1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH HOÀNG SƠN I

75 346 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 597,06 KB

Nội dung

Tình hình tiêu thụ tại công ty - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty - Đánh giá hiệu quả kinh doanh tại công ty... Chương 3 trình bày khái niệm –

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY

TNHH HOÀNG SƠN I

DƯƠNG VĂN SƠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 3

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại

Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích tình hình kinh doanh của công ty TNHH Hoàng Sơn I” do Dương Văn Sơn, sinh viên khóa

32, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

………

ĐỖ MINH HOÀNG Người hướng dẫn

Trang 5

LỜI CẢM TẠ

Trong suốt thời gian thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình

từ nhiều phía, sau đây cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới:

Lời đầu tiên tôi xin gửi lời đến Cha, Mẹ lòng biết ơn vô tận! Chính gia đình đã sinh ra tôi, nuôi dưỡng và dạy dỗ tôi nên người, là điểm tựa, là động lực để tôi vượt qua khó khăn, trở ngại trong suốt thời gian học tập cũng như trong cuộc sống để tôi có được ngày hôm nay

Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, ban chủ nhiệm cùng quý thầy cô trong khoa kinh tế trường Đại Học Nông Lâm đã tận tình truyền dạy những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập ở trường

Đặc biệt tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến cô Đỗ Minh Hoàng, đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài

Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Đốc và các anh chị,

cô chú trong Công ty TNHH Hoàng Sơn I đã tạo mọi điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực tập tại công ty thực hiện đề tài

Cuối cùng tôi xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã chia xẻ, động viên, giúp

đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường cũng như trong việc hoàn tất đề tài này

Xin chân thành cảm ơn

Dương Văn Sơn

Trang 7

Đề tài tập trung nghiên cứu:

Phân tích toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh: phần này khái quát về tình hình hoạt động để thất rõ kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty

Phân tích và đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh

Phân tích những thuận lợi và khó khăn của công ty, từ đó đề xuất ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả và mở rộng thị trường trong những năm tiếp theo

Trang 9

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC CÁC BẢNG ix

DANH MỤC CÁC HÌNH x

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề: 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung: 2

1.2.2 Muc tiêu cụ thể: 2

1.3 Phạm vi nghiên cứu 3

1.4 Cấu trúc luận văn 3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 4

2.1 Giới thiệu khái quát chung về công ty 4

2.1.1 Vị trí công ty 4

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 4

2.1.3 Sản phẩm của công ty 5

2.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty 5

2.2.1 Chức năng 5

2.2.2 Nhiệm vụ 5

2.3 Cơ cấu tổ chức quản lý bộ máy của công ty 6

2.3.2 Nhiệm vụ và chức năng của ban lãnh đạo và các phòng ban 7

2.3.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của giám đốc 7

2.3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của phó giám đốc 7

2.3.2.3 Hành chính – Kế toán 7

2.3.2.4 Phòng kinh doanh 8

2.3.2.5 Phòng kỹ thuật và KCS 8

2.4 Tình hình sản xuất điều 9

2.4.1 Trên thế giới 9

2.4.2 Trong nước 10

2.5 Quy trình sản xuất của công ty 12

2.6 Khó khăn,thuận lợi và hướng phát triển của công ty 14

Trang 10

2.6.1 Thuận lợi 14

2.6.2 Khó khăn 15

2.6.3 Hướng phát triển của công ty 15

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

3.1 Cơ sở lí luận 16

3.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh 16

3.1.2 Vai trò của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh 16

3.1.3 Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh 17

3.1.4 Nhiệm vụ của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh 17

3.1.5 Ý nghĩa của phân tích hoạt đông sản xuất kinh doanh 18

3.1.6 Các chỉ tiêu kinh tế trong phân tich hoạt động sản xuât kinh doanh 18

3.1.7 Vai trò của phân tích ma trận SWOT trong phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh 21

3.2 Phương pháp nghiên cứu 22

3.2.1 Phương pháp thu thập và xử lí số liệu 22

3.2.2 Phương pháp phân tích 23

3.2.2.1.Phương pháp thống kê kinh tế 23

3.2.2.2 Phương pháp so sánh 23

3.2.2.3 Phương pháp thay thế liên hoàn 24

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25

4.1 Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm 2008-2009 25

4.2 Phân tích tình hình doanh thu và lơi nhuận của công ty 28

4.2.1 Tình hình doanh thu của công ty 28

4.2.2 Tình hình lợi nhuận của công ty 30

4.3 Phân tích tình hình chi phí của công ty 33

4.3.1 Tổng mức chi phí của công ty 34

4.3.2 Tỉ suất chi phí 35

4.4 Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 2 năm 2008-2009 36

4.4.1 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh 36

4.4.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn 38

Trang 11

4.5 Phân tích tình hình tồn trữ hàng hóa của công ty 40

4.6 Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố trong sản xuất 41

4.6.1 Phân tích tình hình sử dụng lao động 41

4.6.2 Hiệu quả sử dụng lao động 42

4.6.3 Phân tích tình hình trang thiết bị và tài sản cố định của công ty 43

4.7 Phân tích tình hình tài chính của công ty 43

4.7.1 Sự biến động tài sản nguồn vốn của công ty 43

4.7.2 Phân tích các chỉ số sinh lợi 46

4.8 Khả năng thanh toán của công ty 47

4.9 Phân tich ma trân SWOT và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh 50

4.9.1 Phân tích ma trận SWOT 50

4.9.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh 53

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58

5.1 Kết luận 58

5.2 Kiến nghị 59

5.2.1 Đối với công ty 59

5.2.2 Đối với nhà nước 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

 

Trang 13

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1.7 Ma Trận SWOT 22

Bảng 4.1.1: Sản lượng của công ty trong 2 năm 2008-2009 25

Bảng 4.1.2: Doanh thu của công ty trong 2 năm 2008-2009 25

Bảng 4.1.3:Kết quả hoạt động kinh doanh qua 2 năm 2008-2009 26

Bảng 4.2.1 Các Yếu Tố ảnh Hưởng Đến Doanh Thu Tiêu Thụ Năm 2009 29

Bảng 4.2.2.1 Doanh Thu và Lợi Nhuận của Doanh Nghiệp Trong Năm 2008, 2009 30

Bảng 4.2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận 32

Bảng 4.2.2.3 Mức Độ Ảnh Hưởng Của Các Nhân Tố Đến Lợi Nhuận 33

Bảng 4.3.1 Kết Cấu Chi Phí sản xuất kinh doanh của Công Ty Trong Năm 2008và 2009 34

Bảng4.3.2:Tỉ suất chi phi 35

Bảng 4.4.1 Phân Tích Các Chỉ Tiêu Hiệu Quả Kinh Doanh 36

Bảng 4.4.2.1 Tình Hình Sử Dụng Vốn Của Công Ty Qua Hai Năm 2008 – 2009 38

Bảng 4.4.2.2 Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Của Công Ty 39

Bảng 4.5 Tình hình xuất nhập tồn kho nguyên liệu 40

Bảng 4.6.1 Phân Tích Khoản Mục Chi Phí Tiền Lương 41

Bảng 4.6.2.1 Hiệu Quả Sử Dụng Lao Động 42

Bảng 4.6.2.2.Năng Suất Lao Động Bình Quân Năm 2008, 2009 42

Bảng 4.6.3: Tình Hình Sử Dụng TSCĐ 43

Bảng 4.7.1: Phân Tích Tình Hình Sử Dụng Vốn và Nguồn Vốn 44

Bảng 4.7.2: Phân Tích Các Chỉ Số Sinh Lợi 46

Bảng4.8.1 : phân tích khả năng thanh toán hiện hành 48

Bảng 4.8.2: Phân Tích Khả Năng Thanh Toán Nhanh 49

Bảng 4.9.1 phân tích ma trận SWOT 52

Trang 14

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.3 Sơ đồ quản lí bộ máy của công ty 6 Hình 2.5 Sơ đồ các gian đoạn trong quy trình sản xuất 13 Hình 4.2.2 Biểu Đồ Lợi Nhuận Và Lợi Nhuận Của Công Ty Năm 2008, 2009 31

Trang 15

Độ để trở thành nước xuất khẩu điều nhân số 1 thế giới Kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng trưởng: Năm 2006 đạt 504 triệu USD, năm 2007 đạt 651 triệu USD, năm

2008 đạt 920 triệu USD năm 2009, dù kinh tế thế giới có nhiều bất lợi nhưng ngành điều vẫn xuất khẩu được 177.000 tấn nhân, đạt kim ngạch 850 triệu USD., tuy nhiên nếu tổ chức sản xuất chế biến tốt, sản phẩm tiếp tục được duy trì chất lượng cao thì năm 2010 có thể đạt 1 tỷ USD

Năm 2006 Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) sẽ tạo ra những cơ hội hay thời cơ tốt cho các ngành nghề phát triển trong

đó có ngành điều Bên cạnh những thời cơ thì cũng tồn tại những khó khăn, trở ngại ảnh hưởng đến hiệu quả và sức cạnh tranh Mặc dù là đứng vị trí thứ 1 thế giới về xuất khẩu nhân điều, nhưng ngành điều Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn để có thể giữ vững được vị trí đứng đầu và một trong những khó khăn đó là sự thiếu thốn nguồn nguyên liệu thô đảm bảo chất lượng để đáp ứng nhu cầu cho các nhà máy chế biến trong nước Hàng năm nước ta vẫn phải nhập một lượng khá lớn hạt điều thô từ các nước châu Phi Do hạt điều trong nước không đủ cung cấp cho các nhà máy và chất lượng hạt điều thô của nước ta còn kém Vì vậy để có thể cung cấp đủ nguyên liệu hạt điều thô có chất lượng cao cho các nhà máy chế biến thì cần phải xây dựng được

Trang 16

Bình Phước có khoảng 200 nhà máy chế biến hạt điều chủ yếu ở Phước Long, Đồng Phú, Bù Đăng…với quy mô lớn nhỏ Tìm hiểu thực trạng và hiệu quả kinh doanh của các công ty này để đưa ra hướng phát triển của công ty củng là vấn đề cấp bách của các công ty hiện nay

Được sự cho phép của Ban Giám Đốc công ty, cùng với sự hướng dẫn của cô

Đỗ Minh Hoàng, giảng viên Khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ

Chí Minh, tôi đã chọn và thực hiện đề tài: “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH HOÀNG SƠN I” để làm đề tài cho cho bài khóa

luận hoàn thành chương trình học của mình tại lớp DH06KT Thông qua những vấn đề trình bày trong luận văn, tôi mong muốn sẽ có thể đưa ra những nhận xét, kết luận và những giải pháp phát triển phù hợp nhằm đóng góp ý kiến giúp công ty gia tăng doanh

số, mở rộng thị phần,… Với kiến thức còn hạn hẹp cũng như thời gian hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những sai sót Rất mong thầy cô, Ban Giám Đốc trong công ty và các bạn đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung:

Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Hoàng Sơn I, đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty

1.2.2 Muc tiêu cụ thể:

- Phân tích thực trạng sản xuất điều tại công ty trong thời gian 2 năm 2008-2009

- Nghiên cứu về tình hình đầu vào và đầu ra Tình hình tiêu thụ tại công ty

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

- Đánh giá hiệu quả kinh doanh tại công ty

Trang 17

- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty

- Đưa ra các kiến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty

1.3 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian

Nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Hoàng Sơn I ,

ấp 2, xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước

Nghiên cứu, khảo sát và thu thập số liệu tại công ty

Phạm vi thời gian

Từ ngày 05/04/2010 – 05/06/2010

1.4 Cấu trúc luận văn

Luận văn bao gồm 5 chương cụ thể như sau:

Chương 1 trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

và sơ lược cấu trúc luận văn

Chương 2 giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của Công ty Trình bày mục tiêu, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban Công ty, đánh giá những thuận lợi khó khăn trong tình hình hiện tại Định hướng phát triển trong tương lai của Công ty

Chương 3 trình bày khái niệm – vai trò – ý nghĩa của phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các phương pháp nghiên cứu và một số chỉ tiêu trong phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh

Chương 4 thông qua việc nêu tình hình chung về hoạt động kinh doanh, chương

4 đã đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu của quá trình hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn năm 2008-2009 để từ đó đề ra những giải pháp phát triển nhằm thúc đẩy và hoàn thiện quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Chương 5 dựa vào những phân tích đã được đề cập, đưa ra một số kiến nghị đối với công ty và nhà nước nhằm giúp hoạt động của Công ty ngày càng đi vào ổn định

và hiệu quả hơn

Trang 18

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Giới thiệu khái quát chung về công ty

2.1.1 Vị trí công ty

Tên doanh nghiệp:Công ty TNHH Hoàng Sơn I

Trụ sở chính đặt tại:quốc lộ 14,ấp 2 , xã Đức Liễu , huyện Bù Đăng , tỉnh Bình Phước

Điện thoại: 0651.6281025 Fax: 0651.3997038

ĐTDĐ: 0913.920721

Email: ctyhoangson1@yahoo.com

Mã số thuế:3800259342

Vốn điều lệ:30 000 000 000 đông.(Ba mươi tỉ đồng)

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Huyện Bù Đăng là một huyện miền núi, dân cư chủ yếu trồng cây công nghiệp Trong đó cây điều chiếm đa số, hằng năm đem lại nguồn thu nhất định cho dân địa phương Nhưng bên cạnh lợi thê đó còn có những việc kho khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân Thông qua chủ trương đường lối của Đảng là tìm mọi cách giải quyết đầu ra của sản phẩm cho nông dân nhằm thu hút nguồn nhiên liệu tại chỗ,giải quyết một lượng lao động ở địa phương,mang lợi ích kinh tế xã hội cho người dân để họ có thu nhập ổn định, nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp nói chung và người dân trên địa bàn nói riêng

Trang 19

Từ tình hình thực tế tại địa phương đã xuất hiện những con người nắm bắt thời

cơ, có đầu óc nhạy bén trong nền kinh tế thị trường, có vốn có tâm huyết xây dựng nền kinh tế địa phương, xây dựng tỉnh nhà ngày càng giàu manh

Cùng với sự phát triển nền kinh tế của cả nước, nhờ có địa bàn thuận lợi về giao thông nằm trong vùng kinh tế trọng điểm nên công ty TNHH Hoàng Sơn I đã ra đời,thành lập theo quyết định số 4402000136/QĐ-UB

Ngày 18/11/2002 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Phước cấp và chính thúc đi vào hoạt đông từ thời điểm này do ông Tạ Quang Huyên làm giam đốc.Công ty TNHH Hoàng Sơn I là một công ty kinh doanh độc lập,có tư cách pháp nhân,con dấu riêng và

hạch toán độc lập

2.1.3 Sản phẩm của công ty

Sản phẩm của công ty là nhân hạt điều Điều là một loại cây cho trái nhưng trái điều không có giá trị kinh tế cao bằng hạt điều.Nhân hạt điều có một hương vị rất riêng, mùi vị của nó thì không thể nào lẩn với một món ăn nào khác.Nhân hạt điều có

độ giòn, giòn là người thưởng thức có cảm giác thích thú khi cắn vào, và cảm nhận được sự giòn tan của nó Độ bùi bùi của nhân cũng là một trong những điểm thu hút được nhiều người thưởng thức

2.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty

2.2.1 Chức năng

Thu mua hạt điều tươi và khô từ các nơi về làm nguyên liệu

Tổ chức sản xuất, chế biến nhân hạt điều nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng

Trang 20

Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo mối quan hệ tốt với chính quyền, với nhân dân địa phương, tham gia tích cực vào việc tăng cường nền quốc phòng toàn dân

Ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật để không ngừng nâng cao năng lực sản

xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm

2.3 Cơ cấu tổ chức quản lý bộ máy của công ty

Hình 2.3 Sơ đồ quản lí bộ máy của công ty

Nguồn:phòng kế toán và TTTH

GIÁM ĐỐC

PHÒNG KINH DOANH

PHÓ GIÁM ĐỐC

HÀNH CHINH-KẾ

TOÁN

PHÒNG KĨ THUẬT-KCS

Trang 21

2.3.2 Nhiệm vụ và chức năng của ban lãnh đạo và các phòng ban

2.3.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của giám đốc

Lãnh đạo toàn thể CB –CNV và công nhân trong tất cả các lĩnh vực liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, hoạch định chính sách chiến lược sản xuất kinh doanh

2.3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của phó giám đốc

Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về công tác tổ chức, điều hành sản xuất trong phạm vi toàn công ty và các điểm gia công, triển khai kế hoạch sản xuất hàng tuần, hàng tháng, quý, thời gian hoàn thành kế hoạch của công ty

Điều hành phòng hành chính nhân sự, tiếp đón khách và giới thiệu các mẫu sản phẩm của công ty đến khách hàng

Kiểm tra các công nợ

Giám sát, kiểm tra chất lượng sản phẩm của công ty

Thông qua Giám Đốc chỉ đạo hoạt động phòng tài chính – kế toán về việc nhập vật tư, nguyên liệu không để gián đoạn trong sản xuất

2.3.2.3 Hành chính – Kế toán

Hành chính: lư trữ, sắp xếp hồ sơ cán bộ-công nhân viên, theo dõi bổ sung cá

diễn biến thay đổi lí lịch cán bộ-công nhân viên Nghiên cứu vận dụng các chế độ chính sách Nhà nước phù hợp với tình hình thực tế của công ty, nhất là việc phân phối tiền lương, tiền thưởng, các chế độ BHYT, BHXH, chế độ bảo hộ lao động Duy trì và

tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh chế độ chính sách của Nhà nước và quy chế của công

ty

Kiểm tra đôn đốc cá đơn vị phòng ban thực hiện các chương trình công tác và tổng hợp báo cáo với Giám đốc

Kế toán: tổ chức ghi chép, tính toán các số liệu của công ty, tình hình sử dụng

và luân chuyển tài sản, nguyên vật liệu

+ Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tái chính, kiểm tra việc sử dụng các loại vật tư, tiền vốn kinh phí của các đơn vị

Trang 22

+ Tổ chức huy động các nguồn vốn, cân đối thu chi tài chính hợp lý có hiệu quả

2.3.2.4 Phòng kinh doanh

Chịu trách nhiệm trong việc xúc tiến các hoạt động kinh doanh như:

Nghiên cứu và khảo sát thị trường nhân hạt điều

Tổ chức và quản lý hệ thống phân phối sản phẩm

Công tác tiếp thị, quảng cáo, trình diễn, hội thảo

Phân tích, đánh giá tính cạnh tranh của các đối thủ trong và ngoài nước

Tư vấn, thuyết phục cho khách hàng để ký hợp đồng cung cấp, mua bán…trong phạm vi ngành hàng công ty đang kinh doanh

Chính sách bán hàng, dịch vụ bán hàng, xúc tiến bán hàng ngay cả hoạt động xuất nhập khẩu

Tham gia các cuộc triển lãm, hội chợ trong nước và nước ngoài

Xây dựng kế hoạch và thực hiện cung ứng vật tư, nguyên vật liệu, hoá chất, nhãn hàng hoá, bao bì

2.3.2.5 Phòng kỹ thuật và KCS

Xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, sữa chữa định kỳ các thiết bị sản xuất để đảm bảo hiệu suất sử dụng

Bảo đảm an toàn hệ thống sản xuất toàn công ty

Trực tiếp theo dõi sản xuất và chỉ đạo công nhân để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tránh những lỗi dẫn đến hư hỏng gây thiệt hại cho công ty

Kiểm tra các nguồn nguyên liệu sản phẩm và thành phẩm công ty sản xuất có đạt hiệu quả, chất lượng chưa

Trang 23

Ngoải ra công ty còn có một đội ngũ bảo vệ: Chịu trách nhiệm bảo vệ toàn bộ tài

sản trang thiết bị trong công ty, canh gác cổng, phòng cháy chữa cháy, cấp giấy phép

ra vào công ty, quản lý trực tiếp các nội dung của công ty và thường xuyên kiểm tra tất cả số lượng hàng hoá ra vào công ty

2.4 Tình hình sản xuất điều

2.4.1 Trên thế giới

Trên thị trường quốc tế, khách hàng Mỹ mấy tuần qua đã mua một số hạt điều

kỳ hạn giao nửa đầu năm 2010

Tại Việt Nam, nhiều nhà chế biến vừa và nhỏ có rất ít lượng dự trữ (chủ yếu mua của Tây Phi) Hạt điều Indonexia tiếp tục có giá cao do thiếu cung từ những nước khác Tanzania vẫn chưa bán hạt điều Có thể Tanzania sẽ bắt đầu tiến hành bán trong tuần tới

Trong khi đó, Mozambique bắt đầu bán ra

Tại Brazil, việc thu hoạch bị chậm khá lâu, và nay một số nơi mới bắt đầu thu hoạch Sản lượng của Brazil năm nay không nhiều

Tại Ấn Độ, hầu hết các nhà chế biến hạt điều đã có đủ lượng dự trữ Mặc dù xuất khẩu hạt điều của Ấn Độ trong tháng 10 tăng lên nhờ giá giảm, và nhu cầu có thể

sẽ tăng trong những tháng mùa đông, tổng xuất khẩu hạt điều của nước này trong giai đoạn tháng 4 – 10/2009 vẫn giảm 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái

Trong 7 tháng đầu tài khoá này, Ấn Độ đã xuất khẩu 62.367 tấn hạt điều, trị giá 16.731,2 triệu Rupi (384,01 triệu USD) so với 67.498 tấn, trị giá 18.444,6 triệu Rupi (381,64 triệu USD) cùng kỳ năm trước

Theo Uỷ ban Xuất khẩu Điều Ấn Độ (CEPC), đơn giá xuất khẩu trung bình trong giai đoạn tháng 4 0 10/2009 là 268,27 Rupi/kg, so với 273,26 triệu Rupi cùng kỳ năm trước

Xuất khẩu điều trong tháng 10 đạt 10.101 tấn, trị giá 2712 triệu Rupi, với giá trung bình 268,49 Rupi/kg, so với 8.003 tấn trị giá 2342,6 triệu Rupi, với giá trung bình 292,72 Rupi/kg cùng tháng năm ngoái

Sự hồi phục kinh tế ở Mỹ đã đẩy tăng nhu cầu tiêu thụ hạt điều trên thế giới, giúp xuất khẩu của Ấn Độ tăng

Trang 24

Tổng nhập khẩu hạt điều thô trong 7 tháng đầu tài khoá này (tháng 4 – 10/2009) tăng 23,5% đạt 567.699 tấn trị giá 21.445,1 triệu Rupi (492,20 triệu USD) so với 459.655 tấn trị giá 19.288,3 triệu Rupi (399,10 triệu USD) cùng kỳ tài khoá trước

2.4.2 Trong nước

Việt Nam hiện là một trong những nước có sản lượng điều lớn nhất thế giới với sản lượng nhân điều chế biến hàng năm lên tới hơn 150.000 tấn (tương đương 600.000 tấn điều thô) Năm 2008, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ trở thành nước cung cấp điều lớn nhất sang thị trường Mỹ nói riêng và thế giới nói chung

Theo số liệu thống kê, trong tháng 9/2009, cả nước xuất khẩu được 15,3 nghìn tấn hạt điều với trị giá 75,2 triệu USD, giảm 19,8% về lượng và giảm 18,6% về trị giá

so với tháng 8/2009; giảm 2,4% về lượng và giảm 18% về trị giá so với cùng kỳ năm

2008 Tính chung 9 tháng 2009, Việt Nam đã xuất khẩu 129 nghìn tấn hạt điều với kim ngạch 599 triệu USD, tăng 6% về lượng nhưng vẫn giảm 12,8% về trị giá so với cùng

kỳ năm 2008

Dự kiến 10 tháng năm 2009, cả nước xuất khẩu 144 nghìn tấn hạt điều, trị giá

674 triệu USD, tăng 4,5% về lượng nhưng giảm 13,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái Mặc dù lượng xuất khẩu điều giảm mạnh nhưng giá điều xuất khẩu tăng đáng

kể, tăng trung bình 70 USD/tấn so với tháng trước, lên 4.914 USD/tấn Đây cũng là mức giá cao nhất trong vòng 10 tháng trở lại đây

Trong tháng 9, lượng điều xuất khẩu sang các thị trường chủ chốt như Mỹ, Trung Quốc, Úc, Hà Lan, Anh…đều giảm mạnh Nguyên nhân là do lượng điều tồn kho trong nước gần như đã cạn kiệt Hiện nay, số doanh nghiệp chế biến liên tục tăng lên trong khi lượng điều nguyên liệu trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 60% Lượng điều thiếu hụt đang được các doanh nghiệp nhập khẩu từ các nước châu Phi như Bờ Biển Ngà, Indonesia…

Hiệp hội Điều Việt Nam cho biết, trong những ngày qua, do nguồn nguyên liệu khan hiếm, nhiều doanh nghiệp đã tranh mua nguyên liệu bằng cách đẩy giá lên tới 20 triệu đồng/tấn

Nếu doanh nghiệp tiếp tục mua nguyên liệu với mức giá từ 18-20 triệu đồng/tấn, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá xuất khẩu và hoạt động của doanh nghiệp có

Trang 25

thể gặp nguy hiểm Thực chất, có hiện tượng doanh nghiệp tranh mua nguyên liệu như mấy ngày nay là nguồn cung nguyên liệu trong nước và nhập khẩu khan hiếm

Cụ thể, tại thị trường trong nước, cơn bão số 9 vừa qua và dịch bệnh đã làm ảnh hưởng nặng đến hàng trăm nghìn ha điều ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ Năng suất vụ điều năm nay cũng sẽ sụt giảm đáng kể Trong khi đó, nguồn điều nhập khẩu cũng bị ảnh hưởng do mất mùa Tình hình trên làm cho kim ngạch xuất khẩu cả năm 2009 của ngành điều có thể chỉ đạt từ 750 – 800 triệu USD, thấp hơn nhiều so với năm 2008 (950 triệu USD) Do vậy, Hiệp hội điều Việt Nam khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý khi ký kết hợp đồng mới

2.4.3 Trong tỉnh Bình Phước

Bình Phước là một trong những tỉnh có diện tích trồng điều lớn nhất nước Hàng năm, sản lượng điều thu hoạch được mang đến cho Bình Phước một nguồn lợi không nhỏ Cây Điều trên đất Bình Phước còn là một trong những giống cây giúp người dân Bình Phước xóa đói giảm nghèo

Tỉnh Bình Phước được mệnh danh là "thủ phủ của điều" với diện tích khoảng 200.000ha, chiếm 45% diện tích điều cả nước và hàng trăm nhà máy chế biến điều Đây cũng là lý do chính để Bình Phước được chọn là địa điểm tổ chức Festival điều Tỉnh Bình Phước có tổng diện tích đất tự nhiên 688.320ha, thổ nhưỡng và điều kiện khí hậu rất thích hợp cho các loại cây công nghiệp, nhất là cây điều

Vì vậy từ loại cây "xóa đói giảm nghèo", được trồng do phù hợp với điều kiện địa hình đất dốc, ít màu mỡ, chịu đựng khô hạn tốt, vốn đầu tư cũng như công chăm sóc không nhiều, điều đã vươn lên là loại sản phẩm chủ lực của tỉnh Cùng với đó, chủ trương phát triển cây điều trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng mà Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bình Phước thực hiện trong thời gian qua đã tạo cơ hội cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành điều Hiện tỉnh Bình Phước đang thực hiện quy hoạch lại các vùng trồng điều theo hướng chuyên canh và thâm canh bằng các giống cao sản mới Với những loại giống mới này và điều kiện thổ nhưỡng phù hợp như Bình Phước thì cây điều có thể cho năng suất đạt 3 tấn/ha thay vì năng suất trung bình vào khoảng 1 tấn/ha như hiện nay

Ngoài giá trị đóng góp ngày càng tăng vào cơ cấu kinh tế địa phương, cây điều Bình Phước còn tạo điều kiện cho hàng ngàn hộ dân làm giàu Lĩnh vực chế biến cũng

Trang 26

tạo ra việc làm cho 16.000 lao động có thu nhập ổn định Cây điều cũng tạo cơ hội cho hàng trăm doanh nghiệp lớn mạnh, tạo ra một thế hệ doanh nhân năng động, mạnh dạn

đi tiên phong trong áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác và sản xuất

Tổ chức Festival điều lần đầu tiên tại Bình Phước là cơ hội tốt để quảng bá thương hiệu, hình ảnh của ngành điều Việt Nam Đây cũng là cơ hội để đánh giá lại hiện trạng của ngành điều với những lợi thế và bất cập, từ đó có chính sách, chiến lược tốt hơn đối với cây điều để khai thác hết hiệu quả kinh tế từ loại cây này mang lại Bởi trên thực tế, dù đang ở vị trí dẫn đầu thế giới và mang lại giá trị xuất khẩu cao nhưng ngành điều Việt Nam vẫn còn rất nhiều bất cập Đó là tình trạng thiếu quy hoạch bài bản vùng trồng điều, chưa có các chương trình khuyến nông cụ thể nên vẫn còn nhiều nông dân trồng điều tạp dẫn đến sản lượng và năng suất khi thừa khi thiếu Tình trạng các doanh nghiệp xuất khẩu ngành điều không liên kết hỗ trợ nhau, thậm chí hiếm khi

"ngồi lại" với nhau cũng khiến ngành điều nhiều phen "lộn xộn" vì tranh mua, tranh bán và giá cả thất thường Đây là những yếu tố làm cho cây điều Việt Nam dù nắm vị trí "thượng phong" về số lượng xuất khẩu nhưng không nắm được thế mạnh của sự chủ động giá cả mà phải ở thế yếu khi chịu sự chi phối giá cả của thị trường thế giới

2.5 Quy trình sản xuất của công ty

Đối với 1 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thì quy trình sản xuất rất quan trọng đối với sự tồn tại của doanh nghiệp đó Nếu doanh nghiệp

có một quy trình sản xuất tốt, chặt chẽ, gọn gàng nhưng đầy đủ sẽ giảm bớt những chi phí không cần thiết sẽ giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp đó

Đối với công ty TNHH Hoàng Sơn I từ lúc có đơn đặt hàng đến lúc đưa thành phẩm xuất sang nước của khách hàng bao gồm các giai đoạn sau:

Trang 27

Hình 2.5 Sơ đồ các gian đoạn trong quy trình sản xuất

Nguồn tin:PKT

a)Khâu thu mua, nhập nguyên liệu:

Khách hàng đưa mẫu, số lượng, ngày giao hàng Giám đốc giao đơn hàng xuống cho khâu kỹ thuật KCS tính toán chi phí, giá thành, thời gian hoàn thành đơn hàng báo lại cho giám đốc Sau đó giám đốc thông báo khách hàng, 2 bên gặp nhau thoả thuận về thời gian, giá thành, hình thức thanh toán, và tiến hành ký hợp đồng

Số lượng hàng thu mua về phải đủ sản xuất trong một năm

b)Khâu chuẩn bị trước khi nhập kho:

Sau khi thu mua nguyên liệu Nguyên liệu được phơi 3 nắng độ ẩm khoảng

12-140 thì đưa vào nhập kho

c)Khâu đưa nguyên liệu vào sản xuất:

*Xử lí:

Nguyên liệu sau khi nhập kho sẽ được đưa vào xử lí:sàng-ngâm-ủ-chao-sàng -Sàng:phân loại ra thành nhiều loại:A-B-C-D

-Ngâm:Xã nước vào hồ có chứa hạt điều khô trong thời gian 10h

-Ủ:Xã nước ra đậy bao bố 4h

-Chao:Đun sôi dầu điều ở nhiệt đọ 190 độ C, cho điều đã ủ vào chao trong dầu với thời gian 1 phút 30s để làm cho hạt nở mềm ra đê dể tách nhân

THU MUA NHẬP NGUYÊN LIỆU

CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI NHÂP KHO

KIỂM TRA VÀ HOÀN THÀNH ĐƯA NGUYÊN LIỆU VÀO SX

Trang 28

-Sàng:để phân loại lại một lần nữa để tách nhân

*Tách nhân:Hạt điều sau khi xử lí bằng nhiệt được đưa ra tách thành 2 phần:nhân hạt điêu và vỏ hạt điều

Quá trình tách nhân được thực hiện bằng lao động chân tay của công ty Ngoài

ra công ty còn giao hạt điều cho các hộ gia đình muốn kiếm thêm thu nhâp với sự hướng dẩn của tổ mẫu, phòng kế toán để đảm bảo kỉ thuât và chất lượng

*Sấy nhân:phần nhân hạt điều sông được đưa vào lò sấy băng nhiệt, mục đích bảo quản nhân hạt điều được lâu và dể bóc vỏ lụa

*Bóc vỏ lụa:công ty có máy bóc vỏ lụa có năng suất cao và giảm lao động chân tay Những nhân hạt điêu vẫn còn sót vỏ lụa được giao cho các hộ nông dân bên ngoài bóc vỏ lụa dưới sự hướng dẫn của tổ mẩu và sự quản lí của phong kế toán

*Phân loại:sau khi nhân hạt điều đã bóc vỏ lụa sẻ được phân thành nhiều loại:nguyen, bể,sâu,…và chuyển sang kho thành phẩm

d)Khâu kiểm tra và hoàn thành

Tại đây nhân viên KCS sẽ kiểm tra chất lượng hàng và phân loại hàng

Sau đó sẻ định giá, đóng gói sản phẩm và tiêu thụ

2.6 Khó khăn,thuận lợi và hướng phát triển của công ty

2.6.1 Thuận lợi

Bù Đăng là một huyện trồng cây công nghiệp, trong đó người dân chủ yếu trồng cây điều, điều là một loại cây có thu nhập cao Nằm trên địa bàn đó công ty có thể dể dàng thu mua điều trực tiếp từ người dân và thu mua của các đại lí

Trụ sở công ty nằm trên quốc lộ 14 giao thông Bắc-Trung-Nam thuận lợi cho việc xuất nhập hàng

Đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao, làm việc tích cực và được quản lí chặt chẽ Đội ngũ công nhân trục tiếp sản xuất có tay nghề cao, làm việc siêng năng nên năng suất lao động tạo ra ngày càng nhiều thành phẩm đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dung

Công ty có hệ thống thiết bị máy móc hiện đại có công suất lớn

Trang 29

2.6.2 Khó khăn

Thu hoạch điều của người dân chủ yếu vào tháng 2 đến tháng 6 dương lịch hằng năm, điều này dể dàng dẩn tới tình trạng công ty bi thiếu nguồn nguyên liệu nếu không thu mua dược nguồn nguyên liệu cho cả năm sản xuất

Việc tổ chức, kho hàng, bến bãi chưa đầy đủ, sân phơi còn nhỏ hẹp,…

Do tay nghề của một số công nhân chưa quen dẫn đến một số sản phẩm bị hư hỏng:bể,nát,…

Mặc dù công ty đã từng bước hiện đại hóa thay thế thiết bị máy móc hiện đại có công suất lớn hơn nhưng lại không tận dụng được hết công suất và năng suất làm cho chi phí tăng, giãm ưu thế cạnh tranh trên thị trường

Chưa được sự hỗ trợ nhiều từ nhà nước

2.6.3 Hướng phát triển của công ty

Mở rộng quy mô sản xuất,tìm kiếm thị trường tiêu thụ

Tìm các vùng nguyên liệu mới cho công ty để đảm bảo ổn định sản xuất không

bị thiếu nguyên liệu và tăng năng suât

Mở thêm chi nhánh ở những vùng trồng điều khác

Hiện đại hóa,cơ khí hóa các khâu sản xuất để hạn chế lượng lao động đê tăng năng suất

Đẩy mạnh việc khai thác thị trường lao động ngoài nước, trong đó chú trọng

khai thác các hợp đồng tiếp nhận lao động có tay nghề và lao động kỹ thuật cao

Nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước

và nước ngoài

Hoàn thiện bộ phận marketing và thông tin

Trang 30

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lí luận

3.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là quá trình nghiên cứu nội dung và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng những phương pháp riêng kết hợp với các l ý thuyết kinh tế và các phương pháp kỹ thuật khác nhằm đến việc phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh và những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, phát hiện những quy luật của các mặt hoạt động trong một doanh nghiệp dựa vào các dữ liệu lịch sử, làm cơ sở cho các dự báo và hoạch định chính sách

3.1.2 Vai trò của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh

Trong quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải quan sát thực tế, tư duy tổng hợp và phân tích các mặt sản xuất kinh doanh của mình để có được nhận thức đầy đủ chính xác về hoạt động sản xuất kinh doanh và có giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình ở kỳ tiếp theo Do đó, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là việc quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải làm thường xuyên

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là một chức năng trong quá trình quản

lý Quản lý là quá trình dự đoán, đặt mục tiêu, lập kế hoạch, đưa kế hoạch vào thực hiện, ghi chép theo dõi và phân tích đánh giá Phân tích hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp tự đánh giá mình về thế mạnh, thế yếu để củng cố, phát huy hay khắc phục, cải tiến quản lý Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng giúp doanh nghiệp khai thác tối đa những nguồn lực của mình, phát huy mọi tiềm năng của thị trường nhằm đạt đến

Trang 31

hiệu quả cao nhất trong kinh doanh Kết quả của phân tích là cơ sở để ra các quyết định quản trị ngắn và dài hạn Cuối cùng, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro bất định trong kinh doanh

Nói tóm lại phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh giữ vai trò rất quan trọng

và vô cùng cần thiết đối với doanh nghiệp, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường như hiện nay

3.1.3 Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh

Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh được thể hiện bằng hệ thống các chỉ tiêu kinh tế và các nhân tố tác động đến kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh

Nội dung phân tích chính là quá trình tìm cách lượng hóa những yếu tố đã tác động đến kết quả, hiệu quả kinh doanh; cụ thể là tập trung vào các vấn đề sau:

Phân tích các chỉ tiêu phản ánh kết quả, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Phân tích các yếu tố nguồn lực và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty

Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và hiệu quả của các yếu tố nguồn lực sử dụng vào sản xuất

Có thể nói một cách ngắn gọn, đối tượng của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh – tức sự việc đã xảy ra ở quá khứ; phân tích, mà mục đích cuối cùng là đúc kết chúng thành quy luật để nhận thức hiện tại và nhắm đến tương lai cho tất cả các mặt hoạt động của một doanh nghiệp

3.1.4 Nhiệm vụ của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh

Đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch hoặc tình hình thực hiện kỳ trước Phân tích các nhân tố nội tại và khách quan ảnh hưởng đến tình hình thực hiện

Trang 32

3.1.5 Ý nghĩa của phân tích hoạt đông sản xuất kinh doanh

Phân tích kinh doanh giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp có được những thông tin cần thiết để có những điều chỉnh kịp thời nhằm đạt được mục tiêu mong muốn trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là công cụ phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh và là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh

Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng sức mạnh cũng như những hạn chế, tồn tại trong doanh nghiệp

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên là một trong những biện pháp phòng ngừa rủi ro có hiệu quả

3.1.6 Các chỉ tiêu kinh tế trong phân tich hoạt động sản xuât kinh doanh

a) Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh năng lực của doanh nghiệp Kết quả sản xuất kinh doanh ngày càng tăng, chứng tỏ trình độ quản lý ngày càng được nâng cao và chặc chẽ hơn

Hiệu quả sản xuất kinh doanh tính theo hiệu số: theo cách này, hiệu quả sản

xuất kinh doanh được tính bằng cách lấy tổng giá trị đầu ra trừ đi phần chi phí đầu vào

Hiệu quả sản xuất kinh doanh = Kết quả đầu ra – Chi phí đầu vào

Cách tính trên không phản ánh được chất lượng sản xuất kinh doanh, cũng không so sánh được hiệu quả sản xuất kinh doanh giữa các kỳ với nhau, hay đối với doanh nghiệp khác

Hiệu quả sản xuất kinh doanh tính theo tỷ lệ:

Hiệu quả sản xuất kinh doanh =

Hiệu quả sản xuất kinh doanh =

Kết quả đầu ra Chi phí đầu vào

Hàng hóa tiêu thụ Tổng giá thành hàng hóa

Trang 33

Tổng mức lợi nhuận của hàng hóa tiêu thụ Giá trị vốn sản xuất kinh doanh Hiệu quả sản xuất kinh doanh =

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả cuối cùng đạt được trên đồng chi phí bỏ ra, cách tính này khắc phục được nhược điểm của cách thứ nhất, tạo điều kiện nghiên cứu hiệu quả sản xuất kinh doanh một cách toàn diện

Ý nghĩa: Hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ là thước đo chất lượng sản

xuất kinh doanh trình độ tổ chức quản lý, mà đây là vấn đề sống còn, tồn tại hay không tồn tại của doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt, để tồn tại doanh nghiệp phải có một hướng đi riêng trên cơ sở phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình một cách chính xác

b) Phân tích tình hình doanh thu

Doanh thu từ hoạt động SXKD = Giá bán * Sản lượng tiêu thụ

Sử dụng công thức chỉ số 2 nhân tố để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu:

P1Q1: doanh thu bán hàng năm hiện tại

P0Q1: doanh thu bán hàng năm hiện tại có điều chỉnh theo giá của năm trước kế năm hiện tại

P0Q0: doanh thu bán hàng của năm trước

c) Phân tích tình hình lợi nhuận

Để phân tích tình hình lợi nhuận chúng ta sử dụng phương pháp so sánh độ phần trăm chênh lệch

Lợi nhuận tăng thêm = Lợi nhuận năm nay – Lợi nhuận năm trước

% chênh lệch lợi nhuận = * 100%

Tỷ suất lợi nhuận / Doanh thu = * 100%

1 0

1 1 0

0

1 0

0 0

1 1

Q P

Q

P Q

P

Q

P Q

Trang 34

Tổng lợi nhuận Nguyên giá TSCĐ

Giá trị tổng sản lượng Nguyên giá TSCĐ

Doanh thu thuần Tổng số lao động của năm

Tỷ suất lợi nhuận / Giá thành = * 100%

d) Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Phân tích tình hình lao động: đây là yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất,

yếu tố này tác động đến cả hai mặt số lượng và chất lượng của sản xuất kinh doanh

Năng suất lao động bình quân: là chỉ tiêu đánh giá chất lượng lao động, biểu

hiện hiệu quả có ích của người lao động, được đo bằng số lượng hay giá trị làm ra trong một khoảng thời gian hoặc lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm

Năng suất lao động / năm = * 100%

e) Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Hiệu quả sử dụng tài sản cố định =

Ý nghĩa: chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ sẽ tạo

ra bao nhiêu đồng lợi nhuận

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =

Ý nghĩa: chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ sẽ tạo

ra bao nhiêu đồng giá trị tổng sản lượng

f) Phân tích tình hình tiêu thụ

Đây là chỉ tiêu xem xét, đánh giá sự biến động về khối lượng sản phẩm tiêu thụ xét trên toàn công ty và từng sản phẩm Đồng thời xem xét sự cân đối giữa dự trữ, sản xuất với tiêu thụ, nhằm khái quát tình hình tiêu thụ và những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình đó

Số chênh lệch giữa xuất khẩu và nội địa = Số lượng tiêu thụ sản xuất – Số lượng tiêu thụ nội địa

Lợi nhuận Tổng giá thành, dịch vụ Lợi nhuận về vốn SX Tổng vốn SX, dịch vụ

Trang 35

Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bq

Ý nghĩa: thông qua tiêu thụ, sản phẩm chuyển từ hình thái hiện vật sang hình

thái tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển vốn Có tiêu thụ sản phẩm mới, có vốn

để tiến hành tái sản xuất mở rộng, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Một số chỉ tiêu phân tích

Doanh lợi tài sản (ROA) =

Doanh lợi vốn Chủ sở hữu (ROE) =

Doanh lợi tiêu thụ (ROS) =

Khả năng thanh toán ngắn hạn

Phân tích ma trận SWOT: phân tích các điểm mạnh, yếu, cơ hội, đe dọa của

công ty Kết hợp các yếu tố đã phân tích trên để đưa ra chiến lược hoạt động cho công

ty

Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bq Lợi nhuận sau thuế

Doanh thu thuần

Tài sản lưu động

Nợ ngắn hạn

Tài sản lưu động – Hàng tồn kho

Nợ ngắn hạn

Trang 36

W: Liệt kê những điểm yếu

W: weaknesses (những điểm yếu)

O: opportunities ( những cơ hội)

T: threats ( những rủi ro)

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập và xử lí số liệu

Các số liệu nghiên cứu được thu thập thông qua phòng kế toán, sau đó xử lý số liệu dựa vào hệ thống các chỉ tiêu phân tích

Tham khảo các tài liệu trên sách báo, tạp chí, tìm kiếm trên mạng, internet, bài giảng của giáo viên, một số luận văn của các sinh viên khóa trước,… có liên quan là

cơ sở đánh giá kết quả, dựa vào những kiến thức đã học để phân tích số liệu theo đúng

mục đích của đề tài

Trang 37

3.2.2 Phương pháp phân tích

3.2.2.1.Phương pháp thống kê kinh tế

Thực chất phương pháp thống kê là dựa vào các số liệu, biểu bảng thu thập được phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua các thời kỳ, người ta xây dựng các chỉ tiêu kinh tế cho phép phân tích đánh giá thực trạng tình hình phân tích thống kê

3.2.2.2 Phương pháp so sánh

Là phương pháp mà người ta xây dựng các chỉ tiêu kinh tế và thực hiện so sánh tuyệt đối hoặc tương đối để rút ra các kết luận về đối tượng kinh tế nghiên cứu: phát triển tốt hay trung bình hay tụt lùi, hoạt động xấu đi

Các điều kiện có thể so sánh của các chỉ tiêu kinh tế như sau:

- Phải thống nhất về nội dung phản ánh

- Phải thống nhất về phương pháp tính toán

- Số liệu thu thập được của các chỉ tiêu kinh tế phải cùng một khoản thời gian tương ứng

- Các chỉ tiêu kinh tế phải có cùng đại lượng biểu hiện là đơn vị đo lường

Tùy theo mục đích yêu cầu, tính chất và nội dung của việc phân tích các chỉ tiêu kinh tế mà sử dụng phương pháp so sánh cho phù hợp

-So sánh số liệu thực tế với các chỉ tiêu định mức để xác định sự biến động so

với các định mức kinh tế - kỹ thuật đã xây dựng

Ngày đăng: 09/10/2018, 19:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w