1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Yếu tố khách hàng trong vi mô

15 224 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Bài thảo luận: Phân tích môi trường Marketing Chủ đề: YẾU TỐ KHÁCH HÀNG TRONG VI MÔ Nhóm thực hiện: Tổ 3, lớp NHC-K10 A. LÝ LUẬN “Marketing là 1 quá trình diễn ra nhằm đưa con người tiến gần hơn tới việc đưa ra những quyết định tham khảo, mua, sử dụng, theo đuổi, cảm thấy thỏa mãn với những sản phẩm, những dịch vụ hay giá trị của người bán. Một cách đơn giản, nếu không tạo ra sự thuận lợi trong việc mua bán thì đó không phải là marketing” – Brian Norris I) Quan điểm khách hàng và hoạt động marketing doanh nghiệp từ cổ điển đến hiện đại.  Quan điểm marketing cổ điển: “Marketing là toàn bộ hoạt động có liên quan trực tiếp đến dòng vận động hàng hóa và dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng nhằm mục tiêu lợi nhuận”  Quan điểm Marketing hiện đại: “Marketing là hoạt động của con người hướng tới việc thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi” Vai trò và mục tiêu khách hàng từ hai khái niệm trên đã thay đổi. ảnh hưởng làm thay đổi một cách bản chất các hoạt động marketing của doanh nghiệp và thực tế ngày nay cho thấy tính chất đúng đắn của quan điểm marketing hiện đại coi khách hàng là trung tâm của mọi quá trình hoạt động của doanh nghiêp. Quan điểm kinh tế thị trường coi khách hàng là trung tâm của hoạt động doanh nghiệp. Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ tồn tại được khi sản phẩm, dịch vụ mà họ sản xuất và bán ra thị trường được khách hàng chấp nhận! 1 Khách hàng là khâu cuối cùng trong quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp và hợp thành thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Số lượng khách hàng ảnh hưởng đến quy mô của doanh nghiệp, những yêu cầu đòi hỏi khác nhau của khách hàng là mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới đáp ứng. II) Những chú ý khi tìm hiểu yếu tố khách hàng của Doanh nghiệp Khi tìm hiểu yếu tố khách hàng doanh nghiệp cần chú ý:  Khách hàng là người tiêu dùng sản phẩm của mình nhưng ngoài ra khách hàng còn có nhiều sự lựa chọn khác từ phía các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy cần làm cho mặt hàng của mình có khả năng đáp ứng tốt nhất và tối ưu nhất.  Khách hàng khác nhau thì nhu cầu tiêu dùng thị hiếu khác nhau. Vì vậy sẽ chia làm nhiều lớp khách hàng khác nhau. III) Thỏa mãn lợi ích của người mua hàng Nhắm tới khách hàng cần thỏa mãn các lợi ích của khách hàng vậy cần hiểu đó là những lợi ích gì. Người mua hàng sẽ xem xét 3 lợi ích chính: • Lợi ích kinh tế : có được không chỉ trong giá bán, mà còn là việc bảo hành , chi phí bảo dưỡng….  chiến lược giảm giá thành thông qua giảm chi phí sản xuất, tăng thời hạn bảo hành, khuyến mại • Lợi ích chức năng : là giá trị sử dụng của sản phẩm  các chiến lược đa dạng hóa sản phẩm ví dụ như xe hơi Porsche cùng công ty thẻ tín dụng mastercard thành lập thẻ liên doanh nhiều chức năng ưu đãi • Lợi ích tâm lý : như là niềm tin và những giá trị hướng tới: ví dụ như mua mỹ phẩm không chỉ là giá trị sử dụng mà còn là giá trị thẩm mỹ và nhu cầu được tôn trọng IV) Phân loại và so sánh khách hàng Về cơ bản, có thể chia làm 2 loại khách hàng chính: cá nhân và tổ chức • Cá nhân: nhu cầu mua sắm để thỏa mãn nhu cầu cá nhân • Tổ chức: nhu cầu mua sắm để sản xuất/kinh doanh kiếm lời 2 A. Khách hàng cá nhân: Các yếu tố tác động lên khách hàng cá nhân bao gồm:  Văn hóa (Cultural)  Xã hội (Social)  Cá nhân (Personal)  Tâm lý (Psychological) Các cách ứng xử mua hàng chủ yếu: • Phức tạp, nghiên cứu chọn lựa rất kĩ, thường là lớp khách hàng khó tính nhưng tiềm năng • Ngại rắc rối phiền hà, thường là mua trước về dùng rồi mới hình thành niềm tin • Theo thói quen, ngại thay đổi trước những nhãn hiệu mới • Thích thay đổi, muốn thử các sản phẩm mới, các sản phẩm “thịnh hành” Quá trình quyết định mua hàng: B. Khách hàng tổ chức: Khách hàng tổ chức chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi các yếu tố về môi trường kinh doanh (lạm phát, lãi suất, thị phần, đối thủ cạnh tranh) và các vấn đề mang tính tổ chức trong doanh nghiệp (hội đồng quản trị, giám đốc, tư vấn giám đốc, quan hệ vốn) 3 C. So sánh: Những khác nhau chủ yếu giữa người mua tổ chức và người tiêu dùng cá nhân: • Những sự khác nhau trong việc mua sắm: 1. Người mua tổ chức nhìn chung mua sắm máy móc thiết bị, nguyên liệu bán thành phẩm, người tiêu dùng cá nhân mua hàng hóa tiêu dùng cá nhân (hàng hóa cuối cùng) 2. Người mua tổ chức mua sắm dựa trên cơ sở dữ liệu kỹ thuật và công nghệ, người tiêu dùng cá nhân thường mua trên cơ sở hình dáng, thời trang 3. Người mua tổ chức có lợi ích mua nhiều bên và các quyết định dựa trên cơ sở nhóm nhiều hơn người tiêu dùng cá nhân 4. Người mua tổ chức thường mua với số lượng lớn, là đối tượng chủ yếu của các chính sách chiết khấu. Người mua cá nhân là đối tượng chủ yếu của các chính sách khuyến mại. • Sự khác nhau về thị trường: 1. Người mua tổ chức có những nhu cầu dao động tính chu kỳ hơn các người mua cá nhân 2. Người mua tổ chức có số lượng ít hơn, tập trung và định hướng lớn hơn 3. Người mua tổ chức thường sử dụng các chuyên gia mua, thực hiện hành vi mua có tính chất chuyên gia hơn người tiêu dùng cá nhân 4. Khoảng cách phân phối cho người mua tổ chức thường ngắn hơn so người tiêu dùng cuối cùng 5. Người mua tổ chức có thể yêu cầu dịch vụ đặc biệt  Ví dụ: Đối với ngân hàng thương mại Đặc điểm của giao dịch với khách hàng cá nhân đối với các ngân hàng thương mại: - Mang nặng tâm lý rủi ro khi giao dịch tiền bạc với ngân hàng - Mang nặng tâm lý ngại phiền phức giao dịch tiền bạc với ngân hàng - Ngại giao dịch với ngân hàng sẽ bộc lộ thông tin về thu nhập doanh nghiệp với người có thu nhập cao . - Mặc cảm không dám giao dịch với khách hàng với những người có thu nhập không cao. 4 Ở việt nam nhiều ngân hàng thương mại chưa thật chú tâm đến khách hàng cá nhân mà chỉ chú trọng đến khách hàng doanh nghiệp. - Đặc điểm giao dịch cá nhân: số lượng tài khoản, sổ hàng, sổ giao dịch lớn nhưng doanh số giao dịch thấp. - Số lượng khách hàng đông nhưng phân tán rộng khắp dẫn đêng giao dịch không thuận tiện, do vậy cần có nhiều chi nhánh đầu tư., hoặc giao dịch online. V) Liên tục phát triển khách hàng của Doanh nghiệp Khách hàng là yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp nói chúng và hoạt động marketing nói riêng  Nắm bắt được nhu cầu và mong muốn của khách hàng là cái đích thực sự của mỗi doanh nghiệp. “Marketing không phải là một trận chiến của các sản phẩm, nó là một trận chiến về nhận thức của khách hàng, và đôi khi chiếm lĩnh nhận thức của khách hàng trước tạo ra nhiều ưu thế hơn là thâm nhập thị trường trước.” – Nguyên tắc về tư duy và nhận thức, 22 nguyên tắc Marketing hiện đại  Nhu cầu của khách hàng là thay đổi biến động theo thời gian. “Nếu bạn không thể là sản phẩm đầu tiên của một chủng loại, hãy thay đổi tính chất của chủng loại đó, hoặc tạo ra một chủng loại mới mà bạn có thể là sản phẩm đầu tiên.” – Nguyên tắc về chủng loại, 22 nguyên tắc Marketing hiện đại.  Điều sẽ tạo nên sự khác biệt lâu dài là sự quan tâm thỏa mãn nhu cầu và thể hiện tính cách cá nhân của khách hàng. “Các chương trình thành công thường không được xây dựng dựa trên mốt nhất thời mà dựa trên khuynh hướng”  Khai thác khách hàng mục tiêu, giữ chân khách hàng tiềm năng và hướng tới khách hàng của đối thủ đều quan trọng như nhau • Khách hàng mục tiêu: thông thường ở mỗi doanh nghiệp, bao giờ cũng có một nhóm 20% khách hàng tạo ra đến 80% doanh thu của doanh nghiệp • Khách hàng tiềm năng 5 • Khách hàng của đối thủ: nói chung đây là đối tượng khó tiếp cận vì tư duy của khách hàng về lựa chọn sản phẩm có tính cố hữu, và bảo thủ. Doanh nghiệp cần có chiến lược thích hợp. B. LIÊN HỆ THỰC TIỄN Một doanh nghiệp tiêu biểu của Việt Nam: Ngân hàng ACB I) Nhìn nhận về thị trường Marketing Ngân Hàng nói chung Cùng với sự hội nhập của đất nước, vai trò của thị trường tài chính ngân hàng ngày càng trở nên quan trọng và vấn đề mở cửa thị trường tài chính được coi là yếu tố then chốt để thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng thị trường một cách sâu rộng. Rất nhiều khó khăn thách thức theo cùng những cơ hội khi Việt Nam gia nhập WTO, mở cửa dòng vốn, có thể thấy những khó khăn và thuận lợi chính là:  Thuận lợi: 1.Yếu tố Dân số: nước ta với đặc điểm quy mô lớn đứng thứ 13 trên thế giới và pt nhanh tạo lên 1 lượng cầu rất lớn về các dịch vụ ngân hàng. Đối mặt với 1 lượng cầu lớn như thế các ngân hàng luôn tìm cách mở rộng thị trường và nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm. 2.Yếu tố kinh tế: Hội nhập đi kèm tự do hóa luồng vốn là yếu tố rất thuận lợi cho các ngân hàng Việt.Bảng xếp hạng môi trường kinh doanh và xếp hạng về thu hút đầu tư, Cũng có khi là khó khăn vì nền kinh tế tăng trưởng quá nóng có lúc là sức ép lớn với các ngân hàng. Giai đoạn vừa qua, khủng hoảng kinh tế và suy thoái toàn cầu… 3.Yếu tố chính trị pháp luật: + Môi trường tại Việt Nam rất ổn định, an bình. Nhận định của bạn bè quốc tế về Việt Nam trong thời gian gần đây đều cho rằng: "Ổn định chính trị, tăng trưởng kinh tế và những nỗ lực trong cải cách đã giúp Việt Nam vượt qua khủng hoảng". Theo họ, các yếu tố này đã củng cố lòng tin của các nhà đầu tư, khẳng định uy tín và vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế và tạo sức bật mới cho Việt Nam trong thế kỷ. +Trong đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được ban hành kèm theo Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/05/2006 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định mục tiêu phát triển các tổ chức tín dụng (TCTD) đến năm 2010 và định hướng chiến lược đến năm 2020: 6 Cải cách căn bản, triệt để và phát triển toàn diện hệ thống các TCTD theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng để đạt trình độ phát triển trung bình tiên tiến trong khu vực ASEAN với cấu trúc đa dạng về sở hữu, về loại hình TCTD, có quy mô hoạt động lớn hơn, tài chính lành mạnh. Những định hướng này, giải quyết về cơ bản các cơ chế, chính sách, tạo môi trường cạnh tranh công bằng, tạo động lực cho các NHTM phát triển toàn diện theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của từng NHTM. Từ đây, các NHTM được chủ động tối đa trong hoạt động, cạnh tranh trên thị trường cũng ngày càng gay gắt hơn, để thành công trong cuộc cạnh tranh này, các NHTM phải ngay lập tức xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu của mình. + Sự chuyển đổi về luật mạnh mẽ cũng tác động nâng cao cạnh tranh, khai mở những nút thắt vốn có trong thị trường tài chính. Ví dụ: Kể từ ngày 1/4/2007, các ngân hàng 100% vốn nước ngoài được phép họat động ở Việt Nam, với mức độ cạnh tranh trên thị trường tài chính - ngân hàng ngày càng quyết liệt, ngân hàng nội đã và đang thực hiện nhiều biện pháp nâng cao cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần, mở thêm điểm giao dịch ở vùng sâu, vùng xa, cũng như cung cấp mọi dịch vụ tín dụng cho khách hàng giống như tại trụ sở chính. 4.Khoa học công nghệ: Chính sách mở cửa dòng vốn, khuyến khích đầu tư nước ngoài và hợp tác quốc tế đã tạo điều kiện cho việc học hỏi tiếp thu và chuyển giao công nghệ. Internet và công nghệ thông tin phát triển mở ra tiềm năng lớn cho các ngân hàng việt Nam, do vậy mà các dịch vụ thẻ, internet banking phát triển mạnh mẽ các dịch vụ nói trên ngày càng mang lại doanh số cao trong doanh thu và lợi nhuận của các ngân hàng  Khó khăn : Khủng hoảng kinh tế, sự phát triển nóng và mất cân đối, hệ thống luật tuy có cải thiện nhưng bất ổn, và chưa đầy đủ: Điển hình là chưa có hệ thống pháp luật đầy đủ để áp dụng các công cụ phái sinh, do vậy có phần làm hạn chế các hoạt động của các ngân hàng. Sự gia tăng cạnh tranh có thể thấy rõ và ngày càng đa dạng các thành phần trong các ngân hàng, đặc biệt là sự xuất hiện của các ngân hàng có vốn 7 đầu tư ngoại hoặc 100% vốn nước ngoài là áp lực với các ngân hàng trong nước. Hơn lúc nào hết các ngân hàng có những thay đổi và nâng cấp nhằm giữ chân và củng cố, mở rộng đối tượng khách hàng. II) Ngân hàng ACB_Ngân hàng của mọi nhà NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU Với slogan “ Ngân hàng của mọi nhà” Định hướng Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ là chủ yếu 1. Sản phẩm dịch vụ chính  Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng  Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng  Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng.  Kinh doanh ngoại tệ và vàng.  Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ 2. Chiến lược  Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách hàng và hướng tới khách hàng.  Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng được bền vững.  Duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn cổ đông (ROE mục tiêu là 30%) để xây dựng ACB trở thành một định chế tài chính vững mạnh, có khả năng vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh còn chưa hoàn hảo của ngành ngân hàng Việt Nam. (nhấn mạnh đây là dặc điểm đặc biệt của ngân hàng này.) 8  Có chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo lực lượng nhân viên chuyên nghiệp nhằm đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống liên tục, thông suốt và hiệu quả. Xây dựng “Văn hóa ACB” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệ thống một cách xuyên suốt. ACB đang từng bước thực hiện chiến lược tăng trưởng ngang và đa dạng hóa Mục tiêu của những ban lãnh đạo ngân hàng ACB: đến năm 2020, ACB sẽ trở thành ngân hàng lớn nhất và mạnh nhất của Việt Nam, giống như Hang Seng Bank của Hồng Kông 3. Hướng tới khách hàng ACB có những dịch vụ khác nhau dành riêng cho từng loại khách hàng là khách hàng cá nhân, khách hàng tổ chức là các doanh nghiệp sau khi đã nghiên cứu môi trường marketing . Mọi người sử dụng dịch vụ của ACB đều đa phần rất hài lòng về phong cách dịch vụ, lợi ích thu được… Cụ thể về hai loại đối tượng khách hàng của ACB: Khách hàng cá nhân (là khách hàng mục tiêu của ACB) ACB là ngân hàng có danh mục sản phẩm dịch vụ được xếp vào loại phong phú nhất trong hệ thống các NHTM Việt Nam.Được coi là Ngân hàng có dịch vụ Ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất Việt Nam do người tiêu dùng bình chọn,giữ vị trí số 1 trong top10 ngân hàng thương mại được hài lòng nhất. Có mạng lưới chi nhánh rộng khắp các tỉnh thành phố lớn của Việt Nam hiện tại đến thời điểm này có 207 chi nhánh( trải rộng từ Bắc vào Nam, và chủ yếu ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh).Giao dịch thuận tiện,tốn ít thời gian,có các tiện ích như Home- Banking,Internet Banking,Phone Banking,Mobile Banking hay vay qua mạng,thuận tiện cho các khách hàng k tiện giao dịch qua mạng!Luôn là Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao,đặc biệt nổi tiếng là ngân hàng có sự quản lý rủi ro rất tốt, nên tạo được niềm tin cho khách hàng!Có các chính sách khuyễn mãi hấp dẫn,lãi suất ưu đãi! Áp dụng chính sách cộng điểm,có các chính sách với các khách hàng lớn và lâu năm như ưu tiên phục vụ,tiện ích gia tăng…  phục vụ trên lợi ích của khách hàng,dựa vào khách hàng để tồn tài và phát triển,luôn cố gắng làm hài lòng các nhu cầu của khách hàng từ phong cách phục vụ,tiện ích,dịch vụ cung cấp 9 Khách hàng Doanh Nghiệp Có nhiều dịch vụ đáp ứng hầu hết tất cá các nhu cầu của DN,từ dịch vụ Tài khoản,dịch vụ tín dụng,cho thuê tài chính cho đến các nghiệp vụ thanh toán quốc tế!Các tiện ích phục vụ nhưng Home banking,Phone Banking,Mobile Banking,Internet Banking giúp các doanh nghiệp có thể giao dịch dễ dàng hơn!Đặc biệt có các chương trình tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ là khách hàng mục tiêu của Ngân hàng như Chương trình SMEDF (Small & Medium Enterprise Development Fund) là chương trình phối hợp giữa ACB với Cộng đồng Châu Âu (EC) nhằm hỗ trợ vốn trung dài hạn đầu tư tài sản cố định cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam; Chương trình SMEFP (Small & Medium Enterprise Finance Program) là chương trình phối hợp giữa ACB với Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trung dài hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam với thời gian cho vay dài,lãi suất hấp dẫn…  Đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về tài chính,tiền tệ của DN,hỗ trợ DN thuận lợi hơn trong quá trình kinh doanh,tạo sư hài lòng và tin tưởng cho DN Ví dụ trong khi nền kinh tế có nhiều khó khăn, đối với nhóm khách hàng là các doanh nghiệp ACB đã tung ra gói cho vay kích cầu với lãi suất cực thấp 0,5%/ năm. Hay khi nhận biết được thị trường bảo hiểm của Việt Nam ngày càng được phát triển nên ACB đã có những sản phẩm liên kết với các công ty bảo hiểm như dịch vụ An tâm bảo gia, An phúc gia liên kết với công ty bảo hiểm Manulife Việt Nam dành cho nhóm khách hàng cá nhân. Các chương trình khuyến mãi cũng được ACB liên tiếp tung ra phù hợp với từng thời kì, hoàn cảnh kinh tế nói chung. Mới đây ACB tung ra chương trình tài trợ xuất nhập khẩu trọn gói dành cho các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu giúp cho doanh nghiệp được cấp hạn mức tín dụng để có thể sử dụng chủ động và thuận tiện, đặc biệt là được tài trợ không cần tài sản bảo đảm nếu đáp ứng được các tiêu chí của ACB. Qua việc phân tích nhu cầu của người tiêu dùng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, ACB đã chia ra các loại sản phẩm dịch vụ chính của mình dành cho cá nhân và tổ chức doanh nghiệp: 10 [...]... triển vọng của Vi t Nam năm 2007" (Ông Đỗ Minh Toàn - Phó Tổng Giám Đốc ACB) The Asian Banker Chứng nhận Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất năm 2008 Báo Sài Gòn Tiếp Thị  Phân tích thêm thành công của ngân hàng ACB từ một vài yếu tố vi mô ngoài yếu tố khách hàng 1 Các lực lượng bên trong Các bộ phận trong công ty thường có những mục tiêu theo đuổi khác nhau do chức năng công vi c của họ chi... quản lí ngân hàng, liên tục cho ra mắt những dịch vụ mới, hấp dẫn đối với khách hàng Tất cả để giúp cho ACB có được thị phần rộng rãi như câu slogan “ Ngân hàng Á Châu – ngân hàng của mọi nhà “Những năm gần đây, rất nhiều đơn vị trong nước và nước ngoài nhảy vào kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng ở Vi t Nam Quyền lựa chọn không còn nằm trong tay ngân hàng mà hoàn toàn nằm trong tay khách hàng – những... Nam 2009 Tạp chí Global Finance Cúp thủy tinh Ngân hàng tốt nhất Vi t Nam 2009 (Best Bank in Vietnam 2009) Tạp chí Euromoney Cúp thủy tinh Ngân hàng tốt nhất Vi t Nam 2009 (Best Bank in Vietnam 2009) Tạp chí Asiamoney Cúp thủy tinh Ngân hàng tốt nhất Vi t Nam 2009 (Best Bank in Vietnam 2009) Tạp chí Finance Asia Huân chương Đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ lao động hạng năm 2003 - 2007 góp... Ngân hàng phải tìm ra cách vừa có lợi cho khách hàng vừa thu được lợi nhuận thông qua các dịch vụ tiện lợi của mình ngoài các yếu tố như uy tín, năng lực nhân sự, khả năng quản lý của những người đứng đầu thì sự khác biệt về công nghệ chính là yếu tố quyết định sự thành công của một ngân hàng hôm nay.”(một cán bộ quản lý của ACB”) 3 Yếu tố công chúng: ACB cũng đã nghiên cứu kĩ yếu tố công chọn chúng trong. .. bộ phận của rất quan trọng của yếu tố công chúng đó là công chúng trực tiếp nội bộ gồm những nhân vi n, ủy vi n hội đồng quản trị, hội đồng giám đốc của ngân hàng Họ là đều là những người có trình độ chuyên môn tốt, thái độ làm vi c tốt nên điều này đã đang và sẽ tiếp tục lan truyền sang các bộ phận yếu tố công chúng trực tiếp khác 14 Thực hiện thảo luận:  Các thành vi n:  Tổ 3 lớp NHC-K10 1) Trần... ngân hàng Vi t nam gặp khó khăn trong vấn đề thanh khoản, tiếp theo đó là khủng hoảng tài chính toàn cầu gây khó khăn cho các lĩnh vực sản xuất, cũng như đầu tư, ảnh hưởng không nhỏ đến các ngân hàng Vi t> ACB với những chiến lược đúng đắn vẫn đạt được sự tín nhiệm của khách hàng cũng như của các tạp chí nổi tiếng, các tổ chức lớn trên thế giới Năm Hình thức Nội dung 2009 Bầu chọn Ngân hàng tốt nhất Vi t... đua Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2008 Ngân hàng tốt nhất Vi t Nam 2007 (Best Bank in Vietnam 2007) Đã hoàn thành xuất sắc toàn diện nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước Cơ quan ra quyết định Chủ tịch nước Ngân hàng nhà nước Vi t Nam Tạp chí Euromoney Chính Phủ 11 năm 2007 của Ngân hàng Nhà nước Vi t Nam Giải thưởng "Một trong 100 Nhà lãnh đạo trẻ triển vọng nhất khu vực Châu... tố công chọn chúng trong vi c thực hiện chính sách của ngân hàng mình ACB có được định mức tín nhiệm ( credit rating) cao trong con mắt của bộ phận công chúng thuộc các phương tiện thông tin đại chúng, của các cơ quan nhà nước, giới tài chính và quần chúng đông đảo Điển hình là vi c ACB được đánh giá là ngân hàng số 1 Vi t Nam trong 4 năm liền đều do các tổ chức có uy tín trong và ngoài nước bình chọn... giám đốc) Những thành công trong kinh doanh của ngân hang ACB cho thấy không chỉ nhờ vào vi c marketing tốt mà họ còn tạo được sự đồng bộ trong hoạt động của các bộ phận khác trong ngân hàng với bộ phận marketing 2 Đối thủ cạnh tranh: Trong xu thế hội nhập nhanh chóng như ngày nay, tất cả các lĩnh vực kinh tế đều đứng trc cuộc cạnh tranh rất khốc liệt với ngành tài chính ngân hàng cuộc 12 cạnh tranh đó.. .Khách hàng cá nhân Khách hàng doanh nghiệp Khách hàng tổ chức nhà nước, công ty tài chính, bảo hiểm…    Gửi tiết kiệm lấy lãi  Cho vay đầu tư  Dịch vụ thu hộ Vay đầu tư tiền hóa đơn  Tài trợ vốn lưu Chuyển tiền, đổi  Dịch . của khách hàng là mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới đáp ứng. II) Những chú ý khi tìm hiểu yếu tố khách hàng của Doanh nghiệp Khi tìm hiểu yếu tố khách hàng doanh nghiệp cần chú ý:  Khách hàng. của ngân hàng ACB từ một vài yếu tố vi mô ngoài yếu tố khách hàng. 1. Các lực lượng bên trong Các bộ phận trong công ty thường có những mục tiêu theo đuổi khác nhau do chức năng công vi c của. chọn Ngân hàng tốt nhất Vi t Nam 2009 Tạp chí Global Finance Cúp thủy tinh Ngân hàng tốt nhất Vi t Nam 2009 (Best Bank in Vietnam 2009) Tạp chí Euromoney Cúp thủy tinh Ngân hàng tốt nhất Vi t Nam

Ngày đăng: 02/08/2015, 10:44

Xem thêm: Yếu tố khách hàng trong vi mô

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w