1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN RÈN KỸ NĂNG GIẢI PHẪU PHẦN ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG MÔN SINH HỌC 7

21 2,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 506 KB

Nội dung

Đổi mới phương pháp, khắc phục lối truyền thụ mộtchiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học nhằm phát huy tính tíchcực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với

Trang 1

và phát triển như hiện nay Đổi mới phương pháp, khắc phục lối truyền thụ mộtchiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học nhằm phát huy tính tíchcực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớphọc, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiếnthức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập chohọc sinh.

Sinh học là một môn học khoa học thực nghiệm, mở ra trong các em một thếgiới sinh học muôn màu; hơn nữa toàn bộ chương trình sinh học 7 đều hướngnghiên cứu vào Ngành động vật đa dạng và vô cùng phong phú Với chương trìnhsinh học 7, các em được học khái quát về sự phân loại động vật, được tìm hiểu vềđặc điểm cấu tạo ngoài và cấu tạo giải phẫu, các hoạt động sinh lý của động vật, từ

đó thấy được sự tiến hóa của động vật nói riêng và của sinh giới nói chung Quathực tế giảng dạy, tôi nhận thấy rằng, tuy rất ham thích môn học nhưng phần lớnhọc sinh cảm thấy khó hiểu hoặc hiểu không sâu với những kiến thức về cấu tạogiải phẫu của động vật, một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng này làkiến thức khá trừu tượng

- Trong đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực các môn học hiệnnay, đặc biệt là môn Sinh học giáo viên là người có vai trò chủ đạo, tìm ra nhữngcách thức nhằm hướng dẫn học sinh tìm ra những tri thức khoa học, đồng thời hìnhthành những kỹ năng cơ bản về bộ môn Trong hệ thống kỹ năng cơ bản của

Trang 2

chương trình môn Sinh học nói chung và môn Sinh học 7 nói riêng thì phương phápthực hành tỏ ra có nhiều ưu thế hơn trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, phù hợpvới đặc điểm tâm sinh lí của học sinh ở lứa tuổi này, đồng thời thể hiện phươngpháp đặc thù của các môn khoa học tương ứng, nhất là khi kinh nghiệm sống còn ít,vốn hiểu biết còn nghèo nàn, các biểu tượng tích lũy còn hạn chế, các em còn nặng

về tư duy hình tượng Nhưng làm thế nào để kỹ năng được hình thành bằng conđường ngắn nhất, một cách chắc chắn, theo đúng chuẩn mực? Để trả lời được điều

đó thì quá khó khi thực hiện đối với học sinh lớp 7, vì kỹ năng thực hành đòi hỏiphải cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong từng thao tác, mà các em ở tuổi này quá hiếuđộng trong trong mọi công việc và các em còn nhút nhát khi cầm mẫu vật để thựchiện

- Chính vì những lí do trên nên tôi chọn giải pháp: “RÈN KỸ NĂNG GIẢI PHẪU PHẦN ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG MÔN SINH HỌC 7” với

mong muốn giúp học sinh nhận thức đúng hơn về môn Sinh học, biết cách mổ vàtrình bày mẫu mỗ từ đó các em yêu thích môn Sinh học hơn

II ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

- Học sinh lớp 7A Trường THCS Ninh Quới – huyện Hồng Dân – tỉnh BạcLiêu

- Một số bài Sinh học 7

III PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

- Các bài thực hành giải phẫu động vật không xương sống trong chương trìnhSinh học 7

- Kiến thức môn sinh học rất rộng, vì điều kiện và thời gian nên phạm vi đề tàitôi nghiên cứu bộ môn sinh học THCS ở nội dung hẹp:

1 Phân tích hạn chế của các tiết thực hành động vật không xương sống

2 Một số hướng khai thác thực hành động vật động vật không xương sống có

kĩ năng thực hành

3 Một số chú ý khi thực hiện các tiết thực hành động vật không xương sống

Trang 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

- Kĩ năng giải phẫu động vật không xương sống

- Yêu cầu về nội dung (Chuẩn kiến thức và kĩ năng) và hướng dẫn thực hànhđộng vật không xương

- Kinh nghiệm dạy các tiết thực hành

- Tham khảo chuyên môn của đồng nghiệp

- Thực hiện và đối chiếu kết quả thực hiện các tiết thực hành

B- NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÍ LUẬN:

- Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm, bằng những kinh nghiệm, kếtquả của nghiên cứu được kiểm nghiệm qua thực tế, từ đó rút ra được những kinhnghiệm, kiến thức của bộ môn Với việc thực hiện nội dung chương trình sách giáokhoa mới, phần thực hành được tăng cường về thời lượng lẫn kỹ năng, kiến thức,yêu cầu các bài thực hành ngày càng cao Sử dụng phương pháp mới lấy học sinhlàm trung tâm, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, thì việc giảng dạytheo phương pháp thực hành là cần thiết Về phương pháp, kĩ năng thực hành đượcđặc biệt chú trọng, vì rằng thông qua những kết quả mà học sinh quan sát, thínghiệm, thực hành, các em được lĩnh hội kiến thức một cách chắc chắn, có sángtạo Vì vậy, để giúp các em có kỹ năng trong thực hành, đặc biệt là kỹ năng thựchành phần động vật không xương sống nói riêng và động vật nói chung

II CƠ SỞ THỰC TIỄN:

Qua việc giảng dạy chương trình SGK Sinh học 7 mới, việc rèn luyện cho họcsinh kỹ năng thực hành giải phẫu là cần thiết để làm cơ sở cho việc tiếp tục rènluyện kỹ năng thực hành ở bậc học cao hơn Tuy nhiên khi thực hiện hướng dẫn

Trang 4

học sinh thực hành trong môn Sinh học lớp 7 thì bản thân nhận thấy có nhữngthuận lợi, khó khăn như sau:

1

Thuận lợi :

- Được sự quan tâm giúp đỡ của BGH nhà trường cùng sự giúp đỡ nhiệt tình

và góp ý chân thành của anh, chị em đồng nghiệp

- Trường được trang bị ĐDDH tương đối đầy đủ để phục vụ cho giảng dạy vàhọc tập

- Đa số học sinh lớp 7A ngoan hiền, lễ phép, tích cực phát biểu xây dựng bài

và có sự chuẩn bị tốt cho các tiết học

- Bản thân giáo viên luôn cố gắng tìm mọi phương pháp để hướng dẫn các emthực hành tốt

- Giáo viên được tham gia các lớp tập huấn thay sách, hướng dẫn sử dụngthiết bị môn Sinh học

- Trường có 4 giáo viên dạy bộ môn nên có điều kiện trau đổi về các kỹ năngthực hành giải phẫu và dự giờ lẫn nhau để rút kinh nghiệm

2

Khó khăn :

- Một số học sinh còn thụ động, ít hoà đồng và ít tham gia chuẩn bị các dụng

cụ mẫu vật khi được phân công Các em còn nhút nhát khi thực hành giải phẫu

- Đa số học sinh là con em nông dân việc chuẩn bị cho học tập còn gặp nhiềukhó khăn.Trình độ học sinh ở địa phương thấp và rất chênh lệch Sự chênh lệch ấykhông chỉ thể hiện ở các học sinh trong nhà trường mà còn trong cùng một lớp học

Do đó học sinh thường không thể hoặc lúng túng hay mất nhiều thời gian để giảiphẫu

- Từ những thuận lợi, khó khăn trên nên tôi mạnh dạn đưa ra phương pháp tổchức rèn học sinh có kỹ năng giải phẫu phù hợp với nhận thức của từng học sinh để

có thể hướng dẫn học sinh thực hành đạt hiệu quả cao

III NỘI DUNG ĐỀ TÀI:

1 Mô tả tình trạng, sự việc hiện tại:

Trang 5

- Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, một khoa học mở, luôn luôn mới vàrất trừu tượng Bằng những kinh nghiệm, kết quả của nghiên cứu được kiểmnghiệm qua thực tế, từ đó rút ra được những kinh nghiệm, kiến thức của bộ môn.Vìvậy, việc giảng dạy môn Sinh học ở các trường THCS đóng vai trò hết sức quantrọng Do đó, để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Sinh học và giúphọc sinh có hứng thú học tập, yêu thích bộ môn, nhằm tạo nền tảng cho sự pháttriển bền vững của lĩnh vực khoa học Sinh học thì nhất thiết trong quá trình giảngdạy, mỗi giáo viên cần phải dạy tốt qua từng tiết dạy trên lớp, tạo điều kiện cho họcsinh học tốt.

 Tình hình học sinh:

- Đa số học sinh rất thích tiến hành thực hành, khi tự tay mình trực tiếp mổđộng vật các em có được kỹ năng: mổ chính xác, thực hiện thao tác nhanh, trìnhbày mẫu mổ đẹp – khoa học, có niềm tin khoa học, nêu được cấu tạo cơ thể độngvật một cách vững chắc

- Bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh có tính rụt rè, nhút nhát không chịutham gia tiến hành thực hành mà chỉ quan sát nên tiếp thu tri thức của các em chưađược vững vàng, không có kỹ năng mổ, không biết cách trình bày mẫu mổ, thựchiện thao tác mổ còn lúng túng khi giáo viên yêu cầu mổ dẫn đến: mổ chưa đạt,thao tác chậm, xác định các hệ cơ quan trên mẫu chưa chính xác, vẽ hình và ghichú thích hình vẽ chưa rõ ràng…

Trang 6

* Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn một số giáo viên chưa thật sự quan tâmđến vấn đề này dẫn đến học sinh học tập chưa tốt vì:

+ Khâu chuẩn bị bài, dụng cụ, đồ dùng học tập chưa tốt

+ Học sinh có ý thức học tập kém ngại tham gia thực hành, còn ỉ lại trưởngnhóm làm việc

+ Một số học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên thời gian dành chocông việc học tập ít

Vì vậy, trong mỗi tiết học vẫn còn nhiều học sinh thụ động hoặc ngại thựchiện các thao tác thực hành chỉ chờ vào học sinh khá giỏi Nhưng thực hành rấtquan trọng trong việc tiếp thu kiến thức tốt nhất nên thực hành như thế nào chohiệu quả cho tất cả các tiết thực hành nói chung kỹ năng thực hành động vật khôngxương sống nói riêng để giúp các em thành thạo kỹ năng thực hành đặc biệt là “Kỹnăng giải phẫu phần động vật không xương sống” Với việc thực hiện điều chỉnhnội dung dạy học môn sinh học, cấp trung học cơ sở nhiều bài dạy lý thuyết lấythời lượng các tiết này chuyển sang tiết thực hành, chương trình mới tăng số tiếtthực hành so với chương trình cũ Như vậy, tiết thực hành rất quan trọng trongtruyền thụ kiến thức mới hay rèn kỹ năng thực hành trong thực hành

Tuỳ từng loại bài thực hành như:

* Thực hành tìm hiểu kiến thức mới chủ yếu giúp cho học sinh biết tự thiết kế

một thí nghiệm, thực hành, biết quan sát, nhận xét kết quả, giáo dục tính cẩn thận,tìm tòi, suy luận, từ đó rút ra được những khái niệm, kiến thức mới

* Thực hành rèn luyện kĩ năng thực hành chủ yếu giúp học sinh chuẩn bị tiêu

bản, chuẩn bị mẫu vật cho một tiết thực hành, biết sử dụng thành thạo dụng cụ thựchành, rèn luyện các thao tác thực hành chính xác, biết cách quan sát mẫu vật

* Thực hành thí nghiệm chứng minh giúp học sinh qua kết quả của thí nghiệm

thực hành chứng minh được những khái niệm, nhận định, đã rút ra được bằng cáchsuy luận, lý thuyết

Trang 7

* Thực hành củng cố kiến thức đã học: bài này được thực hành sau khi học lý

thuyết thường tiến hành vào cuối chương, giúp học sinh củng cố được kiến thức đãhọc trong lý thuyết, tạo cho các em hiểu rõ, ghi nhớ các khái niệm một cách chắcchắn

Trong các loại bài thực hành trên thì kỹ năng thực hành trong các tiết thựchành nói chung hoặc động vật không xương sống nói riêng đều giúp học sinh cókiến thức, kỹ năng thực hành kỹ năng quan sát, thực hành và vẽ hình giúp học sinhtiếp nhận kiến thức bộ môn tương đối hoàn thiện vì vậy phát huy các kỹ năng trongcác tiết thực hành là cần thiết

+ Việc đầu tư kinh phí để mua sắm trang thiết bị dạy học, đồ dùng dạy họcphục vụ chương trình sách giáo khoa mới được cấp đầy đủ Phòng học bộ môntương đối tốt Tuy nhiên, một số giáo viên quen dạy với phương pháp cũ, còn có tưtưởng ngại khó, ít tìm tòi sáng tạo, ít vận dụng phương pháp mới để giảng dạy Vìvậy việc sử dụng phương pháp giảng dạy đối với phần kỹ năng thực hành còn nhiềulúng túng, thậm chí còn bị chuyển thành giờ dạy lý thuyết với phương pháp thuyếttrình hay thực hành nhưng chưa hiệu quả Vì vậy hiệu quả giảng dạy phần thựchành chưa cao Khi thực hiện các tiết thực hành ở sinh học 7, thực hành động vậtkhông xương sống nói chung và động vật nguyên sinh nói riêng có kích thước cơthể nhỏ, các bộ phận bên trong nhỏ khó giải phẫu và quan sát trong mỗi tiết thựchành đòi hỏi phải có kiến thức, phương pháp thực hành chú trọng là kỹ năng thựchành Việc giải phẫu để nghiên cứu cấu tạo cơ thể bên trong chúng đòi hỏi phải cónhững phương pháp và kĩ thuật thích hợp và còn có kỹ năng trong thực hành mớithực hiện thành công Trong các tiết thực hành sinh học 7 chưa phát huy tính tìmtòi, nghiên cứu trong thực hành, nên chỉ thực hiện các tiết chỉ đạt mức độ đạt yêucầu

 Kỹ năng trong thực hành động vật không xương sống là yếu tố cần thiết đểhọc sinh tiếp thu kiến thức đầy đủ trong tiết thực hành và vận dụng kỹ năng thựchành cho các tiết thực hành phần động vật có xương sống

Trang 8

2 Mô tả nội dung - giải pháp mới:

- Để nâng cao chất lượng dạy học thì thầy và trò phải làm như thế nào? Đây làvấn đề quan trọng cần giải quyết

- Thật vậy, muốn dạy tốt để nâng cao chất lượng trong học tập của học sinh,giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ cho một tiết lên lớp, bên cạnh đó cần phải để chohọc sinh thực hành để các em khắc sâu kiến thức và phát huy tính sáng tạo đồngthời có kỹ năng thực hành Vì vậy tôi đưa ra một số nhiệm vụ sau:

+ Học sinh phải nắm được kiến thức cơ bản toàn diện có hệ thống về giới độngvật ở các phương diện: hình dạng, cấu tạo, phân loại, nguồn gốc, sự đa dạng, ýnghĩa thực tiễn

+ Biết được vị trí, vai trò của giới động vật đối với con người và tự nhiên để từ

 Đối với các tiết thực hành động vật không xương sống: Rèn luyện kỹ năngthực hành là giúp học sinh chuẩn bị tiêu bản, chuẩn bị mẫu vật cho một tiết thựchành, biết sử dụng thành thạo dụng cụ thực hành, rèn luyện các thao tác thực hànhchính xác, biết cách quan sát mẫu vật Rèn kỹ năng và phương pháp quan sát độngvật không xương sống cỡ nhỏ dưới kính hiển vi, kính lúp, kỹ năng giải phẫu, quansát cấu tạo nội quan, vẽ hình Động vật không xương sống thường nhỏ, nội quannhỏ khó nhận biết

* Với động vật có kích thước hiển vi (Động vật nguyên sinh) thường khônggiải phẫu con vật để quan sát cấu tạo bên trong qua lớp màng hay vỏ cơ thể trong

Trang 9

suốt có thể quan sát được Tuy nhiên, đa phần giáo viên chỉ cho học sinh thực hànhquan sát hình dạng, di chuyển, cấu tạo trong không thực hiện vì khó quan sát thấy,ngại chuẩn bị dụng cụ, hoá chất, dung dịch sinh lý để xử lý mẫu vì mất thời giannên tiết thực hành qua loa không trọng tâm nên học sinh có thể ồn trong tiết thựchành, không tạo tính khám phá, nghiên cứu môn học, làm cho tiết học nhàm chán,ảnh hưởng cho các tiết thực hành tiếp theo không gây hứng thú, tìm tòi của họcsinh Vì vậy, để có tiết học theo đúng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần phải pháthuy tính cẩn thận, cần cù, chịu khó để có kỹ năng thực hành trong các tiết thựchành nói chung và động vật không xương sống nói riêng Nên khi thực hành quansát Động vật nguyên sinh Giáo viên cần phải xử lý vật mẫu nhuộm màu để quan sátcấu tạo trong rõ, đầy đủ cấu tạo của các cơ quan bên trong của động vật nguyênsinh, hướng dẫn học sinh kỹ năng quan sát và vẽ hình

- Kĩ năng thực hành: Đối với các tiết thực hành giải phẫu động vật khôngxương sống Đa phần các tiết thực hành học sinh thực hiện các thao tác mổ, sửdụng các dụng cụ mổ chưa phù hợp nên mẫu mổ thường rách nội quan, không quansát được

 Nên giáo viên hướng dẫn kỹ năng giải phẫu giúp học sinh có kỹ năng giảiphẫu là cần thiết

* Giải phẫu cơ thể động vật không xương sống nhỏ hay các cơ quan bên trongcủa chúng cần phải có bộ đồ mổ Khi giải phẫu cơ thể nhỏ nên tiến hành dưới kínhlúp, Giải phẫu động vật không xương sống lớn, khi mổ cần phải có bộ đồ giải phẫu.Tuy nhiên khi mổ giáo viên ít chú trọng đến việc sử dụng các dụng cụ mổ, cácdụng cụ sắp xếp không đúng thứ tự nên ngại lựa chọn dụng cụ phù hợp để giảiphẫu nên tiến hành giải phẫu các động vật thành công không được nhiều Bộ đồ mổgồm dao nhọn, kéo nhọn đầu, kẹp mềm, dùi nhọn, và dùi mũi mác, mỗi dụng cụ cómột chức năng riêng nên sử dụng đúng mới phát huy được tính hiệu quả trong thựchành Như dao, kéo dùng để mổ và cắt, kẹp sắt dùng để nâng các chi tiết trong khi

Trang 10

mổ và cùng với kim nhọn và kim mũi mác để gỡ các chi tiết trên mẫu mổ (Yêu cầucác dụng cụ mổ cần phải sắc nhọn để có thể thực hành giải phẫu tốt).

* Khi giải phẫu phải tuân theo một qui định để rèn kỹ năng, thao tác thànhthạo và chính xác:

+ Sử dụng theo đúng chức năng của từng loại dụng cụ giải phẫu, không sửdụng tuỳ tiện

+ Khi tiến hành giải phẫu, các thao tác đều phải chuẩn xác, phù hợp với từngloại dụng cụ, tuyệt đối không xé, gỡ vật mẫu bằng tay

+ Trong trường hợp có thể cầm vật mẫu lên tay để cắt các đường cơ bản rồigăm vào bàn mổ ở trong chậu mổ để gỡ tiếp hoặc mổ hoàn toàn trong chậu mổ.Việc gỡ các nội quan nhất thiết phải thực hiện trong nước, luôn ngập nước

+ Trong quá trình giải phẫu, gỡ các bộ phận tới đâu dùng ghim nhọn găm chặtvào bàn mổ đến đó Phải sắp xếp, bố trí tất cả các chi tiết trên bàn mổ theo đúng vịtrí, rõ ràng và dễ nhận biết, cần tránh hiện tượng để các cơ quan nằm chồng chéolên nhau

+ Sau khi mổ xong, tất cả các dụng cụ cần được lau sạch cẩn thận, bôi dầuchống gỉ và xếp vào hộp theo trật tự đã qui định Vì vậy khi thực hành phần độngvật không xương sống phải chú ý các kỹ năng thao tác thực hành, sử dụng các dụng

cụ giải phẫu đúng giúp học sinh có kỹ năng thực hành, thao tác chính xác Nhữngyếu tố trên giúp giáo viên có một kiến thức, kỹ năng thực hành tốt trong thực hành,đặc biệt là có kỹ năng trong thực hành động vật không xương sống

 Giáo viên phân tích kết quả thực hành của học sinh, giải đáp các thắc mắc

do học sinh nêu ra Nhận xét về kỹ năng thực hành của học sinh giúp các em có kỹnăng thực hành động vật không xương sống để áp dụng kỹ năng thành thạo trongcác tiết thực hành tiếp theo sau

Ví dụ: Bài THỰC HÀNH “Quan sát một số động vật nguyên sinh” trong sinh

học 7.

Ngày đăng: 04/08/2015, 14:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w