Trong một thời gian rất dài, khi nghiên cứu văn chương, người ta luôn kiếm tìm lời giải cho tác phẩm từ tác giả
Trang 1MỞ ĐẦU1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong một thời gian rất dài, khi nghiên cứu văn chương, người ta luônkiếm tìm lời giải cho tác phẩm từ tác giả Bởi vậy mà, trong tiềm thức củarất nhiều người hôm nay vẫn luôn tự tin khẳng định rằng tác phẩmBaudelaire cho thấy sự suy sụp của con người Baudelaire, tranh Van Goghlà sản phẩm trong những phút thăng hoa của hội chứng điên, nhạcTchaikovsky là ẩn ức của những tội lỗi, sám hối day dứt nhất… Không phủnhận tác giả có một vai trò quan trọng hình thành nên tác phẩm song đókhông phải là đối tượng quan trọng nhất và càng không phải là yếu tố duynhất để ta xoáy vào khi nghiên cứu văn học Bởi lẽ nói như Trương ĐăngDung rằng “tác phẩm văn học như là quá trình”, tác phẩm được phôi thai từsự chiếm lĩnh nghệ thuật về hiện thực của nhà văn và kết quả là người đọccó được một văn bản nghệ thuật “Nhưng sự sống của nó chỉ thực sự bắt đầukhi trải qua quá trình chiếm lĩnh thẩm mỹ về tác phẩm của người đọc Văn
bản chỉ trở thành tác phẩm khi có người đọc xuất hiện” [12, 108] Đó là lí
do vì sao từ cổ chí kim, không ít nhà văn, nhà thơ sáng tác nên hàng triệutác phẩm nhưng không phải tất cả số đó vượt qua được dòng chảy nghiệtngã của thời gian để đứng vững cùng bạn đọc.
Nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy đã có một nhận xét rất chính xác rằng:“Khoa học văn chương trong hai thế kỷ gần đây có ba phát hiện quan trọng:Thế kỷ XIX phát hiện ra tác giả, nửa đầu thế kỷ XX: tác phẩm, nửa cuối thếkỷ XX là độc giả Mối quan hệ ba ngôi này đã tạo ra một nhất thể, một chỉnhthể văn học mà tùy theo từng thời điểm và từng phương pháp tiếp cận ngườita tôn một ngôi nào đó là trung tâm nhưng vẫn không đặt ra ngoài mối quanhệ với hai ngôi kia.”[50, 28] Đề cao vị thế của độc giả, tiếp cận tác phẩm từgóc độ người đọc là một bước tiến của lí luận văn học thế giới cũng như bướcđầu ở Việt Nam GS TS Trần Đình Sử cũng đã đưa ra quan điểm của ôngrằng “về tác phẩm văn học, nhất thiết phải có khái niệm tác phẩm văn học
Trang 2trên cơ sở văn bản mà lí luận văn học hiện hành còn thiếu Ở đó văn bản chỉđược coi như cái vỏ ngôn ngữ bên ngoài Tác phẩm văn học phải được cắtnghĩa theo lí thuyết tiếp nhận hiện đại”
Cho dù tác giả đến tận hôm nay vẫn thống trị trong những bộ văn họcsử, trong các tiểu sử văn học, các cuộc phỏng vấn trên báo chí, thậm chí ngaytrong ý thức của giới văn chương… thì dần dần địa vị ấy đã và đang bị lật đổ.Từ khi đưa ngôn ngữ lên vị trí trung tâm, giới nghiên cứu đã đề cao sự viết,triệt tiêu tác giả và khôi phục lại vị thế cho độc giả Nhà văn Mỹ Brecht đãtừng ví von rất ngộ nghĩnh là: nếu ví văn học là một sân khấu thì tác giả bịthu lại thành một hình thù tí xíu ở tít đầu kia của sân khấu văn học.
Nếu như lí luận tiếp nhận truyền thống với tư duy lí luận văn học tiềnhiện đại chỉ nhấn mạnh đến tác giả thì đến tư duy lí luận văn học hiện đại đãnhận ra vai trò quan trọng của văn bản nghệ thuật như là trung tâm tạo nghĩa.“Tác giả trở thành xác chết và sự viết bắt đầu” (R Barthes) Những hoạtđộng ý thức của nhà văn không thuộc về tác phẩm mà chỉ là cơ sở tồn tại củatác phẩm Tác phẩm chỉ thực sự được đắp da đắp thịt thông qua quá trình đọc“có chủ ý” của người tiếp nhận.
Với khám phá hết sức mới mẻ, mĩ học tiếp nhận đã đưa việc nghiêncứu tác phẩm văn học lên một nấc thang mới Nếu cứ cày xới từ góc độ tácgiả, ngôn ngữ văn bản thì cánh đồng văn chương tưởng chừng không cònđiều gì mới mẻ để khai phá Từ đây, mở ra một chân trời tiếp nhận mới, tiếpcận tác phẩm từ nhiều chiều hơn tựa như khối rubic lập phương Sự tồn tạicủa tác phẩm không thể hình dung được nếu thiếu sự tham dự của ngườiđọc Không có tác phẩm văn học nếu không có người đọc, một nền văn họckhông chỉ là phép cộng giản đơn của tác giả, tác phẩm mà còn phải kể tớimối quan hệ tác giả - tác phẩm, đội ngũ dồi dào những người tiếp nhậnchúng cùng thời cũng như thế hệ mai sau… Quá trình tiếp nhận tác phẩmchính là sự đối thoại liên tục với tác giả trên mọi lĩnh vực, độc giả cũng làngười đồng sáng tạo Lý luận tiếp nhận đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề quantrọng trong lịch sử tác phẩm văn học Theo dõi đời sống lịch sử của các tác
Trang 3phẩm văn học, dễ nhận thấy tiếp nhận văn học ngày càng chiếm lĩnh tácphẩm một cách sâu sắc hơn, toàn diện hơn, cụ thể hơn trong nhiều tươngquan và bình diện hơn.
Tiếp nhận là một vấn đề rất mới mẻ và hấp dẫn, nó mở ra những chiềusâu khám phá sức sống nội tại của một tác phẩm văn học, đặc biệt là đối vớinhững tác phẩm kinh điển, có sức sống mạnh mẽ trong lịch sử văn học.Người ta luôn tự hỏi: Cái gì làm nên sức sống tiềm tàng mãnh liệt ấy? Tácgiả là một cây bút đầy tài năng? Thông điệp của nó ẩn chứa nhiều vấn đề hấpdẫn mang tính thời đại? Và độc giả mọi thế hệ chính là chiếc cầu nối kì diệuđã tiếp nhận, cất cánh cho những áng văn chương ấy vươn xa hơn Bởi vậymà có người đã nói không ngoa rằng: Lịch sử văn học là lịch sử của nhữngcách đọc Từ thời đại này sang thời đại khác, từ người này qua người khác sẽnới rộng dần ra không gian thẩm mỹ của tác phẩm Tác phẩm mở ra vô vànnhững cái nhìn khác lạ.
Thơ Đường là một trong những áng văn chương mang trong mình sứcsống tiềm tàng như vậy Thơ Đường là một dạng thơ nổi tiếng bởi sự thâmtrầm, bí ẩn Để hiểu hết được những tầng bậc ý nghĩa của nó không phải làmột điều giản đơn Nói như Will Durant thì: “Khắp thế giới đâu thấy đượcmột thứ thơ nào so sánh được với thứ thơ đó về cách diễn tả thanh nhã, tếnhị, về những tình cảm dịu dàng điều độ, về sự bình dị và cô đọng của mộtcâu ngắn thôi mà bao trùm được tư tưởng cân nhắc kĩ lưỡng.” Có phải thếchăng mà cho đến nay, nhiều văn bản Đường thi vẫn như những nguồn suốikhông cạn, có sức hút lớn, mời gọi bạn đọc khám phá
Thơ Đường là tinh hoa của văn học Trung Quốc, là thành quả rực rỡ củamột thời đại văn chương một đi không trở lại, không chỉ với Trung Hoa màvới toàn thể thế giới Ảnh hưởng của nó đến với văn hóa, văn chương cácnước trên thế giới cũng như khu vực rất sâu nặng Hàng nghìn năm đã trôiqua nhưng việc tiếp nhận - diễn dịch thơ Đường vẫn không hề bị lãng quên.
Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị và Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế cũng là
hai trong số đó
Trang 4Bạch Cư Dị vốn được coi là ba đỉnh cao của thơ Đường cùng với LýBạch và Đỗ Phủ, tuy nhiên, còn có nhiều nhà thơ, tuy thơ của họ để lại khôngnhiều nhưng chỉ đôi ba bài cũng đủ khiến họ trở thành nhà thơ bất hủ.Trương Kế là một người như vậy Có thể nói rằng, nếu kể tên mười nhà thơtiêu biểu của thơ ca cổ điển Trung Quốc thì có thể không có Trương Kế,nhưng nếu kể tên mười thi phẩm xuất sắc của thơ cổ điển Trung Quốc thì khó
mà bỏ qua được Phong Kiều dạ bạc
Nền văn học nghệ thuật Việt Nam đã đón nhận và lưu giữ tác phẩm Tỳbà hành của Bạch Cư Dị và Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế, đồng thời
cũng đã từng có những sự tiếp thu ảnh hưởng rất sâu sắc từ tác phẩm đó.Không ít những sáng tác thơ ca Việt Nam đã được khởi xướng từ dư âm của
Tỳ bà hành hay ý thơ thâm trầm, tĩnh lặng của cảnh chùa Hàn San trongPhong Kiều dạ bạc Bài thơ từng được đưa vào giảng dạy trong chương trình
phổ thông nên khá quen thuộc với học sinh - sinh viên Khi lí luận phê bìnhvăn học đã đạt được những thành tựu mới thì việc tiếp nhận tác phẩm văn học
nói chung, tiếp nhận Tỳ bà hành và Phong Kiều dạ bạc nói riêng càng đượcquan tâm nhiều hơn Như thế, Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế và Tỳ bàhành của Bạch Cư Dị là hai tác phẩm hết sức tiêu biểu cho Đường thi, hơn
nữa tư liệu nghiên cứu về tiếp nhận hai tác phẩm này đã được thực hiện kháđầy đủ trong các niên luận, khóa luận của những người đi trước.
Chúng tôi muốn trên nền những tư liệu đã có của những người nghiên
cứu trước để qua Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị và Phong Kiều dạ bạc của
Trương Kế tìm hiểu và lí giải một vài vấn đề đọc thơ Đường ở Việt Nam.
Khóa luận của chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu hai cách đọc, hai hướng tiếpnhận chính bên cạnh rất nhiều cách tiếp nhận phong phú khác đó là việc“giảng nghĩa” thơ Đường trong sách giáo khoa phổ thông và việc giải nghĩathơ Đường trong nghiên cứu - phê bình để từ đó có cái nhìn tổng quát, nhậndiện và lí giải vấn đề đọc thơ Đường ở Việt Nam Ở một khía cạnh nào đó cóthể gợi mở những chân trời của mĩ học tiếp nhận, nhìn nhận tác phẩm ở gócđộ người đọc.
Trang 52 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Có thể nói nghiên cứu quá trình tiếp nhận văn học ở góc độ người đọclà một vấn đề khá mới mẻ ở nước ta Cụ thể, trong khóa luận của chúng tôi cónghiên cứu một vài vấn đề đọc thơ Đường ở Việt Nam nói chung, tiêu biểu
qua hai trường hợp Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị và Phong kiều dạ bạc của
Trương Kế lại là một vấn đề ít gặp.
Viết về quá trình tiếp nhận thơ Đường ở Việt Nam có thể kể tới Luận
án phó tiến sĩ khoa học Ngữ văn của Nguyễn Tuyết Hạnh với đề tài: Vấn đềdịch thơ Đường ở Việt Nam (TP Hồ Chí Minh, 1996) Luận án gồm có ba
chương: Chương đầu tiên nói về lịch sử dịch thơ Đường ở Việt Nam với việcnêu ra truyền thống dịch thuật ở Việt Nam, truyền thống dịch thơ Đường vàtổng kết lịch sử dịch thơ Đường ở Việt Nam Chương hai đưa ra vấn đềnhững phát sinh do quan hệ giao tiếp văn hóa nhiều đời giữa Việt Nam vàTrung Quốc trong việc dịch thơ Đường, chủ yếu là những thuận lợi và vấn đềthể loại chuyển dịch Chương cuối tác giả viết về nghệ thuật dịch thơ Đườngcần phải có sự đồng cảm giữa dịch giả và tác giả, ngôn ngữ thơ Đường trêngóc độ dịch và chủ yếu người viết đi sâu nghệ thuật dịch thơ Đường trên gócđộ thủ pháp Có thể nói, luận án của Nguyễn Tuyết Hạnh đã nghiên cứu đượcrất chi tiết sự vận động và phát triển của việc dịch thơ Đường qua các giaiđoạn lịch sử, sự vận động của thể loại chuyển dịch từ buổi ban đầu đến nay.Người đọc có một cái nhìn sâu hơn về vấn đề dịch thuật nói chung cũng nhưdịch thơ Đường nói riêng ở Việt Nam Mà dịch thuật thực chất cũng chính làmột khía cạnh của quá trình tiếp nhận nơi độc giả, của mĩ học tiếp nhận Tuynhiên, luận án mới chỉ nghiên cứu việc dịch thơ Đường theo thủ pháp nghệthuật thơ Đường và mới chủ yếu quan tâm những bài thơ có số câu dướimười sáu khi bàn về việc dịch theo thủ pháp.
Thơ Đường là một loại thơ khá đặc biệt bởi nó có một sinh mệnh dịchthuật dài lâu ở Việt Nam Cho tới hôm nay Đường thi vẫn được sự quan tâmcủa không ít độc giả Bởi vậy mà nó trở thành đối tượng lí tưởng cho nhiềusự khảo sát Nghiên cứu thơ Đường, mà cụ thể là sự tiếp nhận Đường thi ở
Trang 6Việt Nam là một vấn đề hấp dẫn và có thể khai thác sâu sắc, tuy nhiên nhữngcông trình nghiên cứu vấn đề này vẫn còn quá ít ỏi Nhiều khóa luận tốt nghiệpcủa sinh viên trường ĐH KHXH & NV Hà Nội đã đề cập tới vấn đề này Ngaytừ khi nước nhà còn trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt, năm 1965, Phạm
Đình Lợi dưới sự hướng dẫn của thầy Ngô Xuân Anh đã viết đề tài: Điểm quaviệc dịch thuật thơ Đường ở Việt Nam Khóa luận có bốn phần: ngoài phần mở
đầu và kết luận, khóa luận gồm ba phần nội dung chính: Phần hai: Mấy nét vềthơ Đường và giá trị của nó Phần ba: Điểm qua việc dịch thuật thơ Đường ởViệt Nam với ranh giới phân chia hai giai đoạn là Cách mạng tháng Tám lịchsử Khóa luận tuy ngắn và mới chỉ bước đầu điểm qua trên những nét lớn nhất,qua những dịch giả tên tuổi nhưng đã cung cấp cho bạn đọc nhiều nguồn tưliệu quý giá về vấn đề dịch thuật thơ Đường ở Việt Nam.
Năm 1972, Nguyễn Trọng Nuôi viết khóa luận tốt nghiệp với tên đề tài
là Tìm hiểu việc dịch thuật và nghiên cứu Đường thi ở Việt Nam trước cáchmạng tháng Tám Khóa luận gồm hai phần chính: Phần đầu: Vài nét về thơ
Đường Phần hai đi sâu nghiên cứu việc dịch thuật và khảo cứu Đường thi ởViệt Nam trước Cách mạng tháng Tám với việc chia ra ba ý lớn: dịch thuật,khảo cứu và nhận định chung Có thể nói, tuy trong hoàn cảnh đất nước khókhăn, nguồn tư liệu khan hiếm, còn ghi chép tay nhưng khóa luận đã tổnghợp được tài liệu và bước đầu có những lời bình giá nhất định về hiện tượngnghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề tiếp nhận rộng hơn ở cả lĩnh vực giới thiệu, nghiêncứu và phiên dịch và đối tượng nghiên cứu rộng hơn hẳn là thơ ca TrungQuốc (không giới hạn ở Đường thi), Nguyễn Thị Mỹ Linh đã viết khóa luận
tốt nghiệp với đề tài: Tình hình giới thiệu, nghiên cứu và phiên dịch thơ caTrung Quốc ở Việt Nam từ trước tới nay (năm 1991, Lê Đức Niệm hướng
dẫn) Khóa luận gồm có sáu phần lớn, mỗi phần đi theo lịch sử phát triển củathơ Đường từ thời Tiên Tần; Tần Hán, Ngụy Tấn, Nam Bắc triều; thơ ca đờiĐường; thơ ca Tống Nguyên; thơ ca Minh Thanh và Cận đại; thơ ca TrungQuốc thời Hiện đại Trong đó tác giả lại đi vào tìm hiểu quá trình giới thiệu,
Trang 7nghiên cứu cũng như đặt ra vấn đề ai là người đầu tiên dịch thơ Đường?Người đầu tiên khảo cứu thơ Đường? Khóa luận đã cung cấp cho độc giảnguồn tư liệu khảo sát rất chi tiết và đáng quý về thơ ca Trung Quốc đã đượctiếp nhận ở Việt Nam
Các công trình trên được nghiên cứu từ các cách tiếp cận văn học sosánh (nghiên cứu ảnh hưởng) hoặc từ góc độ phiên dịch học, chứ chưa quansát đối tượng từ góc độ mỹ học tiếp nhận Hiện nay chúng ta đang thực hiệncông việc này một cách tập trung, ý thức về phương pháp cũng rất rõ ràng:cùng với mỹ học tiếp nhận được truyền bá ở Việt Nam, dẫn đến cách hiểumới về tác phẩm văn học, từ đó mở rộng lĩnh vực nghiên cứu của văn học sử,công việc nghiên cứu của chúng ta vẫn là bám chắc trên mảnh đất văn học sử,song chúng ta đặt công việc của mình vào môi trường của văn hóa - văn họcso sánh, chuyển từ nghiên cứu ảnh hưởng sang nghiên cứu tiếp nhận Ngườiđọc - văn bản đọc trở thành tư liệu nghiên cứu chính.
Trong những năm gần đây, khi mĩ học tiếp nhận được mở rộng và đượcquan tâm nhiều hơn thì vấn đề này lại được lật lại và nghiên cứu sâu hơn.Dưới sự hướng dẫn của GV Phạm Ánh Sao, liên tiếp trong những năm 2006,2007, 2008 là các niên luận, khóa luận tìm hiểu quá trình tiếp nhận thơĐường tại Việt Nam thông qua một số trường hợp tiêu biểu Năm 2006,
Nguyễn Thu Hương có khóa luận: Tiếp nhận và diễn dịch Phong Kiều dạbạc tại Việt Nam Khóa luận gồm ba chương Chương đầu nêu một số vấn đề
về lí luận tiếp nhận văn học, chương hai tổng thuật quá trình giao lưu văn hóavà tiếp nhận văn học Trung Quốc tại Việt Nam Chương chính tìm hiểu tiếp
nhận và diễn dịch Phong Kiều dạ bạc tại Việt Nam Người viết đã đưa ra mộthướng tiếp cận mới với Phong Kiều dạ bạc Có thể nói, khóa luận của
Nguyễn Thu Hương đã đưa ra được những tri thức lí luận văn học nền tảngvề tiếp nhận văn học cũng như những ghi chép đáng quý về sự xuất hiện, tiếp
nhận tác phẩm Phong Kiều dạ bạc tại Việt Nam
Cũng như khóa luận của Nguyễn Thu Hương, niên luận của Nguyễn Thị
Hường: Vấn đề tiếp nhận Tỳ bà hành tại Việt Nam (năm 2007) đã cơ bản mô
Trang 8tả được những ghi chép, tìm tòi tư liệu kỹ lưỡng về quá trình tác phẩm đếnViệt Nam và được tiếp nhận như thế nào theo thời gian Niên luận gồm bốn
phần chính: Thời điểm sớm nhất tiếp nhận văn bản tác phẩm Tỳ bà hành tạiViệt Nam; Tỳ bà hành trên sách báo tạp chí đầu thế kỷ XX; vấn đề tuyểndịch nghiên cứu Tỳ bà hành tại Việt Nam từ 1940 đến nay; vấn đề tiếp nhậnTỳ bà hành trong các thể loại văn học nghệ thuật tại Việt Nam Công trình
nghiên cứu của Nguyễn Thị Hường tuy nhỏ nhưng là nguồn tư liệu đáng quý
đã cho thấy được toàn cảnh quá trình tiếp nhận Tỳ bà hành tại Việt Nam trên
nhiều phương tiện: sách báo, tạp chí, sách, giáo trình… và tương ứng với nólà các cách đọc khác nhau Những ghi chép của Nguyễn Thị Hường về vấn đề
tiếp nhận Tỳ Bà hành tại Việt Nam là một sự tìm kiếm tư liệu đáng quý và
đáng ghi nhận Cùng năm 2007 có khóa luận tốt nghiệp của Mạnh Thị Minh
nghiên cứu: Đường thi trong sách giáo khoa phổ thông ở Việt Nam Với hai
chương: chương một: quá trình Đường thi được đưa vào giảng dạy trongtrường phổ thông ở Việt Nam và chương hai: Hướng dẫn giảng dạy Đường
thi trong sách giáo khoa phổ thông ở Việt Nam, đây cũng là một công trình tỉ
mỉ, cung cấp nhiều tư liệu rất có ích cho bạn đọc quan tâm đến vấn đề này.Năm 2008, Nguyễn Hồng Mơ tiếp tục vấn đề tiếp nhận khi làm niên
luận nghiên cứu: Vấn đề tiếp nhận Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam Niên luận
gồm ba chương: Chương một vấn đề dịch thuật Hoàng hạc lâu, chương hai:Vấn đề nghiên cứu Hoàng hạc lâu và chương ba: Từ tác phẩm đến tác phẩm
Như vậy, ta có thể thấy rằng việc nghiên cứu vấn đề tiếp nhận văn học,cụ thể là tiếp nhận Đường thi ở góc độ bạn đọc vẫn chưa có nhiều cây búttham gia Nghiên cứu văn học từ mĩ học tiếp nhận là một vấn đề khó và thựcsự cần có nhiều thời gian Trong khóa luận này, chúng tôi muốn tiếp tục pháttriển, nghiên cứu sâu hơn vấn đề tiếp nhận thơ Đường, thông qua hai trường
hợp tiêu biểu: Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế và Tỳ bà hành của Bạch
Cư Dị Những niên luận, khóa luận đi trước quả thực là những phần tư liệurất quý báu để trên cơ sở đó, chúng tôi tìm hiểu, tổng hợp và sắp xếp theohướng tìm hiểu của mình Tuy nhiên hầu hết những niên luận, khóa luận
Trang 9trước mới chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tổng hợp tư liệu, ghi chép dữliệu quý báu về quá trình tiếp nhận các tác phẩm Đường thi chứ chưa lí giảisâu sắc được ý nghĩa của các cách tiếp nhận Chúng tôi không có tham vọnghoàn thành được hết những phần việc rất có ích đó bởi đó là công việc cầnnhiều thời gian và tư liệu Như một câu danh ngôn được lưu truyền rất hay là:
“cánh cửa đã mở nhưng còn phải đẩy” Quả thực, khóa luận của chúng tôi
cũng mang tính chất gần giống như vậy, tiếp nối và để ngỏ để bạn đọc nàoquan tâm có thể tiếp tục tìm tòi và nâng cao hơn nữa, bởi mĩ học tiếp nhậncho tới hôm nay vẫn là một mảnh đất màu mỡ chờ người khai phá.
3 NHIỆM VỤ, MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Nhiệm vụ của chúng tôi trong đề tài này là tìm hiểu quá trình tiếp nhận
và diễn dịch Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị, Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế
ở Việt Nam theo từng giai đoạn khác nhau, khảo sát mối quan hệ giữa chủ thểvà khách thể của quá trình tiếp nhận và diễn dịch văn bản, chỉ ra những chặngđường và đặc điểm tiếp nhận của mỗi thời kỳ, lý giải nguyên nhân và hệ quảcủa những cách tiếp nhận về hai tác phẩm ở từng đối tượng Để rồi từ hiện
tượng Tỳ bà hành, Phong Kiều dạ bạc nhận diện một số vấn đề đọc thơ
Đường cũng như các tác phẩm văn học nước ngoài nói chung tại Việt Nam,góp phần mở rộng việc nghiên cứu tác phẩm nhìn từ góc độ tiếp nhận bởi lẽmĩ học tiếp nhận vốn đang là một lĩnh vực còn hết sức mới mẻ và hấp dấn đốivới những ai đam mê tìm hiểu văn bản từ góc độ người đọc.
4 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI TƯ LIỆUĐối tượng nghiên cứu của đề tài chính là tìm hiểu quá trình tiếp nhận và
diễn dịch tác phẩm Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị và Phong Kiều dạ bạc của
Trương Kế ở Việt Nam Tương ứng với đối tượng nghiên cứu đó, chúng tôigiới hạn phạm vi nghiên cứu cũng chủ yếu tập trung ở hai văn bản tác phẩmnày Trên cơ sở đó, cũng có những sự liên hệ nhất định với việc tiếp nhậnmột số tác phẩm thơ ca khác của Đường thi tại Việt Nam.
Trang 10Về phạm vi tư liệu của đề tài, chúng tôi chủ yếu dựa vào tư liệu thànhvăn bằng chữ Quốc ngữ từ đầu thế kỷ XX đến thời điểm này đã được các tácgiả niên luận và khóa luận trước đó sưu tầm, giới thiệu trong công trình củamình Đó là những nguồn tư liệu rất quý báu và giúp ích rất nhiều cho chúngtôi hoàn thành khóa luận này.
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này, trên bình diện lý thuyết, chúng tôi tiếp cận đốitượng chủ yếu từ góc độ văn học so sánh và mĩ học tiếp nhận
Về các mặt thao tác khoa học cụ thể, chúng tôi chủ yếu sử dụngphương pháp mô tả, hệ thống hóa, thống kê, phân loại, chia giai đoạn nhằmkhôi phục diện mạo và phác họa quá trình tiếp nhận và diễn dịch hai tác
phẩm Tỳ bà hành, Phong Kiều dạ bạc, đồng thời cũng sử dụng phương pháp
phân tích, so sánh - đối chiếu nhằm cắt nghĩa đặc điểm, tính chất và lí giảinguyên do của quá trình đó.
1.1 Giảng nghĩa Tỳ bà hành trong SGK PT.
1.2 Giảng nghĩa Phong Kiều dạ bạc trong SGK PT.
1.3 Lí giải hiện tượng giảng nghĩa trong SGK PT.
CHƯƠNG 2: GIẢI NGHĨA THƠ ĐƯỜNG TRONG NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH Ở VIỆT NAM
2.1 Nghiên cứu phê bình Tỳ bà hành ở VN.
2.2 Nghiên cứu phê bình Phong Kiều dạ bạc ở VN.
2.3 Lí giải hiện tượng giải nghĩa trong nghiên cứu phê bình ở VN.
Trang 117 QUY ƯỚC TRÌNH BÀY
Khóa luận của chúng tôi được trình bày theo quy cách của Trường Đạihọc KHXH & NV Hà Nội quy định cho khóa luận tốt nghiệp.
Sau trích dẫn tư liệu đều có ngoặc vuông ghi lần lượt: thứ tự tư liệu(theo Tư liệu tham khảo ở cuối Khóa luận), trang thứ bao nhiêu của tư liệuđó Chú thích trực tiếp ở chân trang dành riêng cho việc giải thích từ ngữ,khái niệm…
Đối với tên tác phẩm văn học thời cổ đại Trung Quốc và Việt Nam, đểtôn trọng nguyên tác và tiện tra cứu, chúng tôi sẽ phiên âm Hán Việt, đồng
thời in nghiêng (riêng tác phẩm Tỳ bà hành và Phong Kiều dạ bạc là in
nghiêng đậm) Nếu tên tác phẩm nằm trong công trình nghiên cứu thì chúngtôi sẽ in nghiêng đậm
Đối với tên các công trình nghiên cứu và các bài báo khoa học, chúngtôi cũng sẽ in nghiêng Các thông tin về công trình và bài báo như xuất xứ,tên tạp chí, tên các nhà xuất bản chúng tôi sẽ ghi ngay bên cạnh.
Trang 12Có thể nói, soạn sách giáo khoa cho chương trình phổ thông đến hômnay vẫn không phải là một công việc đơn giản Bởi lẽ để có được một bộ sáchchuẩn, trở thành chương trình mẫu mực giúp cho việc tiếp thu, nhận thức củahọc sinh được tốt cần phải có một đội ngũ biên soạn có tầm hiểu biết, trí tuệvà làm việc khoa học Sách giáo khoa ở nước nào cũng vậy, nó “chứa đựng
Trang 13những tri thức cơ bản, chính xác nhất và được nhân loại tin cậy nhất” (GS.TS Nguyễn Thanh Hùng) Sách giáo khoa trong nhà trường là loại sách dànhcho học sinh nghiên cứu và học tập dưới sự chỉ đạo của giáo viên Sách giáokhoa bộ môn văn cũng không nằm ngoài những vai trò và định hướng đó.“Chương trình sách giáo khoa là căn cứ rõ nhất để nghiên cứu tìm hiểu vấnđề tiếp nhận văn học theo hướng chính thống trong nhà trường Sự biến đổicủa nội dung chương trình phản ánh mức độ thích ứng giữa thực tế giảng dạyvới lí luận mới về tiếp nhận văn học.” [34, 5] Đặc biệt là đối với những tácphẩm văn học nước ngoài được biên soạn và đưa vào giới thiệu cho học sinhnhằm giao lưu, mở mang tầm hiểu biết của các em về văn học, văn hóa cácdân tộc khác.
Đã được coi là chuẩn mực trong việc đưa đến cho học sinh những kiếnthức cơ bản và hữu ích nhất, đương nhiên những tác phẩm văn học nướcngoài được đưa vào chương trình đều phải được chọn lựa kĩ càng, là nhữngđỉnh cao của văn học các nước và tiêu biểu cho quá trình phát triển lịch sửvăn học thế giới qua các thời đại
Cách đây gần 60 năm, theo tư liệu nghiên cứu của Mạnh Thị Minh trongkhóa luận của mình, Dương Quảng Hàm là người đầu tiên đưa môn văn họcTrung Quốc vào chương trình THPT Ông là người đặt viên gạch đầu tiêncho công việc giảng dạy và học tập văn học Trung Quốc ở nước ta nói chungvà thơ Đường nói riêng.
Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị và Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế cũng
là hai trong số rất nhiều những tác phẩm Đường thi đã được giới thiệu và giảngdạy trong chương trình THPT nước ta Có thể ở hệ SGK này, nó được giảngchính (đọc thêm), sang hệ SGK khác, nó lại được xếp vào phần đọc thêm(giảng chính) hay đọc thêm bắt buộc… Sự chuyển dịch của tác phẩm từ chỗ làbài được chọn giảng chính chuyển sang tác phẩm đọc thêm, hay đọc thêm bắtbuộc đều phản ánh rất rõ sự chuyển biến về nhận thức và quan điểm của ngườibiên soạn chương trình Trên đó là sự chi phối không nhỏ của các tư tưởng,quan điểm của ban chỉ đạo biên soạn chương trình, các chính sách mới đối với
Trang 14nền giáo dục Nhưng qua đó, bạn đọc có thể nhận ra một số vấn đề đọc, “giảngnghĩa” trong SGK PT về hai tác phẩm này Đây cũng là một khía cạnh củaviệc tiếp nhận văn học từ góc độ người đọc mà chúng tôi quan tâm.
1.1 GIẢNG NGHĨA TỲ BÀ HÀNH TRONG SGK PT
Cũng như hầu hết các tác phẩm cổ điển Trung Quốc khác được giớithiệu ở Việt Nam, để xác định thời điểm sớm nhất tiếp nhận văn bản tác
phẩm Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị tại Việt Nam quả là một vấn đề không hề
đơn giản Cho đến nay, giới nghiên cứu văn học vẫn chưa khẳng định được
Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị đã đến Việt Nam chính xác tự bao giờ Trên cơsở tổng hợp cứ liệu sẵn có thì bản dịch Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị được
phát hiện, bản khắc in năm 1881 là bản cổ nhất.
Dù chưa biết rõ văn bản chữ Hán của Tỳ bà hành đã xuất hiện và được
dịch ra chữ Quốc ngữ ở Việt Nam từ bao giờ nhưng theo những tài liệu đã cóđược trong tay, dự đoán văn bản chữ Hán của tác phẩm này đã đến với người
Việt từ khá sớm Bản dịch Tỳ bà hành được truyển tụng xưa nay, đã từng
được coi là của Phan Huy Vịnh nhưng hiện nay đã được chứng minh là củaPhan Huy Thực - thân phụ của Phan Huy Vịnh Căn cứ vào thời gian Phan
Huy Thực sống (1779- 1846) thì chúng ta có thể dự đoán: bản dịch Tỳ bàhành đã ra đời từ những năm đầu thế kỷ XIX Điều này có liên quan đến luận
điểm của Phan Văn Diêu: “Trong đời làm quan, Huy Thực đã ba lần lênxuống chức Thượng thư bộ Lễ Vì lẽ đó, ông đã cảm thông sâu xa với Bạch
Lạc Thiên mà phiên diễn Tỳ bà hành chăng?”
Tới nay, bản dịch Tỳ bà hành có nhiều, song thành công nhất vẫn là
bản dịch của Phan Huy Thực Đây được coi là một trong hai bản dịch hay
nhất trong lịch sử dịch thuật của nước ta bên cạnh bản dịch tác phẩm ChinhPhụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm (nguyên tác của Đặng Trần Côn) Bản
dịch sử dụng thể thơ song thất lục bát- một thể thơ truyền thống của dân tộccó khả năng biểu cảm mạnh mẽ Bản dịch hoàn hảo bởi nó giữ được đúng số
Trang 15câu và số chữ của nguyên tác (88 câu và 616 chữ), soạn giả Phan Huy Thựcđã khéo léo trong việc sử dụng những tiếng đôi, những từ láy trong tiếngViệt, tăng sức gợi tả, gợi cảm Quan trọng hơn nó đã thể hiện được tinh thần
của nguyên tác, lột tả được cái “thần”, cái “nhã” của Tỳ bà hành nguyên gốc
chữ Hán Cho dẫu còn rất nhiều ý kiến khác nhau chỉ ra những thiếu sót củabản dịch này nhưng đến hôm nay, nó vẫn chứng tỏ sức sống mãnh liệt củamình trong nền văn học dân tộc.
Ngay từ những năm đầu tiên khi Đường thi được đưa vào giới thiệu
trong chương trình SGK PT, Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị đã được chọn lựa.
Không những vậy, thi phẩm còn được đưa vào giảng chính dù dung lượngkhông nhỏ và sự tiếp cận thấu đáo tinh thần bài thơ không phải là một côngviệc giản đơn.
Theo nghiên cứu của Mạnh Thị Minh, năm 1990, Đường thi chính thức
được đưa vào giảng dạy trong chương trình PTTH thì cũng trong sách Văn10, tập 2, phần văn học nước ngoài và lí luận văn học, NXB Giáo dục, năm
1990, do Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên, chúng tôi tìm được văn bản Tỳ bàhành của Bạch Cư Dị được giới thiệu Ở đây, nhà biên soạn chỉ đưa ra bản
dịch của Phan Huy Vịnh, không có phần phiên âm chữ Hán và dịch nghĩa.Việc cho học sinh tiếp cận tác phẩm văn học nước ngoài qua văn bản dịch
phần nào đã hạn chế tầm nhìn và tầm tiếp nhận của học sinh Sách Văn 10ngay phần giới thiệu văn bản dịch là phần Chú giải Người soạn sách cho học
sinh nắm rõ hơn những thông tin về tác giả Bạch Cư Dị một cách hết sứcngắn gọn, lời tựa của thi phẩm và những từ Hán Việt khó đối với học sinh.Tuy nhiên số lượng từ chú giải so với dung lượng của tác phẩm còn quá ít ỏi,chỉ bao gồm 11 từ khó Để giáo viên và học sinh có sự định hướng trong việctìm hiểu, tiếp nhận tác phẩm, người soạn đã đưa ra một hệ thống câu hỏi
trong phần Hướng dẫn học bài Có thể thấy được phần nào đó trong việc
“giảng nghĩa” tác phẩm trong chương trình SGK PT, chúng tôi muốn tríchdẫn phần câu hỏi này để thấy được rõ hơn việc phân tích, tìm hiểu tác phẩm
Tỳ bà hành :
Trang 16“1 Tóm tắt câu chuyện diễn ra trong Tỳ bà hành? (Song cần lưu ý, Tỳbà hành chủ yếu vẫn là thơ trữ tình Cốt truyện chỉ là phương tiện để nhà thơ
biểu lộ cảm xúc).
2 Bài thơ dài đến 88 câu nên chỉ có thể tập trung phân tích đoạn miêutả tiếng đàn lần hai của người ca nữ Tuy vậy, muốn thấy hết cái hay củađoạn thơ này, cần nắm vững mối quan hệ giữa nó với các phần khác Lúc đầutác giả và người ca nữ hoàn toàn không quen biết nhau, nhờ tiếng đàn làmmôi giới, hai người dần dần hiểu biết, thông cảm với nhau và đến cuối bàithơ, có thể nói tâm tư của hai con người đã hòa hợp làm một.
3 Hãy nêu những thành công của tác giả trong việc miêu tả tiếng đàncủa người ca nữ.
a Người ca nữ đã đánh đàn 3 lần Hãy nêu lên sự hợp lí trong việcphân bố mức độ miêu tả ở mỗi lần (Lần đầu không thể tả cụ thể vì chỉ thoảngnghe ở xa Lần thứ 3 tâm tư hai người đã hòa quyện vào nhau, tác giả khôngthể, không nỡ và cũng không cần miêu tả dài dòng.)
b Tác giả đã dùng những phương pháp nào để miêu tả tài nghệ củangười ca nữ? (Miêu tả hiệu quả, tác dụng của tiếng đàn: miêu tả trực tiếp cácyếu tố của âm nhạc- âm sắc, cường độ, cao độ, trường độ- bằng tỉ dụ, miêu tảdung nhan, động tác, miêu tả gián tiếp bằng cảnh sắc thiên nhiên)
c Tác giả đã tập trung miêu tả những thời điểm nào của quá trình diễntấu bản nhạc? (Lúc vặn trục lên dây dạo qua đôi ba tiếng, lúc ngắt, lúc đếncao trào và lúc ngừng hẳn)
d Tại sao có thể nói 2 câu 17 và 18 là linh hồn của cả đoạn trích? Vìsao nhà thơ đã nhanh chóng trở thành kẻ “tri âm” của người ca nữ như vậy?
e Đoạn trích gợi cho ta liên tưởng tới đoạn nào trong Truyện Kiều của
Nguyễn Du?”[4, 63- 64]
Có thể thấy, trong phần Hướng dẫn đọc bài của người biên soạn nhằm
giúp học sinh và giáo viên có những định hướng trong việc tiếp cận và tìmhiểu đã đưa ra một hệ thống câu hỏi hết sức chi tiết, chủ yếu tập trung vàoviệc lột tả được cái thần thái kỳ diệu của tiếng đàn người kỹ nữ Sau khi nêu
Trang 17câu hỏi, soạn giả không quên gợi ý cho học sinh tìm hiểu bài, gợi ý cách trảlời theo hướng mà họ đã định sẵn trong phần ngoặc đơn đi kèm Đây là cáchgiảng nghĩa tỉ mỉ, cặn kẽ của người biên soạn- có thể thấy họ là những ngườicó một tầm hiểu biết rộng về văn học Trung Quốc nói chung cũng như
Đường thi và tác phẩm Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị nói riêng Nó cho thấy
rất rõ cách dạy và học thời kỳ những năm 1990 Đó là cách dạy theo lối gầnnhư áp đặt một chiều, chưa khai thác được thực sự khả năng sáng tạo, chủđộng của học sinh- đồng thời cũng là những chủ thể tiếp nhận Mà sự chủđộng ấy là hết sức cần thiết trong quá trình tiếp nhận một tác phẩm vănchương bất kỳ.
Năm 1994, SGK đã có sự chuyển đổi, sách được phân chia làm haiban: ban KHXH và ban KHTN và KT để tiện cho việc dạy và học của họcsinh theo từng phân ban Kiến thức được chọn lựa phù hợp với từng chuyên
ngành riêng biệt Văn học 10 (tập 2, ban KHXH, NXB GD năm 1994, tài liệu
giáo khoa thực nghiệm, do Nguyễn Hoàng Tuyên, Lưu Đức Trung, Nguyễn
Khắc Phi, Trần Đình Sử biên soạn) vẫn chọn lựa Tỳ bà hành vào chương
trình học của học sinh ban KHXH Nhìn chung, những kiến thức về tác phẩmvẫn tương tự như SGK năm 1990 nhưng đã có thay đổi trong việc trình bày.Ngay sau nhan đề tác phẩm là phần chữ in nhỏ giới thiệu về tác giả Bạch CưDị, phần giới thiệu này có chi tiết hơn và dài hơn so với SGK năm 1990, đãcó sự so sánh, đối chiếu với Đỗ Phủ, Lý Bạch… để học sinh nắm bắt rõ hơnvề hoàn cảnh sáng tác cũng như cảm hứng chủ đạo, tinh thần chung về tácphẩm mà mình sẽ được học Như thế, trước khi đi sâu vào tác phẩm, học sinh
đã có cái nhìn khái quát về Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị.
Phần trích dẫn văn bản cho học sinh tiếp cận vẫn chỉ là văn bản dịch,
đó là bản dịch thành công nhất trong những bản dịch Tỳ bà hành hiện nay
của Phan Huy Vịnh (nay được cho là của Phan Huy Thực, thân phụ củaPhan Huy Vịnh) Trong quá trình trích dẫn văn bản, người biên soạn đã rấtchú ý khi tách riêng thành những khổ 4 câu và đánh số cho câu đầu tiêntrong khổ để học sinh tiện theo dõi tác phẩm có dung lượng khá dài này.
Trang 18Phần Chú giải gần như giống với SGK năm 1990 đã xuất bản Không có
thêm từ khó được giải nghĩa, trong số 12 chú giải đã bao gồm một lời tựatrích dẫn của tác phẩm và thông tin về dịch giả Phan Huy Vịnh Phần
Hướng dẫn học bài đã cắt bớt những gợi ý quá kỹ càng nhằm vạch hướng
cho học sinh tìm hiểu tác phẩm, câu hỏi đã được biên soạn lại theo hướnggợi mở nhiều hơn Như thế, tính tích cực, năng động của học sinh- chủ thểtiếp nhận đã được chú ý Sự thay đổi này phản ánh rất sâu sắc sự thay đổitrong nhận thức và quan điểm của các nhà biên soạn bấy giờ, đồng thờicũng phản ánh sự thay đổi trong chủ trương, chính sách giáo dục của Đảngvà Nhà nước ta thời điểm đó Ai cũng biết, trước khi đến với sự tiếp nhậncủa học sinh THPT thì thi phẩm này đã trải qua một sự tiếp nhận có tínhthẩm mỹ chuyên biệt của các soạn giả Họ đọc tác phẩm với tinh thần tráchnhiệm cao, là loại độc giả “đặc biệt”, có chuyên môn và hiểu thấu đáo, sâusắc cái “thần”, cái “nhã” của tác phẩm Thế nhưng việc “đọc” của họ lạihướng về những đối tượng đa dạng khác nhau Không phải giáo viên nàokhi soạn giáo án hay học sinh nào khi soạn bài học ở nhà, thậm chí được
giảng dạy chính trên lớp có thể hiểu sâu sắc Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị
ngay lập tức Mỗi độc giả lại có một trình độ và nền kiến thức ban đầukhông giống nhau, bởi vậy tầm đón nhận đối với văn bản cũng vì lẽ đó màrất khác nhau.
Hiểu được nguyên tắc đó, trong phần Hướng dẫn học bài, các nhà biên
soạn sách đã cố gắng phát huy tối đa tính gợi mở của câu hỏi cũng như quađó thúc đẩy sự chủ động trong việc “đọc” của học sinh Có khá nhiều câu hỏiđược đưa ra xoay quanh tác phẩm cần tìm hiểu, nội dung gần như vẫn giốngvới phần câu hỏi trong SGK 1990, chỉ khác biệt ở chỗ đã có sự lược bỏ hếtnhững phần gợi ý đi sâu vào tác phẩm trong ngoặc đơn như trước và thêmmột số những gợi ý khác giúp học sinh hiểu rõ thi phẩm hơn Có thể thấy rấtrõ điều đó khi đọc một số câu hỏi được đưa ra trong mục này:
“1 Tóm tắt câu chuyện diễn ra trong Tỳ bà hành Giữa cốt truyện có thể
rút ra từ tác phẩm và câu chuyện nhà thơ kể lại trong lời tựa có chỗ nào
Trang 19không giống nhau? Thử tìm hiểu nguyên nhân và lí giải ý nghĩa của nhữngchỗ không giống nhau đó.
2 Những yếu tố nào đã làm cho Tư mã Giang Châu và người ca nữ từchỗ hoàn toàn không quen biết nhau đi đến dần hiểu biết thông cảm lẫn nhau,và đến cuối bài, dường như hòa nhập tâm tư làm một?
3 Hãy nêu những thành công của tác giả trong việc miêu tả tiếng đàn.Gợi ý:
a Người ca nữ đánh đàn 3 lần Hãy nêu lên sự hợp lí trong việc phân bố
“4 Qua lời tự thuật của nhà thơ và ca nữ, có thể thấy những gì giốngnhau trong cảnh ngộ và tâm sự giữa hai người? Vị trí của những lời tự thuậtnày trong bài thơ?
5 Có người cho hình tượng người ca nữ chỉ là sự khách quan hóa hìnhtượng nhà thơ Ý kiến đó đúng hay sai? (Dành cho học sinh giỏi)”[5, 74]
Dễ hiểu vì sao với Tỳ bà hành, người biên soạn phải đưa ra một hệ
thống câu hỏi nhiều như vậy và có sự định hướng gợi mở cho sự tiếp cận củahọc sinh Bởi đây là một tác phẩm có số lượng câu chữ khá dài, để hiểu hết ýnghĩa, cái “thần” cũng như cái “nhã” của tác phẩm Đường thi này không phảilà một công việc dễ dàng đối với học sinh THPT Người biên soạn đã cố gắng
Trang 20gợi mở, hướng học sinh đến những cách đọc đa chiều, tìm hiểu tác phẩm từnhiều góc độ cũng như để học sinh tranh luận với nhau về những ý kiến tráichiều đang tồn tại trong giới dịch giả, nghiên cứu phê bình nhằm giúp nhữngchủ thể tiếp nhận này thêm phần năng động, chủ động chiếm lĩnh tác phẩm.Qua cách gợi mở “có người cho rằng…” và trả lời lựa chọn “đúng”, “sai”,học sinh có cơ hội đưa ra ý kiến riêng Từ đó chính chủ thể tiếp nhận cũng cósự thâm nhập sâu hơn vào tác phẩm, hiểu tác phẩm và lĩnh hội nó theo cáchriêng của bản thân mình.
Theo nghiên cứu của Mạnh Thị Minh (sđd), trong chương trình SGK PTtừ năm 1990 (khi Đường thi chính thức được đưa vào giảng dạy) đến 2006,
Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị có tần số được lựa chọn vào chương trình là rất
nhiều, 8 lần Năm 1990, năm 1993, 1994, 1995, 1997, 2000, 2003 và 2006.Khi thì thi phẩm được lựa chọn vào giảng chính (1990), lúc lại đưa vào phầnđọc thêm (năm 1993, 1997, ban KHTN), từ sau 1995 lại trả vị trí cho nó về
giảng chính Sự sàng lọc này chứng tỏ giá trị thầm mỹ của Tỳ bà hành cũng
như chứng tỏ sự phù hợp nội dung của nó với đối tượng tiếp nhận và đáp ứngmục tiêu giáo dục của chế độ
Năm 2000, trong bộ SGK Văn học 10 (tập 2, Phần Văn học nước ngoài
và Lí luận văn học, NXB GD 2000, Nguyễn Hải Hà và Lương Duy Trung
chủ biên), tác phẩm Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị được giới thiệu với tổng
quan nội dung tương tự như sách năm 1994 dù đã có sự chỉnh lí, sửa đổi Cósự thay đổi dễ nhận ra ở cách trình bày, sắp xếp và đặt tên cho các đề mục
của người biên soạn: Tác giả và tác phẩm (cuối mục này có phần chú thích1 từ khó: Tinh thần “phúng thích”: có nghĩa là châm biếm, phê phán, chưađến mức đả kích), Giảng văn (trích dẫn phần dịch thơ của Phan Huy Vịnh),chú thích, cuối cùng là phần Hướng dẫn học bài Các câu hỏi trong phầnHướng dẫn học bài vẫn được giữ nguyên so với SGK năm 1994, riêng ở câu
5 có bổ sung thêm “Lại có ý kiến cho Tỳ bà hành cơ bản là một bài thơ tự
sự và người ca nữ là hình tượng nhân vật chính của tác phẩm Ý kiến đó cóthỏa đáng không? (dành cho học sinh giỏi)” [6, 58] Việc thêm ý kiến bổ
Trang 21sung trong câu hỏi đưa ra đã góp phần khơi gợi khả năng tranh luận cho họcsinh Học sinh tiếp cận với nhiều ý kiến trái nhau như vậy sẽ kích thích sựsuy nghĩ, lí giải và đẩy việc “đọc” lên một ý trình độ cao hơn, hiểu tác phẩmmột cách sâu sắc hơn Đó cũng là mục tiêu của những người biên soạn sáchkhi giới thiệu các tác phẩm tiêu biểu của nước ngoài vào chương trìnhPTTH.
Năm 2003, sách Ngữ văn 10 (tập 2- Bộ SGK thí điểm, bộ 2 ban KHXH
& NV, NXB GD, 2003, do Phan Trọng Luận tổng chủ biên) có xếp Tỳ bàhành của Bạch Cư Dị vào phần Đọc thêm bắt buộc cùng với 2 tác phẩm
Xuân hiểu (Mạnh Hạo Nhiên) và Thu hứng (Đỗ Phủ) Vì nằm trong mục đọc
thêm nên những chú giải về tác phẩm không nhiều Tác giả Bạch Cư Dịđược giới thiệu bằng một đoạn văn ngắn gọn ở sau nhan đề, tiếp đó là bảndịch thơ (không có sự chia tách khổ nhỏ hay đánh số cho câu thơ như nhữngbản dịch trước đó, có sự ghi chú ở cuối văn bản trích dẫn tên người dịch
Phan Huy Vịnh và nguồn dẫn Thơ Đường, tập 1, sđd) Phần Chú thích ngắn
với 5 từ, câu khó cần giải thích, trong đó có lời tựa tác phẩm và vấn đề dịch
giả Hướng dẫn đọc thêm gồm 4 câu, không bao gồm những gợi ý chi tiết cụ
thể định hướng cho học sinh trả lời Nhìn chung, nội dung của những câuhỏi này vẫn giống với những câu hỏi SGK trước đó Như vậy, các nhà biên
soạn vẫn lựa chọn Tỳ bà hành vốn là một tác phẩm tiêu biểu của Đường thi
vào chương trình dù xếp nó vào phần Đọc thêm bắt buộc Những soạn giả
đã cố gắng đưa ra những thông tin khái quát mà tiêu biểu nhất xoay quanh
tác phẩm Đọc thêm nhưng là đọc thêm bắt buộc bởi trong ý thức, suy nghĩ
của những nhà biên soạn, Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị vẫn là một điểm sáng
cần in dấu trong bầu trời lấp lánh vô vàn ánh sao của Đường thi.
Năm 2006, Tỳ bà hành được tuyển lựa giảng dạy trong chương trình
nâng cao Có thể bởi dung lượng dài rất khó khăn cho việc cảm nhận trọn vẹncủa học sinh THPT nên trong chương trình học cơ bản, tác phẩm đã khôngđược đưa vào giảng dạy Tác phẩm cần có một sự cảm nhận, tiếp nhận ở trìnhđộ cao hơn, sâu sắc hơn như ở bậc đại học và sau đại học.
Trang 22Cho đến nay, từ năm 2008, Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị không được đưa
vào chương trình SGK PT lớp 10 nữa Có thể dung lượng tác phẩm quá dàivà việc tiếp nhận trọn vẹn nó không phải là điều đơn giản đối với học sinhtrình độ THPT Mặt khác, nó cũng thể hiện sự thay đổi trong chủ trương,chính sách của Nhà nước về Giáo dục, đặc biệt là vấn đề đổi mới SGK đangrất được quan tâm trong nhà trường cũng như dư luận hiện nay.
Như vậy, Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị ngay từ ban đầu được lựa chọn
vào chương trình học PTTH đã được vào giảng dạy chính thức Điều đó chothấy rất rõ những thành công xuất sắc về nội dung cũng như nghệ thuật tài
ba của thi phẩm này Năm 1993 và 1997, tác phẩm đưa vào phần Đọc thêm
trong sách phân ban KHTN có lẽ nhằm tránh sự quá tải cho chuyên ban này.Từ 1995 trở đi, tác phẩm lại tiếp tục được lựa chọn vào giảng chính trongchương trình Tuy nhiên, hầu hết, các bộ SGK PT đều chỉ dừng lại ở việctrích văn bản dịch chứ chưa có phần chữ Hán hay phiên âm chữ Hán Điềuđó đã hạn chế phần nào sự tiếp nhận văn bản của học sinh khi chỉ được tiếpxúc với văn bản dịch Dù cho văn bản dịch được coi là thành công hơn cả,thậm chí có người còn coi bản dịch của Phan Huy Thực là một tác phẩm vănhọc thực sự của Việt Nam thì ở một khía cạnh nào đó, vẫn tác động khôngnhỏ đến sự tiếp nhận của độc giả, cụ thể là học sinh THPT Nói như NguyễnQuốc Siêu thì: “Dịch thơ, dù rằng rất tài ba thì chí ít cũng là làm cái côngviệc phủ lên bức tranh đẹp một tấm màn mỏng, làm mờ đi những đường néttinh tế.” [24, 66]
Nhìn tổng quan, từ cách biên soạn các câu hỏi trong phần Hướng dẫnhọc bài, ta có thể nhận thấy các nhà biên soạn SGK từ trước đến nay vẫn luôn
nhất quán quan điểm cho rằng mặc dầu hình tượng người nghệ nhân tì bà làrất quan trọng và có ý nghĩa tương đối độc lập, song xét toàn bài thơ, hìnhtượng bao trùm hơn cả vẫn là Tư Mã Giang Châu họ Bạch Từ đó, họ hướng
học sinh theo cách cảm nhận Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị là tác phẩm dùng
hình tượng kĩ nữ để gửi gắm nỗi niềm riêng tư của cá nhân nhà thơ Suy chocùng bài thơ vẫn được coi là một tác phẩm trữ tình hơn là một tác phẩm tự sự
Trang 23dù cho nó có yếu tố kể chuyện trong đó Tuy nhiên, việc trích dẫn trong SGKPT mới chỉ dừng lại ở văn bản dịch của Phan Huy Thực chứ chưa tạo điềukiện cho học sinh tiếp cận với nguyên văn chữ Hán cũng như phiên âm chữHán, dịch nghĩa tác phẩm Điều đó cũng phần nào ảnh hưởng tới việc “đọc”của học sinh cũng như các độc giả nói chung khi đến với tác phẩm trongchương trình SGK chính thống Sự trích dẫn ấy phải nhờ đến các bộ sáchtham khảo môn Ngữ văn trong nhà trường dành cho giáo viên và học sinhbiên soạn theo chương trình PT.
Bên cạnh SGK PT là bộ sách chính quy bắt buộc cho học sinh ở trườngthì còn rất nhiều những sách văn mẫu, sách phân tích bình giảng, tủ sáchtrong nhà trường nhằm giúp học sinh trong việc cảm nhận sâu sắc hơn các tácphẩm trong chương trình Biên soạn những quyển sách tham khảo này hầuhết vẫn là những cái tên quen thuộc đã từng tham gia biên soạn SGK PT Bởivậy mà, tìm đọc những phân tích, bình giảng của họ cũng là một cách đểchúng ta thấy được cách “đọc” của những người biên soạn sách cũng như họđịnh hướng cách “đọc” cho vô vàn những độc giả khác nhau trong cuộc sốngnói chung và nhà trường nói riêng.
Có lẽ bởi Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị có dung lượng khá dài, lại là một
thi phẩm tuyệt vời của Bạch Cư Dị- một trong ba đỉnh cao của thơ Đườngnên việc tìm hiểu, phân tích nó trong nhà trường còn nhiều khó khăn, hạnchế Chính vì vậy mà trong nhiều sách tham khảo, các bài phân tích, bình
giảng Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị không phải là hiếm Rất nhiều cuốn sách
phân tích theo các tác phẩm được giảng dạy trong chương trình PTTH.
Năm 1995, Hồ Sĩ Hiệp biên soạn cuốn Thơ Đường ở trường PT (NXB
Văn Nghệ, TP Hồ Chí Minh), trong đó có phân chia hẳn chương trình
PTCS và chương trình PTTH Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị cũng là một
trong số những tác phẩm được phân tích Có thể coi đây cũng là một bàigiảng dạy, định hướng cho học sinh trong quá trình tìm hiểu tác phẩm Tácgiả có trích phần dịch thơ (đánh số theo đầu mỗi khổ chi tách) do PhanHuy Vịnh dịch và đi vào phân tích nôi dung cũng như nghệ thuật của tác
Trang 24phẩm Vì là tài liệu tham khảo cho học sinh PTTH nên cách phân tích cũnghết sức bài bản, bao quát cả nội dung và nghệ thuật tác phẩm này Về nộidung, tác giả làm rõ hai ý lớn: tiếng kêu than của một người phụ nữ kỹ nữbị giày vò khổ đau về vật chất và tinh thần trong xã hội phong kiến TrungQuốc; lời tố cáo của một kẻ tài hoa bị chà đạp Trong quá trình phân tíchnội dung, người viết đã chia đoạn hết sức tỉ mỉ, đoạn I: từ câu 1 đến câu 14là cuộc gặp gỡ tình cờ, đoạn II: câu 15 đến câu 82: miêu tả bản đàn, đoạnIII: còn lại, người kỹ nữ đánh đàn khiến Tư Mã Giang Châu rơi lệ Trongtừng đoạn, Hồ Sĩ Hiệp lại phân chia các đoạn nhỏ hơn với những nội dungcụ thể của từng câu thơ Có cảm giác đó là sự diễn xuôi nội dung văn bản,sự chia tách quá nhỏ dù khiến việc đọc dễ dàng hơn nhưng lại nghiêng vềkể lại diễn biến câu chuyện hơn là cảm nhận nó Về nghệ thuật, người viếtphân tích những đặc trưng tiêu biểu cho thơ Bạch Cư Dị như: nghệ thuật tả
cảnh xen tả tâm trạng của con người, kết cấu “Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị
là cả một khối sầu hận không cùng trên mấy đường tơ Hết thảy mọi chitiết trong bài thơ đều xoay quanh bản đàn minh diễm mà kích thích tố mỗilúc một tăng dần lên để đưa lên nỗi xúc cảm cực độ lan tràn ra nước mắt.”[16, 101] Bên cạnh đó là bút pháp miêu tả cảnh tài tình, miêu tả tiếng đàn,thể thơ trường thiên thất ngôn cổ phong Rõ rang, không thể phủ nhận việc“đọc” tác phẩm rất kỹ của Hồ Sĩ Hiệp thông qua cách trình bày, phân tích,hướng dẫn học sinh PTTH của ông Đây là cách bình giảng, phân tích theokiểu cho học sinh PTTH, không có sự nhấn nhá, hay sự cảm nhận chủ quancá nhân theo kiểu của giới phê bình nghiên cứu dù họ đều hướng sản phẩmđã “đọc” của mình đến những độc giả khác nhau và định hướng cho họcách “đọc” tác phẩm ấy.
Năm 1997, Tỳ bà hành vẫn là tác phẩm được giảng dạy trong chương
trình nên trong cuốn Phê bình- bình luận văn học: Lý Bạch, Đỗ Phủ, BạchCư Dị, Thôi Hiệu do Vũ Tiến Quỳnh biên soạn (NXB Văn Nghệ TP Hồ
Chí Minh, Tủ sách trong nhà trường) vẫn hướng dẫn học sinh tìm hiểu tácphẩm này Với ba phần chính: Phân tích- bình luận- tác giả, tác phẩm;
Trang 25Phân tích- bình giảng- bình luận và Bài văn của học sinh, cuốn sách kháhữu ích cho học sinh tham khảo trong nhà trường.Vẫn là phần tìm hiểu tácphẩm nhưng thông qua bản dich của Phan Huy Vịnh, người biên soạnhướng dẫn cho học sinh tìm hiểu thi phẩm nổi tiếng này bằng các ý lớn khárõ ràng Đầu tiên là cảm giác cô đơn lạnh lẽo toát lên từ khung cảnh, cái côđơn của người đánh đàn và cô đơn của người nghe đàn Ý 2 phân tích cảmgiác buồn nhớ mênh mông, buồn vì cảnh vật, buồn vì tiếng đàn, buồn vìcâu chuyện của người kỹ nữ, buồn vì cảnh ngộ của tác giả Ý 3, Vũ TiếnQuỳnh làm rõ tâm sự của tác giả hòa hợp với tâm sự người đánh đàn Phầncuối cùng, sau khi đi sâu nội dung là những khái quát về thành công nghệ
thuật mà ông đặt tên cho phần này là Văn chương gồm có kết cấu, nghệ
thuật tả tiếng đàn và kể chuyện tâm sự; lời thơ Đây cũng là một cách“đọc” khác lạ của riêng Vũ Tiến Quỳnh, góp phần bổ sung thêm cho họcsinh trong quá trình tìm hiểu tác phẩm Điều đáng chú ý là ở đây, so vớicách bình giảng năm 1995 của Hồ Sĩ Hiệp, Vũ Tiến Quỳnh đã có ý thứchướng học sinh đến văn bản gốc, phiên âm chữ Hán để từ đó có những sosánh, làm nổi bật thành công của bản dịch Phan Huy Vịnh Học sinh có cáinhìn bao quát hơn và có cách “đọc” mới mẻ hơn, rất giúp ích cho việc họcnhững tác phẩm văn học nước ngoài nói chung.
Tiếp tục việc giảng nghĩa Tỳ bà hành trong SGK PT, năm 2004,
Trần Ngọc Hưởng cho ra đời cuốn Thơ Đường trong nhà trường (NXB
Tổng hợp Đồng Nai) Cuốn sách có phân tích, giảng bình tất cả những tác
phẩm có trong chương trình THPT, kể cả những bài đọc thêm Tỳ bàhành của Bạch Cư Dị có trích dẫn đầy đủ Nguyên bản chữ Hán, Phiên
âm (chia khổ 5 câu một), Chú thích cho phần Phiên âm khá nhiều (53 từ,câu khó), Dịch nghĩa và Dịch thơ (bản dịch của Phan Huy Vịnh, lấy từThơ Đường, tập 1, NXB Văn học, Hà Nội, 1987), có 12 chú thích cho
phần dịch thơ Cuối cùng là trích lời bình của Nguyễn Xuân Nam và bìnhgiảng của Hoắc Tùng Lâm (do Nguyễn Khắc Phi dịch) Lời bình củaNguyễn Xuân Nam cho rằng đây là một bản dịch mẫu mực, đồng thời gợi
Trang 26ý chia văn bản thành 3 đoạn lớn với những nội dung tương ứng: đoạn I:buổi tiễn đưa và tiếng đàn vằng đến, đoạn II: cuộc đời người kỹ nữ, đoạnIII: từ cuộc đời kỹ nữ đến cuộc đời tác giả Dù không phân tích nhiều,nghiêng về tính chất tham khảo nhưng cuốn sách đã cung cấp cho họcsinh đầy đủ văn bản gốc và dịch cho học sinh Việc xem xét tác phẩm ởnhiều góc độ, đưa thêm nhiều cách tiếp cận tác phẩm của những nhànghiên cứu khác sẽ khiến việc “đọc” được toàn diện hơn và học sinh từđó sẽ “đọc” tác phẩm được tốt hơn.
Nguyễn Quốc Siêu cũng góp phần định hướng cách “đọc” cho học sinh
thông qua sản phẩm “đọc” của bản thân qua cuốn Thơ Đường bình giải, theo
sách giáo khoa Văn học 9 và 10 (NXB Giáo Dục, 2005) Tỳ bà hành của
Bạch Cư Dị được tìm hiểu có phần Tác giả, Giải đề, Phiên âm, Chú thích,Dịch nghĩa, Lời bình và Dịch thơ Cuốn sách có cung cấp văn bản nguyên
văn chữ Hán để bạn đọc tiện theo dõi
Có thể nói, cùng với việc tuyển lựa cho vào chương trình giảng dạychính thức, các cuốn sách tham khảo cho học sinh PTTH cũng đã giới thiệu,
định hướng cho học sinh cách “đọc”, tiếp nhận văn bản Tỳ bà hành của
Bạch Cư Dị Đó đều là những thành quả nghiên cứu, những cách “đọc” của
những người biên soạn vốn rất am tường thơ Đường Họ cũng tiếp nhận Tỳbà hành nhưng không phải theo hướng nhằm cung cấp một bản dịch toát
lên cái “thần”, cái “nhã” của tác phẩm như các dịch giả hay cung cấp chođộc giả cảm nhận chủ quan của bản thân như những nhà nghiên cứu, phêbình mà sự cảm nhận ấy nằm trong khuôn khổ của nhà trường PTTH cũngnhư chịu sự chi phối của nhiều chính sách, quy định giáo dục Cách họ phântích, bình giảng cũng hết sức bài bản, theo kiểu bài văn trong chương trìnhTHPT nhằm định hướng cho giáo viên, học sinh hay những người yêu vănthơ Trung Quốc tự đi sâu tìm hiểu tác phẩm ở cả hai phương diện nội dungvà nghệ thuật Bên cạnh đó, các nhà biên soạn sách cũng định hướng chohọc sinh cách làm bài, trình bày một bài văn phân tích, bình giảng trong nhàtrường phổ thông
Trang 271.2 “GIẢNG NGHĨA” PHONG KIỀU DẠ BẠC TRONG SGK PTCũng như Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị, thật khó để xác định thời điểmchính xác tác phẩm Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế được giới thiệu tạiViệt Nam Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa biết được đích xác Phong Kiềudạ bạc đến Việt Nam từ lúc nào trên tư liệu chữ Hán, chỉ biết rằng vào những
năm đầu của thế kỷ XX đã có bản diễn Nôm của tác phẩm này và sau đó
được in trong quyển Trong 99 chóp núi (Tân Việt, Hà Nội, 1942), tư liệu doNguyễn Quảng Tuân cung cấp trên Tạp chí Hán Nôm số 1/2002.
Cho đến nay, bản dịch thành công nhất được cho là của thi sĩ- gạch nốicủa hai thế kỷ- Tản Đà Tản Đà dịch thơ Đường nhiều và phần lớn đều lồngvào đó được cái tài, cái tình của một cây bút phóng túng, bay bổng, đồng cảm
sâu sắc với thơ cổ điển xưa Phong Kiều dạ bạc cũng được thi nhân dịch với
phong thái đó:
Trăng tà tiếng quạ kêu sương
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồThuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.
(Thơ Đường - Nguyễn Quảng Tuân biên soạn, NXB Văn học 2003)
Các dịch giả khi đi vào dịch Phong Kiều dạ bạc cũng đã cố gắng để
dịch sát nguyên tác, giữ được cái “thần”, cái “nhã” của bài thơ Tuy nhiênngay trong câu chữ của nguyên tác cũng đã tạo nhiều làn sóng tranh luận
khác nhau Lấy ví dụ với câu: “Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền” cũng
Đêm Cô- Tô vẳng tiếng chuông
Chùa Hàn- San đến thuyền sông Phong- Kiều?
Trang 28(Trần Trọng San)
Có lẽ chính bởi những tranh luận xoay quanh văn bản tác phẩm như vậy
mà Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế được lựa chọn vào chương trìnhPTTH muộn hơn Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị Bản thân tác phẩm được giớithiệu ở Việt Nam cũng muộn hơn so với Tỳ bà hành Nếu như ngay từ nhữngnăm đầu tiên khi thơ Đường được đưa vào giảng dạy trong chương trình, Tỳbà hành đã được tuyển chọn vào giảng dạy chính thức thì mãi đến năm 2001,Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế mới được các nhà biên soạn đưa vào
SGK PT lớp 7
Trong SGK Ngữ văn 7 (bộ SGK thí điểm), tập 1, Nguyễn Khắc Phi tổng
chủ biên, NXB GD năm 2001, Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế được đưa
vào phần Đọc thêm Người soạn sách đã trích dẫn tác phẩm với phần Phiênâm chữ Hán, Dịch nghĩa và Dịch thơ (bản dịch được ghi rõ do Tản Đà dịch,rút từ tập Thơ Đường, tập 1, NXB Văn học, 1987) Phần Chú thích giải nghĩa
“(1) Phong Kiều: địa danh ở phía Tây thành Cô Tô (thuộc thành phố TôChâu, Giang Châu ngày nay)” và “(2) Trương Kế: sống khoảng giữa thế kỷVIII, người Tương Châu, tỉnh Hồ Bắc, đỗ tiến sĩ, có làm chức quan nhỏ Thơthường tả phong cảnh là chủ yếu.”[1, 126] Vì là phần đọc thêm nên người
biên soạn sách đã không soạn phần Hướng dẫn học bài hay những chú thích
kỹ càng hơn về câu chữ trong thi phẩm Bài thơ chỉ có 28 chữ nhưng sự tranhcãi về chúng lại không hề ít ỏi, ngay chính các cách dịch từ trước đến naycũng có nhiều người hiểu rất khác nhau Có lẽ bởi vậy mà khi biên soạn, lựa
chọn Phong Kiều dạ bạc vào chương trình, những nhà biên soạn cũng hiểu
rất rõ điều đó Vì vậy, họ đã trích dịch cho học sinh bản dịch thành công nhấtở nước ta, đồng thời cũng cung cấp đầy đủ phiên âm chữ Hán cũng như dịchnghĩa, điều đó sẽ gợi mở khả năng “đọc” chủ động hơn ở độc giả Dù chỉ là
đọc thêm nhưng việc lựa chọn Phong Kiều dạ bạc vào chương trình SGK PT
giới thiệu đến học sinh đã chứng tỏ sức sống tiềm tàng cũng như những dưâm lan tỏa mạnh mẽ của tác phẩm này bên cạnh rất nhiều những áng thơ baybổng khác của Đường thi.
Trang 29Sách Ngữ văn 7 tập 1, năm 2006 và năm 2008 do Nguyễn Khắc Phi tổng
chủ biên (NXB GD) vẫn giữ Phong Kiều dạ bạc vào chương trình SGK PT.
Nằm trong phần Đọc thêm, các soạn giả đã trích dịch tương đối giống vớiSGK năm 2001 đã đưa Cũng với phần Phiên âm, Dịch nghĩa, Dịch thơ Song
bản dịch chỉ khác ở hai chữ cuối cùng của văn bản: “Hàn Sơn” và được ghi
chú là do “K D dịch (Thơ Đường, tập 1, NXB Văn học, Hà Nội, 1987)” [2,
112- 113 ] (Bản dịch trước đây trong SGK Ngữ văn 7 năm 2001 khác ở haichữ cuối là “Hàn San” và được ghi là Tản Đà dịch, rút từ Thơ Đường, NXB
Văn Học, Hà Nội, 1987- tr.126) Điểm khác biệt này thể hiện sự thay đổitrong quan niệm, tư tưởng cũng như trong quá trình khảo sát, nghiên cứu củanhững người biên soạn SGK PT Ở quyển sách này, bên cạnh có chú thích ởchân trang về địa điểm “Phong Kiều” và tác giả “Trương Kế”, soạn giả đã
đưa thêm phần Gợi ý thưởng thức Đây có thể coi là những định hướng cơ
bản, nhằm giúp học sinh có những kiến thức nhất định khi tìm hiểu tác phẩm
dù phần gợi ý này không dài Chúng tôi muốn trích phần Gợi ý thưởng thức
ra để có hình dung dễ hơn về cách “giảng nghĩa” trong SGK PT:
“Bài thơ thể hiện một cách sinh động cảm nhận qua những điều nghethấy, nhìn thấy của một khách xa quê đang thao thức không ngủ trong đêmđỗ thuyền ở bến Phong Kiều.
Nếu K D đã rất tài hoa và hết sức sáng tạo trong việc dịch hai câu thơđầu thì có thể nói đã không thành công trong việc dịch hai câu thơ sau, khi
biến chủ thể vốn là tiếng chuông thành chủ thế là chiếc thuyền của lữ khách.
Trương Kế đã kết hợp hai thủ pháp nghệ thuật truyền thống của thơ Đường
là dùng động để tả tĩnh và mượn âm thanh để truyền hình ảnh Câu thơ dịch
của K D đã làm nhòa mất sự ngân vang, lan tỏa của tiếng chuông trongđêm yên tĩnh.” [2, 113]
Việc in nghiêng những phần chữ quan trọng trong phần gợi ý của biênsoạn sách đã khéo léo mở hướng cho học sinh cũng như giáo viên trong quátrình phân tích, bình giảng bài thơ tứ tuyệt này Mới chỉ bước đầu chạm nhẹvào tư tưởng của tác phẩm, gợi mở những ý chung nhất về nghệ thuật và có
Trang 30hướng so sánh giữa bản dịch với nguyên tác nhưng nó đã là chìa khóa giúphọc sinh tự “đọc” và cảm nhận, ngấm sâu cho riêng mình Nằm trong số
những tác phẩm đọc thêm, do vậy việc học và giảng dạy Phong Kiều dạbạc ở trên lớp không có Sách trích dẫn và chú giải không nhiều Điều này
đã khiến cho việc tiếp nhận tác phẩm đối với độc giả không phải là điều đơngiản Bài thơ ngắn ngủi, tưởng chừng dễ hiểu nhưng ẩn sâu trong đó lànhiều vấn đề mà đến hôm nay vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi trong giới phê
bình- nghiên cứu Trong bộ SGK Ngữ văn 7 không có thêm lời phân tíchnào sâu hơn về văn bản này Chỉ duy nhất trong Để học tốt Ngữ văn 7 (NXB
Thanh Niên do Trần Văn Sáu và Đặng Văn Khương biên soạn, 2007) có
xuất hiện việc so sánh Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều với bài Rằm thánggiêng trong bài Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Thao tác so sánh được
gợi ý cho học sinh bằng một vài gạch đầu dòng ngắn gọn, mang tính chấtđịnh hướng là chính:
cao của những người biên soạn khi chọn Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế
để giới thiệu cho học sinh Bởi trong chương trình PT, thơ Đường được giớithiệu không nhiều, chỉ là những áng thơ tiêu biểu và có sức sống lâu bền nhấttrong lịch sử thơ ca Trung Quốc cũng như ở Việt Nam Họ đã tiếp nhận, cảm
Trang 31nhận nó, sống với nó và khi biên soạn SGK đã không ngần ngại đưa tác phẩmnày vào chương trình Trương Kế không phải một nhà thơ tiêu biểu của
Đường thi nhưng Phong Kiều dạ bạc là một trong số ít những tác phẩm chiến
thắng được thời gian để tồn tại mãi trong lòng người đọc Đối với người ViệtNam, bài thơ từ lâu đã trở nên quen thuộc mà ai ai cũng có thể ngâm, đọc vàvận dụng sáng tạo trong thơ văn mình Bởi vậy, việc lựa chọn đưa vàochương trình tác phầm này là quan điểm đúng đắn và thể hiện sự am hiểuĐường thi của những người biên soạn.
Trong Thơ Đường ở trường PT do Hồ Sĩ Hiệp biên soạn năm 1995
(sđd), trong số những thi phẩm được chọn phân tích ở chương trình THCS
không có Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế nhưng phần cuối sách có trích
dẫn bài viết Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa- Trương Vĩnh Hằng, Giác ngộ,
1992 (tr 163- 164) Bài viết có thể được coi là một nguồn tư liệu mới cho họcsinh và giáo viên trong quá trình “đọc” tác phẩm khi đưa ra một quan điểmkhác về nội dung tư tưởng của nó Từ chỗ nêu lên hoàn cảnh xã hội đen tốicủa kinh thành Trường An chìm trong khói lửa mịt mù, loạn An Lộc Sơn, tácgiả đã diễn câu từ của bài thơ theo hướng u ám như vậy Bài thơ “chứa đựngmuôn vàn uẩn sự” Những uẩn sự ấy hiển hiện thông qua những chi tiết dàyđặc trong tác phẩm Ấy là trăng lặn- tượng trưng cho xã hội xuống dốc, tiếngquạ kêu là của con người rên siết lầm than, màn sương gợi nên sự tối tăm,trăng chiếu, lửa chài tựa những bóng ma trơi vất vưởng lang thang trong đêmtối Cây bàng ven sông rì rào điệp khúc ai oán, thành Cô Tô say giấc triềnmiên Nổi lên tất cả là âm hưởng “nhặt khoan” của tiếng chuông chủa đã xoadịu nỗi trầm tư của “kẻ thất thời bôn tẩu” Cùng với việc đưa ra một quanđiểm mới về nội dung tư tưởng, người viết còn đưa thêm chi tiết chùa HànSan là một địa danh bên cầu Tây Phong, thuộc tỉnh Giang Tô Như vậy, dùkhông định hướng cho học sinh cách “đọc” nhưng việc người biên soạn đưara tư liệu bài viết của Trương Vĩnh Hằng đã phần nào giúp học sinh tiếp cậnthêm với những “xôn xao” xung quanh thi phẩm này, tạo cái nhìn đa chiều đểđánh giá tác phẩm được toàn diện hơn.
Trang 32Thơ Đường trong nhà trường của Trần Ngọc Hưởng xuất bản năm 2004
(sđd) phân tích toàn bộ những tác phẩm trong chương trình Ngữ văn PT, kể
cả những tác phẩm đọc thêm, trong đó có Phong Kiều dạ bạc của Trương
Kế Bài thơ được trích dẫn giới thiệu với Nguyên bản chữ Hán, Phiên âm,Dịch nghĩa và Dịch thơ (bản dịch được ghi của Tản Đà) và có chú thích chântrang về địa danh Phong Kiều Tiếp đến là phần Gợi ý thưởng thức của ngườibiên soạn dành cho học sinh tham khảo Phần Gợi ý thưởng thức đưa ra hai ý
kiến của Nguyễn Xuân Nam và của Nguyễn Khắc Phi Đây cũng là nhữngđịnh hướng cho học sinh trong quá trình “đọc” văn bản tác phẩm NguyễnXuân Nam và Nguyễn Khắc Phi đều là những người am tường sâu sắc thơĐường nói riêng cũng như thơ ca Trung Quốc nói chung Trước khi đến vớiđộc giả, họ cũng như đa số những nhà biên soạn sách đều đã trải qua quátrình “đọc” tác phẩm Hoạt động đọc của họ lại hướng về số đông những độcgiả rất khác nhau, đặc trưng trong nhà trường Có lẽ bởi vậy mà hoạt động“đọc” của họ cũng mang những đặc thù riêng khác với dịch giả hay giớinghiên cứu, phê bình dù chung quy lại đây đều là những “siêu độc giả”, đọcvới tầm chuyên biệt thẩm mỹ cao.
Nguyễn Xuân Nam đã giúp bạn đọc vẽ nên một bức tranh sống động về
khung cảnh trong Phong Kiều dạ bạc: “Một cảnh buồn: trăng tà, sương tỏa,
cây dọc bờ song cũng đen đen mờ mờ Một vài đốm lửa thuyền chài leo létcàng làm cảnh buồn tối thêm Và cảnh rất vắng lặng: Có vắng lặng mới ngherõ tiếng quạ kêu, mới phân biệt tiếng chuông từng chùa trong một vùng nhiềuchùa Giữa cảnh buồn vắng mênh mông ấy là con người chơ vơ giữa nhữngdanh thắng: Cô Tô là nơi ở của vua Ngô và Tây Thi ngày xưa Chùa HànSơn, bến Phong Kiều đều là những cảnh đẹp nổi tiếng của Tô Châu Bài thơgợi ta nhiều liên tưởng, suy tưởng đẹp Trong bài thơ có họa Tôi đã xem hai
bức tranh màu vẽ cảnh “Phong Kiều dạ bạc”.
Chỉ tiếc tiếng chuông ngân nga, trong đêm tĩnh mịch bức tranh khôngthể nào thể hiện được Độc giả Việt nam rất quen thuộc bài thơ này Các nhânvật, nhà thơ thường nhắc đến:
Trang 33Trời bến Phong Kiều sương thấp thoáng (Quách Tấn)
Hồ Dzếnh cũng nhắc đến giọng ngâm: Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiêntrong Chân trời cũ.” [17, 23].
Người biên soạn cũng trích dẫn ý kiến của Nguyễn Khắc Phi một cáchngắn gọn nhưng nổi lên những quan điểm chính nhất: “1 Chú ý sự chuyểnđổi nhịp điệu ở các câu thơ Câu 1 không thể đọc hiểu một mạch mà phảingắt làm ba vì có 3 cụm chủ vị Ngược lại 2 câu cuối gần như phải đọc liềnhơi vì nghĩa gắn chặt vào nhau Chính vì kết cấu ngữ pháp gắn bó như vậynên có người cho rằng 2 câu này đã diễn tả một cách tài tình sự vang vọnglan tỏa của tiếng chuông chùa trong đêm vắng.
2 Hai câu đầu dịch khá hay song 2 câu sau dịch không đạt: Ở nguyênbản chủ thể là tiếng chuông, ở bản dịch đã chuyển du khách thành chủ thể.”[17, 23- 24].
Như vậy, trong SGK PT, Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế chưa
được giảng dạy trong chương trình chính Có nhiều nguyên nhân để nhữngngười biên soạn sách cân nhắc trong việc tuyển lựa nó vào giảng chính hayĐọc thêm, đọc thêm bắt buộc Một trong những lí do ấy có thể kể tới việctiép nhận văn bản văn học này đến nay còn khá nhiều tranh luận dù câuchữ hết sức ngắn ngủi Đọc một bài thơ Đường, nhất là tứ tuyệt, chúng taluôn phải lắng nghe âm vang của nó, tưởng tượng ra những đường nét vàmàu sắc của nó để có thể cảm nhận hình tượng chung của bài thơ chứkhông dựa vào những chi tiết ngôn ngữ cụ thể của bài thơ Cái ma lực của
Phong Kiều dạ bạc chủ yếu là bắt nguồn từ nghệ thuật miêu tả và biểu
hiện tuyệt vời của nó Nếu như hai câu đầu “đứt đoạn”, “dày đặc” tư liệu,hình ảnh thì hai câu thơ sau lại “liên tục” mà “thưa thoáng” Những nhàbiên soạn SGK hầu hết khi hướng cách “đọc” cho học sinh đều chỉ ra vănbản dịch chưa thành công ở hai câu thơ sau và chất tịch mịch, u hoài củacảnh vật cũng như cái tĩnh lặng trong hồn người Từ đó, độc giả có nhữngcảm nhận riêng cho mình, tự tìm ra những nốt nhạc đồng điệu ẩn trong câu
chữ Tuy nhiên, việc gợi ý tìm hiểu Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế
Trang 34trong SGK PT còn quá ít ỏi, bởi thế, việc tiếp nhận thấu đáo văn bản nàyvẫn là một việc không dễ dàng, ngay cả đối với những nhà biên soạn sáchvẫn còn nhiều do dự và phân vân.
Nếu như ở năm đầu tiên, khi Phong Kiều dạ bạc mới được đưa vào
chương trình, tác phẩm chỉ mang tính chất giới thiệu cho học sinh PT nênkhông có những phần gợi ý phân tích tác phẩm thì đến năm 2006, những
người biên soạn sách đã soạn thêm phần Gợi ý thưởng thức nhằm đinh hướng
cho học sinh cách tiếp cận văn bản Nó giúp cho học sinh nói riêng và độc giảnói chung có thể hiểu hơn về tác phẩm, và từ đó có tâm thế, những cách
“đọc” mới mẻ về tuyệt tác này Cho đến nay, khi Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị
đã bị lược bỏ khỏi chương trình SGK PT vì dung lượng quá dài và khó khăn
trong quá trình “đọc” của học sinh thì SGK Ngữ Văn 7 vẫn tiếp tục đưa tác
phẩm Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế vào chương trình Dù chỉ là chương
trình Đọc thêm nhưng nó đã chứng tỏ được sức sống cũng như giá trị tiềm ẩn
của tác phẩm Một văn bản “mở” mà đến hôm nay nó vẫn còn mời gọi độcgiả tiếp tục khám phá, tiếp nhận.
1.3 LÝ GIẢI HIỆN TƯỢNG GIẢNG NGHĨA TRONG SGK PT
Có thể nói, qua quá trình khảo sát, tìm hiểu hai tác phẩm tiêu biểu của
thơ Đường: Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị và Phong Kiều dạ bạc của Trương
Kế trong SGK PT, ta thấy được nhiều nét rất đặc trưng trong vấn đề “giảngnghĩa” trong SGK PT
Từ góc độ mỹ học tiếp nhận, hai chữ “giảng nghĩa” có thể hiểu là “đọcnghĩa” kiểu SGK Trong khóa luận này, chúng tôi đi sâu tìm hiểu việc giảng
nghĩa hai tác phẩm Đường thi trong SGK PT là Tỳ bà hành của Bạch Cư Dịvà Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế Đây cũng là một trong những cách
“đọc” thơ Đường ở Việt Nam vốn rất đa dạng và phong phú với nhiều hìnhthức khác nhau như: dịch, nghiên cứu, phê bình đại chúng (sách, báo, tạp chí,mạng), dụng điển (tác phẩm văn học khác) v.v…
Trang 35Tỳ bà hành và Phong Kiều dạ bạc là hai tác phẩm được giới thiệu vàoViệt Nam không phải đồng thời, Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị được bạn đọcViệt Nam biết đến sớm hơn Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế Dung lượngcủa chúng khác nhau rất nhiều, Tỳ bà hành- Bạch Cư Dị viết theo thể trường
thiên thất ngôn cổ phong, số câu số chữ dài hơn so với thể thất ngôn tuyệt cú
của Phong Kiều dạ bạc- Trương Kế Tuy nhiên, cả hai tác phẩm đều đã được
lựa chọn vào chương trình SGK PT nhằm giới thiệu, mở rộng tầm hiểu biếtvề một nền thơ ca rực rỡ của cả nhân loại cho học sinh.
SGK trong nhà trường là loại sách dùng cho học sinh nghiên cứu, họctập dưới sự giảng dạy của giáo viên Qua hệ thống câu hỏi trong SGK, giáoviên biết HS đã được định hướng đến đâu, từ đó biết cách truyền đạt kiếnthức hiệu quả nhất SGK Ngữ văn cũng vậy, đặc biệt với đặc thù của bộ môn,người giáo viên không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn phải gợi mở, hướnghọc sinh tự “đọc” để cảm thụ, thấm nhuần chất thơ, chất nghệ thuật của vănbản và trau dồi tình cảm, làm phong phú thêm thế giới cảm xúc của bản thân.Muốn đạt được mục tiêu cao cả ấy, cần phải có sự phối hợp nhuần nhuyễncủa rất nhiều khâu trong quá trình giáo dục ở nhà trường Một trong nhữngkhâu mang tính quyết định cao chính là nằm trong tay những người biên soạnsách, chọn lựa và sắp xếp chương trình sao cho phù hợp nhất, định hướngcách “đọc” cho nhiều độc giả khác nhau không chỉ gói gọn ở học sinh
Người ta muốn biết nền giáo dục của một quốc gia phát triển ở mức độnào, không thể không xem tới chương trình chuẩn SGK PT của nước đó Bởivậy, những người biên soạn, “giảng nghĩa” SGK PT cũng mang trên mìnhmột trọng trách thiêng liêng, cao quý, định hướng cho lớp trẻ của đất nướcmột nền tảng trí thức vững vàng.
Có rất nhiều yếu tố chi phối tới công việc biên soạn một chương trìnhSGK PT Đó là chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc địnhhướng phát triển một nền giáo dục Sau đó là các quan điểm văn nghệ, cáctrường phái lí luận tiến bộ trên thế giới và những tác động của chúng đối vớinguyên tắc và cách thức làm việc của tập thể tác giả biên soạn… Có thể lấy
Trang 36ví dụ như trong giai đoạn 1975- 1979, đất nước ta gặp rất nhiều khó khăntrong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước, giáo dụcgắn chặt với sự nghiệp cách mạng XHCN Các tác phẩm được lựa chọn đưavào giảng dạy chủ yếu thiên về phản ánh cuộc sống chiến đấu, lao động sảnxuất của nhân dân Bởi vậy, trong giai đoạn này, Đường thi không được chútrọng và trên thực tế không xuất hiện trong chương trình SGK PT Chỉ từnăm 1990 đến 2000, Đảng đề ra đường lối đổi mới, các tác phẩm đưa vàochương trình đa dạng hơn, mang nhiều nội dung, tư tưởng, tình cảm phongphú của con người Đường thi cũng chính thức được đưa vào giới thiệu chohọc sinh Cho đến nay, các tác phẩm Đường thi ngày càng được mở rộnghơn, nhiều hơn và có thêm những tác phẩm mới, tạo luồng sinh khí mới chovăn thơ Trung Quốc Điều đó rất hữu ích cho việc tiếp nhận, tìm hiểu sâu hơnnhững thi phẩm này của bạn đọc yêu văn thơ.
Có thể nói, những chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước vềGiáo dục đã chi phối không nhỏ tới việc “đọc” của các nhà soạn sách và từđó ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận của học sinh Trước năm 1990, đấtnước ta còn nhiều khó khăn, nhiều vấn đề phải giải quyết do vậy nội dungchương trình SGK chưa được chú trọng Từ năm 1991 trở về sau, Nhà nướcta đã chú ý sâu sát hơn đến vấn đề này Khi kinh tế, xã hội đất nước phát triểnthì giáo dục và đào tạo cũng được Nhà nước ta quan tâm thích đáng hơn.
Trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành TW lần VI tại Đại hội đại biểu
toàn quốc lần VII (6- 1991) đã ghi rất rõ rằng: “Xác định rõ hơn mục tiêu,thiết kế nội dung, chương trình, đổi mới phương pháp giáo dục, đào tạo lựachọn những nội dung có tính cơ bản, hiện đại” [9, 24] Bắt đầu từ đây, việcbiên soạn sách giáo khoa PT cũng có sự thay đổi đáng kể Đặc biệt là từ sau
năm 2001, khi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX của Đảng
(4-2001) đặt mục tiêu giáo dục và đào tạo lên tầm cao hơn, coi đây là quốc sáchhàng đầu “tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung,phương pháp dạy và học[…] Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạocủa học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay