Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
116 KB
Nội dung
I. Phân tích về tài sản: Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy kết cấu tài sản của doanh nghiệp nghiêng về tài sản ngắn hạn, trong khi tài sản dài hạn chỉ chiếm 40,10% trên tổng tài sản thì tài sản ngắn hạn đã chiểm tỷ trọng 59,90%. Quy mô tài sản ở 2014 của doanh nghiệp giảm 18,623,472,491 đồng tương ứng mức giảm 25,69% so với 2013. Đó là kết quả của việc gia tăng tài sản dài hạn và giảm đáng kể tài sản ngắn hạn của công ty. Trong đó, tốc độ gia tăng của tài sản dài hạn có phần nhanh hơn tốc độ giảm của tài sản ngắn hạn. Việc chênh lệch giữa tốc độ gia tăng tài sản dài hạn và giảm đáng kể tài sản ngắn hạn đã tác động đến cơ cấu tài sản, làm tỷ trọng của tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn thay đổi cùng mức 22,91%. * Về tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn giảm 18,623,472,491 đồng và chỉ còn ở mức 53,860,676,470 đồng so với 72,484,148,961 đồng ở 2013 với tỷ lệ giảm tương ứng 25,69%. Nguyên nhân của sự biến động này là lượng tiền mặt của công ty giảm 14,737,719,484 đồng tương đương tỷ lệ giảm 31,75% so với 2013. Ngoài ra, các khoản phải thu ngắn hạn cụ thể là phải thu khách hàng đã giảm đáng kể 5,675,748,491 đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 22,58% đã làm tổng tài sản ngắn hạn giảm mạnh. Các khoản tài sản ngắn hạn và hàng tồn kho có tăng nhưng không đáng kể. a) Tiền và khoản tương đương tiền Có thể nhận thấy doanh nghiệp có chủ trương giảm quy mô tài sản ngắn hạn nhưng vẫn tích lũy tiền mặt để không làm ảnh hưởng đển khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Năm 2013, vốn bằng tiền mặt của doanh nghiệp là 46,416,369,451 đồng đến thời điểm 2014 giảm còn 31,678,649,967 đồng. Đây là một trong hai khoản mục giảm trong tài sản ngắn hạn, với tỷ lệ giảm 31,75%. b) Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Doanh nghiệp không có các khoản đầu tư ngắn hạn nào trong hoạt động kinh doanh. c) Các khoản phải thu ngắn hạn Đây là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng tài sản sản ngắn hạn của doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng tài sản. Thời điểm 2013 bộ phận này chiếm tỷ trọng 28,71% và chiếm tỷ trọng 21,61% giá trị tài sản ở 2014. Trị giá khoản phải thu khách hàng 2014 là 19,455,181,227 đồng, giảm5,675,748,491 đồng so với 2013. d) Hàng tồn kho Hiện tại hàng tồn kho đang chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Giá trị tồn kho 2014 là 713,704,824 đồng giảm 13,605,234 đồng, tương ứng giảm 1,94% so với 2013. Giá trị tồn kho của doanh nghiệp được duy trì ổn định, điều này 1 chứng tỏ doanh nghiệp luân chuyển hàng hóa tốt, không để ứ đọng vốn nhiều nhưng một phần cũng do giá trị hàng tồn kho nhỏ nên doanh nghiệp dễ quản lý. e) Tài sản ngắn hạn khác Trong năm 2014 Thuế GTGT được khấu trừ tăng đột biến so với 2013 là 1071,95% tương đương 1,797,557,515 đồng đạt mức 1,965,248,332 đồng. Tuy Giá trị tăng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản là 1,99% nhưng phản ánh được là trong 2014 doanh nghiệp đã giảm được một khoản thuế không nhỏ. Khoản chi phí trả trước ngắn hạn cũng giảm xuống 21,167,265 đồng tương ứng tỷ lệ giảm 30,65% so với 2013. * Về tài sản dài hạn So số năm 2014 và năm 2013, tài sản dài hạn tăng 139,71% với quy mô tăng là 21,015,670,000 đồng. Trong đó khoản mục tài sản cố định hữu hình tăng mạnh là nguyên nhân chủ yếu khiến cho toàn bộ tài sản dài hạn tăng và cũng là khoản mục duy nhất trong mục tài sản dài hạn của doanh nghiệp. Chứng tỏ đây là doanh nghiệp chuyên sản xuất và không có đầu tư ngoài lĩnh vực. – Tài sản cố định hữu hình Ở 2013, giá trị của nguyên giá của tài sản cố định hữu hình chỉ có 22.779.200.000 đồng chiếm tỷ trọng 26,03% trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp thì đến 2014 đã tăng mạnh lên 45.729.200.000 đồng chiếm tỷ trọng 50,86% trong cơ cấu tài sản, tương đương giá trị tăng 22.950.000.000 đồng, tỷ lệ tăng là 100,75%. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang tập trung toàn bộ nguồn lực để phát triển thêm các thiết bị sản xuất, kho bãi, trụ sở. Ngoài ra, sự gia tăng tài sản cố định hữu hình cũng làm tăng thêm giá trị lũy kế hao mòn của tài sản cố định hữu hình, giá trị ước tính là 9,671,650,000 đồng tăng 1,934,330,000 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 25% so với 2013. II. Phân tích nguồn vốn: a) Phân tích kết cấu nguồn vốn của công ty Tổng nguồn vốn của công ty trong 2 năm tăng nhẹ, tăng 2.392.197.509 so với 2013. Như vậy cho thấy khả năng huy động vốn của công ty chưa cao.Trong đó: Kết cấu nguồn vốn của công ty là tương quan tỷ lệ giữa nguồn vốn chủ sỡ hữu với nợ phải trả của công ty .Kết cấu này phản ánh qua tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp . Tỷ suất tự tài trợ =Nguồn vốn CSH/ Tổng nguồn vốn Tỷ suất tự tài trợ của 2013 = 84.886.063.436/87.526.028.961= 0,97 Tỷ suất tự tài trợ của 2014 = 85.331.790.122/89.918.226.470 = 0,95 2 Qua đó, ta thấy tỷ suất tài trợ của công ty giảm dần chứng tỏ khả năng tự chủ về vốn giảm nhẹ hay nợ phải trả tăng lên. Tỷ trọng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn của năm 2014 là 5.10% tăng 2.08% so với năm trước.Trong đó nợ phải trả chỉ bao gồm nợ ngắn hạn không có khoản nợ dài hạn chứng tỏ công ty hoạt động với quy mô nhỏ. Nợ ngắn hạn bao gồm phải trả cho người bán tăng 1.92% so với năm trước, thuế và các khoản phải trả cho nhà nước cũng tăng 0.17% so với năm trước.Nợ ngắn hạn chủ yếu là khoản chiếm dụng vốn của người bán mà nợ ngắn hạn tăng chứng tỏ công ty chủ yếu hoạt động sản xuất kinh doanh.Qua bảng ta thấy, nợ phả trả và vốn chủ sở hữu chênh lệch quá lớn cho thấy được khả năng tự thanh toán của công ty và khả năng tự chủ về sản xuất kinh doanh của công ty khá tốt. Giá trị vốn chủ sở hữu công ty tăng 445.726.686, tỷ trọng tăng 2.08% so với năm trước. Trong đó, giá trị vốn đầu tư chủ sở hữu không thay đổi nhưng tỷ trọng giảm 2.51% cho thấy khả năng huy động vốn của công ty chưa hiệu quả .Vốn chủ sỡ hữu của công ty chủ yếu là vốn sẵn có chủ sở hữu. Điều đó cho thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không ổn định, còn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối chỉ tăng 0.43% so với năm trước . b) Phân tích sự phân bổ nguồn vốn cho tài sản Thông qua bảng cân đối kế toán chúng ta thấy nguồn vốn của doanh nghiệp được phân bổ cho tài sản của doanh nghiệp. Sự phân bổ này thể hiện qua các tương quan tỷ lệ giữa nguồn vốn và tài sản và được phản ánh qua các cân đối chính sau: • Những tài sản thiết yếu của doanh nghiệp bao gồm: tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác so với nguồn vốn chủ sỡ hữu của doanh nghiệp. • Những tài sản hiện có của doanh nghiệp bao gồm: tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác và tài sản cố định hữu hình so với nguồn vốn chủ sỡ hữu của doanh nghiệp. Qua bảng phân bổ nguồn vốn ta thấy: - Năm 2014, nhu cầu vốn trang trải là 53.860.676.470 đồng vốn chủ sỡ hữu đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu vốn và còn dư 31.471.113.652 đồng . - Năm 2013, nhu cầu vốn trang trải là 72.484.148.961 vốn chủ sỡ hữu đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu vốn và còn dư 12.401.914.475 đồng. Ta thấy hiệu số giữa vốn chủ sỡ hữu và tài sản thiết yếu luôn lớn hơn 0. Cho thấy nguồn vốn chủ sỡ hữu đủ khả năng trang trải cho các nhu cầu về vốn và trang trải cho các khoản tài chính khác của công ty. 3 Xét khả năng trang trải nguồn vốn hiện có ta thấy khả năng này giảm dần qua 2 năm . Năm 2013 thiếu 2.639.965.525 đồng và năm 2014 thiếu 4.586.436.348 đồng. Nguồn vốn không ổn định. Công ty cần bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu. c) Phân tích sự biến động vốn của công ty: Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn của doanh nghiệp. Năm 2014 tổng nguồn vốn của doanh nghiệp tăng hơn so với năm trước với tốc độ là 1.03. Như vậy nguồn vốn của công ty tăng nhẹ làm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn của công ty giúp công ty có khả năng mở rộng quy mô sản xuất. Mức tăng của giá trị nợ phải trả 1.946.470.823 đồng lớn hơn chênh lệch giá trị vốn chủ sở hữu 445.726 đồng. Điều đó cho thấy, công ty mở rộng sản xuất kinh doanh bằng nguồn vốn bên ngoài. Giải pháp: - Công ty cần mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, tăng cường thu hút vốn đầu tư , gia tăng vốn chiếm dụng từ các nhà cung cấp, có kế hoạch và chính sách mua hàng hóa phù hợp. Duy trì nợ ngắn hạn hợp lý. - Nguồn vốn chủ sỡ hữu là thế mạnh của công ty nhưng việc duy trì với tỷ lệ khá cao như vậy sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của vốn chủ sỡ hữu. Công ty nên phân bổ nguồn vốn này vào việc kinh doanh và đầu tư vào các hoạt động tài chính khác đồng thời duy trì một tỷ lệ thích hợp với nguồn nợ phải trả. - Công ty cần huy động thêm nguồn vốn nợ dài hạn để công ty vừa đảm bảo khả năng trang trải về tài sản vừa đảm bảo được khả năng quay vòng của vốn lưu động khi mở rộng kinh doanh. III. Phân tích chi phí Qua bảng số liệu trên cho thấy: Tổng chi phí của công ty năm 2014 giảm đi rõ rệt so với 2013 giảm 14,798,782,010 đồng tương ứng 81,65%, nhưng nhìn chung là chi phí của công ty là tương ứng phù hợp với doanh thu bởi vì chi phí giảm thì doanh thu cũng giảm. Việc cắt giảm đồng loạt 1 khoản chi phí khá lớn cho các chỉ tiêu như vậy có thể cho thấy ảnh hưởng không tốt đến doanh thu cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp này Trong kết cấu chi phí thì giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất qua 2 năm chiếm khoảng 90%/năm tỷ trọng chi phí của công ty. Năm 2013 giá vốn hàng bán là 71,104,300,868 đồng so với năm 2014 là 59,918,583,83 đồng, giảm 11.185.717.025 đồng, tương ứng với tỷ lệ là 84,27 %. Bên cạnh đó, chi phí quản lý doanhnghiệp chiếm tỷ trọng thứ 2 trong tổng chi phí, năm 2013 là 5,831,822,269 so với 2014 là 3,504,709,517 giảm 2.327.112.752 đồng tương ứng 60,10%. 4 Kế đến là các chi phí khác chiếm tỷ trọng thứ 3, chi phí này lại tăng từ năm 2013 là 467,104,656 đồng qua 2014 là 711,657,993 đồng, tăng 244,553,337 đồng tương ứng 152,36%. Kế tiếp nửa là chi phí bán hàng giảm mạnh, năm 2013 là 1,675,395,315 đồng so với 2014 là 472,797,442 đồng, giảm 1.202.597.873 đồng tương ứng tỷ lệ là 28,22% Và cuối cùng là chi phí tài chính giảm năm 2013 là 467,681,653 đồng so với 2014 là 339,773,956 đồng, giảm 127,907,697 đồng tương ứng 72,65%. Các nhân tố khách quan và chủ quan dẫn đến sự biến động chi phí trên như sau: Nhân tố khách quan: Năm 2013 với tình hình giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu đáp ứng cho việc thu mua tốt nên sản lượng công ty tăng, cộng thêm máy móc mới nhập nên sản lượng sản phẩm tăng, giá thành sản phẩm phải chăng nên công ty tập trung các chương trình khuyến mãi, tiếp thị do vậy chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp khá cao Năm 2014 với tình hình biến động kinh tế giá cả nguyên, nhiên, vật liệu tăng giá, khan hiếm nên doanh nghiệp thu mua không đủ số lượng làm giảm sản lượng hàng bán dẫn đến chi phí giá vốn hàng bán giảm đi. - Nguồn vốn chủ sở hữu đủ khả năng trang trải cho các nhu cầu về vốn và trang trải cho các khoản tài chính khác của công ty nên công ty không cần các khoản vay vốn từ NH hay các doanh nghiệp khác, do vậy làm giảm khoản chi phí lãi vay - Chi phí tiếp thị, khuyến mãi giảm do sản lượng sản phẩm giảm đi do vậy khoản chi cho các dịch vụ này giảm đi. Nhân tố chủ quan: TSCĐ hữu hình tăng gấp đôi cho thấy công ty có đầu tư chi phí mua máy móc thiết bị, tuy nhiên khoa học công nghệ phát triển kéo theo nhiều dàn máy móc mới nhập năm 2013 trở nên lỗi thời ảnh hưởng đến quy trình sản xuất nên làm cho sản lượng hàng sản xuất ra bị giảm. Việc thanh lý các TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp như máy móc lỗi thời trên làm gia tăng các khoản nằm trong chi phí khác Công ty cắt giảm chi phí thuê nhân công, nhân viên bán hàng, tiếp thị do số lượng hàng bán ra bị giảm so với kế hoạch. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa giảm. Giải pháp: 5 - Nhà quản lý doanh nghiệp phải hiểu đâu là chi phí cần thiết và đâu là chi phí không cần thiết, cần có khả năng lãnh đạo, phân ticch kỹ tình hình chi phí kinh doanh của doanh nghiệp để giúp hạ thấp chi phí kinh doanh hơn nữa nhưng đồng thời vẫn phải tăng sản lượng hàng hóa - Cần chú ý tham khảo thông tin để đảm bảo mua máy móc nơi uy tín chất lượng tốt, dù lỗi thời nhưng vẫn đảm bảo sản xuất số lượng tốt theo kế hoạch hoặc đi thuê thời gian ngắn - Trong khâu cắt giảm nhân sự thì cần đúng lúc đúng người để bảo toàn tài sản chất xám của công ty. Tóm lại, việc cắt giảm chi phí không thể diễn ra đồng loạt, mọi lúc mọi nơi mà cần phải xác định rõ: khâu nào cần cắt giảm, khâu nào có thể cắt giảm được và đâu là chỗ phải đầu tư. Do vậy quan trọng nhất vẫn là việc đầu tư máy móc công nghệ cẩn thận, uy tín tránh nhập hàng giả mạo, kém chất lượng dẫn đến đầu tư vô nghĩa. IV. Phân tích doanh thu: a) Phân tích theo chiều ngang: - Qua bảng số liệu cho thấy Tổng Doanh Thu của công ty giảm rõ rệt, năm 2013 với 84,938,422,200 đồng giảm xuống 68,637,509,034 đồng vào năm 2014, giảm một khoản tương đương 16,300,913,166 đồng, tương ứng chỉ đạt 80,81%. - Trong đó, hầu như các khoản mục doanh thu năm 2014 đều theo xu hướng giảm so với năm 2013, cụ thể Doanh thu từ HĐBH và cung cấp dịch vụ giảm từ 83,769,765,727 đồng năm 2013 giảm còn 67,324,251,509 đồng năm 2014, tương ứng chỉ đạt 80,37%. Đồng thời doanh thu từ hoạt động tài chính cũng giảm 52,489,523 đồng, từ 577,384,756 đồng năm 2013 xuống 524,895,233 đồng vào năm 2014, tương ứng chỉ đạt 90,91%. Đặc biệt doanh thu nhận được từ thu nhập khác có sự tăng mạnh, từ 591,271,717 đồng năm 2013 lên 788,362,289 đồng năm 2014, tăng đến 197,090,572 đồng, tương ứng tăng 33.3%. Mặc dù sự tăng doanh thu khác khá mạnh và các khoản giảm trừ doanh thu không biến động nhưng công ty vẫn không cải thiện tình trạng giảm tổng doanh thu qua hai năm. b) Phân tích theo chiều dọc: - Nguồn doanh thu chính của công ty chủ yếu nhận được từ HĐBH và cung cấp dịch vụ, nguồn thu này chiếm tỷ trọng cao trong cả hai năm, tương ứng 98.62% năm 2013 và chiếm 98.09% năm 2014. Chính vì vậy, sự giảm doanh thu từ HĐBH và cung cấp dịch vụ đã tác động mạnh đến tổng doanh thu. Tiếp đến phải kể đến doanh thu hoạt động tài chính, tuy chiếm tỷ trọng thấp 0,68% năm 2013 và 0,76% năm 2014, nhưng cũng theo đà giảm đã góp phần giảm doanh thu. Ngược lại doanh thu khác, có dấu hiệu tăng khá mạnh nhưng vì chiếm tỷ trọng không cao, chỉ đạt 0.70% năm 2013 và 1.15% năm 2014 nên không đem lại kết quả khả quan. Ngoài ra các khoản giảm trừ doanh thu, bao gồm chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, tuy không phát sinh trong 2 năm nhưng vẫn không đẩy doanh thu tăng. 6 c) Nhân tố tác động: Nhân tố khách quan: - Nguyên nhân chủ chốt khiến doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm chính là khối lượng hàng hóa tiêu thụ năm 2014 giảm mạnh so với năm 2013, chi tiết hàng tồn kho năm 2014 tăng 13,605,234 đồng làm doanh thu giảm . Sự tiêu thụ hàng hóa giảm, xuất phát từ sự thu hẹp thị trường, thị hiếu người tiêu dùng ngày càng khắt khe, đòi hỏi mẫu mã, kiểu dáng hàng hóa đa dạng, phong phú, chất lượng dịch vụ cao hơn. - Thêm vào đó, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp làm giảm thị phần, chia nhỏ thị phần chiếm lĩnh. Đồng thời, chạy đua về giá cả, về truyền thông, quảng bá cùng mặt hàng giữa các doanh nghiệp với nhau khiến công ty cũng gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. - Mặt khác, khâu vận chuyển hàng đến nhà phân phối, đại lý, người tiêu dùng gặp cản trở, vì giá nhiên liệu xăng dầu tăng, chưa tìm được đối tác phù hợp và lâu dài dẫn đến tiến trình tiêu thụ sản phẩm chậm hơn. - Ngoài ra, doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty năm 2014 giảm so với năm 2013, bắt nguồn từ khoản phải thu khách hàng giảm, tương ứng giảm 13,605,234 đồng, đồng nghĩa với lãi suất sinh ra từ khoản phải thu cũng giảm, hình thành từ khả năng thanh toán của khách hàng tăng so với năm 2013. Nhân tố chủ quan: - Đội ngũ xúc tiến thương mại, tiếp thị sản phẩm của công ty chưa đủ vững chắc để thâm nhập sâu thị trường, là nguyên nhân dẫn đến khối lượng hàng tồn kho năm 2014 cao và doanh thu giảm rõ rệt. - Quan trọng hơn nữa, công ty chưa có kế hoach chiến luợc sử dụng vốn vào đầu tư tài chính dài hạn ( chưa đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết và đầu tư dài hạn khác ) chính vì vậy, không đẩy doanh thu công ty tăng lên. - Bên cạnh đó, công ty đã đầu tư khá tốn kém cơ sở vật chất trong khâu sản xuất thương mại nhưng vẫn chưa tăng lượng hàng tiêu thụ. -Trong khi đó, doanh thu khác lại có chiều hướng tăng và bản chất của nguồn thu này nhận được từ việc thanh lý tài sản cố định. Tuy nhiên, nhìn nhận tổng thể về tăng tài sản cố định lại là nguyên nhân giảm lợi nhuận công ty, trong đó bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định. d) Giải pháp - Nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm tăng uy tín và tăng cường khả năng cạnh tranh. - Đẩy mạnh công tác tiếp thị và bán hàng: công ty nên có chiến lược phát triển hệ thống bán hàng phù hợp. Cần tập trung mở rộng thị phần, đối với khách hàng tiềm năng, khách hàng mớithông qua các biện pháp ổn định giá cả, đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường và đối với khách hàng cũ cần tăng cường công tác chăm sóc khách hàng, dịch vụ hậu mãi tốt hơn. - Đội ngũ bán hàng, tiếp thị, xúc tiến cần được đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn, để xây dựng dự án đầu tư ngắn hạn, dài hạn, nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh, để có 7 những quyết định kinh doanh, hình thành giá bán phù hợp, nhằm tăng nguồn thu cho công ty. - Tận dụng tối đa các nguồn lực đang có vào hoạt động chính của công ty, đầu tư hợp lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, tránh lãng phí,hoặc sử dụng không đúng mục đích. V. Phân tích lợi nhuận Phân tích theo chiều ngang: (Bảng 1) Qua bảng phân tích trên ta thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh qua 2 năm đã giảm 1.654.668.394 đồng, tương ứng với tỷ lệ là 68,59%. Điều này thể hiện kết quả tiêu cực, không tốt cho công ty. - Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2014 so với năm 2013 giảm 16.445.514.218 đồng, tương ứng tỷ lệ 80,37% - Giá vốn hàng bán năm 2014 so với năm 2013 giảm 11.185.717.025 đồng, tương ứng với tỷ lệ là 84,27%, ở năm 2013 giá vốn hàng bán là 71.104.300.868 đồng thì năm 2014 là 59.918.583.843 đồng. - Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ và giá vốn hàng bán đồng loạt có giá trị giảm lớn làm cho lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm. Ngoài ra, chi phí bán hàng cũng có giá trị giảm gấp 4 lần và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm gần gấp đôi. - Chi phí bán hàng giảm 1.202.597.873 đồng tương ứng tỷ lệ là 28,22%, năm 2013 là 1.675.395.315 đồng thì năm 2014 là 472.797.442 đồng. - Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm 2.327.112.752 đồng và chỉ chiếm tỷ trọng 60,10%. Bên cạnh việc Doanh thu từ hoạt động tài chính và Chi phí tài chính giảm không đáng kể, thì chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm đồng loạt. Quan trọng hơn, do lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm sâu nên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty đã giảm 1.654.668.394 đồng và đạt tỷ lệ 68,59%, năm 2013 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty là 5.267.950.378 đồng thì đến năm 2014 lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh là 3.613.281.984 đồng. Qua đó cho thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã giảm rõ rệt, Công ty nên xem xét tính hợp lý của các nguyên nhân ảnh hưởng tới sự biến động của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp nhằm nâng cao hơn giá trị của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. (Bảng 2) 8 Qua bảng phân tích trên ta thấy được tổng lợi nhuận trước thuế qua hai năm có xu hướng giảm xuống. Nếu năm 2013 tổng lợi nhuận trước thuế là 5.392.117.439 đồng thì qua năm 2014 tổng lợi nhuận trước thuế giảm xuống còn 3.689.986.280 đồng. Như vậy qua hai năm tổng lợi nhuận trước thuế giảm 1.702.131.159 đồng, chỉ đạt 68,43%. Đây là tín hiệu rất đáng lo về sự tăng trưởng của công ty cho thấy công ty đã làm chưa tốt trong việc quản lý và điều hành công việc sản xuất kinh doanh. Trong đó, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh qua hai năm đã giảm 1.654.668.394 đồng, giảm 31,41% mặc dù lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng nhẹ 197.090.572 đồng, tăng 33,33%. Phân tích theo chiều dọc: (Bảng 3) Tỷ trọng giá vốn hàng bán năm 2013 là 84,88% còn năm 2014 là 89%, như vậy tỷ trọng của giá vốn hàng bán qua 2 năm tăng lên và chính điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của công ty. Ngoài ra thì chi phí tài chính có giảm qua 2 năm, giảm từ 0,56% năm 2013 xuống còn 0,50% năm 2014 và chi phí bán hàng cũng giảm từ 2% năm 2013 xuống 0,7% năm 2014 và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm từ 6,96% năm 2013 xuống 5,21% năm 2014. Các số liệu trên cho thấy doanh nghiệp đã thực hiện kế hoạch giảm chi phí, tuy nhiên chi phí giá vốn hàng bán còn khá cao, chính điều này làm cho lợi nhuận giảm, cụ thể lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giảm từ 6,29% năm 2013 xuống 5,37% năm 2014. (Bảng 4) Tổng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2013 là 5.267.950.378 đồng và chiếm tỷ trọng rất lớn 97,70% và năm 2014 là 97,92%. Như vậy tỷ trọng của lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2014 đã tăng nhẹ so với năm 2013 còn lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng lên năm 2014 là 21,36% trong khi đó năm 2013 tỷ trọng của nó chỉ là 10,97%. Nhìn chung, lợi nhuận trước thuế của công ty giảm, cụ thể năm 2013 lợi nhuận trước thuế là 5.392.117.439 đồng, còn đến năm 2014 lợi nhuận trước thuế là 3.689.986.280 đồng, giảm 1.702.131.159 đồng. NGUYÊN NHÂN Sự biến động sụt giảm lợi nhuận trên là do các nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến. Cụ thể, nguyên nhân khách quan như sau: Năm 2013 với nhiều chuyển biến tích cực, ấm lên của nền kinh tế. Nhà nước đưa ra nhiều chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất đầu tư và phát triển, Công ty cũng tận 9 dụng được khá tốt những chính sách này, nên đã đạt được mức lợi nhuận dương, thâm chí khá cao. Ngược lại, năm 2014, Công ty gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất, kinh doanh: Khó khăn về giá và thị trường. Lãi suất cao và công ty khó tiếp cận vốn vay từ ngân hàng Khó khăn về tiêu thụ sản phẩm và sự thu hẹp giữa giá bán và giá vốn, dẫn đến suy giảm lợi nhuận. Lãi suất cao cũng tác động vào khía cạnh cung của thị trường hàng hóa, làm tăng chi phí và giá thành sản phẩm của người cung ứng, theo đó ảnh hưởng gián tiếp đến việc thu mua nguyên vật liệu, giá vốn hàng bán của công ty. Tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đã chậm lại trong năm 2014, khiến cho nhu cầu sử dụng hàng hóa của người dân giảm xuống. Chỉ số giá nhiên, nguyên vật liệu tăng, cước vận tải tăng. Suy giảm trong thị trường tiêu thụ. Bên cạnh các nguyên nhân khách quan trên, cũng phải nói tới các nguyên nhân chủ quan, là do: Năm 2013, với dây chuyền sản xuất sẵn có, nguồn nhân lực dồi dào, tay nghề cao. Khối lượng sản phẩm làm ra đáp ứng được nhu cầu thị trường cũng như thị hiếu người tiêu dùng.Thêm nữa, là khả năng đàm phán tốt, có được nguồn cung ứng ổn định, giá cạnh tranh. Khiến cho lợi nhuận của Công ty tăng cao. Năm 2014, Công ty có đầu tư mua TSCĐ hữu hình là dây chuyền sản xuất mới, tuy nhiên do thiết bị nhanh chóng bị lỗi thời và không phù hợp với nhu cầu sản phẩm hiện tại. Dẫn tới dễ dàng nhận thấy sản phẩm sản xuất ra sẽ không bán được. Công ty đã phải cắt giảm khối lượng sản xuất, theo đó giảm nguyên liệu đầu vào và lượng sản phẩm bán ra. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn tới sự giảm sâu của hàng loạt yếu tố về giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý bán hàng, doanh thu… Đây chính là nguyên nhân quan trọng gây ra việc sụt giảm nghiêm trọng lợi nhuận so với năm 2014. Khâu dự đoán và định hướng thị trường của công ty hoạt đông không hiệu quả, dẫn tới việc lệch lạc trong đoán biết thị hiếu, chậm trong việc bắt kịp các xu thế sản xuất và thẩm mỹ sản phẩm mới.Sai lầm này đã dẫn tới hàng loạt những ảnh hưởng nghiêm trọng khác trong các khâu đầu tư sản xuất, và phân phối sản phẩm. 10 [...]... do sự yếu kém trong năng lực cạnh tranh của bản thân doanh nghiệp trước bối cảnh kinh tế có nhiều biến động tiêu cực, khó khăn Ngoài ra, nguồn doanh thu từ các hoạt động tài chính cũng không thu được nhiều, nên cũng không thể kéo tăng lợi nhuận lên theo Nguyên nhân là do thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn không hiệu quả do tình hình chứng khoán cả nước khá trầm lắng;... các nguyên nhân trên, Công ty cần nỗ lực khắc phục các yếu kém trong khâu hoạch định sản xuất: nên mua sắm trang thiết bị gì? Mục đích? Có phù hợp thực tế không? Để tránh những sai lầm không đáng có trong các khâu liên quan Bên cạnh việc liên tục phát huy các thế mạnh trong các khâu thu mua, sản xuất, Công ty nên có các chiến lược cạnh tranh phù hợp, linh hoạt trong bối cảnh kinh tế biến động như hiện . động kinh doanh của công ty là 5.267.950.378 đồng thì đến năm 2014 lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh là 3.613.281.984 đồng. Qua đó cho thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh. lo về sự tăng trưởng của công ty cho thấy công ty đã làm chưa tốt trong việc quản lý và điều hành công việc sản xuất kinh doanh. Trong đó, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh qua hai năm đã giảm. tăng doanh thu khác khá mạnh và các khoản giảm trừ doanh thu không biến động nhưng công ty vẫn không cải thiện tình trạng giảm tổng doanh thu qua hai năm. b) Phân tích theo chiều dọc: - Nguồn doanh