1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập phân tích tình hình kinh doanh tổng hợp

14 378 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 105,39 KB

Nội dung

Danh sách nhóm 15 1. Nguyễn Hồng Ngọc Hiếu 2. Ngô Thị Kim Hương 3. La Thị Hoàng Oanh 4. Phan Thị Hữu Phước Bài tập phân tích tình hình kinh doanh tổng hợp Nhóm 15 Bài tập phân tích tình hình kinh doanh Mục Lục Nhóm 15 Bài tập phân tích tình hình kinh doanh PHẦN A : TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN I. Nhận xét: - Nhìn chung, tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tăng. Cụ thể, năm 2013 tổng tài sản và tổng nguồn vốn là 87,526,028,961 đồng Việt Nam (sau đây gọi tắt là đồng), năm 2014 tăng lên thành 89,918,226,470 đồng, tăng tương ứng 2,392,197,509 đồng (tăng 3%). Ta xét các yếu tố sau để phân tích rõ hơn tình hình tài chính của doanh nghiệp: A. Kết cấu tài sản và nguồn vốn 1. Xét tỷ suất đầu tư 2013 2014 Tài sản ngắn hạn 0.60 0.83 Tài sản dài hạn 0.40 0.17 -Tài sản ngắn hạn trong hai năm đều chiếm tỷ trọng năm 2013 và 2014 lần lượt là 0.6 và 0.83 so với tổng tài sản. Mặt khác, khối lượng các khoản phải thu và hàng tồn kho năm 2014 thấp hơn so với 2013 cho thấy khả năng sử dụng vốn có hiệu quả cao hơn, quay vòng vốn tốt. -Doanh nghiệp có xu hướng tăng dần tài sản dài hạn và giảm dần tài sản ngắn hạn, cụ thể năm 2014 tài sản dài hạn tăng lên 40%, năm 2013 chỉ 17% (tăng 23%); tài sản ngắn hạn giảm từ 83% xuống còn 60% (giảm 23%). Mức tăng tài sản dài hạn bằng với mức giảm tài sản ngắn hạn là 23%. 2. Kết cấu nguồn vốn 2014 2013 Vốn chủ số hữu/tổng TS 97% 95% Nhóm 15 Bài tập phân tích tình hình kinh doanh -Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng rất cao 95% và 97% trong tổng nguồn vốn của 2 năm cho thấy doanh nghiệp có đủ khả năng độc lập về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp với các chủ nợ là khá cao B. Mối quan hệ và tình hình biến động của khoản mục trong bảng CĐKT: 2014 2013 B Tài sản dài hạn (X) 36,057,550,000 15,041,880,000 B nguồn vốn + II A nguồn vốn (Y) 85,331,790,122 84,886,063,436 - Ta thấy, (Y) lớn hơn (X) trong cả 2 năm rất nhiều nên doanh nghiệp này có khả năng và tiềm lực tài chính mạnh, tình trạng tài chính rất tốt. C. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp. 2014 2013 Tỷ suất tự tài trợ 95% 97% => Mức độ độc lập tài chính của công ty tốt 2014 2013 Tỷ suất thanh toán ngắn hạn 11.74 27.46  Công ty đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và tài chính tốt 2014 2013 tỷ suất thanh toán bằng tiền 0.58 0.64 =>Tỷ suất lớn hơn 0.5 trong cả hai năm, chứng tỏ doanh nghiệp đang nắm giữ quá nhiều tiền cho thấy việc quay vòng vốn bằng tiền không hiệu quả 2014 2013 tỷ suất thanh toán ngay 6.90 17.58 =>tỷ suất lớn hơn 0.5 trong cả hai năm, chứng tỏ doanh nghiệp đang nắm giữ quá nhiều tiền cho thấy hiệu quả sử dụng vốn thấp II. Phân tích nhân tố tác động 1. Nhân tố khách quan: 1.1 Cơ chế chính sách chỉnh phủ: Nhóm 15 Bài tập phân tích tình hình kinh doanh -Chính sách thuế ưu đãi cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp yên tâm sản xuất. -Chính trị ổn định -Chính sách tài chính, tín dụng được điều tiết tốt bởi NHNN nên lãi suất cho vay giảm dần, doanh nghiệp tiếp cận dễ hơn với nguồn vốn vay ưu đãi -Tỷ giá hối đoái tăng khiến nguyên liệu đầu vào tăng, nếu doanh nghiệp phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu đầu vào phục vụ việc sản xuất thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian tới -Việt Nam tham gia ký kết nhiều hiệp ước song phương, đa phương, do vậy hàng nước ngoài sẽ tràn vào VN với giâ rẻ hơn khi mà thuế suất nhập khẩu chỉ còn 0% dành cho các 1.2 Nhân tố chủ quan: -Như đã phân tích ở phần trên, tình hình tài chính và vốn CSH của doanh nghiệp là khá mạnh, chứng tỏ đây có thể là một doanh nghiệp lớn, có công nghệ và thiết bị kỹ thuật tốt. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp nắm giú khá nhiều tiền đang là vấn đề không tốt, nó cho thấy khả năng tái sử dụng vốn và quay vòng vốn từ nguồn này kém hiệu quả. Doanh nghiệp cần có các biện phấp thích hợp, tác động tích cực và hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn này để tăng khả năng quay vòng vốn, tạo hiệu quả kinh doanh cao hơn. III. Giải pháp -Vấn đề chính của doanh nghiệp là hiện đang nắm giữ quá nhiều tiền.Do đó,chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp sau 1. Tăng đầu tư tài sản dài hạn, giảm dần tài sản ngắn hạn như doanh nghhiệp hiện đang làm 2. Đầu tư vào tài sản cố định, giảm tài sản lưu động không cần thiết và kém hiệu quả 3. Tăng nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa, đầu tư thêm vào các lĩnh vực khác có khả năng sinh lợi cao bằng tiền đang nắm giữ 4. Cân đối tỷ trọng giữa tiền và các tài khoản tương đương tiền so với tổng nợ ngắn hạn PHẤN B: DOANH THU I. Nhận xét -Nhìn chung, doanh thu của công ty năm 2014 (68,637,509,031 đồng) giảm so với năm trước 16,300,913,169 đồng tương ứng là 19.19%. Điều này cho thấy công ty có khối lượng hàng bán giảm hơn năm trước. Công ty đang có chiều hướng đi xuống trong hoạt động kinh doanh. Cụ thễ như sau : - Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất và là nguồn doanh thu chính của công ty ( năm 2014 chiếm 98.1%) giảm 19.63% tương ứng là Nhóm 15 Bài tập phân tích tình hình kinh doanh 16,445,514,218 đồng so với năm trước. Chứng tỏ, lượng hàng hóa bán ra của công ty giảm, hay công ty phải hạ giá bán thấp hơn năm trước. - Bên cạnh đó, doanh thu từ hoạt động tài chính cũng giảm như doanh thu từ bán hàng và dịch vụ. Cụ thể, giảm 9.09% tương ứng 52,489,523 đồng. -Khác với hai doanh thu trên thì nguồn thu nhập khác năm 2014 ( 788,362,289 đồng) tăng hơn năm 2013 là 1077,090,572 đồng tương ứng 33.33%. Mặc dù tăng tương đối cao hơn năm 2013 khá nhiều nhưng do chiếm tỷ trọng nhỏ (1.1%) nên việc tăng này vẫn không giúp công ty trong tổng doanh thu. => Như vậy, nguồn thu chính của công ty là từ hoạt động bán hàng và dịch vụ nhưng đạt kết quả không tốt. Ngoài ra, công ty đang có xu hướng phát triển thêm các hoạt động đầu tư về tài chính, vốn nhàn rỗi nhưng lĩnh vực này cũng không đạt được doanh thu như mong muốn. Mặc dù hướng phát triển về lĩnh vực đầu tư này chỉ giảm nhẹ, nhưng nhìn chung công ty đang có chiều hướng đi xuống. Bên cạnh đó, nguồn thu nhập khác của công ty tăng hơn so với năm trước chứng tỏ công ty có những hợp đồng bất thường. Tóm lại, sự giảm sút trong doanh thu là điều không tốt đối với doanh nghiệp. Đây là chiều hướng xấu, công ty cần phải xem xét lại cách thức kinh doanh của mình. II. Phần phân tích các nhân tố tác động 1. Các nhân tố khách quan : * Chính trị và pháp luật - Sự ổn định về chính trị: giúp công ty an tâm sản xuất và phát triển. -Các chính sách về pháp luật ngày càng tốt hơn, giúp cho doanh nghiệp có thể thu hồi được những khoản thu từ những hợp đồng bất thường. Điều này làm cho thu nhập khác tăng. - Hệ thống pháp luật cần hoàn thiện hơn. Ví dụ, chính sách bảo hiềm mới gây thiệt hại cho doanh nghiep trong thời gian qua đây có thể là nguyên nhân làm cho hoạt động sản xuất của công ty bị đình trệ gây tổn thất cho doanh nghiệp. * Kinh tế: - Tham gia các hiệp ước song phương làm cho chính sách thuế ngày càng được ưu đãi. Điều nay làm cho các mặt hàng tương tự nhập khẩu ngày càng nhiều, làm cho doanh thu bán hàng giảm ( không cạnh tranh được với các mặt hàng nhập khẩu) Nhóm 15 Bài tập phân tích tình hình kinh doanh - Sự tăng trưởng về kinh tế giúp cho nhu cầu sống ngày càng tăng có nhu cầu mua sắm càng cao, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm và các hoạt động khuyến mãi nhiều hơn. Điều này cho thấy, doanh nghiệp không tập trung vào chất lượng làm cho lượng hàng bán ra giảm đáng kể. - Các chính sách tài chính ngày càng được ưu đãi làm cho khả năng xoay vòng vốn của doanh nghiệp linh hoạt hơn . Đây là một diểm mạnh nếu công ty có thể vận dụng tốt nguồn vốn này. Tuy nhiên, dây là điểm yếu cùa doanh nghiệp, khi mà doanh nghiệp vận dụng không tốt làm cho doanh thu từ các hoạt động đầu tư thêm vào tài chính giảm. - Tỷ giá hối đoái càng tăng làm cho lượng nhập khẩu từ bên ngoài vào giảm, điều này giúp cho các doanh nghiệp trong nước giảm bớt sự cạnh tranh. Đây là điểm mạnh cho doanh nghiệp. - Đối thủ cạnh tranh ngày càng gay gắt, làm cho các doanh nghiệp phải tăng tốc cho việc gia tăng chất lượng, khuyến mãi, quảng cáo. 2. Các nhân tố chủ quan: - Chính sách tiếp thị khuyến mãi làm cho doanh thu bán hàng giảm - Trình độ quản lý của doanh nghiệp trong khâu sản xuất đến bán hàng không được chặt chẽ làm cho doanh thu giảm III. Giải pháp -Tăng cường hoạt động khuyến mãi quảng cáo để thu hút người tiêu dùng - Nâng cao chất lượng sản phẩm. PHẦN C: CHI PHÍ I.Nhận xét: - Qua bảng số liệu ta thấy, chi phí năm 2014 là 65,980,718,909vnđ giảm 21.86% so với năm 2013. Trong đó chi phí giá vốn hàng bán có đóng góp cao nhất về con số tuyệt đối, góp phần quan trọng nhất và tốn kém nhất vì CP này chiếm tỷ trọng chủ yếu gần 90% tổng CP mặc dù tỉ lệ giảm thấp nhất so với các chi phí khác. Năm 2014 DN đã bỏ ra 59,918,583,483vnđ chi tiêu cho hàng hóa đầu vào, giảm 15.73% so với năm 2013. - Chi phí bán hàng ở năm 2014 chiếm tỷ trọng chỉ chiếm phần số lẻ thập phân 0.72% trên tổng CP do tỷ lệ giảm đột biến, cụ thể năm 2014 doanh nghiệp chỉ chi 472,797,442vnđ giảm đột biến 71.78% so với 2013. Tiếp theo sau đó là chi phí quản lý doanh nghiệp có mức giảm đứng thứ 2, và tỷ trọng cũng đóng góp Nhóm 15 Bài tập phân tích tình hình kinh doanh thứ 2 trên tổng, số tiền chi tiêu cho CPQLDN không hề thấp so với các chi phí khác, năm 2014 chi 3,504,709,517vnđ, giảm đáng kể 39.90% so với năm 2013. - Chi phí tài chính chiếm tỷ trọng thấp nhất 0.51% trên tổng CP năm 2014 nên số chi tiêu cho CP này không đáng kể, chi 339,773,956vnđ giảm 27.35% so với năm trước. - Tổng chi phí giảm, tuy nhiên chi phí khácvà chi phí thuế TNDNHH lại tăng đáng kể, DN chi hơn 711 triệu đồng cho chi phí khác, so với năm 2013 tăng 52.36% và chi phí thuế TNDN 1,033,196,158vnđ năm 2014 tăng 20.16% so với năm 2013  Nhận xét: Năm 2014 vẫn còn nhiều biến động phức tạp về tình kinh tế thế giới, VN nói chung trong đó cũng không tránh khỏi ảnh hưởng và DN nói riêng đang giảm sản lượng đáng kể, bên cạnh đó nhằm cạnh tranh trong môi trường khắc nghiệt DN cũng đã thắt hầu bao giảm thiểu chi phí nhằm duy trì hoạt động của DN trong giai đoạn kinh tế còn đang li bì trong cơn khủng hoảng cụ thể là chi tiêu giảm các khoản về giá vốn, CP bán hàng, CP quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính. II. Phân tích các nhân tố tác động: 1. Nhóm nhân tố khách quan: - Sự thay đổi về cơ chế chính sách có liên quan về thuế, lệ phí  Chính sách tiền lương tăng khoảng 14% so với năm 2013 theo nghị định 182/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/1/2014 dẫn đến chi phí quản lý doanh nghiệp tăng, do đó DN muốn giảm chi phí quản lý chỉ có thể cắt giảm nhân sự ở những vị trí chủ chốt, hay 1 số lượng lớn công nhân lao động dẫn đến chi tiêu tiền lương giảm trong năm 2014. - Giá cả nguyên, nhiên, vật liệu, xăng dầu, tình hình sức tiêu dùng của thị trường  Năm 2014 giá xăng có những đợt tăng liên tiếp vào tháng 2,3,4 và 7 làm cho giá thành hàng hóa nguyên nhiên vật liệu đầu vào tăng đáng kể, điều này phải dẫn đến chi phí giá vốn tăng. Tuy nhiên chi phí giá vốn giảm tuyệt đối 11,185,717,025vnd – ta có thể nói rằng DN đang co hẹp lại sản lượng đầu ra do tình hình kinh tế chưa hồi phục, sức tiêu dùng của người tiêu dùng còn e dè hoặc hạn chế vì bản chất người dân thích tiết kiệm hơn là tiêu xài. - Chính sách tài chính tín dụng:  Các ngân hàng quá thận trọng trong hoạt động tín dụng vốn, bên cạnh đó các thủ tục điều kiện tín dụng ngày càng siết chặt tạo nên sự phức tạp và quá sức đối với các doanh nghiệp. Tình hình thực tế năm 2014 cả nước có hơn 500,000 DN vừa và nhỏ nhưng chỉ 30% tiếp cận được nguồn vốn hỗ Nhóm 15 Bài tập phân tích tình hình kinh doanh trợ. Còn lại 2/3 doanh nghiệp khó tiếp cận vốn nên DN cũng không mạnh tay chi tiêu cho các hoạt động kinh doanh và cắt giảm chi phí sao cho phù hợp với khả năng cho phép. - Mùa màng, tác động của thiên nhiên  Tác động của thiên nhiên như bão lũ, hạn hán…ảnh hưởng đến rất nhiều khía cạnh, trong đó có đời sống của người dân. Người dân được mùa, họ cũng thoải mái và mạnh tay chi tiêu hơn và ngược lại. - Các thỏa thuận song phương và đa phương về thương mại  Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại như WTO, ASEAN, Việt- Trung, Việt – Nhật và đang trong tiến trình mở cửa dần dần, giúp cho doanh nghiệp được hưởng các chế độ ưu đãi về thuế quan xuất nhập khẩu…nhưng không phải toàn bộ nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu hay hàng hóa xuất khẩu được hưởng ưu đãi nên doanh nghiệp vẫn sẽ chịu chi phí khá cao với mức thuế suất XNK chưa được ưu đãi trên mặt hàng của họ - Cạnh tranh  Việt Nam mở chào đón nhiều nhà đầu tư theo chính sách của nhà nước, bởi đây là thị trường được đánh giá tiềm năng cao, nên doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh với các đối thủ nội địa và còn phải gồng sức đối lại với các đối thủ mạnh của nước ngoài. Do đó, doanh nghiệp phải chi tiêu nhiều hơn sản phẩm, cho tiếp thị, khuyến mại để cạnh tranh với đối thủ. 2.Nhóm nhân tố chủ quan  Tính hợp lý của tổ chức hoạt động kinh doanh như các đánh giá chất lượng ISO…nhằm đưa ra những chuẩn mực theo tiêu chuẩn chất lượng, và kiểm soát quy trình thực hiện để kiểm tra đánh giá, kiểm soát hoạt động từ đó hạn chế được những nguy hiểm rủi ro làm tăng cao chi phí. Vd như quy trình vận tải, sắp xếp kho vận đưa ra được những quy cách, tiêu chuẩn gốc nhằm đảm bảo vận chuyển, lưu trữ hàng hóa trong điều kiện tốt nhất, hạn chế hư hỏng hàng hóa….  Mức độ kiểm soát quá trinh chi phí Doanh nghiệp xây dựng hệ thống định mức chi phí ở các khâu nhằm kiểm soát, cảnh báo mức chi tiêu, và điều chỉnh quỹ chi phí phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty; tránh việc mất kiểm soát, chi tiêu quá mức… góp phần đẩy chi phí tăng cao đột biến.  Trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ Nhóm 15 Bài tập phân tích tình hình kinh doanh Công nghệ kỹ thuật ngày càng phát triển, cái mới ra đời liên tục với nhiều cải tiến nâng cao năng suất, nên doanh nghiệp phải đầu tư nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất, quản lý…cải thiện năng suất và nâng cao chất lượng hàng hóa dịch vụ nhằm cạnh tranh với các đối thủ.  Chính sách khấu hao tài sản cố định  Năng lực sử dụng vốn kinh doanh  Chính sách tiếp thị, khuyến mãi nhằm thu hút sự chú ý hay ấn tượng với khách hàng, doanh nghiệp luôn mạnh tay chi cho các khoản tiếp thị, khuyên mãi để phục vụ người tiêu dùng để đứng vững và cạnh tranh trên thị trường.  Trình độ quản lý của các nhà quản trị, chuyên viên và tay nghề của công nhân như khả năng thương thuyết đàm phán trong chuỗi cung ứng để có giá tốt với nguyên liệu đầu vào. Trình độ quản lý của nhà quản trị, các chuyên viên cao giúp cho việc kiểm soát và truy vết những nguy hiểm và hạn chế rủi ro dẫn đến phát sinh chi phí về mọi mặt, còn khả năng trình độ của doanh nghiệp thấp thì ngược lại. - Nhóm nhân tố tác động đến khoản chi phí bán hàng  Chi phí vận tải bốc dỡ Loại hình vận tải mà doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn: như đường thủy (tàu, xà lan…) tiết kiệm chi phí hơn đường bộ, số lượng vận chuyển lớn hơn gấp nhiều lần, nhưng đòi hỏi công ty phải có đủ năng lực quản lý, kiểm soát như đã nói trên. Cách thức vận tải do doanh nghiệp tự chủ hay thuê ngoài, công suất sử dụng phương tiện vận tải cũng ảnh hưởng đến chi phí vận tải. nếu doanh nghiệp tự chủ được vận tải thì doanh nghiệp sẽ bỏ ra 1 khoảng chi phí trang bị ban đầu rất lớn nhưng tiết kiệm được chi phí về lâu dài qua quá trinh sử dụng và khấu hao. Bên cạnh đó nếu doanh nghiệp tự lực những vấn đề nói trên, đòi hỏi phải có trình độ quản lý rất tốt về cả chuỗi cung ứng.  Chi phí bảo quản hàng hóa Một doanh nghiệp khi có đủ tiềm lực và chịu đầu tư vào kho bãi để lưu trữ hàng hóa nguyên vật liệu thì những khía cạnh cần quan tâm như tính hiện đại của kho hàng, tính hợp lý trong cách thức sắp xếp sử dụng kho bãi làm sao để tận dụng và tối ưu hóa kho bãi sử dụng hiệu quả nhất. Điều này cũng đòi hỏi trình độ quản lý và khả năng của các nhà quản trị, các chuyên viên thiết lập và vận hành.  Chi phí liên quan đến thanh toán Các phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán, trình độ lập bộ chứng từ trong mua bán quốc tế ảnh hưởng đến chi phí bán hàng; vd như chính sách công ty chọn phương thức LC, hay trong mua nguyên vật liệu nhập khẩu sẽ [...]... động tài chính đều giảm mạnh so với năm 2013 II Phân tích các nhân tố tác động 2.1 Các nhân tố làm lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm Nhóm 15 Bài tập phân tích tình hình kinh doanh + Từ bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, ta thấy doanh thu và chi phí cho hoạt động này năm 2014 đều giảm so với năm 2013, và do mức giảm của doanh thu nhiều hơn mức giảm của chi phí nên làm... tố làm tăng doanh thu và chi phí và giải pháp được đề cập ở mục doanh thu và chi phí tương ứng III Giải pháp Từ việc phân tích các nhân tố tác động làm lợi nhuận hoạt động kinh doanh năm 2014 giảm so với năm 2013 ở trên ta thấy nguyên nhân chủ yếu là do lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ và lợi nhuận khác giảm Lợi nhuận từ hoạt động Nhóm 15 Bài tập phân tích tình hình kinh doanh tài... cung vận tải thì phải xem xét tính khả thi kinh tế, xay dựng các hệ thống quản lý tiêu hao nhiên liệu, quản lý hành trình để kiếm soát chặt chẽ, tránh rủi ro Nhóm 15 Bài tập phân tích tình hình kinh doanh  Chi phí quản lý bảo quản hàng hóa: tối ưu hóa quá trình cung cấp, dự trữ hàng hóa để giảm chi phí Lựa chọn hệ thống kho, sắp xếp kho bãi hàng hóa phù hợp để bảo quản hành hóa tốt nhất, nâng cao...Nhóm 15 Bài tập phân tích tình hình kinh doanh tiêu chi phí của công ty nhiều hơn vì phí ngân hàng áp dụng cho LC cao hơn nhiều so với các phương thức khác… Ngoài ra, khi chính sách doanh nghiệp lựa chọn phương thức càng phức tạp thì yêu cầu trình độ của nhân viên thực hiện phải vững vàng  Chi... giải pháp được đề cập ở mục doanh thu và chi phí tương ứng 2.3 Các nhân tố làm lợi nhuận khác giảm Qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, ta thấy doanh thu và chi phí cho hoạt động này năm 2014 đều tăng so với năm 2013, tuy nhiên mức tăng của chi phí nhiều hơn hẳn so với mức tăng của doanh thu nên lợi nhuận này giảm chủ yếu là do chi phí khác tăng nhiều Cụ thể là, doanh thu khác tăng 33.33%,... động sản xuất kinh doanh, ta thấy doanh thu và chi phí cho hoạt động này năm 2014 đều giảm so với năm 2013, tuy nhiên mức giảm của chi phí nhiều hơn hẳn so với mức giảm của doanh thu nên sự tăng lợi nhuận này có được do mức giảm chi phí đáng kể Cụ thể, doanh thu từ hoạt động này giảm 52,489,523 đồng, tức giảm 9.09%, trong khi đó chi phí cho hoạt động này giảm 27.35% Các yếu tố làm tăng doanh thu và... Sử dụng bố trí nguồn nhân lực hợp lý với vị trí có yêu cầu cao về năng lực Giảm phi phí giá vốn hàng hóa Nếu tự tổ chức sản xuất thì áp dụng giảm giá vốn trên sản phẩm từ khâu thiết kế, đến công thức nguyên nhiên vật liệu, công suất máy móc nhân công lao động để xây dựng định mức phù hợp, tối thiểu hóa chi phí cần thiết Nếu hàng hóa kinh doanh thương mại do thu mua thì doanh nghiệp nên xem xét: tổ chức... ko bù đắp được so với mức ảnh hưởng của doanh thu và chi phí giá vốn nên làm cho lợi nhuận 2014 giảm so với 2013 Cụ thể doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 19.63%, trong khi đó chi phí giá vốn chỉ giảm 15.63% Điều này làm cho lợi nhuận từ hoạt động này năm 2014 thấp hơn năm 2013 Các yếu tố làm tăng doanh thu và chi phí và giải pháp được đề cập ở mục doanh thu và chi phí tương ứng 2.2 Các nhân... cung cấp dịch vụ cho thuê kho bãi để lựa chọn kỹ thuật, diện tích của kho phù hợp với loại hàng hóa cần bảo quản bên cạnh đó tăng tốc độ luân chuyển hàng hóa đòi hỏi công ty phải có đội ngũ nhân lực có năng lực cao để kế hoạch hàng hóa chuẩn đáp ứng  Chi phí giao dịch thương mại: xây dựng khách hàng chiến lược, ổn định; thực hiện tốt các hợp đồng để duy trì bạn hàng và tiếp những đơn hàng lâu dài;... 2013, và do mức giảm của doanh thu nhiều hơn mức giảm của chi phí nên làm cho lợi nhuận năm 2014 thấp hơn năm 2013 Trong đó chủ yếu là do mức giảm của doanh thu và chi phí giá vốn vì thực tế mức giảm chi phí bán hàng và quản lý đã làm tăng lợi nhuận như phân tích sau: - Mức độ ảnh hưởng của chi phí bán hàng tới lợi nhuận LNbh = - (C1bh - C0bh) = -(472,797,442 - 1,675,395,315 ) = 1,202,597,873 (đồng)  Chi . Oanh 4. Phan Thị Hữu Phước Bài tập phân tích tình hình kinh doanh tổng hợp Nhóm 15 Bài tập phân tích tình hình kinh doanh Mục Lục Nhóm 15 Bài tập phân tích tình hình kinh doanh PHẦN A : TÀI SẢN VÀ. các doanh nghiệp. Tình hình thực tế năm 2014 cả nước có hơn 500,000 DN vừa và nhỏ nhưng chỉ 30% tiếp cận được nguồn vốn hỗ Nhóm 15 Bài tập phân tích tình hình kinh doanh trợ. Còn lại 2/3 doanh. 2013 Vốn chủ số hữu /tổng TS 97% 95% Nhóm 15 Bài tập phân tích tình hình kinh doanh -Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng rất cao 95% và 97% trong tổng nguồn vốn của 2 năm cho thấy doanh nghiệp có đủ

Ngày đăng: 03/08/2015, 19:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w