BÀI TẬP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH PHÂN TÍCH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN

16 1.3K 5
BÀI TẬP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH PHÂN TÍCH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MÔN HỌC: KINH TẾ VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XNK LỚP: NGOẠI THƯƠNG 1- VB2 - K16 NHÓM 16 Nguyễn Song Bảo Trâm Trịnh Đỗ Thanh Thái Võ Hồng Sắc BÀI TẬP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Bảng xử lý số liệu dựa vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: 2 3 Phân tích tài sản và nguồn vốn Nhìn vào bảng xử lý số liệu chung ta có thể thấy được tài sản và nguồn vốn của công ty năm nay là 89.918.226.470 tỷ đồng, so với năng trước tăng lên 3% tương đương 2.392.197.509 tỷ đồng.Nhưng có sự thay đổi về các khoản mục tài sản và nguồn vốn.Cụ thể như sau: • Tài sản: - Tài sản ngắn hạn của công ty năm trước chiếm tỷ trọng 80% tương đương 72.484.148.961 tỷ đồng trong tổng tài sản của năm trước là 87.526.028.961 tỷ đồng. Trong khi đó tài sản ngắn hạn của công ty năm nay chỉ chiếm tỷ trọng 60% tương đương 53.860.676.470 tỷ đồng trong tổng tài sản của năm nay là 89.918.226.470 tỷ đồng. Như vậy so với năm trước thì tài sản ngắn hạn của công ty giảm 18.623.472.491 tỷ đồng tương đương 26% .Có sự thay đổi như vậy là do có sự thay đổi trong kết cấu tài sản ngắn hạn như sau: -Tiền và các khỏan tương đương tiền của công ty năm nay của công ty là 31.678.649.967 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 35% giảm 14.737.719.484 tỷ đồng tương đương 32% so với năm trước, trong khi ở khoản mục này năm trước chiếm tỷ trọng đến 53% và số tiền là 46.416.369.451tỷ đồng. 4 - Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty năm nay của công ty là 19.455.181.227 tỷ đồng giảm 5.675.748.491 tỷ đồng tương đương 23% so với năm trước, trong khi ở khoản mục này năm trước là 25.130.929.718 tỷ đồng. - Tài sản ngắn hạn khác của công ty năm nay của công ty là 2.013.140.452 tỷ đồng chiếm tỷ trọng chỉ 2% giảm 13.028.739.548 tỷ đồng tương đương 87% so với năm trước, trong khi ở khoản mục này năm trước chiếm tỷ trọng đến 17% và số tiền 15.041.880.000 tỷ đồng.Đây là khoản mục có sự thay đổi tỷ trọng lớn nhất trong tài sản ngắn hạn. - Hàng tồn kho của công ty so với năm trước không có sự thay đổi lớn,chỉ tăng 13.605.234 triệu đồng tương đương 2%.Tỷ trọng của khoản mục này năm trước và năm nay vẫn giữ nguyên là 1% trong tài sản của công ty. -Tài sản dài hạn năm nay của công ty ở đây cụ thể là tài sản cố định hữu hình có sự thay đổi lớn chiếm tỷ trọng lên đến 40% với số tiền là 36.057.550.000 tỷ đồng.So với năm trước thì tăng đến 140% tương đương 21.015.670.000 tỷ đồng. Ta có thể thấy sự thay đổi cơ cấu tỷ trọng giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của công ty. Từ tỷ lệ 83-17 ở năm trước chuyển thành 60-40 ở năm nay.Điều này có thể công ty đang mở rông quy mô sản xuất. Nhận xét: Ta có thể cho rằng tiền và các khoản tương đương tiền của công ty giảm rõ rệt là do công ty mở rông quy mô sản xuất ,mua trang thiết bị nâng cao kĩ thuật sản xuất.Ta có thể nói như vậy vì cơ cấu tài sản ngắn hạn và dài hạn của công ty thay đổi,tài sản cố định hữu hình tăng mạnh.Tài sản ngắn hạn khác của công ty như những sản phẩm được thanh lý với giá rẻ nhằm xây dựng quy mô mới.Do trong giai đoạn đầu mở rông quy mô nên sản phẩm có tồn kho nhưng ít,điều này cho thấy công ty vẫn hoạt động tốt. • Phân tích nguồn vốn Nhận xét chung về tình hình nguồn vốn Công ty qua bảng số liệu ta thấy: Tổng nguồn vốn Công ty thay đổi không đáng kể, cụ thể tổng nguồn vốn năm nay tăng 2.392.197.509 đồng, tăng 3% so với năm trước. Qua số liệu ta thấy Công ty có sự tăng trưởng không đáng kể nguồn vốn. Phân tích cơ cấu nguồn vốn Công ty - Nợ phải trả chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn, có tăng tỷ trọng từ 3% năm trước lên 5% năm nay,tương đương 1.946.470.823 tỷ đồng . Có sự tăng mạnh là do Nợ phải trả người bán tăng năm nay 100% so với năm trước với số tiển là 3.553.240.190 và các 5 khoản thuế nạp ngân sách tăng 20% tương đương 173.338.155 triệu đồng . Điều này có thể cho ta thấy được - Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng rất cao trong nguồn vốn, có giảm nhẹ tỷ trọng từ 97% năm trước xuống 95% năm nay, nhưng tăng 445.726.686 triệu đồng. Có sự giảm nhẹ là do Vốn đầu tư chủ sở hữu không tăng,vẫn ở mức 82.675.000.000 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế phân phối tăng 20% tương đương 445.726.686 triệu đồng so với năm trước. Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm cao trong tổng số nguồn vốn chứng tỏ doanh nghiệp có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với chủ nợ là cao. Nhận xét: Qua phân tích Nợ phải trả và Nguồn vốn chủ sở hữu ta thấy tình hình tài chính và sản xuất Công ty tốt, mức độ tự chủ về tài chính của Công ty là rất cao và ổn định, quy mô sản xuất có tăng là do sự thay đổi chơ cấu của tài sản của công ty. Do công ty mở rộng quy mô nên công ty có tăng số lượng nợ phải trả nhưng không nhiều,và phải trả người bán tăng lên cũng nhưng thuế nhà nước tăng lên, nhưng sự gia tăng đó vẫn cho thấy công ty hoạt động tốt. * Nhân tố tác động đến Tài sản và nguồn vốn của công ty: - Nhân tố khách quan: - Do Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập cũng như phát triển, trí thức người tiêu dùng cũng như đời sống người dân nân cao, nên công ty cần phải nâng cao quy cô sản xuất kỹ thuật để cạnh trạnh với các đối thủ trong và ngoài nước. -Do thị trường chứng khoán Việt Nam không còn hấp dẫn . Công ty không đầu tư vào các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Vì vậy, tài sản dài hạn tăng chủ yếu là do Công ty đầu tư vào thiết bị, máy móc nhiều. - Nguyên nhân chủ quan: - Vốn lưu động nhiều dẫn đến Công ty phải vay nhiều nợ ngắn hạn. - Các khoản nợ ngắn hạn tăng cho thấy doanh nghiệp chưa thực hiện tốt các quy định tín dụng, thanh toán, chưa có uy tín trên thị trường. - Các khoản phải trả, phải nộp ,thuế nhà nước tăng có thể là dấu hiệu tốt vì có thể doanh nghiệp ký kết đợc nhiều hợp đồng kinh doanh, sản xuất. - Tình hình lưu chuyển hàng hóa của cty thực hiện chưa tốt. 6 4. Giải pháp - DN tăng tài sản cố định để mở rộng quy mô sản xuất, tuy nhiên cần chú trọng hơn đến việc thanh lý, khấu hao tài sản cố định để tăng năng lực sản xuất kinh doanh - Do vốn chủ sở hữu không thay đỏi, nên công ty cần sử dụng nguồn vốn này hiệu quả hơn nhằm đạt lợi nhuận cao nhất. - Cần duy trì mức ổn định tình hình hoạt động sản xuất. - Các khoản nợ phải trả tăng cần có giải pháp tài chính hiệu quả. Phân tích về Doanh Thu, Chi Phí, Lợi Nhuận. 1. Nhận xét, đánh giá: * Nhìn chung tổng doanh thu và tổng chi phí của năm 2014 so với năm 2013 đều giảm, chi phí còn 81,65% và doanh thu còn 80,81%, trong khi lợi nhuận lại giảm mạnh hơn nhiều (chỉ còn 68,43%), có thể thấy tình hình kinh doanh của không ty đang không tốt. Phân tích chi tiết như sau: - Doanh thu chủ yếu từ doanh thu thuần, tỷ trọng doanh thu thuần năm 2014 giảm nhẹ so với năm 2013 (98,62% giảm còn 98,09%), giá trị doanh thu thuần giảm gần 16,5 tỉ đồng, chỉ còn 80,37% so với năm trước. Doanh thu từ hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng nhỏ chưa đến 1% có sự tăng nhẹ về tỷ trọng từ 0.68% lên 0.76%, nhưng về giá trị thì giảm khoảng 52,5 triệu đồng (90,91%). Phần thu nhập khác tăng về mặt tỷ trọng lẫn giá trị trong năm 2014, tỷ trọng từ 0,70% lên 1,15%, còn giá trị tăng 197 triệu đồng (133%). Do khoản doanh thu tỷ trọng lớn giảm dẫn đến tổng doanh thu giảm từ 84,9 tỉ năm 2013 chỉ còn 68,6 tỉ năm 2014, giá trị giảm là 16,3 tỉ (năm sau chỉ còn 80,81% năm trước). - Giá vốn hàng bán chiếm tỉ trọng lớn nhất trong phần chi phí, về mặt tỷ trọng thì năm 2014 có tăng so với 2013 (từ 89,39% lên 92.26%) nhưng về giá trị lại giảm hơn 11 tỉ đồng, năm sau chỉ bằng 84,27% năm trước. Chi phí bán hàng giảm tỷ trọng từ 2.11% còn 0.73% và giá trị giảm mạnh 2,3 tỉ, chỉ còn 28,2% so với năm trước. Chi phí tài chính 7 giảm về tỷ trọng lẫn giá trị (tỷ trọng giảm từ 0.59% còn 0.52%, giá trị giảm gần 128 triệu chỉ bằng 72,65% năm trước), tương tự như chi phí quản lý doanh nghiệp (tỷ trọng từ 7,33% giảm còn 5,40%, giảm 2,3 tỉ và bằng 60.1% năm 2013). Chỉ có phần chi phí khác tăng về tỷ trọng lẫn giá trị, cụ thể là tỷ trọng tăng từ 0.59% lên 1,10% và giá trị tăng 244,5 triệu đồng. Doanh nghiệp giảm giá vốn hàng bán nên tổng chi phí cũng giảm từ 79,5 tỉ chỉ còn 64,9 tỉ năm 2014, năm sau bằng 81,65% năm trước và giảm 14,6 tỉ đồng. - Tổng lợi nhuận của công ty trước thuế năm 2013 là 5,39 tỉ đến năm 2014 chỉ còn 3,69 tỉ, giảm 1,70 tỉ (năm sau bằng 68,43% năm trước). Trong đó lợi nhuận gộp về bán hàng và dịch vụ giảm mạnh 5,26 tỉ, chỉ bằng 58,47% năm trước, dẫn đến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cũng giảm mạnh 1,65 tỉ (bằng 68,59% năm trước). Lợi nhuận khác cũng giảm 47,46 triệu, chỉ còn 61.78% so với năm 2013. Bên cạnh đó thuế thu nhập doanh nghiệp lại tăng 120,16% (tăng 173,3 triệu), từ 859,8 triệu lên 1,03 tỉ. Điều này dẫn đến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảm mạnh, năm 2013 là 4,53 tỉ đến năm 2014 chỉ còn 2,65 tỉ, giảm 1,87 tỉ và năm sau chỉ bằng 57,62% năm trước. => Từ số liệu có thể thấy doanh nghiệp đang giảm quy mô kinh doanh, từ việc giảm các khoản chi phí chính, dẫn đến doanh thu cũng giảm, nhưng về giá trị thì doanh thu giảm nhiều hơn mức giảm của chi phí, cùng với phần thuế thu nhập doanh nghiệp cũng tăng nên lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảm mạnh, điều này cho thấy việc giảm quy mô kinh doanh này không hiệu quả. 2. Các nhân tố tác động: 2.1. Nhân tố tác động đến doanh thu và hoạt động bán hàng: * Các nhân tố khách quan. - Môi trường văn hoá xã hội, chính trị và pháp luật, môi trường kinh tế có ảnh hường rất lớn đến hoạt động bán hàng của doanh nghiệp (sự ổn định về chính trị, đường lối ngoại giao, sự cân bằng các chính sách của nhà nước, vai trò và chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Chính phủ, sự điều tiết và khuynh hướng can thiệp của Chính phủ vào đời 8 sống kinh tế xã hội, các quyết định bảo vệ người tiêu dùng, hệ thống pháp luật, sự hoàn thiện và hiện thực thi hành chúng ) - Cung cầu hàng hoá trên thị trường: đây là yếu tố ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá, nếu cung hàng hoá trên thị trường tiêu thụ tăng sẽ ảnh hưởng tiêu cực và ngược lại nếu cung hàng hoá giảm sẽ kích thích khả năng tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp. Mặt khác, nếu cầu hàng hoá tăng thì quy mô thị trường của doanh nghiệp sẽ tăng lên và nếu ngược lại sẽ ngây ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp. - Đối thủ cạnh tranh: đó là đối thủ cạnh tranh có mặt hàng giống như mặt hàng của doanh nghiệp hoặc các mặt hàng có thể thay thế nhau. * Các nhân tố chủ quan. - Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp: nguồn vốn là sức mạnh của doanh nghiệp, do vậy việc doanh nghiệp huy động các nguồn vốn vào kinh doanh, khả năng phân phối, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh đều ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng. - Tiềm năng con người: chính con người với năng lực thật của họ mới lựa chọn đúng cơ hội và sử dụng các sức mạnh khác mà họ đã và sẽ có: vốn, tài sản, kỹ thuật công nghệ một cách có hiệu quả để khai thác và vượt qua cơ hội kinh doanh. Con người còn có vai trò quyết định đến việc tổ chức và quản lý như thế nào. Sự hoàn hảo của cấu trúc tổ chức, tính hiệu quả của hệ thống quản lý và công nghệ quản lý đều quyết định đến sự thành công về hoạt động của doanh nghiệp. - Khả năng kiểm soát, chi phối độ tin cậy của nguồn cung cấp hàng hoá của doanh nghiệp: yếu tố này ảnh hưởng đến đầu vào của doanh nghiệp và tác động mạnh mẽ đến kết quả thực hiện các chiến lược kinh doanh cũng như khâu cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm. 9 - Ảnh hưởng của sản phẩm: mỗi loại sản phẩm có đặc điểm riêng về mẫu mã, công dụng, chất lượng phù hợp với người tiêu dùng, từng mức thu nhập, từng vùng. Giá cả sản phẩm của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến khả năng bán hàng của doanh nghiệp. Nếu cùng chất lượng mà giá và dịch vụ cung cấp của doanh nghiệp cho kách hàng không hơn đối thủ thì khách hàng họ sẽ đến với đối thủ cạnh tranh. - Ảnh hưởng của phương thức thanh toán: phương thức thanh toán nhanh gọn đảm bảo an toàn chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn. Ngược lại những quy định về thanh toán rườm rà, qua nhiều khâu trung gian sẽ gây ức chế về mặt tâm lý cho khách hàng. Vì vậy, các doanh nghiệp phải áp dụng phương thức thanh toán thuận tiện để thu hút nhiều khách hàng. - Ảnh hưởng của công tác xúc tiến: đây là công cụ quan trọng đẩy mạnh hoạt động bán hàng ; nó giúp người mua hiểu biết về sản phẩm, thế lực của doanh nghiệp. Xúc tiến tạo điều kiện đưa nhanh hàng vào lưu thông. 2.2. Nhân tố tác động đến chi phí: - Năng suất lao động: Nếu năng suất lao động của doanh nghiệp tăng lên, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được lao động sống, hay tiết kiệm được chi phí tiên lương. Đồng thời tăng năng suất lao động sẽ có điều kiện tăng được thu nhập cho cán bộ, công nhân viên, nhân viên, tuy nhiên chi phí về tiền lương sẽ phải có tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng của năng suất lao động, như vậy mới hợp lý và tiết kiệm được chi phí. - Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật: Việc đầu tư xây dựng khách sạn, các cơ sở kinh doanh, mua sắm phương tiện, trang bị các trang thiết bị dụng cụ… trang một giai đoạn nhất định sẽ làm tăng chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc đầu tư hợp lý có vai trò nâng cao chất lượng phục vụ sẽ thu hút được nhanh chóng khách hàng và vì vậy sẽ phát huy được tác dụng của việc đầu tư. - Trình độ tổ chức, quản lý trong doanh nghiệp: Nhân tố này có vai trò trong toàn bộ quá trình kinh doanh và ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của doanh nghiệp. Nếu kết hợp 10 các yếu tố của quá trình sản xuất - kinh doanh một cách hợp lý, doanh nghiệp sẽ phát triển được sản xuất - kinh doanh, tiết kiệm được chi phí hay nói cách khác, doanh nghiệp sẽ sử dụng có hiệu quả vật tư, lao động và tiền vốn daonh nghiêp bỏ ra. Ngoài các nhân tố chủ quan trên còn có nhiều nhân tố tác động đến chi phí của doanh nghiệp, nhưng mang tính chất khách quan như: sự phát triển của xã hội, sự cạnh tranh trong thị trườngkinh doanh KS – DL, lưu lượng khách tham quan Việt Nam, nhu cầu du lịch của nhân dân, giá cước phí… 2.3. Nhân tố tác động đến lợi nhuận: - Quan hệ cung cầu hàng hoá và dịch vụ trên thị trường: Do tham gia hoạt động tìm kiếm lợi nhuận theo nguồn cơ chế thị trường nên doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhân tố quan hệ cung - cầu hàng hoá dịch vụ. Sự biến động này có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự ứng xử thích hợp để thu được lợi nhuận. Nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ lớn trên thị trường sẽ cho phép các doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh để đảm bảo cung lớn. Điều đó tạo khả năng lợi nhuận của từng đơn vị sản phẩm hàng hoá, nhưng đặc biệt quan trọng là tăng tổng số lợi nhuận. Cung thấp hơn cầu sẽ có khả năng định giá bán hàng hoá và dịch vụ, ngược lại cung cao hơn cầu thì giá cả hàng hoá và dịch vụ sẽ thấp điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của từng sản phẩm hàng hoá hay tổng số lợi nhuận thu được. Trong kinh doanh các doanh nghiệp coi trọng khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ, còn giá cả có thể chấp nhận ở mức hợp lý để có lãi cho cả doanh nghiệp công nghiệp và doanh nghiệp thương mại, khuyến khích khách hàng có thể mua với khối lượng lớn nhất để có tổng mức lợi nhuận cao nhất. Muốn vậy các doanh nghiệp phải tìm các biện pháp kích thích cầu hàng hoá và dịch vụ của mình, nhất là cầu có khả năng thanh toán bằng cách nâng cao chất lượng hàng hoá và dịch vụ, cải tiến phương thức bán - Chất lượng công tác chuẩn bị cho quá trình kinh doanh: Để cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp đạt tới lợi nhuận nhiều và hiệu quả kinh tế cao, các [...]... cực kỳ quan trọng và có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp - Tạo ra khả năng để tiếp tục kinh doanh có chất lượng và hiệu quả cao hơn - Đảm bảo tái sản xuất mở rộng - Việc không ngừng nâng cao lợi nhuận là đảm bảo hiệu quả kinh doanh thể hiện năng lực, trình độ quản lý sản xuất và sự năng động của đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế... trình sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào nhiệm vụ, tính chất sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Trước hết đó là chuẩn bị tốt về khâu thiết kế sản phẩm và công nghệ sản xuất Thiết kế sản phẩm và công nghệ chế tạo hợp lý sẽ tạo điều kiện giảm thời gian chế tạo, hạ giá thành, tạo lợi nhuận cho quá trình tiêu thụ Tiếp đó là chuẩn bị tốt các yếu tố vật chất cần thiết cho quá trình hoạt động như lao động. .. của doanh nghiệp: Tổ chức quản lý quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp là một nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp Quá trình quản lý kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp bao gồm các khâu cơ bản như định hướng chiến lược phát triển của doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch kinh doanh, xây dựng các phương án kinh doanh, kiểm tra đánh giá và điều chỉnh các hoạt. .. cụ sản xuất được thuận lợi, nhịp nhàng và liên tục giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh Cuối cùng là doanh nghiệp phải có phương án hợp lý về tổ chức điều hành quá trình sản xuất ( tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý ) - Nhân tố về trình độ tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm: Tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm hàng hoá và dịch vụ là quá trình thực hiện sự kết hợp chặt chẽ các yếu tố đầu vào như lao động, ... làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp Muốn tăng được khối lượng sản phẩm tiêu thụ cần chuẩn bị tốt các yếu tố và điều kiện cần thiết 13 cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi, tổ chức tốt quá trình sản xuất kinh doanh một cách cân đối nhịp nhàng và liên tục, khuyến khích người lao động tăng nhanh năng suất lao động - Phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ : Nhu cầu... của sản phẩm tiêu thụ - Nhân tố trình độ tổ chức tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ: Sau khi doanh nghiệp đã sản xuất được sản phẩm hàng hoá và dịch vụ theo quyết định tối ưu về sản xuất thì 12 khâu tiếp theo sẽ là phải tổ chức bán nhanh, bán hết, bán với giá cao những hàng hoá và dịch vụ đó để thu được tiền về cho quá trình tái sản xuất mở rộng tiếp theo Lợi nhuận của quá trình hoạt động kinh doanh. .. tiêu thụ phân phối hợp lý, làm tốt công tác dịch vụ sau bán hàng 15 * Sự cần thiết nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp: Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường điều đầu tiên mà họ quan tâm đó là lợi nhuận Đây là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quả của quá trình kinh doanh, đồng thời đó còn là yếu tố sống còn của doanh nghiệp Doanh nghiệp chỉ tồn tại và hoạt động khi... án kinh doanh, kiểm tra đánh giá và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh Các khâu quản lý quá trình hoạt động kinh doanh tốt sẽ tăng sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, giảm chi chí quản lý Đó là điều kiện quan trọng để tăng lợi nhuận 3 Các giải pháp pháp cơ bản nhằm tăng lợi nhuận trong doanh nghiệp: Qua việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng lợi nhuận ở phần... một doanh nghiệp tạo được lợi nhuận chứng tỏ là đã thích nghi với cơ chế thị trường - Lợi nhuận càng cao thể hiện sức mạnh về tài chính của doanh nghiệp càng vững chắc, tạo điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, thực hiện đầu tư chiều sâu và đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, tăng khả năng cạnh trạnh từ đây là tạo đà nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp - Sản xuất kinh. .. bảo quản và tiết kiệm nguyên vật liệu - Biện pháp giảm chi phí tiền lương và tiền công trong giá thành sản phẩm: Muốn giảm chi phí tiền lương và tiền công trong giá thành sản phẩm cần tăng nhanh năng suất lao động bằng cách cải tiến công tác tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghiệp, nâng cao trình độ người lao động, có chế độ khuyến khích người lao động thích . DOANH Bảng xử lý số liệu dựa vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: 2 3 Phân tích tài sản và nguồn vốn Nhìn vào bảng xử lý số liệu chung ta có thể thấy được tài sản và nguồn vốn của công ty năm nay. 1 MÔN HỌC: KINH TẾ VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XNK LỚP: NGOẠI THƯƠNG 1- VB2 - K16 NHÓM 16 Nguyễn Song Bảo Trâm Trịnh Đỗ Thanh Thái Võ Hồng Sắc BÀI TẬP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Bảng. của doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch kinh doanh, xây dựng các phương án kinh doanh, kiểm tra đánh giá và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh. Các khâu quản lý quá trình hoạt động kinh doanh

Ngày đăng: 03/08/2015, 19:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 4. Giải pháp

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan