Kiến thức: Khi học xong bài này học sinh: - Phát biểu được sự đa dạng của thực vật là gì?. - Nêu được các biện pháp chính để bảo vệ sự đa dạng của thực vật.. - Học sinh nhận xét khái quá
Trang 1GIÁO ÁN SINH HỌC 6 Bài 49: BẢO VỆ SỰ ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT
I Mục tiêu:
1 Kiến thức: Khi học xong bài này học sinh:
- Phát biểu được sự đa dạng của thực vật là gì?
- Hiểu được thế nào là thực vật quý hiếm và kể tên được một vài loài thực vật quý hiếm
- Hiểu được hậu quả của việc tàn phá rừng, khai thác bừa bãi tài nguyên đối với tính đa dạng của thực vật
- Nêu được các biện pháp chính để bảo vệ sự đa dạng của thực vật
2 Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, khái quát, hoạt động nhóm.
3 Thái độ: Tự xác định trách nhiệm trong việc tuyên truyền bảo vệ thực vật ở địa
phương
II Đồ dùng dạy và học:
- Tranh một số thực vật quý hiếm
- Sưu tầm tin, ảnh về tình hình phá rừng, khai thác gỗ, phong trào trồng cây gây rừng…
III Tiến trình bài giảng:
1 Ổn định tổ chức:
2 Kiểm tra bài cũ: Vai trò của thực vật đối với con người?
3 Bài mới:
Hoạt động 1: Đa dạng của thực vật là gì?
Trang 2mà em biết? Chúng sống ở đâu?
- Giáo viên tổng kết và hướng dẫn học
sinh tới khái niệm đa dạng của thực vật
là gì?
+ Một học sinh trình bày tên thực vật, học sinh khác bổ sung
+ Một học sinh nhận biết chúng thuộc những ngành nào và những cây đó sống ở môi trường nào
- Học sinh nhận xét khái quát về tình hình thực vật ở địa phương
Kết luận: Sự đa dạng của thực vật biểu hiện bằng số lượng loài và cá thể của loài trong
các môi trường sống tự nhiên
Hoạt động 2: Tình hình đa dạng của thực vật ở Việt Nam
a Việt Nam có tính đa dạng cao về thực vật
- GV yêu cầu HS đọc đoạn thông tin
mục 2a
- Thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Vì sao nói Việt Nam có tính đa dạng
cao về thực vật?
- GV bổ sung, tổng kết lại về tính đa
dạng cao của thực vật ở Việt Nam
- GV yêu cầu HS tìm 1 số thực vật có
giá trị về kinh tế và khoa học
- HS đọc thông tin mục 2a, khái niệm mục 1
- Thảo luận trong nhóm 2 ý:
+ Đa dạng số lượng loài
+ Đa dạng về môi trường sống
- Đại diện nhóm phát biểu ý kiến, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Trang 3b Sự suy giảm tính đa dạng của thực vật ở Việt Nam
- GV nêu vấn đề: ở Việt Nam trung
bình mỗi năm bị tàn phá từ 100.000 –
200.000 ha rừng nhiệt đới
- Cho HS làm bài tập sau:
Theo em những nhuyên nhân nào dẫn
tới sự suy giảm tính đa dạng của thực
vật
(Hãy khoanh tròn vào số đầu câu cho
từng trường hợp đúng)
1 Chặt phá rừng làm rẫy
2 Chặt phá rừng để buôn bán lậu
3 Khoanh nuôi rừng
4 Cháy rừng
5 Lũ lụt
6 Chặt cây làm nhà
- GV chữa bài nếu cần (đáp án: các
nguyên nhân: 1, 2, 4, 6)
- Căn cứ vào kết quả bài tập hãy thảo
luận nhóm và nêu nguyên nhân của sự
suy giảm tính đa dạng của thực vật và
hậu quả?
- GV bổ sung và chốt lại vấn đề
- HS đọc thông tin mục 2a, khái niệm mục 1
- Thảo luận trong nhóm 2 ý:
+ Đa dạng số lượng loài
+ Đa dạng về môi trường sống
- Đại diện nhóm phát biểu ý kiến, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS làm bài tập
- 1-2 HS báo cáo kết quả, các HS khác nhận xét, bổ sung
- HS thảo luận nhóm và phát biểu Các nhóm bổ sung
Trang 4hiếm và trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là thực vật quý hiếm?
+ Kể tên một vài cây quý hiếm mà em
biết?
- GV nhận xét, bổ sung (nếu cần)
- 1-2 HS phát biểu và lớp bổ sung
Kết luận: - Việt Nam có tính đa dạng về thực vật, trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế
và xã hội và khoa học
- Thực vật ở Việt Nam đang bị giảm sút do bị khai thác và môi trường sống bị tàn phá và nhiều loài trở lên hiếm
Hoạt động 3: Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật
- GV đặt vấn đề:
+ Vì sao phải bảo vệ sự đa dạng của
thực vật?
- Cho HS đọc các biện pháp bảo vệ sự
đa dạng của thực vật
- Yêu cầu HS nhắc lại 5 biện pháp
- Liên hệ bản thân có thể làm được gì
trong việc bảo vệ thực vật ở địa
phương?
- Do nhiều loài cây có giá kinh tế bị khai thức bừa bãi…
- HS đọc các biện pháp và ghi nhớ
- 1-2 HS nhắc lại 5 biện pháp
- HS thảo luận:
VD: Tham gian trồng cây Bảo vệ cây cối…
Trang 5Kết luận: SGK.
4 Củng cố: - Giáo viên củng cố lại nội dung bài.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại tình hình đa dạng của thực vật ở Việt Nam và các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật
5 Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Đọc mục “Em có biết”
- Đọc trước bài: Vi khuẩn
* Rút kinh nghiệm: