Các cấp độ yếu tố tác động đến sức khỏe Cấp độ vi mô Downstream Các yếu tố tác động trực tiếp đến tình trạng sức khỏe => Can thiệp lâm sàng Cấp độ trung mô Midstream Các yếu tố liên
Trang 1CÁC YẾU TỐ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE
Lê
Lê Hải Hải Hà Hà Email: lhh@hsph.edu.vn
Trang 2Mục Mục tiêu tiêu
1 Trình bày được các khái niệm cơ bản;
2 Trình bày được một số mô hình phân tích
yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe;
3 Phân tích được tác động của các yếu tố
xã hội đến một số vấn đề sức khỏe.
Trang 3Nghiên cứu cứu trường trường hợp hợp
Gia đình anh Hải ở xã M, huyện N, tỉnh ĐN ăn cá nóc Sau khi ănxong, con gái 3 tuổi của anh Hải bị đau bụng Gia đình đưa đến
BV huyện cấp cứu Tại phòng cấp cứu của BV huyện, BS chỉ cặpnhiệt độ rồi bỏ đi Sau khi gia đình gọi nhiều lần, BS cho cháu béuống một viên thuốc Sau vài tiếng đồng hồ, cháu bé đau và la hét
dữ dội hơn Người nhà lại gọi nhân viên trực nhưng không nhậnđược sự hỗ trợ của BS Vợ chồng ảnh Hải cũng bị đau bụng sau
đó nhưng cũng không được BS khám Anh Hải yêu cầu bệnh việnchuyển cả nhà anh lên bệnh viện tỉnh, nhưng BS trực nhất quyếtkhông cho và lại cặp nhiệt độ cho cháu bé để "theo dõi"!
Sau đó, cháu bé bị nôn sau khi BS cho uống một gói thuốc.Người nhà anh Hải tiếp tục đề nghị cứu giúp hoặc là chuyển cháu
bé lên bệnh viện tỉnh nhưng các BS vẫn không đồng ý Sáng hômsau cháu bé đã tử vong
Trong bệnh án của cháu bé, BS ghi rõ chẩn đoán ban đầu rối loạntiêu hóa có thể do ngộ độc thức ăn
Trang 4Câu Câu hỏi hỏi thảo thảo luận luận
1 Những nguyên nhân nào dẫn đến cái
Trang 5 “Các yếu tố tác động dẫn đến sự thay đổi
về sức khỏe theo chiều hướng tốt lên hoặc xấu đi” (Daniel Reidpath, 2002)
Trang 6TẠI SAO PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH SỨC KHỎE?
Để biết các yếu tố tác động làm thay đổi sức
khỏe như thế nào.
Thiết kế nghiên cứu: Xác định các biến số
nghiên cứu; Xây dựng khung lý thuyết, Cây vấn đề….
Giúp ra quyết định trong quản lý chăm sóc sức khỏe
Có cơ sở xây dựng, thực hiện các chương
trình can thiệp dựa trên việc xác định các cấp
độ yếu tố tác động.
Trang 7Các cấp độ yếu tố tác động đến sức khỏe
Cấp độ vi mô (Downstream)
Các yếu tố tác động trực tiếp đến tình trạng sức
khỏe => Can thiệp lâm sàng
Cấp độ trung mô (Midstream)
Các yếu tố liên quan đến hành vi, lối sống => Các
chương trình can thiệp thay đổi hành vi sức khỏe
Cấp độ vĩ mô (Upstream)
Các yếu tố liên quan đến chính sách => Các chương trình can thiệp nhằm thay đổi môi trường.
Trang 8Phân loại các yếu tố theo các cấp độ?
Gián tiếp
Trang 9Các mô mô hình hình yếu
yếu tố tố ảnh ảnh hưởng hưởng tới tới sức sức khỏe khỏe
Lalonde (1981)
John Germov (1998)
Trang 10Lalonde, 1974
Sức khỏe
Môi trường
Dịch vụ
Y tế
Yếu tố sinh học
Hành
vi,
Lối
sống
Trang 11Dịch vụ y tế
(10/15%)
0/6%
94/100%
Trang 12Đóng góp góp của của mô mô hình hình Lalonde Lalonde
Đề cập vai trò của yếu tố sinh học, môi
trường, lối sống ngang hàng với dịch vụ
y tế
Tiếp cận mới và toàn diện hơn: dựa trên
4 yếu tố => nhấn mạnh sự phối hợp của các bên liên quan.
Trang 13Mô hình các yếu
tố xã hội ảnh hưởng đến sức khoẻ
(Social Skeleton)
(Jonh Germov, 2005)
Trang 14Đóng góp góp của của mô mô hình hình ((Jonh Jonh Germov Germov))
Tập trung vào xác định các yếu tố xã hội
quyết định sức khỏe.
Nhấn mạnh đến các biện pháp phòng bệnh
ngoài việc điều trị của hệ thống y tế.
Trang 15Cấp độ cá nhân
Yếu tố sinh học:
Các yếu tố thuộc bên trong của mỗi cá nhân có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và bệnh tật của cá nhân (có những tỉ lệ bệnh tật đặc trưng theo gen, tuổi, giới tính).
Tác động vào yếu tố sinh học => Thay đổi ở cấp độ từng
cá nhân => Ý nghĩa với YTCC như thế nào???
Xã hội học sức khỏe: Không trả lời cho câu hỏi các yếu
tố sinh học (gien…) tác động đến sức khỏe như thế nào.
Trang 17Cấp độ cá nhân (tiếp)
Lối sống: là những mô hình hành vi có thể nhận biết dựa trên sự lựa chọn mang tính cá nhân, bị ảnh hưởng bởi đặc điểm nhân khẩu xã hội của cá nhân (tuổi, giới tính, trình độ học vấn….) và các tương tác với môi trường xung quanh (tự nhiên,
Trang 18Cấp độ cá nhân (tiếp)
Theo xã hội học sức khỏe:
Các hành vi có lợi hay có hại cho sức khỏe của cá nhân phần lớn bị tác động bởi các điều kiện môi trường xã hội nhất định.
Trang 19Hành vi lối sống
Trong trường hợp Ngộ độc thực phẩm:
Do sử dụng thực phẩm không an toàn (Ăn cá nóc)
Câu hỏi đặt ra:
Tại sao người dân ăn cá nóc?
Có phải tất cả mọi người dân đều
ăn cá nóc?
Trang 20Nhà hàng sushi tại Nhật Bản
Trang 21Cấp Cấp độ độ nhóm nhóm xã xã hội hội
Nhóm xã hội là gì?
Phân loại nhóm:
Tác động :
Cá nhân là thành viên của nhóm xã hội;
Cá nhân hành động theo cách của nhóm mà cá nhân là thành viên qui định.
Xã hội học sức khỏe: Hành vi sức khỏe của cá nhân chịu tác động của áp lực nhóm, áp lực xã hội nhất định.
Trang 22Phân bố bố xã xã hội hội về về sức sức khỏe khỏe và và bệnh bệnh tật tật
Bệnh tật có sự phân bố không đồng đều giữa các nhóm xã hội, cộng đồng, quốc gia khác nhau
Mỗi nhóm xã hội có những đặc điểm xã hội khác nhau: dân tộc, tuổi, giới tình, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế…
Khi phân tích mối tương quan giữa các yếu tố
=> có sự khác biệt trong phân bố về sức khỏe;
Trang 23Cấp độ nhóm xã hội
Nghiên cứu trường hợp ngộ độc cá nóc:
• Là người nghèo? Thu nhập thấp?
• Trình độ học vấn thấp?
• …
=> Ai là người ăn cá nóc ở Việt Nam?
Trang 24Phân bố bố xã xã hội hội về về sức sức khỏe khỏe và và bệnh bệnh tật tật
Theo xã hội học sức khỏe:
Sự khác biệt về tình trạng sức khỏe giữa các nhóm xã hội được giải thích thông qua
sự tác động gián tiếp của các điều kiện xã hội bên ngoài cá nhân => Đó là những tác động của các điều kiện sống và làm việc… tới tình trạng sức khỏe.
Trang 25Cấp độ thiết chế xã hội
đáp ứng nhu cầu xã hội.
Điều chỉnh và kiểm soát các mối quan
hệ trong xã hội thông qua hệ thống luật pháp, giá trị, chuẩn mực và dư luận xã hội.
Trang 27=> Chức năng khuyến khích và cưỡng chế hành vi: nếu làm đúng thì được coi là “bình thường”, là đáng khen ngợi; nếu làm sai hoặc vi sẽ bị trừng phạt hoặc cho là “bất bình thường”.
Trang 28Sức khỏe và bệnh tật không phải là cái gì đó mang tính tuyệt đối như chúng ta nghĩ.
Trên thế giới, mỗi một nền văn hóa sẽ cung cấp những giá trị, chuẩn mực qua đó các thành viên của nền văn hóa đó áp dụng để xác định rằng họ có bị bệnh hay không.
Trang 29Cấp Cấp độ độ văn văn hóa hóa
Nguồn: James M.Henslin, 2007
Giá trị, chuẩn mực, niềm tin
Trang 30Cấp độ văn hóa
Góc độ xã hội học sức khoẻ:
Trong văn hoá luôn chứa đựng các yếu tố có tác động tới hành vi sức khoẻ thông qua hệ thống các quan niệm về sức khoẻ, về cách chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ và cách thức phòng chống bệnh tật.
Sức khoẻ là hiện tượng xã hội, có nguyên nhân xã hội xuất phát từ lối sống, cách sinh hoạt, suy nghĩ, tình cảm của mỗi cá nhân trong xã hội.
Trang 31Cấp độ văn hóa Nhiệm vụ của xã hội học sức khoẻ và Nhân học y tế:
Nghiên cứu đặc điểm và tính chất của mối quan hệ giữa văn hoá và sức khoẻ;
Nghiên cứu tác động của văn hoá tới hành
vi sức khỏe và tình trạng sức khoẻ của cá nhân/nhóm xã hội như thế nào.
Trang 32Cấp độ văn hóa
Ví dụ trường hợp ngộ độc cá nóc:
• Niềm tin: Cá nóc biết chế biến sẽ an toàn
=> Những người bị ngộ độc do không biết chế biến.
• Thói quen ăn thức ăn chế biến từ thịt cá
nóc của người dân
Trang 35Cấm cá nóc?
Trang 36Ví dụ về phân tích các yếu tố
xã hội liên quan đến HIV/AIDS
Trang 37Cấp độ hành vi
Chủ yếu liên quan đến:
Hành vi tiêm chích ma túy không
an toàn
Quan hệ tình dục không an toàn
Trang 38Phân bố bố xã xã hội hội về về sức sức khỏe khỏe và và bệnh bệnh tật tật
Nguồn: Bộ Y tế 2009
Trang 39Cấp độ thiết chế xã hội: HIV/AIDS
Pháp luật: Pháp lệnh phòng chống HIV/AIDS (1995); Chiến lược Quốc gia phòng chống HIV/AIDS (2004); Luật phòng chống HIV/AIDS (2006)
Phương tiện truyền thông đại chúng: Tăng thêm sự kỳ thị
và phân biệt bằng việc mô tả những hình ảnh tiêu cực trong các báo cáo/bài viết về HIV/AIDS; gắn HIV/AIDS với tội phạm, gái mại dâm, người nghiện chích ma túy….
Y tế công cộng: Thực hiện các chương trình giảm hại đối với các nhóm có nguy cơ => cung cấp bơm kim tiêm sạch cho người tiêm chích và sử dụng ma túy; khuyến khích gái mại dâm sử dụng bao cao su…
Trang 40Cấp độ thiết chế xã hội: HIV/AIDS
Di dân, Điều kiện sống và làm việc, và những nguy cơ với HIV/AIDS
Việc làm và thất nghiệp => cơ hội lựa chọn nghề nghiệp???
Nguy cơ sức khỏe Vs Nguy cơ xã hội khác (bạo lực, mưu sinh, bị ruồng bỏ….)
Định kiến giới
Trang 41Cấp độ văn hóa
Niềm tin: HIV/AIDS là tệ nạn xã hội, vi phạm giá trị đạo
đức => sự kỳ thị và phân biệt đối xử trong gia đình, cộng đồng, nơi làm việc, cơ sở y tế… => Nhấn sâu phần chìm của đại dịch HIV.
Niềm tin: Quan hệ tình dục với vợ/chồng là luôn an toàn.
Ý nghĩa của BCS: dụng cụ tránh thai hơn là dụng cụ
ngăn ngừa STDs và HIV.
Quan hệ tình dục trước hôn nhân là xấu, không được
chấp nhận => giữ bí mật về mối quan hệ này => phụ nữ trẻ không được bảo vệ trong các mối quan hệ bí mật.
Trang 42Thông điệp truyền thông có phù hợp?
Trang 43Điều kiện xã hội
Các yếu tố nguy cơ
Cao huyết áp; Nhiều cholesterol; Béo phì
Gia tăng tỉ lệ bệnh tật và tử vong có thể phòng tránh
(Bệnh tim, Ung thư, đột quỵ, HIV/AIDS…)
Trang 44Các điều kiện xã hội
có nguy cơ
Trang 45Nghèo đói
Nghèo đói là tình trạng thiếu cơ hội để có thể sống
một cuộc sống đáp ứng được với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định.
Nghèo đói thường được đo lường thông qua một số
chỉ số kinh tế - xã hội như thu nhập, chi tiêu và tài sản vật chất.
Sự phân bố về tỉ lệ nghèo giữa các nhóm xã hội có
sự khác nhau theo các đặc trưng nhân khẩu học - xã hội như tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ học vấn; các đặc trưng địa lý xã hội như khu vực nông thôn – đô thị, vùng miền; các đặc trưng kinh tế - xã hội như giữa các nhóm chi tiêu v.v…
Trang 46Ảnh hưởng của nghèo đói đến sức khỏe?
• Ảnh hưởng của nghèo đói đến sức khỏe
được nhắc đến như một bằng chứng được thừa nhận rộng rãi trên toàn thế giới (Jannie Naidoo, 2005)
• Nghèo đói dẫn đến tình trạng sức khỏe kém
và tử vong (Acheson 1998, Benzeval và cộng
sự 2000, Gordon và Pantazis 1997, Shaw và cộng sự 1999);
• Thu nhập thấp là yếu tố quyết định của bệnh
mãn tính và bệnh tâm thần (Sturm Gresenz 2002).
Trang 47Việt Nam: Ảnh hưởng của nghèo đói
đến sức khỏe?
Tỷ lệ trẻ em thuộc nhóm nghèo nhất bị còi
xương chiếm 54%, trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm giàu nhất là 19%
Nghèo đói ảnh hưởng nhiều đến việc tiếp cận
và sử dụng dịch vụ y tế.
(UNDP, 2001)
Trang 48Bất bình đẳng và sức khỏe
• Bất bình đẳng về sức khỏe là sự khác biệt về tình trạng
sức khỏe, tỉ lệ tử vong, tỉ lệ bệnh tật v.v… giữa các nhóm
có mức độ giàu có, quyền lực và uy tín khác nhau.
• Bất bình đẳng về sức khỏe đặt các nhóm yếu thế (nhóm
người nghèo, nhóm phụ nữ, nhóm những người đồng tính hay nhóm dân tộc thiểu số v.v…) càng trở nên bất lợi hơn trong kỳ vọng đạt được sức khỏe của họ.
• Bất bình đẳng về sức khỏe được xác định do sự khác
nhau về cấu tạo sinh học và do điều kiện sống liên quan đến sức khỏe như sự thiếu thốn các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, điều kiện làm việc độc hại, điều kiện sống nghèo nàn v.v…
Trang 49Theo Neidoo, bất bình đẳng về sức khoẻ có thể
đo lường theo bốn khía cạnh (2005):
Những khác biệt về tình trạng sức khỏe giữa
các nhóm xã hội;
Bất bình đẳng trong việc tiếp cận và sử dụng
các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ;
Những khác biệt giữa các vùng miền, địa lý;
Những khác biệt trong kết quả điều trị.
Trang 50Kỳ thị và phân biệt đối xử
Sự kỳ thị là thái độ thể hiện sự thiếu tôn
trọng đối với người khác/nhóm xã hội khác.
Phân biệt đối xử là hành vi ứng xử của một
cá nhân hoặc nhóm đối với người khác, nhóm khác một cách đầy định kiến.
Sự kỳ thị và phân biệt đối xử có thể thể hiện
ở cấp độ cá nhân, gia đình, bạn bè, cộng đồng và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như ở cấp độ chính phủ.
Trang 51Sự kỳ thị và phân biệt đối xử có thể thể hiện
ở cấp độ cá nhân, gia đình, bạn bè, cộng đồng và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như ở cấp độ chính phủ.
Trong lĩnh vực sức khỏe, kỳ thị xã hội và
phân biệt đối xử thường xảy ra đối với những người mắc bệnh lây nhiễm, nan y như bệnh lao, bệnh giang mai, bệnh hủi và đặc biệt là HIV/AIDS.
Trang 52Ảnh hưởng của kỳ thị và phân biệt đối xử
đến sức khỏe
Sự kỳ thị và phân biệt đối xử làm hạn chế cơ hội của
các cá nhân trong việc tiếp cận các DVCSSK và các dịch vụ khác Do đó, làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh tới người khác.
Sự kỳ thị và phân biệt đối xử dẫn đến cô lập xã hội, hạn
chế sự hòa nhập xã hội và hỗ trợ xã hội của cá nhân.
Sự kỳ thị và phân biệt đối xử khiến cá nhân có các hành
vi nguy cơ (người có HIV tránh không đi kiểm tra xét nghiệm; tránh không đến bệnh viện để điều trị; không nói với bạn tình, vợ/chồng về tình trạng sức khỏe của
họ hay bạn tiêm chích cùng kim tiêm.
Trang 53Kết luận