/12 66o33/N 21/3 đến 23 /9 *90 oB 1 ngày Hạ 186 ngày ( 6tháng) Hạ *90 oN 23 /9 *90 oB đến 21/3 *90 oN 186 ngày (6 tháng) Đơng 186 ngày Đơng ( 6 tháng ) 186 ngày ( 6 tháng ) Hạ ? Em hãy cho biết số ngày có ngày dài suốt 24 giờ ở các vĩ độ ? o / V ĐỘ 66 33 70oB 75oB 80oB 85oB 90 o B Số ngày có ngày Một dài suốt 24 ngày giờ 65 ngày 103 ngày 134 ngày 181 ngày... với tổng lượng mưa là : 136,1 mm 4 Bài tập 4 Một địa phương có các chỉ số về T0 & lượng mưa như sau : a Về nhiệt độ : + Nhiệt độ tháng thấp nhất là T.12 với T0 là : 25,60C + Nhiệt cao T.4 vơi T0 là 290 C => T0 tbn là 26 ,90 C b Về lượng mưa : + Lượng mưa tháng thấp nhất là T.2 khoảng 3 mm + Lượng cao t .9 khoảng 338 mm/năm => Lượng mưa tbn là : 197 9 mm/năm * Các tháng mưa nhiều từ T.5 => T.10... 3 Nhận biết đới khí hậu qua các số liệu sau : a Một địa phương có các chỉ số về nhiệt độ và lượng mưa như sau : * Về nhiệt độ : + T0tb tháng thấp nhất vào tháng 2 là 15,60C + TOtb tháng cao nhất vào tháng 7 là 29, 30C => T0tbn là 230C * Về lượng mưa : 35 - Lượng mưa tháng thấp nhất : T.1,2 khoảng 10 mm - .cao : T.8 khoảng 404 mm => Lượng mưa tbn là : 191 9 mm/n + Những tháng mưa nhiều : Từ... ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ ĐỊA LÍ GIỚI HẠN LÃNH THỔ CỦA VIỆT NAM ? Dựa vào kiến thức đã học, em hãy nêu đặc điểm vị trí địa lí VN về mặt tự nhiên ? Đặc điểm đó có a/h ntn đến thiên nhiên và kinh tế xã- hội nước ta ? * ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ ĐỊA LÝ: + VN, nằm trong vùng nội chí tuyến ( 23027/B đến 23027/N ) + Giữa trung tâm khu vực Đơng Nam á + Là cầu nối giữa biển và đất liền : Giữa các quốc gia ĐNA lục địa và các quốc... chỉ số trên, hãy xắp xếp địa phương trên vào đới khí hậu nào? Giải thích vì sao ? Trả lời : Qua các chỉ số trên, ta có thể xếp địa phương này vào đới nóng ( Cận xích đạo gió mùa ẩm BBC ) Vì có các biểu hiện sau : + T0 tbn cao : 260C T0 tháng cao nhất là T.4 khoảng 290 C T0 tháng thấp nhất là T.12 khoảng 250 C Biên độ nhiệt rất ít khoảng > 30 C + Lượng mưa tbn lớn : 197 9 mm/năm , chia ra 2 mùa rõ... sau : + T0 tbn cao : 230C Nhiệt độ tháng cao nhất trong mùa hè là T.7 lên tới 290 C; nhưng tháng có T0 thấp nhất trong mùa đơng là T.2 chỉ có khoảng 150C do a/h của gió mùa Đơng Bắc + Lượng mưa trung bình năm tương đối lớn : 191 9 mm/năm, chia thành 2 mùa : - Mùa mưa nhiều vào Hè thu, từ T.5 => T.11, tổng lượng mưa tới 1782 ,9 mm/năm Vì có nhiệt độ cao => lượng bốc hơi lớn => hơi nước dễ ngưng tụ thành... 3 Baỷo veọ taứi nguyẽn ủoọng vaọt: Khõng phaự rửứng, baộn gieỏt ủoọng vaọt quớ hieỏm - Baỷo veọ toỏt mõi trửụứng Khai thaực ủoọng vaọt hụùp lớ, xãy dửùng caực khu baỷo tồn, vửụứn quoỏc gia ĐỊA LÝ VIỆT NAM - ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN I MIỀN BẮC VÀ ĐƠNG BẮC BẮC BỘ 1 Vũ trớ vaứ phám vi laừnh thoồ cuỷa miền + Gồm vuứng ủồi nuựi taỷ ngán sõng Hồng vaứ vuứng ủồng baống Baộc Boọ 2 Đaởc ủieồm khớ haọu * Tớnh chaỏt nhieọt... Tây Bắc -Đơng Nam, sõng coự 2 muứa nửụực roừ reọt 4 Tài ngun thiên nhiên: * Taứi nguyẽn phong phuự, ủa dáng, nhiều caỷnh ủép noồi tieỏng Laứ miền coự nhiều taứi nguyẽn, nhiều caỷnh ủép noồi tieỏng nhử vũnh Há Long, hồ Ba Beồ ? Vì sao Miền bắc và Đơng Bắc Bắc Bộ có mùa đơng lạnh nhất cả nước? + Do ảnh hưởng của vị trí địa lý: Đây là vùng nằm ở nơi địa đầu phía Bắc nước ta Phía Bắc, giáp Trung Quốc, . TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HSG ĐỊA LÝ 9 * PHẦN I. NỘI DUNG KIẾN THỨC LỚP 6 VÀ BÀI TẬP ÁP DỤNG A. CÁCH XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN QUẢ ĐỊA CẦU VÀ TRÊN BẢN ĐỒ . ? Trái. . PHẦN ĐỊA LÝ 8. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM . 19 HƯỚNG DẪN ĐỌC - RÈN KỸ NĂNG KHAI THÁC CÁC KIẾN THỨC TỪ ÁT LÁT ĐỊA LÝ VIỆT NAM . I. PHẦN KÝ HIỆU CHUNG. a. Thang màu sắc - Phân tầng địa hình:. ngày. Hạ. Đông. 22/12 66 o 33 / B 66 o 33 / N 1 ngày. 1 ngày. Đông. Hạ. 21/3 đến 23 /9. *90 o B *90 o N 186 ngày ( 6tháng) 186 ngày (6 tháng) Hạ. Đông. 23 /9 đến 21/3. *90 o B *90 o N 186 ngày ( 6 tháng ) 186 ngày ( 6 tháng )

Ngày đăng: 05/08/2015, 13:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan